Ngọc Anh Trần
Mấy ngày nay trên báo và cư dân mạng lùm xùm vụ cướp 100 triệu đồng đem trả lại và viết thư xin lỗi bị hại. Được báo chí tung hô đem tên cướp ra so sánh nhiều vấn đề hết sức vớ vẩn. Định ngủ trưa mà đọc mấy tờ báo mạng mà thấy ấm ức muốn viết vài dòng để gửi tới mấy thằng ngu Luật đang tự xưng "nhà báo".
- Điều đầu tiên cần phải hiểu đúng vấn đề. Theo thông tin báo chí, một chị gái nào đó ở Bình Dương bị giật mất một giỏ xách bên trong có chứa 107 triệu đồng và 2 chiếc điện thoại nhãn hiệu iPhone. Như vậy ở trường hợp này có thể cấu thành tội cướp giật tài sản theo điều 171 Bộ luật hình sự hiện hành (Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2017 và có hiệu lực đầy đủ năm 2018) chứ không phải tội cướp tài sản theo điều 168 Bộ luật hình sự hiện hành. Vì vậy lều báo gọi "cướp" là sai.
- Thứ hai, cướp giật tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai, nhanh chóng có thể bằng các hành vi như giật lấy tài sản,... nhanh chóng tẩu thoát là đấu hiệu phổ biến chứ không phải dấu hiệu đặc trưng (đứng yên một chỗ vẫn có thể phạm tội cướp giật ví dụ như đứng dưới nhà ga giật đồ của khách trên tàu chẳng hạn). Tội cướp giật tài sản là tội cấu thành hình thức, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện hành vi trong mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, trong trường hợp này hành vi phạm tội đã hoàn thành, tài sản chiếm đoạt được là cái túi và toàn bộ tài sản có trong cái túi (kể cả cái túi cũng phải định giá để xác định giá trị). Tổng giá trị tài sản trên 50 triệu đồng nhưng có thể dưới 200 triệu đồng (vì 2 chiếc điện thoại và cái túi chưa định giá) như vậy đã cấu thành tăng nặng theo điểm c khoản 2 của điều luật có khung hình phạt là phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.
- Thứ ba, hành vi sau đó trả lại tài sản, xin lỗi bị hại của đối tượng có thể được xem là các tình tiết giảm nhẹ theo điều 51 của Bộ luật hình sự hiện hành như: người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả; ăn năn hối cải. Đó chỉ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự chứ không phải là tình tiết để miễn trách nhiệm hình sự hay miễn hình phạt. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, đủ năng lực hành vi mà phạm tội cướp giật tài sản theo cấu thành tăng nặng quy định trong khoản 2, 3, 4 của điều luật đều phải trách nhiệm hình sự. Tội danh này cũng không phải là những tội danh chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại nếu cấu thành theo khoản 1 của điều luật nên chị gái kia có yêu cầu cơ quan điều tra không khởi tố cũng chẳng có giá trị pháp lý gì (mà ở đây là cấu thành theo khoản 2).
Từ ba vấn đề nêu trên khẳng định lại nếu đối tượng đủ 14 tuổi trở lên và đủ năng lực hành vi thì dù có trả lại tài sản, có xin lỗi, bị hại có đơn xin không truy cứu thì vẫn xử lý hình sự như bình thường.
Tội phạm và hình phạt luôn đi đôi với nhau, thực hiện hành vi phạm tội như thế nào với các tình tiết ra sao thì có khung hình phạt tương ứng. Mọi người đều bình đẳng trước Pháp luật không ai được đứng trên Pháp luật. Và quan trọng nhất, tội phạm là hiện tượng tiêu cực của Xã hội cần phải đấu tranh, lên án và phê phán. Trong thư xin lỗi của đối tượng có đại ý rằng cướp giật được tài sản thấy có giá trị lớn nên đem trả lại cho bị hại, như vậy đặt ra câu hỏi nếu tài sản nhỏ thì lấy sao? Cướp giật tài sản cấu thành không phụ thuộc vào định lượng tài sản như đã nêu trên, dù chiếm đoạt được 200 đồng hay 200 triệu đồng thì cũng là cướp giật. Hành vi đó cần phải lên án chứ không phải tung hô, khen ngợi rằng đối tượng biết hối cải hướng thiện. Một người chỉ được xem là có tội khi có bản án của Tòa án nhân dân. Còn các tình tiết giảm nhẹ sẽ được Tòa án xem xét khi lượng hình.
Bức xúc từ việc báo chí nắm bắt sai tinh thần của Pháp luật, thậm chí đem ra những so sánh phiến diện vô hình chung đã định hướng lệch lạc dư luận về bản chất của vụ việc.
Mọi tội phạm đều phải bị trừng trị nghiêm minh trước Pháp luật. Tất nhiên Nhà nước sẽ khoan hồng, ân giảm, cải tạo người thực hiện hành vi phạm tội trở thành công dân tốt đó là tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa./.
HKCTCMĐ.