Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

TIN NÓNG VÀ VUI: VÌ CĂM PHẪN TRUNG QUỐC, ĐẠI GIA SÀI GÒN SẮM TRỰC THĂNG VÀ TÀU TRIỆU ĐÔ RA HOÀNG SA

(VTC News) – Một đại gia Sài Gòn đã đầu mua sắm 2 chiếc trực thăng, 100 tàu biển giá hàng ngàn tỷ đồng thẳng tiến ra biển đảo Hoàng Sa đánh bắt thủy, hải sản…


Ông Phạm Ngọc Lâm, chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải (một doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xuất nhập khẩu nổi tiếng ở Sài Gòn) đã có những chia sẻ thú vị về chiến lược kinh doanh táo bạo chưa từng có khi đầu tư mua trực thăng, tàu biển trị giá hàng ngàn tỷ đồng để bám biển khai thác thủy, hải sản bảo vệ chủ quyển vùng biển Việt Nam.

Ông Nguyễn Ngọc Lâm - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải chia sẻ về kế hoạch mua trực thăng, tàu triệu đô thẳng tiến ra vùng biển Hoàng Sa khai thác thủy, hải sản

Theo ông Lâm suốt thời gian qua, ông rất căm phẫn trước hành vi hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Càng căm tức hơn khi nhiều con tàu của ngư dân bám biển bị tàu Trung Quốc đâm va gây thiệt hại nặng. 

Trước tình hình trên, vị chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải đã sang các nước hàng đầu về công nghiệp đóng tàu như Hàn Quốc, Nhật, Úc mua 100 con tàu có công suất từ 500 đến 1.500 mã lực để giúp ngư dân bám biển. Kế hoạch này ngay lập tức nhận được sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo của Đảng và Nhà nước cũng như toàn bộ cổ đông Công ty Cổ phần Đức Khải.

Đến thời điểm này, Công ty Đức Khải đã đặt mua 45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới để vào đầu năm 2015 sẽ chính thức đi vào hoạt động. 

Cũng theo ông Lâm, trong tổng số tàu trên, có 95 tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở 5 ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa). 5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền. 

Ngoài ra, Công ty Đức Khải còn mua 2 chiếc ụ nổi từ Đài Loan với sức chứa 5.000 tấn/ụ sẽ đặt giữa ngư trường (trong bán kính từ 50 đến 60 hải lý) để tiếp nhận thủy, hải sản các tàu đánh bắt đưa về để phân loại, bảo quản.

Riêng 2 chiếc máy bay trực thăng (giá mỗi chiếc khoảng 30 tỷ đồng) cũng được Công ty Đức Khải đàm phán với các đối tác Châu Âu sớm đưa về phục vụ việc cứu nạn, cứu hộ cho ngư dân trên biển đảo. Hai chiếc trực thăng này sẽ được Nhà nước quản lý và đặt trên các đảo để cứu nạn, cứu hộ trên toàn quốc.

“Tôi rất mừng là kế hoạch kinh doanh của chúng tôi luôn nhận được sự hỗ trợ, ưu đãi từ Chính phủ. Bên cạnh đó, các đối tác nước ngoài như Nhật Bản cũng cam kết sẽ tiêu thụ toàn bộ sản phẩm thủy, hải sản được phía công ty chúng tôi khai thác. 

Tôi tin tưởng với kế hoạch phát triển này, sẽ góp phần bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động”, ông Lâm chia sẻ.

Một số hình ảnh tàu triệu đô từ nước ngoài sắp về Việt Nam của đại gia Sài Gòn: 


Hình ảnh phác họa tàu triệu đô sắp cập biển Việt Nam của đại gia Sài Gòn 



45 chiếc tàu đánh cá của Hàn Quốc, dự kiến cuối tháng 8/2014 sẽ về đến Việt Nam; 55 chiếc còn lại mua từ Nhật Bản và Úc cũng được nhập về trong thời gian sắp tới 



95 con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực với những trang thiết bị hiện đại sẽ ra khơi đánh bắt thủy, hải sản ở ngư trường gồm: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định và Khánh Hòa (thuộc vùng biển Hoàng Sa)



5 chiếc còn lại dùng để tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… cung cấp cho các tàu đánh bắt cá và nhận sản phẩm từ tàu khai thác đưa vào đất liền 


Một con tàu đạt công suất từ 500 đến 1.500 mã lực đang neo đậu chờ ngày cập bến vùng biển Việt Nam

Sỹ Hưng/VTCNews

HOÀN CẦU THỜI BÁO XUYÊN TẠC, BÓP MÉO PHÁT BIỂU CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Hoàn Cầu xuyên tạc, bóp méo phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng


Trang Quốc Thổ và Thời báo Hoàn Cầu đã bôi nhọ thiện chí, âm mưu chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri quận Tây Hồ, Hà Nội sáng 1/7. Ảnh: Nguyễn Khánh.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 3/7 tiếp tục luận điệu xuyên tạc, vu cáo Việt Nam bằng cách đăng các phân tích của ông Trang Quốc Thổ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Dương đại học Hạ Môn bóp méo phát biểu của các nhà lãnh đạo Việt Nam về Biển Đông.

Thời báo Hoàn Cầu đã cắt xén có chủ ý khi dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Có người hỏi nhỡ xảy ra chiến tranh thì sao? Thì chúng ta phải chuẩn bị tất cả mọi khả năng." Tờ báo này cố tình bỏ mất vế sau trong phát biểu của Tổng bí thư: "Chúng ta mong chiến tranh không xảy ra và cố gắng làm cho nó đừng xảy ra” để giật tít gây hiểu lầm rằng Việt Nam khiêu khích.

Theo báo Tuổi trẻ, Tổng bí thư khẳng định rằng, trước việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan vào vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta đã lên tiếng thể hiện rõ lập trường của Việt Nam tại các diễn đàn khác nhau. 

Chúng ta đã tuyên bố rất rõ rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của chúng ta là vi phạm pháp luật quốc tế, vi phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm thỏa thuận cấp cao giữa hai đảng, hai nhà nước...

Chúng ta nói thẳng thắn, công khai giữa diễn đàn Quốc hội, cả thế giới đều biết. Chúng ta phản đối, kịch liệt lên án, yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan cùng tàu bè hộ tống ra khỏi vùng biển Việt Nam, đi vào đàm phán, đối thoại” - Tổng bí thư cho biết.

Bằng thủ đoạn quen thuộc, cắt xén những nội dung quan trọng trong phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tờ Thời báo Hoàn Cầu và Trang Quốc Thổ bắt đầu luận điệu bóp méo và bôi nhọ rằng, lãnh đạo Việt Nam đã đạt được sự thống nhất cao độ trong việc tiếp tục quan điểm cứng rắn với Trung Quốc. Trước đó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã có những phát biểu cứng rắn tương tự.

Tờ Tuổi trẻ tường thuật lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Trung Quốc là một nước láng giềng lớn, muốn hay không vẫn phải sống cạnh nhau, không ai chọn được láng giềng. Vậy thì phải xử lý thế nào cho đúng. Việc này không phải bây giờ mới xảy ra, mà trong lịch sử chúng ta đã biết rồi, đã xảy ra nhiều lần rồi. Từ xa xưa cho đến nay, chúng ta luôn phải tìm cách làm sao để chung sống với nhau hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển nhưng đồng thời phải giữ vững độc lập, chủ quyền. Cái khó là ở đó”. Tuy nhiên Thời báo Hoàn Cầu chỉ nói cụt lủn rằng, Việt Nam không muốn chiến tranh và nỗ lực hết sức để tránh chiến tranh.

Nhưng ngay sau đó, tờ Hoàn Cầu lại tiếp tục cắt xén phát biểu của Tổng bí thư được tờ Pháp luật Tp Hồ Chí Minh đăng tải: “Chúng ta tiếp tục khẳng định chủ quyền, đấu tranh để lấy lại Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Chúng ta sử dụng tất cả biện pháp, kể cả đấu tranh pháp lý” chỉ còn 1 câu: "Chúng ta sử dụng tất cả biện pháp, kể cả đấu tranh pháp lý" hòng dễ bề ngụy biện, suy diễn và đánh lừa dư luận.

Trang Quốc Thổ, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Dương đại học Hạ Môn, Trung Quốc.

Rõ ràng những phát biểu của lãnh đạo cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam vừa là phản ứng đanh thép trước hành động Trung Quốc ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế trên Biển Đông, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, đồng thời cũng tỏ rõ thiện chí mong muốn hòa bình, thượng tôn pháp luật, xử lý vấn đề trên tinh thần đối thoại theo khuôn khổ luật pháp quốc tế, duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, coi trọng tình hữu nghị lâu đời với nhân dân Trung Quốc.
Tuy nhiên, Trang Quốc Thổ và Thời báo Hoàn Cầu đã bôi nhọ thiện chí, âm mưu chia rẽ nội bộ các nhà lãnh đạo Việt Nam khi tuyên truyền rằng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "vốn là người ủng hộ quan hệ hữu nghị Việt - Trung" khi phát biểu như vậy đã cho thấy lãnh đạo cấp cao Việt Nam "quyết tâm đối đầu với Trung Quốc, chuẩn bị chống Trung Quốc lâu dài"?!

Trang Quốc Thổ còn cho rằng, phát biểu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là có ý phát đi thông điệp cứng rắn, buộc Trung Quốc phải nhượng bộ. Nói rồi viên học giả này tiếp tục luận điệu hiếu chiến thường thấy khi tuyên bố, Trung Quốc đã đến nước không thể dừng lại ở Biển Đông mà cần phải "tỉnh táo đánh giá về khả năng Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp (hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình - PV)".

Thời báo Hoàn Cầu và Trang Quốc Thổ cho rằng, ý thức dân tộc, (bài học) lịch sử và "tâm lý chống Trung Quốc" ở Việt Nam cho thấy lập trường với Trung Quốc sẽ ngày một cứng rắn hơn.

Về mặt kinh tế theo tường thuật của báo Tuổi trẻ, trong phiên họp Chính phủ vừa rồi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Để ứng phó với những tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội do tình hình phức tạp trên Biển Đông, Việt Nam cần xây dựng và vận hành nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế sâu rộng. Các quan hệ kinh tế đều dựa trên nguyên tắc thị trường, bình đẳng, cùng có lợi. Việt Nam hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nền kinh tế trên thế giới chứ không phụ thuộc bất cứ nền kinh tế nào.

Trang Quốc Thổ bình luận, Việt Nam đang rất thiếu hụt ngoại hối còn Trung Quốc luôn giữ tỉ trọng xuất siêu cao trong quan hệ thương mại Việt - Trung đã khiến Việt Nam "bất mãn"?! Tuy nhiên ông Thổ bình luận, Bắc Kinh cần ngừng đưa ra các phán đoán sai lầm rằng hễ Trung Quốc gây sức ép là Việt Nam phải nhượng bộ hay nền kinh tế Việt Nam không thể tách rời nền kinh tế Trung Quốc, Bắc Kinh cũng cần chuẩn bị mọi mặt với lập trường của Việt Nam và Mỹ ở Biển Đông?!

Có thể thấy Thời báo Hoàn Cầu và Trang Quốc Thổ đang sử dụng truyền thông làm vũ khí bôi nhọ, hạ thấp hình ảnh Việt Nam nhằm lấp liếm cho những hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. 

Tuy nhiên, sự đồng tình và ủng hộ rộng rãi của khu vực cũng như cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam vừa qua trong khủng hoảng giàn khoan 981 cũng như trong xử lý vấn đề Biển Đông đã chứng tỏ dư luận quốc tế không dễ bị đánh lừa bởi những luận điệu xảo trá, đổi trắng thay đen, nói một đằng làm một nẻo của Trung Quốc cũng như truyền thông nước này.

Nguồn: Hồng Thủy/Báo GDVN

TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ "1 ĐOẠN" MÀ LẠI LÀ "9 HOẶC 10 ĐOẠN"?

Tại sao không phải “1 đoạn” mà lại là “9-10 đoạn”?


Tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền phi pháp trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?...

Ông Lei Yixun, giám đốc nhà xuất bản bản đồ tỉnh Hồ Nam, giới thiệu bản đồ phi pháp vừa phát hành - Ảnh: Xinhua.

Tạp chí The Diplomat đưa ra một câu hỏi đáng chú ý là, tại sao Trung Quốc duy trì kiểu tuyên bố chủ quyền trên biển Đông bằng các đường đứt đoạn, thay vì bằng một đường liền mạch?

Mới đây, Trung Quốc công bố một bản đồ chính thức mới về lãnh thổ của nước này. Đây là sự nối tiếp những hành động gây hấn của Trung Quốc thời gian gần đây như thiết lập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. 

Tấm bản đồ mới với một “đường lưỡi bò” gồm 10 đoạn nuốt gần trọn biển Đông khiến các nước láng giềng của Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á, và thậm chí cả Ấn Độ, quan ngại. Trong một bài viết khác, tác giả Harry Kazianis của The Diplomat gọi cách tiếp cận của Trung Quốc là “mapfare” (tạm dịch: “phương pháp bản đồ”). 

Bằng cách tung ra những tấm bản đồ, Bắc Kinh tiếp tục thúc đẩy “phiên bản sự thật” của họ trên thực địa từ đó tạo cơ sở cho các tuyên bố như ADIZ, các hoạt động thăm dò tài nguyên đầy trơ trẽn, và các cuộc tuần tra của lực lực tuần duyên. Về các cuộc tuần tra của lực lượng tuần duyên Trung Quốc, Philippines đã “có dịp” mục sở thị vào năm 2012 ở khu vực tranh chấp bãi Hoàng Nham (Scarborough Shoal).

Một trong những điều khiến dư luận thế giới hiện nay tò mò với những tấm bản đồ chính thức mà Trung Quốc đưa ra tiếp tục nằm ở “đường 9 đoạn”, gần đây nhất là “đường 10 đoạn”. Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bắc Kinh không “hô biến” những đoạn đứng quãng này thành một đường hải giới liên tục?

Trước hết, đâu là lợi ích của Bắc Kinh khi duy trì đường 9 (10) đoạn thay vì một đường hải giới liên tục? Để đưa ra câu trả lời cho vấn đề này, trước hết hãy nói tới những tấm bản đồ. 

Ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những tấm bản đồ có vai trò quan trọng. Mỗi quốc gia tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều có một tấm bản đồ riêng về khu vực. Đến nay, khu vực mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên vùng biển này vẫn là rộng lớn nhất và được thể hiện bằng 10 đường đứt đoạn dựa trên những tấm bản đồ mà Quốc dân đảng sử dụng vào năm 1947.

Có nhiều ý kiến nhận định, tác dụng đầu tiên của những đường đứt đoạn này là sự mơ hồ có tính toán. Theo Bắc Kinh, các đường đứt đoạn không thể hiện tuyên bố chủ quyền không thể xâm phạm đối với toàn bộ khu vực nằm trong đó, mà trên thực tế thể hiện phạm vi tối đa mà ở đó Trung Quốc có quyền kiểm soát.

The Diplomat bình luận, cách tuyên bố này thể hiện sự xảo quyệt của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, và sự xảo quyệt đó liên tục vấp phải sự phản đối trong các cuộc tranh cãi đương đại về chủ quyền trên biển Đông.

Bởi, bằng cách duy trì các đường đứt đoạn, Bắc Kinh thực chất coi lập trường của mình trong các tuyên bố chủ quyền trên biển là có thể hòa giải và để ngỏ cho đàm phán với các nước tuyên bố chủ quyền trên biển Đông khác.

Trong một cuộc thảo luận kênh 2 (ngoại giao kênh 1 chủ yếu là các cuộc đối thoại về an ninh và chính trị giữa các quan chức cấp cao, còn ngoại giao kênh 2 là những biện pháp ngoại giao bên ngoài kênh chính thức của chính phủ) giữa các học giả phương Tây và Trung Quốc vào năm 2009, phía Trung Quốc nói, “nếu các quốc gia có tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa rộng lớn rút lại tuyên bố như vậy, thì sẽ có một số khu vực bên trong đường đứt đoạn phù hợp với việc khai thác chung”. 

Thực tế đã thay đổi kể từ khi những tuyên bố ràng buộc này được đưa ra vào năm 2009. Tuy nhiên, sự mập mờ căn bản của tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bằng đường 9 (10) đoạn trên biển Đông vẫn tiếp tục duy trì. 

Mỹ đã phản đối những tấm bản đồ có “đường lưỡi bò” của Trung Quốc, cho những những tuyên bố chủ quyền như vậy không có căn cứ bằng luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS). UNCLOS sử dụng các thực thể lãnh thổ và thềm lục địa làm căn cứ để thiết lập các vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc đã phê chuẩn công ước này vào năm 1996.

Đến nay, Trung Quốc chưa hề biến đường 9 (10) đoạn thành một đường liền mạch hay tìm cách thiết lập một ADIZ trên biển Đông tương tự như đã làm trên biển hoa Đông bởi lẽ, hai hành động như vậy sẽ khiến Bắc Kinh đánh mất đi sự mập mờ trong các tuyên bố chủ quyền của mình, mà lại chẳng thu được lợi ích gì - The Diplomat lý giải. Bằng cách này, Bắc Kinh âm mưu giành quyền kiểm soát lãnh thổ trên biển Đông mà không cần dẫn chứng lịch sử. Nhưng cũng chính bởi thế mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông càng thêm phần nực cười nếu xét đến luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.

Nói tóm lại, việc Trung Quốc chọn cách tuyên bố chủ quyền đối với gần như toàn bộ biển Đông bằng đường đứt đoạn có nguyên nhân sâu xa.

Đường 9 (10) đoạn của Trung Quốc không thực sự là một biên giới. Đường này không khẳng định thứ mà Trung Quốc có, mà thay vào đó là thứ mà Trung Quốc “sẽ có” một khi các tranh chấp trên biển Đông không còn. 

Đây không phải là một cách tiếp cận “sạch sẽ” trong vấn đề ngoại giao trên biển Đông, nhưng có lẽ “phương pháp bản đồ” này của Trung Quốc sẽ không sớm có sự thay đổi - The Diplomat kết luận.

Nguồn: VnEconomy

LỆ RƠI, LỆ CÓ QUYỀN RƠI

Lệ có quyền rơi


“Ca sĩ” bây giờ nhiều như lá… rừng chuối, cứ sau một cuộc thi một gameshow nào đó là vài cái tên lại nổi lên, tên Ta tên Tây tên Hàn… chả thiếu gì; giọng sang giọng sến giọng sủa… đủ cả. Sâu-bít Việt cứ như cái chợ, ngày nào mà chả có thức ăn tươi sống, nhưng cũng như nhiều loại thức ăn, người nghe không khó để nhận ra ca sĩ nào vú ép chín vội, ca sĩ nào được ông bầu “bơm thuốc” kích thích nổi lên như bong bóng trong cơn mưa, ca sĩ nào nhờ kỹ thuật phòng thu mà giọng hát bỗng đẹp như… trái cây Trung quốc…

Bởi vậy, khi nghe dư luận xôn xao về một ca sĩ có nghệ danh là Lệ Rơi tôi cũng chẳng buồn chú ý.

Nhưng chưa kịp nghe một bài hát nào do ca sĩ này hát (à quên, cover lại, như người ta nói) thì tôi đã phải nghe, đọc khá nhiều về chàng, ở báo mạng, ở FB, và ở cả những cuộc cà phê từ vỉa hè đến trong quán xá. Đã định bỏ qua như đã bỏ qua rất nhiều những tin… tức khác bây giờ tràn lan trên báo như cải sau mưa, nhưng rồi dư luận về chàng, khen ngợi hay chê bai, bênh vực hay đả kích, tán dương hay ném đá, bao dung hay đố kỵ… Làm cho tôi, cuối cùng vẫn phải tò mò – sự tò mò rất đỗi đàn bà – vào youtube tìm và thấy một danh sách dài dằng dặc các bài hát của chàng Lệ Rơi, với cùng một khuôn hình cùng một “phim trường” cùng một cảm xúc… cùng một giọng hát quả là có một không hai!

Những bài “hít” của các ca sĩ “hot” được chàng Lệ Rơi cover lại theo một kiểu không giống ai, từ nhịp điệu đến cách phát âm, tiếng Việt tiếng Anh đều vô cùng “độc” đến mức nghe một lần là không muốn “đáo” thêm lần nữa. Ấy vậy nhưng hầu hết các bài hát của chàng luôn đạt hơn trăm ngàn lượt xem, google tên chàng có đến 2.480.000 kết quả trong 0,15 giây! Một con số đáng kinh ngạc và là mơ ước của nhiều người “nổi tiếng”.

Và như vậy quá đủ để truyền thông “dậy sóng” vì chàng!

Sau cảm giác vui vui, buồn cười và được cười sảng khoái khi nghe chàng hát, đọc những gì người ta viết, tôi chỉ thấy thương hơn chàng Lệ Rơi chân đất. Ừ thì hát không hay nhưng hay hát, đã sao? Ừ thì “tự tin giai đoạn cuối” khi post hàng loạt bài lên Youtube, nhưng Internet để làm gì khi không mang lại cho con người quyền tự do tối thiểu là bày tỏ chia sẻ với đồng loại? Ừ thì hát lăng nhăng lít nhít, nhưng toàn là những bài “hít” của “hót” đấy chứ? Ừ thì “nông dân mà bày đặt làm ca sĩ”, có sao đâu, còn hơn chán vạn người làm “nghề khác” chỉ qua một đêm bỗng dưng trở thành “sao” trên những tờ báo mạng! Ừ thì “giọng hát thảm họa”, nhưng khối thảm họa sờ sờ trước mắt kia kìa, sao không mấy ai lên tiếng?!

Chàng nông dân chất phác chắc chắn không thể ngờ “hiệu ứng” mà mình gây ra lại ghê gớm đến thế! Chỉ để cho vui theo yêu cầu của bạn bè – như chàng tự giới thiệu trước mỗi bài hát – vậy nên ai không thấy vui, không muốn vui thì đừng xem nữa, xem rồi thì đừng ném vào Lệ Rơi những lời miệt thị nặng nề và xin cũng đừng tò mò đổ về nhà chàng và tiện tay, tàn sát vườn ổi là nguồn sống của gia đình chàng.

Sự “bần cùng niềm vui” (chữ của bạn) có làm cho người ta trở nên bần cùng về nhân cách? Niềm vui của một người bỗng làm cho thiên hạ có cớ để xả vào nhau những lời dao búa nhăm nhăm như muốn “giết chết” cả người “bỗng dưng vui” và những người muốn vui theo. Thiên hạ trên những mạng xã hội vốn tự xem mình là vô tư và duyên dáng, thành ra nhiều lúc quá “vô duyên”, đã đành, mà nhiều tờ báo cũng vậy. Thành ra, bây giờ làm người vô tư thật thà như chàng Lệ Rơi đâm ra khó “sống”, lệ mà cũng khó có quyền được rơi.

Có câu chuyện về Nữ thần Tự Do như thế này.

Cô giáo hỏi: Vì sao Nữ thần Tự do lại cầm cây đuốc mà không cầm thứ khác? Các học sinh lần lượt nêu những lý do khác nhau. Đến một em kia: Thưa cô, vì bà ấy là nữ thần tự do nên muốn cầm gì mà chả được!

Ra vậy, nhiều người cũng hiểu Tự do là muốn làm gì nói gì mà chả được, thảo nào cái “làng mình” nó thế!

2/7/2014

CẦN NGHIÊM TRỊ NHỮNG TÊN TỘI PHẠM NÀY

Khoai@


Sáng nay đọc báo thấy có bài: "Thanh niên tông thẳng xe máy vào đội tuần tra, 1 chiến sĩ công an tử vong", chợt nghĩ, dường như chúng ta đang thiếu công bằng trong đối xử với lực lượng công an. Dường như chúng ta đang đòi hỏi ở họ nhiều hơn là bảo vệ họ.

Có một thực tế là, những người thực thi công vụ bị những người vi phạm pháp luật chống đối ngày càng tăng, nhưng việc xử lý chưa triệt để, vì thế, hiện tượng này chưa được ngăn chặn. 

Trong cuộc chiến này vai trò của báo chí là rất lớn. Tuy nhiên, dường như họ chỉ tập trung vào việc phản ánh những hiện tượng tiêu cực của cảnh sát mà không mấy quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho lực lượng này. Trong khi đó, báo chí sẽ lên tiếng ngay lập tức khi một nhà báo bị xâm hại dù ở mức độ rất nhẹ. Nói như thế, người viết không có ý bênh vực lực lượng cảnh sát mà muốn đề cập đến sự công bằng. 

Tại sao một người dân, hay một nhà báo chỉ bị anh công an xã xưng hô mày tao là báo chí vào cuộc làm rùm beng, trong khi đó CSGT bị côn đồ chửi như cơm bữa thì lại im bặt? Liệu chúng ta có công bằng khi đòi hỏi CSGT phải lịch sự, trong khi bản thân chúng ta không khác đám đầu đường xó chợ?

Có vô số video quay cảnh các đối tượng vi phạm Luật giao thông đường bộ chửi bới một CSGT đưa lên mạng Internet. Nhưng những người quay và đưa lên mạng lại không phải là nhà báo. 

Cũng có vô số những sự việc những người vi phạm pháp luật lao thẳng xe máy, ô tô vào lực lượng công an, gây nên nhưng chấn thương cho lực lượng này, và có nhiều người đã hi sinh, nhưng báo chí chưa phản ánh thỏa đáng. Những sự việc tương tự diễn ra không phải là hiếm, và điều này đã đặt ra câu hỏi cho lãnh đạo Bộ Công an và các cơ quan hữu trách, đặc biệt là vai trò của báo chí:

1. Ai sẽ bảo vệ lực lượng CSGT khi họ bị xúc phạm nhân phẩm một cách thường xuyên liên tục?

2. Cần phải trang bị cho CSGT những gì để tránh những trường hợp cãi cùn khi vi phạm?

3. Phải giáo dục nhưng kẻ côn đồ kia như thế nào để xã hội có môi trường lành mạnh về văn hóa, ít nhất là văn hóa giao thông?

4. Báo chí sẽ phải có thái độ như thế nào khi phản ánh các hiện tượng trên?

Mời đọc bài trên báo Pháp Luật:

Bất chấp lệnh yêu cầu dừng xe để kiểm tra, 2 thanh niên đi xe máy đã tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (sinh năm 1960, Công an xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, Nam Định). Do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng ra xa, đầu đập vào thành cầu, và đã bị tử vong tại bệnh viện.

Chủ tịch xã Hải Phúc, ông Phạm Đình Chiến cho biết: Ngày 30/6, đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), cùng với một số đồng chí công an xã được điều động tăng cường với Công an huyện Hải Hậu trong công tác tuần tra đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn xã. 

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đảm bảo ATGT trên địa bàn. Đến khoảng 23h, ngày 30/6, tại địa điểm cầu Hòa Lãng (xã Hải Phúc, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), thuộc quốc lộ 37B, tổ tuần tra phát hiện hai thanh niên đi xe máy đang lưu hành trên địa bàn không đội mũ bảo hiểm, có biểu hiện say rượu. 
Khi lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe, hai thanh niên đi xe máy đã rú ga tông thẳng vào đồng chí Nguyễn Văn Tí (SN 1960), Công an xã Hải Phúc, do lực đâm mạnh đã khiến đồng chí Tí văng xa khoảng 10m, đầu đập vào thành cầu Hòa Lãng. Khi bị trọng thương, tổ tuần tra đã đưa vào Bệnh viện đa khoa huyện Hải Hậu để cấp cứu. Đồng chí Tí, nhập viện trong tình trạng rất nặng, đùi, tay bị dập nát, gáy đập vào thành cầu. Mặc dù các bác sĩ đã kịp thời cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng đến ngày 1/7, đồng chí Tí đã bị mất.

Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành chỉ cho chúng tôi hiện trường nơi xảy ra sự việc. 

Cơ quan Công an đã bắt hai đối tượng ngay tại chỗ. Người điều khiển là Vũ Văn Phong (SN 1992) trú tại xóm 3, xã Hải Hà, huyện Hải Hậu. Người ngồi sau là Trần Văn Hiển, trú tại xóm 11, xã Hải Phúc. 

Hiện, đã bàn giao hồ sơ cho Công an huyện Hải Hậu điều tra xác minh sự việc. Các cơ quan, đoàn thể cũng đã đến chia buồn với gia đình, và hỗ trợ gia đình lo mai táng cho đồng chí Tí.

Khi chúng tôi tìm đến gia đình đồng chí Nguyễn Văn Tí ở xóm 11, xã Hải Phúc không khí tang thương bao trùm cả căn nhà. Mắt đỏ hoe, vợ của đồng chí Tí, bà Nguyễn Thị Ngát (SN 1961) cho biết, khi nhận được thông báo đi làm đêm, ông đang cắm dở phích nước để pha gói mì tôm nhưng chưa kịp ăn ông đã chạy đi làm. Đến khi tôi về nhà ấm nước bị cháy tan, vẫn còn gói mì tôm.

Bà Ngát bị ốm đau thường xuyên, cứ 3 tháng phải đi lấy thuốc về uống. Điều kiện kinh tế khó khăn, cuộc sống gia đình chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. “Gia đình chỉ mong muốn pháp luật lấy công bằng cho chồng tôi”, bà Ngát bùi ngùi đau xót. 

Trưởng Công an xã Hải Phúc, ông Nguyễn Ngọc Thành cho biết, anh Tí về làm công an xã được 20 năm, được tặng kỉ niệm chương của ngành. Đây là một người có năng lực chiến đấu chống tội phạm, luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao.

CUỘC ĐỐI ĐẦU NGUY HIỂM Ở BIỂN ĐÔNG

Trong một bài bình luận trên trang mạng National Interest mới đây với tiêu đề: “Cuộc đối đầu nguy hiểm ở Biển Đông", ông Richard Javad Heydarian, giảng viên về các vấn đề quốc tế và khoa học chính trị tại Đại học Ateneo De Manila, cố vấn chính sách tại Quốc hội Philippines, nhận định rằng: Chẳng những không làm điều gì cải thiện những tranh chấp chủ quyền ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chuyến công du gần đây nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới châu Á dường như đã mở ra một kỷ nguyên mới cho sự gây hấn của Trung Quốc tại các vùng biển gần kề. 


Cam kết mập mờ của Mỹ

Với những cam kết mập mờ của Mỹ nhằm cứu nguy các đồng minh trong khu vực như Philippines nếu một cuộc chiến tranh nổ ra liên quan đến các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc đã được khuyến khích thúc đẩy chiến lược cũ của mình đó là tạo ra các sự kiện trên thực địa.

Tàu Trung Quốc uy hiếp tàu Cảnh sát biển Việt Nam gần khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Ảnh: TTXVN

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa vài giàn khoan dầu tới Biển Đông mà Việt Nam là mục tiêu khiêu khích đầu tiên, cùng với đó là việc tăng cường các hoạt động nhằm củng cố yêu sách lãnh thổ tại quần đảo Trường Sa với Philippines là nạn nhân. Trung Quốc đã “tích cực thể hiện khả năng công nghệ” của mình bằng cách tiến hành xây dựng các đảo nhân tạo tại một số bãi đá và triển khai giàn khoan nước sâu khổng lồ ở Biển Đông.

Thông qua việc cải tạo các bãi đá không có người ở để tạo ra sự sống và thể hiện quyền kiểm soát thực tế, Trung Quốc đang nhằm mục đích (gián tiếp) biện minh cho yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” phi lý của mình. Về mặt lý thuyết, bằng cách này, Trung Quốc có lẽ muốn tranh cãi rằng, thậm chí trên cơ sở luật pháp quốc tế hiện nay, nước này cũng có yêu sách “hợp pháp” với gần như toàn bộ Biển Đông.

Hơn nữa, các hoạt động xây dựng đang diễn ra cho phép Trung Quốc triển khai có hiệu quả hơn sức mạnh quân sự của mình trong khu vực. Việc thiết lập các đường băng và cơ sở đồn trú quân sự nhân tạo có thể sẽ giúp Bắc Kinh ở thế có lợi trong việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), vốn cần phải có một mạng lưới các căn cứ ở gần nhau (và các tàu sân bay) để hỗ trợ các hoạt động trên không một cách ổn định ở Biển Đông.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng trở nên ít e ngại hơn trong việc mở rộng hoàn toàn tham vọng lãnh thổ của mình trong khu vực. Vào cuối tháng 6 vừa qua, Trung Quốc đã trắng trợn phát hành một bản đồ chính thức mới, với "đường lưỡi bò" bao trùm gần hết Biển Đông. Không cần bất kỳ một kỹ thuật (bản đồ) nào, bản đồ mới của Trung Quốc vẽ ra một cách mơ hồ các tuyên bố chủ quyền cả trên bộ và trên biển. Không giống như những bản đồ cũ, vốn phản ánh sự nhập nhằng về chủ quyền một cách có tính toán, bản đồ mới của Bắc Kinh cho thấy các khu vực tranh chấp ở Biển Đông như là “một phần không thể thiếu” trong biên giới chủ quyền của nước này.

Sự gây hấn mới của Trung Quốc

Ngày càng rõ ràng rằng Trung Quốc đang tìm cách thống trị trên thực tế các vùng biển gần kề bất chấp sự phi lý về pháp lý. Bắc Kinh đã triển khai nhiều biện pháp mang tính cưỡng chế hơn nhằm dồn ép các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines. Không còn nghi ngờ gì nữa, thậm chí các nước trước đây vốn trung lập, như Singapore chẳng hạn, cũng đã bắt đầu đưa ra nhưng tuyên bố phản đối Trung Quốc. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long gần đây công khai chỉ trích cái gọi là “sức mạnh là lẽ phải” (chân lý thuộc về kẻ mạnh) đang xuất hiện ở Biển Đông và kêu gọi giải quyết xung đột bằng luật pháp quốc tế.

Bản đồ mới của Trung Quốc bao cả khu vực tranh chấp với Ấn Độ.

Mặc dù năm 2013 đã có thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN về Nguyên tắc chỉ đạo hướng tới việc ký kết Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) nhưng năm nay đã không có một sự tiến triển nào trong việc đàm phán về COC. Điều này sẽ cần phải có nỗ lực cụ thể từ các thành viên quan trọng của ASEAN như Singapore, Indonesia và Malaysia trong việc tăng cường đưa ra các phản ứng đa phương đối với cuộc khủng hoảng đang diễn ra trong khu vực. 

Bản đồ mới nhất của Trung Quốc một minh chứng cho thấy việc Trung Quốc đang coi các tuyên bố lãnh thổ trong khu vực như là một “lợi ích cốt lõi” của mình thế nào- trên thực tế, Trung Quốc chừa rất ít khoảng trống cho bất kỳ một sự thỏa hiệp nào, ít nhất là trong tương lai gần. Ngoài việc nhắc lại những tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc đối với thế giới bên ngoài, bản đồ mới trên cũng cho thấy toan tính chính trị của Bắc Kinh. 
Trung Quốc đang theo đuổi chính sách chủ quyền chủ động, trong đó tập trung vào sự hăm dọa thay vì sự thỏa hiệp. Thái đồ từ chối của Bắc Kinh được thể hiện rõ ràng trong việc sử dụng lực lượng quân sự truyền thống nhằm củng cố yêu sách chủ quyền. Tóm lại, Trung Quốc có thể đã nâng cấp chiến lược “ngoại giao cây gậy nhỏ” của mình, nhưng những vỏ bọc quân sự của Bắc Kinh vẫn chưa được hoàn thiện.

Theo toan tính của Bắc Kinh, ở giai đoạn này cách tốt nhất để giành chiến thắng trong tranh chấp lãnh thổ là dựa vào một đội tàu được trang bị tốt, tinh gọn trong sự kết hợp của các lực lượng bán quân sự và dân sự. Trung Quốc cũng không né tránh sử dụng các hình thức trừng phạt kinh tế đối với các đối thủ. 

Nhân tố Nhật Bản

Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình và tránh để nổ ra bất kỳ một cuộc xung đột nào liên quan đến các tranh chấp lãnh hải, nhưng việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã gây sốc không chỉ trong khu vực mà còn với cả cộng đồng quốc tế. Dư luận thậm chí còn kinh ngạc hơn khi Bắc Kinh quyết định điều thêm giàn khoan thứ hai tới Biển Đông trong khi Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Hà Nội được cho là để làm giảm leo thang căng thẳng giữa hai nước. 

Tổng thống Philippines Benigno Aquino (trái) và Thủ tướng Shinzo Abe trong cuộc gặp mới đây tại Nhật Bản. Ảnh: TTXVN

Khi Trung Quốc thay đổi sự kiện trên thực địa một cách nhanh chóng, Philippines cũng đã rơi vào tình huống tương tự. Quyết định của Manila kiện Bắc Kinh ra tòa đã không ngăn chặn được các hành động ngày càng khiêu khích của Trung Quốc. 

Với sự hạn chế trong những cam kết của Mỹ đối với khu vực, khi mà chính quyền của Tổng thống Obama đang phải vật lộn với nhiều cuộc xung đột trên toàn cầu và đang tìm cách cải thiện mối quan hệ quân sự với Trung Quốc, Nhật Bản đã xuất hiện. Tokyo hứa sẽ viện trợ quân sự lớn hơn và hỗ trợ kinh tế cho các đối tác Đông Nam Á. Kể từ khi trở lại nắm quyền vào cuối năm 2012, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã không tốn nhiều thời gian thể hiện Tokyo như một đối trọng với Bắc Kinh. 

Trên cơ sở những quan ngại của các nước ASEAN liên quan đến sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc, chính quyền Abe đã tìm cách thể hiện mình là một quốc gia “đại diện cho lẽ phải”. Vào cuối năm 2013, Nhật Bản đã đề nghị hỗ trợ kinh tế 20 tỷ USD cho các quốc gia Đông Nam Á, trong khi Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đóng vai trò hàng đầu trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo do hậu quả của cơn bão Hải Yến (Haiyan) ở Philippines. Trong một diễn biến liên quan, Đại sứ Nhật Bản ở Philippines, ông Toshinao Urabe cũng đã tiến thêm một bước với việc xin lỗi Philippines vì sự gây hấn trong chiến tranh thế giới II của đế quốc Nhật. 

Theo học thuyết "Phòng vệ tập thể", ông Abe hy vọng sẽ mở đường cho việc chuyển đổi vai trò an ninh trong khu vực của Nhật Bản, cho phép lực lượng hải quân Nhật Bản đóng một vai trò trực tiếp trong việc "ổn định" các tuyến đường giao thông trên biển (SLOC), ví dụ như ở Biển Đông và hỗ trợ các đối tác an ninh trong tình huống khủng hoảng. 

Tuy nhiên, để có được sự ủng hộ về vai trò an ninh lớn hơn trong khu vực, chính quyền Thủ tướng Abe cần phải hồi sinh nền kinh tế đang èo uột của mình. Với học thuyết "Abenomics", Tokyo đã triển khai đồng bộ các giải pháp như kích thích tài chính và nới lỏng tiền tệ để phục hồi nền kinh tế Nhật Bản. Sau đó, nước này cũng đã tiến hành cải cách cơ cấu, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, nhờ đó đã chấm dứt một thập kỷ kinh tế trì trệ kéo dài của Nhật Bản. Quan trọng hơn, ông Abe cũng đã nhận được ủng hộ nhiệt tình từ các nước trong khu vực, ví dụ như Philippines, quốc gia đã công khai hoan nghênh kế hoạch của Nhật Bản về một chính sách quốc phòng chủ động hơn. 

Như vậy là, trong khi Trung Quốc tìm cách để tối đa hóa sự mâu thuẫn chiến lược của Mỹ nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình một cách chủ động hơn ở Biển Đông, Bắc Kinh cũng có nguy cơ tạo ra lợi thế cho đối thủ lịch sử của mình, Nhật Bản. 

Công Thuận (Theo N.I)

TÀU KHỰA LẠI VE VÃN PHILIPPINES NHẰM CÔ LẬP VIỆT NAM

Trung Quốc lại dùng đòn kinh tế ve vãn Philippines


HỒNG THỦY

(GDVN) - Những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ "nuốt trôi" khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng.

Ông Triệu Kiến Hoa (trái) và Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Philippines

Philstar ngày 3/7 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đang muốn khuyến khích đầu tư và thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc sang Philippines bất chấp những căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông.

Triệu Kiến Hoa, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tuyên bố: "Tôi phải nói thẳng rằng đầu tư của Trung Quốc đến Philippines là chưa thỏa đáng, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng có thể đầu tư nhiều hơn". Ông Hoa đưa ra phát biểu này trong buổi chiêu đãi của Phòng Thương mại và công nghiệp Philippines (PCCI) tối Thứ Ba.

Ông Hoa cho biết, Bắc Kinh muốn khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng để "giúp" Philippines giảm chi phí sản xuất năng lượng được cho là cao nhất Đông Nam Á.

"Có một cơ hội tốt cho phía Philippines để nhận được một khoản đầu tư cho sản xuất chất lượng cao, bao gồm chế biến thực phẩm, khai thác khoáng sản. Đây là những điều chúng tôi có thể làm trong tương lai gần", Triệu Kiến Hoa cho biết.

"Bạn sẽ ngạc nhiên rằng Philippines đang đầu tư ở Trung Quốc nhiều hơn những gì Trung Quốc đang đầu tư ở Philippines", tân Đại sứ Trung Quốc nói, Bắc Kinh cũng mong muốn nhiều khách du lịch nước này đến Philippines hơn.

Trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, thường người ta vẫn nhắc đến hợp tác cùng có lợi, như Trung Quốc vẫn nói là cùng thắng. Nhưng trong phát biểu của ông Hoa, người ta chỉ thấy Bắc Kinh muốn "giúp" Manila, và chỉ thấy đây là "cơ hội" Philippines cần nắm lấy, tuyệt nhiên không đả động gì đến lợi ích mà Trung Quốc có được, phải chăng là một sự bất thường? (PV).

Trong năm 2013, 426 ngàn lượt khách du lịch Trung Quốc đến Philippines, tăng 70% so với năm 2012 xảy ra cuộc khủng hoảng Scarborough. Mặc dù có sự tăng vọt trở lại, nhưng Triệu Kiến Hoa cho rằng con số này còn quá nhỏ so với điểm đến Malaysia 4 triệu lượt, Thái Lan 3 triệu lượt.

"Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể thu hút 1 triệu khách du lịch Trung Quốc, điều đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch Philippines. Chúng tôi rất vui mừng rằng mặc dù chúng ta đang có những khó khăn, du khách Trung Quốc vẫn đang bị thu hút bởi cảnh đẹp và con người ở đây. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ tăng trưởng trong năm nay", ông Hoa tuyên bố.

"Tôi nghĩ rằng đây là điều bắt buộc và cần thiết để 2 nước tập trung vào những thứ có thể đoàn kết chúng ta, tập trung vào những cái có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả 2 nước, góp phần cải thiện đời sống người dân của chúng ta", ông Triệu Kiến Hoa nói.

Cần lưu ý rằng, Trung Quốc chìa "nhành ô liu" cho Philippines trong lúc căng thẳng Việt - Trung đang tăng cao trên Biển Đông sau những hành động leo thang khiêu khích của Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và âm thầm xây dựng trái phép ngoài 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 (Philippines cũng yêu sách chủ quyền với một phần khu vực này).

Những áp lực Trung Quốc đang tìm cách đổ lên Việt Nam cả về chính trị - quân sự - ngoại giao - kinh tế ngày hôm nay không khác những gì Philippines đã phải hứng chịu trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012. Không những rút vốn đầu tư, hạn chế nhập khẩu nông sản, khuyến khích khách du lịch Trung Quốc không sang Philippines mà Bắc Kinh còn dùng cả những thủ đoạn ngoại giao không một nước văn minh nào nghĩ tới nhằm vào cá nhân Tổng thống Benigno Aquino chỉ để gây sức ép buộc Manila từ bỏ quyền chủ quyền, quyền tài phán với bãi cạn Scarborough.

Trong 5 nước, 6 bên trên Biển Đông có yêu sách về chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bị đường lưỡi bò Trung Quốc xâm lấn, Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. "Nhành ô liu" Trung Quốc mới chìa ra phía Philippines khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về mục đích, âm mưu thực sự đằng sau nó.

Lúc này, Bắc Kinh cần tập trung nguồn lực gây sức ép với Việt Nam trên các mặt, có thể phải tạm thời hòa hoãn với Philippines. Nhưng xin lưu ý, giàn khoan 981 có thể ngang nhiên bất chấp luật pháp cắm xuống vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nó cũng có thể lặp lại với Philippines. Tổng thống Aquino đã từng ý thức rất rõ và nhấn mạnh điều này.

Do đó, những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ "nuốt trôi" khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng. Vì vậy, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng lệ thuộc vào họ là thất bại. Muốn đương đầu với Trung Quốc về lâu dài, buộc phải độc lập tự chủ, tự lực tự cường trên mọi phương diện, trong đó có cả kinh tế - thương mại - PV.