Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Lặng lẽ SEAGAME

Mồ hôi và nước mắt vẫn rơi hàng ngày trên sàn tập, trong trường đấu. Nhưng không mấy ai nhớ đến, vì họ không phải cầu thủ bóng đá.

Thời còn làm tạp chí, tôi từng giới thiệu rất nhiều vận động viên vừa có tài, vừa có thể hình đẹp để làm bài chân dung. Họ đều bị gạt đi vì "chả ai biết đâu". Mồ hôi của những người đang mơ ngày được đứng trên bục vinh quang vẫn rơi, bất chấp những chấn thương tinh thần và thể xác. Nhưng chúng là những giọt mồ hôi "chả ai biết đâu".

Chủ Nhật, 1/12 vừa qua có lẽ là ngày đáng nhớ nhất trong cuộc đời nữ vận động viên cử tạ Vương Thị Huyền. Vượt qua đối thủ đáng gờm của Indonesia là Lisa Setiawati, vượt qua nỗi ám ảnh chấn thương, vượt qua cả nỗi đau mất cha chỉ hơn chục ngày trước khi lên đường dự SEA Games, Huyền giành chiếc huy chương vàng đầu tiên cho cử tạ Việt Nam ở hạng cân 45 kg.

Đó lẽ ra phải là một câu chuyện ngập tràn cảm hứng. Câu chuyện của một người đã vượt qua nỗi đau của quá khứ, chiến đấu hết mình trong hiện tại và mơ về tương lai, bởi Huyền cũng là một vận động viên được đầu tư trọng điểm cho mục tiêu đoạt huy chương tại Olympic Tokyo 2020. Nó truyền cảm hứng còn bởi cô gái người Bắc Giang đã bật khóc trên bục nhận huy chương, có lẽ vì hạnh phúc, hoặc cũng có lẽ vì đang nhớ về bố mình. Như chính cô đã bộc bạch sau đó với nhà báo. Trước khi thi đấu, cô nói thầm "Bố ơi, hãy tin con".

Nhưng sáng ngày thứ Hai, cô mở điện thoại ra và thấy gì trên các trang báo và mạng xã hội? Duy nhất một chủ đề: Bùi Tiến Dũng và sai lầm của anh. Có gì đó hơi bất công, khi giữa một đại hội SEA Games với đủ các môn thể thao, chúng ta lại biến một trận đấu mới ở vòng bảng thành dòng chủ lưu thời sự, thay vì một trận chung kết tranh huy chương. Chúng ta bỏ qua một tấm gương thành công để mổ xẻ sai lầm của một cá nhân, của một môn chơi tập thể, trong một trận đấu mà ta đã thắng.

Từ sai lầm của Bùi Tiến Dũng, ta cãi nhau tiếp về sự vạ miệng của một bình luận viên trên sóng truyền hình. Facebook bấy lâu nay vẫn thế, kéo tất cả mọi người vào một "hot trend" nào đó và bỏ qua những thông tin đáng chú ý khác. Nhìn vào đó, ta ngỡ như SEA Games chỉ có mỗi môn bóng đá.

Trên thực tế, bóng đá cũng chỉ tranh một bộ huy chương như mọi môn thể thao khác. Các cầu thủ của đội U22 Việt Nam đã tập luyện vất vả, nhưng đừng quên các vận động viên khác cũng thế. Họ cũng vùi mình trong phòng tập, cũng chịu áp lực thành tích và cũng oằn mình với những chấn thương. Mấy ai trong chúng ta nhớ đến những cái tên đã và đang làm rạng danh nền thể thao Việt Nam? Họ là những Đặng Đình Tiến với môn bida, Mai Công Hiếu môn xe đạp, tay bóng bàn Đoàn Kiến Quốc; cầu thủ bóng đá nữ Lưu Ngọc Mai và Đoàn Thị Kim Chi; vận động viên điền kinh Phạm Đình Khánh Đoan; cầu thủ bóng chuyền Kim Huệ; Hải Thảo môn cầu mây, Cao Ngọc Phương Trinh và Văn Ngọc Tú môn Judo, Hoàng Xuân Vinh môn bắn súng, Huyền Diệu và Phan Tấn Đạt với Taekwondo, các vận động viên thể dục dụng cụ Hà Thanh, Trương Minh Sang và Lê Thanh Tùng... và nhiều cái tên khác.

Tôi từng nhận được một câu hỏi thế này từ các bạn sinh viên báo chí: "Trong quá trình làm nghề, anh thấy khó nhất là phỏng vấn kiểu nhân vật nào?". "Khó nhất là phỏng vấn vận động viên thể thao", tôi đáp lời ngay. Bởi họ là những người đã dành cả thanh xuân của mình trong phòng tập. Vấn đề của thể thao Việt Nam là chúng ta luôn chuyên nghiệp hóa những vận động viên từ quá sớm.

Những tài năng thể thao bị kéo ra khỏi gia đình, cũng như bị kéo khỏi mái trường từ quá sớm. Họ bị nhồi vào đầu duy nhất một mục tiêu: mang thành tích về cho địa phương và quốc gia. Đa số họ gặp hạn chế trong giao tiếp, vì họ có quen nói chuyện với ai ngoài đồng nghiệp, huấn luyện viên và các quan chức của bộ môn đâu? Toàn bộ tuổi trẻ của họ chỉ là tập luyện, nghỉ ngơi, thi đấu, cứ thế lặp đi lặp lại. Trong hàng trăm vận động viên của bộ môn cử tạ, có bao nhiêu người được ít ỏi đèn màu chiếu tới như Vương Thị Huyền hay Thạch Kim Tuấn - những người mà xác suất để nhận ra họ giữa đám đông phải kém rất xa một cầu thủ dự bị của đội U22 đang dự SEA Games.

Những phóng sự trên các tạp chí không dành cho họ. Những spot quảng cáo không dành cho họ. Nhiều vận động viên thể thao đỉnh cao của Việt Nam ngày càng bị lãng quên trong khi cơn sốt bóng đá vẫn chưa có dấu hiệu gì hạ nhiệt. Các cầu thủ hiện diện ở mọi nơi trên đường phố. Và khi những cầu thủ hàng đầu kín lịch, các nhãn hàng lại chuyển sang những cầu thủ kém danh tiếng hơn một chút.

Chúng ta tranh luận về sai lầm của một thủ môn. Người thì trách anh mê quảng cáo, mê sàn diễn mà hỏng chuyên môn. Người bênh vực lại nói, anh cũng là con người và đừng quên những cống hiến của anh trong quá khứ. Rồi người ta sẽ lại phát cuồng vì Bùi Tiến Dũng nếu anh cản phá thành công một quả đá phạt hay giữ trắng lưới. Và trên mạng, phe bảo vệ Tiến Dũng lại sẽ có dịp tổng phản công, đồng nghiệp dẫn chương trình của tôi sẽ bị lôi ra giễu cợt. Tất cả đều những con sóng không ngừng, cuốn phăng tất cả.

Trong khi đâu đó trên đất Philippines, có lẽ nhiều người cũng mong mình gặp một cơn khủng hoảng như Bùi Tiến Dũng, cơn khủng hoảng dễ chịu của một người đang được cả nước quan tâm. Đấy là hạnh phúc của kẻ bị ném đá, vẫn tốt hơn là bất hạnh của những thân phận bị lãng quên.

Trần Minh/VnExpress

CHUYỆN LINH MỤC


Sự việc được cá nhân Linh mục Bonaventura Trương Văn Vút, quản xứ Cồn Sẻ, giáo phận Hà Tĩnh xác nhận và cho biết cụ thể như sau: "Anh Lê Hồng Minh Thanh, sinh ngày 4/10/1991 ( sổ rửa tội của giáo xứ Tân Hội, Phan Rang) đã làm thẻ linh Mục giả và đã đi dâng lễ và xin tiền nhiều nơi.

Anh quê giáo xứ Tân Hội, hạt Phan Rang, giáo phận Nhà Trang. Bố anh tên Anton Lê Hồng Trọng và mẹ là Maria Trương Thị Khánh. Anh có tìm hiểu dòng Scalabrini 1 năm ( tin của cha dòng xác nhận) sau đó anh xuất. Kể từ đó anh dùng thủ đoạn mạo danh là Thầy để lừa đảo bà con để tin. Đầu năm 2019 anh làm thiệp mời chịu chức phó tế ( ghi chịu chức tại Roma) gửi đến mời gia đình thân quen. Sáu tháng sau anh tiếp tục làm thư mời dự lễ chịu chức linh mục tại Roma. Từ đó anh làm thẻ giả và mua áo linh mục mặc. Chụp ảnh kỷ niệm ngày chịu chức, biếu cho các gia đình thân quen để nhờ họ dẫn vào các cha xứ xin bổng lễ và dâng lễ.

Mưu kế lừa của anh Thanh rất tinh vi. Bonavut kính báo để các cha và giáo dân cảnh giác và nếu bắt gặp thì bắt lại và trình báo cho quý cha quản xứ. Bona xin cám ơn. Nếu ai thắc mắc gọi về số dt của bonavut: 0368565449". 

Qua ghi nhận, sự việc đang được lan truyền, chia sẻ lại trên nhiều trang cá nhân với mục đích cảnh báo và nhận diện sự việc. 

Đánh giá về chuyện này, trang Người Công giáo bình luận: "Đây là chuyện vô cùng hi hữu và ít xảy ra đối với Giáo hội CÔng giáo chúng ta. Nguyên do không ngoài phẩm trật và cách thức quản lý Giáo hội của chúng ta ít tạo ra những kẻ hỡ để những kẻ mạo danh Thừa tác viên của Thiên Chúa giở những trò kiểu này với những mục đích khác nhau.

Vì lẽ đó nên việc để xảy ra sự việc và tất nhiên dù chưa xác minh kỹ nhưng ít nhiều đã để lại hậu quả thực sự khiến Giáo hội chúng ta thực sự phải cảnh tỉnh. Đâu đó xung quanh chúng ta vẫn đang có những kẻ giả danh, nhân danh Thiên Chúa để thực thi những ý đồ cá nhân. Đó là những kẻ làm xấu danh Thiên Chúa...". 

Trang này cũng viết thêm: "Bỏ qua những đồn đoán về danh tính, động cơ, như cha Bona Trương Văn Vút đã xác nhận người này đến từ Giáo xứ Tân Hội, Phan Rang, Nha Trang. Nghĩa là họ đến từ những người đồng đạo trong chúng ta. Cái lẽ đó vì thế hết sức nghiêm trọng và cũng cho thấy rất rõ những dấu hiệu vô cùng đáng lưu tâm trong chúng ta. Bởi lẽ như đã xác nhận ở trên chuyện nhân danh Thiên Chúa, giả danh Thừa tác viên của Chúa để hành đạo là điều hết sức xa lạ với chúng ta. Đức tin, Lòng Yêu Kính Chúa không cho phép những tín đồ Công chính, yêu Chúa trong mọi lúc, mọi nơi làm điều đó... 

Nhưng việc đã xảy ra đồng nghĩa niềm Yêu Kính đó đã suy giảm trong chúng ta, dù đó chỉ là một hoặc một bộ phận người... 

Việc phát hiện, loan báo như cách làm của cha Bona Vút là hết sức cần thiết, cũng có tính cảnh báo với Giáo hội, với các đấng bản quyền vì sự giả danh Thiên Chúa và ngăn chặn những chuyện không hay khác. Bởi Thiên chúa họ còn nhân danh được thì không có chuyện gì mà họ không làm được...". 

Theo dõi câu chuyện và những điều bên lề mọi người sẽ thấy có một sự trùng hợp hết sức ngẫu nhiên. Nếu như vị Linh mục "giả" này chọn địa bàn Quảng Bình thuộc giáo phận Hà Tĩnh để làm những điều rẻ rúng, nhân danh Thiên Chúa để trục lợi thì cũng liên quan đạo Công giáo, câu chuyện Linh mục Nguyễn Văn Hữu, quản xứ Văn Phú, xã Quảng Văn, Tx Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình làm tiền trên thân xác, sự nhọc công của Giáo dân cũng diễn ra tại Quảng Bình: ""Từ khi về làm quản xứ Văn Phú, LM Hữu bắt mỗi hộ gia đình trong giáo xứ phải đóng một hộ 5 triệu/ năm, đóng liên tiếp trong vòng 6 năm, giáo xứ có gần khoảng 800 hộ với gần 3000 khẩu, như vậy số tiền mà giáo dân đóng cho LM là khoảng 24 tỷ/. Khi chính quyền xã Quảng Văn bán đất, LM Hữu cũng đứng ra “bao thầu” sau đó về bán lại cho giáo dân, kiếm được hơn 10 tỷ đồng trong vòng có mấy hôm.

Bên cạnh đó, còn vô vàn các khoản thu khác như những người trong độ tuổi lao động dưới 60 tuổi sẽ phải đóng 150.000/1 tháng. Rồi cứ một lễ vào chủ nhật mỗi tuần, LM Hữu lại thu về khoảng 5 triệu đồng tiền dầu đèn. 

Chưa hết, với những con em đang xa quê hương lao động ở nước ngoài, thậm chí có người còn không biết gương mặt của cha quản xứ mình như thế nào cũng phải “ủng hộ” tiền lương vào tháng cuối năm cho linh mục. Gần đây nhất là việc chính quyền xã Quảng Văn tiến hành chi trả cho 1206 trường hợp lao động bị thiệt hại do sự cố môi trưởng biển. Khổ nỗi, tiền chưa ráo tay, LM Hữu đã chỉ đạo đóng lại mỗi người 2 triệu đồng trên tổng số 1206 người được nhận, tính ra cũng gần 2,5 tỷ đồng" (theo Tin Tức). 

Không có ý quy kết ở nơi đó (Quảng Bình) có cái gì đó để những con người cụ thể trong chính Giáo hội này vì lòng tham để gây nên những điều thị phi. Nhưng như đã nói ở trên, rõ ràng đức tin CÔng giáo đã trở nên có vấn đề và cần suy ngẫm lại. 

Từ Linh mục giả cho đến Linh mục thật đang đua nhau kiếm chác. Và điểm chung của họ là đã, đang nhìn thấy ở cái phẩm chức Linh mục những cơ hội, điều kiện để kiếm tiền một cách dễ dàng, không cần quá khó nhọc cũng như không phải đối diện với những hiểm nguy rình rập. Hay nói cách khác, đức tin đang được họ nhìn thấy và lợi dụng cho việc thi triển lòng tham của mình. Và thật mừng là trong một xã hội phẳng như hiện nay, thì sự việc đã bị phát lộ nhưng nó cũng đặt ra cho nhà quản lý, cụ thể ở đây là những đấng bản quyền, những người đang được giao nhiệm vụ coi sóc, quản lý giáo hội Công giáo ở các tầng nấc khác nhau những suy ngẫm và cả những băn khoăn cho riêng mình... 

Và như trang Việt Nam mới bình luận thì: "Sự việc diễn ra trong bối cảnh vụ việc 39 người chết tại Anh mới diễn ra. Vẫn còn đó những câu hỏi khắc khoải tại sao những người Việt Nam lại bất chấp những khó khăn, nguy hiểm để đi ra nước ngoài mưu sinh và dẫn đến những cái chết thương tâm như đã qua... 

Và trong vô vàn những nguyên nhân được chỉ ra, khách quan có, chủ quan có thì chính những gánh nặng về đóng góp của Giáo hội, vì những nghĩa vụ bất thành văn với Cha xứ... khiến họ phải ra đi. 

Vậy nên, để không xảy ra những thảm cảnh nhân đạo tương tự thì về mặt Giáo hội cần có những động thái, mà trước mắt không ngoài hạn chế việc các Linh mục tự ý huy động, quyên góp tiền và sử dụng vào những mục đích cá nhân. Hãy làm cho Giáo hội trở nên trong sáng, thánh thiện hơn về mặt tinh thần thay vì xây dựng một Giáo hội nặng tính xôi thịt". 

Hi vọng câu chuyện sẽ cảnh tỉnh và làm cho Giáo hội CÔng giáo nói chung có những cách thức để hạn chế tối đa những chuyện đã xảy đến. 

Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

BẮT THƯ KÝ TÒA NHẬN TIỀN ĐỂ XỬ ...NHANH

Bắt Thư ký Tòa nhận tiền để xử …nhanh

(BVPL)- Trương Phú Phong, Thư ký TAND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang đã có hành vi yêu cầu và nhận của nguyên đơn trong vụ án dân sự 21 triệu đồng, để giải quyết nhanh vụ án

Theo tin từ Cơ quan điều tra VKSND tối cao, ngày 3/12/2019, Cơ quan điều tra vừa tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trương Phú Phong, Thư ký TAND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Bị can Trương Phú Phong bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Khoản 2, Điều 355, Bộ luật hình sự năm 2015.

Theo thông tin điều tra ban đầu, Trương Phú Phong là Thư ký TAND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, được phân công là Thư ký trong quá trình giải quyết vụ án dân sự.

Trong quá trình làm việc Trương Phú Phong đã có hành vi yêu cầu và nhận của người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn dân sự tổng số tiền 21 triệu đồng để giúp đương sự giải quyết nhanh vụ án.

Hiện vụ án đang được Cơ quan điều tra VKSND tối cao tiếp tục điều tra, làm rõ.

VỀ NHỮNG PHÁT NGÔN CỦA PGS, TS NGUYỄN HOÀNG ÁNH - GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


Về PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh - Đại học Ngoại Thương.

Tôi thực sự lo ngại khi mà một PGS, TS là giảng viên của Đại học Ngoại thương có những phát ngôn lệch chuẩn và như thế này. 

Hôm 1/12/2019, cô PGS,TS Nguyễn Hoàng Ánh xem bóng đá và chứng kiến cảnh các cổ động viên và người dân bày tỏ niềm vui khi đội tuyển U22 Việt Nam xuất sắc lội ngược dòng để giành chiến thắng trước U22 Indonesia với tỷ số 2-0, rồi cô viết trên Facebook cá nhân như sau: "Mỗi lần bóng đá VN ra sân là một lần thêm thất vọng vì dân trí Việt. Mê muội đến thế này thì đất nước “còn kha mới lấu” nổi!". 

"Còn kha mới lấu" nổi!" được hiểu là còn lâu mới khá nổi.

Thực tình, tôi không hiểu vì sao cô "thất vọng vì dân trí Việt" và dân ta "mê muội" ở chỗ nào. Có lẽ cô định nói dân Việt Nam có trình độ hiểu biết, trình độ văn hóa quá thấp, tới mức mê muội. Mà đã mê muội như cô chứng kiến thì đất nước ta còn lâu mới khá.

Vào bình luận Stt của cô Nguyễn Hoàng Ánh, Fbker Tram Anh hỏi: "Chả hiểu sao lại thế?" thì cô giáo trả lời: "bóng đá OK, cầu thủ hôm nay rất cố gắng nhưng lên đồng tập thể là dấu hiệu rõ nhất của sự kém phát triển".

Đến đây tôi hiểu cô Nguyễn Hoàng Ánh muốn nói là dân mình ăn mừng chiến thắng của đội tuyển như thế là "Lên đồng tập thể" và là kém phát triển.

Tôi thực sự thất vọng về cô.

Thưa PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh,

Cô coi người việc người Việt lên đồng tập thể, ăn mừng khi đội tuyển của chúng ta chiến thắng là dấu hiệu kém phát triển thì có lẽ cô đang... NGÁO.

Tôi tin những cổ động viên Việt Nam đang ăn mừng ngay tại sân vận động, hay trên đường phố ở trong nước, hay các bình luận viên ăn mừng trên sóng và ngay cả những người đang theo dõi trận đấu qua màn hình đều không mê muội như cô đang đánh giá.

Người nông dân quê tôi tận Yên Bái cũng không ngu như cô nghĩ đâu. Họ hiểu điều gì cần tự hào và điều gì cần phải biết nhục để phấn đâu cô ạ.

"Lên đồng tập thể" là sự bày tỏ thái độ của nhiều người cùng một lúc với những sự vật, hiện tượng xảy ra quanh ta, bao gồm cả thái độ ủng hộ và thái độ phản đối. 

Người dân có quyền ủng hộ, hay phản đối bất kể vấn đề gì bằng cách này hay cách khác, miễn là không vi phạm pháp luật, không vi phạm đạo đức. Suy cho cùng đó cũng là cách bày tỏ chính kiến của một cá nhân đối với những gì xảy ra trên thực tế. Đó là quyền, là nhân quyền cô giáo ạ. Đây là điều mà cô đã cất công viết hẳn một stt dài ủng hộ cho thằng Tây lông Daniel Haue và thằng Việt Tân Trịnh Hữu Long khi hắn "bày tỏ ý kiến cá nhân" để miệt thị xúc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Cô cũng từng viết nhiều bài ủng hộ những kẻ luôn chống phá đất nước như Pham Đoan Trang, Trần Thị Nga, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trịnh Kim Tiến, Mạng lưới bảo vệ nhân quyền, Nguyễn Đình Hà,... Những bài viết của cô được đám Việt Tân, RFA, VOA, BBC tán dương.. liệu đó có là lên đồng tập thể không cô?

Khi cô hùa theo đám đông kích động biểu tình gây rối an ninh trật tự có là lên đồng tập thể và là kém phát triển không?

Cách cô móc nối liên kết với đám chống phá đất nước từ hải ngoại và cả ở trong nước là văn minh, là tiến bộ?

Hiện tại cô đang ủng hộ, cổ vũ những người biểu tình ở HongKong và cố gắng tuyên truyền để lôi kéo nó về Việt Nam thì là gì nếu không phải lên đồng tập thể?

Nói về bóng đá, cô xem bóng đá châu Âu chưa, cô xem World Cup chưa? Không lẽ nước Anh, nước Ý, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha... là kém phát triển khi họ lên đồng tập thể?

Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hay Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân vẫn ra sân bày tỏ sự ủng hộ cho đội tuyển, cho thể thao nước nhà... chả lẽ cũng là mê muội, cũng là kém phát triển?

Các Tổng thống, Thủ tướng của các nước châu Âu tham dự và cổ vũ cho thể thao nước nhà nói chung và bóng đá nói riêng cũng là trì độn, kém phát triển?

Cách cô miệt thị Hoa Hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên (học trò của cô) như hình bên dưới đây liệu có phải là biểu hiện văn minh hay trì độn, GATO?

Hãy xem những hình ảnh được chụp từ màn hình máy tính để thấy sức khỏe tâm thần cũng như não trạng lạc loài của cô giáo Trường Đại học Ngoại thương như thế nào:











Thưa cô giáo Nguyễn Hoàng Ánh, 

Khuyên cô nên tìm người tử tế mà chơi và nên biết mình là ai, sinh ra từ đâu, trưởng thành được như bây giờ là do đâu. Đừng nghĩ ta đây có chút học hàm học vị rồi tự cho mình dân trí cao mà coi thường người dân như cô viết. Làm như thế cô đang tự cô lập và biến mình thành một kẻ lạc loài hoặc cái quái thai của nền giáo dục nước nhà. 

Đừng để người dân lên đồng tập thể với cô...

Hãy tưởng tượng, một cô giáo hàng ngày lên lớp mà tuyền bá những thứ tư tưởng bệnh hoạn như thế này vào đầu sinh viên thì hậu quả sẽ như thế nào?

Câu trả lời xin dành cho Bộ GD&ĐT cũng như trường Đại học Ngoại thương trả lời trước công luận.

P/s: PGS. TS Nguyễn Hoàng Ánh, sinh ngày 21/05/1962 tại Hải Phòng. Quê quán: Yên Hoà, Từ Liêm, Hà Nội. Hiện là PGS, TS công tác tại Viện Kinh tế & TMQT, Trường Đại học Ngoại thương (hộ khẩu thường trú: Số 20, ngõ 9, phố Hoàng Ngọc Phách, Đống Đa, Hà Nội).

Khi tên giết người hàng loạt được tung hô


Hãy nghĩ về một người quen của bạn. Không phải ai đó bạn thật gần gũi, chỉ là một nhân vật phụ trong thước phim cuộc đời bạn. Bây giờ tưởng tượng gã đó là một kẻ giết người hàng loạt, một kẻ đã tung hoành trên đường phố đâm chém, giết người trong nhiều năm trời. Thử tưởng tượng hắn sống hết cuộc đời mà không phải chịu hậu quả gì cho việc giết hại tất cả những người đó, và rồi khi hắn chết, mọi người chỉ muốn nói về việc hắn là một con người tốt như thế nào, và kể những mẩu chuyện cảm động về hắn. Nếu bạn tìm cách nhắc đến chuyện giết người hàng loạt kia, mọi người xung quanh phản ứng với sự phẫn nộ tràn ngập rằng tại sao bạn lại dám nói xấu về một con người cao cả và tuyệt vời như vậy.

"Xem này, tôi không đồng tình với tất cả mọi điều ông ta làm, nhưng bạn không thể để một điều không đẹp đẽ lắm trong cuộc đời của ông ấy làm lu mờ tất cả những điều tốt đẹp khác mà ông ấy đã đạt được," họ phản đối. "Ví dụ, bạn có biết ông ấy là đội trưởng đội bóng chày ở Yale không?"

"Nhưng... thế còn những người bị hắn giết hại thì sao?" bạn trả lời.

"Lạy Chúa tôi, tại sao bạn không thể tỏ lòng tôn trọng một người đàn ông vĩ đại vừa qua đời??" họ hét lên một cách bực dọc.

Bạn bật TV lên và chỉ thấy những tràng ca ngợi và bợ đỡ không ngừng nghỉ cho kẻ mà bạn biết là một tên giết người hàng loạt. Nhặt một tờ báo lên và lại dặt một thứ như vậy. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi họ có nhắc đến con số người bị giết cao đến đáng kinh ngạc của hắn, họ coi đó như một điều tốt: hắn đã giết một cách rất nhanh gọn và hiệu quả. Hắn giúp đất nước chúng ta vượt qua cảm giác run tay khi giết người hàng loạt. Đường phố chúng ta chắc chắn là sạch sẽ hơn nhiều khi không còn đám gái điếm và người vô gia cư mà hắn đã trừ khử không thương tiếc.

"Chuyện gi xảy ra vậy?" bạn tự nhủ. "Gã này đã giết hại một cách dã man hàng loạt đàn ông, đàn bà và trẻ em mà không có lý do gì cả. Chúng ta đều biết điều đó. Tại sao đấy không phải là điều mà chúng ta thảo luận trong lúc này về cuộc đời của hắn? Khi Timothy McVeigh chết, người ta không dành cả đống thời gian nói về việc hắn yêu bản Hiến pháp thế nào, hay việc hắn chưa bao giờ thích ăn súp lơ xanh. Không ai quan tâm đến việc Ted Bundy yêu con mèo của hắn đến mức nào. Vậy tại sao mọi người lại ca tụng cái gã giết người hàng loạt này như thể những hành vi giết người hàng loạt của hắn là một thứ ngoại lệ không đáng kể chứ không phải là thứ duy nhất đáng quan tâm đến trong cuộc đời của hắn? Ý tôi là, đó chính là di sản của hắn!"

Sự tưởng tượng ấy sẽ kỳ quái đến mức nào? Sẽ là kỳ quái đến mức nào khi bỏ qua hay thậm chí là ca ngợi tất cả những hành vi giết chóc và phá hoại mà gã người quen của bạn đã gây ra?

Dĩ nhiên, điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Không một kẻ cha căng chú kiết nào trong cuộc đời bạn bị bắt quả tang giết một mạng người, chứ đừng nói là giết người hàng loạt, mà không bị trừng phạt và hành vi đó không trở thành thứ đầu tiên mà mọi người nghĩ đến mỗi khi cái tên ấy được nhắc tới. Không, thứ đặc quyền đó chỉ được dành riêng cho tầng lớp tinh hoa cai trị chúng ta mà thôi.

Khi một kẻ giết nhiều người, di sản của hắn sẽ là tội ác giết người hàng loạt. Không có điều gì khác hắn làm trong cuộc đời có thể lớn hơn hành vi kết thúc hàng ngàn mạng người một cách dã man và tàn bạo. Tôi không quan tâm đến việc hắn làm từ thiện, việc hắn có bài diễn văn tốt nghiệp tuyệt vời, hay việc hắn yêu vợ hắn hết mực. Nếu một kẻ phạm tội ác chiến tranh, cố ý nhắm vào khu trú ẩn dân sự, và cố ý tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của một quốc gia để đạt được lợi thế trong một cuộc chiến tranh dựa trên những lời dối trá, thì hắn là một kẻ giết người hàng loạt mặc dù hắn có thể làm một số điều không đáng kể khác trong thời gian còn lại của hắn trên hành tinh này. Đó chính là con người hắn.

Giết người bị coi là tội ác nghiêm trọng nhất mà bất cứ ai có thể phạm trong các xã hội trên toàn thế giới bởi vì đó là sự vi phạm nghiêm trọng nhất tới chủ quyền cá nhân. Khi bạn giết ai đó, bạn cố ý tước đi cuộc sống của họ, tước đi tất cả mọi thứ khỏi họ mà họ không thể lấy lại được nữa. Điều này vẫn đúng với một kẻ có chức vụ và quyền lực cho phép hắn giết người mà không sợ hậu quả. Khi bạn giết một người thì trong suốt cuộc đời còn lại của bạn, điều đầu tiên về bạn là tội ác giết người, bởi vì giết người là tội ác nghiêm trọng đến như vậy. Nếu bạn giết một số lượng lớn người, thì tội ác giết người hàng loạt là thứ gắn với con người bạn.

George HW Bush là một kẻ giết người hàng loạt. Đó là di sản của hắn. Đó là con người hắn. Bất cứ thảo luận nào về cuộc đời hắn mà không đặt thực tế đó lên đầu tiên, trên hết mọi điều khác, đều là giả dối và được thực hiện vì sợ hãi một hệ thống quyền lực suy đồi cho phép giết người hàng loạt mà không phải chịu hậu quả chừng nào hành vi giết người ấy hợp với lợi ích của hệ thống quyền lực ấy.

Mỗi khi tôi công khai bày tỏ sự vui mừng trên mạng xã hội khi một con lợn chiến tranh chết đi, luôn có những người bảo tôi rằng họ mong tôi sẽ bị chết đi vì nói những điều như vậy. Và dĩ nhiên tôi biết rằng tôi đang gây điều tiếng khi nói ngay sau cái chết của ai đó rằng thế giới này trở nên tốt hơn vì không còn người đó nữa, và tôi chấp nhận những phản ứng thù địch đi kèm với điều đó. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng sự sùng kính của quần chúng đối với những kẻ giết trẻ em hàng loạt này đã đến mức thái quá khi mà chỉ biểu lộ sự vui mừng khi chúng lìa khỏi cõi đời này một cách an bình vì tuổi già, ở trong ngôi nhà của chúng, cũng bị coi là một tội lỗi không thể tha thứ được đến mức đáng bị chết đi. Tôi nghĩ rằng phải đặt những kẻ ấy lên bệ rất cao, vượt xa khỏi quần chúng bình thường, thì mới có thể coi hành vi giết người hàng loạt của chúng là thứ không đáng kể thay vì là những tội ác khủng khiếp gắn với tên tuổi của chúng. Trong con mắt của một đám quần chúng đã bị nhồi sọ đến triệt để, chúng là thần thánh, và sự ca ngợi, bợ đỡ không ngừng nghỉ của Bush cha đã cho thấy rõ điều đó.

Tổng thống Mỹ không phải là cái gì đặc biệt. Họ không được tạo ra từ chất liệu gì khác hơn so với bạn và tôi. Và khi họ ra lệnh kết liễu một số lớn mạng người mà không có lý do hợp pháp nào cả, họ cũng phạm tội như bạn và tôi nếu chúng ta tự tay giết từng người trong số đó. Và nếu bạn hay tôi có làm một điều như vậy trong đời mình, chúng ta đều biết mọi người sẽ không dành thời gian sau khi chúng ta chết để nói về việc chúng ta là những con người tuyệt vời như thế nào.

George Herbert Walker Bush là một kẻ giết người hàng loạt, và lý do duy nhất điều đó không trở thành thứ mà mọi người đều nói đến lúc này là sự thiển cận của quần chúng gây ra bởi một hệ thống quyền lực cực kỳ bất công.