Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

Thông tin chính thức về vụ Nữ sinh giao gà ở Điện Biên

Khoai@

Sau một thời gian khẩn trương điều tra xác minh vụ án, Công an tỉnh Điện Biên đã có những thông tin chính thức về vụ nữ sinh đi giao gà bị sát hại.

Ảnh: Nghi can Vương Văn Hùng.

Theo thông tin Ban chuyên án cung cấp cho phóng viên TTXVN, vào khoảng 18 giờ 30 ngày 4/2 (tức 30 tháng Chạp), con gái chị Trần Thị Hiền (sinh năm 1975, trú tại Đội 5, xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là Cao Thị Mỹ Duyên (sinh năm 1997, cùng trú tại địa chỉ trên, hiện là sinh viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) đã sử dụng xe máy biển kiểm soát 27H1-7407 chở 13 con gà đi giao cho một người khách lạ tại khu vực C13, phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Sau khi Duyên đi khoảng 2 giờ, gia đình đã nhiều lần gọi điện nhưng Duyên không nghe máy. Sau đó, gia đình không liên lạc được nên đã đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Sau khi nhận được tin báo, Ban Giám đốc Công an tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, Công an tỉnh và Công an các huyện, thành phố trong tỉnh tổ chức truy tìm. 

Đến 9 giờ ngày 6/2 (tức mùng 2 Tết năm Kỷ Hợi), lực lượng chức năng phát hiện chiếc xe máy mà Duyên dùng để chở gà, tại khu vực Đội 18, xã Noong Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Đến 10 giờ 30 ngày 7/2 (tức mùng 3 Tết), lực lượng điều tra tiếp tục phát hiện thi thể nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên tại ngôi nhà hoang trước cổng Công ty Công trình giao thông, thuộc khu vực Đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. 

Qua khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, cơ quan công an xác định nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên bị chết do siết cổ.

Xác định đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng gây chấn động dư luận, Công an tỉnh Điện Biên đã xác lập chuyên án 219D, tập trung tối đa lực lượng phối hợp với Cục Cảnh sát hình sự, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ, Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an) sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ.

Đến ngày 10/2, Công an tỉnh Điện Biên đã bắt giữ đối tượng Vương Văn Hùng (sinh năm 1984) trú quán tại khối Tân Thủy, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Đây là đối tượng đã 4 lần vi phạm pháp luật và có 3 tiền án, hiện sống lang thang ở địa bàn thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện Biên. Bước đầu Vương Văn Hùng khai nhận đã giết nạn nhân để cướp tài sản. 

Lực lượng Công an đã thu giữ nhiều vật chứng gồm 1 xe máy, thẻ ATM của nạn nhân, 1 giấy đăng ký xe máy, 8 con gà sống, 1 lồng gà và nhiều vật chứng khác liên quan được đối tượng cất giấu tại nhiều nơi khác nhau.

Đấu tranh mở rộng vụ án, ngày 11/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra tiếp tục khám xét khẩn cấp căn nhà cậu ruột của Vương Văn Hùng tại Đội 16, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. Đây là căn nhà đối tượng Hùng cư trú từ ngày 2/2 đến khi bị bắt. 

Qua khám xét, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện chiếc điện thoại của nạn nhân Cao Thị Mỹ Duyên và 1 sim điện thoại đối tượng đã sử dụng để liên lạc với nạn nhân, yêu cầu giao gà vào chiều 30 Tết.

Ban chuyên án, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Điện Biên đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc.

Đám dân chủ trĩ mồm lại bị cái tát lật mặt

Ong Bắp Cày

Mấy hôm trước đám mồm lông tru tréo lên về chuyện 1 cô gái lại xuất hiện trong 2 sự kiện. Chúng lu loa ồn ĩ lên rằng, cô gái này vừa "đóng vai" cô gái được Cảnh sát Giao thông Hà Nội trả lại đồ bị mất, lại vừa "đóng vai" nữ lao công được Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng lì xì vào đêm giao thừa Kỷ Hợi. Từ đó, chúng kết luận: CSGT Hà Nội "diễn" và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng "diễn"!

Buồn thay, các anh chị báo chí dường như thờ ơ, vô cảm với sự kiện này và đánh mất tính chiến đấu vốn có của báo chí cách mạng. Mãi cho đến sang nay, VTV News mới có một bài đăng tải lại sự thật. Dù muộn còn hơn không, xin cảm ơm VTC News.

Theo VTC News, sự thật là 2 cô gái xuất hiện trong 2 sự kiên nêu trên là 2 người khác nhau.

Trung úy Phùng Thế An, chiến sỹ đội CSGT số 14 (Hà Nội) khẳng định: "Cô gái mà chúng tôi trả lại đồ đạc và tiền không phải là nữ công nhân môi trường đô thị như nhiều người đồn đoán".

Theo đó, ngày 2/2/2019 (tức 28 Tết), Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 14, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội trao trả cho chị Ngô Nhã Phương (phường Sao Đỏ, Thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương) 1 ví màu đỏ gồm giấy tờ tùy thân cùng 10 triệu đồng và 1 điện thoại smatphone bị đánh rơi tại ngã tư tại nút giao Pháp Vân - QL1B.


Hình ảnh chị Phương được trao trả lại đồ đạc, tiền bị rơi vào ngày 2/2 (28 Tết âm lịch).

Sau đó 2 ngày, vào tối 4/2/2019 (30 Tết), trước thời khắc giao thừa, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chúc Tết nhân dân vui Xuân Kỷ Hợi và người lao động tại khu vực đường Thanh Niên (Hà Nội) và lì xì cho một số công nhân môi trường tại đây.

Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng lì xì cho các nữ công nhân môi trường vào đêm Giao thừa tại đường Thanh Niên. 

Sau khi hình ảnh về 2 sự việc trên đăng tải trên báo chí, đám dân chủ lòi trĩ đã ghép hình ảnh của 2 cô gái và cho rằng cô gái nhận đồ đánh rơi của đội CSGT số 14 và nữ công nhân môi trường được lì xì là một người.

Thậm chí có nhưng tên là bác sĩ, giảng viên vào diễn đàn Góc nhìn báo chí - Công dân tô vẽ rồi khẳng định cô gái được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lì xì chính là cô gái bán điện thoại ở Hà Nội và chụp một loạt ảnh photoshop để minh họa.

Liên quan đến sự việc trên, Trung úy Phùng Thế An, chiến sỹ đội CSGT số 14 (người đã nhặt và trao trả cho chị Ngô Nhã Phương đồ đạc, tiền bị mất) khẳng định, chị Phương không phải là người xuất hiện trong bức ảnh nhận lì xì vào đêm Giao thừa.

"Chị Ngô Nhã Phương là nhân viên ngân hàng ACB chi nhánh Tây Hồ (Hà Nội), quê ở Hải Dương và đang trú tại Hà Nội. Chúng tôi đã trao đổi với Phương và chị này khẳng định không phải là nữ công nhân môi trường đô thị nhận lì xì vào đêm Giao thừa vừa qua", Trung úy An cho biết.

Trung úy An cho biết thêm ngày 12/2, chị này sẽ sang nước ngoài thăm người yêu. "Sang tuần, khi trở về, nếu cần thiết, chị Phương sẽ lên đơn vị để làm việc để rõ mọi việc", Trung úy An nói.

Vậy là rõ, 2 cô gái trong 2 sự kiện đẹp đẽ trên là 2 người khác nhau.

Đây không phải là lần đầu tiên đám chó dại sử dụng cách này để biến một việc làm đáng trân trọng thành trò hề của thiên hạ với mục đích hạ uy tín lãnh đạo, bôi bẩn bản chất chế độ. 

"Làm cách mạng" mà sử dụng những chiêu trò mạt hạng thế thì đến đời mộc thất mới thành công, các anh chị dân chủ lòi dzom ạ.

CHUYỆN VEC "TỪ CHỐI PHỤC VỤ" 2 Ô TÔ VÀO CAO TỐC: "MẤT PHƯƠNG TIỆN GÂY RỐI"

Cuteo@

Đúng sai thế nào xin mời các anh chị cho ý kiến.

Tôi cũng chấp nhận gạch đá của các anh chị. Và tôi cũng tin rằng những ý kiến trên tinh thần xây dựng của các anh chị sẽ làm tôi sáng ra nhiều.

Tôi cho rằng, với tư cách là một doanh nghiệp, VEC có quyền từ chối không phục vụ một số đối tượng "khách hàng" không chấp hành quy định của họ, như: quỵt tiền, phá hoại hoạt động bình thường của họ....Họ là doanh nghiệp kinh doanh, người mua không chấp nhận giá cả và các điều kiện dừng đỗ của họ thì họ có quyền từ chối.

Cũng cần thấy rằng, VEC không CẤM. Từ CẤM là do đám lều báo và luật sư đánh tráo để lừa các anh chị. Họ chỉ từ chối phục vụ khách hàng đang phá hoại công việc kinh doạnh đã được pháp luật bảo hộ của họ. Xem hình bên.

Dùng từ CẤM là để dẫn dắt rằng VEC làm thế là vi hiến và có cớ để vận dụng Nghị định 63 mà thôi.

Sở dĩ Nghị định 63 không áp dụng được ở đây vì đây là tranh chấp phát sinh trong giai đoạn kinh doanh. Điều kiện kinh doianh của họ là minh bạch, ai chấp nhận thì dùng, ai không chấp nhận thì ngồi nhà.

Ai đó nói rằng, đường là của quốc gia nên mọi người có quyền đi thì nên xem lại. BOT là hình thức "Đầu tư - Khai thác (kinh doanh) - chuyển giao". Nghĩa là khi anh không có tiền làm đường thì anh kêu gọi doanh nghiệp đầu tư (vì họ có tiền). Đầu tư xong thì các doanh nghiệp này có quyền khai thác tức là kinh doanh trong một số năm nhất định. Khi đó, con đường ấy là thuộc quyền kiểm soát của nhà đầu tư, còn nhà nước chỉ có vai trò làm công tác quản lý nhà nước. Hết giai đoạn kinh doanh theo thời hạn hợp đồng, họ chuyển giao lại toàn bộ cho nhà nước quản lý và khi đó nhà đầu tư không có quyền quản lý con đường này nữa. Hiện tại là giai đoạn kinh doanh mà chưa chuyển giao nên họ có quyền kiểm soát con đường này. Khi kinh doanh thì doanh nghiệp có quyền từ chối phục vụ khách hàng không chấp nhận điều kiện của họ như đã nói ở trên.

So sánh có thể khập khiễng, nhưng hình dung như thế này: Anh có đất nhưng không có tiền làm nhà và khi đó tôi xuất hiện, thỏa thuận với anh rằng, tôi sẽ thuê đất của anh, tôi đàu tư xây nhà, tôi sẽ được quyền sử dụng nhà đó 20 làm nơi kinh doanh các cái.. để thu hồi vốn và tất nhiên là có lãi. Sau 20 năm tôi sẽ trao lại nhà cho anh và kể từ đây tôi k có quyền gì nữa. Ở giai đoạn tôi kinh doanh, tôi có quyền từ chối phục vụ bất kể khách hàng nào đến mua chịu (vì tôi k bán chịu), không phục vụ khách hàng đến để phá phách, làm phiền các công việc kinh doanh của tôi. Và nếu các anh chị đến đó không phải để mua hàng mà là phá hoại tôi sẽ báo các cơ quan chức năng xử lý. Dù bị các cơ quan chức năng xử lý nhưng lần sau tôi sẽ không phục vụ anh nữa.

Khi đang viết entry này, tôi được biết tờ Tiền Phong đã đăng bài: Lãnh đạo VEC: Mỗi năm VEC từ chối khoảng 1.000 xe ôtô vi phạm. Tương tự như vậy mời các anh chị vào trang web của VEC để biết thêm thông tin.

Duy nhất có 1 điều mà tôi lăn tăn là ở chỗ, thông thường đầu tư kiểu BOT thì doanh nghiệp phải đầu tư để làm đường mới 100% chứ không phải lấy đường Quốc lộ (của dân) để rồi chỉ sửa sang chút đỉnh, thảm nhựa rồi lại thu tiền của dân. Mà thực tế, chuyện như thế này đã xảy ra. Nếu doanh nghiệp sử dụng đường Quốc lộ để làm BOT thì rõ ràng chuyện không cho người dân sử dụng con đường đó là có vấn đề. Mâu thuẫn này là tất yếu của thời kì đầu, khi mà chúng ta mới bắt đầu triển khai hình thức BOT. Nhưng tôi tin cái gì rồi cũng sẽ có cách giải quyết.

Dù đúng sai thế nào thì cũng tôi tin rằng, việc VEC từ chối phục vụ một số phương tiện do cố tình vi phạm các quy định của họ cũng làm cho những người tử tế hoan hỉ. Chỉ có một số ít kẻ là la toáng lên vì bị "tịch thu phương tiện gây rối".

CƠ QUAN TÌNH BÁO ĐỨC BND CHUYỂN NHÀ LÊN BERLIN


Cơ quan tình báo đối ngoại Liên bang Đức (tiếng Đức: Bundesnachrichtendienst, viết tắt BND, tiếng Anh: Federal Intelligence Service) là một trong ba cơ quan tình báo chính của Cộng hòa Liên bang Đức (ngoài ra còn Bundesamt für Verfassungsschutz tức tình báo đối nội và Bundesamt für den Militärischen Abschirmdienst tức tình báo quân sự). BND trực thuộc trực tiếp văn phòng Thủ tướng Đức.



Mười một năm sau khi viên đá nền tảng đầu tiên được đặt, BND khai trương trụ sở mới tại Berlin vào ngày 8-2-2019. Khoảng 4.000 trong số 6.500 nhân viên tình báo làm việc trong tòa nhà mới ở giữa thủ đô Berlin. Chi phí xây dựng lên tới 1,1 tỷ euro, dự kiến ban đầu là 720 triệu euro. Tổng diện tích sàn của tòa nhà là 260.000 mét vuông, kích thước to bằng 36 sân bóng đá. Tổng cộng 20.000 km cáp quang và 10.000 km cáp đồng đã được đặt để nối mạng. Nhưng toàn bộ bộ phận do thám kỹ thuật vẫn còn nằm ở Pullach (Bavaria). Đó cũng là chủ đề được tranh cãi giữa những nhà hoạch định và chuyên gia tình báo.

Một trong những nguyên dẫn đến sự chậm trễ trong xây dựng trụ sở mới là sự cố năm 2015 do người lạ mặt đã đánh cắp toàn bộ vòi nước tại công trường xây dựng. Một lượng lớn nước bị rò rỉ và chảy qua nhiều tầng nhà. 

Việc chuyển nhà của BND cho thấy, nước Đức có nhiều tiền và rất thoáng trong việc chi tiêu cho hoạt động tình báo. Nhưng sự „trang bị hiện đại đến tận răng“ không phải là yếu tố quyết định để có những chiến tích để đời, con người mới là yếu tố quyết định. Lịch sử hoạt động của BND cho thấy, trong quá khứ, những cú hích từ đối phương, tình báo của CHDC Đức đã làm cho BND nhiều lần bị choáng váng. Một trong những cú hích đó là kỳ tích của „Stasi“ trong việc thuyết phục thành công ông Alfred Spuhler. Từ năm 1958 ông là quân nhân quân đội tây Đức, làm việc từ năm 1968 đến 1989 trong bộ phận do thám kỹ thuật của BND, cấp bậc đại uý. Từ năm 1972 đến năm 1988, ông là điệp viên của tình báo CHDC Đức, mang hàm trung tá của Quân đội đông Đức. Mật danh của ông là "Peter". Do người đào tẩu năm 1989, ông Spuhler bị lộ và bị bắt giam. Sau đó ông bị Tòa án Tối cao bang Bavaria tuyên án vào ngày 5-11-1991 vì tội phản quốc trong các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng 10 năm tù. Đồng phạm là anh trai Ludwig Spuhler, người bị kết án năm năm tù giam. Ông Spuhler đã tiết lộ tất cả các kiến thức quân sự mà BND biết về toàn bộ khối Đông Âu, cụ thể, đánh giá hàng năm về sức mạnh quân sự. Ông được coi là một nguồn tin hàng đầu và tiết lộ khoảng 300 nguồn thông tin quân sự. Động cơ chính của ông là nhận thức và quan điểm chính trị.

Một nhân vật cao thủ hơn là bà Gabriele Gast, sinh ngày 2-3-1943, là cựu điệp viên hai mang của CHDC Đức trong Chiến tranh Lạnh. Hơn 20 năm bà làm gián điệp cho Stasi từ năm 1968 cho đến 1990. Năm 1973 bà được nhận vào làm việc ngay tại tổng hành dinh của BND ở Pullach. Bà mang mật danh Dr. Gabriele Leinfelder và được thăng chức đến ngạch giám đốc chính phủ (tiếng Đức Regierungsdirektorin). Trong biên chế nhà nước, Giám đốc chính phủ là cán bộ cao cấp. Bà bị kết án sáu năm chín tháng tù giam. Năm 1994 bà được thả ra sau khi chấp hành hai phần ba bản án. Bà vẫn là "một người cộng sản đầy nhiệt huyết" ngay cả sau khi bị giam cầm. Tháng tám 2015, Nhà xuất bản Eulenspiegel Verlagsgruppe ở Berlin tung ra thị trường sách cuốn hồi ký của bà „Nữ điệp viên ở tổng hành dinh BND“ (tiếng Đức Agentin in der BND-Zentrale).

Có một chi tiết khác làm BND không vui khi bị phanh phui. Đó là vụ việc liên quan đến cuộc chiến xâm lược chống lại chế độ ông Saddam ở Iraq. Liên quan đến khai trương trụ sở mới của BND, trang mạng TELEPOLIS, ngày 9-2-2019 đăng bài trong đó có đoạn viết: „… Không có gì phải bàn cãi khi một phần lớn các phương tiện truyền thông chính thống cho rằng, tin tức giả (Fake News) không bao giờ có nguồn gốc đến từ bộ máy nhà nước Đức. Vì vậy không ai muốn nhắc đến một điệp viên của BND (Let's play Curveball) đã giúp tạo ra những tin tức giả mạo dẫn đến cuộc chiến chống lại chế độ ông Saddam ở Iraq … vấn đề là cuộc chiến bắt đầu không chỉ vì những lý do bịa đặt, mà còn vì lợi ích của người dân Iraq không bao giờ đóng vai trò“.

Trong 27 năm ở nhiệm sở, tôi cũng có rất nhiều kỷ niệm không bao giờ quên với các nhân viên BND. Vào thời điểm khi tôi bắt đầu làm việc trong Cơ quan liên bang, hai nước láng giềng của Đức là Ba Lan và Tiệp Khắc vẫn là thành viên của Khối Warszawa (Vác-sa-va) và Chiến tranh lạnh chưa kết thúc. Năm 1991, trong số người xin ti nạn mà tôi phỏng vấn có cả công dân hai nước này. Những năm gần đây, tất cả mối giao lưu giữa tôi và các nhân viên BND đều gián tiếp thông qua một ban bệ của cơ quan. Trước đó, cho đến khi cơ quan nơi tôi làm việc thay đổi cơ cấu tổ chức, các nhân viên của BND vẫn thường xuyên ra vào phòng làm việc của tôi khi có nghi ngờ, ngoại kiều X có thể là thành phần khủng bố hay gián điệp ngước ngoài. Khi cần thiết tôi có thể gọi điện thoại trực tiếp cho nhân viên đã được giới thiệu từ nhiều năm trước. Trong giao lưu, họ dùng mật danh, còn tôi dùng họ tên thật bởi vì các quyết định tôi ký là các văn bản công khai của cơ quan quyền lực.

Foto 1: ảnh minh họa cho Bản tin thời sự của đài TH công cộng số 1 ARD,Tagesschau ngày 8-2-2019

Foto 2: ảnh bìa của hồi ký „Nữ điệp viên ở tổng hành dinh BND“, Nhà xuất bản Eulenspiegel Verlagsgruppe

Nguồn của bài viết mà trang mạng TELEPOLIS, đăng ngày 9-2-2019:

CƯỚP XE BỌC THÉP CHỞ HƠN 1 TRIỆU EURO TIỀN MẶT Ở PHÁP

Cướp xe bọc thép chở hơn 1 triệu euro tiền mặt ở Pháp 

Nhà chức trách Pháp đang mở cuộc điều tra về vụ cướp hơn 1 triệu euro tiền mặt "khó hiểu" xảy ra ngày 11/2 ở ngoại ô thủ đô Paris.

Một tài xế lái xe bọc thép chuyên vận chuyển tiền mặt đã bất ngờ "biến mất" cùng chiếc xe và toàn bộ số tiền trong xe ước tính khoảng 1,13 triệu euro ở Pháp. Ảnh: AFP

Các nguồn tin cảnh sát cho biết một tài xế lái xe bọc thép chuyên vận chuyển tiền mặt đã bất ngờ "biến mất" cùng chiếc xe và toàn bộ số tiền trong xe ước tính khoảng 1,13 triệu euro.

Trước đó, tài xế 28 tuổi này đã dừng đỗ xe chở tiền trên bên ngoài một văn phòng công ty dịch vụ chuyển tiền nhanh quốc tế Western Union ở khu vực Aubervilliers, phía Bắc thủ đô Paris, để 2 nhân viên công ty Loomis cung cấp dịch vụ chuyển tiền mặt đi vào trong xử lý công việc.

Tuy nhiên, khi họ trở ra, chiếc xe chở tiền không còn ở đó nữa. Chiếc xe sau đó đã được tìm thấy ở khu vực cách đó vài tòa nhà, nhưng tiền thì đã "không cánh mà bay" cùng với thủ phạm. Hiện cảnh sát đang ráo riết truy lùng tài xế lái chiếc xe tải nói trên.

Cách đây gần 10 năm, một vụ cướp tương tự cũng đã xảy ra ở thành phố Lyon khi một tài xế lái xe chở tiền cho Ngân hàng Pháp "cuỗm" toàn bộ số tiền ước tính lên tới 11,5 triệu euro. Đối tượng này "sa lưới" một tuần sau đó.

Thùy An (TTXVN)

BẮT SỐNG KẺ MANG SÚNG VÀO SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

Khoai@

Khoảng 11 giờ trưa ngày 11/2/2019, một người đàn ông điều khiển xe máy vào khu vực sân bay, khi bị an ninh ngăn chặn người này đã bỏ xe và chạy thẳng vào ga quốc tế.

Khi bị lực lượng an ninh áp sát, đối tượng này đã bất ngờ rút ra một khẩu súng ngắn. 

Ngay lập tức, tổ trinh sát hóa trang của an ninh hàng không sân bay Tân Sơn Nhất cùng cảnh sát cơ động đã quật ngã, khống chế đối tượng kịp thời.

Qua khám xét nhanh, khẩu súng mà người đàn ông mang theo là súng kim loại dạng phát ra tia lửa, không phải súng quân dụng.

Ngay sau đó, đối tượng này đã bị khống chế về Đồn công an Tân Sơn Nhất để điều tra xử lý.

Theo quy định, các vật phẩm như dao găm, kiếm, gươm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung tên, nỏ... bị cấm mang theo người vào sân bay để bảo đảm an toàn, an ninh hàng không.

CÓ 5 ĐỐI TƯỢNG THAM GIA GIẾT HẠI NỮ SINH Ở ĐIỆN BIÊN

Khoai@

Việc điều tra vụ nữ sinh Cao Mỹ Duyên ở Điện Biên bị sát hại trong khi đi giao gà vào chiều 30 Tết làm rúng động dư luận xã hội đã có nhưng tiến triển thuận lợi. Một trong số năm đối tượng tham gia vụ việc là Vương Văn Hùng đã thú nhận trước cơ quan công an,

Vào trưa nay, 11/2/2019, Cơ quan cảnh sát Điều tra, Công an tỉnh Điện Biên đã tiến hành khám xét nhà cậu mợ của đối tượng Vương Văn Hùng - Kẻ cầm đầu 1 nhóm gồm 5 tên tham gia hiếp dâm và sát hại nữ sinh Cao Mỹ Duyên, khi em đi giao gà chiều 30 Tết. Căn nhà bị khám xét nằm tại Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên. 

Ngôi nhà này là nơi Vương Văn Hùng thường xuyên ăn ở, sinh hoạt kể từ khi ra tù.


Ảnh trên: Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Điện Biên tiến hành khám xét nơi ở nghi phạm giết em Cao Mỹ Duyên.

Tại cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Điện Biên, Vương Văn Hùng khai nhận có 5 tên cùng ăn nhậu sau đó giở trò đồi bại, sát hại em Cao Mỹ Duyên. Vương Văn Hùng cũng khai, có một đối tượng khác mang điện thoại của Duyên đi chúc Tết, sau đó giấu chiếc điện thoại này tại nhà một người bạn tại xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.

Trước đó, Trelangblog đã đưa tin, vào khoảng 10h ngày 7/2/2019, một thi thể nữ giới được phát hiện tại chuồng chăn nuôi lợn của một căn nhà thuộc đội 11, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Thi thể Duyên được tìm thấy trong tình trạng nằm ngửa, mũ bảo hiểm úp lên mặt, có dấu hiệu bị xâm hại tình dục. Nạn nhân nhanh chóng được xác định là nữ sinh Cao Mỹ Duyên (SN 1997, trú tại xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên). Đây chính là nữ sinh được gia đình thông báo mất tích bí ẩn từ chiều tối 30 Tết trong quá trình đi giao gà.

Ngay sau khi nhận được tin báo, công an tỉnh Điện Biên đã nhanh chóng vào cuộc điều tra xác minh và vào ngày hôm qua đã bắt được 2 đối tượng và vẫn đang tiếp tục mở rộng điều tra làm rõ bản chất của vụ án.