Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

QUÁC QUÀNG QUẠC

Ngày 28/3/2014, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources) đã đưa nòi con lai Nga - Ukraine vào danh mục động vật có nguy cơ tuyệt chủng, mức độ cực kỳ nguy cấp. Được biết, một nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng rất cao trong một tương lai gần, quần thể suy giảm đến 80% hoặc diện tích phân bố chỉ còn trên khoảng 100 km2.

Nguyên, hôm 24/3 tuần trước, trong khi Hoa Kỳ đang kêu gọi và triển khai các biện pháp trừng phạt chính trị và kinh tế đối với Nga thì Hội đoàn Lầu xanh độc lập Ucraina cũng rầm rộ hưởng ứng bằng cách kêu gọi cấm vận sinh lý toàn bộ đàn ông Nga. 

‘Không cho người Nga ... ấy’ 

Chiến dịch cấm vận này phát kèm các áo phông in biểu tượng CLGT, khích lệ các em gái Ukraine quyết không "chiến đấu" với đàn ông Nga, mục đích tối hậu không chỉ đơn thuần là vấn đề sinh lý, mà hiểm hơn, góp phần đẩy người Nga đến chỗ “tiệt nọc”. Nếu bạn còn nhớ thì trước đây, Đức quốc xã đã xây dựng khá nhiều các trại tập trung cũng nhằm đạt mục đích này đối với người Do Thái. 

Thế mới biết Thủ lĩnh Quốc xã Adolf Hitler trì độn hơn các em phò phạch Ukraine nhiều lắm, chết là phải. 

Đàn ông Nga cười thầm, ừ thì thôi vậy, gái già Ukraine hai mươi lăm năm đa nguyên đa đảng nhăn nhúm héo hon như miếng thịt bụng nái sề, có mỗi khúc nạc là Crimé thì anh xơi rồi. Vậy hãy cứ để dành phần bạc nhạc còn lại và các thứ của nợ ấy cho các chú lính Mẽo và Tây Âu. Ngoài ra, cấm vận của Mỹ hay của đĩ thì cũng đều gây thiệt hại cho cả đôi bên, anh chỉ thiệt đơn, còn các em mới là đứa thiệt kép, nhá, nhá, nhá! 

Chuyển sang phần Tin trong nước:

Hôm 27/3/2014 nghệ sỹ điện ảnh Tín Chảnh cho biết ông đang vận động thành lập Nghệ đoàn dựa dẫm do ông làm Chủ tịch, để làm đối trọng với Văn đoàn độc lập của nhà văn Nguyện Ngóc. Nghệ đoàn dựa dẫm có mục tiêu hành động "cầu lợi, cóc cần cầu danh". 

Nhân so sánh tiếng tăm giữa Anh hùng núp với Ván bài lộ, ông cho rằng nhà văn Nguyện Ngóc, bấy lâu đã hưởng lợi kinh niên, nay lại hám danh mãn tính, rằng Nhà văn Nguyện Ngóc thành lập hội nhằm mưu kiếm cái danh hão Chủ nhiệm hợp tác xã (sản xuất văn độc) mà thôi, chứ sức cụ Ngóc còn chả nổi thì còn mần răng ra văn để mà "thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội".

Được biết, Văn đàn độc lập Việt Nam đang trong giai đoạn vận động thành lập nhưng đã nhận được nhiều sự khen ngợi, trong đó, cụ Nguyện Ngóc đặc biệt được nhận một tấm hoành phi sơn then cẩn sáu chữ vàng "Mua ba vạn, bán ba đồng". Cụ hãnh diện lắm và dặn với theo rằng: "ba đồng" ở đây phải là ba đồng in hình ông Tơn đấy nhớ! Vâng đúng, chỉ cần ba tờ 100 USD tức là tương đương 200 lần "ba vạn" đồng tiền vốn là đủ bõ công cụ phấn đấu lâu nay. 

Liên quan đến sự kiện thiên tài Tôm gốc Việt, người vừa thò tay… ngăn chặn cuộc chiến thế giới lần thứ III hôm Chủ nhật 31/3 tuần trước, như đã thông tin tại Đây. Sự kiện này lập tức gây nên cơn chấn động hoàn cầu, bằng chứng là vào lúc 23h đêm hôm đó, động đất cường độ 8,2 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía bắc Chile, kèm theo sóng thần cao đến 2 mét.

Nay có thêm các thông tin mới, giúp làm sáng tỏ nhân thân của anh.

Ngay sau khi xem truyền hình trực tiếp, có không ít các blogger Việt trên mạng, cả lề trái lẫn lề phải, nhận định rằng Tôm có thể là một trong các còm sĩ nhiệt thành trên blog của họ. Anh thường có các ý kiến kiên định theo xu hướng "cuồng Mỹ".

Phản bác lại, tổ chức Mạng lưới Blogger Việt xác nhận, Tôm chính là một trong những thành viên mạng lưới của họ. Tổ chức này còn cho biết chi tiết thêm, biệt tài mà Tôm vừa trình diễn làm thế giới nín thở không phải là quá hiếm và hiểm so với nhiều người khác trong phong trào. 

Nhà báo Đoản Trạng, thành viên sáng lập Mạng lưới cho biết, bí quyết để có được "đặc dị công năng" ấy là: ngoài sự đam mê khao khát cháy bỏng, thì các anh các chị trong phong trào luôn tự giác rèn luyện đến mức nó không còn là "đặc dị" nữa mà đã trở thành thói quen thường xuyên.

Trong khi đó, nguồn thông tin từ Câu lạc bộ NoU FC lại cho rằng, anh này (Tôm) vẫn sinh hoạt thường xuyên tại câu lạc bộ của họ, tuy đã ba tháng nay chưa đóng hội phí vệ sinh nhưng vẫn được CLB ưu ái bố trí đá chính thường xuyên, đảm nhiệm vị trí hậu môn.

Tin giờ chót, đéo bịa:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa, mới đây trong tạp chí Thế giới Văn hóa do chính anh làm Tổng biên tập đã công bố bài viết Khảo sát nguồn gốc ngày Toàn dân nói phét hay còn gọi ngày Cá tháng Tư của phương Tây.

Bài viết đã được hơn 50 tạp chí nghiên cứu lịch sử và văn hóa nổi tiếng trên thế giới đưa tin và trích dẫn.

Nghiên cứu của anh dài khoảng 238 trang A4, chứng minh một cách xuất sắc, rằng Ngày Cá tháng Tư của bọn Tây U hoàn toàn có nguồn gốc từ văn hóa báo chí Đại Cồ Vịt. 

Nhà thơ dẫn ra nhiếu bằng chứng bất khả phủ bác, trong đó có bài:

“Bao giờ cho đến tháng Ba…
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng …”. 

Bài ca dao này chứng tỏ dân ta rất mong sớm đến tháng Ba (âm lịch) để được nói khoác thoải mái từ đầu tháng đến cuối tháng trong khi bọn Tây lông kẹt xỉn, chỉ được cấp phép nói khoác nhõn một ngày đầu tháng. Lưu ý tháng Ba ta cũng tương đương tháng Tư tây.

Được hỏi về các dự định sắp tới, anh cho biết đang bận viết lại truyền thuyết Trăm trứng, rằng trong khi 50 người con theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên rừng thì một mình anh Vừ Già Pó xách ... dép ... lên và đi ..... Đi đâu không biết vì Vừ Già Pó không quảng cáo cũng chả viết sách, nhưng chắc chắn là đi Lạc. Từ đó, cả thế giới mới biết đến (và gọi) cha anh Pó là ông Lạc (Long Quân). 

Nhân đây, anh (TĐK) cũng cực lực lên án những đồng nghiệp đã và đang gọi anh bằng biệt danh Chú Cuội.

Nguồn: Lốc Liếc

LỀU BÁO - TÌNH DỤC VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

Câu chuyện về báo Kiến thức (Liên hiệp các Hội khoa học Việt Nam) chăm chăm đăng tải những thông tin về tình dục không phải là câu chuyện mới, có thể nói việc kienthuc.net.vn nói riêng và không ít báo mạng hiện nay nói chung sử dụng vấn đề tình dục (sex) như một hình thức câu khách rẻ tiền. Mục đích chính của các báo này chính là thu hút độc giả bằng mọi phương pháp nhằm bán quảng cáo, tăng nguồn thu. Với tiêu chí như vậy, không thể trách rằng Ban biên tập các báo định hướng và tạo ra một thế hệ nhà báo salon thiếu và yếu cả về nghiệp vụ, kiến thức, vô trách nhiệm trong định hướng xã hội.

Có ý kiến tiêu cực cho rằng, báo chí hiện nay, đặc biệt báo mạng chỉ mang tính chất giải trí rẻ tiền. Trên các trang báo chỉ nhan nhản các tiêu đề hướng dẫn “tán gái”, “cua trai”, hướng dẫn làm tình, thậm chí có báo mạng giống như tạp chí “playboy” khi suốt ngày đăng những bài viết, tiêu đề “Làm sao đưa nàng lên giường”, “làm sao để cho nàng đạt cực khoái”. Bên cạnh đó, không ít báo chí còn tuyên truyền cho việc sử dụng các loại đồ chơi tình dục (sex toy) như IONE (vnexpress) có bài viết về “Những loại sex toy phổ biến nhất”, trong đó vẽ biểu đồ mô tả tỉ lệ thông dụng của từng loại. Soha thì giật tít “Nàng “phát cuồng” với 8 loại sex toy có sẵn tại nhà”, còn Kiến thức thì trình làng “Những loại sex toy có hình thù kỳ quái”… Với những bài báo như thế, phải chăng, những tờ báo này đang muốn định hướng giới trẻ một cách suy nghĩ khác? Và thật sự không hiểu những vị mang danh “Tổng biên tập” của những tờ báo này có cảm thấy lợm giọng với những bài viết trên báo mình đang quản lý.



Định hướng ấu trĩ, mục tiêu chỉ nhằm thu hút độc giả để bán quảng cáo tạo ra một lớp “lều báo” yếu về trình độ nhận thức, nông cạn trong suy nghĩ. Những kẻ đang ngồi trong phòng máy lạnh, với thao tác đơn giản cắt và dán bài viết vào trang báo không thể hiểu rằng sự vô tâm của họ đã tạo ra sự băng hoại đạo đức trong giới trẻ mà không ít báo chí đã lên án trong thời gian gần đây. Với suy nghĩ chỉ là một bài báo nhỏ, nhưng với sự lan tỏa trong mạng internet và sự tò mò của giới trẻ tạo nên những đợt sóng ngầm trong tư tưởng của mỗi người đọc. Đến một lúc nào đó, khi con người ta không kiểm soát nổi thì sẽ mất kiểm soát hành vi của mình.
Làm báo, nên nghĩ rằng mình đang truyền tải một thông điệp, và nên đánh giá được thông điệp ấy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội. Chính xác hơn, làm báo nên phải có tâm. Bởi thói đời, những thói hư tật xấu học rất dễ, nhưng điều tốt thực hành rất khó. Khi suốt ngày trên các báo chỉ hô hào, dạy cách hiếp dâm, làm tình, thì đừng có kêu gào đạo đức xã hội xuống cấp. Bởi đó chính là hậu quả mà các lều báo đã gây ra.

Đã đến lúc, cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời của các cơ quan kiểm duyệt nhằm xây dựng đạo đức nghề nghiệp cho các lều báo đang nhan nhản khắp các tòa soạn. Cách làm báo cẩu thả, muối xổi sẽ gây ảnh hưởng không ít đến nền tảng đạo đức xã hôi cần bị lên án. Ban biên tập các báo nên xây dựng cách suy nghĩ, cách làm có tâm, có tầm cho chính phóng viên do mình quản lý. Không kiểm soát, thì đừng có lên giọng đạo đức giả kêu gọi xã hội văn minh, dân chủ.

DƯ LUẬN BỨC XÚC VÌ ĐƯỜNG TRƯỜNG CHINH BỊ BẺ CONG

VOV.VN - Độc giả Trần Quang: Nếu đã là thiết kế của nhà nước xin cứ thực thi như bản vẽ không nên vì một số hộ mà ưu ái dù người đó là ai.

Dự án mở rộng đường Trường Chinh nằm trên vành đai 2 của Hà Nội trị giá hàng nghìn tỷ đồng đang bị đình hoãn. Nguyên nhân do người dân không giao mặt bằng bởi nghi ngờ tuyến đường bị bẻ cong.

Đường Vành đai 2 đoạn Trường Chinh được khởi công vào tháng 10/2013, có tổng mức đầu tư 2.560 tỷ đồng; trong đó, chi phí giải phóng mặt bằng chiếm 2.022 tỷ đồng. 

Từ ngày khởi công đến nay, chiều từ phía Ngã Tư Sở tới đường Giải Phóng đang được khẩn trương thi công, tôn quây kín, máy móc hoạt động ngày đêm. Tuy nhiên, đến đoạn qua các đơn vị trực thuộc Quân chủng Phòng không Không quân (gần ra đến đường Giải Phóng) chưa có dấu hiệu triển khai dự án. Nguyên nhân là các hộ dân tại đây (tổ dân phố 40, khu tập thể cán bộ cao cấp quân đội, phường Khương Thượng – Đống Đa) liên tục có đơn thư khiếu nại đường bị bẻ cong đột ngột từ phía Nam sang phía Bắc.

VOV.VN đã nhận được nhiều ý kiến liên quan đến số phận của con đường này. Phần lớn các ý kiến gửi đến VOV.VN đều rất bức xúc và không đồng tình với các giải thích và cách làm hiện nay.

Đoạn đường Trường Chinh bị uốn cong đột ngột làm người dân bức xúc (ảnh: Người lao động)

Ông Nguyễn Thái Hưng nhấn mạnh: “Xin các nhà quy hoạch hãy nhìn lại lịch sử hình thành những con đường thẳng trên thế giới này. Nếu tất cả các việc lớn của quốc gia (mà thực tế như vậy) lại chiều theo ý của các "nhóm" người có công như vậy thì cuối cùng cái gương mặt của đất nước này sẽ ra thế nào?”. Bạn đọc Nguyễn Thái Hưng bày tỏ ý kiến cho rằng chính các tướng lĩnh, những người có nhà đã đề nghị không bị vi phạm để làm cong đường Trường Chinh sẽ không thể nào yên lòng nhắm mắt khi nhận ra rằng, vì quyền lợi của mình mà hương hồn hàng triệu, hàng triệu những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc đã im lặng chấp nhận”. 

Một bạn đọc khác có tên là Thành viết: “Làm đường chỉ vào có 4 m trong khi đó còn 20 m chiều sâu cơ mà. Nếu làm con đường to hơn thì nhà các bác sẽ đẹp và có giá trị hơn”.

Trong khi đó, bạn Dân Bình lại đưa ra đề nghị lãnh đạo Hà Nội và các bộ, ngành liên quan phải làm theo pháp luật, bảo đảm mọi người bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.

Độc giả Người Hà Nội viết: "Khi UBND TP Hà Nội có chủ trương mở rộng đường Trường Chinh, nhằm giữ ổn định đời sống cho tướng lĩnh, những người có đóng góp quan trọng nhất vào việc bảo vệ vùng trời của đất nước. Quân chủng đề nghị UBND TP Hà Nội lấy vào phần đất của quân chủng, hạn chế lấy đất của nhà tướng lĩnh, sỹ qua. Như thế là đã rõ nguyên nhân đường bị bẻ cong.

Theo Người Hà Nội, chúng ta không nên tránh nhà quan chức, tránh nhà tướng mà hãy nghĩ đến đại cục. 
“Tướng lĩnh quân đội đóng góp nhiều cho cách mạng 2 cuộc kháng chiến nên được ưu tiên nắn tuyến cong. Còn người dân không có đóng góp gì trong 2 cuộc kháng chiến chăng?. “Theo tôi, chúng ta tuyệt đối không nên có sự ưu ái không công bằng ấy. Dân thường hầu hết còn khó khăn mưu sinh mà còn phá rỡ được trong khi tướng lĩnh lại không. Như thế thì làm sao mà dân tâm phục được”, bạn Tư nhấn mạnh.

Bạn đọc dodo: “Luật pháp thì nên tuân thủ. Chúng ta vẫn có nhiều cách để đền ơn đáp nghĩa”. Bạn Nguyễn Thế Hải: “Nhà Tướng cũng phải bỏ đi để phục vụ công trình quốc gia”.

Bạn Lê Đức Hiến: “Chúng tôi không đồng ý với cách đặt vấn đề tránh nhà quan chức. Hiện, nhiều anh em cấp tá, là cấp dưới của chúng tôi tuy cùng dãy nhà nhưng sắp bị giải tỏa (khu vực giải tỏa nằm trong đoạn vuốt nối để giảm độ gấp khúc - PV), bản thân tôi và các tướng lĩnh khác đã và đang đứng ra bảo vệ” - Nếu nói về công trạng còn có rất nhiều người đã hy sinh cho đất nước, các anh bộ đội đang còn sống là một điều quá may mắn. Có những gia đinh vì độc lập dân tộc, họ đã mất 8, 9 người thân. Đề thể hệ sau trân trọng thế hệ trước, chúng ta những người yêu nước phải biết hy sinh một chút lợi ích cá nhân. Mọi người đừng vì một chút công lao với đất nước mà nhiều thế hệ sau phải đi trên con đường xấu xí”.

Bạn Trần Quang: “Nếu đã là thiết kế, qui hoạch của nhà nước thì xin cứ thực thi như bản vẽ không nên vì một số hộ mà ưu ái dù người đó là ai. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm từ cổ tới kim không thiếu gì những người đóng góp cho nhà nước. Biết bao nhiêu gia đình liệt sĩ, Bà mẹ Việt Nam anh hùng người ta còn đang sống khổ cực họ có được cấp đất không hay toàn bỏ tiền ra mua. Xin hãy bỏ ngay chế độ cấp đất, cấp nhà bất kể người đó là ai, quan to hay thường dân”.

Bạn Nguyen Dang: “Ngày xưa xương máu, tính mạng còn không tiếc, bây giờ tiếc vài mét đất?. Các anh mới có một chút công lao đã bắt đất nước nhân dân phải trả ơn như thế là không nên. Chúng ta hãy thể hiện đúng bản chất gốc của con người Việt Nam! Tiếp tục hy sinh, cống hiến, xứng đáng là bộ đội cụ Hồ, cụ Giáp”.

Bạn Thanh Thanh: “Đất đai là tài sản quốc gia, cả dân tộc đã hy sinh để giữ gìn đất đai, nay cứ tự ý mà chia hết cho "người có công" thì chẳng còn là tài sản quốc gia nữa. Sao chúng ta không hỏi xem còn bao gia đình đã hy sinh vì đất nước nay họ được gì? Những đặc quyền đặc lợi trong xã hội ta cần được xóa bỏ”./.

Thu Thủy/VOV online (tổng hợp)

Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

VỤ CÁT TƯỜNG LÀ ÁN CHƯA TỪNG CÓ TRONG LỊCH SỬ TỐ TỤNG NƯỚC TA

Dư luận viên Tuấn Nam

(Soha.vn) - "Trong vụ án Cát Tường, cái khó cho cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án là vụ án chưa từng có trong lịch sử tố tụng nước ta".

Ngày 14/4 sắp tới, vụ án liên quan đến Thẩm mỹ viện Cát Tường sẽ được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, thi thể của nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền chưa được tìm thấy và đối tượng Nguyễn Mạnh Tường bị truy tố về hai tội: “Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt” theo khoản 2 Điều 246 BLHS và tội “Vi phạm qui định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác”.

Hiện nay, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về việc chị Huyền chết trước khi bị vứt xác hay chết sau khi vứt xác bởi hai tình huống này có liên quan trực tiếp đến tội danh của bác sỹ Tường. Trao đổi với chúng tôi, một số luật sư đã có những phân tích xác đáng quanh những vấn đề pháp lý liên quan đến bác sỹ Tường. Báo điện tử Trí Thức Trẻ xin gửi tới độc giả loạt bài: “Xét xử bác sỹ Tường khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền - những điểm cần làm rõ”.

Luật sư Trịnh Cẩm Bình - Giám đốc công ty Luật Biển Đông (Đoàn Luật sư Hà Nội) (Ảnh: Tuấn Nam)

PV: Cho đến thời điểm này, khi vụ án sắp được đưa ra xét xử, nhớ lại hành vi ném thi thể chị Huyền xuống sông Hồng của bác sỹ Tường, là một luật sư, cảm xúc của chị như thế nào?

LS Trịnh Cẩm Bình: Sau thời gian điều tra vụ án và cùng song song là thời gian gia đình chị Huyền nỗ lực tìm kiếm xác chị Huyến, vụ án về thẩm mỹ viện Cát Tường sắp được đưa ra xét xử. Tôi cũng như tất cả mọi người quan tâm đến vấn đề này có lẽ đều rất bức xúc về những hành vi ném xác bệnh nhân xuống sông của bác sĩ Tường. Dù với bất cứ lý do gì, hành vi này là không thể chấp nhận được cả về phương diện đạo đức cũng như pháp luật.

Lẽ ra, khi xảy ra sự cố, bác sỹ Tường phải kịp thời khắc phục hậu quả, đưa nạn nhân đi cấp cứu dù sự cấp cứu đó có muộn đến mức nào. Nhưng ngược lại với cách xử trí thông thường đó, bác sỹ Tường đã tìm cách phi tang, tính toán một cách tinh vi, kỹ lưỡng, thủ tiêu tang chứng, che giấu tội ác của mình. Hành vi này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong dư luận và trong cả ngành y.

Cùng với sự phẫn nộ với hành vi của bác sỹ Tường là sự thông cảm chia sẻ với gia đình chị Huyền đã và vẫn đang phải gánh chịu nỗi đau và hy vọng tìm kiếm được thi thể chị Huyền dù đó chỉ hết sức mong manh.

PV: Chị đánh giá như thế nào về hai tội danh do Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội cáo buộc bác sỹ Tường phạm tội? Hai tội danh đó đã thật chính xác trong vụ án này chưa?

LS Trịnh Cẩm Bình: Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, Tường bị truy tố về 2 tội danh "Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế khác" theo Khoản 1 Điều 242 BLHS và “Xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt" theo Khoản 2 Điều 246 BLHS. Tổng mức án cao nhất bị cáo phải đối mặt là 10 năm tù.

Đến thời điểm hiện tại, xác chị Huyền vẫn chưa được tìm thấy. Do đó, căn cứ vào những chứng cứ thu thập trong vụ án như lời khai của các bị cáo và những người liên quan, dấu vết và tang vật thu được từ các địa điểm như Trung tâm thẩm mỹ Cát Tường, nơi vứt xác chị Huyền, nơi phát hiện xe máy của chị Huyền..., cơ quan tố tụng truy tố Tường về hai tội danh trên đến thời điểm này là có căn cứ pháp luật. Bác sỹ Tường không có chuyên môn về phẫu thuật thẩm mỹ, Trung tâm Cát Tường không được cấp phép thực hiện dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ nhưng bác sỹ Tường vẫn thực hiện và gây ra hậu quả chết người là đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 242 BLHS. Việc bác sỹ Tường mang xác nạn nhân vứt, thủ tiêu thi thể chị Huyền là đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm quy định tại Điều 246 BLHS.

PV: Với quan điểm “trọng chứng hơn trọng cung” trong vụ án, cách hiểu: “chỉ với những lời khai của bác sỹ Tường thì chưa thể đưa vụ án này ra xét xử khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền” có đúng không, thưa luật sư?

LS Trịnh Cẩm Bình: Tôi không đồng tình với cách hiểu "chỉ với những lời khai của bác sỹ Tường thì chưa thể đưa vụ án này ra xét xử khi chưa tìm thấy thi thể của chị Huyền".

Mặc dù với quan điểm “trọng chứng hơn trọng cung” nhưng chúng ta cũng phải khẳng định rằng không phải lúc nào cũng thu thập được những bằng chứng một cách tuyệt đối bởi vì có trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội đã dùng thủ đoạn khôn ngoan, tinh vi để thủ tiêu vật chứng là phương tiện phạm tội hoặc mang dấu vết tội phạm làm cho quá trình điều tra gặp không ít khó khăn.

ĐEM NGƯỜI YÊU...CHIÊU ĐÃI BẠN TRONG NGÀY SINH NHẬT

Chếnh choáng hơi men, liếc nhìn Liên đang ngồi hát, Bào ghé tai Vĩnh nói nhỏ: “Mày có thích “chén” con người yêu tao không?”. Hiểu ý bạn, Vĩnh đưa mắt nhìn về phía Liên rồi gật đầu đồng ý.

Khi Bào chưa đầy 10 tuổi thì bố anh ta chẳng may mắc bệnh ung thư nên qua đời sớm. Bố mẹ Bào sinh được 5 người con, Bào là con trai út. Có lẽ khỏi phải nói đến nỗi khốn khó của một gia đình nghèo, đông con khi đã mất đi người đàn ông trụ cột. Một nách 5 con, gánh nặng sinh nhai từ đó đè nặng lên đôi vai gầy của mẹ Bào…

Chàng thanh niên vừa đẹp chai, vừa… chai mặt

Vật lộn đủ nghề, hết làm ruộng thì bà xin vào làm thuê trong các lò sản xuất gạch, ngói ở quê. Rồi thời gian trôi qua, 3 người chị gái của Bào đến tuổi trưởng thành đi lấy chồng, người anh trai cũng lập gia đình ra ở riêng. Thế là ở nhà chỉ còn lại có hai mẹ con Bào. Tuy nhiên, nghèo khó vẫn bám lấy gia đình này…

Hoàn cảnh gia đình như thế nên Bào sớm phải bỏ học từ bậc tiểu học. Thương mẹ lam lũ, vất vả, Bào cũng chịu thương chịu khó, phụ giúp mẹ công việc đồng áng, chăn nuôi, việc nhà việc cửa rồi cùng mấy anh chị trong gia đình làm nghề dệt thảm kiếm thêm thu nhập. Sớm thiếu vắng người cha, còn người mẹ chỉ lo việc làm lụng, kiếm tiền nuôi con cũng quá sức nên Bào lớn lên chẳng có người quản lý, dạy bảo. Chính vì thế, Bào sớm theo lũ bạn xấu trong xóm, ngoài làng tụ tập chơi bời, lêu lổng.

Đến tuổi 17, Bào sớm để ý đến các cô gái. Nhà Bào ở Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội, trong những lần đi chơi cùng bạn bè sang Hữu Văn kế bên, anh ta để ý đến một cô nữ sinh thường hay ngồi bán hàng cho mẹ. Hỏi dò, Bào biết tên cô bé ấy là Liên, học lớp 9. Mới 14 tuổi nhưng trông Liên phổng phao, có vẻ già dặn hơn các bạn cùng tuổi. Cảm cô bé này nên Bào thường cùng các bạn tìm đến quán nhà Liên, kiếm cớ làm quen, tán tỉnh.

Các bị cáo trước tòa

Thấy một chàng trai trẻ, trông dáng mạo cao ráo, sáng sủa hay đến quán nhà mình ngồi chơi, lúc đầu Liên không để ý bởi cô còn quá trẻ. Tuy nhiên, mỗi khi Bào vào quán ngồi, Liên thấy anh ta trò chuyện, tán tỉnh vui vẻ rồi liếc mắt đưa tình khiến cô cũng xốn xang, e thẹn.

Sau 2 tháng quen biết nhau, Liên bất ngờ khi thấy Bào ngỏ lời yêu. Tất nhiên là Liên chối từ, bởi cô còn quá trẻ. Trước thái độ ấy của Liên, Bào không chịu từ bỏ ý định theo đuổi “bông hoa” mới bước vào tuổi trăng tròn. “Đẹp trai không bằng chai mặt”, đằng này, Bào có “bằng” đẹp trai, vậy là anh ta giở “chiến thuật” chai lỳ “trồng cây si” trước cô nữ sinh. Hầu như ngày nào, Bào cũng tạt qua quán nhà Liên để trò chuyện, tán tỉnh cô bé. Rồi hai tháng nữa qua đi, công sức của Bào bỏ ra không uổng khi rủ được Liên đi chơi.

Tối hôm ấy, Bào đưa Liên ra bờ con máng đầu làng ngồi chơi. Sau vài câu tán tỉnh, một lần nữa Bào bày tỏ tình yêu của mình với cô nữ sinh. Rồi không chờ Liên trả lời có đồng ý hay không, Bào ôm lấy cô, đặt lên đôi môi cô nữ sinh một nụ hôn nồng thắm.

Có được người “trong mộng”, Bào cảm thấy cuộc sống đầy thi vị nhưng xem lại nhà mình nghèo quá, nghèo đến nỗi bản thân anh ta đến thời buổi này mà không có được một chiếc điện thoại di động, dù chỉ là điện thoại cũ. Có người yêu mà không có điện thoại di động để nhắn gửi những lời yêu thương và hẹn hò thì quá… kém tắm. 

Nghĩ như vậy nên Bào phịa ra chuyện mới nộp hồ sơ xin đi làm cho một doanh nghiệp gần nhà, cần có điện thoại di động để trao đổi, liên lạc để xin tiền mẹ. Nghe con trai nói cũng có lý, bà mẹ khốn khổ móc hầu bao lấy ra 500 ngàn đồng đưa cho Bào.

Có tiền mẹ cho, Bào chạy đi tìm mua được một chiếc điện thoại cũ với giá chỉ có 300 ngàn đồng. Số tiền còn lại không chịu nằm yên trong túi anh ta. Vốn ham chơi bời, Bào nghĩ ngay đến việc rủ mấy cậu bạn thân cùng bạn gái đi “đập phá”.

THAM NHŨNG VẶT ĐANG ĂN MÒN XÃ HỘI



Tham nhũng vặt vẫn chưa suy giảm. Ảnh minh họa: Ngọc Châu

TP - Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) nhận định đã nhận định như vậy trong cuộc trao đổi với Tiền Phong.

Trước việc Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh PAPI 2013 chỉ ra nạn tham nhũng vặt diễn ra khắp nơi, trao đổi với Tiền Phong, tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) nhận định một khi tham nhũng được chấp nhận, được coi là hiển nhiên, sẽ ăn mòn xã hội.

PAPI 2013 cho thấy tham nhũng vặt có mặt khắp nơi, khi động tới thủ tục công là người dân phải “lót tay” (khám chữa bệnh, xin việc vào cơ quan nhà nước, xin cấp phép xây dựng, xin học…), ông có bình luận gì về kết quả này?

Số liệu từ ba năm nay cho thấy mức độ tham nhũng liên quan tới các thủ tục hành chính, các dịch vụ y tế và giáo dục công vẫn không thuyên giảm. Xã hội đã nói tới tình trạng này trong nhiều năm nay, nhưng chúng ta không đạt được một sự cải thiện nào cả. Thậm chí, so với hai năm trước, năm 2013, tỉ lệ người dân cho rằng chính quyền địa phương không nghiêm túc trong chuyện chống tham nhũng còn có xu hướng tăng lên.

Có người cho rằng tham nhũng, lót tay là tất yếu trong một xã hội vận hành theo cơ chế thị trường. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Cách hiểu này hoàn toàn sai. Nếu tham nhũng là một đặc tính của cơ chế thị trường thì các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản sẽ phải tham nhũng nhất? Ngược lại, tham nhũng làm méo mó thị trường. Trong một thị trường lành mạnh và sạch sẽ, những doanh nghiệp có chất lượng cao nhất và giá cả hợp lý nhất sẽ trúng thầu, những cá nhân có khả năng nhất sẽ được tuyển vào nhà nước, mọi người nhận được dịch vụ y tế công tốt như nhau. Tham nhũng gây thiệt hại cho quốc gia, vì nó ưu ái những tổ chức, công ty và cá nhân có quyền lực hay có khả năng mua quyền lực để đem lại lợi ích không chính đáng cho bản thân, và gây thiệt thòi cho những người không có khả năng chạy theo cuộc đua bôi trơn.

Thưa ông, tại sao tham nhũng vặt không suy giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên?

Tham nhũng vặt không suy giảm vì hai lý do chính. Thứ nhất, phần lớn những người nhận tham nhũng không hề chịu một hậu quả nào, thậm chí ngược lại, họ còn coi số ít đồng nghiệp khước từ tham nhũng như những người gàn hay đạo đức giả. Thứ hai, người dân sử dụng dịch vụ công thường không đủ dũng cảm để là những người đầu tiên bước ra ngoài cuộc chơi. Hai yếu tố trên tạo nên một vòng tròn khép kín. Người dân có tâm lý cam chịu vì họ nghĩ rằng cái vòng tròn khép kín này quá mạnh, họ lẻ loi và không thể nào phá được nó. Và họ không tin là sẽ được bảo vệ nếu họ phá nó.

TRUNG QUỐC KHIẾN ẤN ĐỘ, VIỆT NAM VÀ PHILIPPINES PHẢI TĂNG CƯỜNG PHÒNG THỦ

Dư luận viên Việt Dũng

(GDVN) - Trung Quốc tập kết quân sự đã gây ảnh hưởng toàn châu Á, từ Ấn Độ đến Hàn Quốc đến Malaysia, thậm chí Nhật đều đang tăng tốc chi tiêu quốc phòng.

Nòng pháo trên tàu khu trục tên lửa mới Type 052D vừa biên chế cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc ngày 21 tháng 3 năm 2014, bố trí ở Biển Đông.

Mạng "The Financial Times" Anh ngày 2 tháng 4 đưa tin, dư luận đều biết đến sự tập kết/tích tụ vũ khí của Trung Quốc. Ngân sách quốc phòng của Bắc Kinh tăng trưởng liên tục trong 20 năm. Trong thời gian này, họ đã trở thành nước chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới.

Theo bài báo, căn cứ vào số liệu của tổ chức theo dõi chi tiêu quốc phòng quốc tế - Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc chiếm gần 10% tổng chi tiêu quốc phòng thế giới, vượt tổng chi tiêu quốc phòng của Nga và Anh.

Nhưng, căn cứ vào số liệu chính thức, tuy Mỹ gặp khó khăn về tài chính, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc cũng chỉ bằng 1/4 của Mỹ.

Tuy nhiên, theo bài báo, điều gây nghi ngại cho dư luận là ảnh hưởng từ sự "tập kết quân sự" của Trung Quốc gây ra đối với toàn bộ châu Á. Năm 2012, lần đầu tiên từ thời cận đại đến nay, các nước châu Á vượt châu Âu về chi tiêu quốc phòng.

Bài báo nhận định rằng , từ Ấn Độ đến Hàn Quốc, từ Việt Nam đến Malaysia, chính phủ các nước khu vực này đang tăng tốc chi tiêu quốc phòng.

Cho dù là Nhật Bản, nước thực hiện "chủ nghĩa hòa bình" và luôn cắt giảm chi tiêu quốc phòng trong nhiều năm qua, gần đây cũng bắt đầu làm đảo ngược xu thế này, bởi vì họ định vị lại tư thế phòng thủ, mục tiêu là chống lại mối đe dọa Trung Quốc ngày càng gia tăng.

Ở mức độ nhất định, khi Mỹ và châu Âu đều cắt giảm chi tiêu quân sự, sự "tập kết" của châu Á là thay đổi "tự nhiên". Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, những nước này tất yếu phải hiện đại hóa khả năng phòng thủ của mình.

Tương tự, cùng với việc Trung Quốc trở nên ngày càng lệ thuộc và nhập khẩu nguyên liệu, bất kể là quặng sắt của Brazil hay dầu mỏ của Sudan, Trung Quốc không thích thú gì khi để quyền kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng rơi vào tay Mỹ.

Nhưng, sự tập kết vũ khí của châu Á còn có một vấn đề gây lo ngại hơn khác, đó chính là "hành động - phản ứng hành động" - một cách nói của giáo sư nghiên cứu chiến lược Desmond Bauer, Đại học Australia quốc lập. Nói thẳng ra, ở đây đang diễn ra chạy đua vũ trang kiểu vũ.

Trong cuốn sách mới về Biển Đông mang tên "Lò luyện lớn châu Á", Bob Kaplan cho rằng, đây là "một trong những sự kiện thiếu vắng nhất trên truyền thông tinh hoa mấy chục năm qua".

Tàu ngầm Hà Nội HQ182, tàu ngầm Thành phố Hồ Chí Minh HQ183 của Quân đội Việt Nam

Theo bài báo, có rất nhiều nhân tố thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang này. Quan trọng nhất là thực lực liên tục tăng cường của Trung Quốc, chính điều này khiến cho các nước như Ấn Độ, Việt Nam và Philippines cân nhắc tăng cường phòng thủ.

"Điểm tựa" của Washington có thể đã gây lo ngại cho chiến lược "tái cân bằng" châu Á, những tháng ngày hòa bình dưới sự lãnh đạo/thống trị của Mỹ dường nhưng đang gặp khó khăn.

Mà sự lo ngại này cũng đã làm trầm trọng hơn cuộc chạy đua vũ trang ở châu Á. Tình hình căng thẳng ngoại giao khác, đặc biệt là tình hình căng thẳng giữa Ấn Độ và Pakistan, giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều đã làm gia tăng xu thế này.