Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

THỔ DÂN THỜI @

Khoai@

Thú thật, mình cũng không biết thổ dân này ở đâu. Chôm được trên mạng, bê về cho anh em ngắm.








Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

ĐÁI....

Đái là việc hết sức bình thường của con người. Hàng ngày từ bần nông chân đất cho tới chủ tịch nước đều đi đái. Vấn đề là ai đái và đái ở đâu.

Có một cô nghe đâu là ca sĩ Lệ Quyên cho con 5 tuổi đái vào túi nôn trên máy bay bị tố lên Facebook. Thế là xì xào, thì thào, rì rầm, rào rào các mẹ bàn tán lên án mí bênh vực.

Báo chí cũng vào cuộc như một sự kiện văn hoá của nước Nam.

Tất nhiên xưa nay đái phải luôn kín đáo, ý nhị. Thậm chí đứng trong WC rồi nhưng vẫn không thể tụt quần phát là thả xoà xoà, oà oà hay tồ tồ tồ được. Nhẹ nhàng nín thả, nín thả sao cho nó hơi xè xè, hơi róc rách để qua cửa chốt là gần như tiêu hết âm. Tránh những chú ý bất ngờ rồi nảy sinh tưởng tượng không đáng có.

Chuyện chẳng có gì đáng bàn nếu cái chỗ để đái nó không kèm luôn cả chức năng giải trí và sản xuất trẻ con. Tức là nếu thay vì nhạy cảm như vậy, chỗ đái nằm mẹ ở ngón tay trỏ chẳng hạn thì đái còn lịch thiệp hơn nôn nhiều. Tất nhiên lúc ấy thay vì bắt tay thì ta có thể phải cọ đầu gối chẳng hạn, hehe.

Chuyện cũng chẳng ầm ĩ nếu người cho con đái đấy không phải là Lệ Quyên. Chịp, gặp thần tượng trong cảnh dở khóc, dở cười ấy nó cũng ra thông tin nóng bỏng phải không các mẹ.

Tuy nhiên, ta nên xem cô ấy trong tình huống này đơn giản là một bà mẹ và cậu con trai năm tuổi. Có trách cô ấy thì nên trách việc dạy con khi hơi buồn tè thì phải bảo mẹ cho đi tè thay vì để đến lúc sắp vãi ra quần rồi mới cầu cứu.

Tôi tin, như bao bà mẹ có điều kiện khác, không ai muốn vạch chim cho con đã năm tuổi đái trước mặt bao nhiêu người trên máy bay. Việc ấy nó là cực chẳng đã chứ muối mặt bỏ mẹ. Đúng là con dại cái mang.

Dẫu nó không tế nhị lắm nhưng thôi ta bỏ qua cho mẹ cháu, nhỉ. Nếu như bắt gặp Lệ Quyên cho chồng 50 tuổi đái vào túi nôn hoặc tệ hơn là Lệ Quyên tụt quần đái vào túi nôn trên máy bay thì lúc ấy bỉ bai cũng chưa muộn.

Cơ mà chả hiểu ra làm sao VNA dạo này toàn dính tới những hình ảnh liên quan đến khu vực giữa hai chân. Hết cô hoa hậu rồi lại tới cô ca sĩ. Hay hãng sắp sửa đổi sang biểu tượng hoa sen lộn ngược.

Nguồn: Lọc

Tin Không còn nóng: A PHỦ ĐÃ CHUYỂN GIỚI

U hụ hụ... U hụ hụ.. Đkm.. A Phủ bị chuyển giới từ khi nào vậy? Các quan anh? A Phủ trở thành phụ nữ đi làm dâu từ khi nào vậy? Biết chuyện này chắc Cụ Tô Hoài chỉ còn nước uất ức đấm ngực mà chết thêm lần nữa. Bởi vì nhân vật A Phủ kinh điển của ông đã bị hậu sinh mang đi chuyển giới...
Đó không phải là tin vịt. mà được xác nhận trong SGK Ngữ văn 12 - tập 2.. Đây là bộ sgk được hội đồng biên soạn gồm 15 tác giả. Tất nhiên những cô thợ biên làng nhàng tuổi gì mà được đứng tên biên soạn trong cuốn sgk đó. Dĩ nhiên phải là những cây đa cây đề trong giới về chuyên môn, chuyên ngành. Nên cái sự chuyển giới này không phải là kiến thức mà là do cẩu thả. Nhưng điều đáng nói ở đây là sách được tái bản đến tận 7 lần. A Phủ vẫn cứ đi làm dâu cho nhà Thống Lý Pá Tra.

Bữa cũng có chuyện tương tự, câu chuyện về bài thơ "Thương Ông" của Nhà thơ Tú Mỡ người ta đã thêm, rồi bớt để cho nó vẻ như là đổi mới. Rồi đến bài thơ Quê Hương của Nhà thơ Đỗ Trung Quân thì lại dị bản một cách đáng ghê sợ "Quê hương là con diều biếc/ Tuổi thơ con thả trên đồng.. lại thành ra "Quê hương là cánh diều biếc// Chiều chiều con thả trên đồng" ..

Gợm hẵng kể tiếp, để Chị chửi thề phát cho đỡ ức.. Đkm... bỏn.. thay đủi thế à? Đổi mới thế à? Chị bỏ đi dư con điên trong trạng thái vô cùng buồn thảm, nhẽ Chị cứ buồn muôn thuở.

Chị Chũm

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Facebook và báo chí



Facebook và báo chí

Ông không chỉ đọc và “like” các dòng “trạng thái” của bạn bè mà còn đọc những tin tức thời sự được bạn bè chia sẻ với ông hoặc được Facebook lọc ra từ các tờ báo mạng.Mỗi buổi sáng, công việc đầu tiên của ông X. – một nhà quản lý doanh nghiệp – là đăng nhập tài khoản Facebook rồi trong lúc vừa nhấm nháp ly cà phê vừa “duyệt tin” trên chiếc điện thoại di động.

Ông không chỉ đọc và “like” các dòng “trạng thái” của bạn bè mà còn đọc những tin tức thời sự được bạn bè chia sẻ với ông hoặc được Facebook lọc ra từ các tờ báo mạng.

Bằng cách này, khi ngày làm việc bắt đầu, ông X. đã có được những thông tin thời sự cần thiết mà không phải mua báo như trước. Ông không nhớ bao lâu rồi ông không còn đụng tới tờ báo mới ra còn thơm mùi mực in dù có thời tờ báo là “món điểm tâm” thân thiết của ông, không có không được.

Ông X. chỉ là một trong hàng triệu người trên hành tinh này có thói quen đọc tin qua Facebook, mọi lúc mọi nơi, bằng máy điện thoại di động. Báo The New York Times dẫn kết quả khảo sát của Pew Research Center (Mỹ) cho biết có 30% số người trưởng thành ở Mỹ tiếp nhận tin tức qua Facebook, còn số liệu của SimpleReach – một công ty nghiên cứu khác, cho biết với 1,3 tỉ người dùng, Facebook là nguồn dẫn khoảng 20% số người đọc đến trang tin tức của các tờ báo và tạp chí, còn nếu tính số người đọc báo bằng thiết bị di động thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều và đang tiếp tục tăng mạnh.

Từ báo in đến Facebook cách đọc báo đang thay đổi. Người dùng Facebook không chỉ nhận tin tức một cách thụ động từ bạn bè mà còn chủ động chia sẻ với cộng đồng những tin tức mà họ cho là thú vị, từ một bài viết về một cách chữa bệnh, chăm sóc trẻ em hay tin tức về những biến cố lớn trong dòng thời sự. Ngoài ra, Facebook còn “lựa chọn” giúp cho người đọc những tin tức mà có thể họ quan tâm dựa trên lịch sử đọc và “like” của người đó.

Trước Facebook, nhiều dịch vụ tin tức trực tuyến khác như Google News cũng giúp người đọc chọn tin tức theo sở thích và mối quan tâm cá nhân, nhưng phải đến Facebook thì tính tương tác trong tiếp nhận và chia sẻ tin tức trong cộng đồng mới được hiện thực hóa một cách trọn vẹn và hấp dẫn.

“Facebook đang ở trên tuyến đầu của một sự thay đổi có tính nền tảng về cách mà con người tiếp cận báo chí.

Giờ đây phần lớn độc giả đến với báo chí không phải qua bản in của các báo và tạp chí hoặc qua trang chủ của báo điện tử mà qua mạng xã hội và dịch vụ tìm kiếm vận hành nhờ các thuật toán – những công thức toán học có thể dự báo người đọc muốn đọc cái gì”, tờ The New York Times nhận định.

Thay đổi cách tiếp nhận tin tức của người đọc đang tác động mạnh đến báo chí, buộc người làm báo phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới. Trước tiên, các tòa soạn quan tâm nhiều hơn tới từng bài báo thay vì tới toàn số báo (với báo in) hoặc tới trang chủ (với báo điện tử) như trước. Cory Haik, biên tập viên cao cấp trang điện tử của báo The Washington Post, nhận xét: “Người đọc không còn truy cập địa chỉ washingtonpost.com để đọc báo nữa mà họ đọc từng bài có trong kết quả tìm kiếm hoặc được chia sẻ trên mạng xã hội”. Ông Edward Kim – nhà sáng lập Công ty SimpleReach đánh giá các trang chủ (homepage) chỉ như là công cụ quảng cáo thương hiệu chứ không còn là “điểm đến” của người đọc như trước.

Cách viết báo cũng phải thay đổi cho phù hợp với phương tiện truyền tải mới là điện thoại di động và máy tính bảng. Những bài phân tích dài vài ba ngàn chữ dần dần bị thất thế so với những tin ngắn vài trăm chữ kèm theo các biểu đồ và hình ảnh bắt mắt.

Vai trò “bộ lọc tin tức” của các biên tập viên, chủ bút – những người quyết định nên đăng hoặc không đăng những tin bài nào đó – cũng bị giảm nhẹ so với trước kia. Thật ra, quyền chọn lựa và xuất bản tin tức vẫn thuộc về các nhà báo nhưng tin tức đó có được lan truyền rộng rãi trong xã hội, có tạo thành dư luận hay không bây giờ phụ thuộc rất nhiều vào Facebook và các mạng xã hội. Những bài báo hay, xuất sắc nhưng nếu không được chia sẻ trên mạng xã hội thì cũng chỉ đến được một số lượng người đọc khiêm tốn.

Và thế là hình thành mối quan hệ hợp tác mật thiết giữa các cơ quan báo chí và mạng xã hội, quan hệ mà các nhà lãnh đạo Facebook cho là đôi bên cùng có lợi: Facebook trở thành kênh truyền tải tin tức chính của xã hội, còn các tòa soạn báo thông qua Facebook mà thu hút người đọc, tăng lượng “view”, từ đó tăng doanh số quảng cáo và tăng lượng người đọc đăng ký mua báo dài hạn. Nhiều tòa soạn báo, kể cả các báo lớn như The New York Times, The Washington Post… vẫn thường xuyên làm việc với các kỹ sư của Facebook để thảo luận cách thức nâng cao lượng truy cập báo từ mạng xã hội.

Sự thay đổi lớn nhất có lẽ là với Facebook, nghề báo đã bắt đầu được “xã hội hóa”, theo nghĩa mọi người đều có thể góp phần tạo ra và phổ biến tin tức trong cộng đồng; báo chí không còn là lãnh địa riêng của các nhà báo. Sự thay đổi này mang lại cơ hội nhưng cũng là một thách thức lớn cho báo chí nói chung và cho các nhà báo nói riêng!

Theo Huỳnh Hoa/TBKTSG

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI XOẮN, CỨ TIẾP TỤC HỒN NHIÊN ĐY

Các cháu nhỏ thân mến.


Các cháu chả việc gì phải xoắn khi chưa biết Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em con chú con bác với nhau, không việc gì phải xoắn.

Việc của các cháu là ăn sao cho ngon, ngủ sao cho yên, chơi sao cho hồn nhiên, giúp đỡ bố mẹ và học tập sao cho thiết thực. Thế là ổn. Còn những mớ kiến thức như Quang Trung Nguyễn Huệ, hay Hai Bà Trưng ai là chị ai là em, thì từ từ rồi biết cũng được, mà không biết cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Những thứ đó khi đến một ngày, các cháu biết tò mò lịch sử, biết tìm hiểu lại về dân tộc cội nguồn, ắt sẽ rõ và rõ một cách thiết thực mà chả cần phải học, chả cần phải ai dạy dỗ cả, yên tâm.

Các cháu nói vanh vách về Quang Trung Nguyễn Huệ, nhưng gặp người lớn không biết lễ phép chào hỏi, gặp thầy cô không biết kính trọng, gặp bạn bè không biết yêu thương giúp đỡ, ấy mới là lo lắng.

Bảo đảm với các cháu một điều rằng, người nghiêm túc khi xem các cháu trả lời trên truyền hình, họ sẽ bật cười vị tha cho sự ngây thơ của các cháu. Không ai trách cứ gì nặng nề các cháu cả, mà ngược lại họ sẽ rất tức giận trước những kẻ là người lớn, những kẻ lấy lợi thế là cái nghề của mình để đưa các cháu ra hòng làm trò cười cho thiên hạ. Đó là một lũ khốn, dù chúng có thông thạo Quang Trung Nguyễn Huệ hơn các cháu, thì vẫn là lũ khốn, và đây mới là điều đáng quan trọng.

Không việc gì phải xoắn, và hãy cứ tiếp tục hồn nhiên.

Bác Dzái. Hehe.

Nguồn: Dái Ghẻ

Tuấn Công Thư Phòng: THÀNH NHÀ HỒ

Hoàng Tuấn Phổ


Thành Nhà Hồ là một tòa thành đá kỳ vĩ của kinh thành nước Đại Việt cuối Trần sang Hồ. Kiến trúc sư tòa thành đá độc đáo này là Thượng thư bộ Lại Đỗ Tĩnh thiết kế và thi công. Hồ Quý Ly dời kinh đô nhà Trần ở Thăng Long vào kinh đô mới Tây Đô trên đất quê hương Thanh Hóa, đổi gọi Thăng Long là Đông đô. Năm 1428, Lê Lợi quét sạch giặc Minh, lên ngôi ở Đông đô - Thăng Long, gọi Lam Sơn - Thanh Hóa là Tây đô.

Năm 1430, vua đổi Đông đô làm Đông kinh, và tên Tây đô chuyển thành Tây kinh, cũng để chỉ Lam Kinh. Từ đó thành Tây đô của vương triều Trần - Hồ mang nhiều tên: Thành An Tôn, thành Tây Giai, thành Hồ, Hồ Thành, thành Đá, thành Tây đô... và Thành Nhà Hồ như tên gọi chính thức hôm nay.

Phải đến tận nơi, nhìn tận mắt, quan sát thật kỹ, chúng ta mới thấy tầm vóc vĩ đại của tòa thành đá với sức mạnh thần kỳ từ đôi bàn tay xù xì cùng tấm lưng trần gồ ghề mà người nông dân Việt áo nâu và áo lính sở hữu. Lơ Badixie, một học giả người Pháp đứng trước tòa thành kỳ vĩ, vô cùng kinh ngạc thốt lên:“Người An Nam là những người khổng lồ đào đất!” Hoàn toàn đúng ! Nhưng chưa đủ. Dân Việt Nam còn là những người khổng lồ: “quảy núi cày sông”. Ở huyện Nông Cống có Núi Quảy sông Cày là di tích của ông Nưa khổng lồ. Truyền thuyết ông Đồng khổng lồ ở Tĩnh Gia gánh cả mười tám hòn núi ném xuống biển thành quần đảo Biện Sơn, tạo nên đồng ruộng, chỗ cấy lúa nơi trồng màu. Hình tượng ông Vồm khổng lồ Thiệu Hóa hiện còn ghi dấu tích tại núi Vồm... Nếu không có sức vóc khổng lồ, ông cha ta thời Trần không thể xây dựng trong thời gian ba tháng hoàn thành một công trình lớn nhất Việt Nam bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, hiện còn thấy.

Thành Nhà Hồ gồm ba lớp liên kết chặt chẽ: Lớp ngoài bằng những khối đá vuông vức to lớn, nặng hàng chục tấn, lớp giữa bằng đất nện, lớp trong cùng xây gạch vồ, có nhiều bậc thang lên xuống dễ dàng. Trên mặt thành rộng rãi, bằng phẳng, quân lính, ngựa, xe đi lại thuận tiện như đường cái.

Thượng thư Đỗ Tĩnh là kiến trúc sư tài giỏi, lại có con mắt địa lý phong thủy. Bốn trái núi là bốn bức bình phong án ngữ phía trước bốn cửa thành mang hình tượng bốn con vật linh: Ngưu (trâu), Khuyển (chó), Mã (ngựa). Phía xa xa, núi Đốn Sơn làm tiền án mang hình tượng lĩnh thiên thần và dòng sông Mã nối sông Bảo như cánh tay vòng ôm lấy kinh đô để bảo vệ tòa thành. Đó là tình cờ của thiên nhiên hay tạo hóa chủ ý dành cho họ Hồ xây kinh đô mới để dựng nên nghiệp lớn. Khi bàn việc xây thành dời đô, đại thần Nguyễn Nhữ Thuyết can: “An Tôn (nơi xây thành) là đất chật hẹp hẻo lánh, nên với loạn mà không nên với trị, chỉ cậy hiểm được thôi!”. Dĩ nhiên Quý Ly không nghe, vì ông cần sự hiểm yếu để phòng bạo loạn. Mặc dù có tòa thành đá vững hơn bàn thạch, trước họa xâm lăng của giặc phương Bắc, Hồ Quý Ly không thủ thành chiến đấu mà từ vua Hán Thương, tướng quốc Nguyễn Trừng đến các tướng trước ồ ạt như mưa lũ, bão giông của giặc Minh, các mặt trận chống đỡ đều tan vỡ.

Chỉ còn thượng hoàng Hồ Quý Ly ở lại với tòa thành đá trơ vơ, lạnh lẽo. Giặc Minh ngược dòng sông Mã tiến lên đến khúc Vĩnh Ninh. Hồ Quý Ly mang theo vài vệ sĩ đi theo chiếc thuyền chài trên sông Bảo. Đến một đoạn sông khó đi, Quý Ly hỏi: “Đây là nơi nào ?”. Thuyền chài đáp: “Đây là ghềnh Chẩy Chẩy!”, Quý Ly nói với vệ sĩ: “Chẩy chẩy tức chỉ chỉ, chữ “chỉ” là đi đến, là dừng lại, “chỉ chỉ” là đến đây thì hết đường !. Đó là mệnh trời muốn diệt họ Hồ !”. Nói xong Quý Ly quăng gươm xuống sông, bảo vệ sĩ làm theo mình. Quả nhiên giặc Minh đuổi kịp, chỉ có bảy tên, đủ sức trói cổ một ông vua oai trùm thiên hạ! Áp giải về Kim Lăng kinh đô nhà Minh cùng với anh em, con cháu họ Hồ.

Nhà Minh lấy đất đai Đại Việt nhập vào lãnh thổ Trung Quốc, cũng chia quận, huyện, đặt quan lại như Trung Quốc, chỉ khác là chế độ cai trị vô cùng tàn khốc. Chủ trương của quân xâm lược là phải diệt nền văn hóa Việt tận gốc, riêng tòa thành đá vẫn giữ lại để bảo vệ quan lại, quân lính của chúng đóng trên đất Thanh. Hàng ngày giặc chia nhau đi càn quét cướp bóc, đêm đêm chui vào thành đá như cáo, chuột về hang. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Bình Định Vương Lê Lợi sai quân đánh thành Tây Đô để trừ mối họa cho dân Thanh, nhưng không kết quả, vì tòa thành đá quá kiên cố.

Năm 1427, nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Đông đô, thành Tây Đô giặc Minh tự trói tay xin hàng. Hầu hết các công trình kiến trúc trong thành: Cung điện, lầu ta... đều bị chúng tàn phá trước khi cuốn gói về nước.

Một trong những vinh dự nhất cho kinh thành Nhà Hồ thủ đô nước Đại Việt là nơi sĩ tử cả nước tập trung về dự khoa thi Thái học sinh (tiến sĩ) năm 1400 và khoa thi này đã tuyển chọn được 20 tiến sĩ, với những danh sĩ Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ...

Cuộc kháng chiến họ Hồ thất bại, đất nước, kinh thành bị quân Minh giày xéo, Tây đô trở thành đề tài bình luận của nhiều người. Có lẽ sớm nhất là bài thơ “Đề thành Tây Đô” của Nguyễn Mộng Trang, người huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Nguyên tác chữ Hán, dịch thơ:

Vút ngựa qua thăm mấy lớp thành,
Phất phơ liễu rũ bóng hồ xanh
Mất, còn khó tính mưu trừ bạo
Thắng, bại khôn toan chức trị bình
Chỉ bởi họ Hồ quên đức chính
Đừng rằng Nam Việt thiếu anh linh
Ước gì mượn hạc lên tiên giới
Sáu cõi kêu vang chuyện bại thành.
(Hoàng Tuấn Phổ dịch)

Nói chung các danh sĩ xưa đến viếng thăm Tây đô Thành Nhà Hồ, bên cạnh quan điểm phong kiến phê phán sai lầm, trách nhiệm của Hồ Quý Ly là niềm cảm khái, u hoài về chốn kinh thành, một thời vàng son, đô hội:

Đỗ Xuân Cát:

“An Tôn thành hoài cổ”
Thanh sơn cựu sấu tồn di thiết
Hoàng đạo tâm, hi thất cố cung...
(Tích cũ thành hoang in núi biếc,
Điện xưa lúa tốt lấp đồng sâu)

Hoàng Tuấn Phổ dịch

Nhữ Trì Mai (Nguyên tác chữ Hán, Hoàng Tuấn Phổ dịch thơ)

“Vịnh thành Tây Nhai”
Điện ngọc xưa ngất trời
Nay còn gạch nát thôi
Chim luồn bụi tre rậm,
Rêu phủ hòn đá côi
Nhạn đến lòng kêu thảm
Xuân sang miệng nở cười
Mưu đồ tan bọt nước
Nghĩ chuyện sầu man mác !

Hơn 600 năm trôi qua, ngày nay chúng ta đến Tây đô thành Nhà Hồ với cái nhìn, cách nghĩ mới của thời đại mới. Đó là niềm tự hào về tổ tiên mình đã vác núi xây nên tòa thành đá kỳ vĩ, độc đáo. Nó không có vữa hồ làm mạch, mà gắn kết những khối đá phiến khổng lồ bằng mồ hôi trộn nước mắt và máu của muôn dân. Sự hy sinh của đôi vợ chồng Trần Cống Sinh - Khương Thị là biểu tượng công lao xương máu của nhân dân, đền Đông môn thờ Nàng Khương cũng là một loại tượng đài tâm linh tôn vinh nhân dân:

Nhất phiến kiên trinh năng động thạch,
Thiên thu tằng lũy đáo như kim.

Một tấm kiên trinh lay lũy đá
Ngàn thu hương khói tỏa trời mây...
(Nguyên tác Lê Thực Đình, dịch thơ: 
Hoàng Tuấn Phổ)

Thời gian có thể phủi bụi mờ hoặc xóa đi mọi thứ, chữ “Tây đô” một thời là kinh đô nước Đại Việt, vẫn còn tươi nét son trong sử sách. Và “Thành Nhà Hồ” hôm nay sáng rực ánh vinh quang “Di sản Văn hóa Thế giới” đi vào lòng nhân loại. Từ đây, anh em, bè bạn, du khách bốn phương có thêm điểm đến hấp dẫn để thưởng thức, khám phá kho báu, bức tranh thiên nhiên và văn hóa của một nền văn minh lâu đời. Thành Nhà Hồ sẽ đưa mọi người ngược dòng thời gian 30 vạn năm trước của lịch sử đất xứ Thanh di chỉ khảo cổ Đa Bút, một cái nôi của loài người nguyên thủy, đu đưa dưới bóng núi Mông Cù, trong tiếng ru ngọt ngào của gió lá, tiếng khe suối thì thầm, tiếng chim chóc ríu ran... Quây quần chung quanh cái nôi nguyên thủy Đa Bút là Báo Đồng, quê hương Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng, những vị chúa lừng danh, là núi Hùng Lĩnh với cuộc khởi nghĩa Tống Duy Tân nổi tiếng, là động tiên Kim Sơn 29 ngọn cao thấp trùng điệp như voi, ngựa, tàn, kiệu nhấp nhô, là động Eo Lê đêm ngày mở rộng cửa Bồng Lai ngắm cảnh Thành Nhà Hồ...

Sự kỳ diệu của Thành Nhà Hồ đặt giữa một không gian văn hóa rộng lớn bao la sông núi, bát ngát đồng lúa vườn cây, vây quanh xóm làng xanh tươi, trù mật và chỗ gần nơi xa, khắp nơi thấp thoáng danh lam, ẩn hiện cổ tích. Những Đốn Sơn, chùa Du Anh, núi Tiến Sĩ, động Hồ Công... đều đắm trong không khí tâm linh, sắc màu huyền thoại.

Vinh quang Thành Nhà Hồ dù ghi danh nhà Hồ cũng không thuộc nhà Hồ. Trong thời gian bị vua nhà Minh giam lỏng ở Trung Quốc, Hồ Quý Ly ngẫm nghĩ nhiều về những năm tháng oanh liệt, quyền nghiêng thiên hạ của đời mình, làm bài thơ “Cảm hoài” nhận ra việc lớn “xây thành rời đô”, là sai lầm không thể sửa, phải ôm hận khóc vì thua, kém xa việc vua Bàn Canh (nhà Thương Trung Quốc) dời đô, kém tể tướng Lý Bật (nhà Đường Trung Quốc) tài trị nước an dân:

Nam quan thiều đệ ưng đầu bạch,
Bắc quán Yêm lưu giác mộng kinh
Tướng quốc tài nan tàm Lý Bật
Thiên đô kê chuyết khốc Bàn Canh...

Hồ Quý Ly tự dịch Nôm:

Quê người dễ thấy đầu dần bạc,
Quán khách khôn cầm tóc trắng xanh
Tướng quốc ắt chăng tài Lý Bật
Thiên đô còn phải hận Bàn Canh...

Thành Nhà Hồ do công sức của nhân dân, vinh quang cũng thuộc về nhân dân. Nếu tôi có tiền và được chính quyền cho phép, tôi sẽ dựng lên trước cửa Nam thành một pho tượng người khổng lồ xứ Thanh, người khổng lồ Việt Nam đang vác trên vai trần cả trái núi đá để xây nên một công trình tuyệt mĩ, một “Di sản văn hóa thế giới” được bốn phương ngưỡng mộ. Thành Nhà Hồ được tôn vinh, nếu chúng ta quy công cho Hồ Quý Ly để làm lễ kỷ niệm lớn, cúng tế linh đình là hoàn toàn không đúng.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

HÀ NỘI KHÔNG VỘI ĐƯỢC ĐÂU...


Cơ hội khan hiếm, gái đẹp khan hiếm, lòng tốt cũng khan hiếm nên các anh lúc nào cũng như thằng đặt đít trên bếp than. Không nhanh lên thì thằng khác nó vợt mẹ nó mất thì vêu mõm. Nhể.

Đi ngoài đường các anh vượt đèn đỏ thì cũng ra một nhẽ. Đằng này đã đứng chờ tân 58 giây rồi, còn 2 giây nữa là các anh cũng cố vọt đi trước. Thậm chí đứng đằng sau xe người ta đang chờ mà các anh cũng bấm còi rát tai để được vượt đèn đỏ.

Chuyện các anh không tôn trọng luật lệ cứ cho là chuyện cá nhân đi nhưng sao cứ bắt người khác cũng phải trở thành thằng bất lương như vậy?

Chen lấn mọi chỗ từ cây xăng cho tới bệnh viện, công sở, bến xe, rạp chiếu phim mặc cho bao con mắt khó chịu của người đến trước. Thậm chí đến những việc tâm linh như đi lễ thánh thần thì các anh vẫn đến với cái tâm thế như vậy. Cứ như không mau mau lên thì thánh thần phù hộ hết cho nhà thằng khác.

Nhìn cảnh đi xin ấn đền Trần mà tôi phát khiếp.

Thế nhưng cái sự nhanh mấy giây khi giao thông của các anh nhiều khi nó lại làm chậm cả một đời. Chỉ cần bên kia có một anh cố chạy cho kịp đèn vàng là có khả năng xảy ra va chạm tốc độ cao. Cái sự nhanh một chút khi chen ngang khi xếp hàng nó cũng dễ nảy sinh ra va chạm nguồn lực mạnh. Đừng có giỡn mặt với thanh niên dân tộc truyền thống đánh trận cả nghìn năm nay.

Làm ăn cũng vậy. Nhanh nhạy là tốt nhưng sự chuẩn bị chu đáo để triển khai nó sẽ giảm thiểu thời gian cho việc xử lý những phát sinh. Các anh có biết vì sao công nghệ lập trình của Annamit vẫn chỉ lìu tìu không? Vì các anh viết mã nguồn cẩu thả vô đối chả theo chuẩn mực nào, không ghi chú nào. Thằng sau muốn sửa hay phát triển sản phẩm của các anh thì chỉ có nước cắn lưỡi tự tử.

Và trong tình yêu thì càng dục tốc bất đạt. Có giải quyết được cái ế trước mắt thì cũng mang đến hiểm hoạ tan đàn, sẻ nghé sau này.

Có ai biết tác giả câu thơ "Mau với chứ, vội vàng lên với chứ. Em, em ơi ,tình non sắp già rồi” sau này thế nào không?

Ông ta sống cô đơn với mấy quả sấu non trên cành cao chon von trên phố Cột Cờ.

Hà Nội không vội được đâu.

BÁO HÀ NỘI MỚI XIN LỖI VỤ TỐ TỈNH ĐOÀN "ĂN" 2000 ĐỒNG/1KG DƯA HẤU

Hoàng Đan 


Ảnh: TĐQN

Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, nhầm lẫn giá các loại dưa nên các bài báo của Hà Nội Mới đã đặt nghi vấn, hiểu nhầm Tỉnh đoàn Quảng Ngãi "ăn" 2.000 đồng/kg dưa từ thiện.

Hiểu nhầm Tỉnh đoàn Quảng Ngãi

Liên quan đến các bài viết "tố" Tỉnh đoàn Quảng Ngãi "ăn" 2.000 đồng/kg dưa từ thiện mua của nông dân, chiều 12/5, Báo Hà Nội Mới đã đưa ra thông báo cải chính.

Báo Hà Nội Mới cho biết, đã đăng các bài viết: "Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?” - ngày 7/5/2015; " Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?" - ngày 8/5/2015; "Nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ"- ngày 9/5/2015. 

Nội dung các bài báo đặt nghi vấn cần được làm rõ:

Bên cạnh việc làm thiện nguyện của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và các tổ chức cá nhân giúp nông dân tiêu thụ dưa hấu có hiệu quả, một số cán bộ của Tỉnh đoàn đã thu gom dưa của dân với giá 2000 đồng/kg bán ra 4000 đồng/kg hưởng chênh lệch 2000 đồng/kg.

Thu gom dưa không đảm bảo chất lượng bán cho các đầu mối với giá cao gây bức xúc cho người mua dưa ủng hộ...?

Thanh niên Quảng Ngãi hỗ trợ bán dưa cho nông dân. Ảnh: Tỉnh đoàn QN.

Sau khi có phản hồi của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, ngày 9/5/2015 báo Hà Nội Mới đã cử đại diện vào làm việc trực tiếp với Tỉnh đoàn Quảng Ngãi để nắm thông tin đầy đủ, đồng thời rà soát lại các nguồn thông tin, tư liệu của phóng viên.

Nay báo Hà Nội Mới xin cải chính như sau:

Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, do nhầm lẫn giá giữa các loại dưa khác nhau, nên thông tin trong các bài báo của báo Hà Nội Mới đã đặt nghi vấn và từ đó hiểu nhầm rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu gom và bán giá cao hưởng chênh lệch 2000 đ/kg dưa của nông dân, là không chính xác.

Báo Hà Nội Mới xin cải chính và cáo lỗi cùng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.

Uy tín đã được lấy lại

Trao đổi với chúng tôi vào chiều 12/5, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết đã nắm được thông tin cải chính và xin lỗi của báo Hà Nội Mới.

Theo bà Thư, việc cải chính và xin lỗi của báo Hà Nội Mới là niềm mong mỏi của các cán bộ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng như những người đồng hành cùng chương trình giải cứu dưa hấu cho nông dân.

Cũng theo bà Thư, ngay sau khi có lời cải chính của báo Hà Nội Mới, nhiều cá nhân từng do dự trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ dưa đã quay lại, đồng ý, giúp đỡ.

Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi: Bà Hà Thị Anh Thư: Điều quan trọng hơn cả và mong muốn lớn nhất của chúng tôi lúc này chính là làm sao có được một đầu ra ổn định, vững chắc cho không chỉ dưa mà các sản phẩm khác. Bởi thực tế, ở Quảng Ngãi hiện nay, nếu không có thanh niên tình nguyện xuống mua thì tư thương ép giá dưa chỉ còn 1.000 - 1.200 đồng/kg nhưng nếu biết có thanh niên thì nâng lên 2.000 đồng/kg. Điều nay cho thấy còn nhiều điều chúng tôi sẽ phải làm. Chúng tôi mong rằng, mọi người đã tin tưởng thì sẽ tiếp tục như thế và đồng hành cùng chúng tôi giúp đỡ nông dân. Đó mới là điều cần kíp nhất". 

"Qua đây, uy tín của Tỉnh đoàn cũng như của những người tham gia cùng hỗ trợ giải cứu dưa cho bà con nông dân đã được trả lại. Nhưng hơn thế, ngay sau khi nhận được thông tin này, nhiều người thời gian qua còn tỏ ý do dự, nghi ngờ Tỉnh đoàn thì nay đã đồng ý đồng hành cùng Tỉnh đoàn, giúp đỡ tiêu thụ dưa cho nông dân.

Ngay trong hôm nay, một số tổ chức đã thông báo sẽ giúp đỡ tiêu thụ gần 70 tấn dưa cho nông dân và người khởi xướng chương trình tiêu thụ dưa giúp nông dân cũng đã đồng ý quay trở lại giúp bà con.

Đó là điều mừng nhất đối với chúng tôi và bà con", bà Thư chia sẻ.

Bà Thư cũng cho rằng, hiện nay vẫn còn gần 300 tấn dưa hấu của nông dân Quảng Ngãi đang chín, bị tư thương ép giá, cần tiêu thụ nên rất cần sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân.

Qua đây, bà Thư cũng gửi lời cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức, cá nhân đã đồng hành, giúp đỡ Tỉnh đoàn và bà con nông dân trong việc tiêu thụ nông sản.

Theo Trí Thức Trẻ

CÁC MẸ ƠI, VẢI LẠI SẮP CHÍN RỒI...

Các mẹ ơi, vải lại sắp chín rồi, chuẩn bị tinh thần ta ủng hộ bà con thôi.

Từ thiện luôn là một điểm nhấn trong bức tranh PR bởi vì nó khơi gợi lên cảm xúc tốt đẹp về doanh nghiệp. Các mẹ biết đấy, hành vi mua sắm là một hành vi thiên về cảm xúc hơn là lí tính.

Các mẹ xem quảng cáo trên tivi nhé, giờ clip nào cũng rất nhân văn và tràn ngập tình yêu thương.

Chúng ta hạnh phúc nhìn bé bi khi Omo cho trẻ học điều hay, ngại gì vết bẩn. Chúng ta lắng sâu khi nghe bà cụ thì thầm bảo ông cụ về chai Neptune nhưng không phải chuyện ỡm ờ, tình củm mà là rưng rưng "cái gì cũng có, chỉ thiếu chúng nó". Chúng ta ưỡn ngực ngẩng cao đầu khi được Saigon cổ vũ "dù bạn không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn".

Đấy, các mẹ mua hàng toàn vì những cảm xúc trào dâng cả chứ mặt hàng tiêu dùng đa phần cái nào chả giống cái nào. Thề không phét đâu, tôi nghiên cứu tư vấn tạo sản phẩm mới bao năm nay rồi.

Và thế là các mẹ mua hành, mua lạc, mua dưa chuột, dưa hấu, dưa gang, can làn, dép nhựa, mua ngựa, mua bò. Thậm chí là mua về đem cho. Mua từ niềm tin vào một tương lai tươi rói khi người nông dân rũ bùn đứng dậy sáng loà. Mua từ tình thương nhân loại, từ nghĩa đồng bào chung bọc trứng xa xưa, từ khủng hoảng thừa do thằng Trung Quốc (ví dụ thế).

Và thế là anh Vượng cũng bán hành trong Vinmart với giá từ tâm. Chuyển động 24, tấm lòng dưa một trái, anh Long Trăng Đen và Quảng Ngãi tỉnh đoàn cũng bán dưa ưu đãi. Họ đều thành công cả.

Thậm chí lìu tìu như anh Cao Son cũng nhanh tay triển khai những chương trình cứu trợ thần kì để gọi là nghĩa tình ăn ở. Anh bán sản vật ĐẶC SẢN BA MIỀN từ bà con bao năm nay giờ coi như đền đáp lại. Anh cũng thành công và sắp mở luôn cửa hàng thứ 2 ở Khuất Duy Tiến để phủ sóng Thanh Xuân.

Tôi hỏi anh, đợt tới anh có làm gì với trái vải? Anh bảo rằng, chơi chứ. Tú hú kêu lên là anh sẽ xuống luôn Lục Ngạn.

Thôi thì chúc anh sẽ gặp được chị Lê Bình đi tác nghiệp để biết đâu nhờ vả được cho cái HP Food của anh lên sóng CĐ24. Chỉ mong anh đừng để thằng nào phải đi nuôi con tu hú, hehe.

Nguồn: 
https://www.facebook.com/buichonloc?fref=nf&pnref=story#

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

MỘT THẰNG NGU

Ong Bắp Cày


Trên báo Thanh Niên điện tử có bài viết: "Video: Tai nạn do CSGT 'điều tiết' bất ngờ trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây", phản ánh rằng, xe đang lưu thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây thì bị CSGT đứng giữa đường điều tiết, vì thế xe trước dừng lại đột ngột nên xe sau không né kịp, khiến tai nạn xảy ra.

Đây là một bài báo không biết xếp vào dạng gì. Chị cũng đoán và thầm ước rằng, đó không phải là của một phóng viên đích thực.

Link đây: http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/video-tai-nan-do-csgt-dieu-tiet-bat-ngo-tren-duong-cao-toc-long-thanh-dau-giay-561501.html

Video: Tai nạn giao thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây do CSGT bất ngờ đứng giữa đường 'điều tiết": 

https://youtu.be/FnearcSh0Es


Tác giả Đàm Huy viết thế này: "Ô tô đang lưu thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây vào ban đêm thì bất ngờ thấy CSGT đứng giữa đường rọi đèn pin “điều tiết”nên đã thắng gấp, khiến xe sau không “né” kịp nên xảy ra tai nạn". 

Theo tác giả Đàm Huy, sở dĩ xe đi sau đâm vào xe đi trước là do CSGT chứ không phải do lỗi của người lái xe.

Đó là kết luận hồ đồ và quá trẻ con.

Đọc bài báo, xem clip và nghiên cứu luật giao thông đường bộ, chị thấy thế này:

Chị chưa thấy các CSGT ở đây sai chỗ nào, họ đang làm nhiệm vụ phân luồng phương tiện về Phú Mỹ do nút giao thông An Phú bị tắc. CSGT mặc áo phản quang, cầm đèn pin theo đúng quy định và phía trước có đặt nhiều vật phát quang hình nón để điều hướng. Điều dễ thấy là đoạn cao tốc này, có đèn đường rất sáng, và mọi lái xe đều có thể quan sát được nếu chú ý vào lái xe. 

Ngược lại, chị thấy chiếc xe ô tô đi sau (chủ nhân chiếc xe này quay và cung cấp clip) đã sai.

Chạy xe không giữ tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe theo quy định của Điều 12 của Chương 2, Luật giao thông đường bộ, dẫn đến đâm vào đuôi xe tải phía trước, đó là cái sai thứ nhất. 

Điều 12 quy định: "1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo".

Nghiên cứu clip, chị thấy chiếc xe Ford Ranger phía trước đã quan sát thấy các chiến sĩ CSGT ra tín hiệu và dừng lại, nhưng chiếc xe sau thì không. Có lẽ chủ nhân của nó đang mải quay video nên thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, dẫn đến không phát hiện ra chiếc xe phía trước đã giảm tốc độ và dừng lại. Điều này dẫn đến lái xe bị bất ngờ, không xử lý kịp nên đã đâm vào đuôi xe Ford Ranger. Đây chính là cái sai thứ hai.

Cũng nghiên cứu clip, chị phát hiện thấy, ban đầu chiếc xe của bị chủ chạy ở làn đường trong cùng, đến giây thứ 11, chiếc xe của bị chủ đã vượt một chiếc xe khác (có lẽ là xe Jolie), sau đó vào giây thứ 17 lại vượt tiếp một chiếc xe khác. Chú ý là, cả 2 lần vượt này, lái xe đều vượt bên phải, đây là cái sai thứ ba.

Điều 14, chương 2: Quy tắc giao thông đường bộ quy định, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: (a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; (b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; (c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. 

Như vậy, lái xe (sau) đã sai.

Sai thì nhận sai và sửa chữa, rất không nên vì ghét CSGT mà đổ lỗi cho họ phải không các bạn?

Biết sai mà không nhận sai lại còn đổ lỗi cho CSGT bằng cách đưa lên mặt báo, rốt cuộc cũng chỉ là một thằng ngu.

BẤT MÃN TỢN

Cuteo@


Bất mãn tợn!

Mấy hôm rồi, chuyện anh CSGT tội nghiệp ở Thanh Hóa vì việc bảo vệ trật tự công cộng mà buộc phải bắn đạn cao su. Một phát lên trời, một phát vào bụng hay hông hiếc gì đó (đéo nhớ). Kết quả là anh bị đỉnh chỉ công tác 30 ngày chờ điều tra cho rõ trắng đen. Còn thằng vi phạm pháp luật kia khoái trá chửi thầm vào cái lối hành xử của báo chí cũng như của ngay cái cơ quan mà anh CSGT kia công tác.

Hóa ra, công lý đéo ở đâu xa. Nó ở ngay trong cái bản tính côn đồ, bầy đàn của đám kền kền và và những kẻ lưu manh đường phố cũng như đám thảo khấu chính trị và thậm chí là cả rận zân chủ.

Có người hỏi rằng, vì sao ông trưởng công an thành phố Thanh Hóa kia lại hăng hái và nhanh tay đến thế khi ra quyết định đình chỉ công tác người lính của mình?

Mình biết rõ những éo thèm nói.

Bạn FB của mình phán: CA Thanh Hóa sợ cái gì mà phải tính toán lại việc hóa trang? Mà có đúng là anh CSGT kia làm sai quy trình không?

Bác Thắng Việt Từ: Cảnh này diễn đi diễn lại...1986 ở biên về, còn đc chứng kiến, có đ/c bắt cướp giật, nó dùng dao fóng lợn chơi lại, cậu kia bắn fát què chân nó (thời đó chưa có súng bắn đạn cao su, CA đc fát k54, k59 làm  nhiệm vụ). Đối tượng fải nằm viện, đơn vị fải thay nhau canh, hầu...Gia đình nó kiện, cấp trên y.cầu kỷ luật vì "vi fạm quy trình sử dụng súng...lẽ ra fải dùng võ thuật tước dao...Họ đâu cần biết đối tương to như con bò, dao xỉa loạn xạ...cậu tr.sát thì như con nhái bén, ko bắn què nó, đợi võ vẽ chắc CA ăn đủ...Sau vụ đó anh đã luôn nhắc lính, fải "tích cực bảo vệ mình" nhưng đừng dại mà áp dụng "chủ động tiêu diệt địch" vì" như trên đã bảo, đối tượng của ta là dân vi fạm luật hs ko fải là địch !!! vậy nên là CA là fải biết thua đúng lúc đúng cách... Với csgt, nó vi fạm chạy thì thôi, đuổi nó tai nạn cũng chết, dồn nó đến bước đường cùng nó fệt lại mà dùng vũ khí là tội mình còn nặng hơn nó...thiếu gì lúc xử lý vả lại xử lý mạnh, nhiều đâu fải hay, chỉ càng đào sâu hố ngăn giữa Dân và CA...nói mãi ae cũng đỡ bị oan ức, vợ con gia đình đỡ khổ...Nhưng nghiêm túc đó là né tránh đấy cũng rất buồn, nhưng bây giờ đó là khôn e a!!! và thà buồn còn hơn đau...hí hí.

Ví như cậu CSGT Thanh hóa, thà chịu đau chân, chịu thua...thì đâu bị khốn khổ thế này, mà hãy nhớ...CSGT giờ ở đâu cũng vậy, muốn đc học, đc đỗ ra làm, được ra đường...ko đơn thuần chỉ là giỏi CV, nhiệt tình, mà g.đình, bản thân còn chịu nhiều cái...KHỔ ko nói nên lời, nói ai cũng biết nhưng lại ko tin...giờ bị vậy khổ đủ đường, bản thân, gia đình, đơn vị...cứ gọi là "miệng nôn trôn tháo, lên bờ xuống ruộng, Móm là cái chắc".

Làm CA ...nên làm...cần fải làm...nhưng hãy làm An ninh, địch ta rõ hơn...nhưng đến giờ, thời buổi tự do "nhà tôm", làm AN mà ko tỉnh có ngày cũng khốn, uất mà chết...kkk".

Xin hỏi các chú công an giao thông được phát súng bắn đạn cao su làm cái gì nếu không phải là trấn áp kẻ vi phạm pháp luật mà lại chống đối người thực thi công vụ? Điều gì sẽ xảy ra nếu như thằng khốn đó không ăn một phát đạn vào người sau khi đã có viên chỉ thiên cảnh báo?

Nếu là mình, mình kệ con mẹ, cho nó chạy, dí vào đuổi, thiệt thân. Nhưng thú thật, nếu điều này xảy ra, khi đó mình là một thằng khốn.

Đúng là khốn thật!

Tình cảnh này, mình tin sẽ có những người tìm cách chuồn khỏi lực lượng CSGT vì sẽ chẳng có ai bảo vệ họ khi chính họ bị tấn công, hay xúc phạm danh dự nhân phẩm hết.

Có lẽ xã hội này này cần một bàn tay sắt cai trị, may ra mới khá khẩm lên được. Chứ cứ như thế này, lãnh đạo cổ đeo bi thì chỉ chết lính.

Ai đó đã nói tiêu chí hàng đầu để đánh giá một xã hội văn minh là người dân phải tôn trọng luật pháp tối đa có thể. 

Một xã hội mà bộ máy truyền thông ra rả bênh vực một tiệm vàng buôn lậu, một con ăn cắp trong siêu thị, tôn vinh một thằng gây tai nạn cho cộng đồng; người ngay sợ kẻ gian, công an sợ thằng ăn cắp; đúng sai phụ thuộc vào ý chí lãnh đạo thì chắc chắn, vẫn nguyên thủy là loài bò.

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

UỲNH! CÂY TO, HỌA HAY PHÚC?

"Uỳnh, cây to, họa hay là phúc? "

Cây to ở Hè hà nội vào khoa học cây xanh. (đây là kĩ năng sống, đéo liên quan đến abcd nhé)

Nói cho nhanh, cây ở HÈ đường (nhớ là ở HÈ nhé ) phải vươn ra đường để đón nắng, cây ở hè phố đéo thể thẳng, càng to, nó càng cong ra đường, dcm thằng nào cãi, đéo vươn ra đường, nhẽ nó chọc mẹ nó vào phòng ngủ bọn lừa hả phà ơi??

Chúng vươn tới khoảng không ở lòng đường để đón nắng, phía ngược lại là nhà ống, vươn vào lồn.

Nếu các bạn có trình về toán cấp 1, hiểu tý ty về đối -trọng, sẽ biết rằng, khi cây ngiêng về bên phải, phần rễ dưới đất phải bò về bên phải cũng để đối trọng.

khi cây nghiêng ra khoảng ko phía trên đường phố, phần rễ cây phải bò ra phần đất âm dưới lòng đường phố cũng, đễ giữ cho cây đéo mất trọng tâm.

Thế nhưng, rễ đéo vươn đc ra lòng đường, do cống, do dây cáp hay các công trình ngầm, bọn công nhân lừa làm cái lồn gì cũng xong việc mình, nó chém mẹ rễ cây để chôn dây hay làm đường làm cống hay chôn máu lồn gì đó.

lúc này, đối trọng đã mất, cây nghiêng phải đổ, vì rễ đã mất, phần bị chặt thối dần đều, chỉ cần 1 cơn gió nhẹ, thậm chí đéo cần, nó sẽ "uỳnh". cây vẫn xanh tốt đéo nói lên cái gì sất.

Cây càng to, càng dễ uỳnh.

Các bạn giữ cây kệ các bạn, cơ mà đừng bao giờ dừng xe sát 1 cây to to là đang nghiêng ra đường, nó sẽ đổ, đéo sớm thì muộn, càng to, càng chóng cho các bạn ăn máu lồn.

Tôi cố biên 1 cách đơn giản nhất để quân vô học = tôi cũng hiểu đc.

Tóm lại : "UỲNH", cẩn thận nhé các bạn hanoi của tôi.

THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA


Mạng Văn hóa Nghệ An vừa giới thiệu bài trao đổi với chúng tôi về công tác nghiên cứu hiện nay.

http://vanhoanghean.com.vn/…/nghien-cuu-van-hoa-tu-goc-nhin…

Đối tượng nói tới trong bài đó, là cả hai mảng nghiên cứu văn học và nghiên cứu văn hóa, vì thế không mảng nào thật kỹ. Chúng tôi dự định tách bài phỏng vấn đó ra làm hai và viết lại mỗi phần,khi nào xong sẽ đưa lên mạng một thể.

Riêng về văn hóa, từ 2-10-2009, trên blog này chúng tôi đã có bài viết mang tên: Tìm hiểu thực trạng công tác nghiên cứu văn hóa VN hiện thời và một đề xuất cụ thể. Dưới đây xin giới thiệu lại.

Xã hội Việt Nam đang trong một quá trình phát triển tự phát mà thiếu vai trò hướng dẫn của trí tuệ, của nghiên cứu khoa học. 

Quá trình hiện đại hóa đã được khởi động từ đầu thế kỷ XX, nhưng lúc đó đất nước đang còn là một xứ thuộc địa, cộng đồng chưa trải qua một cuộc tự nhận thức thực sự mà mọi dân tộc bước vào thời hiện đại phải trải qua ( so với Trung quốc, chúng ta chưa có một phong trào có tính chất bước ngoặt như cỡ Ngũ tứ vận động 1919). Tiếp sau giai đoạn chiến tranh nặng nề, đến giai đoạn hiện nay, chúng ta chỉ lo đuổi kịp thế giới bằng mọi giá, nhiều vấn đề chiến lược không được đặt ra, đúng hơn chỉ đặt ra chiếu lệ. 

Thiếu sót đến ngay từ quan niệm 

1/ Trong cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám, một trong những thành viên của mặt trận Việt Minh là Hội văn hóa cứu quốc. Tới 1948, còn có Đại hội văn hóa toàn quốc. Nhưng sau đó, Hội văn hóa bị giải thể thay vào đấy là những hội văn nghệ, hội sử, các hội khoa học kỹ thuật … Từng hội hoạt động rời rẽ riêng biệt. Con người nhà văn hóa trong các trí thức bị đẩy lùi xuống, thay vào đấy là vai trò người chiến sĩ.

Thay cho văn hóa chỉ thấy nhấn mạnh tư tưởng (là phương diện mà người Việt vốn yếu nhất và hầu như là đi vay mượn từ nước ngoài) 

Văn hóa là tất cả cái phần làm nên giá trị của một dân tộc. Nghĩa của văn hóa rất rộng. Văn hóa là cái cách sống cách quan hệ với thiên nhiên, cách làm ăn sinh sống ( văn hóa nông nghiệp, văn hóa cư trú …); là các hoạt động tinh thần ( văn hóa tôn giáo, văn hóa dạy dỗ giáo dục con người ). Lại có văn hóa quyền lực, văn hóa hành chính, văn hóa quan hệ đối ngoại. Có văn hóa ý thức ; có văn hóa thể chế ; có văn hóa vật chất. Văn hóa bao trùm lên cả kinh tế chính trị pháp luật … Nhưng một cách hiểu như thế hiện không thông dụng.

Trong thực tế, cách hiểu về văn hóa ở ta hiện triển khai theo hai hướng: 

Một là đẩy nó lên thành một cái gì trừu tượng, và mọi người kính nhi viễn chi, bằng lòng với những ý niệm chung chung. 

Hai là thu hẹp văn hóa trong các hoạt động tâm linh, chủ yếu là phần sáng tác thơ văn và một ít thành tựu nghệ thuật như sân khấu âm nhạc, các phong tục, các lễ hội. Thực tế là nhiều khi văn hóa bị hạ xuống một thứ “ cờ đèn kèn trống”, nặng về vai trò tô điểm cho một đời sống nặng nề và không thấy triển vọng thay đổi. 

Có thể nói do chúng ta không hiểu văn hóa, mà việc nghiên cứu văn hóa đân tộc bị hạn chế và nhiều mặt để ngỏ . 

2/ Trong khi được hình dung một cách trừu tượng chung chung, đồng thời văn hóa được quan niệm như một cái gì nhất thành bất biến. Lịch sử phát triển của nó không được chú trọng, không cần tìm hiểu. 

Quá trình văn hóa Việt Nam trở thành một cái gì đơn điệu, trở đi trở lại, tẻ nhạt.

Con người ở ta bị tách rời ra thành một cái gì chơi vơi không chằng không rễ, không thấy mình có những mối liên hệ với thời gian và không gian (theo nghĩa rộng của những từ này) . Trong khi luôn miệng nói phải nhớ tới quá khứ, thì chúng ta lại thiêng liêng hóa nó một cách vụng về, làm cho nó –quá khứ-- mất đi ý nghĩ lẽ ra phải có.

Lịch sử dân tộc rút lại chỉ là lịch sử chính trị, quân sự -- lịch sử cứu nước giành lại đất nước – mà không phải lịch sử dựng nước, tức là lịch sử hình thành cá nhân và tổ chức xã hội, lịch sử văn hóa. 

Văn hóa dân tộc rút lại với nhiều người chỉ còn là cái gì mơ hồ, việc nghiên cứu quy về những lời ca tụng chung chung, sáo rỗng, không thuyết phục được ai. Đây cũng là một biểu hiện khác của việc không hiểu thế nào là văn hóa, không thấy sự chi phối của nó với đời sống . 

3/ Một căn bệnh nặng nề khác của hoạt động nghiên cứu văn hóa vài chục năm gần đây, khiến nó dừng lại ở trình độ thô sơ: tính vụ lợi. 

Tính vụ lợi có nghĩa là chỉ xem cái gì có lợi trước mắt thì làm, dù là về lâu dài nó có hại cũng mặc kệ. Nó là con đẻ của tình trạng khó khăn kéo dài, khiến cho người ta chỉ biết tới một tầm nhìn hạn hẹp. Chưa nghiên cứu đã khai thác. Việc vận dụng “ lấy xưa phục vụ hôm nay’’ được làm quá thô thiển. 

Đã có lúc chúng ta đã đặt chân tới cách hiểu đúng nhưng rồi lại từ bỏ. Chúng ta thường xuyên lấy điều mà ta mong muốn thay cho sự thực.

Đây là một đoạn quan trọng trong bản báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam mà nhà mác – xít Trường Chinh trình bày tại Đại hội văn hóa toàn quốc 1948: 
Ông cha ta, hàng chục thế kỷ, học Tàu viết Tàu, nghĩ theo cách Tàu;
pháp luật mô phỏng Tàu;
học triết học Tàu;
theo lễ giáo Tàu, về tín ngưỡng theo cả Tàu và Ấn;
khoa học độc lập không tiến;
nghệ thuật âm nhạc kém phát triển;
lối ăn mặc ở hủ lậu bảo thủ thiếu khoa học.
Nói theo cách nói hiện nay, Trường Chinh đã nhấn rất rõ và rất chính xác trình độ non yếu và chất vay mượn phụ thuộc”second hand” của văn hóa ta.

Nhưng những nhận định như thế, nay bị bỏ qua.

Đoạn trích nói trên là dẫn theo phần Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam in trong Kỷ yếu Đại hội văn hóa toàn quốc 1948, bản in trên rừng, phải dùng giấy bản. 

Trong các lần xuất bản về sau, cái ý tưởng sáng suốt này bị làm nhẹ đi, lảng tránh, coi là ngẫu nhiên không quan trọng. 

Trong các tài liệu chính thức, kể cả trong các nhà trường, chỉ thấy nhấn mạnh điều ngược lại rằng “nước ta có một nền văn hóa phát triển rực rỡ độc lập không kém gì bất cứ nước nào“ và công thức này được nói đi nói lại, không cho phép ai dám sai trệch; nó ràng buộc mà không mở đường cho sự suy nghĩ tiếp. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa lê lết trong một tình trạng trì trệ . 

4/ Trong quá trình phát triển, quan hệ của Việt Nam với thế giới nói chung cụ thể là quan hệ với khu vực có nhiều khía cạnh không bình thường. Khi nói về mình, chúng ta không đặt mình vào sự phát triển của thế giới. Sự hiểu biêt của chúng ta về các dân tộc khác suốt trường kỳ lịch sử quá đơn sơ và bị thành kiến nhiều đời chi phối.

Mối quan hệ văn hóa nước ngoài vốn có một vai trò quan trọng sống còn với mọi quốc gia, nhưng ở ta do tình trạng chống ngoại xâm liên miên, nên vấn đề tiếp nhận bị gán cho nhiều tội lỗi. Trong chiến tranh tình trạng này có cái lý của nó. Song nó cứ thế kéo dài mãi. Cho đến trước hội nhập, xu thế chi phối trên phạm vi vĩ mô là một xu thế tự cô lập và đến nay trong thực tế lúc nào cũng bảo nhau hòa nhập mà không hòa tan. Thực tế là vấn đề hội nhập văn hóa không được xử lý thích đáng.

Trong thực tế, xảy ra tình trạng lưỡng phân. Một mặt, ta cứ học đòi bắt chước, tiếp nhận không thiếu thứ gì. Mặt khác, nhìn chung lại thì vẫn là làm ăn luộm thuộm không đâu vào đâu, cái hay không tiếp nhận mà nhiều khi lại mang về cái dở. 

Điều này là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tới kết quả tai hại là hạn chế luôn việc hình thành nên một cái nhìn chính xác về dân tộc. Dân ta thường cho rằng người ngoài ta không hiểu ta, chỉ ta mới hiểu ta ( thậm chí có người cho rằng không phải người Việt thì không sao hiểu được người Việt văn hóa Việt ) 

Việc thiếu một phương pháp luận đúng đắn, ở đây là thiếu điểm nhìn đúng, khiến cho nghiên cứu văn hóa không đạt tới trình độ khoa học cần thiết. 

5/ Khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XX, đã có cuộc thảo luận về Quốc học, nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu. Lý do là vì tự ta cũng thấy văn hóa của chúng ta yếu nhất là phần học thuật .

Từ hồi đặt vấn đề hội nhập, nhân tố văn hóa có được nói tới nhiều. Song nó chỉ được quan niệm như một cái gì khiến chúng ta khác người. Vì mục đích thiển cận nào đó ( chẳng hạn để kêu gọi du lịch ), tính độc đáo bị tô vẽ quá đáng. 

Khi nghiên cứu văn hóa mang nặng tính cách vụ lợi, nó đã phát triển theo những phương hướng cổ lỗ và sai lệch như vậy. 

Nhiều người nước ngoài cũng biết điều đó. Tại Hội thảo quốc tế về Việt nam học lần II (2004), Oscar Salemink, bộ môn Nhân học Xã hội, ĐH Tự do Amsterdam (Hà Lan) cũng phải kêu lên đại ý : Nhiều người Việt Nam luôn luôn nói văn hoá Việt Nam khác với văn hoá các nước khác. Nhưng nếu nghiên cứu kỹ, so sánh với văn hoá các nước khác thì có rất nhiều biểu hiện giống nhau. Trước những nhận xét như thế thông thường là ta lảng tránh.

Sự hạn chế trong tiếp cận và so sánh, đã không giúp ta hiểu ta tốt hơn.

Những khó khăn đã đến với người nghiên cứu văn hóa Việt Nam ở trong nước hiện nay 

Theo chúng tôi, khó khăn lớn nhất của việc nghiên cứu về VN hôm nay là chúng ta xuất phát từ một quan niệm thiển cận về văn hóa như trên vừa trình bày. Những lý luận mới mẻ và đầy sức thuyết phục về văn hóa, từ lâu đã hình thành ở các nước phương Tây, nay được giới thiệu kỹ càng rộng rãi ở Nga và Trung Hoa lục địa, thì ở xứ ta vẫn còn xa lạ.

Với sự thiển cận kéo quá dài, các khó khăn càng chồng chất. 

Một đặc điểm cũa xã hội VN là cái gì cũng có, nhưng cái gì cũng không đạt chuẩn mực. Chúng ta không có thành thị tuy qúa trình đô thị hóa đang diễn ra ồ ạt, bừa bãi. Chúng ta không có các trường đại học theo đúng chuẩn mực quốc tế -- và không biết bao giờ có nổi, trong khi đại học đang được mở ra đại trà. 

Hoạt động nghiên cứu văn hóa cũng vậy. 

Trong khi văn hóa Việt Nam rất được đề cao, thì các thiết chế nghiên cứu lại chưa hình thành . 

Về mặt phương pháp, văn hóa dân tộc chưa được nghiên cứu như một thực thể thống nhất mà bị chia nhỏ cắt khúc ra thành nhiều mảng rời rạc. 

Nếu biết rằng đây cũng là tình trạng thấy ở khoa học xã hội Nga thời xô viết và ở Trung Hoa đại lục từ 1976 trở về trước, thì người ta có thể yên tâm rằng tình hình không thể khác được. 

Chính những người phương Tây – xin được nói thẳng như vậy -- lại đi đầu trong việc nghiên cứu VN như một toàn bộ. Thuật ngữ Việt Nam học được du nhập từ nước ngoài vào. Cho tới những năm tám nươi của thế kỷ XX, thuật ngữ này vẫn không được công nhận. 

Gần đây tình hình thay đổi, giới khoa học xã hội trong nước muốn làm nhưng lại không có người biết nghiên cứu.

“Các nhà Việt Nam học “nội địa thường chỉ được hiểu là các nhà nghiên cứu từng ngành riêng rẽ được gộp lại theo phép cộng đơn giản.

Đã có các cuộc Hội thảo quốc tế về VN học (1998 và 2004 11-2008), nhưng từ đây, lại thấy nổi bật lên một hiện trạng đáng xấu hổ:
 
Trong hoạt động nghiên cứu cụ thể, các nhà khoa học nước ngoài làm tốt hơn người trong nước. Sự hơn này là ở mọi mặt. Họ cần cù. Họ có công cụ tốt. Nhiều người Nhật người Mỹ nghiên cứu Việt Nam đọc được cả các văn bản bằng chữ Hán cổ (là điều càng ngày càng ít nhà nghiên cứu VN làm nổi) . 

Họ làm công tác nghiên cứu với tinh thần khoa học thực sự chứ không biến đây thành công tác tư tưởng. Họ không bị ràng buộc bởi những cấm kỵ.

Trong lúc chúng ta quen nói về tình trạng thống nhất thì họ nói về những vùng văn hóa khác nhau tồn tại lặng lẽ trong lịch sử. 

Trong lúc chúng ta chỉ thích nhấn mạnh sự độc lập với Trung Hoa cổ thì họ vạch rõ chúng ta đã học đòi và dễ dãi với mọi sự bắt chước xoàng xĩnh. 

Với một thứ chữ nôm mà chúng ta tự hào, có nhà khoa học Nhật đã gọi là một thứ bánh vẽ, việc sử dụng có nhiều bất tiện. 

Điều đáng tiếc là những công trình nghiên cứu này không được giới thiệu đầy đủ vào Việt Nam. Trong những trường hợp may mắn đươc giới thiệu thì theo lối cắt xén và tìm mọi cách hạn chế tầm tác dụng. Thường chúng bị giam lại trong những cuốn sách in với số lượng hạn chế mà không có được khả năng thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội để thúc đẩy một sự đồng cảm và đi tiếp . 

Một việc có thể làm ngay 

Đời sống tinh thần của xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp mà người ta chỉ có thể hiểu được và gỡ rối được nếu trở lại với cả quá khứ của dân tộc. Nói như B. Russel “ Đọc sử để biết những ngu xuẩn của quá khứ, nhờ thế người ta có thể chịu đựng tốt hơn những ngu xuẩn của hiện tại “ ( sử học nói ở đây hàm nghĩa là việc nghiên cứu văn hóa nói chung). 

Gần đây đã có bạn trẻ thắc mắc vì sao sinh viên nước ngoài đến VN thì được học những khóa trình về văn hóa VN, mà sinh viên VN thì không. 

Nhưng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng cho việc này. Tự nhận thức chưa trở thành một nhu cầu của xã hội. Người biết nghiên cứu và có khả năng nghiên cứu không có. Trình độ của ngành khoa học xã hội trong nước quá thấp và không dễ gì thay đổi. 

Thậm chí không ai dám tin là sắp tới có một cơ chế nghiên cứu thích hợp tương xứng phần nào với đòi hỏi của tình hình. 

Đã có lúc chúng tôi đi tới ý nghĩ là phải “ quốc tế hóa “ công việc tức là dựa chủ yếu vào thành tựu của giới nghiên cứu nước ngoài. Song lại cũng biết ngay là điều này đi ngược với thói quen suy nghĩ của người đương thời và chắc chắn là chưa thể làm được trong thời gian tới. 

Trước mắt chỉ xin có một đề nghị cụ thể, là cần lập ra những trung tâm thông tin tư liệu về Việt Nam học( tối thiểu là một, càng có nhiều càng tốt).

Các trung tâm này có nhiệm vụ thu thập tất cả những gì người trong nước và nước ngoài đã viết về con người và xã hội Việt Nam, văn hóa Việt Nam.

Có một phần là nguồn từ sách báo người Việt viết ở Sài Gòn trước 1975 và các trí thức đang sống ở hải ngoại.

Phần khác bao gồm từ thư tịch cổ của người Trung Hoa, sổ tay nhật ký của các nhà buôn các giáo sĩ phương Tây đến Việt Nam các thế kỷ trước, sách báo viết về Đông dương của người Pháp (kể cả các viên chức hành chính cấp cao, những “ thực dân cáo già “ như chúng ta vẫn nói) cho tới các công trình nghiên cứu đang hàng ngày hàng giờ xuất hiện trong các trường đại học ở Mỹ và Nhật, Úc và Hà Lan.

Thu thập các tài liệu đã có cập nhật hóa nó bằng cách đưa lên mạng … việc này đòi hỏi nhiều công phu, nhưng vẫn là dễ làm nhất và nên được xem là cú hích mở đầu cho một quá trình tự nhận thức mà nếu không tiến tới một cao trào thì xã hội Việt Nam không bao giờ tạo ra được một bước ngoặt trong sự phát triển.

Nguồn: Vương Trí Nhàn