Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

UAE GỬI ĐƠN KIỆN LÊN AFC ĐÒI LOẠI QATAR KHỎI CHUNG KẾT ASIAN CUP 2019

LĐBĐ UAE (UAEFA) đã chính thức gửi đơn khiếu nại lên LĐBĐ châu Á (AFC) cho rằng 2 cầu thủ nhập tịch của Qatar là Almoez Ali và Bassam Al Rawi không đủ tư cách thi đấu, vì không sinh sống ở nước này trên 5 năm từ 18 tuổi.

Vụ việc này từng được nhà báo Scott McIntyre chuyên về bóng đá châu Á điều tra, sau khi có một số thông tin ngờ vực về tính hợp lệ của 2 cầu thủ ngôi sao của Qatar trên.

Tuy nhiên, trước khi trận bán kết Asian Cup 2019 giữa Qatar và UAE diễn ra hôm 29.1 (Qatar thắng 4-0 vào chung kết gặp Nhật Bản), thì những thắc mắc của Scott McIntyre không được AFC giải thích thoả đáng, và còn đề xuất nên hỏi thêm từ LĐBĐ Qatar.

Theo đó, một số nguồn tin từ Qatar cho rằng mẹ của 2 cầu thủ Almoez Ali và Bassam Al Rawi đều sinh ra ở Qatar, nên họ đủ điều kiện thi đấu theo quy định của LĐBĐ thế giới (FIFA).

Tưởng chừng sự vụ đã êm xuôi. Nhưng sau khi UAE thua sốc Qatar ở bán kết, thì UAEFA đã phát đơn kiện cũng như công bố nhiều tài liệu chứng minh 2 cầu thủ trên không đủ tư cách thi đấu cho tuyển Qatar.

UAEFA cho rằng họ có đầy đủ tài liệu chứng minh đầu tiên là mẹ của 2 cầu thủ này đều không sinh ra ở Qatar như báo chí và LĐBĐ Qatar nói.

Cụ thể, mẹ của cầu thủ Almoez Ali là người Sudan, còn mẹ của cầu thủ Bassam Al Rawi là người Iraq và sinh ra ở Baghdad. Nên 2 cầu thủ này không thể theo khai sinh của mẹ để nhập tịch Qatar. Trong đó, UAEFA còn khẳng định Almoez Ali sinh ra ở Khartoum, Sudan, còn Bassam Al Rawi cũng sinh ra ở Baghdad, Iraq.

Nhiều nguồn tin cho rằng, có rất nhiều cầu thủ Qatar không đủ điều kiện thi đấu cho đội tuyển nước này vì lý lịch không rõ ràng, trong đó đáng chú ý 2 ngôi sao xuất sắc nhất hiện nay là tiền đạo Almoez Ali (22 tuổi) và hậu vệ Bassam Al-Rawi (21 tuổi).

UAEFA cũng cho rằng, LĐBĐ Qatar đã “phù phép” để nhập tịch 2 cầu thủ này, cũng như "biến hoá" luôn điều kiện cả 2 đều không sinh sống ở Qaatr trên 5 năm từ 18 tuổi.

Từ đó, UAEFA đề nghị AFC phải mở cuộc điều tra để làm rõ sự thật và nếu sự thật có gian lận về việc nhập tịch 2 ngôi sao Almoez Ali và Bassam Al Rawi, thì UAEFA muốn AFC phải xử thắng cho họ trận bán kết Asian Cup 2019.

Tuy nhiên, cho đến nay khi chỉ còn 1 ngày nữa sẽ diễn ra trận chung kết Asian Cup 2019 giữa Qatar và Nhật Bản, AFC vẫn “án binh bất động”, ngoại trừ xác nhận có nhận đơn kiện của UAEFA.

Theo báo chí UAE, để chuẩn bị cho World Cup 2022 trong tư cách chủ nhà, hơn 10 năm nay Qatar đã tiến hành nhập tịch hàng loạt cầu thủ từ Ai Cập, Sudan, Yemen, Algeria, Ma Rốc, Tanzania, Iraq và cả Bồ Đào Nha.

Tại Asian Cup năm nay, Almoez Ali và Bassam Al Rawi là 2 ngôi sao chính giúp Qatar thắng tiến vào chung kết với thành tích toàn thắng, chưa lọt lưới bàn nào. Tiền đạo Almoez Ali còn đang dẫn đầu giải Vua phá lưới với 8 bàn.

TIẾP VỤ ANH LƯƠNG: CÁC LS THUA TOÀN TẬP

Bài viết của Việt Hoàng.

Về vụ bác sĩ Lương ở bệnh viện Hoà Bình, sau hai phiên xét xử thì đang án tù treo thành án tù ngồi 42 tháng.

Vụ này thôi toà quyết mình ko có ý kiến. Mình chỉ muốn nói đến các anh chị luật sư.

Đầu tiên, mình cho rằng các luật sư đã cực kỳ sai lầm trong thái độ tiếp cận vụ việc. Cũng giống như Iran tiếp cận trận đấu với Japan bằng thái độ rất bố đời. Nó vả cho sấp mặt lon. Các anh chị luật sư trong vụ này, mình theo dõi khá kỹ. Ngay từ đầu, các anh chị ấy đã muốn dùng áp lực của mạng xã hội, báo chí để vật ngửa quan toà, viện kiểm sát...

Việc chơi với truyền thông chỉ doạ đc những quan toà yếu bóng vía. Rất tiếc ở phiên toà này bác sĩ Lương ko gặp may. (về việc chứng minh bác sĩ Lương có trách nhiệm thì VKS đã làm và toà đã lượng hình, mình ko bật đc). Khi VKS + Toà bị đưa lên truyền thông với tư cách của những kẻ vô dụng, ác nhân thì ko còn cách nào khác, họ đã nắm tay nhau cùng lôi hết luật lá, căn cứ pháp lý để chiến lại theo cách thẳng băng nhất chứ chả có chữ tình nào nữa.

Thế là 1 mất 1 còn. Kết quả, bác sĩ Lương từ án treo thành án tù ngồi. Nhiều người khác trong đó có chú ruột bác sĩ Lương cũng tù tươi. Luật sư ơi hỗi các anh làm ăn cái ccc gì thế.

Mình vẫn nhớ, trong phiên toà này, có luật sư vừa tham gia tranh tụng vừa livetream facebook mới vãi đái. Đợt vừa rồi toà ko cấm đc mới phá mẹ sóng cho nhanh.

Thêm nữa, cứ sau mỗi phiên tranh tụng, luật sư ra giữa sân trả lời pv báo chí ồi ồi. Tất nhiên luật sư thì phải luôn nói có lợi cho thân chủ. Toà, VKS thì họ ko đc nói câu nào. Là người ai chả tức.

Tịu chung lại. Từ khi có sự tham gia của luật sư online thì cánh cửa của bác sĩ Lương đã hẹp càng hẹp. Mẹ kiếp luật sư đéo gì vừa đi cãi vừa muốn đong follow như Việt Hoàng. Giờ nói gì cũng như cứt cả. Người ta đang án treo thành mẹ tù ngồi 3 năm rưỡi. Đừng có nói, cả viện kiểm sát, toà, công an, báo chí... đều bị mua hết. Ko thể có chuyện đó.

Cái giỏi của Luật sư không phải cố cãi cho trắng án vô tội 100%. Đã ra toà thì tỷ lệ ấy ít lắm. Cố mà tập trung vào chuyên môn, nghiệp vụ và thể hiện 1 thái độ biết mình biết ta. cái đm cứ chem chẻm lên mạng vu cho toà dốt nát, ngu muội, độc ác thì bây giờ tù hết lượt.

Đúng là luật sư Vn, cái đéo gì cũng giỏi. Trừ luật!

VỤ BS HOÀNG CÔNG LƯƠNG: VÌ SAO ÁN LẠI TĂNG SO VỚI SƠ THẨM?


Vụ Hoàng Công Lương là lời cảnh tỉnh về tác hại của việc dùng MXH cho những vấn đề nghiêm túc, đặc biệt là sử dụng các luật sư nghiện bú fame.


Đám luật sư kiểu này, lịch sử MXH đã chứng minh, cái méo gì cũng biết trừ …. luật và khả năng gây ức chế cho “đối thủ” (tức quan tòa & VKS). Do đó, thân chủ nào mà trót trao thân cho thể loại luật sư này thì đành phải chấp nhận trở thành quả bóng cho VKS & quan tòa “sút”. Với thái độ bố đời như thể Iran đòi gangbang Nhật Bản của đám hám fame ảo tưởng sức mạnh, thân chủ không bị VKS đập cho sml mới lạ. Tất nhiên, VKS & tòa án với 1 áp lực mới (của dư luận) & sự ức chế (ghét cái thái độ), họ sẽ tập trung “vạch lá tìm sâu” bằng lực lượng tinh nhuệ nhất của mình, để “sút” cật lực vào “quả bóng bị cáo” để vừa khẳng định cái đúng của bản thân, vừa “bõ ghét”. Cái “tình” của tòa trong hoàn cảnh này sẽ bị vứt sang một bên để nhường sàn diễn cho sự duy lý cứng nhắc của pháp luật.

Hậu quả nhãn tiền, phán quyết cho HCL đã bị “đổi màu” từ 30-36 tháng tù treo (sơ thẩm) lên thành 42 tháng tù ngồi!

Vậy nên, các thiện nam tín nữ phải luôn tâm niệm rằng, MXH là con dao 2 lưỡi, chỉ nên dùng nó để chém gió, tán gái & đong xèng (bán hàng online) chứ đừng giao phó số phận mình cho nó, đặc biệt là cho những kẻ nghiện bú fame.

Nếu bắt buộc phải dùng đến dịch vụ pháp lý, hãy kiếm những tay thầy cãi chỉ lên MXH để chém gió những chuyện ăn nhậu, mế-mai,… như lão Tran Truong, chí ít thì cũng không trở thành một "món hàng" cho cuộc chơi của những thành viên trong HTX Cãi Toàn Thua.
1/2019


Ảnh: Nhìn ảnh đại diện VKS là thấy auto đúng so với đại diện của HTX Cãi Toàn Thua rồi!

P/s: Tôi bổ sung thêm: Anh lương bị tăng án chứ không giảm. Nghĩa là càng cãi càng thể hiện thái độ thì càng thua. Anh thua vì anh ảo tưởng sức mạnh của mấy vị LS kia, ảo tưởng rằng anh được nhiều chữ ký trên mạng ủng hộ. 

Sự tôn nghiêm của luật pháp vốn có rất ít chỗ cho lòng thương người kiểu xến xúa bolero. Tôi khác với đa số cộng đông FBker, tôi đéo thể thương anh Lương được, khi mà vì chữ kỹ của anh máy móc mới đc đem đi sửa chữa. Và rồi bộ phận sửa chữa chưa bàn giao mà anh đã ra y lệnh cho chạy máy, khiến 9 người tử vong tức tưởi. 

Hậu quả 9 mạng người ra đi mà anh tửng tưng, coi như đéo có trách nhiệm gì. Tử tế của anh để đâu?

Tôi cũng trách anh chơi với đám LSDC rồi ảo tưởng là mình đúng. Ngay cả khi tòa tuyên anh vẫn hùng hổ nói sẽ kháng cáo. Được thôi, kháng cáo là quyền của anh mà pháp luật quy định, nhưng nếu...

Thôi tôi đéo nói nữa.


Truy nã nguyên giám đốc công ty khách sạn công đoàn Hà Tĩnh

SGGPO Thứ Năm, 31/1/2019 16:28

Qua điều tra xác minh, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã đối với Phan Ngọc Khuê về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.


Quyết định truy nã bị can. Ảnh Công an Hà Tĩnh cung cấp

Ngày 31-1, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cơ quan Cảnh sát điều tra vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra quyết định truy nã bị can số 03 đối với Phan Ngọc Khuê (48 tuổi, quê quán tại xã Cương Gián, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh – nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV Khách sạn Công đoàn Hà Tĩnh) về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công ty TNHH MTV Khách sạn Công đoàn Hà Tĩnh được Sở KH-ĐT tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 17-2-2004, là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, thuộc sự quản lý của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh.

Trong thời gian từ tháng 1-2018 đến tháng 9-2018, Phan Ngọc Khuê đã lợi dụng chức vụ của mình là Giám đốc Công ty TNHH MTV Khách sạn Công đoàn Hà Tĩnh để các khách hàng tin tưởng vào giao tiền làm ăn cho Khuê, sau khi nhận được các khoản tiền, Khuê đã làm trái nguyên tắc tài chính, không nhập quỹ công ty và chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân nên không có khả năng trả lại cho Công ty TNHH MTV Khách sạn Công đoàn Hà Tĩnh.

Ngoài ra, trong thời gian từ năm 2016-2018, Khuê đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình, có các hành vi gian dối như: Lấy lý do vay để giải quyết việc của công ty, ký tên, đóng dấu công ty vào giấy vay tiền, thế chấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của công ty, giả mạo chữ ký kế toán vào giấy vay tiền để vay tiền của một số cá nhân trên địa bàn TP Hà Tĩnh với số tiền gần 2 tỷ đồng. Thực tế, Công ty TNHH MTV Khách sạn Công đoàn Hà Tĩnh không được vay tiền của các cá nhân, tổ chức ngoài ngân hàng, công ty không có chủ trương vay tiền và số tiền Khuê vay không nhập quỹ, không sử dụng vào mục đích của công ty.

DƯƠNG QUANG

CỤC CSHS BỘ CÔNG AN VỪA TRIỆT PHÁ ĐƯỜNG DÂY BUÔN BÁN NỘI TẠNG NGƯỜI CỰC LỚN

Một đường dây buôn bán nội tạng xuyên quốc gia lớn nhất từ trước tới nay vừa được Cục Cảnh sát hình sự (CSHS), Bộ Công an triệt phá, với hàng trăm nạn nhân.

Tôn Nữ Thị Huyền (44 tuổi) cầm đầu đường dây mua bán nội tạng xuyên quốc gia/ẢNH CHỤP LẠI TƯ LIỆU

Sáng 31.1, đại tá Phan Mạnh Trường, Phó cục trưởng Cục CSHS, cho biết Phòng 5 Cục CSHS Phía Nam phối hợp với phòng 6, phòng 7, các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP.HCM vừa phát hiện, điều tra, triệt phá một đường dây buôn bán nội tạng xuyên quốc gia lớn nhất từ trước đến nay.

Đường dây buôn bán nội tạng cực lớn này do Tôn Nữ Thị Huyền (44 tuổi, TP.HCM) cầm đầu, cùng 4 đồng phạm gồm Hoàng Đức Tùng (28 tuổi, quê Hà Nội), Huỳnh Linh Tâm (27 tuổi, quê Quảng Ngãi), Phạm Quang Cảnh (23 tuổi, quê Hà Nội), Nguyễn Minh Tâm (20 tuổi, quê Vĩnh Phúc).

Theo điều tra, đường dây buôn bán nội tạng xuyên quốc gia hoạt động từ tháng 5.2017. Đến 21.1, khi lực lượng chức năng bắt giữ, đường dây này đã thực hiện bán thận của hàng trăm nạn nhân, thu lợi bất chính hàng chục tỉ đồng.

Qua điều tra, công an cho biết số tiền mà nhóm này thu được từ mỗi một ca bán thận thành công dao động từ 15.000 - 17.000 USD (gần 400 triệu đồng), trả cho nạn nhân khoảng 200 triệu đồng. Những người môi giới thành công sẽ được hưởng từ 20 - 25 triệu đồng.

Ngày 25.1, Cơ quan CSĐT, Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giữ 5 nghi can nêu trên. Hiện, vụ án đang tiếp tục mở rộng điều tra.

ĐINH NGỌC HỆ TIẾP TỤC BỊ KHỞI TỐ THÊM TỘI DANH

Đinh Ngọc Hệ (Út trọc) tiếp tục bị khởi tố thêm tội danh

LĐO | 31/01/2019 | 16:40

Bị cáo Đinh Ngọc Hệ tại phiên tòa diễn ra vào tháng 7.2018

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an (C01) đang tiến hành điều tra, giải quyết các vụ việc sai phạm liên quan đến Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc) và Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng xảy ra tại địa bàn thành phố Hà Nội.

Quá trình điều tra vụ án, ngày 29.1.2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can đối với ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng, về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”, quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn các Quyết định tố tụng nêu trên, ngày 30/01/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã triển khai thi hành các quyết định tố tụng theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó, vào ngày 31.7.2018, Tòa án Quân sự quân khu 7 tuyên phạt ông Đinh Ngọc Hệ (tức Út “Trọc”, cựu Thượng tá quân đội, cựu Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) án 10 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, 2 năm tù về tội Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức. Tổng hợp hình phạt là 12 năm tù. Ông Hệ bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong 4 năm sau khi chấp hành xong hình phạt.

Với các cá nhân liên quan, tòa tuyên phạt ông Trần Văn Lâm (cựu Tổng giám đốc Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P) năm năm tù, Bùi Văn Tiệp (nguyên Sư đoàn trưởng 367 Quân Chủng phòng không – không quân) án hai năm tù treo.

Trần Xuân Sơn (cựu Giám đốc chi nhánh Công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P tại Bình Dương) bị phạt 18 tháng tù treo và được trả tự do ngay tại phiên tòa. Bị cáo Lâm, Tiệp, Sơn cùng bị kết tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Ông Phùng Danh Thắm (cựu Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng) bị phạt hai năm cải tạo không giam giữ về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ông bị cấm đảm nhiệm chức vụ doanh nghiệp trong 2 năm.

L.A

TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ CÓ MINH BẠCH KHÔNG?

Hồ Ngọc Thắng

Tổ chức Minh bạch Quốc tế (viết tắt TI) là một phong trào toàn cầu của xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực chống tham nhũng, có trụ sở tại Berlin, được thành lập vào năm 1993. Hôm 29-1-2019, TI công bố Chỉ số tham nhũng (CPI) năm 2018, xếp hạng 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và chuyên gia về tham nhũng trong khu vực công. Theo đó, Việt Nam năm 2018 đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117 trên 180 nước, tụt 10 bậc so với mức 107 của năm 2017. Như mọi năm, tin này nhanh chóng được trang Việt ngữ VOA, RFA…trang mạng của bọn phản động khai thác. 

Thật trớ trêu, mấy năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam cương quyết tiến hành cuộc chiến chống tham nhũng và đạt được nhiều thành quả đáng mừng, thế mà họ xếp „tụt bậc“. Nhưng điều đó dễ hiểu thôi, bởi vì ở phương Tây nhiều người không tin tổ chức này minh bạch. Thí dụ, theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, một trong những người đó là ông Stephen Lendman - sinh năm 1934, cử nhân của đại học Harvard và trưởng ban biên tập của đài Tiến bộ (Progressive Radio News) - đã chỉ trích tổ chức này thông qua chỉ số cảm nhận tham nhũng CPI và gọi tổ chức này là "báo cáo không đúng sự thật về tình trạng tham nhũng" của các nước phương Tây. Ông nói rằng: "Rất đáng tiếc vì phần lớn các quốc gia ở phương Tây được đánh giá cao ... Israel được đánh giá là xếp hạng thấp hơn Slovenia, Đài Loan, Puerto Rico, Estonia, Botswana, Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất và Qatar. Lẽ ra Israel phải xếp hạng tham nhũng thấp hơn nữa trên bảng xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế!". Ông còn cho rằng "xếp hạng tham nhũng của TI xa rời thực tế" và "các nước phương Tây được đánh giá cao cũng chỉ vì tiền mà thôi". 

Ở Đức, Viện Heinrich Böll có trụ sở tại Berlin cũng phê phán tổ chức này. Dưới đây là phần phê phán mà viện này công bố trên mạng internet: 

„Sự chỉ trích đối với TI ở Đức phát sinh từ thực tế, hiệp hội chi phí bởi phần lớn số tiền được các tập đoàn lớn đóng góp. Năm 2009, tỷ lệ quyên góp và phí thành viên trong tổng doanh thu của TI là 127.800 euro (chiếm 26,4% tổng doanh thu 483.936 euro). Ngược lại, tổ chức mẹ hoạt động trên phạm vi toàn cầu nhận được 654.000 euro (4,6%) từ các công ty với tổng thu nhập 14,237 triệu euro. Theo một báo cáo trên tạp chí Der Spiegel, hơn một phần ba số tiền quyên góp ở Đức vào năm 2002 đến từ các công ty… Nhà báo tự do người Pháp Christian de Brie bày tỏ sự chỉ trích mạnh mẽ hơn về tổ chức này: "Tổ chức minh bạch quốc tế là một công ty được thành lập bởi những kẻ tham nhũng to lớn, điều đó có nghĩa là tất cả các tập đoàn kếch xù đa quốc gia của thế giới đều nhúng tay vào đó. Tổ chức này hoạt động tương tự như việc giao cho một con cáo giám sát chuồng gà và nó được yêu cầu phải tố cáo một cách có hệ thống những con chuột đã gặm ngô hạt giành cho đàn gà... ". 

Cá nhân tôi không bao giờ tin Tổ chức Minh bạch Quốc tế, bởi vì về phương diện mục tiêu và cách hoạt động nó giống hệt như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Phóng viên không biên giới.

Foto 1: biểu tượng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (nguồn Wikipedia)

Foto 2: Trụ sở của Viện Heinrich Böll ở Berlin