Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

THANH TRA CHÍNH PHỦ VÀ LÃNH ĐẠO TP HÀ NỘI ĐỐI THOẠI VỚI NGƯỜI DÂN XÃ ĐỒNG TÂM

Thanh tra Chính phủ và lãnh đạo TP Hà Nội đối thoại người dân xã Đồng Tâm

Phú Khánh

ANTD.VN - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, chiều 25-11, tại UBND huyện Mỹ Đức, Thanh tra Chính phủ và TP Hà Nội đã có buổi đối thoại với công dân xã Đồng Tâm và các xã tiếp giáp với sân bay Miếu Môn. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh; Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương ; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh buổi đối thoại

Dự hội nghị có đại diện Văn phòng Chính phủ, Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao, Quân chủng Phòng không – Không quân, các sở ngành, chính quyền huyện Mỹ Đức… và đại diện người dân: xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức); 3 xã thuộc huyện Chương Mỹ là: Trần Phú, Mỹ Lương, Đồng Lạc.

Ngoài xã Đồng Tâm, buổi đối thoại còn được truyền thanh trực tiếp tới các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức. 

Đất Đồng Sênh là đất an ninh quốc phòng với đủ căn cứ pháp lý 

Trong không khí cởi mở, thẳng thắn, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã nhấn mạnh lại với người dân về việc ngày 27-8-2019, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung và Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh đã đồng chủ trì hội nghị thông tin về Kết luận Thanh tra 2346/KL-TTTP-P5 ngày 19/7/2017 của Thanh tra TP. Hà Nội, Kết luận thanh tra toàn diện về việc quản lý, sử dụng và quá trình xử lý từ trước đến nay đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức và Thông báo số 611/TB-TTCP ngày 25/4/2019 của Thanh tra Chính phủ về kết quả rà soát, kiểm tra tính chính xác, hợp pháp Kết luận thanh tra của Thanh tra TP Hà Nội.

Theo đó, Thanh tra Chính phủ khẳng định, việc tiến hành thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội là đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thanh tra về thẩm quyền, trình tự tiến hành, thời gian vì vậy các nội dung của Kết luận thanh tra phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo tính chính xác.

Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, nhiều năm qua, xã Đồng Tâm có nhiều vi phạm về đất đai. Người dân có nhiều đơn thư tố cáo và các cấp đã kiểm tra, thanh tra, xử lý nhiều vi phạm; gần 30 cán bộ vi phạm đã bị xử lý, trong đó nhiều cán bộ đã bị xử lý hình sự do vi phạm nghiêm trọng.

Với khoảng 238 ha đất thuộc địa bàn của 4 xã nói trên đã được Thủ tướng thu hồi giao cho quân đội năm 1980 để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; trong đó hơn 47 ha đất Đồng Sênh đã được bàn giao, chuyển đổi sang mục đích quốc phòng. Đơn vị bị thu hồi đất là hợp tác xã nông nghiệp Đồng Tâm chứ không phải của từng hộ dân.

“Người dân có thể hiểu lầm là đơn vị quân đội chưa sử dụng nên có ý định xin lại để canh tác. Nguyện vọng đó theo quy định phải thể hiện qua HĐND xã Đồng Tâm nhưng theo ghi nhận chưa từng có ý kiến đó. Một số hộ không thể đại diện cho tất cả để đòi lại khu đất này. Bên cạnh đó, qua tìm hiểu khu đất này là để phục vụ mục đích quốc phòng, không thể chuyển đổi, cũng không hề có một dự án nào ngoài mục đích quốc phòng ở đây”, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ khẳng định.

Quyết định của Thủ tướng về việc cấp đất xây dựng sân bay Miếu Môn năm 1980

Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, liên quan đến đất sân bay Miếu Môn, hiện còn 2 nhóm ý kiến. Một là, một số hộ dân, không đồng tình với kết luận thanh tra của TP Hà Nội, kết quả thẩm tra của Thanh tra Chính phủ và mong muốn được đối thoại làm rõ. Quan điểm của Thanh tra Chính phủ cũng như TP Hà Nội luôn sẵn sàng đối thoại, làm rõ các vấn đề người dân còn băn khoăn.

Hai là, Thanh tra Chính phủ cũng nhận được đơn thư của cán bộ lão thành ở xã Đồng Tâm (có người hơn 60 năm tuổi Đảng) bày tỏ đồng thuận và mong muốn các cấp sớm thực hiện kết luận thanh tra của TP và xử lý sai phạm để đời sống người dân sớm ổn định. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ cũng trân trọng cảm ơn người dân đã bày tỏ ý kiến của mình theo đúng quy định của pháp luật.

Thông tin mới về việc 14 hộ dân đã đồng tình, ký kết đồng ý thỏa thuận đền bù, hỗ trợ để di dời khỏi phần đất sân bay, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chia sẻ: “Chúng tôi ghi nhận, biểu dương và chia sẻ với 14 hộ dân khi di dời, tìm phương án cuộc sống mới. Sự nỗ lực kiên trì của chính quyền đã được người dân đồng tình”.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung trả lời các vấn đề người dân quan tâm

Đa số người dân đồng tình, ủng hộ

Tại buổi đối thoại, đại diện người dân xã Đồng Tâm bày tỏ phấn khởi khi được chính quyền các cấp lắng nghe ý kiến. Ông Phạm Đức Hinh (thương binh) khẳng định: “Chúng tôi luôn ủng hộ nhà nước trong các chính sách an ninh quốc phòng. Người dân cũng ghi nhận việc chính quyền công bố các bản đồ, giấy tờ pháp lý liên quan đến khu đất sân bay Miếu Môn và mong muốn những vấn đề liên quan được xử lý dứt điểm, tạo điều kiện đảm bảo an ninh chính trị ở địa phương, nâng cao đời sống người dân”.

Ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, xã Đồng Tâm) một trong 14 hộ dân đã di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn cho biết, gia đình ông ở trong đất sân bay Miếu Môn ở từ năm 1988, và biết đây là đất do quân đội quản lý. Ông Viễn chia sẻ: “Chúng tôi đồng tình di dời khỏi đất sân bay Miếu Môn và đã giải tỏa xong bởi chúng tôi hiểu pháp luật. Chúng tôi đã vui vẻ di dời khi được Đảng, Nhà nước hỗ trợ. Người dân Đồng Tâm đa phần là chấp hành, ủng hộ, chỉ có một bộ phận nhỏ phản đối”.

"Có Đại biểu Quốc hội xuống Đồng Tâm nhưng không gặp chúng tôi, những người có quyền lợi liên quan trực tiếp mà lại chỉ gặp người khiếu kiện là không hợp tình, hợp lý", ông Viễn bày tỏ sự không hài lòng, và cho rằng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến phức tạp ở địa phương thời gian qua.

Ông Nguyễn Quyết Thắng (nguyên Bí thư Chi bộ xã Đồng Tâm năm 1992) khẳng định: phần lớn người dân đồng tình với kết luận của Thanh tra TP, và chia sẻ: “Phía Nam là trường bắn Miếu Môn, phía bắc là sân bay Miếu Môn, chiến lược như thế thì làm sao có xen kẹt đất của xã Đồng Tâm được? Không hiểu ai có ý đồ gì mà lại kêu gọi người dân đòi đất Đồng Sênh. Ông Lê Đình Kinh nếu chỉ dừng lại ở chỗ đấu tranh chống tham nhũng thì tuyệt với, nhưng ông đã đi quá xa”.

"Thời gian qua, xã Đồng Tâm đã mất đi những giá trị không thể đo đếm bằng tiền. Tôi và nhiều người dân Đồng Tâm mong muốn, những cá nhân nếu biết sai hãy dừng lại để tất cả người già, người trẻ cùng phấn khởi quyết tâm, chung tay xây dựng đất nước, TP ngày càng kết quả hơn", ông Thắng bày tỏ.

Ông Trần Ngọc Viễn (75 tuổi, xã Đồng Tâm) phát biểu tại buổi đối thoại

Trả lời những băn khoăn của người dân xã Đồng Tâm về việc đất sân bay Miếu Môn là đất an ninh quốc phòng, tại sao huyện Mỹ Đức lại thực hiện công tác giải phóng mặt bằng. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, theo Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, việc quản lý đất đai trên địa bàn TP thuộc thẩm quyền của UBND TP . Năm 2016, để rút ngắn thời gian thủ tục và thuận tiện, UBND TP đã phân cấp việc giải phóng mặt bằng cho Chủ tịch UBND các quận huyện thực hiện, thực tế việc phân cấp này đã phát huy hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBND TP cũng thông tin, tất cả các quyết định thu hồi, chuyển đổi 283 hecta đất để xây dựng sân bay Miếu Môn đều còn nguyên vẹn và tại buổi đối thoại người dân cũng được xem các bản đồ, và các quyết định liên quan.

Chủ tịch UBND TP ghi nhận, nhân dân xã Đồng Tâm nhiều năm đã tham gia đóng góp tích cực cho các hoạt động an ninh quốc phòng. Hai năm qua, Thành phố cũng đã quan tâm đầu tư cho huyện và xã. Hiện nay Đồng Tâm còn 2% hộ nghèo, Thành phố sẽ hỗ trợ thông qua Ngân hàng chính sách xã hội để các hộ thoát nghèo, hỗ trợ bảo hiểm y tế, đào tạo việc làm; quan tâm hơn nữa đời sống kinh tế xã hội, văn hóa của xã... 

Chủ tịch UBND TP mong muốn đại diện người dân tại buổi đối thoại, sẽ là nòng cốt vận động nhân dân xã đồng thuận, tạo điều kiện để Quân chủng phòng không tiến hành xây dựng hàng rào khu vực đất sân bay Miếu Môn. Cùng với đó, Chủ tịch UBND TP chỉ đạo UBND huyện, xã chỉ đạo để xử lý triệt để vấn đề tồn tại liên quan đến lấn chiếm đất đai trên địa bàn xã Đồng Tâm...

***

Hỏi tâm huyết, trả lời sát sao

Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đỗ Văn Đương đánh giá, buổi đối thoại diễn ra trong không khí thẳng thắn, cởi mở, dân chủ. Các vấn đề người dân quan tâm, nêu ra đều rất tâm huyết, và đều được các cấp trả lời sát sao, có căn cứ, khách quan. Các cơ quan trung ương đều đồng tình với kết luận thanh tra của TP Hà Nội cũng như kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Vụ việc ở Đồng Tâm là do khuyết điểm, sơ hở quản lý đất đai, một số người lợi dụng lôi kéo kích động gây ảnh hưởng mất an ninh trật tự. Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mong bà con thông tin đầy đủ để người dân hiểu và ổn định cuộc sống để phát triển cũng như quan tâm nâng cấp đường xá, trường học, y tế, chăm sóc người có công, người già để cải thiện đời sống người dân...

Nóng: Nhóm phản loạn Đồng Tâm đang gây rối an ninh trật tự

LâmTrực@

Chiều nay 25/11/2019, Thanh Tra Chính phủ và Chủ tịch UBND TP Hà Nội về huyện Mỹ Đức để công bố kết quả thanh tra về đất Đồng Tâm. Trước đó, Thành phố cũng đã có giấy mời lãnh đạo xã và toàn thể người dân Đồng Tâm đến dự.

Nắm được kế hoạch này, bố con ông Lê Đình Kình, Lê Đình Công và "Nhóm Đồng Thuận" đã giễu võ giương oai bằng cách sử dụng "Facebook Lê Đình Công" khiêu khích, thách thức chính quyền. Trên thực tế, một mặt chúng tập hợp toàn bộ đám lưu manh, tội phạm hình sự tại xã, ém quân với mục đích bắt giữ bất cứ ai về Đồng Tâm, mặt khác đến từng nhà khống chế người dân và cán bộ xã để họ không lên UBND huyện Mỹ Đức nghe công bố kết luận thanh tra.

Theo kế hoạch, 13h30 Thanh tra Chính Phủ và Chủ tịch Thành phố sẽ bắt đầu làm việc, tuy nhiên người dân Đồng Tâm đã bị bố con Kình Công khống chế. 

Để buổi làm việc diễn ra theo kế hoạch, UBND đã cho xe về tận Đồng Tâm đón đưa người dân.

Trong một diễn biến khác, dưới sự chỉ huy của Lê Đình Công, "Nhóm Đồng Thuận" đã bắt giữ một chiếc xe Quân sự. Đây là xe Kiểm soát Quân sự đang đi huấn luyện và tình cờ ghé vào nghỉ trưa rồi trở thành nạn nhân của đám thảo khấu Đồng Tâm.

Mời xem ảnh chụp từ clip do chính "Nhóm Đồng Thuận" đang phát tán trên mạng:












Khi bắt giữ chiếc xe, đám đông, Lê Đình Công nghĩ rằng đây là xe Quân sự về Đồng Tâm giải quyết vụ việc nên hô hào bắt giữ, khống chế chiếc xe quân sự này. Trên xe ngoài Chỉ huy, lái xe còn có 14 chiến sĩ Kiểm soát Quân sự.


Bắt giữ trái phép chiếc xe Quân sự, các đối tượng ra sức thóa mạ ông Ngô Xuân Lịch và ông Nguyễn Đức Chung, đồng thời tuyên bố, chiếc xe này không thể ra khỏi Đồng Tâm.

Mời xem clip tại đây:

Thông tin mới nhất vào lúc 15h15, "Nhóm Đồng Thuận" đã phải thả chiếc xe Quân sự này.

Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. Thanh tra Chính phủ và UBND TP Hà Nội đã rất thiện chí về tận Mỹ Đức để giải quyết những thắc mắc của người dân, nhưng chính các đối tượng thuộc "Nhóm Đồng Thuận" đã chối từ.

Không chỉ dừng lại ở việc bất hợp tác, đây là lần thứ 2 các đối tượng này huy động lực lượng bắt giữ cán bộ. Lần trước là bắt giữ 38 cán bộ chiến sĩ công an, và lần này bắt giữ bộ đội (dù chỉ là tình cờ).

Đây là hành vi bắt giữ người trái pháp luật, vi phạm điều 157 BLHS. Hành vi của Lê Đình Công và "Nhóm Đồng Thuận" cần phải nghiêm trị.

Người dân Đồng Tâm cần bình tĩnh, tỉnh táo để không mắc mưu trở thành đồng phạm của nhóm Lê Đình Công.

Với thực tế sống động này, không biết Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng và Dương Trung Quốc có còn gọi họ là dân và cho rằng họ bị oan nữa không?

BẮT 2 ĐỐI TƯỢNG CƯỠNG ĐOẠT TIỀN CỦA NGƯỜI DÂN BẰNG CÁCH ĐE DỌA VIẾT BÀI

Khoai@

Tin nóng là chiều nay 25/11/2019, Công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã bắt quả tang và tạm giữ 2 người nhận là phóng viên, cộng tác viên của của Tạp chí Môi trường và Xã hội khi có hành vi cưỡng đoạt tiền của nhiều người dân trên địa bàn. 

Đáng chú ý, 2 đối tượng này đã nhiều lần thực hiện hành vi cưỡng đoạt tiền của người dân và khi tiếp tục thực hiện hành vi này đối với những người đốt than lần nữa thì bị cơ quan công an ập vào bắt giữ.

Các đối tượng gồm (1) Nhâm Tiến Dũng, sinh nắm 170, trú tại tỉnh Thái Nguyên và (2) Trịnh Thị Hoài, sinh năm 1991, trú tại tỉnh Nghệ An). Cả 2 đối tượng cùng có thẻ ghi làm ở Ban truyền thông của Tạp chí Môi trường và Xã hội. Mời xem ảnh bên.

Thông tin từ cơ quan công an, từ tháng 10/2019, 2 đối tượng này đã đến gặp các chủ lò than trên địa bàn huyện Ia Grai xưng là nhà báo và cho biết đang tìm hiểu viết bài về các lò than này gây ô nhiễm môi trường; các lò than được xây dựng không đúng quy trình kỹ thuật rồi yêu cầu các chủ lò than phải đưa tiền cho mình nếu không sẽ viết bài công khai cho dư luận biết.

Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, bằng cách dọa dẫm viết bài đăng báo, Hoài và Dũng đã nhận của 3 người tại xã Ia Tô và 1 người tại xã Ia Yok, huyện Ia Grai với số tiền 3,1 triệu đồng. Ngày 24/11, Hoài và Dũng tiếp tục nhận 5 triệu đồng từ 1 người dân tại một quán cà phê ở thôn Văn Yên, xã Ia Yok thì lực lượng Công an huyện Ia Grai ập vào đã bắt quả tang.

TRỐN ĐÂU CHO THOÁT?

Khoai@ 

Mấy hôm nay thông tin đối tượng trốn nã Phan Công Hải đã bị bắt tràn ngập mạng xã hội. Hiện vẫn chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào từ cơ quan chức năng, nhưng khả năng Phan Công Hải bị bắt là chính xác.

Phan Công Hải sinh năm 1996 ở xóm 8 xã Nghi Diên, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Phan Công Hải sử dụng mạng xã hội với 2 nick "Người Việt xấu xí", "David Nguyễn" và "Hung Manh" để viết bài và đăng tải các thông tin tài liệu nhằm chống Nhà nước. Các Bài viết mà Phan Công Hải đăng tải đều chứa đựng các nội dung bịa đặt, sai sự thật về bản chất chế độ; xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của đảng và nhà nước; bôi nhọ và xúc phạm lãnh đạo và đặc biệt là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngày 10/1/2019, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An thu thập các video, hình ảnh, bài viết có nội dung chống Đảng, Nhà nước từ các facebook cá nhân của Phan Công Hải gồm “David Nguyễn”, “Người Việt xấu xí” và “Hùng Manh” để quyết định trưng cầu giám định tại Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An.

Ngày 27/1/2019, Hội đồng giám định tập thể Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nghệ An kết luận các bài viết, hình ảnh, video được gửi giám định đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; bịa đặt thông tin và gây hoang mang trong nhân dân. Vì thế, cần phải xử lý nghiêm minh Phan Công Hải trước pháp luật để ngăn chặn các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của đối tượng; đồng thời, là bài học cảnh tỉnh, răn đe với các đối tượng khác.

Ngày 22/4/2019, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối với Phan Công Hải về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” quy định tại Điều 117, Bộ luật Hình sự.

Ngày 31/5/2019 công an Nghệ an đã phát lệnh truy nã toàn quốc đối với Phan Công Hải.

Và ngày 19/11/2019 có tin Phan Công Hải bị bắt ở Hà Tĩnh.

Bố của Phan Công Hải là ông Phan Công Bình cũng đã xác nhận qua điện thoại với trung tâm chống phá Việt Nam là đài RFA vào chiều 22/11, rằng "Tôi chỉ biết là bắt Hải ở Hà Tĩnh, công an Hà Tĩnh giao cho công an Nghệ An, tôi chỉ biết vậy thôi". Cũng theo ông Bình, cho đến nay gia đình hoàn toàn không nhận được giấy tờ từ cơ quan công an và cũng không biết làm thế nào để tìm được con mình. Tuy nhiên đây mới chỉ là thông tin một chiều.

Trên mạng xã hội, một trang Facebook của những người phản biện xã hội đã đăng tải một đoạn video cho thấy Phan Công Hải trả lời một câu hỏi của một người có giọng đàn ông rằng, Hải phạm tội chống phá nhà nước. Cũng trên trang này, bạn đọc có thể nhìn thấy Phan Công Hải bị còng tay trên một chiếc ô tô.

Trong một diễn biến khác, một bài viết trên RFA nói "Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện thoại cho điều tra viên Phạm Ngọc Thịnh, người phụ trách điều tra vụ án này, tuy nhiên ông Thịnh từ chối trả lời qua điện thoại và kêu phóng viên liên hệ trực tiếp với cơ quan. Phóng viên RFA cũng gọi cho các số điện thoại Công an Hà Tĩnh và Nghệ An theo các số trên Internet nhưng không thể kết nối".

Phan Công Hải được biết đến là kẻ có tư tưởng cực đoan, kết giao với các đối tượng chống đối chính quyền để tiến hành các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia trong thời gian dài và liên tục.

Việc Phan Công Hải bị bắt là chỉ câu chuyện sớm chiều và là cái kết không thể khác. Dự báo là Phan Công Hải sẽ phải trả cái giá khá đắt cho hành vi phản bội lại đất nước, đi ngược lại lợi ích dân tộc. Phan Công Hải bị bắt cũng là thông điệp, là lời cảnh báo tới những ai còn đang có hoạt động chống phá đất nước và dù có trốn ở đâu, trong hay ngoài nước thì sớm muộn cũng sẽ phải nhập kho, chịu hình phạt của pháp luật.

NGUYÊN PGĐ SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH NGHỆ AN CHƠI PHÂY KIỂU SỐC....??

Khoai@

Anh em thiện lành đang chú ý đến Fbker Huệ Hương Hoàng được cho là Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ an đã nghỉ hưu, bởi những gì chị này viết lách và đăng tải.

Đọc Facebook cá nhân của chị tôi thấy nhận thức chính trị của chị này có vấn đề nếu không muốn nói là lệch lạc, thấp kém; các bài do chị viết nặng về cảm tính, một chiều, lấy sự việc đơn lẻ để quy nạp cho cả hệ thống. Chị cũng liên tục viết bài mạ lị nền giáo dục nước nhà, chê bai hệ thống pháp luật... Trong khi đó lại cổ súy cho biểu tình ở HongKong, tôn thờ ngay cả những kẻ tìm cách chống lại chế độ cộng sản, và ngợi ca những hình mẫu kiểu Khá Bảnh.

Chị làm văn hóa mà để hình nền là hình của Đạt Lai Lạt Ma. Ông này nổi tiếng với câu nói "Cộng sản là loài cỏ dại mọc trên hoang tàn của chiến tranh. Là loài trùng độc, sinh sôi và nảy nở trên rác rưởi của cuộc đời". Chả lẽ chị ăn cơm chế độ, hưởng lộc cộng sản mà thờ một tay chống cộng?

Facebook của chị chia sẻ nhiều bài viết có nhận thức sai lệch về chính trị, những bài viết ủng hộ đối với phong trào dù vàng…Mòi xem ảnh chụp màn hình:




Tôi không biết nói thế nào khi mà chị là Phó Giám độc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An mà viết về giáo dục: Sáng nay dự 60 năm trường CĐSP Nghệ An. Cậu sinh viên cũ kể chuyện với cô là đã bị chuyển xuống dạy mầm non 3 năm vì thừa biên chế. Một cậu khác thì dạy hợp đồng lương 1,4 triệu/tháng. Một cậu khác nữa mở trung tâm dạy luyện thi... Nhưng các em vẫn về tặng trường mấy chiếc ghế đá rất đẹp. Ôi Giáo dục quê tôi...". Mời xem ảnh chụp màn hình:


Nói về cái chết của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Lê Hải An tử vong, chị tỏ ý nghi ngờ theo thuyết âm mưu của đám chống phá đất nước: "Đừng ai nghĩ là anh ấy tự sát. Con người sáng ngời từ nhân cách đến gương mặt và dáng hình, sẽ không bao giờ có chuyện đó". Mời xem ảnh dưới:



Và chị viết đáp từ Thích Quảng Thanh. Mời xem ảnh dưới:


Chị làm tới Phó Giám sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà nhận định về đài VOA Tiếng Việt - Một Trung tâm chống phá Việt Nam của Mỹ: "VOA là Đài tiếng nói Hoa Kỳ, tương tự BBC. Bẩn hay Sạch chưa nói, nhưng thông tin ở đây là hoàn toàn đúng". Xem ảnh dưới.


Đây là chị viết về việc áp dụng pháp luật. Mời anh chị xem ảnh chụp màn hình:


Chị cho rằng trốn sang Anh là để "được làm nail trên đất Anh quốc"....Xem ảnh:


Một đảng viên cộng sản, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ an mà phát biểu như vậy thì tôi xin ạ chị. Tôi biết chị đang xóa bớt những bài viết bị dư luận chỉ trích, nhưng chiều nay tôi đã chụp màn hình toàn bộ nội dung Facebook của chị rồi. Cách tốt nhất là nên sớm có tiếng nói công khai, đàng hoàng trước công luận.

Xung quanh thủ đoạn dựng chuyện, đưa tin sai sự thật của Phạm Chí Dũng...

Mõ Làng 

Chuyện Phạm Chí Dũng bị khởi tố hình sự, bắt tạm giam đối với hành vi "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam" đã được loan báo khá rầm rộ trên mạng. Đó cũng là lí do khiến cho câu chuyện được bàn luận khá rôm rả và được dư luận chú ý một cách đặc biệt dù nếu ai theo dõi Dũng đều biết hoặc dự báo được.

Trong đó phải kể đến việc việc cư dân mạng, nhiều trang báo chí chính thống nhà nước bóc mẽ hành trình tha hóa, đổi màu của Dũng từ một hạt giống đó, một nhân tố có cơ hội phát triển thành một nhà dân chủ chuyên chọc ngoáy chế độ.

Về chuyện này, trên báo Công an nhân dân có đoạn viết: "Vậy nhưng có lẽ ít ai biết, trước khi được kết nạp vào giới “dân chủ”, Phạm Chí Dũng từng là một “hạt giống đỏ”. Sinh năm 1966, tại Đồng Tháp, cha đẻ của Phạm Chí Dũng là ông Phạm Văn Hùng (còn gọi là Ba Hùng), cựu Trưởng ban Tổ chức Thành ủy TP Hồ Chí Minh.

Bản thân Phạm Chí Dũng được đào tạo bài bản, tốt nghiệp Học viện Kỹ thuật quân sự, có học vị tiến sĩ về kinh tế. Trong một thời gian dài, Phạm Chí Dũng công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tuy nhiên, không nối tiếp truyền thống gia đình, Phạm Chí Dũng đã tự chuyển hoá, trở thành một đối tượng cơ hội chính trị nguy hiểm. Năm 2012, khi vẫn công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng đã bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.

Đến năm 2013, Phạm Chí Dũng chính thức ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam và kể từ đây, ông ta bắt đầu quá trình chống đối quyết liệt. Ông ta lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để sản xuất, đăng tải nhiều bài viết có nội dung kích động chống đối, công kích Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bản chất chế độ. Tần suất viết bài diễn ra một cách liên tục".

Tờ báo là cơ quan của Bộ Công an này đã nhận diện thủ đoạn hoạt động, là nguyên nhân khiến cho nhiều người đánh giá Dũng là một “tay viết” khá lão luyện trong giới “dân chủ” như sau: "Lợi dụng tâm lý tò mò của quần chúng nhân dân, Phạm Chí Dũng thường xuyên viết những bài có hơi hướng, màu sắc “thâm cung bí sử” về giới chính trị và lồng ghép trong đó những quan điểm, tư tưởng, nội dung sai trái, gây ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của người đọc. Trước các sự kiện quan trọng của đất nước, đặc biệt là trước Đại hội Đảng các cấp, Phạm Chí Dũng cùng đồng bọn hoạt động với tần suất dày đặc hơn nhiều lần, đưa ra các thông tin trái chiều khiến dư luận hoang mang". 

Dưới góc nhìn và sự theo dõi khá thường xuyên của Mõ thì đây là điều hoàn toàn chính xác. Dù Dũng không hoàn toàn biết, hoặc biết chi tiết về những câu chuyện trong nội bộ Đảng, nội bộ chế độ, nhưng với những câu chuyện được nghe qua, có đôi chút gì đó là sự thật hoặc chỉ là tin đồn; dưới sự dày công của mình Dũng đã dựng lên không biết bao nhiêu là chuyện, trong đó nổi bật hơn cả là những câu chuyện đấu đá giữa phe này, phe kia trong Đảng, trong chế độ... mặc dù đa phần chỉ là suy diễn, dựng chuyện. 

Thông qua những câu chuyện của mình, Dũng đã làm cho bộ mặt chính trường tại VN xấu đi trông thấy, nó ít nhiều khiến cho niềm tin của một bộ phận người dân vào chế độ suy giảm. 

Có một điều đáng nói khác, đó là do đã từng có thời gian công tác tại ban Nội Chính thành ủy Hồ Chí Minh, nên Dũng rất hiểu, đưa tin vào thời điểm nào sẽ tạo ra hiệu ứng nhất. Do đó, vào những thời điểm quan trọng như đại hội Đảng, bầu cử Quốc hội hay những thời điểm dậy sóng của dư luận liên quan những vấn đề nóng, Dũng đều đưa ra những bài viết để khuấy động dư luận. Sự cộng hưởng từ những nhà đài quốc tế có tư tưởng thù địch với VN nư RFA, VOA, BBC... khiến cho những câu chuyện không phải là sự thật, bị đánh tráo về mặt bản chất lan xa, rộng, và gây nên những hiệu ứng xã hội xấu...

Đời sống chính trị của một đất nước, một chính đảng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới lòng tin của người dân vào đất nước, chính đảng đó. Và với những gì đã thực hiện, thông qua những bài viết của mình, Phạm Chí Dũng đã tạo dựng những hiệu ứng xấu, và làm cho niềm tin ấy được diện tiến theo chiều ngịch... Hành vi của Phạm Chí Dũng vì thế hoàn toàn dễ hiểu khi được đánh giá là nguy hiểm, có khả năng ảnh hưởng xấu tới xã hội nên việc áp dụng những chế tài đối với anh ta hoàn toàn là chuyện dễ hiểu. Đó là chưa nói những hành vi của anh ta đã được luật hóa, điều chỉnh và trước anh ta đã có nhiều người bị xử lý, được dư luận đồng tình, ủng hộ. 

Có một chi tiết khác, được nói đến trong bài báo của Báo công an nhân dân ở trên: "Năm 2012, khi vẫn công tác tại Ban An ninh Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh, Phạm Chí Dũng đã bị bắt khẩn cấp vì bị tình nghi biên soạn tài liệu nhằm lật đổ chính quyền nhân dân". 

Thời điểm này Dũng đã bị tạm giam một thời gian sau đó được tha bổng cho về nhà và không chịu bất cứ sự truy cứu trách nhiệm từ cơ quan thực thi pháp luật. Tuy nhiên cần hiểu rằng, không phải lúc đó cơ quan thực thi pháp luật non yếu chứng cứ hay vì một lí do đó mà tha bổng cho Dũng. Họ hoàn toàn có thể bắt, kết tội, bỏ tù Dũng nhưng một lần nữa, truyền thống dân tộc (khoan hồng, cho người ta thêm cơ hội để sửa chữa) đã cứu Dũng. Truyền thống gia đình, đặc biệt là những cống hiến của ông Cụ thân sinh đã cho Dũng cái cơ hội ngàn vàng ấy. Nhưng như đã biết, Dũng hoàn toàn không ý thức được điều đó và trượt dài trên hành trình tội lỗi, tự dẫm đạp lên truyền thống gia đình, sự ưu ái từ quý cấp chính quyền, cơ quan chức năng, tự đào thải mình ra khỏi những hệ giá trị... và lạc lối... 

Cái giá và cái kết hôm nay Phạm Chí Dũng nhận được vì thế không phải là điều gì đó quá bất ngờ, xa lạ hay phi lý như những kẻ đồng đảng của Dũng phát ra sau khi biết tin Dũng bị bắt. Nó hoàn toàn có nguyên cớ, Dũng đã được trao gửi cơ hội nhưng đã từ chối và chấp nhận lối đi riêng. Và khi dám dấn thân cho những điều trái ngược thì có lẽ Dũng cũng đã tự xác định cho mình những cái kết, những hệ lụy có thể đến. Vậy nên với bất cứ ai đang bất chấp để bảo vệ Phạm Chí Dũng hãy nên thấu hiểu những gì bên trong; hãy đừng bảo vệ anh ta bằng mọi giá bởi anh ta có những điểm, điều chưa hẳn đã xứng đáng cho cái sự cố gắng của các bạn!

Dự thảo TT mới: Dân có quyền giám sát CSGT, nhưng không được cản trở

Khoai@

Bộ Công an vừa hoàn tất Dự thảo Thông tư Quy định về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT. Dự thảo này khi được thông qua sẽ thay thế Thông tư 54 của Bộ Công an ban hành từ năm 2009. Theo đó, người dân có quyền giám sát hoạt động của lực lượng CSGT qua quan sát trực tiếp hoặc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình, nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ

Theo dự thảo, người dân được thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của công an nhân dân, bao gồm cả CSGT. Trong đó, người dân có quyền giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong công tác bảo đảm trật tự, ATGT; việc chấp hành điều lệnh, thái độ, tác phong của cán bộ, chiến sĩ công an khi làm nhiệm vụ. 

Việc nhân dân giám sát CAND phải khách quan, trung thực, đúng quy định của pháp luật, không được làm cản trở, ảnh hưởng đến việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, chiến sỹ.

Cũng theo Dự thảo, người dân giám sát hoạt động của CAND, CSGT thông qua các (1) thông tin công khai của CAND và phản hồi qua các phương tiện thông tin đại chúng; (2) Thông qua các chủ thể giám sát theo quy định của pháp luật; (3) Thông qua tiếp xúc, giải quyết trực tiếp công việc với cán bộ, chiến sỹ; (4) Thông qua kết quả giải quyết các vụ việc, đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; và (5) Thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình hoặc quan sát trực tiếp theo quy định của pháp luật và không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cán bộ, chiến sỹ thực thi nhiệm vụ.

Dự thảo cũng quy định, Thủ trưởng cơ quan công an có cán bộ, chiến sỹ được nhân dân góp ý, nhận xét phải có trách nhiệm xem xét, xử lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

Đáng chú ý, nội dung Dự thảo cũng quy định lực lượng Tuần tra Kiểm soát (TTKS) và xử lý vi phạm hành chính, lực lượng công an làm nhiệm vụ phải công khai văn bản quy định về quy trình TTKS và xử lý vi phạm hành chính, trừ những nội dung thuộc bí mật nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ của CAND trong đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, các loại tội phạm trên tuyến giao thông.

Phải công khai tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax, hòm thư góp ý, số điện thoại đường dây nóng, địa chỉ thư điện tử của cơ quan Công an có nhiệm vụ TTKS và xử lý vi phạm hành chính; tên, cấp bậc và chức vụ của cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ tại nơi tiếp dân xử lý vi phạm hành chính. Công khai đối tượng, hành vi vi phạm kiểm soát, xử lý; điểm kiểm soát, xử lý một số hành vi vi phạm thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật; tuyến đường có lắp đặt hệ thống giám sát, xử lý vi phạm.

Ngoài ra, CSGT cũng phải công khai nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chiến sỹ khi làm nhiệm vụ TTKS và xử lý vi phạm hành chính; công khai quyền và nghĩa vụ của công dân khi cán bộ, chiến sỹ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính. Công khai trong công tác đăng ký, cấp biển số xe; Công tác chỉ huy, điều khiển giao thông và dẫn đoàn và giải quyết TNGT.