Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014

NGHỆ SĨ KIM CHI LÀM THẾ LÀ KHÔNG ĐÚNG

LâmTrực@


Nghe nói Kim Chi đi Mỹ gào kêu dân chủ nhân quyền cho Việt Nam. Nhiều anh em bạn bè hỏi Kim Chi là ai? Mình post lại bài này để anh em biết rõ.


Ảnh: Chị Kim Chi … thế kỷ 20.

Mấy hôm nay, cà làng bàn về Kim Chi, cái món dưa góp của dân Đại Hàn, ăn vào sốc lên tận mũi, nước mắt, nước mũi chảy ra vì cay.

Bây giờ thử hỏi bạn đọc xem trong lịch sử điện ảnh Việt Nam, diễn viên Kim Chi, gọi là bà vì năm nay chị đã gần 70 tuổi, đóng vai gì nhớ nhất.

Mình xem trên Quê Choa có bài viết “Nghệ sỹ Kim Chi, chúng tôi kính phục chị” có trích dẫn lời của họa sỹ Đỗ Bảo “Tôi đã xem Kim Chi trong những phim chị sắm vai, nhớ nhất phim Cánh đồng hoang đóng cùng Lâm Tới. Thành thực từ lâu đã yêu quí chị với những gì chị đã thể hiện. Hôm nay tôi kính trọng chị hơn, con người nhỏ bé yếu đuối về thể lực nhưng là một nhân cách đàng hoàng. Rồi lâu rầy mọi người sẽ hiểu. Còn bây giờ tôi chắc theo thói quen lâu nay, sẽ nhiều người coi chị là xấc xược điên khùng vì dám thóa mạ người đứng đầu chính phủ.”

Mình suýt bật cười, vì cả ông Quê Choa lẫn ông Đỗ Bảo đều nhầm, giống hệt ông Cua, toàn lấy râu ông nọ cắm vào chỗ của bà kia.

Chị ốm yếu thì đúng, vì chục năm trước bị ung thư và chạy xạ. Chị từng tâm sự “Tôi đã đi qua căn bệnh ung thư tuổi 57. Đã có những giây phút tôi phải đứng lặng trong nhà tắm, với cái đầu rụng hết tóc và khuôn ngực bên còn bên mất… Tôi tự hỏi: Tại sao tôi có thể đi qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh mà vẫn lành lặn, vậy mà sao lúc bom đạn tha tôi rồi, thì tới lượt bệnh tật lại nỡ lấy đi của tôi thế này… Nhưng rồi tôi nghĩ: Không lẽ cứ buồn mãi sao, buồn đến tận lúc chết sao? Và tôi tìm cách đứng dậy, tìm cách “quẳng gánh lo đi mà vui sống”. Chị có nghị lực sống ghê gớm.

Nhưng Kim Chi đâu có đóng vài nào trong “Cánh đồng hoang”, mà diễn viên nữ đó là Thúy An. Chị Thúy An đóng với Lâm Tới trên đồng lụt lội. Ông Lâm Tới toàn cởi trần, mặc mỗi cái quần đùi, trên thuyền với Thúy An xinh đẹp, giữa đồng không mông quạnh.

Mình vừa xem vừa lầm bầm, bố khỉ, đóng phim thế kia thì ra nhi đồng mất thôi. Nhân bảo như thần bảo, sau này chị Thúy An lấy anh Nguyễn Hồng Sến là đạo diễn bộ phim nói trên. Cứ tưởng Lâm Tới lấy nàng. Hóa ra không phải.

Thúy An lấy Hồng Sến thì chị Kim Chi phải ra khỏi nhà, lấy thêm mấy ông khác nữa. Trước khi ra khỏi cái nhà giá mấy trăm cây vàng ở Sài Gòn, chị Kim Chi làm thỏa thuận với chồng cũ. Nếu anh chết thì nhà bán chia làm ba, 2 phần cho hai đứa con của anh chị, phần còn lại cho bà vợ mới (chị Thúy An). Đàng hoàng quá chứ còn gì và hình như chị cũng đoán là ông Sến không còn nhiều thời gian.

Khi anh Hồng Sến mất, chị Thúy An định bán nhà (500 cây) nhưng dụ hai cháu con đẻ của chị Kim Chi là cầm tạm mỗi đứa 100 cây. Hai đứa sướng quá vì hồi đó 100 cây to lắm, mua được biệt thự là thường.

Cụ Kim Chi nghe phong thanh liền bay vào Sài Gòn, lôi thỏa thuận với tòa án ra. Thế là chị Thúy An phải vào vai “Cánh đồng hoang” lần nữa.

Quên mất, mình mải luyên thuyên, chẳng nhớ định viết gì. À, hỏi là chị Kim Chi đóng vai nào. Chỉ biết thời chống Mỹ, chị đi theo văn công hỏa tuyến, vào biểu diễn cho bộ đội xem. Hình như gặp anh Hồng Sến và hai người lấy nhau, có hai con.

Thời đó, xinh đẹp hay được chọn đi văn công. Đi hỏa tuyến cũng là chuyện lạ, nhưng chả lạ lắm, vì cả triệu người đi, hàng trăm ngàn nữ TNXP ngoài hỏa tuyến. Nên khen chị là anh hùng thời chống Mỹ thì cũng nên kheo khéo chút.

Quay lại chuyện mấy hôm nay chị Kim Chi nổi tiếng vì từ chối bằng khen Thủ tướng. Chị viết một cái thư, đánh máy in laser hẳn hoi, ký dưới. Chị viết gì tôi chả nhắc lại nữa, vì bạn đọc đã thuộc lòng.

Chuyện đến tai chị Hồng Ngát, Phó chủ tịch hội điện ảnh Việt Nam. Hãng phim của các chị cơ khổ, đang bị đòi đất, bị bao vây vì cạnh hồ Tây.

Chị Hồng Ngát, vốn cũng là người chả vừa, nói với BBC rằng, chị đã đọc đơn của chị Kim Chi, nhưng về “nguyên tắc thì như thế là không đúng lắm”, vì đơn gửi cho Hội thì phải để Hội xem xét giải quyết, “chứ Hội chưa có ý kiến gì mà đã tung hết cả lên mạng, trả lời cả BBC”.

Chị Ngát cho biết, việc xét thưởng đang nằm ở giai đoạn hoàn thành hồ sơ, chưa trình lên thủ tướng, và nghệ sỹ Kim Chi nằm trong danh sách 50 hồ sơ được Ban chấp hành Hội Điện ảnh xét duyệt trong đợt này.

Về mặt này, tôi đồng ý với chị Hồng Ngát. Mới gợi ý làm hồ sơ để đưa đi duyệt, mà chị Kim Chi đã viết cái đơn, để rồi có người biết, tung lên Facebook, thế là ầm ỹ.

Viết đơn và làm hồ sơ mới là bước đầu. May ra được vào danh sách rồi trình lên ban xét duyệt thi đua. Nếu may thì sẽ gửi lên VP Thủ tướng. Thủ tướng chắc gì đã xem. Mà ông xem chắc gì ông đã ký.

Ông X đã ký đâu mà chị Kim Chi dám viết “Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm”.

Quên mất, sao mình lại nhắc mãi câu này. Đã bảo không viết trong entry mà.

Chị Kim Chi làm thế là không được, không kín kẽ và hơi bộp chộp.

Tôi mà là chị, tôi sẽ nộp hồ sơ đàng hoàng, tìm cách cho mình vào danh sách, vận động hành lang (lobby) sao cho tên mình được đưa lên Thủ tướng và đảm bảo là phải có chữ ký X.

Có chữ ký đàng hoàng rồi và đưa đi kiểm định, biết chắc đó là của đồng chí X, chị Kim Chi viết đơn cũng chưa muộn. Lúc ấy tầm ảnh hưởng mới lớn.

Làm như hiện nay, người ta cười cho. Chưa ai xét duyệt, chưa ai làm gì, chị Kim Chi đã từ chối. Bây giờ hỏi cái công văn yêu cầu chị Kim Chi làm hồ sơ đâu, chắc là không có.

Các nghệ sỹ lần sau muốn học chị Kim Chi thì nên tìm cách cho hiệu quả, sao cho giống món Đại Hàn, ai đó “ăn” vào sốc lên tận mũi, nhớ suốt đời.

Muốn gì thì gì cũng phải khen chị Kim Chi phát. Cuộc đời chị giống như tập thơ Lục bình mà chị tâm đắc với câu “Lục bình chậm rãi xuôi dòng! Dừng đâu nơi ấy nước trong lắng phèn!”

Không phải nhà quê mà viết được câu thơ ấy. Đúng là hoa lục bình sống nơi nào thì nơi ấy nước trong. Nhiều Kim Chi lục bình thì đất nước ngày càng sạch hơn.

HM. 11-1-2013

CÙ HUY HÀ VŨ LÀ AI?

Cù Huy Hà Vũ là người thế nào? - Trần Chung Ngọc

Cù Huy Hà Vũ sẽ được phúc thẩm lại sau hơn 1 ngày nữa, và đây là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại nhân vật này 1 lần nữa qua entry dưới đây của giáo sư Trần Chung Ngọc:

Tôi đã đọc khá nhiều về Cù Huy Hà Vũ trên những diễn đàn thông tin ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Lẽ dĩ nhiên những người hành nghề chống Cộng ở hải ngoại lại có dịp hoan hô ủng hộ những lời tuyên bố của Mark Toner, của HRW, RFA, RFI, Liên hiệp Âu Châu v…v… để lên án Nhà Nước về vụ xử “Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ”. Tôi không thấy một tài liệu nào nói về Cù Huy Hà Vũ tốt nghiệp Tiến sĩ Luật ở Đại học nổi tiếng của Pháp, Sorbonne, năm nào, với Luận Án như thế nào, nhưng lại không được phép hành nghề luật sư ở Việt Nam. Có thể nói là Cù Huy Hà Vũ có một đầu óc bất bình thường, nếu không muốn nói là vô trí trong vài vụ ông ta kiện lung tung và những phát biểu bậy.

Tôi không có thì giờ đi vào những thông tin về Cù Huy Hà Vũ có thể nói là đầy đủ nhất trên trang nhà http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B9_Huy_H%C3%A0_V%C5%A9. Tôi chỉ có thể điểm qua vài hành động điển hình của Cù Huy Hà Vũ, một nhân vật mà có người ở hải ngoại, Trần Khải, ca tụng một cách không thể nào lố bịch hơn:

Phiên xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ vào ngày 4-4-2011 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ có một vị trí độc đáo trong lịch sử Việt Nam. [Nhưng trước tòa chỉ có một bị cáo tên là Cù Huy Hà Vũ trước một bản cáo trạng, không làm gì có “Tiến sĩ luật”]

Cù Huy Hà Vũ là trí thức thực sự [Chúng ta sẽ xem thực sự CHHV trí thức như thế nào]

Bất kỳ ai kết án Cù Huy Hà Vũ, đều là kết án những trật tự của trí thức và pháp lý. [Những hành động ngông cuồng vô trí của CHHV là “trật tự của trí thức và pháp lý”?]

Bất kỳ một xúc phạm nào tới một người như Cù Huy Hà Vũ đều sẽ là xúc phạm tới dân tộc, tới quyền lợi của toàn dân. [CHHV là dân tộc, là quyền lợi của toàn dân, viết ngu như vậy mà cũng viết lên được]

Không trả tự do cho Cù Huy Hà Vũ sẽ có nghĩa là cầm tù cả hồn thiêng sông núi. [Cù Huy Hà Vũ, một người mà trong một số hoạt động đã tự chứng tỏ là thiếu trí tuệ, như sẽ được chứng minh trong một phần sau, mà là Hồn Thiêng Sông Núi?]

Viết những lời khoa trương lố bịch và ngu đần như vậy thì có đáng để cho chúng ta phê bình không. Nhưng đó lại là phản ánh trí tuệ của một số người hành nghề chống Cộng cho thương vụ của mình.

Sau đây tôi có vài nhận xét về một số hành động và phát ngôn thuộc loại “trật tự của trí thức và pháp lý” của Cù Huy Hà Vũ. Nhưng trước hết chúng ta hãy điểm qua vài dư luận về Cù Huy Hà Vũ. Trước hết là của Hội Nhà Văn Việt Nam:


Đọc những bài của Vũ trước hết tôi thấy thật lạ lùng, Vũ vừa là TS luật vừa là Thạc sỹ văn chương, tưởng viết phải rất đúng luật và chặt chẽ, nào ngờ hoàn toàn ngược lại. Trong nhiều bài viết, Vũ đã sử dụng ngôn ngữ chợ búa, phạm luật, và trước những vấn đề đại sự lại rất ấu trĩ.


Việc một Cù Huy Hà Vũ ảo tưởng và ngông cuồng sa lưới pháp luật âu cũng là hệ quả tất yếu. Ở đâu cũng thế thôi, cố tình đi trái làn mãi, ắt sẽ gặp phải tai nạn giao thông. Chỉ có điều, đến giờ phút này, trên nhiều diễn đàn mạng thông tin điện tử, nơi vẫn được coi như một công cụ chính để Vũ thể hiện những ngông cuồng ấy, nhiều học giả, trí thức đã từng rất thiện chí mà chỉ ra những việc làm sai trái của Vũ từ lâu rồi.

Cù Huy Hà Vũ không phải là người bình thường! Bởi người bình thường thì không ai lại cố tình có hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật đến như thế.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (chuyên ngành tiếng Pháp), năm 1979, Vũ nhận công tác tại Ban Thông tin Học viện Quan hệ quốc tế. Trong thời gian 5 năm làm việc ở Học viện, Vũ liên tục được đi Pháp để tiếp tục học tiếng Pháp và học thêm các chuyên ngành quản lý nhà nước, quan hệ quốc tế, luật kinh tế.

Hơn 15 năm được ưu tiên du học nước ngoài, đủ mọi loại bằng cấp nhưng Cù Huy Hà Vũ chẳng cống hiến được gì với nơi đã tạo điều kiện cho Vũ ăn học cũng như cho xã hội. Đã thế, khi về nước vào năm 1999, Vũ không đến cơ quan làm việc, không chấp hành kỷ luật của tổ chức. Đùng một cái, đến năm 2004, Vũ trở mặt quay lại kiện cáo đòi cơ quan phải trả lương.

Có thể nói, lật giở các trang hồ sơ từ Học viện Quan hệ Quốc tế đến UBND phường Điện Biên, thông qua những người anh em họ hàng cũng như hàng xóm, khối phố của Cù Huy Hà Vũ mới thấy con người này quả là "danh bất hư truyền" về thói hung hăng, côn đồ, coi thường gia phong, coi thường luật pháp.

Tính cách thiếu đàng hoàng ấy lại thêm một lần bộc lộ ở ngay chính cái biển to chềnh ềnh trên nóc cổng số nhà 24 đường Điện Biên Phủ. Mặc dù đã nhận bào chữa cho một số vụ kiện dân sự, thậm chí có bằng Tiến sĩ Luật kinh tế của Pháp hẳn hoi, nhưng Cù Huy Hà Vũ chưa từng được pháp luật công nhận hành nghề luật sư tại Việt Nam.

Cụ thể, Đoàn Luật sư Hà Nội đã phải ra thông báo chính thức rằng Cù Huy Hà Vũ không phải là luật sư. Còn về Văn phòng Luật sư Cù Huy Hà Vũ: Văn phòng này được thành lập và đăng ký hoạt động ngày 9/4/2007 do Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà (vợ Vũ) làm Trưởng Văn phòng và tên giao dịch của nó thì lại được đặt trúng tên... Cù Huy Hà Vũ!!!

Đọc những thông tin trên, tôi có cảm tưởng là Nhà Nước đã rất ưu ái và nhân nhượng với Cù Huy Hà Vũ, cho ông ta đi học thành tài, quá nhân nhượng trong những vụ bỏ sở làm, đánh người v…v… của Cù Huy Hà Vũ, có lẽ vì ông ta là con của Cù Huy Cận. Nhưng không hiểu vì lý do gì mà Cù Huy Hà Vũ cứ làm tới qua những hành động cực kỳ ngông cuồng vô lý, liên hệ với nhiều tổ chức ngoại quốc, một vấn đề rất nhạy cảm đối với Việt Nam, phát biểu bừa bãi với những ngôn từ phi trí thức, nên cuối cùng Nhà Nước không thể tiếp tục nhân nhượng để ông ta tiếp tục làm càn.

Sau đây tôi sẽ đi vào vài hành động ngông cuồng vô trí của Cù Huy Hà Vũ. Thứ nhất là vụ kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh.


Năm 2006, ông kiện album Chat với Mozart của ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Dương Thụ vì cho rằng việc đặt tên và lời tiếng Việt cho các tác phẩm của các tác giả nhạc cổ điển trong album này đã "vi phạm quyền nhân thân" của họ.[12]

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo Công an Nhân dân, Cù Huy Hà Vũ cho rằng, theo Luật Sở hữu trí tuệ, nhạc có hai loại: nhạc có lời và nhạc không lời. "Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được", và nhạc của Mozart "là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa." Ông cho rằng cách làm của ông nặng về luật hơn là cảm tính.[12] Ông Vũ cũng nói đùa rằng ông kiện ca sĩ trong nước vi phạm bản quyền nhạc nước ngoài là nhằm sau này "bảo vệ các nhạc sĩ trong nước nếu họ bị vi phạm bản quyền ở nước ngoài".[12]

Đây là một vụ kiện kỳ cục và vô lý nhất hành tinh. Ông Cù Huy Hà Vũ không hiểu gì về luật về bản quyền. Thứ nhất ông Vũ lấy tư cách gì để kiện, kiện cho ai? Đại diện cho Mozart (1756-1791)? Đại diện cho thân nhân của Mozart? Ông Vũ không biết rằng bản quyền không phải là vô thời hạn mà bao giờ cũng có giới hạn về thời gian. Và mỗi quốc gia đều có luật giữ bản quyền cho những tác giả văn học, nghệ thuật v…v… trong nước mình. Luật bản quyền của Mỹ bảo vệ quyền tác giả trong suốt đời sống của tác giả, cộng thêm tối đa là 70 năm cho thân nhân sau khi tác giả qua đời. Sau thời gian này, các tác phẩm văn học, nghệ thuật v..v… đều đi vào lãnh vực công cộng (public domain).


Những người giữ bản quyền có đặc quyền kiểm soát sự sao chép và khai thác những tác phẩm của mình trong một thời gian nhất định, sau đó tác phẩm thuộc lãnh vực công cộng (nghĩa là mọi người đều có quyền sử dụng mà không cần phải xin phép tác giả).

(Copyright owners have the exclusive statutory right to exercise control over copying and other exploitation of the works for a specific period of time, after which the work is said to enter the public domain.)

Ông Vũ có nhắc tới luật bản quyền của Berne Convention, nhưng đây là giới hạn thời gian của bản quyền:


Hội nghị Berne tuyên bố là mọi tác phẩm ngoại trừ nhiếp ảnh và phim ảnh sẽ được giữ bản quyền ít nhất là 50 năm sau khi tác giả chết.

(The Berne Convention states that all works except photographic and cinematographic shall be copyrighted for at least 50 years after the author's death.)

Mozart chết năm 1791, tới năm 2006 là bao nhiêu năm, ông Vũ tính không ra, nhưng tôi biết làm tính trừ nên tính ra được là 215 năm. Vì sự hiểu biết quá kém về luật bản quyền cho nên ông Vũ còn cường điệu:

Chưa xuôi đâu. Sắp tới chắc chắn Cục Bản quyền và Sở VH-TT Hà Nội sẽ phải chính thức trả lời tôi. Có cơ sở pháp lý nào bênh vực được? Tôi tin tưởng việc phạt Mỹ Linh là chắc chắn. Luật Sở hữu trí tuệ ghi rất rõ: Nhạc có hai loại: có lời và không lời. Nhạc người ta đang không lời, mình cải biên thành có lời là không được.

Ấy là chưa nói tới việc nhạc không lời (trong trường hợp này là nhạc giao hưởng - NV) là đỉnh cao của âm nhạc. Người ta đang ở “cao”, mình kéo xuống “bình dân” là phá hoại văn hóa.

Tôi tự hỏi, Cục Bản quyền và sở VH-TT Hà Nội dựa vào cái gì để phạt Mỹ Linh. Từ xưa tới nay không biết là đã có bao nhiêu trường hợp đặt lời ca, nhiều khi chỉ một đoạn, cho những bản nhạc không lời nổi tiếng. Thí dụ, bài “Tristesse” của Chopin với 2 câu đầu: L’ombre s’enfuit, Adieu vos rêves… chẳng qua là đặt lời ca cho đoạn đầu của bản “Etude No. 3 en Mi” của Chopin vì đoạn giữa là đoạn rất khó để tập dương cầm, không thể nào đặt được lời ca. Ông Vũ cũng không biết là ở Việt Nam, những bản nhạc như Le Beau Danube Bleu, Les Flots du Danube, Ave Maria, Hồ-Ly Nai, Sài Lang Nai (Holy Night, Silent Night) v...v... đều có lời ca Việt Nam mà có vấn đề gì đâu. Tại sao? Vì tất cả đều ở trong “Public Domain”. Người ta thấy hay cho nên mới đặt lời chứ đâu có phải là kéo một cái gì đang “cao” (sic) xuống “bình dân” (sic).

Mặt khác, trong nghệ thuật chẳng có gì có thể gọi là đỉnh cao mà tất cả mọi người đều phải công nhận, tất cả chỉ tùy thuộc sở thích cá nhân. Tôi thích và mê vọng cổ thì đối với tôi nhạc giao hưởng của Mozart chỉ như gõ thùng thiếc bể. Một bức tranh của Picasso giá cả triệu đô, nhưng đối với tôi nó như tranh vẽ bùa, kém xa tranh mạc thủy của Tàu giá vài đô. Ông Vũ lấy cái sở thích cá nhân của mình và đi kiện củ khoai vì cho rằng ai cũng phải đồng quan điểm của mình. Đó là ý tưởng của một trí thức dỏm, đầu óc bất bình thường.

Hành động ngông cuồng vô trí thứ hai của Cù Huy Hà Vũ là “nộp đơn tự ứng cử chức Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin.” Các Bộ Trưởng trong Nội Các là do Tổng Thống hay Thủ Tướng tuyển chọn, có thể phải qua sự chấp thuận của Quốc hội, nếu Hiến Pháp qui định như vậy, để thi hành đường lối của chính phủ hay phải qua một cuộc bầu cử? Từ xưa tới nay các nguyên thủ quốc gia đều thảo luận trước với người mình chọn là Bộ Trưởng để xem họ có cùng một đường lối như mình không chứ đâu có tuyển chọn một tên cha căng chú kiết nào ở ngoài do người dân bầu, mà ông Vũ tự ra ứng cử vào một chức vụ chưa bao giờ có chuyện bầu bán. Ông Vũ còn tự khoe:

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

LOẠN PHÍ VÀ NGƯỜI THU PHÍ

Có quá nhiều loại phí và lệ phí nên người dân và doanh nghiệp như bị rơi vào “mê hồn trận”. Bản thân chính sách cho phép ai có thẩm quyền thu phí cũng rối như các loại phí.

340 khoản phí, lệ phí được các bộ, ngành, địa phương ban hành trong năm năm (2002-2007) đã bị bãi bỏ. Vậy mà hệ thống phí và lệ phí nước ta hiện vẫn còn 301 loại phí và lệ phí theo quy định được phép thu. Trong danh sách còn lại này, mới chỉ có 280 loại phí, lệ phí đã có văn bản hướng dẫn cách thu.

Xuất phát điểm của việc loạn các khoản phí, theo những gì rút ra tại văn bản của Bộ Tài chính báo cáo trong phiên giải trình về phí và lệ phí với Ủy ban Thường vụ Quốc hội cuối tuần trước tại Hà Nội là do thẩm quyền ban hành quy định việc thu phí rộng, bao gồm: Chính phủ, Bộ Tài chính hoặc liên bộ, HĐND cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, số đơn vị được phép thu phí hoặc ủy quyền thu phí thì nhiều không kể xiết. Theo Nghị định 57/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí, lệ phí thì không chỉ có cơ quan thuế, hải quan mới được thu phí. Đối tượng được thu phí còn bao gồm cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, cá nhân cung cấp dịch vụ, tổ chức khác. Đó là chưa kể đến danh mục các đơn vị, cá nhân được cơ quan nhà nước ủy quyền thu phí.

Với hàng trăm các loại phí, lệ phí như vậy, người dân đã rất khó phân biệt loại nào là phí (phải nộp), loại nào là giá dịch vụ (thỏa thuận, không ép buộc), loại nào là đóng góp tự nguyện nhưng các tổ chức ở địa phương cứ thản nhiên đến thu của dân không khác gì thu các khoản phí.

Có nhiều loại phí được HĐND tỉnh quy định thêm nhưng nghe rất lạ như lệ phí cấp biển số nhà hay phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp...

Hiện còn quá nhiều loại phí và lệ phí thực chất không còn phù hợp song người dân vẫn phải nộp với nhiều mức thu khác nhau như phí trông giữ xe, đấu thầu kinh doanh vệ sinh môi trường, đầu tư cho thuê bến bãi... Quy định về phí ở các trường hợp này vừa không đúng bản chất loại hình mà người dân phải trả tiền, vừa không đúng mức tiền (vì mức tiền thu vô tội vạ) và ngân sách thực tế không được gì. Bởi lẽ các khoản mang tên là phí song không thuộc ngân sách thì tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc hạch toán, tự chủ tài chính. Số phí thu được được xác định là doanh thu của tổ chức, cá nhân thu phí và họ chỉ phải nộp thuế theo quy định. Nếu còn tiếp tục giữ các khoản thu này dưới tên gọi là phí thì vô tình các bộ, ngành, địa phương “tiếp tay” cho các đơn vị, tổ chức cá nhân lạm thu dưới nhiều hình thức. Rút gọn danh mục các khoản thu phí là cần thiết đồng thời với việc phải chuyển nhiều loại phí sang danh mục giá dịch vụ.

Mới chỉ giải trình về phí và lệ phí đã phát hiện ra quá nhiều bất cập gây ảnh hưởng đến túi tiền của người dân, không mang lại nguồn thu đáng kể cho ngân sách, thậm chí nhiều loại phí bị lợi dụng để trục lợi. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có một cuộc giám sát chuyên đề xung quanh việc thu phí và lệ phí, chắc chắn sẽ còn phát hiện được nhiều điều thiếu minh bạch hơn nữa trong “rừng” thu phí.

GIẢM BIÊN CHẾ: TRỐNG ĐÁNH XUÔI, KÈN THỔI NGƯỢC

Giảm biên chế: "Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược"

Bộ LĐTBXH thì xin tăng tuổi nghỉ hưu để tránh vỡ quỹ bảo hiểm, còn bên Bộ Nội vụ lại nói giảm biên chế bớt gánh nặng ngân sách.

Bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền vừa đề nghị với Ủy ban thường vụ Quốc hội nâng tuổi nghỉ hưu (nam 62, nữ 60) để tránh nguy cơ vỡ quỹ BHXH.

Theo lý giải của Bộ LĐTBXH thì với các chính sách hiện hành, quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 trong năm thu không đủ chi. Thậm chí đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hơn rất nhiều so với số thu.

Do đó đề xuất của Chính phủ, “từ năm 2016 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của cán bộ, công chức, viên chức cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam. Từ năm 2020 trở đi, điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu của các nhóm đối tượng còn lại cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam”.

Theo đó Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến tham gia vào dự thảo Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, dự thảo Nghị định căn cứ số liệu báo cáo kết quả thực hiện tinh giản biên chế trong 4 năm theo Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, dự kiến sau 6 năm thực hiện tinh giản biên chế khoảng 100 nghìn người, trong đó khoảng 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi và 20% giải quyết thôi việc.Ngược lại với tính toán của Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ lại tính chuyện tinh giản biên chế.

Theo lộ trình cải cách tiền lương thì dự kiến mức lương tối thiểu sẽ tăng hàng năm, do vậy dự kiến phí bình quân cho 01 người nghỉ hưu trước tuổi khoảng 75 triệu đồng, một người thôi việc khoảng 90 triệu đồng. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế số cán bộ, công chức, viên chức nói trên trong sáu năm khoảng 8.000 tỉ đồng.

Nhìn vào mục đích của hai cơ quan quản lý đang thấy có sự mâu thuẫn. Và khi đó hai hai mục đích đều khó có thể đạt được.

Theo Phương Nguyên (baodatviet)

BÁO CÁO CỦA NGÀNH ĐƯỜNG SẮT KHIẾN BỘ TRƯỞNG BỘ GTVT XẤU HỔ

Báo cáo ngành đường sắt khiến Bộ trưởng GTVT xấu hổ

Lê Hường
(Seatimes) Bộ trưởng Đinh La Thăng phát biểu rằng ông thấy xấu hổ với báo cáo của ngành đường sắt với con số 97,5% cán bộ ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Bộ trưởng Đinh La Thăng: Ngành đường sắt đang ngồi chờ sung rụng

Theo Bộ trưởng Bộ GTVT: "Trong Báo cáo cuối năm có 97,5% cán bộ ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tôi đọc con số mà thấy xấu hổ. Nếu thế thì ngành giao thông phải đứng đầu cả nước". Phát biểu này được Bộ trưởng Thăng nói trong cuộc họp bàn biện pháp giảm áp lực cho vận tải đường bộ chiều 18/4. 

Theo đó, Trong khi con số Báo cáo cuối năm của ngành đường sắt có 97,5% cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tuy nhiên, lãnh đạo các doanh nghiệp lại ca thán ngành đường sắt không đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa.

Ông Nguyễn Trọng Khôi, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thép Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất muốn chuyển hàng bằng tàu. Nếu đường sắt nâng được 15-30% năng lực vận chuyển thì chúng tôi rất phấn khởi".

Còn bà Vũ Thị Huyền Đức, Tổng giám đốc Tổng công ty Mía đường 1 đã phải nhắn tin cho Bộ trưởng Đinh La Thăng nhờ giúp đỡ. Theo bà Đức, trong khi doanh nghiệp phải vội vã đưa hàng qua cửa khẩu vì sắp hết quota thì đường sắt hàng tuần trời không xếp lịch chở hàng lên Lào Cai.

Trả lời cho những vướng mắc trên, Ông Nguyễn Văn Chung - Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội cho rằng, vấn đề là do không đủ năng lực để vận tải, từ hạ tầng đến việc xếp dỡ. Những lãnh đạo khác của ngành đường sắt thậm chí đổ lỗi cho khách hàng chậm bốc dỡ gây ách tắc, hay khách hàng không muốn vận chuyển ban đêm...

Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ GTVT thì trừ tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng đã vận hành tối đa, tuyến Hà Nội - TP HCM còn tăng được 3-5 đôi tàu. Các tuyến khác như Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên , Kép - Hạ Long còn thêm được 10 đôi tàu mỗi ngày.

Ngành đường sắt đang vận dụng 1.040 toa xe khách, có thể chở tăng 50 đến 80% so với hiện tại nếu tổ chức nhiều đôi tàu địa phương kết nối với Hà Nội và TP HCM.

Không đồng tình với những giải trình của lãnh đạo ngành đường sắt, Bộ trưởng Đinh La Thăng gay gắt: “Báo cáo của đường sắt rất dài nhưng tóm lại là để đường sắt phát triển và nâng cao năng lực vận tải thì phải đầu tư hạ tầng và cấm đường bộ. Ngành đường sắt trồng cây sung rồi ngồi chờ sung rụng, phải có phương án đổi mới chứ anh làm việc theo kiểu quả trứng - con gà thì giải quyết sao được vấn đề”.

Để tháo gỡ những ách tắc của ngành đường sắt, Bộ trưởng Thăng cho rằng nếu khách không chịu dỡ hàng có thể phạt, khách không muốn chở ban đêm cần có chính sách khuyến khích... Bộ trưởng cũng khẳng định, vấn đề nằm ở chính ngành đường sắt, muốn phát triển thì phải đổi mới, phải trải thảm đỏ mời khách hàng chứ không phải là ngồi chờ khách đến. "Năng lực bốc dỡ không đủ, chi phí thì cao, khách muốn xếp toa đi trước lại phải “chạy” tiền và qua cửa “cò” theo cơ chế xin - cho, nhận vận chuyển nhưng không chịu trách nhiệm đến cùng, giải quyết sự thì việc lâu, thế thì ai người ta đến? Phải tăng năng lực vận tải, cải cách thủ tục hành chính, chống tiêu cực thì khách hàng mới đến với mình.” - Bộ trưởng Đinh La Thăng chỉ trích.

Trước đó, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty ĐSVN cũng từng công bố gây sốc: “Thị phần hành khách của 3 loại cơ giới chủ lực hiện đại là đường sắt, hàng không, đường biển, chỉ đạt dưới 1% so với cả 5 loại hình vận tải”. Ngành đường sắt Việt Nam cũng ghi nhận số hành khách hàng năm là 16 triệu người (0,6% thị phần vận tải hành khách) cho thấy con số thành tích ít ỏi của loại hình vận tải này.

Trong hội nghị tổng kết năm 2013 của Tổng Công ty ĐSVN, Bộ trưởng Đinh La Thăng cảnh báo về một “Bộ Đường sắt” cửa quyền, vượt trên các cơ quan quản lý nhà nước để định giá cước “cắt cổ”. Thực tế, giá vé giường nằm của tuyến Hà Nội - TPHCM còn đắt hơn vé của Hãng hàng không Vietnam Airline. Dịp Tết âm lịch vừa qua, vé tàu hỏa ế hơn so với những loại hình vận tải khác, thậm chí, hàng ngàn người đến ga Sài Gòn đòi “vé chính chủ”.
Tag

    ĐÁM KỀN KỀN ZÂN CHỦ LỪA ĐẢO GIA ĐÌNH ANH NGÔ THANH KIỀU

    Khoai@

    Lợi dụng nhưng sơ hở, yếu kém trong quản lý xã hội, lợi dụng những sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm chú ý của dư luận để trầm trọng hóa vấn đề, xuyên tạc vu khống và bôi nhọ chính quyền là chuyện không mới của đám tự xưng là các nhà hoạt động zân chủ Việt Nam. 

    Câu chuyện anh Ngô Thanh Kiều bị bắt giam vì tội trộm cắp, rồi bị dùng nhục hình dẫn đến tử vong dẫn đến hệ lụy 5 cán bộ công an bị tru cứu trách nhiệm hình sự đang là đề tài nóng bỏng. Trên bình diện rộng lớn, có thể thấy đây là một vụ việc hiếm hoi, ít ỏi và những cán bộ công an kia rất đáng trách, nhưng dường như nó đang bị báo chí thổi phồng và tất nhiên, đám zân chủ giả cầy không bỏ lỡ cơ hội. Người ta vì von rằng đám zân chủ giả cầy như một bầy kền kền chuyên ăn xác chết cũng có cái lý của họ.

    Nhân chuyện cái chết của anh Ngô Thanh Kiều và vụ án còn nhiều điều cần lám sáng tỏ, đám Mẹ Nấm Gấu và vợ chồng tên Paulo Thành Nguyễn đã lợi dụng sự kiện này để tiếp xúc, lôi kéo người nhà của anh đi theo con đường phản dân hại nước. Bản chất cũng chỉ là lợi dụng cái chết của anh để bôi nhọ hình ảnh đất nước, chửi bới chính quyền nhằm kiếm vài ba chục cắc lẻ từ đám vong nô hải ngoại và tổ chức khủng bố Việt Tân.

    Đám này đã liên hệ với gia đình anh Kiều và hứa hẹn sẽ hỗ trợ chi phí đi lại, mua bò tặng cho gia đình anh với mục đích dụ họ đến dự cái gọi là "cà phê nhân quyền". Sự thật được phơi bày, khi người nhà anh Kiều tới dự "cà phê nhân quyền", đã không có được những gì như đã hứa. Chi khi này họ mới biết mình bị chúng lừa đảo. Bức xúc vì bị lừa, gia đình anh Ngô Thanh Kiều đã cãi vã và ẩu đả các "nhà zân chủ" cá ngão và hệ quả là tất cả bị mời về công an phường. 

    Nhiều người phải thốt lên rằng, đó là hành vi táng tận lương tâm. Đến như bọn lưu manh đầu đường xó chợ cũng không thể nhẫn tâm lừa đảo cả những người dân quê nghèo khổ để trục lợi như vậy. 

    Vệ vụ lừa đảo dẫn đên vụ gây rối trật tự công cộng, bạn FB Dương mạnh Thái có STT như sau:
    Dương Mạnh Thái Sáng ngày 19/4/2014 trên đường Lý Tự Trọng, gần Khu trung tâm thương mại Nha Trang Center xảy ra mtột vụ gây rối trật tự công cộng. Nhận tin báo của quần chúng, Công an và lực lượng Dân phòng phường Lộc Thọ đã có mặt tại hiện trường, mời các đối tượng về trụ sở để lập biên bản, xử lý theo quy định.Qua xác minh và theo lời khai của nhưng người liên quan, vụ việc xảy ra do mâu thuẫn giữa hai nhóm đối tượng gồm: Nhóm thứ nhất gồm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Văn Hải (đều thường trú tại Khánh Hòa) và Nguyễn Hồ Nhật Thành, Trịnh Kim Tiến (vợ Thành), Dương Hiểu Dũng (đều thường trú tại TP. Hồ Chí Minh); nhóm thứ 2 gồm một số thanh niên (chưa xác định danh tính). Khi lực Công an và dân phòng đến nơi, một số thanh niên trong nhóm thứ 2 đã bỏ chạy. Công an phường đang tổ chức các biện pháp nghiệm vụ để xác định danh tính số thanh niên này.Đáng chú ý, tại Công an phường chị Ngô Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1969, trú tại: Huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) và Trần Thị Tâm (sinh năm 1985, trú tại Hòa Đồng, Tuy Hòa, Phú Yên; đã tố cáo với cơ quan công an: Trước đó vợ chồng Nguyễn Hồ Nhật Thành và Trần Kim Tiến gặp gỡ mời 2 chị vào Nha Trang; hứa hẹn cho tiền ăn, ở khách sạn và cho tiền sinh hoạt, mua bò nên Ngô Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Tâm đã từ Phú Yên thuê khách sạn ở Nha Trang. Tuy nhiên, không những không có tiền mua bò, tiền sinh hoạt mà ngay cả tiền khách sạn cũng không được vợ chồng Thành - Tiến đưa như đã hứa.Hiện cơ quan Công an đang tiếp tiếp tục điều tra làm rõ để xác định hành vi của nhóm Thành, Quỳnh, Tiến, Hải, Dũng có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến chị Ngô Thị Ánh Tuyết và Trần Thị Tâm hay không./

    Để giúp các bạn hiểu rõ vụ việc, Khoai@ cung cấp them thông tin để các bạn biết Ngô Thanh Kiều là ai. Đây là thông tin về cái chết của đối tượng Ngô Thanh Kiều, được đăng trên trang điện tử huyện Tây Hòa, Phú Yên.Theo đó:
    Ngày 16/5, Đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Chánh văn phòng Công an tỉnh, người phát ngôn Công an tỉnh Phú Yên đã cho biết về cái chết của đối tượng Ngô Thanh Kiều
    Tối 11/5, Ngô Thanh Kiều đã cùng đồng bọn thuê ô tô Fortuner 78A-00255 đến TX Sông Cầu trộm cắp tài sản. Sau khi đột nhập vào nhà người dân ở khu phố Long Hải Đông, phường Xuân Yên lấy trộm 14 triệu đồng và 2 điện thoại di động thì bị lực lượng công an tuần tra phát hiện. Bất chấp hiệu lệnh, các đối tượng đã cho xe lao thẳng vào lực lượng Cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ để tẩu thoát. Trong lúc bọn chúng về nhà trọ ở phường 9, TP Tuy Hòa giấu xe, phi tang chứng cứ thì bị lực lượng công an phát hiện, bắt giữ một đối tượng, riêng Ngô Thanh Kiều đã nhanh chân bỏ trốn.
    Biết hành vi trộm cắp đã bị cơ quan công an phát hiện, sáng 13/5, một đối tượng khác trong nhóm của Ngô Thanh Kiều đã đến cơ quan điều tra trình diện và khai nhận đã cùng Ngô Thanh Kiều thực hiện vụ trộm cắp tài sản vào đêm 11/5. Để làm rõ hành vi của từng đối tượng, sáng 13/5, Công an TP Tuy Hòa đã triệu tập Ngô Thanh Kiều đến làm việc. Chiều cùng ngày, đối tượng Ngô Thanh Kiều được đưa đến cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh để nhận dạng. Tuy nhiên, do Ngô Thanh Kiều có biểu hiện mệt mỏi, khó thở nên cơ quan điều tra không tiến hành làm việc mà đưa Kiều đến bệnh xá Công an tỉnh theo dõi, điều trị. Thấy tình trạng sức khỏe của đối tượng không tốt nên cơ quan điều tra liền đưa Kiều đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. Đến 17g55 cùng ngày, Ngô Thanh Kiều tử vong.
    Trước cái chết của đối tượng, Công an tỉnh đã trưng cầu giám định pháp y, khám nghiệm tử thi nhằm làm rõ nguyên nhân dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều. Ngày 14/5, Ngô Thanh Kiều đã được gia đình đưa về quê mai táng.
    Được biết, Ngô Thanh Kiều, SN 1982 trú thôn Mỹ Thuận Ngoài, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, mặc dù đã có vợ con nhưng Ngô Thanh Kiều không lo lao động làm ăn mà thường xuyên tụ tập với số đối tượng bất hảo tại địa phương. Ngày 14/5/2005, Ngô Thanh Kiều bị bắt về tội trộm cắp tài sản, bị TAND huyện xử phạt 9 tháng tù giam. Sau khi ra tù, Kiều lại tụ tập thanh niên địa phương đánh nhau, gây rối trật tự công cộng, bị Công an xã xử phạt hành chính nhưng sau đó vẫn không có dấu hiệu lương thiện.
    Nguồn Báo Điện tử Phú Yên
    Trong một diễn biến khác, sau phiên tòa xét xử 5 cán bộ công an dùng nhục hình, dẫn đến cái chết của Ngô Thanh Kiều, ngày 14/4/14, đoàn công tác của TAND Tối cao (do Chánh Tòa Hình sự Nguyễn Bá Thân dẫn đầu) và Viện KSND Tối cao (do Phó viện trưởng Nguyễn Hải Phong dẫn đầu) đang có mặt tại Phú Yên để làm việc xung quanh vụ án “5 công an dùng nhục hình” dẫn đến cái chết của nạn nhân Ngô Thanh Kiều (32 tuổi, ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên).

    Kết thúc buổi làm việc, một cán bộ trong đoàn cho rằng: Đây là một vụ việc phức tạp nên phải thận trọng, lắng nghe nhiều chiều, sau đó sẽ báo cáo Chủ tịch nước. Khi nào có thông tin Đoàn công tác sẽ mời báo chí họp báo. Quan điểm Đoàn công tác là phải làm hết mình vì trách nhiệm trước toàn thể nhân dân.

    Trước đó, đại diện TAND Tối cao cho biết, Đoàn công tác của TAND Tối cao vào Phú Yên trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với TAND tỉnh Phú Yên hướng dẫn giải quyết vụ án theo đúng tinh thần pháp luật. TAND Tối cao sẽ xem xét vụ án xét xử có đúng pháp luật hay chưa, có bỏ lọt tội phạm hay không,...? Nếu xác định có người phạm tội cần phải khởi tố vụ án, Tòa án sẽ khởi tố vụ án hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền và Viện kiểm sát tiếp tục xem xét vụ án, xét xử đúng quy định của pháp luật.

    HÃY THẬT TÂM SÁM HỐI, ĐỪNG ĐỂ DÂN MẤT NIỀM TIN!

    Cuteo@


    Lại chuyện dân tập trung phản đối doanh nghiệp ở Thanh Hóa. Lý do người dân phản đối là vì các doanh nghiệp chỉ biết có lợi nhuận và kinh doanh theo lối ăn xổi ở thì, sống chết mặc bay.

    Một cách khách quan nhất, chả có ai tự dựng dỗi hơi đi tập trung phản đối một doanh nghiệm có trách nhiệm và tuân thủ pháp luật cũng như các quy tắc ứng xử xã hội cả. 

    Có lẽ "cực chẳng đã" người dân mới phải bỏ ruộng đồng, bỏ sản xuất, và thậm chí bỏ cả nhà cửa để tập trung phản đối quyết liệt như vậy. 

    Để xảy tình trạng này, trước hết và chủ yếu là do doanh nghiệp thiếu trách nhiệm với cộng đồng. Lý do khác quan trọng hơn nhiều, chính là sự thờ ơ tắc trách, buông lỏng quản lý hoặc làm ngơ của bộ máy chính quyền và các cơ quan có trách nhiệm như Sở Kế hoạch và Đầu tư, sở Khoa học và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan Thanh tra.v.v..

    Tóm lại, một bộ máy hùng hậu với đầy đủ ban ngành, ô tô, tàu bò và cơ chế chính sách đến tận răng nhưng vô dụng, bất lực hoặc bảo kê (tôi không có chứng cứ đâu, chỉ đoán thế thôi) vì miếng ăn.

    Đã có những tiếng kêu từ phía người dân, đã có những cảnh báo từ chính quyền cấp xã, nhưng mọi việc có vẻ như vẫn không được thay đổi. Cái duy nhất thay đổi trong trường hợp này là mô trường sống của người dân bị phá hủy, ô nhiễm trầm trọng, sức khỏe người dân không còn bị đe dọa trên lý thuyết nữa mà đã trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

    Không xử lý rốt ráo, không thành tâm nhận khuyết điểm và khắc phục hậu quả thì cái mất lớn nhất là niềm tin của ngừoi dân với chính quyền. Xa hơn nữa, mối liên hệ máu thịt giữa đảng và người dân sẽ bị cắt đứt. Hậu họa là khôn lường.

    Hãy thật tâm sám hối và nhìn xa nhìn rộng để sửa chữa khuyết điểm. Đừng để mất niềm tin từ phía người dân.

    Xem thêm bài "Hàng trăm người dựng lều phản đối DN gây ô nhiễm" ở đây