Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

LON VA RUOI

Ong Bắp Cày

Dạo này đói quá, chị bê bài của Nguyen Minh (bạn thân chị) về đây cho anh em đọc và bình.

Chúc cuối tuần zui zẻ!

LỢN VÀ RUỒI
 
Hòa nhịp cùng mùa lễ hội đầu năm, toàn thể loài Lợn và những đại diện tiêu biểu xuất sắc của loài lợn đã thắp hương lập lời thề long trọng:

Thà ngủ với lợn nái giữa đường
Còn hơn lên giường cùng Trang Hạ

Với tuyên bố tìm được một xác ruồi trong chai nước ngọt của Tân Hiệp Phát được thưởng 500 triệu đồng, loài ruồi cũng không kém cạnh với tuyên bố đầy cao ngạo:

Sống để vẫy vùng giữa hố phân
Chết làm “thành phần” Tân Hiệp Phát

Chỉ tiếc rằng, sự “thành danh” của loài lợn và loài ruồi, lại xuất phát từ sự trơ tráo của một số kẻ … nhìn mãi cũng thấy hao hao giống người.

Xưa nay, người ta hay vẫn nói, loại người không biết tự xấu hổ, chỉ là hạng “Vô sỉ”

Đơn giản như một cô gái, nếu không biết xấu hổ vì "dung nhan" của mình, thì mong gì biết làm đẹp? Nếu không biết mình nhem nhuốc trong tâm hồn, thì mong gì biết gột rửa? Để hi vọng có được đàn ông yêu thương.

Một người không biết xấu hổ về sự dốt nát của mình, chẳng muốn cố gắng học hỏi, chỉ đổ tại hoàn cảnh, đổ tại ... "truyền thông", sao có được ngày trở thành … Dr.Thanh đúng nghĩa?

Từ thời cổ đại Hy Lạp trong đền thờ thần Mặt trời tại thành Delphes đã ghi câu phương ngôn “Hãy tự hiểu mình” (connais toi - toi même) để dạy người ta hãy nhìn lại chính mình, thấy cái sai mà sửa.

Đức Phật Thích Ca cũng đã từng nói “Hãy tự giác ngộ mình” rồi sau đó mới có thể giác ngộ người khác.

Người Việt chúng ta vẫn nói một câu cửa miệng: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Mắng chửi hay khuyên bảo ai, bất cứ việc gì, trước hết hãy tự xem lại mình - xem có đáng trách không, sau đó hãy “soi” người khác.

Kinh Thánh có câu: “Kẻ nào nâng lên sẽ bị hạ xuống, kẻ nào hạ xuống sẽ được nâng lên”, đó là ý nghĩa của việc Tự hạ - Tự soi xét mình lại được nâng lên; trái lại muốn Tự tôn mà lờ đi việc soi xét bản thân, thường lại bị hạ xuống.

Nhân chuyện tư cách Lợn và tư duy Ruồi với tính tự tôn của những kẻ “Vô sỉ” khi bị hạ nhục, mình thoáng liên tưởng đến cách Đảng Cộng Sản Trung Quốc mị dân khi tranh cướp Hoàng Sa và Trường Sa, làm một số nhà hàng tại Trung Quốc treo biển: “cấm người Nhật Bản, Việt Nam, Philipin và chó” .

Có một du khách sau khi đọc tấm biển đó, lấy làm thắc mắc: Ai cũng biết Trung Quốc tranh cướp đảo với Nhật, Philipines và Việt Nam. Vì thế Trung Quốc ghét họ, nhưng tôi không hiểu được tại sao lại có tranh chấp giữa chó với Trung Quốc?

Tôi biết là chó thường ăn cứt, hay là chó tranh giành ăn cứt với Trung Quốc, có phải đó là lý do không?

Vậy phải hiểu sao đây, chẳng nhẽ Trang Hạ ghét lợn vì tranh giành "vét máng" với lợn, cũng như Dr.Thanh ghét ruồi vì tranh giành chỗ đứng giữa... hố phân???

https://www.facebook.com/ngoxua?fref=ts#

SAO CÁC CHỊ CAY NGHIỆT VỚI CON DÂU THẾ HẢ?

Cuteo@

Cuối tuần, ta chuyển chủ đề cho nó mượt mà thanh thao tí nhể. Hôm nay chúng ta sẽ nói về mẹ chồng và con dâu.

Điều gì làm cho các chị vốn khốn nạn phận làm dâu mà cứ cay nghiệt với con dâu thế?

Khi các chị mới về nhà chồng, các chị cũng vã mồ hôi cục ra quần với bao nhiêu lề thói ăn ở tích tụ cả tám đời nhà chúng nó lại bắt các chị học ngay và luôn. Trí tuệ phi phàm như anh Trâu Bắp người giời cũng chả làm nổi huống hồ người trần mắt thịt. Ấy vậy mà các chị cũng ép lại y chang cho con dâu.

Ăn các chị xét nét. Uống các chị xét nét. Nó đi hơi lê cái dép thôi các chị cũng xét nét. May mà toilet giờ khép kín, có cửa nẻo hẳn hoi chứ không cái tư thế nó vén quần đứng đái ở nồi hông sau chái bếp cũng bị các chị chê chưa có phần quý phái.

Nó ho cũng không được ho to làm cả nhà kinh động. Nó thở cũng phải thở khẽ để các chị còn lắng nghe. May mà Hà Nội nó chỉ có mỗi cái phố cổ bé bằng lòng bàn tay chứ không thì toàn bộ các cổ cả đời không dám ú ớ giữa đêm khuya. Đến lúc các chị quy tiên thì nàng nhẽ mãn kinh từ chục niên về trước.

Các chị nay thả rông vòng một, mai váy ngủ mỏng tang khoe xi lip ren màu hồng có thêu đôi bướm vàng nhưng con dâu mà mặc đồ ở nhà hơi ôm một tí, hơi thoáng một tí là lại rít lên vì sợ tình hình Cuba căng thẳng.

Các chị quanh năm chém to, kho mặn có làm được cái món nào mà chồng con không nhăn nhó. Ấy nhưng mà sẵn sàng mát mẻ con dâu không biết nấu mâm cỗ cúng ông bà, tổ tiên.

Con trai các chị vốn lười quá cả lợn (@Trang Hạ) nhưng con dâu mà mở mồm ra nhờ lấy cho cốc nước thì kiểu gì cũng ăn cái nguýt dài hơn đòn gánh. Tiên sư, các chị lại chả sai chồng lấy nước ngâm chân rồi bóp bóp đùi cho mỗi tối thì ai lườm.

Nói chung quy lại, chỉ có đàn bà là làm khổ đàn bà nhiều nhất chứ đàn ông đa phần lại rất trân trọng chị em, nhân ái, bao dung, vị tha, xốc vác. Phải chăng bản tính trả thù đời trong các chị nó cao quá cả cái lòng từ tâm của một bà mẹ?

Tôi hỏi một câu thôi. Các chị hành nó thì nó sẽ ăn vạ ai nếu không phải là thằng con trai các chị sẽ khổn khổ, khốn nạn vì trên đe dưới búa?

https://www.facebook.com/buichonloc#

HÀNH ĐỘNG NHỎ, Ý NGHĨA LỚN

Nguyen Thi Thao


Việt Nam là đất nước có nhiều nghịch lí, nhiều đến mức những điều nghịch lí trở thành hợp lí và đồng thời những điều hợp lí bỗng trở thành vô lí. Đối với công tác nhân sự, chả phải ví von con ông này bà kia, chỉ cần nhìn chị Mượt đã thấy một ví dụ điển hình, tài giỏi thượng liu yêu kiều nhưng chả được làm đéo gì, sáng đến cơ quan uống chè bồm bật máy tính chém gió trên FB, chiều cắp đít về ăn cơm nhà trở thành một điều hoàn toàn bình thường giản dị. Hehe.

Mấy ngày qua, thông tin liên quan đến đảo Gạc Ma khá nóng trên các diễn đàn, khắp nơi là những công to việc lớn liên quan đến sự kiện đau thương lịch sử này. Lẫn trong những sự kiện to tát ấy, một thân phận bé bỏng tuyệt vọng gạt nỗi tự ti bấm nút send gửi đến trang FB cá nhân một Bộ trưởng lời cầu xin giúp đỡ. Em cần có một công việc để có thể chăm sóc người anh tật nguyền và người mẹ già khốn khổ. Em là con một liệt sỹ đã hi sinh ngoài đảo Gạc Ma năm xưa ấy.

Qua mạng xã hội, vị Bộ trưởng ngay lập tức phản hồi và có công văn yêu cầu địa phương tạo điều kiện sắp xếp. Phản ứng khá nhanh của bà khiến nhiều người bất ngờ xen lẫn nhiều cảm xúc. Người thì cảm động, người thì chê bai, người thì nghi ngờ ... riêng chị Mượt lại lo lắng.

Đã nhiều năm làm việc trong bộ máy, chị hiểu công tác nhân sự là một quy trình phức tạp, cứng nhắc và đầy rủi ro. Việc yêu cầu một cơ quan địa phương sắp xếp nhân sự bất thường một cách công khai của vị Bộ trưởng, mặc dù hợp lẽ nhân sinh nhưng rất dễ làm trò cười cho những kẻ ghen ghét. Trên bảo dưới không nghe là chuyện quá bình thường của hệ thống.

Trên một số tờ báo, phát ngôn của một vị quan chức ngành Y địa phương về quy trình và chỉ tiêu, kèm theo dẫn giải nghị định nọ kia của Thủ tướng khiến nỗi lo lắng của chị càng tăng thêm bội phần. Một hành động đẹp, ý nghĩa với vong linh những liệt sĩ bỏ thân mình vì đất nước có nguy cơ trở thành một yêu cầu lố bịch.

Rất may, cách đây mấy tiếng, người đứng đầu địa phương đã quyết định đặc cách đồng í tiếp nhận cô bé con liệt sĩ vào làm việc ở một bệnh viện huyện. Ước mơ của em đã thành hiện thực đúng vào ngày giỗ của bố em.

Cái kết hợp lí của những tấm lòng đã phần nào lấy lại niềm tin vốn còn quá ít ỏi trong dân chúng. Giờ đây, họ có quyền hi vọng tiếng nói của mình được lắng nghe và thấu hiểu. Còn chị Mượt, mặc dù trút khỏi nỗi lo lắng và thâm tâm vẫn không hẳn đồng í với cảnh quan chức cấp cao phải tận tay đi lo những sự vụ, bởi có hàng triệu thân phận như vậy ở đất nước này, nhưng xét cho cùng, ngọn núi cao há chẳng phải được hình thành từ những viên đá nhỏ hay sao.

Đọc đến đây mời các quý cô dừng lại, lấy điện thoại soạn tin nhắn GM gửi 1407, các quý cô đã góp một viên đá trị giá 14.000 đồng vào quỹ Tấm Lòng vàng của Báo Lao động để xây dựng khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma, một việc í nghĩa cho tương lai.

Hành động nhỏ trong những ngày kỉ niệm lịch sử đau thương lớn hơn nhiều những sự kiện hào nhoáng kim tiền, tiền hô hậu ủng, biểu ngữ băng rôn. Phỏng các quý cô?

TRUYỀN THÔNG BẤT LƯƠNG VÀ TRUYỀN THÔNG GIẢI CỨU

Bài chỉ để giải trí, nhưng không cấm mọi người suy ngẫm.


*****************

Cách đây chưa lâu, chị Mượt có viết một bài về truyền thông bất lương, nó có thể coi là một dạng khủng bố bởi ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với xã hội và cộng đồng. Nhưng vừa rồi, qua vụ con ruồi của Tân Hiệp Phát, chị phát hiện ra có một dạng còn kinh khủng hơn truyền thông bất lương. Đó là truyền thông giải cứu.

Để các quý cô tiện theo dõi, chị nhắc lại một chút về truyền thông bất lương.

Như thế nào là truyền thông bất lương? Trước khi nói về điều thú vị và cay đắng này, chị định nghĩa lại một vấn đề.

Chắc các quý cô đái ra quần khi nghe đến những cái tên như Binladen, Taliban, hồi giáo cực đoan IS... Chúng được thế giới đặt cho cái tên "Phần tử khủng bố".

Tuy nhiên, khủng bố không chỉ đơn thuần trong việc đánh bom, giết người như bọn Taliaban, IS..., đó là khủng bố chính trị và tôn giáo. Thực tế khủng bố còn bao hàm những hoạt động khác, cho các mục đích khác.

Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng khủng bố được tạm định nghĩa "là hoạt động phá hoại, đe dọa bằng lời nói, truyền đi các hình ảnh hoặc video giết người do cá nhân hoặc tổ chức thực hiện, gây hoang mang khiếp sợ hoặc tổn thất cho xã hội và cộng đồng."

Hay nói gọn lại đó là những hành động đẩy cộng đồng rơi vào nỗi sợ hãi. Càng sợ hãi càng tốt. Đặc biệt là những hành động hướng tới những mục tiêu không có khả năng tự vệ.

Hàng trăm lời đồn không kiểm chứng được các cơ quan truyền thông vô trách nhiệm đều đặn tung lên hàng ngày khiến xã hội sống trong cảm giác bất an, lo sợ. Ăn đéo dám ăn, mặc đéo dám mặc. Từ mục tiêu tốt đẹp ban đầu là cảnh báo, các cơ quan truyền thông chuyển mục tiêu thành tung tin giật gân, câu khách, bất chấp hậu quả mà xã hội phải gánh chịu.

Quay lại chuyện ngôn ngữ. Danh từ khủng bố "terrorism"trong tiếng Anh và "terreur" tiếng Pháp hoá ra được bắt nguồn từ "terreō" là một động từ trong tiếng Latin, có nghĩa là "sợ hãi". Đẩy nỗi sợ hãi lên cao, đó là một hành động khủng bố.

Đã đến lúc phải coi những thông tin không kiểm chứng gây bất an lo sợ cho xã hội là một dạng khủng bố thông tin. Càng đẩy nỗi sợ hãi cho cộng đồng lên cao, càng phải coi đó là một kẻ khủng bố nguy hiểm.

Tân Hiệp Phát bị truyền thông có lương và bất lương tẩn cho lên bờ xuống ruộng, trả giá bằng hàng trăm tỉ doanh số so với cùng kì, tuy nhiên, trong lúc nước sôi lửa bỏng, hàng chục nhà nghĩa hiệp nhảy vào giải cứu với những bản kế hoạch kinh hồn. "Truyền thông giải cứu" có lẽ cần phải được định nghĩa lại và Việt hoá để dễ hiểu hơn là dùng cái tên cũ "Xử lí khủng hoảng".

Trong số các đơn vị Truyền thông giải cứu, người đứng ngoài không khó nhận ra đâu là dân chuyên và đâu là kẻ cơ hội. Bằng những giải pháp chắp vá, khá nhiều đơn vị truyền thông giải cứu giống kẻ "gặp cháy nhà vác xô không có nước vào hôi của".

Không thể hiểu nổi, khi cơn thịnh nộ của xã hội đối với Tân Hiệp Phát đã qua đi, vậy mà, thỉnh thoảng lại thấy xuất hiện một phương pháp giải cứu ngớ ngẩn khiến sự việc lại tiềm ẩn bùng nổ trở lại. Một số bài ca ngợi thô thiển hay trang suthattanhiepphat là một dạng như vậy.

Kẻ dựng lên trang suthattanhiepphat với mục đích giải cứu THP phải nói là một kẻ hoang tưởng điên rồ khi gắn sự việc thuần tuý thương mại với một hành động chính trị. Đặc biệt là thời điểm khi khủng hoảng đã dần đi vào quên lãng. Hành vi này không khác đổ dầu vào đốm lửa sắp tắt khiến những hành động giải cứu khác trở thành vô nghĩa.

Có bệnh thì vái tứ phương, nhưng rõ ràng Đông, Tây y không thể kết hợp với cúng. Tiền mất tật vẫn mang. Đó cũng là điều đau xót cho một doanh nghiệp.

Còn nếu trang bỏ mẹ kia được dựng lên với mục đích khen cho mày chết thì đối thủ của THP quả là cao tay, chứng tỏ truyền thông bất lương nguy hiểm gấp cả triệu con ruồi.

Xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp xa xưa, lời khuyên chân tình nhất của chị Mượt đến với những người của THP là hãy quên cmn xử lí bằng truyền thông đi. Giờ tập trung sốc lại những đại lí đã mất trong khủng hoảng vừa qua mới là điều quan trọng nhất. Bán hàng được hay không đôi khi không phải do khách hàng mà là lời tư vấn trực tiếp của đại lí. Phỏng ạ.

Bài này là một dạng mẫu của truyền thông giải cứu, anh của truyền thông bất lương, tin thì tin đéo tin thì thôi. Hehe.

Nguồn: Chị Mượt

BIỂN ĐÔNG NHƯ VẠC DẦU SÔI, CHỐNG BÀNH TRƯỚNG TỐT NHẤT LÀ DU KÍCH DƯỚI NƯỚC

Biển Đông như vạc dầu sôi, chống bành trướng tốt nhất là du kích dưới nước


HỒNG THỦY

(GDVN) - Người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm.

Tàu ngầm Kilo thứ 3 được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ngày 31/3, tác giả Andrew Browne bình luận trên tờ The Wall Street Journal, để đánh bại đối thủ mạnh hơn mình rất nhiều lần trong chiến tranh, Việt Nam đã sử dụng chiến thuật du kích với một mạng lưới đường hầm rộng lớn chống lại sức mạnh hủy diệt của B-52. Từ sâu trong lòng đất, người Việt đã phát động cuộc tấn công bất ngờ.

Ngày nay khi phải đối mặt với mối đe dọa mới từ Trung Quốc trên Biển Đông, người Việt đang sử dụng chiến thuật tương tự, giấu mình dưới nước. Việt Nam đã mua của Nga 6 tàu ngầm Kilo 636MV, người Mỹ gọi chúng là "hổ đen". Các tàu ngầm này là ví dụ điển hình cho chiến tranh phi đối xứng, nó cho phép lực lượng yếu hơn tạo ra sự không chắc chắn trong tâm trí đối thủ mạnh.

Thỏa thuận mua Kilo 636MV của Việt Nam minh họa cho các nước trong khu vực "không có hy vọng so bì với sức mạnh quân sự của Trung Quốc" đang tìm cách thay thế nhằm chống lại tham vọng (bành trướng) lãnh thổ của Bắc Kinh, thêm một chiều hướng mới và không thể đoán trước những căng thẳng lãnh thổ trên Biển Đông.

Mặc dù Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói về tầm nhìn chiến lược "một cộng đồng các lợi ích chung" ở châu Á - Thái Bình Dương hay "vận mệnh chung châu Á", ông cam kết cùng xây dựng một trật tự khu vực thuận lợi hơn với châu Á và thế giới. Nhưng Biển Đông vẫn là một vạc dầu sôi. Riêng lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đặt ở Hải Nam trực tiếp nhòm ra Biển Đông đủ để Indonesia thấy rằng Bắc Kinh ngày càng xem vùng biển này là "sân sau" của họ.

Đối với các quốc gia ven biển như Việt Nam, Malaysia hay quốc gia quần đảo như Indonesia, tàu ngầm là một trong những phương tiện hiệu quả nhất để đối phó với Trung Quốc. Tất cả các bên đều cảm thấy đang bị (Bắc Kinh) đe dọa, nhưng không đủ mạnh để đương đầu với sức mạnh quân sự Trung Quốc. Các tàu ngầm Kilo sẽ cung cấp cho Việt Nam một câu trả lời "khiêm tốn nhưng mạnh mẽ" trước sự đe dọa của hải quân Trung Quốc, giáo sư Carl Thayer từ Úc bình luận.

Tàu ngầm Kilo được vận chuyển về Việt Nam, ảnh: WSJ.

Ở các nước khác trong khu vực Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản có lực lượng tàu ngầm mạnh. Úc đang có kế hoạch chi 40 tỉ USD để mua sắm tàu ngầm mới. Philippines, Thái Lan và Myanmar cũng đang nghĩ đến việc mua lại. Tất cả điều này đang làm cho đáy biển ngày càng đông đúc. Tàu ngầm là một biến số vô hình có thể thay đổi các "phương trình quân sự".

Trong khi tìm kiếm và tiêu diệt tàu ngầm là việc khó thì các cuộc tấn công từ tàu ngầm gần như luôn có sức mạnh tàn phá. Hơn một nửa lực lượng tàu bè hàng hải của thế giới qua lại Biển Đông hàng ngày. Trong khi đó Việt Nam với đường bờ biển dài ven Biển Đông đã trở thành trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chính trị, có lực lượng quân sự "tốp đầu" ASEAN nhưng cũng là nước dễ bị Bắc Kinh gây áp lực nhất.

Đó cũng là lý do tại sao các cường quốc đang tập hợp lại xung quanh chương trình tàu ngầm của Việt Nam, Andrew Browne bình luận. Ấn Độ đang giúp Việt Nam huấn luyện thủy thủ tàu ngầm, bác sĩ Nhật cung cấp chuyên môn về điều trị các bệnh lý có thể thủy thủ tàu ngầm gặp phải. Mỹ đã nới lỏng lệnh cấm vũ khí sát thương với Việt Nam. Tuy nhiên người Việt biết rằng không thể dựa vào bất kỳ quốc gia nào khác nếu xung đột với Trung Quốc nổ ra, đó là lý do tại sao Việt Nam mua tàu ngầm, phòng thủ tốt nhất là tàng hình và đánh lừa đối thủ.

http://www.giaoducvietnam.vn/Quoc-te/Bien-Dong-nhu-vac-dau-soi-chong-banh-truong-tot-nhat-la-du-kich-duoi-nuoc-post157013.gd

CAMERA VÀ LUẬT SƯ CÓ CHỐNG ĐƯỢC BỨC CUNG, NHỤC HÌNH?

Ong Bắp Cày


Bức cung, nhục hình là tội ác, và nó cũng là biểu hiện của sự bất lực khốn cùng của điều tra viên trước mong muốn tìm ra sự thật của vụ án.

Hiển nhiên là ở đâu đó vẫn có chuyện bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can, vì thế mới có oan sai. 

Ảnh bên: Ông Nguyễn Thanh Chấn - Người bị án oan sai do bức cung, nhục hình.

Tôi đồng ý với tác giả Lê Chân Nhân trong bài "Khi luật sư chỉ là cái bóng của công lý" đăng trên Dân Trí rằng, đó là tội ác đáng ghê tởm. Nhưng lại không đồng ý với tác giả khi cho rằng: "Bởi vì, có những trường hợp giết người vì không làm chủ được bản thân, vì tự vệ, vì bộc phát nhất thời. Còn dùng nhục hình để ép án là hành vi có chủ đích, kéo dài ngày này qua tháng khác, hành hạ người vô tội". Viết như thế, có nghĩa rằng, các điều tra viên (ĐTV) sử dụng nhục hình là đều với mục đích giết người.

Thực ra, không phải ĐTV nào có sử dụng nhục hình trong hỏi cung bị can đều cố ý giết người, mà đơn giản họ nghĩ đó là cách để có được lời khai trung thực từ phía bị can.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can. Có thể liệt kê không đầy đủ một số nguyên nhân như sau: (1) Do ĐTV kém cỏi về nhận thức, trình độ năng lực và phẩm hạnh cá nhân; (2) Do động cơ thành tích, chạy đua với thời gian, nôn nóng phá án để lập công; (3) Do cố ý giết người vì động cơ cá nhân (trường hợp này rất ít); (4) Do cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án nên nhục hình kết hợp với mớm cung, dụ cung, và bức cung để bị can khai nhận theo ý muốn của ĐTV; (5) Do hiểu biết có hạn, cùng với sự nhiễm độc bởi thói quen xấu trong xã hội (thói quen của người Việt trong dạy dỗ con cái thường dùng roi vọt, tát, vả, đấm đá.v.v.); (6) Do chính bị can ngoan cố không chịu khai báo sự thật (là lý do phổ biến), quanh co chối tội, đổi lỗi cho người khác, hoặc khai báo tiền hậu bất nhất, thậm chí có bị can còn lên tiếng thách thức, xúc phạm ĐTV. Trong trường hợp này, ĐTV kém bản lĩnh sẽ dẫn đến nhục hình.v.v...

Từ những nguyên nhân trên, có thể thấy không phải ĐTV nào cũng sẽ dùng nhục hình, và người dùng nhục hình cũng chưa chắc đã "cố ý hành hạ người vô tội" hay cố ý giết người. 

Tôi tin rằng, nhục hình là có và rất đáng lên án, phỉ nhổ.

Nhưng tôi cũng tin rằng sẽ không có ĐTV nào muốn dùng nhục hình trong quá trình điều tra, và họ càng không bao giờ mong muốn bị can bị chết trong khi họ thực thi nhiệm vụ. Bởi hơn ai hết, họ biết rõ hậu quả pháp lý sẽ như thế nào, điều gì sẽ đến với họ nếu như bị can bị chết trong quá trình giam giữ hoặc hỏi cung. 

Nói một cách dân dã, chả có ai dại gì đánh đổi sự nghiệp của mình bằng cách đánh chết một người, để rồi phải đối mặt với tòa án lương tâm cũng như tòa án hình sự.

Bài học từ vụ ông Nguyễn Thanh Chấn và nay là vụ án Hàn Đức Long đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan điều tra trong quá trình tác nghiệp, và dường như, việc lắp camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình hỏi cung được coi như một giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Tôi ủng hộ việc trang bị camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình xét hỏi để chống lại hiện tượng bức cung, nhục hình. 

Nhưng có lẽ, trên hết, giải pháp căn cốt nhất cho vấn đề này vẫn là nâng cao trình độ năng lực cũng như phẩm chất đạo đức cho đội ngũ ĐTV. Bên cạnh đó, việc giáo dục công dân về lòng trung thực, ý thức tôn trọng luật pháp cũng vẫn là giải pháp lâu dài.

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

CÁC CÔ ĐỪNG MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG

Ong Bắp Cày 

http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2015/03/cac-co-ung-muon-gio-be-mang.html

Các cô im bớt cái mồm đi được không?

Chị rất lấy làm khó chịu khi các cô cứ suốt ngày lải nhải về vụ Chặt Cây Hà Nội, trong khi còn vô khối những điều khác cần các cô lên tiếng.

Công bằng mà nói, chủ trương là hoàn toàn đúng đắn, nhưng cách triển khai là có vấn đề. 

Các cô muốn đường rộng thông thoáng, nhẽ phải chặt; các cô muốn an toàn qua mùa mưa bão, nhẽ phải chặt; các cô muốn đường có phong vị riêng, tất nhiên phải thay thế. Và các thể loại cây quá đát, mất chức năng làm đẹp cho đời ắt phải loại bỏ và thay thế. 

Chị cũng lấy làm tiếc vì đời vẫn còn những kẻ mượn gió bẻ măng để làm láo. Nhưng truyền thông đã lên tiếng, nhân dân của các cô trong đó có chị cũng đã lên tiếng. Thậm chí, chị còn khóc đến khản cả giọng.

Vì lẽ đó lãnh đạo Hà Nội đã có những quyết định khá nhanh chóng, thẳng thắn đồng thời khẳng định sẽ làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc đáng xấu hổ này.

Ngày 20/3, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định: "Dừng việc chặt hạ, thay thế cây" và  yêu cầu "thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện". 

Chỉ sau 3 ngày, vào 23/3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về vụ việc trên. Ngày 25/3, theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố đã quyết định thành lập Đoàn thanh tra liên ngành để làm sáng tỏ vụ việc: "Thiếu sót ở đâu, do ai và biện pháp sửa chữa, khắc phục cụ thể".

Như vậy, kẻ nói đã có người nghe, phần còn lại chúng ta hãy chờ đợi. Đúng sai, đen trắng chị tin sẽ rõ ràng.

Nói thật, kẻ chặt cây mượn gió bẻ măng là khó chấp nhận, nhưng chính các cô, với danh xưng là truyền thông cũng vẫn mượn gió bẻ măng thì càng khó chấp nhận hơn vạn lần. 

Chị xin hỏi các cô: 

Chuyện chặt cây  dù có là sai thì liên quan gì đến mô hình xã hội "dân chủ đa nguyên, tam quyền phân lập"? Liên quan gì đến sự thiếu vắng các "hội đoàn dân sự"? 

Vì sao các cô lại xoen xoét rằng: "Muốn bảo vệ môi trường cần phải có… tự do ngôn luận, tự do báo chí", "tự do lập hội, lập đảng" và ngu ngốc trên mức tởm lợm là các cô kết luận như đúng rồi rằng, muốn bảo vệ cây Hà Nội, thì phải thay đổi chế độ xã hội, chế độ đó phải "có nhiều hơn một đảng"...

Chị khiếp miệng lưỡi của các cô quá.

Các cô đã cất tiếng nói của mình, chị đồng ý. Các cô đã xuống đường, chị ủng hộ. Nhưng chị phát ngấy đến tận cổ khi các cô đang cố gắng móc nối việc chặt cây với những vấn đề đéo liên quan. Làm thế, các cô đang tự hủy hoại nhân cách của mình đấy. Nói rộng ra, các cô đang làm vấy bẩn môi trường thông tin đấy.

Đã đến lúc xem chính quyền Hà Nội khắc phục như thế nào chứ không phải ngồi phòng lạnh mà tru tréo lên, ra vẻ ta đây yêu cây hơn yêu người các cô ạ.

Chị ghét thói đạo đức giả và những thể loại mượn gió bẻ măng lắm rồi.

Chị thật!