Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

XẢ SÚNG GIẾT NGƯỜI HÀNG LOẠT TẠI MỸ GIA TĂNG: DO GIÁO DỤC?

Ong Bắp Cày

Có một thực tế là, hễ có vụ việc như trò bật thầy, cô tát trẻ, hay giết người,.. là các anh chị dân chủ lòi trĩ, các phóng viên kền kền lại đổ cho nền giáo dục nước nhà. Trong khi đó, chuyện giết người như ngóe ở Mỹ thì anh các anh chị lại lờ đi. Vậy chuyện giết người xảy ra như cơm bữa ở Mỹ là lỗi ở cái gì? Hay lại là quần chúng phẫn uất quá?

Chỉ tính riêng trong năm 2018, trên toàn nước Mỹ đã xảy ra hơn 300 vụ xả súng đẫm máu. Mới đây, thảm kịch hôm 7/11 tại bang California khiến 12 người thiệt mạng tiếp tục dấy lên hồi chuông cảnh báo tình trạng mất an toàn súng đạn tại đất nước này. 

Cảnh sát có mặt tại hiện trường vụ xả súng hôm 14/2

Số liệu trung bình hàng năm chỉ ra rằng, mỗi ngày nước này có một vụ xả súng giết người tập thể, khiến hơn 4 người thiệt mạng. 

Tính từ đầu năm 2008 đến ngày 13/11, tổng cộng 308 vụ xả súng đã diễn ra trên toàn lãnh thổ Mỹ. Các tay súng không chỉ là những kẻ có tiền án bạo lực, thành phần của các tổ chức khủng bố, cực đoan mà còn bao gồm cả học sinh, sinh viên và cả cựu chiến binh. 

Năm 2017, cả nước Mỹ đã chấn động nặng nề bởi vụ xả súng đẫm máu ở Las Vegas khiến 59 người thiệt mạng. Sang năm mới 2018, máu của người Mỹ vẫn không ngừng chảy trên quê nhà vì chính các công dân nước này. 

Vụ xả súng đẫm máu tại trường Trung học Stoneman Douglas, thành phố Parkland, Florida xảy ra khi giờ học gần kết thúc vào đúng ngày Lễ Tình yêu Valentine 14/2, cướp đi sinh mạng của 17 người vô tội, đa phần trong số đó là các em học sinh. Nghi phạm ném lựu đạn khói, kích hoạt báo cháy trước khi bắt đầu vụ tấn công, gây ra cảnh hoảng loạn trong ngôi trường có hàng trăm học sinh, giáo viên và nhân viên. Điều đáng ngạc nhiên, hung thủ đứng sau vụ tấn công bạo lực ấy lại là cựu học sinh của trường Nikolas Cruz, một thanh niên 19 tuổi. 

Đến tháng 6/2018, một lần nữa thế giới bị chấn động bởi vụ xả súng nhằm vào tòa soạn báo Capital Gazette, bang Maryland khiến 5 nhà báo thiệt mạng. Hung thủ được xác định là Jarrod Ramos, hắn thừa nhận có mối thù với tòa soạn này từ năm 2011 sau khi họ đăng tải những thông tin về việc Ramos quấy rối tình dục một người bạn học cũ. Vụ xả súng vào tòa soạn báo Capital Gazette đã biến ngày 28/6 trở thành ngày chết chóc nhất đối với báo chí tại Mỹ trong nhiều năm qua.

Tối muộn hôm 7/11, một vụ xả súng đẫm máu khác cướp đi sinh mạng 12 người đã xảy ra tại quán Borderline Bar & Grill ở thành phố Thousand Oaks, bang California, Mỹ. Theo lời một nhân viên thực thi pháp luật, thủ phạm đã nổ ít nhất 30 phát súng vào những người có mặt tại quán bar đó khiến nhiều người trúng đạn. Nghi phạm được xác định là Ian David Long, cựu binh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ từng chiến đấu ở Afghanistan. 

Ngày 19/11, một vụ xả súng tại bệnh viện Mercy ở Chicago, bang Illinois của Mỹ làm 4 người chết, trong đó có 1 bác sĩ. Cùng ngày, nước Mỹ ghi nhận thêm một vụ xả súng khi các báo cáo cho biết, bốn người bị nã đạn ở gần khu vực Coors Field của thành phố Denver, thuộc bang Colorado. Một trong số các nạn nhân đã chết.

Cũng trong ngày 19/11, một phụ nữ bị bắn chết dưới cầu Mo-ri-xơn ở khu phố trung tâm Pót-len của Mỹ. Nạn nhân được tìm thấy nằm ở lối đi phía đông dọc Đại lộ Tây Nam gần phố Ha-vi Miu. Cảnh sát đang điều tra hai khu vực ở dưới cầu, trong đó có một vị trí dường như có quần áo và một lán trại gần đó.

Cũng vào ngày 19/1, cảnh sát thành phố Can-xát của Mỹ bắt giữ một người liên quan vụ nổ súng tại đây. Tên này đã đột nhập vào một ngôi nhà và xảy ra đấu súng. Người đàn ông bị bắt giữ ở địa điểm cách hiện trường xảy ra vụ việc gần 5 km. Cảnh sát cũng bắt giữ một kẻ tình nghi khác khi người này bị thương và được đưa vào một phòng cấp cứu.

Mới nhất, ngày 26/1/2019 một vụ xả súng giết chết chính cha mẹ mình và 3 người khác do nghi phạm Dakota Theriot gây ra tại bang Louisiana, Đông Nam nước Mỹ.

Mời các anh chị dân chủ lòi trĩ, các phóng viên kền kền máy lạnh cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 1 vụ xả sung giết người tập thể có phải do nền giáo dục hay không?

Vụ Trưởng công an TP.Thanh Hóa bị tước quân tịch: "SỜ GÁY" 5 CÁN BỘ CHIẾN SĨ KHÁC CÓ BIỂU HIỆN BAO CHE TỘI PHẠM

Khoai@

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Công an, hành vi nhận tiền từ ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự Công an TP.Thanh Hóa) của Đại tá Nguyễn Chí Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.

Báo Công an nhân dân đưa tin, chiều 25/1/2019, tại trụ sở Công an TP.Thanh Hóa, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tước quân tịch đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương, Trưởng Công an TP.Thanh Hóa.

Theo kết luận của Thanh tra Bộ Công an, hành vi nhận tiền từ ông Đỗ Đức Hiếu (nguyên cán bộ thuộc Đội Cảnh sát trật tự Công an TP.Thanh Hóa) của Đại tá Nguyễn Chí Phương là có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ.

Căn cứ vào kết luận trên, Thanh tra Bộ Công an kiến nghị Bộ Công an thi hành kỷ luật với hình thức tước danh hiệu CAND đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương; chuyển vụ việc cho cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời, xem xét trách nhiệm của 5 cán bộ, chiến sĩ khác của Công an TP.Thanh Hóa có biểu hiện bao che tội phạm.

Trước đó, nhiều báo đã đưa tin, mạng xã hội xuất hiện 1 đoạn ghi âm dài 23 phút có tiêu đề: "Đại tá Nguyễn Chí Phương - Trưởng Công an TP.Thanh Hóa nhận tiền chạy án 260 triệu đồng, bị thuộc cấp tố cáo".

Cựu đại tá Nguyễn Chí Phương.

Đoạn ghi âm này thể hiện nhiều cuộc hội thoại được ghi lại các nhiều thời điểm khác nhau và có giọng nói của cả nam, nữ. Thời điểm đó, ông Phương thừa nhận người trong ghi âm đó đúng là giọng của mình, giọng còn lại là thuộc cấp ông Phương.

Ghi âm đề cập việc một thuộc cấp của ông Phương tố đại tá Phương nhờ "chạy án" do có dính dáng tới việc trộm cắp xe máy vi phạm tạm giữ tại bãi xe thuộc Công an thành phố. Số tiền đề cập trong đoạn ghi âm là 260 triệu đồng.

Người được cho là đã đưa tiền cho đại tá Phương để "chạy án" nhưng "không thành" và cho rằng ông Phương chiếm dụng luôn là anh Đỗ Đức Hiếu (SN 1989, quê huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) từng là cán bộ tại Đội Cảnh sát trật tự - Công an TP.Thanh Hóa. Hiếu cũng bị tước quân tịch Công an nhân dân vì hành vi Trộm cắp tài sản tại cơ quan công an. Hiếu nói đưa tiền cho ông Phương nhưng vẫn bị phạt 9 tháng tù.

Sau khi ông Đỗ Đức Hiếu tố cáo, ngày 30/11/2018, Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Đại tá Nguyễn Chí Phương để Thanh tra Bộ Công an xác minh, làm rõ vụ việc.

Trong thời gian Đại tá Nguyễn Chí Phương bị tạm đình chỉ công tác, Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc, kiêm Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa được phân công phụ trách lãnh đạo Công an TP.Thanh Hóa.


NGA TỐ MỸ ÂM MƯU ĐẢO CHÍNH Ở VENEZUELA

Nga tố Mỹ âm mưu đảo chính ở Venezuela


Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ đang cố tiến hành cuộc đảo chính ở Venezuela và Hội đồng Bảo an LHQ cần xem xét mối đe dọa này.

Cuộc họp tại Hội đồng Bảo an LHQ bàn về tình hình Venezuela/REUTERS

Tuyên bố này được đưa trong phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an LHQ vào ngày 26.1 nhằm thảo luận tình hình Venezuela sau khi chủ tịch quốc hội cũ thuộc phe đối lập Juan Guaido tự xưng là “Tổng thống lâm thời Venezuela” và được Mỹ cùng một số đồng minh ủng hộ, theo đài RT.

Nga và một số quốc gia khác phản đối việc LHQ thảo luận “tình hình Venezuela” vì đây là vấn đề nội bộ không đe dọa cộng đồng quốc tế. Moscow cho rằng chính hành động của Mỹ ở Venezuela mới là điều đáng quan ngại.

Cả hội nghị LHQ phục vụ chiến lược và âm mưu của Mỹ nhằm lôi kéo tổ chức quốc tế này vào chiến dịch thay đổi chế độ ở Venezuela , đại sứ Nebenzia nói.

“Washington can dự vào vấn đề nội bộ của quốc gia khác không có gì mới vì Mỹ xem khu vực Mỹ Latinh là sân sau nên chẳng cần quan tâm đến đời sống người dân tại đây. Venezuela trở thành nạn nhân mới nhất của Mỹ”, đại sứ Nga lưu ý.

Trước đó, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vì “kích động đảo chính”, đồng thời ra thời hạn 72 giờ cho tất cả các nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi Venezuela. Ông Maduro ngày 26.1 tuyên bố đa số các ngoại giao Mỹ đã rời khỏi nước này.

Trong khi đó, phe đối lập tiếp tục đòi Tổng thống Maduro từ bỏ quyền lực trong khi một số nước kêu gọi tổ chức bầu cử sớm. Tuy nhiên, quân đội Venezuela tuyên bố trung thành và sẵn sàng bảo vệ Tổng thống hợp hiến Maduro vừa tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào ngày 10.1.

Tính đến ngày 26.1, đã có ít nhất 29 người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ giữa phe biểu tình chống Tổng thống Maduro với lực lượng an ninh lẫn những người ủng hộ đảng cầm quyền PSUV, theo CNN.

TRÒ HỀ "TƯỞNG NIỆM"

Cuteo@

Mọi năm cứ dịp này là đám vong nô lại kêu gọi cái gọi là tưởng niệm Hải chiến Hoàng Sa, mà thực chất là thông qua thứ hoạt động này để "vinh danh" đám tay sai hèn nhát thành anh hùng; đánh lận đỏ đen để phủi sạch công lao của quân đội Việt Nam anh hùng, và cái đích lớn hơn là gây bất ổn xã hội tiến tới bạo loạn đường phố, lật đổ chế độ.

Năm nay, ngoại trừ lác đác vài tay 3 sọc ở nước ngoài, còn đám trong nước câm như hến. Hehe.

Vì sao vậy?

Thứ nhất, các hội nhóm bất hợp pháp ấy đang trên đà thối rữa, tan rã khi mà bất đồng với nhau về "đường lối", không có khuôn mặt nào đủ sạch sẽ, tử tế đóng vai thủ lĩnh. Và đặc biệt là mâu thuẫn với nhau về lợi ích, tiền bạc. trăm thằng tham gia thì chín mươi chín thằng chỉ nhăm nhe xà xẻo, biển thủ tiền tài trợ và lo lợi ích của riêng mình. Ngữ ấy thì làm cách mạng vào mắt.


Thứ hai, việc Luật An ninh mạng chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019 với quy định những hành vi bị nghiêm cấm, trong đó những nội dung không được phép đăng tải trên mạng như “kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự...” đã khiến số rận chủ không khỏi lo lắng, không rận chủ nào muốn làm “chuột bạch” của Luật An ninh mạng. 

Thứ ba, đã đến lúc các cơ quan chức năng và thậm chí là đông đảo người dân lương thiện không thờ ơ, không ngồi yên để cho đám chó đói thích sủa thì sủa, thích cắn thì cắn. Những hoạt động tụ tập, gây rối trật tự công cộng ấy nếu có xảy ra thì gần như ngay lập tức bị giải tán. 

Chống à? mời xộ khám.

Chính vì những điều trên, đám vong nô hủi quốc ấy chỉ có thể "cắm trộm" như nhóm của NQA và sẽ chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi mà thôi.

Người ta có nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước, nhưng dứt khoát không phải là chống đối chế độ, nói xấu đất nước, tôn vinh kẻ thù thành anh hùng...

THẤY GÌ QUA LỄ TẠ ƠN KẾT THÚC SỨ VỤ TẠI GIÁO PHẬN VINH CỦA GIÁM MỤC NGUYỄN THÁI HỢP?

Ngày 22/12/2018, Giáo hoàng Phanxicô đã công bố quyết định thành lập giáo phận Hà Tĩnhvà bổ nhiệm giám mục Nguyễn Thái Hợp làm giám mục tiên khởi tân giáo phận. Sau hơn 8 năm gắn bó với giáo phận Vinh trên cương vị là giám mục, giám mục Nguyễn Thái Hợp lên đường tiếp nhận sứ vụ mới tại giáo phận Hà Tĩnh.

Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại lễ tạ ơn ngày 22/1

Ngày 22/1/2019, tại nhà thờ chính tòa Xã Đoài,giám mục Nguyễn Thái Hợp đã tổ chức thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ của mình tại giáo phận với sự đồng tế của Đức giám mục kế nhiệm Anphongsô Nguyễn Hữu Long, cùng các vị linh mục và nam nữ tu sĩ cùng cộng đồng giáo dân. Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã có bài giảng lễ như là lời chia tay gửi tới cộng đồng dân chúa giáo phận Vinh.

Lẽ thường theo truyền thống của dân tộc Việt Nam trong những giờ phút chia tay đầy cảm động, lưu luyến, người ta thường ôn lại, gợi nhắc những chuyện hay, những kỷ niệm đẹp, bỏ qua cho nhau những khúc mắc, những chuyện không hay trong quá khứ. Thế nhưnggiám mục Nguyễn Thái Hợp lại giải bày những băn khoăn, trăn trở về những điều chưa làm được cho giáo phận Vinh trong hơn 8 năm mục vụ như: chưa thành lập được nhiều hội dòng, hội đoàn; chưa xây dựng được trung tâm khiếm thị ở huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), nhà hưu dưỡng ở giáo xứ Xuân Phong (Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An); linh địa Trại gáo (Nghi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An) còn dang dở…, đồng thời tỏ ý mong muốn “đức cha mới và các cha cùng cộng sự, giúp đức cha để thực hiện nốt những điều còn dang dở”.

Cũng trong bài giảng của mình, giám mục Nguyễn Thái Hợp còn nhắc đến 2 việc là “chính quyền chưa giải quyết được đất Cầu Rầm (P. Cửa Nam, TP Vinh, Nghệ An) và hoạt động của tiểu ban công lý & hoà bình các giáo xứ hoạt động chưa mạnh và hiệu quả…”. Ẩn ý sâu xa trong lời từ biệt của vị cựu giám mục giáo phận Vinh là mong muốn người kế nhiệm là giám mục Nguyễn Hữu Long sẽ tiếp tục những công việc còn dang dở mà giám mục Hợp chưa thực hiện được.

Bình luận của trang fanpage Người Công giáo đã chỉ rõ: “Điều đáng nói, đây là 2 trong số những điều mà nếu ai đó quan tâm thì đấy là điều khiến cho chính quyền Nghệ An “không đồng tình với giáo phận Vinh”. Nhất là vấn đề liên quan tới tiểu ban công lý & hoà bình với tư cách là tổ chức đứng ra tập hợp các sai phạm của chính quyền để khiếu nại và chất vấn…”. Từ bình luận trên có thể thấy, ngay trong nội tại của giáo phận Vinh có sự nhìn nhận, đánh giá khác nhau, thậm chí đối lập nhau về hoạt động của tiểu ban công lý và hòa bình của các giáo xứ của giáo phận Vinh. Trong thực tế núp bóng dưới vỏ bọc với mỹ từ mĩ miều “tiểu ban công lý và hòa bình” nhưng thực ra đây là công cụ được Giám mục Nguyễn Thái Hợp dựng lên và tích cực sử dụng trong suốt những năm tháng làm chủ chăn giáo phận Vinh để chống đối chính quyền. Một mặt khuếch trương thanh thế của giáo hội, đồng thời gây bất ổn về mọi mặt trong đời sống xã hội của các tỉnh thuộc giáo phận gồm Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Do đó dưới góc độ giáo hội, có thể thấy trang Người Công giáo đã bình luận một cách khách quan, trung thực bản chất của tiểu ban công lý và hòa bình.

Trong những năm cuối trên cương vị giám mục giáo phận Vinh, giám mục Nguyễn Thái Hợp đã liên tục chỉ đạo các linh mục dưới quyền triệt để thu thập, khai thác những sơ hở, thiếu sót của chính quyền các cấp trong lãnh đạo phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là việc xử lý, khắc phục hậu quả sự cố ô nhiễm môi trường biển các tỉnh miền Trung do Công ty Fomosa gây ra. Từ đó thông qua việc chỉ đạo tiểu ban công lý & hoà bình các giáo xứ giám mục Nguyễn Thái Hợp kích động giáo dân liên tục tập trung đông người tuần hành biểu tình, kéo vào trụ sở chính quyền các cấp, chặn đường quốc lộ cản trở giao thông; chống người thi hành công vụ; tấn công lực lượng chức năng; quay phim, chụp ảnh tán phát trên internet tuyên truyền xuyên tạc về công tác đền bù, hỗ trợ người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường và chủ trương giải quyết vấn đề Formosa của Chính phủ … gây mất ANTT nghiêm trọng trên địa bàn 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nổi lên là các giáo xứ Đăng Cao (Diễn Châu, Nghệ An); giáo xứ Kẻ Dừa (Yên Thành, Nghệ An), Lộc Hà (Hà Tĩnh), giáo xứ Cồn Sẻ, giáo xứ Cồng Nâm, Giáp Tam (TX Ba Đồn, Quảng Bình), giáo xứ Xuân Hòa (Quảng Trạch) …

Tuy không còn làm giám mục giáo phận Vinh nhưng vị giám mục này vẫn chưa thôi từ bỏ âm mưu, ý đồ chống phá chính quyền mà ông ta đã và đang thực hiện. Lợi dụng thánh lễ tạ ơn, một lần nữa giám mục Nguyễn Thái Hợp lại tìm cách kích động, cổ súy người kế nhiệm cùng các linh mục, giáo dân tiếp tục sứ vụ dở dang này. Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng không quên cam kết sẵn sàng “tiếp tục đồng hành, hỗ trợ khi giáo phận Vinh cần”. Điều đó càng cho thấy rõ, bản chất chống đối đã ăn sâu và ngấm vào tận xương tủy của vị giám mục này.

Thành ngữ Việt Nam có câu nói rằng “Cà cuống chết đít vẫn còn cay” liên hệ với bài giảng của giám mục Nguyễn Thái Hợp trong thánh lễ tạ ơn kết thúc sứ vụ của mình tại giáo phận Vinh trong ngày 22/1 mới đây không những đúng mà còn quá “hợp”.

Kỳ Sơn

PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG CHÂU ÂU VÀ CÂU CHUYỆN TRÊN FACEBOOK CỦA PHẠM THỊ TUYẾT MAI THẬT HAY GIẢ?

Bài biên phê lòi pha của người đẹp Châu Âu Thảo Nguyễn

Tham luận: Pháp Luật Phổ Thông Liên Minh Châu Âu (EU) và câu chuyện trên facebook của Mai Pham là thật hay giả ?

Bài viết sử dụng nguồn tư liệu từ:


Và cuốn sách Ratgeber Recht (Các câu hỏi về luật) của ADAC

Trước hết, chúng ta đưa ra giả thuyết rằng 10 năm trước, cái thứ ma túy mà chị Mai Pham đi buôn là cần sa (tên khoa học Cannabis). Vì nói đến các loại ma túy hay chất gây nghiện thì hiện tại ngta có thể bào chế ra hàng vô số chủng loại, từng chủng loại có đặc tính hoạt tính...khác nhau. Cần sa được xem như là drug trong y học, có thể trị được một số bệnh ngoài tác dụng gây ra ảo giác, gây nghiện và kích thích thần kinh của nó. Trên thế giới hiện tại ngta thống kê được đến khoảng 5% dân số độ tuổi trải dài (trẻ-già) sử dụng cần sa như một loại drug để tiêu khiển và làm việc. Nhiều người mắc chứng đau nhức có thể sử dụng cần sa để giảm đau, một số người làm các công việc có đòi hỏi sự tập trung cao độ hoặc sự hưng phấn lâu dài (như nhạc sĩ, ca sĩ, họa sĩ...hoặc những người làm về mảng nghệ thuật) đều có ít nhìu sử dụng cần sa đẻ kích thích não bộ hoạt động và tập trung. Chúng ta chứng kiến một trường hợp đau lòng là Dj nổi tiếng thế giới ng Thụy Điển Avicii chết ở tuổi 28 vì sử dụng cần sa quá liều. Ngta nói rằng anh ta đã phải liên tục sáng tác làm việc ko ngừng cho concert và album của mình và đã kiệt sức. Nếu Avicii ko có cần sa, thiết nghĩ cậu ấy khó có thể cho ra đời nhìu tác phẩm hay và bán chạy trên toàn thế giới

Do vậy việc tranh cãi có hợp pháp cần sa hay không là một vấn đề kéo dài rất rồi, giữa các quốc gia phát triển, nơi mà hệ thống tư pháp và hành pháp chặt chẽ, ý thức công dân cao, vì vậy mà ngta đã nghĩ đến việc hop pháp hóa cần sa. Hiện tại một số bang ở Mỹ đã thông qua, Hà Lan cũng là quốc gia nổi tiếng về việc có thể sử dụng cần sa hợp pháp. Tuy nhiên do mức độ gây hại của cần sa khi sử dụng quá liều là rất nghiệm trọng, cho nên ở những nơi cần sa được hợp pháp hóa, người ta đều quản lý nguồn cung và nguồn thu cần sa rất chặt chẽ. Cụ thể chỉ những nơi được cấp phép mới được bán cần sa, người mua cần sa cần phải có chỉ định của bác sĩ, cần phải được theo dõi giám sát và giới hạn số lượng mua. Những hành động mua bán ko thông qua báo cáo hay chịu sự quản lý đều được xem là buôn lậu và bị xét xử theo tội buôn lậu thuốc .

Luật Bỉ: Mua bán cần sa chưa được hợp pháp hóa. tội được liệt vào tội hình sự (penal code) (tham khảo: Belgium Penal Code). Những cá nhân sỡ hữu cần sa (hoặc các chất gây nghiện tương đương) cho mục đích sử dụng riêng, nếu không chứng minh được là có sự chỉ định của bác sĩ để trị bệnh thì sẽ bị tù từ 3 tháng - 1 năm hoặc bị phạt từ 8000EUR-(800,000EUR) tùy mức độ phạm tội hoặc tái phạm. Nếu như sỡ hữu, sản xuất, buôn bán giao dịch (trong và ngoài Bỉ) các chất cấm như cần sa thì sẽ bị phạt 3 tháng - 5 năm tù , hoặc 8000EUR-800,000EUR tiền phạt, có case các tổ chức lớn có thể bị phạt lên đến 20 năm tù gồm nhìu tội danh tăng nặng

Như vậy, tôi có lý do để tin rằng chị Mai phạm tội tàng trữ, buôn bán cần sa ở Bỉ vì tòa án Bỉ đã kết án chị 4 năm tù giam

Các anh chị đã đọc qua các bài viết của chị Mai Pham (theo chủ quan của chị mang yếu tố định hướng của cá nhân) về quá trình chị bị bắt giữ tại sân bay ở Paris. Và chị vẫn đang kêu gọi sự ủng hộ của bạn bè cộng đồng, kêu gào rằng chị bị oan, rằng chị không biết tại sao chị lại bị bắt, rằng chị bị trộm thông tin ID và chị hoàn toàn vô tội, rằng tại sao chị bị truy nã mà ĐSQ Pháp vẫn cấp Visa cho chị.....

Trước hết nếu các anh chị đã từng trải qua những thủ tục tố tụng ở Châu Âu thì các anh chị sẽ dễ dàng luận ra được chị Mai Pham đã bịa đặt nói dối. Cái nói dối lớn nhất của chị là: Tôi Không Biết Gì

Khi một công dân hoặc người cư trú trong khối liên minh EU bị kiện/bị điều tra/bị tình nghi vào một tranh chấp một vụ án nào đó, phía công tố viên/hoặc luật sư bên nguyên sẽ gửi cho bạn một cái gọi là Enforcement (Vollstreckung), trên đó ghi rõ ràng bạn đang bị kiện về vấn đề gì, bạn đang bị tình nghi về việc gì....bla bla... và họ cho bạn một khoảng thời gian để thu thập chứng cứ phản biện, tìm luật sự và trình tòa án. Nếu bạn nhận được giấy này, nhưng bạn ko trả lời, ko thuê luật sư đại diện, ko có hành động reply....thì họ sẽ gửi thêm 2 lần nữa nhắc nhở. Sau 3 lần nhận giấy mà bạn không hồi âm hoặc không hầu tòa, bạn sẽ bị xử vắng mặt. Nếu bạn bị xử vắng mặt, bạn coi như không biện hộ gì cho mình, tất cả tội của bạn sẽ được bên công tố luận, hoặc bên nguyên đơn phương thắng kiện. 

Mình ví dụ bên nguyên kiện bạn nợ anh ta 2000EUR chưa trả, tòa gửi giấy về yêu cầu bạn trả lời về cáo buộc này. Nếu như bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh mình không còn nợ nần gì anh ta, anh hãy show ra cho luật sư của mình hoac show ra cho tòa án xem xét. Nếu như bạn thắng kiện (bên nguyên sai) thì toàn bộ án phí và tiền luật sư bên nguyên chịu, con nếu bạn cãi thua thì bạn phải trả án phí và cả tiền nợ bạn nợ bên nguyên cộng tiền luật sư. Còn nếu bạn vắng mặt, thanh dã mẹ nó mất thì bạn tự tước đi quyền lợi của mình, bên nguyên coi như thắng

Như vậy, quay trở lại Mai Pham, cô ta chắc chắn đã nhận được Enforcement này của tòa an hoặc công tố viên từ báo cáo của cảnh sát. Cô ta khó cãi là cô ta ko nhận được vì thư của tòa án được bưu điện gửi bảo đảm. Chính vì cô ta nhận đc Enforcement này nên cô ta thanh dã mẹ nó về Vietnam. Nên khi cô ta kêu cô ta không biết gì tại sao mình bị bắt là cô ta xạo loz, phải nói rõ ràng: Tôi không biết gì tại sao cảnh sát Pháp bắt tôi (phải là cảnh sát Bỉ chứ).

Rồi, bây giờ đến màn nhận dạng ID ở sân bay Paris. Nói đến nhận dạng thì EU đã triển khai nhận dạng bằng vân tay từ lâu. Tức là trùng tên trùng ngày tháng năm sinh (trong trường hợp bị đánh cắp thông tin ID) nhưng đéo thể trùng vân tay và trùng ADN được.

Tức là như vầy, khi tòa Bỉ xử cô vắng mặt, tòa án Bỉ phải chứng mình được cái người mà họ đang xử và cái người phạm tội ghi trong báo cáo của cảnh sát phải là nguoi tên đó, số ID đó, và trùng dấu vân tay với nhau. 

Trong lời kể của Mai Pham không hề có chi tiết nào là kiểm tra vân tay cả, mà cô ta kể rằng họ thấy trùng tên là giam cô tal luôn, xạo loz !, điều này rất vô lý và sai quy chế hành pháp của EU. Điều đầu tiên khi cảnh Pháp phát hiện cô ta trùng ID với tội phạm bị truy nã là check dấu vân tay xem có bị trùng tên không, có nhìu vụ án nghiêm trọng hơn phải check luôn ADN. Sau khi check bằng máy (tốn khoảng 1 phút), nếu vân tay không trùng xác định ng khác, họ thả cô ta ra ngay và luôn. Hết chuyện! Và nguyên một đoạn sau đó là cô ta viết tiểu thuyết bán hàng câu like

Nhưng cô ta đã lược bỏ đoạn này và cô ta vẫn bị giam lại, chứng tỏ cảnh sát Pháp đã check vân tay, bắt đúng người và tạm giam cô ta.

Quay trở lại Bỉ đã kết tội cô ta 4 năm tù giam xử vắng mặt. Để kết tội đc cô ta, tòa Bỉ phải chứng minh được các chứng cứ tang vật của vụ án họ có đều phải có liên quan đến cô ta, tức là: " có dính vân tay, có dính ADN, chứng cứ giao dịch bằng tài khoản Internet Banking...". Vậy cái người mà có cái vân tay đó bi kết tội 4 năm tù ở Bỉ lại hoàn toàn trùng khớp vân tay với Mai Pham. Mai Pham có thể kháng cáo (vì thời gian cho cô bào chữa đã qua, cô chỉ có thể kháng cáo), nhưng cô chỉ có thể kháng cáo ở Bỉ.

Tòa ở Pháp chỉ xem xét 2 sự việc: (1). Có bắt đúng người hay không ? (2). Có phải dẫn độ qua Bỉ hay không ? Chứ tòa ở Pháp không có xử lại án mà tòa ở Bỉ đã tuyên, Pháp ko có quyền can thiệp vào tư pháp của Bỉ, và cũng ko thể xử lại án đã kết. Xử lại hay không là do tòa Bỉ xem xét và quyết định dựa trên các chứng cứ mới. Số (1) thì đã đúng rồi, bây giờ còn cái số (2) là có dẫn độ hay không ? Điều này phải dựa trên luật pháp về cần sa giữa Pháp và Bỉ. Nếu như Bỉ có án tử hình cho tội phạm ma túy, thì Pháp hoàn toàn có quyền từ chối dẫn độ vì lý do nhân đạo nhân quyền bác ái. Nhưng Bỉ ko có tử hình, và giữa Pháp và Bỉ đã có giao kết về dẫn độ tội phạm, cô Mai Pham đưa ra luận cứ gì để Pháp giữ lại cô ko dẫn độ về Bỉ? Xác xuất thành công là 0,000000001%. 

Việc của phiên tòa ngay 9/2/2019 tới sẽ là phiên tòa xem có dẫn độ cô về Bỉ hay không. Nếu cô một mực kêu oan ở Pháp, thì tòa Pháp cũng sẽ dẫn cô về Bỉ để kêu vì Pháp ko có quyền can thiệp vào tư pháp Bỉ như đã nói và ko xử lại những vụ Bỉ đã kết.

Tại sao bị truy nã nhưng Mai Pham vẫn được cấp visa qua Pháp? 

Điều này tôi có hai giả định: (1). Hồ sơ tòa án hay cảnh sát chưa thống nhất với hồ sơ di trú được lưu ở ĐSQ Pháp ở Vietnam và (2). ĐSQ Pháp đã biết và muốn bắt cô Mai Pham này, và việc bắt giữ nếu xảy ra ở EU thì sẽ đơn giản và ít rườm rà hơn là thông qua con đường luật pháp ngoại giao để yêu cầu dẫn độ. Nếu như Bỉ gửi giấy yêu cầu VN dẫn độ Mai Pham qua Bỉ chịu án thì VN có thể từ chối vì giữa Bỉ và VN vẫn chưa có luật dẫn độ, cơ mà không có lí do gì VN từ chối dẫn độ vì nếu từ chối thì sẽ làm sứt mẻ thêm mối bang giao giữa hai nước và quan trọng là giữa VN với EU, vì vụ Trịnh Xuân Thanh vẫn chưa ngã ngũ. Chưa kể Mai Pham ko phải là tội phạm chính trị, thường các nước rất né tránh việc dẫn độ tù/tội phạm chính trị (an ninh quốc phòng) nhưng tội phạm ma túy thì họ sẵn sàng dẫn độ. Do vậy sau 10 năm tưởng tình đã cũ, cô Mai Pham quay lại EU và bị bắt tại chỗ. Bây giờ Bỉ đã biết Pháp đang giam giữ cô, nếu như Pháp thả cô về VN mà ko dẫn độ về Bỉ, thì khi cô về VN, tôi khẳng định Bỉ sẽ gửi công văn yêu cầu VN dẫn độ cô này qua Bỉ chịu án. Đường nào cô cũng dính đnn.

Tại sao Mai Pham được tại ngoại ? 

Chính sách đc tại ngoại từng quốc gia là khác nhau mời quí anh chị tìm nguồn tham khảo, nhưng theo tôi được biết ở Pháp các loại dược phẩm tương đương cần sa đc kê đơn để trị bệnh nên tội buôn cần sa có thể đc tại ngoại ở Pháp, điều này tùy từng nước.

ĐSQ Vietnam ở Pháp nói gì ? 

Tất cả những gì ĐSQ VN ở Pháp có thể hỗ trợ hiện tai là giúp Mai Pham tìm luật sư bào chữa, và xem xét những cách tốt nhất để giúp đỡ Mai Pham bằng cách hỗ trợ Mai Pham thu thập tài liệu xuất nhập cảnh của cô. Đó là những gì ĐSQ có thể làm và hỗ trợ, còn lại tất cả có qua khỏi tai kiếp hay không là do bản thân Mai Pham, rằng cô có thực sự đã phạm pháp hay không. ĐSQ ko thể khơi khơi buộc Pháp hay Bỉ thả Mai Pham ra hay dùng đòn ngoại giao để gây sức ép. Các ae dân chủ mồm loz chớ có toe toe chửi rủa ĐSQ. Họ đã làm đúng trách nhiệm khả năng.

Chứng cứ ĐSQ đưa ra có ý nghĩa gì ? 

Ý nghia của nó là chứng minh cô Mai Pham đã thanh dã về VN trước khi tòa án ở Bỉ xét xử vắng mặt cô, chấm hết ! Nó hoàn toàn ko có ý nghĩa chứng minh cô chưa hề phạm tội cũng như ko có ý nghĩa chứng minh cô không hề qua Bỉ như lời cô xạo loz trên face. Việc di chuyển giữa các nước liền kề trong EU, cụ thể giữa Pháp và Bỉ là hoàn toàn ko bị check passport, check ID card, xuất nhập cảnh, cho nên ko ai có thể chứng minh được cô đã từng hay chưa bao giờ đến Bỉ hay không. Bây giờ cứ cho là cô ko bao giờ đến Bỉ thì các tài khoản Internet Banking cô dùng khi ở Hà Lan đều có nhận những khoản tiền giao dịch từ những lần buôn bán cần sa từ Bỉ. Tại sao Bỉ biết ? đồng bọn cô khai ra chứ đâu.

Bây giờ cô sẽ cãi là cái Internet Banking đó cô đã cho ng khác dùng chung hay đại loại vì cô là dân buôn bán online, nhưng cô quên rằng mọi sự chịu trách nhiệm do ng chủ sỡ hữu tài khoản chịu, đây là hop đồng cô kí với ngân hàng. Nên dù vô tình hay hữu ý cô để lộ Bank Info ra thì đều phải do cô chịu trách nhiệm. Trên cơ sở pháp luật phổ thông, vô tình với cố ý bàn giao trách nhiệm nó ko có nghĩa lý gì.

Và lời kết chính là thái độ của cô. 

Trong luật pháp có cái lý nhưng cũng có cái tình (tình tiết giảm nhẹ). Cô cố chấp, viết bài sai sự thật, vu khống và có hàm ý dẫn sai sự thật, khiến công chúng hoang mang và hình ảnh một đế quốc Đại Pháp truyền thống văn minh bác ái bỗng chốc hoen ố dưới miệng lưỡi của một cộng đồng hùa theo nhưng dân trí thấp, đồng thời công sức bảo vệ công dân của ĐSQ VN tại Pháp bị bác bỏ, bị lôi ra chửi ko đáng có trong việc "thất bại bảo vệ một tội phạm ma túy". Nguyên một nền tư pháp Bỉ và Pháp, thẩm phán và cảnh sát Bỉ và Pháp bỗng chốc hóa thành những kẻ quan liêu khi kết tội bừa bãi chỉ bởi qua 6 bài văn xạo loz của cô chủ hàng nail online, để nuoc Pháp bị chửi rủa suốt mấy ngày qua. Với thái độ của cô, cô ko xứng đáng nhận đc sự cảm thông, nhân đạo và sự giúp đỡ của mọi ng cho lỗi lầm của mình

EMCDDA.EUROPA.EU

What are the long-term aims of drug policy in Belgium? How are these aims to be achieved? How is drug policy coordinated at national level?

Vụ vườn rau Lộc Hưng: ĐÁM QUẠ ĐEN ĐANG LỢI DỤNG THƯƠNG PHẾ BINH VNCH ĐỂ TIẾP TỤC LÀM NÓNG SỰ VIỆC

Khoai@

Đúng như Bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã nói: "Có những sự việc rất bình thường, nhưng các đối tượng chống phá vẫn lợi dụng để kích động", vụ vườn rau Lộc Hưng sẽ tiếp tục bị lợi dụng, gây bất ổn xã hội. 

Đám sói thập ác chơi trò "gửi chân" sau khi bị bật ra khỏi mảnh đất cướp được đã phải bắt tay với đám linh mục phản động để tìm cách tôn giáo hóa, quốc tế hóa vấn đề, nhằm làm khó chính quyền. Hàng loạt linh mục Dòng chúa cứu thế, Giám mục Hoàng Đức Oanh - nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum và mới đây là đoàn của Uỷ ban công lý và hoà bình trực thuộc HĐGM Việt Nam và ngay cả Giám mục Nguyễn Thái Hợp cũng đã có mặt để thực hiện cái gọi là "hiệp thông" nhưng bản chất là cổ súy, kích động đám ăn cướp tiếp tục làm phức tạp tình hình với mục đích biến một sự việc thuần tuý vi phạm, đơn thuần quan hệ dân sự thành vụ việc nhuốm màu sắc tôn giáo…

Thật nực cười, đám quạ đen nói trên đã và đang cố gắng biến những tên cướp ngày thành nạn nhân của chế độ bằng cách rỏ những giọt "nước mắt cá sấu", đồng thời trưng ra mảnh giấy của tên Đại úy Pháp cùng một văn bản của Tòa Giám mục thể hiện quan điểm của Tòa TGM về khu đất này. Ai cũng rõ, những tài liệu trên không đáng 1 xu vì không có tí giá trị pháp lý nào. Và trên tất cả, chính quyền đã công bố một loạt văn bản pháp lý liên quan khẳng định đó là khu đất công thuộc quyền quản lý của Bưu Điện TP. Hồ Chí Minh. 

Mời xem vản bản của Tòa TGM và văn bản pháp lý khẳng định khu đất vườn rau Lộc Hưng thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh:



Tưởng chừng đến đây đám quạ đen và đám thảo khấu nhảy dù kia câm họng. Nhưng không. Sau khi thất thế toàn tập dưới góc độ pháp lý, hôm nay chúng lại giở trò lôi đám thương phế binh VNCH và đám nghiện ngập vào cuộc để tiếp tục diễn trò.

Mới đây nhất, nằm trong diễn biến tố cáo chính quyền và gây sức ép để “Quốc tế vào cuộc”, đám cướp cạn dưới sự tư vấn, tài trợ của những kẻ khoác áo choàng đen bắt đầu lôi đám thương phế binh VNCH vào cuộc.

Không khó để các cơ quan chức năng xác định được kẻ đứng sau giật dây bảo trợ. Đó là các Linh mục DCCT mà trực tiếp là Đinh Hữu Thoại, Lê Ngọc Thanh, Phạm Trung Thành…. Những kẻ vừa nêu tên chính là những kẻ đã tuyên bố đứng ra bảo trợ, chăm sóc cho thương phế binh VNCH thông qua hoạt động “tri ân thương phế binh VNCH” tại trụ sở DCCT TP Hồ Chí Minh, có địa chỉ số 38, Kỳ Đồng. 

Chính các Linh mục này đã nhân danh "bảo trợ" để tự ý đưa các thương phế binh VNCH về khu đất này, dựng lều, dựng nhà cho họ và dần biến những thửa mượn tạm thành đất của Dòng chúa cứu thế. 

Như vậy đã rõ, các thương phế binh VNCH kia chỉ là công cụ để các vị chủ chăn kia lợi dụng vào mục đích cướp đất thuộc quyền quản lý của Bưu điện TP. Hồ Chí Minh và nếu nó bất thành thì họ (các phế binh VNCH) sẽ tiếp tục là công cụ gây rối xã hội.

Rõ ràng, đám chủ chăn thập ác kia đang cố gắng tôn giáo hoá sự việc bằng cách huy động những người yếm thế vào cuộc để cố tình làm nóng vụ Vườn rau Lộc Hưng. Chắc chắn chiêu này không chỉ đơn giản là bảo trợ mà vấn đề chính là sự kết hợp giữa vấn đề tôn giáo với vấn đề nhân đạo. Sự kết hợp ấy nhằm tạo ra hiệu ứng mạnh với cộng đồng quốc tế.

Kịch mới chỉ bắt đầu, song người xem đã rõ kịch bản cùng từng vai diễn. Nhưng dù có làm lớn chuyện đến thế nào thì chính quyền TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ không thay đổi quan điểm đối với sự việc vì trên hết, họ đang thượng tôn luật pháp.