Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

40 NĂM CHIẾN THẮNG CHIẾN TRANH BẢO VỆ BIÊN GIỚI TÂY NAM: CUỘC CHIẾN TRANH BẮT BUỘC

40 năm chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam: Cuộc chiến tranh bắt buộc

Lưu Nhi Dũ

Tiểu đoàn 2 - Lữ đoàn Xe tăng và Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 tấn công giải phóng Phnom Penh Ảnh: TƯ LIỆU QUÂN ĐOÀN 4

Trước khi tập trung 10 sư đoàn tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam ngày 23-12-1978, tập đoàn phản động Pol Pot - Ieng Xari đã thực hiện rải rác các vụ sát hại người Việt, bộ đội Việt Nam và chống phá ta từ năm 1972

Đối với người trong cuộc, nhất là người hoạt động cách mạng ở miền Tây Nam Bộ trước năm 1975, thông tin trên không mới nhưng với công luận thì bất ngờ vì cứ ngỡ Pol Pot - Ieng Xari chống phá Việt Nam sau thời điểm đó.

Thế lực bên ngoài đằng sau Pol Pot

Trong tham luận của mình tại Hội thảo khoa học "40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979-7.1.2019)" tổ chức ở An Giang mới đây, Đại tướng Phạm Văn Trà, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định thực chất Pol Pot đã tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam từ năm 1972.

"Tôi vào Quân khu 9 từ năm 1963, theo dõi kỹ nên biết tình hình này. Không phải nghiễm nhiên Pol Pot chống chúng ta mà phải có một thế lực bên ngoài đứng đằng sau mới có đủ sức" - Tướng Trà phát biểu.

Các nhà nghiên cứu chỉ rõ rằng nếu không có thế lực đó, làm sao Pol Pot - Ieng Xari có thể trang bị đầy đủ vũ khí, đạn dược cho 23 sư đoàn tinh nhuệ và nhiều đơn vị địa phương như vậy.

Đại tướng Phạm Văn Trà cho biết năm 1972, nhiều đơn vị của Quân khu 9 sang Campuchia đã bị Pol Pot giết hại. Một bệnh viện của Sư đoàn 1 - hoạt động chủ yếu ở An Giang, Hà Tiên - tại Tà Keo cũng bị Pol Pot cho phá hủy.

Tham luận của Thiếu tướng, PGS-TS Vũ Quang Đạo, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, cho biết chi tiết: Từ năm 1970-1975, Pol Pot đã tiến hành một số vụ tấn công, bắt cóc bộ đội Việt Nam hoạt động trên chiến trường Campuchia.

Cụ thể, "chỉ tính 6 tháng đầu năm 1972, riêng Quân khu 203 (Quân khu Đông Nam của Campuchia) đã xảy ra 26 vụ giết bộ đội Việt Nam, 17 vụ cướp vũ khí, 385 vụ bắt cóc, 413 vụ tịch thu hàng hóa. Sáu tháng đầu năm 1973, quân Pol Pot gây ra 102 vụ, giết và làm bị thương 103 bộ đội Việt Nam, cướp hàng chục tấn lương thực, vũ khí".

Chiến trường ác liệt

Giới lãnh đạo quân sự Việt Nam không bất ngờ trước tình hình đó. Ngay sau ngày 30-4-1975, Pol Pot đã tập trung chống phá Việt Nam có hệ thống. Ngày 3-5-1975, địch xua quân chiếm đảo Phú Quốc; ngày 10-5-1975 chiếm đảo Thổ Chu, Hòn Ông, Hòn Bà.

Đến cuối năm 1976, các cuộc tấn công của quân Pol Pot vào lãnh thổ nước ta ngày càng tăng. Chỉ tính từ ngày 30-4-1975 đến tháng 6-1977, quân Pol Pot đã xâm phạm lãnh thổ Việt Nam hơn 2.000 lần từ Hà Tiên đến Tây Ninh, sau đó là dọc biên giới với các tỉnh Tây Nguyên. Thậm chí, Pol Pot còn tổ chức hỗ trợ Fulro để chống phá ta từ bên trong.

Tính từ tháng 5-1975 đến ngày 23-12-1978, quân Pol Pot đã giết hại hơn 5.230 dân thường Việt Nam vô tội, bắt và đưa đi thủ tiêu hơn 20.000 người.

Chủ trương của quân Pol Pot là "chỉ cần mỗi ngày diệt vài chục, mỗi tháng diệt vài ngàn, mỗi năm diệt vài ba vạn thì có thể đánh 10, 15 đến 20 năm; thực hiện 1 diệt 30, hy sinh 2 triệu người Campuchia để tiêu diệt 60 triệu người Việt Nam".

Thực tế, chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc đã bắt đầu từ đêm 30-4-1977, khi mà tập đoàn Pol Pot - Ieng Xari bất ngờ mở đợt tấn công đồng loạt 13 đồn biên phòng, 14 xã, thị trấn dọc biên giới của tỉnh An Giang.

Ngày 23-12-1978, Pol Pot tập trung 10 sư đoàn tấn công toàn tuyến biên giới Tây Nam. Đây cũng là ngày mở đầu cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc ta.

"Một cuộc chiến tranh bắt buộc" bắt đầu, như đánh giá của Đại tá Nguyễn Văn Hồng - nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 309, nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 4 - trong một tác phẩm nghiên cứu cùng tên.

Việt Nam thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình bằng một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc được ghi vào lịch sử dân tộc, cũng là bảo vệ nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng tàn bạo của tập đoàn Pol Pot - Ieng Xari. Đến 12 giờ ngày 7-1-1979, những người lính Sư đoàn 7 - Quân đoàn 4 đã làm chủ hoàn toàn Phnom Penh - Campuchia.

Thực tế, người viết bài này, là bộ đội thuộc Trung đoàn 812 - Sư đoàn 309, lúc đó vẫn đang trên đường tiến hành giải phóng thị xã Koh Nhek, tỉnh Mondonkiri - hướng Đông Bắc Campuchia.

Ngoài ra, 2 sư đoàn của Quân đoàn 2 tấn công hướng An Giang vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận Phnom Penh lẫn giải phóng các quân cảng dọc biển Tây Campuchia, khi mà Lữ đoàn 126 Hải quân đánh bộ của ta bị bao vây trong thế rất nguy kịch, bị địch tái chiếm các quân cảng.

Nhiều trận đánh cực kỳ ác liệt vẫn diễn ra khắp các chiến trường, nhất là hướng Battambang, Siem Reap - các địa phương giáp biên giới với Thái Lan, trở thành những cái túi đựng tàn quân Pol Pot.

Ngày 17-1-1979, Campuchia được giải phóng hoàn toàn. Chiến dịch giải phóng Campuchia, đánh tan tập đoàn phản động, diệt chủng Pol Pot - Ieng Xari kết thúc.

Hơn 2,7 triệu người Campuchia - số liệu của Hội đồng Mặt trận Đoàn kết Xây dựng và Bảo vệ tổ quốc Campuchia - đã chết dưới bàn tay quân Pol Pot và đất nước Campuchia đã tan hoang sau 4 năm cai trị tàn bạo của tập đoàn này.

Thế nhưng, cuộc chiến tranh chính nghĩa của bộ đội ta, của nhân dân Campuchia vẫn chưa thể kết thúc mà phải kéo dài đến năm 1989.

Cuộc chiến tranh tổng lực, hiện đại

Việt Nam bước vào cuộc chiến tranh chính nghĩa với lực lượng bao gồm một phần Quân đoàn 2, 3 và 4, nhiều lữ đoàn thiết giáp, pháo binh, công binh, đặc công, cao xạ..., nhiều sư đoàn, trung đoàn địa phương, không quân và hải quân cùng Quân đoàn 1 của Mặt trận Đoàn kết Dân tộc Cứu nước Campuchia.

Đó là một cuộc chiến tranh hiện đại, hợp đồng tác chiến các binh chủng hiệu quả. Ít nhất hai cầu không vận đã được hình thành, đưa Quân đoàn 2 từ Bình Trị Thiên vào An Giang, đưa Sư đoàn 309 từ Cù Hanh (Pleiku) vào TP HCM - Battambang.

Về phía Pol Pot, quân số lúc cao điểm lên đến 23 sư đoàn bộ binh cùng các binh chủng mạnh, lực lượng địa phương với tổng cộng 120.000 người và nhiều loại vũ khí hiện đại.

Nếu tính từ năm 1975, khi Pol Pot tấn công đảo Phú Quốc, cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc ta kéo dài 14 năm.

theo Người lao động

Xe tăng Trung Quốc: "TYPE GÌ THÌ TYPE, K GÌ THI K" - ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM CHỈ CÓ MỘT KẾT CỤC LÀ TAN XÁC

Xe tăng Trung Quốc: "Type gì thì Type, K gì thì K" - Động đến Việt Nam chỉ có một kết cục là tan xác

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt

Xe tăng Trung Quốc bị bắn cháy ở Cao Bằng tháng 2-1979.

Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam 1979, phía Trung Quốc đã huy động tới 6 trung đoàn xe tăng thuộc các quân đoàn, quân khu Quảng Tây và Côn Minh với số lượng lên tới 550 chiếc.

Tuy nhiên, về chủng loại thì chủ yếu có 2 loại - đó là xe tăng Type 62 và xe thiết giáp chở quân K63.

Xe tăng Type 62

Xe tăng hạng nhẹ kiểu 62 (Type 62) là loại xe tăng do hãng Norinco của Trung Quốc sản xuất. Đây là một phiên bản thu nhỏ của xe tăng T-59 (1 bản sao của xe tăng T-54) nên hình dạng của nó rất giống T-54A nhưng nhỏ hơn, giáp mỏng hơn, pháo nhỏ hơn. Tên công nghiệp của nó là WZ132. Ở Việt Nam, nó được gọi là xe tăng T-58.

Tính năng chủ yếu:

Loại: xe tăng hạng nhẹ. Khối lượng: 21 tấn; Kíp chiến đấu: 4 người (Trưởng xe, lái xe, pháo thủ và nạp đạn).

Chiều dài: 7,9 m (cả pháo) hoặc 5,6 m (chỉ riêng thân xe); Chiều rộng: 2,9 m; Chiều cao: 2,3 m.

Chiều dày vỏ giáp: 35 mm (tối đa ở thân xe), 15 mm (tối thiểu ở thân xe), 50 mm ở tháp pháo.

Vũ khí chính: Pháo 85mm kiểu 62-85TC. Cơ số đạn: 47 viên.

Vũ khí phụ: Súng máy song song loại K53 cỡ 7,62mm. Cơ số đạn 2000 viên.

Súng máy cao xạ DShK 12,7mm loại 54, cơ số đạn 1.250 viên hoặc súng máy K53 cỡ 7,62mm.

Động cơ: Diesel kiểu 12150L-3 V-12, làm mát bằng nước. Công Suất: 430 mã lực (321 kW). Công suất riêng: 20,5 mã lực / tấn

Vượt chướng ngại vật - Vượt tường cao 0,8 m; Hào chống tăng: 2,85 m; Vượt dốc và đi dốc nghiêng: 30°; khả năng lội nước sâu: 1,4 m (5 m khi được trang bị một ống thở).

Tầm hoạt động: 500km; Tốc độ: 35-60km/h

Xe tăng Trung Quốc bị Sư đoàn 346 tiêu diệt ở Bản Sẩy, Hòa An, Cao Bằng sáng 18-2-1979.

Khi xe tăng Type-59 được sản xuất, nó đã gặp nhiều khó khăn khi hoạt động ở vùng phía nam Trung Quốc. Đây là khu vực mà địa hình bị chia cắt nhiều, chủ yếu bao gồm các dãy núi, đồi, ruộng lúa, hồ và sông ngòi mà cầu đều yếu không chịu được trọng lượng của xe tăng T-59 hay T-54.

Vì vậy, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đề nghị sản xuất một loại xe tăng có sức chiến đấu lại tương đương T-54 nhưng có thể hoạt động dễ dàng ở khu vực này.

Qua quá trình nghiên cứu, thử nghiệm đến năm 1963 thì việc nghiên cứu kết thúc và mẫu chính thức Type-62 ra đời, được biên chế vào quân đội TQ.

Xe tăng Type-62 sau đó cũng được xuất khẩu hoặc viện trợ cho một số quốc gia khác trên thế giới như Anbania, Bangladesh, Bắc Triều Tiên, Congo, Mali, Sudan, Tanzania, Cambodia.

Do vỏ giáp mỏng, khối lượng nhẹ hơn, lại có công suất riêng khá lớn (hơn 20 mã lực/ tấn) nên Type-62 có khả năng cơ động việt dã tương đối tốt, thích hợp với nhiều loại địa hình.

Trong khi đó, pháo 85 mm với cơ số đạn 47 viên đủ các loại đạn nổ phá sát thương, xuyên và xuyên dưới cỡ cộng với 2 khẩu đại liên trên xe cũng là một cụm hỏa lực đáng kể.

Song cũng do vỏ giáp mỏng nên khả năng phòng vệ của Type-62 khá yếu, chúng dễ dàng bị các loại đạn chống tăng B40, B41,DKZ xuyên thủng và đốt cháy. Mặt khác, do xích mỏng mảnh, bụng xe cũng mỏng nên nếu gặp mìn chống tăng sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu.

Trong thực tế chiến đấu tại biên giới phía Bắc, các đơn vị của Việt Nam đã tiêu diệt khoảng hơn 100 xe Type-62. Đặc biệt, chỉ 1 đại đội song với lối đánh phù hợp, bộ đội ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 12 xe Type-62 trong một trận đánh tại Cao Bằng.

Với những ưu khuyết điểm như vậy, hiện tại Type 62 tuy vẫn còn được sử dụng trong Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cùng quân đội một số quốc gia khác song chúng đang được hiện đại hóa dần lên.

Xe thiết giáp chở quân K63

Xe thiết giáp chở quân K63 là cách gọi của Việt Nam đối với loại xe bọc thép chở quân Type 63 (tên công nghiệp YW-531) do Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc sản xuất, chính thức đi vào biên chế năm 1964. Ngoài sử dụng nội địa, xe K63 còn được xuất khẩu hoặc viện trợ cho một số nước, trong đó có Việt Nam.

Các tính năng chủ yếu:

Trọng lượng chiến đấu: 12,8 tấn. Kíp xe: 2 người (Trưởng xe và lái xe). Chiều dày vỏ thép: 14 mm.

Xe dài: 5,476 mét; Xe rộng: 2,978 mét; Xe cao: 2,510 mét và 2, 563 (tính cả súng 12, 7mm); Đáy xe cách mặt đất: 0,433 mét.

Động cơ diesel công suất 260 mã lực; Công suất riêng: 20,3 mã lực/tấn; Tốc độ lớn nhất trên cạn: 60 km/h; Tốc độ bơi lớn nhất: 6 km/h. Hành trình trên bộ: 500 km; Hành trình bơi nước: 60 km.

Khả năng vượt chướng ngại vật - Vượt tường cao: 0,6 mét; Vượt hào: 2,1 mét; Lên dốc: 32o; Xuống dốc: 30o; Đi dốc nghiêng: 25o; Dốc bến lên: 20o; Dốc bến xuống: 25o.

Vũ khí: 01 khẩu đại liên 12,7 mm

Khả năng chuyên chở tối đa: 13 người (1tiểu đội bộ binh).

Thân xe thiết giáp Type-63 làm bằng thép hàn, chỗ dày nhất đạt 14 mm có khả năng chống lại các loại vũ khí bộ binh cỡ nhỏ.

Vị trí động cơ ở phía trước góp phần nâng cao khả năng bảo vệ cho bộ binh. Cửa lên xuống ở phía sau tạo điều kiện lên xuống thuận lợi và nâng cao khả năng sống còn cho bộ binh trong quá trình chiến đấu.

Xe có trọng lượng nhẹ và công suất riêng khá lớn (20,3 mã lực/tấn) nên khả năng cơ động việt dã khá cao trên mọi dịa hình. Xe có khả năng bơi khi tốc độ nước không quá 1m/s và gió cấp 3 nên đảm bảo khả năng vượt các vật cản nước tương đối tốt, đặc biệt là sông hồ trong nội địa.

Xe thiết giáp chở quân K63 của Trung Quốc trên đường rút chạy.

Xe được trang bị 1 đại liên cỡ 12,7 mm có uy lực khá mạnh. Xe có 2 cửa nóc nên bộ binh có thể nhô ra chiến đấu khi đang cơ động. Khi kết hợp đại liên 12,7 mm với các loại vũ khí của tiểu đội bộ binh trên xe sẽ tạo thành một ổ hỏa lực tương đối mạnh.

Bộ xích của xe cũng mỏng mảnh, dễ bị trật, đứt khi đi qua các địa hình phức tạp. Bên cạnh đó, xe bơi bằng xích nên nếu các hộp xích bị móp méo, hỏng thì xe sẽ mất khả năng bơi.Tuy nhiên, nhược điểm của loại xe này là vỏ giáp mỏng nên khả năng bảo vệ tương đối yếu. Nó dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại súng chống tăng B40, B41, DKZ, mìn chống tăng và cả súng bộ binh cỡ lớn như 12,7 mm, 14,5mm...

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, đã có khoảng hơn 100 xe loại này bị các đơn vị của Việt Nam loại khỏi vòng chiến đấu.

Tuy vậy, do sự tiện lợi trong sử dụng với danh hiệu "ta-xi chiến trường" cho đến nay Type-63 vẫn đang được sử dụng trong quân đội của nhiều nước.

theo Trí Thức Trẻ

Chiến tranh biên giới 1979: DÙ CHIẾN THUẬT "BIỂN NGƯỜI" HAY "BIỂN XE TĂNG", TRUNG QUỐC ĐỀU THẤT BẠI

Chiến tranh biên giới 1979: Dù chiến thuật “biển người” hay “biển xe tăng”, Trung Quốc đều thảm bại

Trong đợt tấn công Việt Nam tháng 2/1979, riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc.

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tháng 2/1979, Trung Quốc đã sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng 32 sư đoàn) cùng nhiều đơn vị binh chủng với quân số lên tới hơn 60 vạn.

Xe tăng Trung Quốc ồ ạt tiến vào Việt Nam sáng ngày 17/2/1979.

Riêng về tăng thiết giáp, Trung Quốc đã huy động 6 trung đoàn với tổng số 550 chiếc. Mặc dù chiến sự trải dài trên toàn tuyến biên giới song số cửa khẩu tăng thiết giáp có thể vượt qua chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Vì vậy, không hề nói quá khi kết luận rằng trong cuộc tấn công này, Trung Quốc không chỉ sử dụng chiến thuật “biển người” mà còn sử dụng cả chiến thuật “biển xe tăng”. Nhưng dù cho có dùng chiến thuật gì đi chăng nữa thì số phận quân xâm lược đều giống nhau mà thôi.

Từ trận phục kích Bản Sẩy

Đó là trận đánh của Đại đội 10, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 851, Sư đoàn 346, Quân khu 1 ngày 18-2-1979.

Bản Sẩy thuộc xã Bế Triều, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng ở về phía đông bắc đường 166 (thị xã Cao Bằng đi Hà Quảng), cách thị xã Cao Bằng 12km về phía tây bắc, cách biên giới Việt-Trung và mốc 113 khoảng 30km về phía đông nam. Dân cư chủ yếu là người Tày-Nùng, chỉ có dân quân ở lại còn đã sơ tán hết.

Bản Sẩy dài khoảng 600m, rộng 300m, nằm trên một ngọn đồi thấp, gồm 2 xóm: 1 và 2, cách nhau khoảng vài trăm mét. Xung quanh các xóm có lũy tre tương đối dày và kín đáo tiện giấu quân, bí mật, bất ngờ. Trong bản nhà ở thưa, làm bằng gỗ và xây gạch, có vườn, cách nhau 50-70m. Xa khoảng 1km là núi cao, rừng rậm khi cần cơ động được kín đáo.

Đường 166 từ mốc 113 qua Hà Quảng, ngã ba Đôn, huyện lị Hoà An theo đường 3 về thị xã Cao Bằng. Đường rộng 4-5m, trải đá dăm xe cơ giới đi lại thuận tiện, đoạn qua Bản Sẩy thấp hơn khu dân cư. Hai suối phía tây bắc và đông nam bản cách nhau 2km, rộng 6-7m có cầu bắc qua. Nếu 2 cầu bị phá xe cơ giới cơ động khó khăn.

Tóm lại, đoạn đường qua Bản Sẩy có thể tổ chức phục kích, khi cần thiết dựa vào địa hình làng mạc chuyển vào phòng ngự ngăn chặn địch, tạo thời cơ cho lực lượng ở thị xã chuẩn bị chiến đấu.

Xe tăng Trung Quốc bị quân ta bắt giữ tại khu vực cầu Bản Sẩy, Hòa An Cao Bằng. Ảnh: Trần Mạnh Thường

Về phía Trung Quốc, sau khi chiếm Thông Nông, Thạch An, để phối hợp với các hướng Trà Lĩnh, Trùng Khánh, ngày 18.2.1979, 1 sư đoàn tăng cường có 1 phân đội xe tăng phái đi trước từ Thông Nông tiến theo đường 166 về thị xã Cao Bằng. Ta không nắm được ý định, lịch trình cụ thể.

Về phía ta, Đại đội 10 của Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 81, Sư đoàn 346 Quân khu 1 chuyển vào phòng ngự từ cuối năm 1978. Tổ chức biên chế của đại đội tương đối đủ, ngoài ra có phó chính ủy trung đoàn, phó chính trị viên tiểu đoàn đi cùng. Trang bị vũ khí có 1 ĐKZ 82mm, 1 cối 82mm, 2 cối 60mm, 12 B41, 1 đại liên, 7 trung liên, 60 AK và 1 máy VTĐ.

Ngày 17.2.1979, Đại đội 10 đang phòng ngự ở đèo Mã Phục cách thị xã 11km về phía đông bắc. 22h00 cùng ngày được lệnh cơ động về xã Đức Long cách thị xã 20km về phía tây bắc ngăn chặn địch từ Thông Nông tiến theo đường 166 về thị xã. Sau khi nhận lệnh, đại đội tiến hành chuẩn bị và hành quân bằng 4 xe vận tải, khởi hành lúc 04h00 ngày 18.2. Lúc 05h30 ngày 18.2.1979, xe đến Bản Vạn cách vị trí quy định 10km dừng lại nghỉ. cán bộ tranh thủ hội ý xác định nơi sẽ chặn địch.

Trong lúc đang hội ý thì nghe tiếng súng phía tây bắc và thấy bộ binh địch xuất hiện cách khoảng 600-700m, sau khi trao đổi, phó chính uỷ cho đơn vị quay lại chọn địa hình có lợi đánh địch. Xe về đến Bản Sẩy thấy địa hình có lợi, phó chính ủy cho đại đội triển khai lực lượng ở đây.

Ý định chiến đấu: Tổ chức trận địa phục kích trên đoạn đường dọc theo xóm 1 dài 500-600m, chặn đầu ở đông nam xóm 1 (sát sông Bằng Giang), khoá đuôi ở cầu phía đông trạm xá. Đoạn chủ yếu giữa xóm 1 (200-300m). Bố trí lực lượng phục kích gần đường, cách khoảng 15-20m.

Tổ chức các bộ phận chặn đầu, khoá đuôi, chặn địch đánh vào làng và cơ động. Hoả lực ĐKZ, cối, đại liên do đại đội nắm chi viện chung, bố trí phía sau.

Diễn biến chiến đấu:

07h10: đại đội vừa vào hết trong bản chưa triển khai xong thì có 4 xe tăng địch, mỗi xe chở khoảng 10 tên lính đi cách nhau 50m chạy qua Bản Sẩy về phía Cao Bằng. Địch không phát hiện ta bố trí ở đây mặc dù lúc đó cạnh đường còn 2 xe vận tải của ta chưa giấu kịp.

07h20: đại đội triển khai xong đội hình. Cùng lúc đó có 3 xe tăng (cách tốp đi đầu 500-600m) chở bộ binh tiến vào trận địa. Xe địch đến giữa trận địa, khoảng đầu đội hình trung đội 5, đại đội trưởng ra lệnh nổ súng. B41 của 2 trung đội diệt ngay 3 xe tăng này, bộ binh trên xe bị trung liên, AK tiêu diệt. Các xe chạy sau dừng lại bên kia cầu, triển khai quanh trạm xá ở bên tây đường dùng pháo trên xe và hoả lực bộ binh bắn mạnh vào luỹ tre và trong bản, sau đó cho xe vừa chạy vừa bắn định vượt qua Bản Sẩy để tiến vào thị xã.

Trung đội 4 và 5 lợi dụng mô đất, khóm tre ẩn nấp để địch vượt qua cầu vào sâu trong trận địa (gần hết phạm vi trung đội 4) mới nổ súng diệt tiếp 5 xe tăng này và số bộ binh trên xe. Sau đợt chiến đấu, đại đội trưởng cho củng cố đội hình, giải quyết thương binh tử sĩ, bổ sung đạn, sửa sang công sự.

14h00: 4 xe tăng đi đầu lúc trước quay lại tiến vào trận địa. Đại đội trưởng ra lệnh để xe lọt vào giữa trận địa Trung đội 5 mới được nổ súng.

4 xe tăng địch vừa đi vừa thăm dò thận trọng, đến 14h30 lọt vào trận địa trung đội 5. Phó chính trị viên đại đội ra lệnh nổ súng. B41 bắn cả 4 xe bốc cháy. Số bộ binh trên xe nhảy xuống chống cự sau ít phút thì bị tiêu diệt. Trận đánh nhanh chóng kết thúc.

Kết quả: Chúng ta diệt 150 tên địch, bắn cháy 12 xe tăng, thu 1 đại liên, 3 AK cùng một số đạn, khí tài khác.

Bên phía ta hy sinh 4 đồng chí, bị thương 12. Bộ phận địch bị tiêu diệt trong trận chiến đấu này là Đại đội 6 thuộc Trung đoàn xe tăng của quân đoàn 42, cùng một số bộ binh, công binh hộ tống. Phía TQ cũng đã phải thừa nhận trận phục kích đã gây thiệt hại nặng nề cho họ.

Đến các hướng chiến đấu khác 

Chỉ phải đối phó với bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng (lúc đó gọi là công an vũ trang) và dân quân tự vệ nên quân Trung Quốc áp đảo cả về binh lực và hỏa lực. Tận dụng sự hơn hẳn đó, song song với chiến thuật “biển người”, Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật “biển xe tăng” ở nhiều nơi.

Trong hầu hết các trận đánh, đầu tiên phía TQ thường sử dụng pháo binh bắn cấp tập vào trận địa phòng ngự của ta. Sau đó dùng xe tăng dẫn dắt, chi viện bộ binh xung phong với số đông tham gia để tràn ngập trận địa.

Do đã có sự chuẩn bị từ trước, các chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã tận dụng công sự có sẵn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, linh hoạt… tiêu diệt được nhiều địch- trong đó có nhiều tăng thiết giáp, phá vỡ âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của đối phương.

Trên mặt trận Cao Bằng, ngoài trận phục kích ở Bản Sẩy, quân và dân Cao Bằng đã có nhiều trận đánh cơ giới trên các ngả đường tiến về thị xã, tiêu diệt và phá hủy 134 tăng thiết giáp của Trung Quốc.

Trên mặt trận Lạng Sơn, trong các trận đánh tại Đồng Đăng, Thâm Mô, Pháo Đài, Khánh Khê… các đợt xung phong của TQ đều có sự chi viện, yểm trợ của xe tăng. Tuy nhiên, các chiến sĩ QĐNDVN đã bắn cháy, phá hủy 76 xe tăng địch, giữ vững trận địa đến nhiều ngày sau đó.

Tại mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai) cũng có đến 66 tăng thiết giáp của Trung Quốc bị loại khỏi vòng chiến đấu.


Tính chung, trong số 550 tăng thiết giáp tham gia xâm lược Việt Nam thì đã có quá nửa – 280 chiếc bị tiêu diệt. Để che giấu thất bại ê chề này, khi rút quân TQ đã cất công kéo hầu hết xác tăng thiết giáp bị cháy ở Việt Nam về bên kia biên giới.

Vậy là “biển người”, “biển xe tăng” hay biển gì đi chăng nữa, khi xâm lược Việt Nam cũng sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại mà thôi!

(Theo Soha News)

NGƯỜI ĐỨC NÓI VÀ VIẾT VỀ NHẬT BÁO TAZ Ở BERLIN


Một trong những địa chỉ truyền thông ở Đức những năm qua đăng tải nhiều bài viết về Việt Nam là tờ Báo hàng ngày ở Berlin (tên tiếng Đức Tageszeitung, viết tắt Taz, phiên bản điện tử taz.de). Vì cách đưa tin và viết bình luận về Việt Nam của tờ báo này, nhiều người Việt Nam rất bất bình. Có người muốn biết, báo chí và dư luận phương Tây đánh giá như thế nào về tờ báo này. 


Liên quan đến vụ lừa đảo lớn nhất trong lịch sử 70 năm của Tạp chí tin tức Tấm Gương (Der Spiegel), mấy tháng qua, tờ TAZ, cũng được nhắc đến nhiều. Bởi vì biên tập viên/phóng viên Claas Relotius bắt đầu khởi nghiệp bằng việc làm thực tập ở ban biên tập TAZ tại Hamburg. Khi trở thành nhà báo tự do, nhiều năm ông ta viết chủ yếu cho Tạp chí Tấm gương và cho các tờ báo khác. Nếu tính về số lượng bài viết của Claas Relotius được đăng, báo TAZ đứng ở vị trí thứ tư, sau Spiegel, Cicero và Weltwoche. Tất cả các giải thưởng sau, Claas Relotius đã phải trả lại hoặc bị thu hồi: hai giải của Kênh CNN „Journalist of the Year“ (Nhà báo của năm), bốn lần giải „Deutschen Reporterpreis“ (Giải thưởng phóng viên Đức), giải „Peter Scholl-Latour-Preis“, „European Press Prize“, Giải thưởng Truyền thông của Nhà thờ Công giáo, giải „Reemtsma Liberty Award“ (Giải thưởng Tự do Reemtsma) …

Theo Wikipidia tiếng Đức, Taz được thành lập ở Tây Berlin vào năm 1978 khi chiến tranh lạnh đạt đỉnh điểm và lúc đó Taz được coi là một trong các địa chỉ truyền thông theo xu hướng cánh tả. Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, số lương người đọc Taz ngày càng ít đi đáng kể. Cũng theo Wikipedia tiếng Đức, hiện nay lượng báo được bán là 50.519 bản, giảm 7951 bản, tương đương 13,6% kể từ năm 1998. Ở một đất nước có hơn 82 triệu người dân, với số lượng xuất bản như thế thì sự tồn tại của nó luôn luôn bị đe dọa vì giảm lượng xuất bản đồng nghĩa với với sự thất thu nguồn tài chính có được từ phí quảng cáo. 

Taz trả tiền lương rất rẻ mạt, lương chưa trừ thuế cho đại đa số nhân viên là khoảng 2.000 euro mỗi tháng, tất cả nhân viên không được nhận tiền thưởng cuối năm, và như vậy không đạt tới 50% mức tiền lương thông thường cho những người làm báo ở Đức. Chỉ một số cán bộ lãnh đạo được nhận thêm khoản phụ cấp trách nhiệm với vài trăm euro. Vào tháng 11-2013, Taz đã bị dư luận phê bình vì qua một quảng cáo muốn tìm thực tập viên với mức lương tháng trước thuế chỉ 903,15 € tương đương 5,39 euro cho một giờ. Vào thời điểm đó Chính phủ Đức có chủ trương đưa mức lương tối thiểu là 8,50 euro cho một giờ làm việc giành cho người lao động phổ thông. 

Một sự việc liên quan đến việc tuyển chọn nhân viên cũng đã trở thành một vụ kiện bởi vì một người xin việc cho rằng mình bị phân biệt đối xử không hợp pháp và Tòa án tiểu bang phụ trách luật lao động của bang Berlin-Brandenburg đã phán quyết trong tháng 6-2014 rằng, Nguyên đơn hoàn toàn có lý, đồng thời buộc Taz phải trả một khoản tiền bồi thường tương đương ba tháng lương.

Nhiều vụ bê bối khác đã gây ra sự chú ý đến Taz, thí dụ, thông cáo báo chí của Tòa án tiểu bang Berlin đề ngày 16.08.2013 cho biết, phán quyết ngày 15-8-2013, số hồ sơ: Az 27 O 183/13, buộc Taz phải trả bồi thường 20.000 euro cho ông Thilo Sarrazin một Chính trị gia của đảng SPD và là tác giả nổi tiếng vì vi phạm nghiêm trọng nhân cách qua một bài bình luận đã đăng. Ngoài ra, tờ Taz không được phép lặp lại lời lẽ đã đăng trong bài bình luận bị cáo buộc. 

Trước đó, năm 2010, bà Alice Schwarzer, sinh năm 1942, nữ nhà báo Đức nổi tiếng, là người sáng lập và nhà xuất bản Tạp chí phụ nữ Emma và là một trong những đại diện nổi tiếng nhất của Phong trào Nữ quyền Đức, đã tố cáo Taz, những năm 1980 tờ báo này đã tạo ra một "diễn đàn chính cho tuyên truyền ấu dâm". Năm 2011, tờ Frankfurter Khái quát và tờ Frankfurt Toàn cảnh cũng đưa ra những lời chỉ trích tương tự liên quan đến vấn đề này. Nhiều người cho rằng, như vậy hai tờ báo này đã xác nhận sự chuẩn xác lời tố cáo mà bà Alice Schwarzer đã công khai đưa ra. Một vụ bê bối khác cũng gây tiếng vang trong làng báo phương Tây và được gọi là „Vụ Keylogger“. 

Trong một phòng biên tập của Taz, vào ngày 17-2-2015, một nhân viên kỹ thuật máy tính đã phát hiện ra một bộ phận được gọi là keylogger trên máy tính của một thực tập sinh và đó là một cái bẫy. Bởi vì Keylogger là một chương trình máy tính nhằm mục đích theo dõi và ghi lại mọi thao tác thực hiện trên bàn phím. Do chức năng mang tính vi phạm vào riêng tư của người khác này nên các chương trình keylogger được xếp vào nhóm các phần mềm gián điệp. Theo điều tra, thủ phạm là một biên tập viên làm việc lâu năm của Taz. Để trốn tránh trách nhiệm hình sự, biên tập viên lâu năm này đã trốn ra nước ngoài. Khi tiến hành thủ tục xét xử theo luật hình sự, biên tập viên này không chấp hành giấy triệu tập đến tham gia phiên tòa. Do Đức và quốc gia, nơi mà ông này đang lẩn trốn không ký kết Hiệp định dẫn độ, nên đầu năm 2017 tòa án Đức phải xử vắng mặt và tuyên án ông ta với hình phạt tiền. 

Một vụ kiện Taz xảy ra đã hơn 10 năm nhưng nhiều người chưa quên. Ông Kai Diekmann lúc đó là Tổng biên tập tờ Báo Ảnh (Bildzeitung) kiện ra Tòa án tiểu bang Berlin. Không biết vì châm biếm hay nhằm mục đích hạ uy tín, vào ngày 8-5-2002 Taz cho đăng trên trang báo của mình câu chuyện giật gân, ông Kai Diekmann đã cho làm một cuộc phẫu thuật để tăng độ dài dương vật của mình. Tòa án tiểu bang Berlin đã tuyên án, bài viết đã vi phạm quyền cá nhân, Taz không được phép lặp lại lời lẽ đã đăng trong bài báo bị kiện. Tuy Taz không nhắc lại câu chuyện này, nhưng sau đó người đi đường vẫn tiếp cận với câu chuyện này. Bởi vì ngày 15-11-2009 trên mặt tiền của ngôi nhà mà Taz đặt văn phòng biên tập, một tác phẩm điêu khắc theo kiểu phù điêu đắp nổi có màu như màu da người được gắn lên. Từ xa, người đi đường bị đập vào mắt tác phẩm điêu khắc, người đàn ông to lớn trần truồng để lộ bộ phận dương vật dựng đứng cao lên tận tầng thứ 5 của ngôi nhà (xem ảnh minh họa). 

Để đánh giá sự đáng tin cậy của một địa chỉ truyền thông, những người làm báo nghiêm túc ở Đức thường xem thống kể hình thức kỷ luật của Hội đồng báo chí Đức. Xin nói thêm, Hội đồng báo chí Đức, thành lập ngày 20-11-1956, là cơ quan của các Hiệp hội báo chí và Hiệp hội xuất bản, đã soạn thảo các Nguyên tắc báo chí và được xem là „Tiêu chí báo chí“. Nếu một đơn vị báo chí vi phạm một hoặc nhiều Tiêu chí báo chí, bất cứ ai cũng có thể gửi đơn khiếu nại lên Hội đồng Báo chí. Một hội đồng sẽ xem xét và có thể cho ra một trong trong ba biện pháp kỷ luật sau: Nhắc nhở, Khiển trách và Cảnh cao. Biện pháp kỷ luật nặng nhất là Cảnh cáo, được chia ra hai loại, Cảnh cáo công khai và Cảnh cáo không công khai. Biện pháp cảnh cáo không công khai được vận dụng chủ yếu để bảo vệ người bị hại. Trong mấy thập kỷ qua, Taz nhiều lần bị Hội đồng báo chí Đức cảnh cáo công khai và không công khai. Thí dụ, năm 1991 bị cảnh cáo công khai một lần do vi phạm liên quan đến tôn giáo, thế giới quan và nếp sống; 1997 một lần cảnh cáo công khai vì không chân thành và thiếu tôn trọng nhân phẩm con người; 1999 một lần cảnh cáo công khai vì thiếu bảo vệ danh dự người khác; 2000 một lần cảnh cáo không công khai vì vi phạm quyền cá nhân; 2001 ba lần cảnh cáo công khai vì vi phạm tính cẩn trọng, không chân thành và thiếu tôn trọng nhân phẩm con người; 2002 một lần cảnh cáo công khai vì không chân thành và thiếu tôn trọng nhân phẩm con người; 2009 một lần cảnh cáo không công khai vì vi phạm tính cẩn trọng, vi phạm quyền cá nhân; 2012 một lần bị khiển trách vì vi phạm quyền cá nhân; 2013 một lần cảnh cáo công khai vì vi phạm tính cẩn trọng, không chân thành và thiếu tôn trọng nhân phẩm con người; 2016 một lần cảnh cáo công khai vì đưa tin kiểu giật gân, vi phạm trách nhiệm bảo vệ trẻ vị thành niên. 

Hội đồng báo chí ở Cộng hòa Áo năm 1998 đã cảnh cáo Taz vì một bài báo cho đăng cả ở Đức và ở Áo trên tờ nhật báo Presse. Bài báo này viết về một ngôi mộ tập thể ở Orahovac/Kosovo và bị phê phán vì vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ chuyên môn báo chí.

Không biết có sự phối hợp giữa Taz và các thế lực chống Việt Nam hay không, nhưng trang mạng của người Việt lưu vong đều đăng lại các bài viết của Taz viết về Việt Nam.

Foto 1: Ảnh chụp tác phẩm điêu khắc của tác giả Peter Lenk,

Foto 2: Trụ sở của TAZ ở Rudi-Dutschke-Straße, Berlin cho đến tháng 10 năm 2018

Nguồn: tin và ảnh Bách khoa toàn thư mở Wikipidia tiếng Đức: https://de.wikipedia.org/wiki/Die_Tageszeitung

Bài viết Relotius & Co (tạm dịch Relotius và những kẻ đồng lõa), Đài phát thanh Đức Deutschlandfunk phát tán ngày 7-2-2019 

Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

CÁC NỮ CÔNG NHÂN ĐƯỢC TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG LÌ XÌ VÀO ĐÊM 30 TẾT LÀ AI?

Ong Bắp Cày

Ngay sau khi những bức ảnh chụp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới thăm hỏi, động viên và lì xì mừng tuổi theo phong tục tập quán dân tộc cho các công nhân của Xí nghiệp quản lý Công viên cây xanh số 3, tại khu vực đường Thanh Niên vào đêm 30 Tết Kỷ Hợi được đăng tải, một số kẻ với động cơ không trong sáng đã ghép bức ảnh này với bức ảnh CSGT Hà Nội trả lại đồ bị mất cho một cô gái, rồi cho rằng 2 cô gái này là 1. 

Có 2 bức ảnh trên, họ làm ầm lên rằng 2 cô gái đó chỉ là một. Cô gái này vừa "đóng vai" người được CSGT Hà Nội trả lại đồ bị mất, lại vừa "đóng vai" nữ lao công được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lì xì vào đêm 30 Tết. Thậm chí, họ còn nói cô gái này là một cô gái bán điện thoại tại một cửa hàng ở Hà Nội chứ không phải công nhân. Từ đây, họ kết luận, việc Tổng Bí thư thăm hỏi, động viên, lì xì cho công nhân cũng chỉ là "diễn" để đánh bóng tên tuổi mà không thực chất. 

Tất nhiên không phải ai cũng mắc mưu của những kẻ lòng lang dạ sói. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng, đã có nhiều người, kể cả cự chiến binh, giảng viên đại học, bác sĩ, kỹ sư dánh bả địch.

Rất tiếc, suốt vài ngày Tết, trước thông tin xấu này, tôi không thấy báo nào lên tiếng. Các nhà báo dường như thờ ơ, vô cảm với sự kiện này và đánh mất tính chiến đấu vốn có của báo chí cách mạng. Mãi cho đến sáng nay, VTV News mới có một bài đăng tải lại sự thật. Dù muộn còn hơn không, và còn chưa đi đến ngọn nguồn, nhưng đã phần nào làm cho người đọc hiểu ra vấn đề. xin cảm ơn VTC News.

Sự thật là 2 cô gái xuất hiện trong 2 sự kiên nêu trên là 2 người khác nhau. 

1. 
Các cô gái được Tổng Bí thư tặng lì xì năm mới là ai?

Đó là các cô:

- Lý Thị Thúy, sinh 5/9/1986, chứng minh thư số 026186000300, trú tại 42 Kim Mã Thượng, Ba Đình Hà Nội, là cán bộ Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, mã thẻ công ty số XN3-821.

- Chu Phương Anh, sinh ngày 11/8/1992, chứng minh thư số 001192004150, trú tại tổ 27 Bồ Đề, Quận Long Biên, Hà Nội, là cán bộ Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội, mã thẻ công ty số XN3-1094.

Cả 2 cô công nhân này đều đang công tác tại Xí nghiệp quản lý Công viên cây xanh số 3, thuộc Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội.

Đêm 4/2/2019, tức đêm 30 Tết Kỷ Hợi, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội nhận nhiệm vụ ứng trực 100% quân số để đảm bảo duy trì, chăm sóc, trang trí cây xanh phục vụ Tết Nguyên Đán tại tất cả các địa bàn có trang trí cây xanh trên toàn thành phố. Trong đó có khu vực vườn hoa Lý Tự Trọng và đường Thanh Niên. 

Khoảng 22 giờ 30, các công nhân của công ty làm nhiệm vu tại đường Thanh Niên đã vinh dự được Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tới thăm hỏi, động viên và lì xì mừng tuổi theo truyền thống, phong tục tập quán của dân tộc, trong đó có cô Chu Phương Anh và Lý Thị Thúy.

Hình ảnh ở trên là hình ảnh Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lì xì cho các nữ công nhân môi trường vào đêm Giao thừa tại đường Thanh Niên. 

2.
Cô gái được CSGT Hà Nội trao trả lại tài sản bị đánh rơi là ai?

Xin nói ngay, đó là chị Ngô Nhã Phương, trú tại phường Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Chị Ngô Nhã Phương chính là người được Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 14, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội trao trả 1 ví màu đỏ gồm giấy tờ tùy thân cùng 10 triệu đồng và 1 điện thoại smatphone bị đánh rơi ở ngã tư tại nút giao Pháp Vân - QL1B.

Hình ảnh chị Phương được trao trả lại đồ đạc, tiền bị rơi vào ngày 2/2 (28 Tết âm lịch).

Trung úy Phùng Thế An, chiến sỹ đội CSGT số 14 (Hà Nội) khẳng định: "Cô gái mà chúng tôi trả lại đồ đạc và tiền không phải là nữ công nhân môi trường đô thị như nhiều người đồn đoán".

Vậy là rõ, 2 cô gái trong 2 sự kiện đẹp đẽ trên là 2 người khác nhau.

Đáng chú ý, đây không phải là lần đầu tiên những người có tâm địa đen tối sử dụng cách này để biến một việc làm đáng trân trọng thành trò hề của thiên hạ với mục đích hạ uy tín lãnh đạo, bôi bẩn bản chất chế độ. Nhưng thủ đoạn hèn hạ như vậy, sớm muộn cũng sẽ được phơi bày.

CHUYỆN VEC "CẤM" 2 Ô TÔ VÀO CAO TỐC

Bài tôi chép của con Nguyen Quang

Tôi lại đây rồi hỡi fans BBC não bộ khôn như loài linhtruong và hỡi anh em BHĐX não mịn như táo tầu, hôm nay tôi giảng cho anh em về lệnh cấm 2 xe của VEC.

Đầu tiên, phải hiểu VEC hoàn toàn chả liên quan đéo gì đến BOT, dù chúng hao hao giống nhau. 

BOT là xây đường thuê cho nhà nước và thu vé. đường hoàn toàn của nhà nước.

VEC là thuê đất xây đường cho NÓ và bán vé. đường của nó.

2 cái này khác nhau về bản chất.

VEC nó đi săm soi, thấy thế đất đẹp đông người lại qua thì thuê 30 năm hay 50 năm hay 99 năm, như người anh em FMS đang thuê đất hatinh mà thôi, rồi xây cái gì đó mà họ thấy lãi, đất FMS hình vuông, xây nhà máy thép.

Đất VEC dài thượt như con lươn chứ đéo vuông, dài 50km, hay 100 km có khi, và từ dải đất đó, anh em xây lên cao tốc, đường cao tốc này luôn luôn hoàn toàn độc lập với quốc lộ.

giá vé tăng giảm thoái mái miễn là có lãi, đéo đi thì cút, bố đéo cần. Xe đông thì ae kiếm, xe ít thì anh em đói méo mồm, mời anh em tự hút khách cho đường nhà mình. 

Có cao tốc, anh em doanh nghiệp mừng lắm, vì giá hàng hóa của họ giảm đc 5% tiền vận chuyển, hàng hóa đi nhanh hơn và bớt hao dầu, dân 2 đầu cũng mừng vì đất đai lên giá, hãy xem cao tốc hanoi - lào cai của VEC làm ví dụ.

Lệnh cấm đầu tiên của anh em VEC là cấm xe máy dưới 750cc, xe máy cút, vì chạy chậm, cũng như cấm người hay xe bò kéo vv, hãy ra quốc lộ mà đi, hỡi lũ rùa.

Lệch cấm thứ 2 dành cho xe ngu, chạy ngược chiều hay dừng mẹ lại trải ni lông lôi diệu ra bú, quân ngu xuẩn đéo cấm thì loạn hả ??

và chúng ta có 1 lũ chó đẻ nữa, quân lưu manh hạ đẳng lôi bà già và trẻ con ra chặn mẹ đường ở trạm thu vé, cãi chửi đuổi đánh nhân viên thu vé, đó cũng là hành vi làm ách tắc giao thông, anh em cũng bị cấm luôn.

Lưu ý, mình nói cấm, nhưng thực ra là TỪ CHỐI phục vụ mà thôi, sau 1 time nhất định là 1 tuần hay 1 tháng, anh em xin lỗi hứa ko tái phạm, thì lại đc phục vụ lại.

Nó giống như 1 nhà hàng có anh khách say chuyên đập chén, thì họ từ chối phục vụ là thường, dù anh hay bố anh là ai.

Anh em não chó lập luận là VEC phạm vào quyền tự do đi lại khi cấm người vào đường, nhưng mình nói VEC hoàn toàn đúng.

VEC chỉ cấm phương tiện, ko hề cấm người, những con người đó đi xe khác vô tư, nếu quậy tiếp thì cấm xe tiếp.

Và lưu ý đường cao tốc là đất của vec, như nhà anh chị thôi, nó từ chối phục vụ là thường. hãy đi quốc lộ tỉnh lộ kệ cụ mày.

Khi VEC bị lũ ăn cắp vào lấy tiền, anh em não chó rồ lên ghanh tỵ với món tiền to, lũ não tró lưu ý đó đéo phải việc của chúng mày, nhiều ít là business của họ, chõ mõm vào ăn ml à ??

Xong chưa, tóm lại nhé :

01 - VEC từ chối phục vụ có thời hạn, ae hứa ko tái phạm thì lại đc phục vụ.

02 - VEC từ chối XE aka phương tiện chứ không hề từ chối người, ko hề phạm luật gì. 

03 - lũ thối mồm não chó đáng khinh lêu lêu.

ảnh: lũ xấu xa đem bà già trẻ con ra quậy, chúng mày đã đến tột cùng của mạt hạng. người tử tế nhổ vào mặt chúng mày.

ĐÁM LỀU BÁO VÀ LUẬT SƯ ĐỂU ĐANG ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM


Không hiểu anh luật sư giả ngây giả ngô hay là dốt thật mà phát biểu như này. Anh đang đánh tráo khái niệm hay đánh đồng giữa việc một đơn vị cung cấp dịch vụ đường bộ từ chối phục vụ 1 hoặc vài phương tiện trên đoạn đường mà đơn vị đó quản lý với việc việc vi phạm quyền tự do đi lại của công dân. Hehehee.. Anh luật sư vểnh tai lên nghe 1 thằng Tiến sĩ văn hóa và Thạc sĩ Luật học chém đây này:

Rằng thì là đéo nói đến chuyện có chữ "vĩnh viễn" hay không, nhưng việc từ chối cung cấp dịch vụ là quyền của nhà cung cấp dịch vụ để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ khi những thứ đó có nguy cơ bị đe dọa nếu cung cấp dịch vụ cho một đối tượng cụ thể. Đối tượng bị từ chối cung cấp dịch vụ ở đây là 02 phương tiện giao thông đường bộ có lịch sử nhiều lần gây cản trở giao thông trên các tuyến đường mà VEC quản lý và để chối bỏ trách nhiệm cố ý gây cản trở giao thông của mình, mỗi lần như vậy đều được các chủ phương tiện viện ra các lý do về kỹ thuật như hỏng hóc...Hehe... Việc VEC từ chối phục vụ những phương tiện liên tục xảy ra "sự cố kỹ thuật" là chuyện hoàn toàn bình thường, hợp pháp - để đảm bảo an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện cùng lưu thông khác cũng như quyền và lợi ích hoẹp pháp của chính VEC. Điều này pháp luật cho phép.

Việc VEC từ chối phục vụ đối với 2 phương tiện trên không có nghĩa là cấm ai đó đi lại hay nói như anh luật sư kia rằng VEC xâm hại quyền tự do đi lại của công dân. Ơ kìa... Có ai bị cấm đi lại trên đoạn đường mà VEC quản lý đâu, kể cả chủ phương tiện kia và người thân vẫn hoàn toàn có thể di chuyển, đi lại trên đó một cách bình thường, chỉ là không phải bằng phương tiện bị từ chối mà thôi. Anh có thể lựa chọn hoặc đi bộ, hoặc là di chuyển bằng phương tiện khác. Hehee.. Nói như vậy chắc não anh luật sư đã được thông phỏng?

Gớm thôi, người ta bảo "luật sư ở Việt Nam cái đéo gì cũng biết, trừ luật" quả không sai tí nào...

Dẫn link bài báo có phát biểu của anh lụâ sư để 500 anh em đọc, kèm hình ảnh chụp màn hình. Hehe...

CHUYỆN TỪ CHỐI PHỤC VỤ MỘT SỐ XE Ô TÔ TRÊN CAO TỐC


Cách đây 3 mùa Lợn Ế, anh em VEC đã hạ đao "từ chối phục vụ" 18 ông oto vì cái tội TRỐN PHÍ. Hehe, đéo ai quan tâm. ‎

Nay, VEC lại "từ chối phục vụ" một ông oto khác, vì ông oto này quậy BOT thì dư luận lại sục sôi. ‎ Ngẫm thấy buồn cười ghê, oto trốn phí bị từ chối phục vụ thì nhân dân kệ mẹ , còn oto chở các ông Zùn đi quậy BOT thì nhân dân lại bênh chằm chặp. ‎

‎Nhân dân mạng thần thánh dưới sự trị vì anh minh của anh em lãnh tụ mạng & kền kền rất nhanh đã suy diễn nhào nặn "từ chối phục vụ" (aka đéo bán dịch vụ) thành ra "cấm đi lại" rồi thì vứn đề được đẩy lên thành dân chủ mí cả nhân quyền. Rõ xàm!!!. Chả hiểu ra làm sao, hàng mấy ngàn gã đàn ông có học có hành hẳn hoi lại bị cái em Bạch Hoàn đem dăm ba từ "Hiến Pháp", "Tự Do" đao to búa lớn ra khè rồi bị em xỏ dây vào mũi dắt đi như dắt những con bò. ‎

Trương Châu Hữu Danh & 500 anh em của con cỏn quậy BOT tưng bừng trên suốt QL1 cả năm nay chứ đéo phải mới mẻ gì. Nếu con Danh & đồng bọn ‎Đánh BOT bẩn thì ok, nhổ hẳn BOT bẩn đi, nhân dân tiến bộ & yêu chuộng hoà bình hoan nghênh nhiệt liệt& kịch Liệt dẫu cách đánh BOT của bỏn ko được công chính, đàng hoàng. Cơ mà cacc ngẫm kỹ xem có phải con Danh đánh BOT bẩn để nhổ BOT bẩn hay không? 

Một năm qua cái mà con Danh làm là gây thiệt hại, phiền toái cho xã hội, HẠ THẤP UY TÍN CHÁNH QUYỀN. 

VEC ra quyết định "cấm vận" ông xe oto chở các "người hùng phá Bot" trong những ngày mừng Đảng Mừng Sưn có lẽ họ quá búc xúc và sứt mẻ niềm tin vào anh em Cam. 

Ở cương vị một záo xư uyên&thâm, dài &cong lấy việc bảo vệ nền pháp chế XHCN làm lẽ sống, JD cực thắc mắc thế đéo nào anh em Cam chưa xích cổ con Danh khi mà bằng chứng vi phạm pháp luật của con cỏn sờ sờ đấy? Nhẽ anh em Cam muốn chờ bắt cá lớn hay anh em Búa liềm ngoài trung ương có toan tính cao siêu vĩ mô & super chiến lược nào đấy? 

JD tôi bất an quá, thật!!!

Ảnh: không như mọi khi ‎