Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

SỰ THẬT VỤ CƯỚP MỘT TỈ ĐỒNG TRÊN MÁY BAY - DỐI LỪA

Vì không muốn chuyển đổi chỗ ở khi công việc đang thuận lợi đồng thời không muốn làm “phật lòng” nhà chồng nên một người phụ nữ nghĩ ra cách giả bị cướp gần 1 tỷ đồng trên máy bay.

Qua công tác đấu tranh làm rõ, đến tối ngày 8-4, nữ hành khách N.T.T. (28 tuổi, ngụ tại huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) đi trên máy bay của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đã thừa nhận tự tạo kịch bản giả bị đánh thuốc mê cướp tiền trên máy bay.

Nữ hành khách N.T.T. tạo dựng kịch bản bị cướp trên máy bay.

Trước đó, vào khoảng 10h 35 ngày 8/4, chuyến bay BL 521 (khởi hành từ Nghệ An - TP HCM) của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific hạ cánh sau 1h45 phút bay, bất ngờ nhận được thông báo: có một hành khách nữ, tên là N.T.T. nói bị đánh thuốc mê, cướp tiền trên máy bay bay. Số tiền khách khai báo mất là hơn 900 triệu đồng tiền mặt. 

Theo một nhân viên của hãng hàng không này cho biết, chị T. có xu hướng không hợp tác, chia sẻ với nhân viên an ninh hàng không. Mãi cho đến khi người nhà của chị T. tới mới biết chị T. bị mất tiền để trong túi xách mang theo người khi ngồi trên máy bay.

Ngay sau đó lực lượng an ninh sân bay nhanh chóng chuyển hồ sơ cho Công an P.2, Q.Tân Bình thụ lý.

Tại cơ quan điều tra, chị T. thường lấy lí do là mình mệt để vòng vo, né tránh, có ý định không hợp tác với phía cảnh sát. Ngoài việc khai báo lúc trên máy bay có hai người đàn ông ngồi bên cạnh mời chị T. uống một chai nước suối, sau khi uống xong không còn biết gì nữa, chị T. chỉ có câu trả lời “No biết! No trả lời!” cho mọi câu hỏi khác.

Để xác minh vụ việc, công an Phường 2 đã đề nghị lực lượng an ninh sân bay Vinh kiểm tra dữ liệu của máy soi chiếu an ninh xem trên chuyến bay BL 521 có hành khách nào mang theo nhiều tiền mặt hay không. Kết quả kiểm tra cho thấy không có hành khách nào mang theo nhiều tiền mặt trong hành lý xách tay đem lên chuyến bay.

Đồng thời đưa chị T. vào Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương để theo dõi, làm các xét nghiệm về nghi vấn bị đầu độc để cướp tài sản. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm cho thấy “nạn nhân” không có bất kỳ loại chất độc, chất gây mê nào.

Qua đấu tranh, bằng các chứng cứ xác thực, chị T. đã phải cúi đầu thừa nhận rằng mình tự tạo kịch bản giả.

Được biết, chị T. đang sinh sống và làm ăn ở Nghệ An nhưng gia đình chồng lại muốn vào Nam mua căn nhà ở Bình Dương. Vì không muốn chuyển đổi chỗ ở khi công việc đang thuận lợi đồng thời không muốn làm “phật lòng” nhà chồng nên chị đã nghĩ ra cách này.

CÁT TIÊN SA - "TRÙM LỪA DỐI" TRUYỀN THÔNG


(PetroTimes) - Cát Tiên Sa là “ông trùm” của truyền hình thực tế và dư luận cũng đã thẳng thừng nhận xét Cát Tiên Sa cũng là một “ông trùm” lừa dối trong giới truyền thông.

Thí sinh Huyền Minh rơi nước mắt sau phần trình diễn của mình tại The X-Factor.

Khoảng 5 năm trở lại đây, các game show, các chương trình truyền hình thực tế (THTT) đã bắt đầu bùng nổ, nó đã và đang dần ăn sâu vào trong thị hiếu giải trí của khán giả Việt. Hàng loạt các chương trình ra đời trên sóng truyền hình, đa số là những chương trình nổi tiếng đình đám được mua bản quyền từ nước ngoài. Thật ra đây là điều chẳng có gì đáng để tự hào, nếu không nói là đáng xấu hổ bởi việc Việt hóa các chương trình nước ngoài đang tạo ra một trào lưu ăn sẵn, triệt tiêu động lực sáng tạo của những nhà viết chương trình truyền hình Việt.

Dễ thấy một điều là hầu hết tất cả những chương trình đình đám trên sóng truyền hình hiện tại đều là những chương trình được các công ty truyền thông tư nhân mua bản quyền từ nước ngoài. Đó là: Giọng hát Việt (phiên bản người lớn và trẻ em), Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Tìm kiếm tài năng Việt Nam, Thần tượng âm nhạc, Người giấu mặt, Nhân tố bí ẩn… Và đương nhiên khi đó người nắm giữ quyền hành với các chương trình này là những công ty tư nhân chứ không phải là đài truyền hình quốc gia đang hân hoan phát sóng những chương trình đó.

Các công ty như: Cát Tiên Sa (Cats), BHD, Đông Tây, Thanh Niên, Khang Media… là những công ty tư nhân đang nắm giữ toàn bộ các chương trình THTT trên sóng hiện nay. Trong đó, Cats là “ông trùm” khi sở hửu bản quyền hàng loạt các chương trình ăn khách nhất như: Giọng hát Việt, Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Nhân tố bí ẩn… Tuy nhiên, Cats cũng chính là một “ông trùm” lừa dối khán giả!?

Cũng dễ hiểu một điều là cái giá của việc công ty tư nhân bỏ ra cả núi tiền để đầu tư thực hiện các chương trình trên là việc chạy đua theo rating. Và để giành chiến thắng trong cuộc đua này, nhà tổ chức không hoặc ít chú ý đến chất lượng người chơi, nội dung chương trình phong phú mà là những chiêu trò. Cũng từ đây tính thực tế trong chương trình được gọi là THTT đã bắt đầu méo mó, chương trình xuất hiện những sắp xếp theo kịch bản và thậm chí những sự lừa dối công chúng ngày càng gia tăng một cách trắng trợn. Sự dối trá cho thấy nhà tổ chức đang ngày càng xem thường công chúng, đó là một hành động khó chấp nhận được.

Cats bắt tay vào sản xuất các chương trình truyền hình từ năm 1996, cho đến nay công ty này được xem là công ty có nhiều sản phẩm nhất trên truyền hình. Nhưng Cats cũng chính là công ty mang nhiều tai tiếng, bị truyền thông lên án nhiều nhất. Đầu tiên phải kể đến đó là chương trình “The Voice - Giọng hát Việt” với scandal dàn xếp kết quả, scandal này đã góp phần làm lộ bộ mặt thật của Cats trong các chương trình THTT sau đó.

“The Voice” mùa đầu lộ bằng chứng sắp xếp giải với nhân vật trung tâm là Giám đốc âm nhạc Phương Uyên và “người tình tin đồn” Thiều Bảo Trang. Sang năm thứ 2, chương trình tiếp tục vướng phải nghi án dàn xếp kết quả, lần này thí sinh Thảo My và Huấn luyện viên Đàm Vĩnh Hưng là 2 nhân vật của scandal.

Ở chương trình “Bước nhảy hoàn vũ”, sau khi tham gia cuộc thi này thì ca sĩ Phương Thanh đã thẳng thắn “từ mặt” Cats với lý do chương trình chơi “cờ gian bạc lận” với chị. Cũng số điểm cao, cũng có nhiều tin nhắn bình chọn nhưng người của khán giả lại không có quyền đi tiếp cuộc chơi.

Phương Thanh đã thẳng thắn tuyên bố trên báo rằng: “Từ nay trở đi tôi sẽ không cộng tác với Cát Tiên Sa bất kỳ một chương trình khác nữa”. Phát ngôn này như một “cái tát” vào bộ mặt thật của Cats trong các chương trình THTT mà công ty này thực hiện.

Gần đây nhất là chương trình lần đầu tiên lên sóng “The X-Factor - Nhân tố bí ẩn” cũng lại tiếp tục bị chỉ trích là lừa dối khán giả và scandal lần này đã như giọt nước tràn ly, nhấn chìm danh dự của Cats. Cụ thể là tại vòng sơ tuyển diễn ra tại TP HCM, một thí sinh có tên Huyền Minh đã đến đăng kí hồ sơ tham gia thi tuyển chương trình. Tuy nhiên, Ban tổ chức, công ty Cats đã nhận được một số ý kiến về việc có sự giống nhau của Huyền Minh với ca sĩ Anh Thúy (Cựu thành viên nhóm Mây Trắng) và họ đã bắt đầu xác minh và tìm hiểu sự việc này.

Cats cho biết họ có liên lạc và mời ca sĩ Anh Thúy gặp mặt và hỏi về vấn đề cô có phải là thí sinh Huyền Minh hay không, thì ca sĩ Anh Thúy đã phủ nhận. Tương tự đối với Huyền Minh, thí sinh này trả lời mình không phải là ca sĩ Anh Thúy. BTC đã có lần yêu cầu cô gỡ mặt nạ ra để chứng minh thì cô không đồng ý, với lý do trước đó đã bị tai nạn nên phải đeo mặt nạ để che vết thương trên mặt. Và như thế, cho tới ngày phát sóng tập đầu tiên, BTC không hề biết Huyền Minh có phải là Anh Thúy hay không.

Sau khi phát sóng, chương trình tiếp tục nhận được thêm thông tin việc thí sinh Huyền Minh nhiều khả năng chính là ca sĩ Anh Thúy. Lúc này, BTC cho biết là họ đã ngay lập tức gặp lại thí sinh Huyền Minh và qua cuộc nói chuyện thẳng thắn, Huyền Minh đã xác nhận mình là ca sĩ Anh Thúy và cô đã chính thức gửi lời xin lỗi tới khán giả và BTC, cũng như mong muốn được tha thứ. Hiển nhiên, Cats đang muốn chứng minh là mình vô can trong chuyện này!

Ông Nguyễn Quang Minh – Ông chủ của Cats (bên trái) và NS Phương Uyên trong lần họp báo về vụ dàn xếp kết quả của The Voice mùa đầu tiên

Nếu đã từng xem chương trình, ai cũng dễ dàng nhận ra đây là một chiêu bài hay và ngọt lấy đi không ít nước mắt khán giả. Đoạn clip kiểu “biệt đãi”, giới thiệu thí sinh này theo đúng kiểu một “nhân tố bí ẩn”, mọi thứ được dàn dựng ấn tượng… điều đó cho biết đây là một tiết mục được dàn dựng công phu chứ không phải là “thực tế”. Hơn nữa, không thể có chuyện Anh Thúy đăng ký thi với nghệ danh mới Huyền Minh mà mọi người không nhận ra; bởi thời gian từ khi đăng ký đến thi là một thời gian dài thí sinh và êkip chương trình gặp nhau chuẩn bị.

Và sự thật thì đằng sau hình ảnh cảm động của những giọt nước mắt, của chiếc mặt nạ đen trắng che đi gương mặt mà theo cô nói là đầy vết sẹo, chính là sự lừa dối và xem thường khán giả. Chính Anh Thúy cũng đã thừa nhận rằng mình chỉ “nghe theo sự chỉ đạo chứ không phải tự làm”! Đến đây thì nghi án lừa dối của Cats gần như quá rõ, sự lừa dối đó cũng như chiếc mặt nạ trên mặt Anh Thúy đã bị lật ra.

Ai sẽ chịu trách nhiệm trong việc lòng tin của khán giả đang bị lừa dối một cách trắng trợn như thế này? Trước tiên là Anh Thúy, cô đã lên tiếng xin lỗi khán giả và chính thức rút lui khỏi chương trình. Cats nói mình vô can, còn đại diện phía nhà đài khẳng định “không lừa dối khán giả”. Đương nhiên sẽ rất khó để có bằng chứng khẳng định rằng Cats, đại diện đài truyền hình tham gia sản xuất chương trình này cùng Cats và thí sinh đã bắt tay lừa dối khán giả. Song, The X-Factor đã lừa dối và xem thường khán giả thì BTC, nhà sản xuất và nhà đài phải chịu trách nhiệm.

Sau nhiều nghi án bị lừa dối, bị xem thường trắng trợn thì đã đến lúc khán giả cần mạnh mẽ tẩy chay những chương trình mà Cats làm ra thay vì phải tiếp tục cổ xúy để cho sự gian dối ngày càng leo thang và kẻ gian dối lại được hưởng lợi.

Còn đối với đài truyền hình quốc gia đang hân hoan phát sóng các gameshow của Cats cũng cần chú ý đến sự công bằng trong việc thực hiện trách nhiệm cộng đồng của mình. Chức năng của các kênh này là phục vụ nhu cầu giải trí lành mạnh của người dân; là cầu nối tuyên truyền giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; là phương tiện để phổ biến, chuyển tải, giáo dục, định hướng thẩm mỹ văn hóa tới cộng đồng.

Do đó, việc chạy theo trào lưu các gameshow cần phải xem xét những yếu tố ngoài lợi nhuận. Và càng không thể để các hình ảnh vô cùng phản cảm như thí sinh nữ lột đồ để giảm cân (Người giấu mặt) hay thí sinh di đầu gối dưới sàn, quỳ lại giám khảo xin thi tiếp (Thần tượng âm nhạc)… được lên sóng.

Hy vọng những sai lầm đó sẽ không được lập lại!

Trúc Vân

HIẾN THẬN VÌ MỤC ĐÍCH NHÂN ĐẠO HAY VÌ TIỀN?

Tám trường hợp được cho là hiến thận tự nguyện ở Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đang khiến dư luận rất quan tâm. Câu hỏi đặt ra là: việc làm này là vì mục đích nhân đạo hay vì tiền?

Anh Hồ Văn Tr. với vết mổ sau khi hiến thận

Cả tuần nay, người dân xã Thạnh Phú, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ xôn xao về việc có nhiều người hiến thận với mục đích nhân đạo, cứu người, trong đó có năm người cùng một gia đình cùng hiến thận.

Tuy nhiên, theo công an địa phương, những người này hiến thận để được nhận một số tiền cụ thể nhưng lại giả vờ làm đơn trình bày với chính quyền địa phương là “hiến” thận cho người thân.

Anh Lê Văn G., một trong tám người hiến thận đã có đơn gửi lên chính quyền địa phương cho biết mình hiến thận vì mục đích nhân đạo. Trong đơn gửi chính quyền địa phương, G. nói đi ra miền Bắc hiến thận cho người nhà, tuy nhiên không được địa phương xác nhận.

2 thận cùng hoạt động vẫn tốt hơn

Thận là cơ quan lọc máu để bài tiết chất độc ra ngoài theo đường tiểu.

Nếu bình thường đối với người khỏe mạnh và thận hoàn toàn khỏe mạnh, khi vì lý do gì đó chỉ còn 1 thận (với 1,2 triệu đơn vị (nephrone), thì nó vẫn có thể đảm đương được nhiệm vụ lọc trung bình 200 lít máu, và thải ra 1,5 lít nước tiểu/ngày.

Như vậy người còn 1 thận khỏe mạnh vẫn sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên, cả 2 bộ phận cùng hoạt động vẫn tốt hơn là 1.

Trong trường hợp nếu chẳng may người chỉ có 1 thận vì lý do gì đó trong sinh hoạt, ăn uống, hay tai nạn…mà quả thận còn lại cũng mắc bệnh hoặc chấn thương thì cực kỳ nguy hiểm.

Bác sĩ Nguyễn Phước Lộc 
(Phó khoa ngoại niệu 
BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ)


Còn anh Hồ Văn Tr., ở ấp 6, xã Thạnh Phú cho biết nhà nghèo, chuyên làm mướn và thường xuyên thiếu nợ. Sau một thời gian đi làm ở TP.HCM có quen biết với một người tên Lợi, ở Q.Nhà Bè, TP HCM. Lợi nói mình bị hư hai quả thận, cần người hiến và trả công. Tr. thấy người ta cần thận, nhà nghèo cần tiền giải quyết nợ nần nên quyết định “hiến” thận cho Lợi. Anh Tr. phải lên tận TP. HCM, vào bệnh viện để hiến sau thời gian ba tháng chờ bác sĩ thử máu, khám, xét nghiệm.

Tại đây anh được một số người động viên hãy yên tâm, được cấp bảo hiểm, sức khỏe sẽ ổn, tuy nhiên đến nay vết mổ đã lành nhưng bên trong vẫn còn đau thốn khiến việc đi lại gặp khó khăn, chỉ còn làm được việc nhẹ.

Anh B., em rể của anh Tr. cũng đã bán thận vào khoảng đầu tháng 9-2013. Anh này hiện cũng không có mặt tại địa phuơng.

Anh Danh L., do không có đất canh tác, không có việc làm nhưng nhà có tới năm miệng ăn, nợ nần chồng chất, nên cách đây hơn hai năm, cũng đã bán đi một quả thận với giá 100 triệu đồng. Anh L. hy vọng sẽ thoát nghèo, nhưng sau khi bán thận thân thể anh ngày càng ốm yếu, sức khỏe giảm sút.

Trên địa bàn ấp 6, xã Thạnh Phú cũng đã có ba trường hợp tương tự, trong đó hai trường hợp đã bán và một trường hợp đã đi Hà Nội để tiếp tục bán.

Số người đã bán thận tiếp tục lôi kéo những người còn lại đi theo chân họ, đa phần viết đơn lên chính quyền nói đi hiến thận cho người nhà.

Nhiều trường hợp thanh niên địa phương đã đi bán thận mà kể cả người nhà cũng không hay biết, đến khi những người đi bán chung về kể thì gia đình mới "té ngửa".

Chính quyền xã Thạnh Phú cho biết những người bán thận là những người nghèo, thiếu kiến thức về pháp luật. Mặt khác, những người bán thận thường là những người sống tạm trú không có đất. Chính vì nhà của họ là nhà tạm nên các hội, đoàn thể không thể đứng ra bảo lãnh cho họ vay vốn để làm ăn được.

Sau khi sự việc được phát hiện, công an huyện Cờ Đỏ đã nắm tình hình và báo cáo cho giám đốc công an thành phố Cần Thơ. Theo đó, trên địa bàn xã Thạnh Phú có tám trường hợp hiến thận từ năm 2012, trong đó có năm người trong một gia đình.

Hiện giám đốc Công an thành phố đã đã chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ liên quan nắm chặt diễn biến vụ hiến thận này để có hướng xử lý theo qui định của pháp luật.

Luật pháp của Việt Nam cấm mua bán nội tạng. Việc hiến thận chỉ nên làm khi để cứu người thân và hoàn toàn tự nguyện. Việc hiến thận và ghép thận phải được thực hiện rất công phu từ các xét nghiệm, công tác chăm sóc sau khi hiến và ghép. Người hiến thận sau đó cần được chăm sóc chu đáo. 

Nếu việc mua bán diễn ra ở những nơi không đáng tin cậy, hoặc lén lút thì sẽ dẫn đến nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe cả người cho và người nhận.

PHƯƠNG NGUYÊN - THÁI LŨY - MINH TÂM

Cách đây hơn 2 năm TAND TP Cần Thơ có mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án mua bán thận xuyên quốc gia lớn nhất nước từ trước đến nay.

Án sơ thẩm đã tuyên phạt Võ Đình Văn, La Thị Thịnh mỗi bị cáo 6 năm tù; Lê Sơn Truyền, Quảng Đại Vàng mỗi bị cáo 5 năm tù về tội “tổ chức đưa người khác trốn đi nước ngoài”.

Theo hồ sơ vụ án, Văn và Truyền đi Trung Quốc (TQ) bán thận của mình với giá 50 triệu đồng thì Vương và A Trang- đầu nậu đường dây mua bán thận tại TQ đến đặt vấn đề với Văn và Truyền về chuyện làm “cò” thận. Mỗi chuyến “đưa” một quả thận vượt biên sang TQ sẽ được “boa” 10 triệu đồng.

Khi về nước, Văn, Truyền chẳng những tự mình “săn” thận mà còn mở ra nhiều “chân rết” khác bằng cách rủ rê chính những người mà họ đã đưa sang TQ bán thận.

Những “chân rết” này thường đến các trung tâm giới thiệu việc làm để dụ dỗ những thanh niên thôn quê đang tìm việc lao động phổ thông. Tham gia trong đường dây này còn có Thịnh, Vàng. Từ năm 2008 đến tháng 2-2011, nhóm này đã đưa trót lọt 19 nạn nhân ở các tỉnh An Giang, TP. Cần Thơ, TP.HCM, Ninh Thuận…sang TQ bán thận.

TẤN CÔNG Ở TRƯỜNG HỌC MỸ: 20 NGƯỜI BỊ THƯƠNG

TTO - Hai mươi học sinh bị thương, trong đó có bốn người nguy kịch, trong một vụ đâm chém xảy ra ngày 9-4, ở một trường cấp ba vùng Franklin tại Murrysville, cách Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ) khoảng 24 km về phía đông, theo hãng tin Fox News.

Hiện trường vụ tấn công bằng dao, cảnh sát đang chăm sóc cho những nạn nhân - Nguồn: WTAE / DailyMail

Hãng tin này dẫn lời Dan Stevens, người phát ngôn của cơ quan quản lý các tình trạng khẩn cấp tại hạt Westmoreland cho biết, một nghi can nam giới đã bị bắt giữ.

Stevens nói những người bị thương từ 14 tới 17 tuổi, tất cả đều bị đâm hoặc chém bằng dao.

Họp báo về vụ việc dự kiến sẽ diễn ra vào lúc 10g30 sáng (giờ địa phương, tức 21g30 tối 9-4 giờ Việt Nam), theo lời ông Stevens. Các bản tin ban đầu của AP nói có thể một người đã cầm dao chạy vào trường học và đâm chém các học sinh.

"Con gái tôi nói với tôi kẻ đâm người là một học sinh lớp 10”, phụ huynh Tim Graham cho biết.

“Một sự kiện nghiêm trọng đã xảy ra ở một trường cấp ba”, một thông báo trên trang web của cơ quan quản lý giáo dục địa phương cho biết. “Tất cả các trường tiểu học sẽ đóng cửa, các trường cấp hai và cấp ba sẽ được tăng cường an ninh. Chúng tôi sẽ cung cấp thêm thông tin ngay khi có thể”.

Đài truyền hình CNN dẫn lời bác sĩ Chris Kaufmann ở bệnh viện Forbes tại Monroeville, Pennsylvania nói bệnh viện đang điều trị cho bảy thiếu niên bị đâm ở phần thân, bụng, ngực và lưng. Ông nói các vết thương “khá nghiêm trọng” và một số “có thể đe dọa tính mạng”.

Tất cả các trường tiểu học ở khu vực đã bị đóng cửa sau khi vụ việc xảy ra.

HẢI MINH - A.C

VÌ SAO HỌ KHỔ?

Mấy nay, đang ầm ĩ chuyện có cô nhà báo ém tiền bạn đọc ủng hộ cho nhân vật tận khổ. Tôi muốn kể cho bạn nghe câu chuyện của chính tôi.

Tôi đã viết rất nhiều những hoàn cảnh cần bần hàn và họ đều nhận được sự giúp đỡ cần thiết. Thế nhưng...

1. Người đàn ông ấy gọi cho tôi bất cứ lúc nào khi anh cảm thấy anh bị ức hiếp. Lắm khi, anh gọi chỉ vì "Công an xã bắt em phải có tạm trú thì em mới được ở". Người đàn ông này, tứ cố vô thân, bị tai nạn giai thông nằm bệnh viện. Bạn đọc giúp anh có được một ngôi nhà, một mảnh vườn.

2. Cô gái ấy đủ tiền chuộc con mới sinh sau bài viết. Dư thêm gần 25 triệu và một công việc mà chủ doanh nghiệp chỉ chờ cô nhận lời. Tôi sợ chồng cô nghiện, nên quyết định nhờ cơ quan giữ lại tiền, chi cho cô mỗi tháng 3 triệu để cô nuôi con, nhằm kéo dài được sự giúp đỡ. Ngay đến tháng thứ Tư, buộc tôi phải chuyển toàn bộ tiền cho cô vì cô gọi liên tục.

3. Gia đình khác có cô con gái nghi vấn bị lão hàng xóm cưỡng hiếp không được nên quẳng vào đống lửa đang cháy ngùn ngụt. Một đồng nghiệp bên báo Công an TP.HCM viết bài, gia đình nhận được hàng trăm triệu tiền bạn đọc giúp đỡ. Tôi viết tiếp, họ nhận được số tiền lớn tương tự vậy. Cho đến giờ, họ vẫn khó khăn. Là tại làm sao?.

Mẩu chuyện trên chép từ nhà bạn Ngô Nguyệt Hữu. Còn đây là chuyện thật của Beo.

Nhà cô ở Long An, 20 tuổi kịp có 2 đứa con, đứa thứ 2 bị hẹp van tim. Chồng bằng tuổi và nghiện rượu hạng nặng. Cô chỉ có 2 cái áo mặc thay đổi.

Gặp cô trong một chuyến làm từ thiện. Beo kêu gọi giúp cô được 19tr. Riêng Beo cùng với một chị bạn bác sĩ chia đôi trả toàn bộ chi phí ca mổ cho con cô.

Số tiền kia, Beo làm cuốn sổ tiết kiệm, kì hạn 6 tháng lĩnh lãi, đứng tên mẹ chồng cô và Beo giữ cuốn sổ.

Suốt 2 tuần sau khi con cô xuất viện là 14 ngày khủng hoảng thần kinh với Beo. Nhận lại cuốn sổ TK rồi cũng chưa yên, không chỉ cô mà cả nhà cô liên tục gọi điện thoại, đến tận cơ quan đón đầu tra vấn xem, Beo có còn giữ tiền của ai tặng cô không.

Nguồn: Beo

LẠI LÀ NGUYỄN QUANG LẬP - CHỦ BLOG QUÊ CHOA



Cuteo@

Entrry này được trích nguyên văn từ một bài viết của nhà văn Chu Giang trên Tạp chí Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh về nhân vật Nguyễn Quang Lập.

BÔI NHỌ CẢ CHẾ TIÊN SINH

Quyển Chân dung nhà văn do Nhà xuất bản Văn học in nhưng không phát hành, đã tự tiêu hủy lâu rồi. Tác giả cuốn sách, người đứng ra in sách và rất nhiều người được dựng chân dung… cũng đã qua đời. Nên để cho các vị được yên nghỉ. Nhưng vừa rồi, khi nhắc đến Xuân Sách, Nguyễn Quang Lập cho rằng Chân dung nhà văn là rất trúng rất đúng, rất hay, rất đau. Rằng anh Xuân Sách sống đôn hậu, người ta chỉ làm phiền anh chứ anh có làm phiền ai đâu, thế mà cũng lắm kẻ không ưa, rằng đám tang anh thiếu vắng rất nhiều người… rằng “… phàm là nhà văn, được Xuân Sách “bôi xấu” là vinh dự, sao lại ghét anh. Suy cho cùng, đám nhà văn được anh “bôi xấu” trừ một vài người, còn lại văn tài cũng có ra gì đâu mà tự ái”. Cũng đoạn văn này, trên Blog Quê Choa viết “khủng” hơn “Suy cho cùng, đám nhà văn được anh bôi xấu, trừ một vài người, còn lại văn tài, tư cách cũng có ra cái đéo gì đâu mà tự ái”.

Trên Blog Quê Choa tác giả còn viết: “… một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy vạy cho hợp thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi. Than ôi Chế tiên sinh, tiếc cho Người lắm thay!

Như vậy là vẫn còn sự ngộ nhận về Chân dung nhà văn, ngộ nhận về Chế Lan Viên. Ngộ nhận về một vài chi tiết thì có thể bỏ qua. Nhưng đánh giá sai hẳn về nhân cách nhà thơ như Chế Lan Viên, thì cần phải nói lại cho rõ. Bởi Chế Lan Viên đã và sẽ còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa, văn học ở nước ta hôm nay và lâu dài về sau: “Kỷ niệm 90 năm sinh Chế Lan Viên (1920-2010) ta càng hiểu hơn tầm cao rộng của một sự nghiệp trước tác đồ sộ, phong phú, đa dạng của một bậc thầy lớn. Những ảnh hưởng thật quý giá mà nhà thơ đã mang lại cho thơ hiện đại Việt Nam, không chỉ ở thế kỷ XX, mà chắc chắn sẽ còn nhiều năm tháng nữa với chúng ta trong thế kỷ này”.
(Tạp chí Thơ. Hội Nhà Văn Việt Nam số 11-2010)

Cần trở lại một chút về tác giả Chân dung nhà văn:

Anh Xuân Sách họ Ngô sinh ngày 4-7-1932. Mất ngày 2-6-2008. Quê anh ở Nông Cống - Thanh Hóa. Nói đến Thanh Hóa, người ta không thể quên được Trạng Quỳnh - Xiển Bột. Truyện Trạng Quỳnh - Xiển Bột là truyện trào phúng với tiếng cười sảng khoái có sức mạnh phi phàm, giết chết cả vua chúa:

Trạng chết chúa cũng băng hà
Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn.

Biệt tài của Trạng Quỳnh - Xiển Bột là tìm ra được những nét, những chi tiết, những mảnh vụn… của đối tượng và đời sống, sắp xếp lại thành ý tứ, đánh đổ, giết chết đối tượng. Những truyện Ăn cắp mèo, Dâng canh cải cho vua, Tiên sư cha thằng bảo thái,… là tiêu biểu. Anh Xuân Sách thừa kế được chất Trạng Quỳnh trong Chân dung nhà văn của mình. Chỉ với những tên tác phẩm của một tác giả, hoặc một đặc điểm gì đấy trong con người tác giả mà sắp xếp lại, tạo thành một chân dung, tính cách của tác giả đó. Có trúng, có đúng hay không, đúng đến đâu … thì còn phải bàn. Nhưng đọc lên là cười… cười chảy nước mắt. Người này thì cười nhưng người kia thì tím ruột bầm gan. Chẳng hạn câu “Đất làng có một tấc/ Bao nhiêu người đến cày”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Thấy nhà văn nọ có cài đầu hói, mà nói “Mao đầu tận lạc tạo mao luân”… thì cười cho ai? Đau cho ai? Đến câu “Lựa sắc nắng trên đầu mà đổi sắc phù sa” hoặc “Bình thơ đến thuở bạc đầu/ Cũng không thể tất một câu nhân tình”,… thì không còn là cười cợt nữa, mà là bỉ báng rất nặng… có phải là trúng quá, đúng quá, hay quá hay không? Chỗ này phải nhìn nhận thật nghiêm túc. Rằng hay thì thật là hay/ Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào (Kiều). Hay thì thật hay. Giỏi thì thật giỏi nhưng không đúng, mà đầy đố kỵ. Chỉ xin lấy vài trường hợp để cùng xem xét.

Ai cũng biết câu “Lựa sắc nắng trên đầu mà đổi sắc phù sa” là chỉ Chế Lan Viên. Bản chất, nhân cách của Chế Lan Viên có phải như thế không? Nếu xem xét cuộc đời và toàn bộ thơ văn của Chế Lan Viên thì câu trên nếu không phải là hời hợt nông nổi thì là sự xuyên tạc vu khống. Xưa nay, con người nói chung và đặc biệt là kẻ sĩ, giới trí thức, rất khinh bỉ sự giả dối, đón gió trở cờ, theo đóm ăn tàn. Phẩm chất cao quý nhất của con người là sự chân thực, trung thực. Vì nếu không có phẩm chất này thì con người đó sẽ là giả dối. Một người trí thức, một nhà văn nhà thơ mà cơ hội, giả dối thì nó là cái gì? Có ích gì cho người đọc, cho xã hội?

Chế Lan Viên mất ngày 24-6-1989, đã hơn hai mươi năm. Tro hài cốt của ông đã được thả xuống sông Sài Gòn - hẳn là theo lời dặn của ông - (Xem Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh. Tạp chí Thơ số 11 năm 2010, tr.62). Tác phẩm của ông đã được xuất bản thành toàn tập. Nghiên cứu, viết về ông thì rất nhiều. Đủ điều kiện để đánh giá về ông. Đó là công việc của nhà nghiên cứu. Ở đây tôi chỉ dẫn một chi tiết, để xem Chế Lan Viên có phải con người lựa nắng đổi màuhay không? Chế Lan Viên có câu thơ: Người thay đổi thơ tôi/ Người thay đổi đời tôi… Nhưng thay đổi như thế nào? Nói thì dễ, nhưng hành động, cuộc sống thì không dễ chút nào. Chế Lan Viên có bài thơ “Kết nạp Đảng trên quê mẹ”. Vì sao ông vào Đảng. Đó là, sau một đêm đi với đơn vị Vệ quốc đoàn, đánh đồn giặc, chứng kiến và rung cảm mãnh liệt trước sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ ông đã tình nguyện xin vào Đảng. Lúc đó tình nguyện xin vào Đảng là tình nguyện chấp nhận gian khổ, hy sinh như các chiến sĩ đã ngã xuống trong chiến trận, đâu phải vào Đảng để ngồi thảnh thơi mà làm thơ làm phú. Sự thay đổi của Chế Lan Viên, là đi từTa là ai đến Ta vì ai: Ta là ai một câu hỏi siêu hình/ Ngọn gió hư vô thổi nghìn nến tắt/ Ta vì ai khẽ xoay chiều ngọn bấc/ Bàn tay người thắp lại vạn chồi xanh… Từ chữ là đến chữ vì là một cuộc cách mạng thật sự. Đâu chỉ là chữ nghĩa.

Có thể biện hộ rằng khi viết chân dung Chế Lan Viên, Xuân Sách chưa được đọc Di cảo, chưa có Toàn tập Chế Lan Viên… không được đâu. Hoặc là anh Xuân Sách chưa hiểu cuộc đời Chế Lan Viên, hoặc là do một sự đố kỵ nào đấy. Chỉ cần nêu một chuyện Chế Lan Viên xin vào Đảng ở mặt trận Quảng Trị chứ không phải ở trụ sở Hội Nhà văn sau ngày Hòa bình… cũng đủ hiểu được con người Chế Lan Viên. Dựng chân dung một con người phải hiểu sâu sắc về họ tìm ra được những nét đặc trưng bản chất nhất của họ chứ không phải là suy bụng ta ra bụng người mà lắp ghép những tiểu tiết theo ý định chủ quan của mình.

Chúng tôi thấy cần phải nói lại câu trên mạng đã viết về Chế Lan Viên: … một thiên tài sinh nhầm thời, ra sức chạy vạy cho hợp thời, cuối cùng chẳng được cái gì sất trước khi tan thành tro bụi… Một thiên tài như Chế, cần gì phải chạy vạy cho hợp thời. Để được cái này được cái kia. Chế tiên sinh đâu phải người như thế. Ông Trần Trọng Tân - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, người đã chứng kiến lễ kết nạp Đảng cho Chế Lan Viên đã kể lại rất xúc động trong đoạn hồi ức “Tôi biết về Anh” đã đăng trên Văn Nghệ số 26 ngày 26-6-1999. Vì không phải ai cũng có điều kiện đọc lại số báo trên nên xin tóm lược: Năm 1949, mặt trận Quảng Trị tiếp đón một số văn nghệ sĩ từ Khu IV vào, trong đó có Chế Lan Viên. Đã biết tiếng Chế Lan Viên, ông Trần Trọng Tân gợi ý muốn Chế Lan Viên vào Đảng. Chế Lan Viên bảo: Lúc Đảng khó khăn, mình đã không vào. Nay Đảng mạnh rồi, mà xin vào thì thành ra người xu thời. Nên muốn làm một người Cộng sản người Đảng. Chế Lan Viên xin xuống một đơn vị cơ sở và gặp một tình huống: Một tiểu đội được lệnh đi đánh đồn Tà Cơn, cần ba chiến sĩ cảm tử. Đồng chí Bí thư chi bộ nêu yêu cầu xong thì tất cả tiểu đội đều giơ tay xung phong. Vì vậy phải bốc thăm lấy ba người. Đêm đó trận đánh thắng lợi. Nhưng hai trong số ba chiến sĩ cảm tử đã hy sinh. Chế Lan Viên rất xúc động. Sau đó mấy hôm ông nói với Trần Trọng Tân: Không thể đứng ngoài Đảng được mà phải xin vào Đảng. Phải đứng trong hàng ngũ của Đảng. Và Chế Lan Viên đã được kết nạp vào Đảng ở cơ quan Tỉnh ủy Quảng Trị. Ông đã ôm hôn cờ Đảng và khóc mộc cách chân thành. Chế Lan Viên là như thế. Trong đời mình, nếu Chế phải chạy vạy, thì chỉ là chạy vạy với thời gian để học và làm việc. Ông “… học văn chương và cả những gì dường như văn chương không bao giờ thèm đụng tới. Cho đến lúc gần bảy mươi tuổi, cha tôi vẫn là một học trò ngoan, bất chấp tuổi già mà len lỏi vào bất cứ góc nào của khu vườn văn hóa”, “Phải học, học không phải để vui mà để không ai giết được mình”. Học để thành người. (Cha tôi - Phan Thị Vàng Anh, tạp chí Thơ số 11 - 2010, tr.62). Chế tiên sinh được gì ư? Không được gì ư? Hãy đọc ông:

Anh tồn tại mãi
Không bằng tuổi tên
Mà như tro nguội
Như ngọn cỏ tàn đến tiết lại trồi lên

Nếu chưa có điều kiện tìm hiểu đầy đủ về Chế Lan Viên, thì hãy hiểu lấy vài ba câu như thế.

Các chân dung về Tố Hữu, Huy Cận, Hoài Thanh… đều không đúng, mà đầy sự đố kỵ. Nếu viết rằng “Nhà càng lộng gió thơ càng nhạt/ Máu ở chiến trường hoa ở đây” thì không phải là chuyện hiểu hay chưa hiểu đời và thơ Tố Hữu mà đó là sự cắt xén, xuyên tạc. Xin nói với đông đảo bạn đọc trẻ như thế này: Khi anh Xuân Sách còn tung tăng cắp sách đến trường thì tác giả Gió lộng đang bị thực dân Pháp giam cầm trong tù ngục, ông đã vượt ngục, trở lại hoạt động… Trong kháng chiến chống Mỹ, ông đã vượt Trường Sơn vào tận Tây Ninh - Chiến khu anh hùng và ác liệt - để hiểu, chia sẻ, động viên chiến sĩ. Câu thơ Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai và tập thơ Nước non ngàn dặm ra đời từ đó và cuối đời, Tố Hữu đã viết: Sống là cho mà chết cũng là cho. Đâu phải Tố Hữu là người chỉ ngồi một nơi “Tọa hưởng kỳ thành” - “Máu ở chiến trường hoa ở đây”. Dựng chân dung như thế là cắt xén, xuyên tạc, áp đặt, sao lại là trúng quá - đúng quá, hay quá… được!

Xưa Trạng Quỳnh chỉ đánh vào đám cường quyền, bạo chúa, đám trọc phú rởm đời, vào cái Xấu cái Ác… Còn nay thì Xuân Sách đả kích vào đồng chí - cùng là đảng viên, đồng nghiệp - cùng là nhà văn và đồng sự - cùng một cơ quan như anh Xuân Thiều. Tiếc cho cái tài của anh dùng không đúng chỗ. Anh đã không tỉnh. Anh đã để cho những người cơ hội, hẹp hòi, đố kỵ tâng bốc, tung hô và lợi dụng. Thời điểm anh cho ra chân dung nhà văn là cực kỳ phức tạp và căng thẳng Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ Cả thế giới bị rung động. Ở Việt Nam, những người cơ hội và cực đoan ầm ĩ đả kích vào những uy tín lớn của văn học cách mạng mà họ cho là quan phương phải đạo, minh họa, phục vụ chính trị… Được “Chân dung nhà văn” của anh thì họ mừng lắm. Họ tâng bốc, tung hô anh. Đòi phong anh hùng và dựng tượng vàng cho anh nữa đấy. Họ mượn tay anh đấy thôi. Anh mang tiếng mà họ được việc. Của người phúc ta mà! Thương cho anh là thế. Anh đã không tỉnh. Tài năng có cao có thấp, có sự khác nhau, sở trường sở đoản là chuyện thường, là quy luật. Nếu văn tài của người khác mà “không ra gì” thì có nên “bôi xấu” họ không? Người có lòng nhân ái, có bụng liên tài, không ai làm thế. Còn nếu tư cách của họ “có ra cái đéo gì…” thì anh có quyền phê phán, chê trách, có thể “bôi xấu” cũng được. Nhưng phải đúng. Phải có cơ sở. Phải tâm phục khẩu phục, nói có sách mách có chứng… Khi còn sống, cụ Hoài Thanh bảo viết chân dung như vậy là nói OAN, nói ÁC cho cụ. Ở thế giới bên kia anh sẽ trả lời cụ thế nào? Nếu tỉnh ra, nghịch thì cứ nghịch - dân xứ Thanh, con cháu Trạng Quỳnh là thế - nhưng anh bảo với họ rằng: Đây là chuyện vui chuyện phiếm nơi bàn trà quán nước, chuyện vỉa hè, nghe đâu bỏ đó… thì hay biết mấy. Thì họ vẫn có trò để chơi, có hàng có họ để buôn dưa lê… Anh chỉ mang tiếng nghịch ngợm theo máu Tổ Trạng Quỳnh, người đời sẽ thông cảm cho anh. Anh bày trò chơi cho họ, anh phải cao hơn họ. Phải biết chơi cái gì, chơi đến đâu, việc gì anh phải chiều lòng họ. Anh dễ tính quá.

Đám tang anh Xuân Sách không phải thiếu vắng rất nhiều người, mà đông người. Tôi đã đến với Anh hôm đó, tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thanh Nhàn. Gặp nhà văn Nguyễn Anh Biên ở đó. Anh Nguyễn Văn Biên - Bố nhà thơ Nguyễn Bảo Chân - là người nhà anh Xuân Sách.

Hôm đó, gia đình đưa anh Xuân Sách về quê chôn cất. Trên bàn thờ ở Nhà tang lễ hôm ấy có dòng chữ “Vô Cùng Thương Tiếc Cụ Ngô Xuân Sách”, không kèm theo chức danh chức tước gì cả. Chắc chắn đây là ý nguyện của anh, con cháu phải thực hiện. Và như thế là rất đúng, rất hay. Ồn ào mà làm chi. Bạn bè, người quen, kẻ thuộc, bạn đọc… ai biết thì đến. Thế thôi! Nếu đăng cáo phó, rồi Hội và cơ quan và gia đình cùng tổ chức tang lễ ở Nhà tang lễ quốc gia thì cũng được cũng thừa được. Nhưng sẽ phiền toái lắm. Trong đời anh Xuân Sách, cái đúng nhất, hay nhất, chính là đám tang của anh. Anh muốn trở về với cát bụi như một con người bình thường, như hàng vạn hàng triệu con người bình thường khác. Tôi thực sự xúc động và tâm niệm sẽ noi theo gương anh. Ta đến với cuộc đời này với hai bàn tay trắng và ra đi cũng với hai bàn tay trắng… Phật bảo thế và đúng là như thế. Mọi được mất, buồn vui, hay dở… Xin để lại cho Đời.

Trong lễ tưởng niệm mười năm ngày mất của Chế Lan Viên tại Thành phố Hồ Chí Minh do Trung tâm nghiên cứu quốc học tổ chức, nhà văn Vũ Thị Thường - quả phụ của nhà thơ - có nói, ông dặn lại vợ con là “không được quên ơn ai và cũng không được thù hận ai”. Chắc chắn ở thế giới bên kia, Chế Lan Viên sẽ khoan dung, dang rộng tay đón anh Xuân Sách với tấm lòng nhân ái của mình - Chúc các Anh ngàn thu vui vẻ. 

Được đăng bởi THANH DANH

BỘI THỰC HỘI THI

Dư luận viên Khoai@


Hehe, cái này đúng quá. Biết từ lâu mà không có ai dám nói!

Ở đâu cũng vậy, suốt ngày tổ chức các kiểu thi thố. Thi quanh năm ngày tháng thế này thì làm gì có thời gian mà làm chuyên môn?

Thi như thế này tốn tiền của nhà nước, ảnh hưởng đến thời gian và sức khỏe của cán bộ chiên sĩ, và đôi khi kích động máu ăn thua, thúc đẩy bệnh hình thức phát triển.

Đã đến lúc nên thức tỉnh lại. 

Cảm ơn bài của Thiện Văn trên trang Quân Đội Nhân Dân.
--------------
QĐND - Trong chuyến công tác đến đơn vị Y, tôi gặp lại người bạn cùng đơn vị từ hồi học sĩ quan. Chiều tối, lúc ngồi bên bàn uống nước trò chuyện, bỗng có một nữ công nhân viên đến nói với anh: “Báo cáo chính trị viên, tôi đã chuẩn bị nội dung hùng biện cho hội thi tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất người phụ nữ Việt Nam ở đơn vị. Nhưng vì khả năng viết lách có hạn, mong chính trị viên bớt chút thời gian sửa chữa, hoàn thiện giúp tôi bài hùng biện”. Bạn tôi đáp: “Vâng, chị cứ để trên bàn làm việc, tối nay tôi sẽ xem lại. Sáng mai đầu giờ làm việc chị quay lại lấy nhé”.

Khi nữ công nhân viên ra về, người bạn nói với tôi: Chị ấy là nhân viên nấu ăn của tiểu đoàn. Mới tham gia thi nâng bậc kỹ thuật nấu ăn, thi dân vận khéo vừa xong, giờ lại thi cán bộ hội phụ nữ giỏi. Cả ngày nấu ăn tất bật ở đơn vị, tối về gia đình lại chăm sóc mẹ già và hai con nhỏ do chồng đóng quân xa nhà mấy trăm cây số. Mỗi lần tham gia hội thi nào, tôi biết chị ấy phải vất vả hơn ngày thường gấp bội lần”. Ngẫm ngợi chốc lát, người bạn nói như than phiền, như trách móc: “Mà không hiểu tại sao bây giờ lại “đẻ” ra lắm hội thi đến thế. Hầu như tháng nào cũng có một vài hội thi ở đủ ngành, đủ cấp. Thi nhiều đến “bội thực”. Thấy tôi có vẻ hoài nghi, ngạc nhiên, anh bạn đưa cho tôi một tập kế hoạch về tổ chức các loại hội thi, nói: “Cậu xem đi. Bằng chứng hai năm rõ mười đây này. Năm nay, ở đơn vị này có tới 18 hội thi, hội thao đấy”.

Tôi lật từng trang kế hoạch ra xem. Nào là: Thi điều lệnh; Thi cán bộ trung đội, đại đội huấn luyện giỏi; Hội thi cán bộ tiểu đoàn bộ binh huấn luyện giỏi; Hội thao thể dục thể thao quốc phòng; Thi cán bộ trung đội trinh sát giỏi; Thi báo vụ cấp 2, cấp 3; Thi báo cáo viên giỏi; Thi cán bộ giảng dạy chính trị giỏi; Thi cán bộ hội phụ nữ giỏi, tuyên truyền viên giỏi về phẩm chất đạo đức người phụ nữ Việt Nam; Thi đơn vị huấn luyện “3 tiếng nổ” giỏi; Thi nâng bậc kỹ thuật nấu ăn từ bậc 1 đến bậc 4; Thi dân vận khéo; Thi xe tốt, lái xe an toàn; Thi toàn diện công tác quân y, bệnh xá; Thi trung đội bộ binh bảo quản sổ sách ngành tham mưu kế hoạch, dụng cụ phòng chống cháy nổ… Tổng số là 18 hội thi, hội thao, chỉ trừ tháng 1, tháng 2 và tháng 12 là không có hội thi nào. Còn lại từ tháng 3 đến tháng 11, trung bình mỗi tháng đơn vị có 2 lần tổ chức hội thi và tham gia hội thi ở cấp trên.

Tôi chia sẻ với người bạn: “Tham gia hội thi, hội thao nhiều thì mỗi cá nhân và tập thể mới có cơ hội tiến bộ hơn chứ”. Cậu bạn vẫn chưa hết nguôi ngoai: “Mặt tích cực của hội thi thì khỏi phải bàn rồi. Nhưng đơn vị cơ sở có trăm thứ việc phải lo, phải làm hằng ngày, chứ đâu chỉ có mỗi cái việc thi thố. Nói thật nhé, cánh cán bộ cơ sở chúng tớ không phản đối hội thi, hội thao, nhưng số lượng cần hợp lý, mật độ vừa phải. Chứ trung bình mỗi tháng tổ chức 2 lần hội thi thì quá tải, quá sức với anh em ở đơn vị cơ sở”. Rồi bạn tôi giãi bày tiếp: Chỉ vì tâm lý “con gà tức nhau tiếng gáy” mà ai đi thi, đơn vị nào đi thi cũng muốn tranh giành giải này, giải nọ. Thế nên, mỗi lần đi thi không chỉ các thí sinh lo lắng, mà cán bộ các cấp cũng mệt mỏi do phải chuẩn bị đủ khâu, đủ thứ, kể cả những điều tế nhị khó nói ra ở đây.

Đúng là không ai phủ nhận những hiệu ứng tích cực của việc tổ chức hội thi, hội thao ở đơn vị. Nhưng nếu tổ chức tràn lan sẽ gây nên tình trạng “bội thực” cho cán bộ cơ sở và khó có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nguồn: Thiện Văn/ QĐND