Thứ Năm, 14 tháng 2, 2019

Trần Lệ Xuân - VTV và vẻ đẹp Việt

Bài chép của anh Đạo Sĩ Chăn Gà Nguyễn Thanh Tùng để chia sẻ cùng các bạn.

****

Đầu năm thì nói chuyện Xuân và chuyện Đẹp là chuẩn rồi nhưng riêng Đài truyền hình quốc gia (VTV) lại bị cộng đồng mạng chửi túi bụi. Lý do là VTV vì dám đưa hình ảnh Trần Lệ Xuân lên sóng truyền hình như một minh chứng cho “vẻ đẹp Việt". Xét thấy “vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ si tình” chứ làm gì có 1 vẻ đẹp chung cho tất cả nên trộm nghĩ biết đâu VTV cũng có lý của họ. Vậy thì, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân như thế nào để được VTV tôn lên như một đại diện của “vẻ đẹp Việt”?

XÉT VỀ NGOẠI HÌNH

Trần Lệ Xuân thừa hưởng nét đẹp quý phái từ mẹ, quận chúa Thân Thị Nam Trân, người được cho là có nhan sắc tuyệt mỹ đến độ người Pháp đã đặt cho bà biệt danh “Viên ngọc trai Á châu”. Có thể ở thời kỳ đó, vẻ đẹp của Trần Lệ Xuân – nhất là khi nó đồng hành cùng địa vị xã hội của bà này – là một chuẩn mực của xã hội nhưng nếu so với bây giờ thì nhan sắc ấy cùng chiều cao hạn chế & vòng một khiêm tốn cũng chỉ là “bình thường thôi”!

Điều làm cho Trần Lệ Xuân thường được nhắc đến mỗi khi người ta bàn về nhan sắc Sài Gòn trước 1975 là vì sự nổi bật của bà này trong lĩnh vực thời trang. Một bà “Đệ nhất phu nhân” chói lòa trong nữ trang đắt tiền và áo váy gợi cảm, ở trên tột đỉnh thượng lưu giữa lúc tuyệt đại đa số người dân còn đang lầm than trong cảnh chiến tranh trường kỳ thì đương nhiên là nổi bật và chả có gì có thể nổi bật hơn. Nó có khác gì việc tôi cưỡi con Harley thần thánh lượn lờ giữa bạt ngàn bang chúng Cái bang, bố bảo thiên hạ cũng không dám không trầm trồ!

XÉT VỀ TÀI NĂNG

Trần Lệ Xuân được đánh giá là thông minh, sắc sảo nhất trong số 3 chị em của gia đình quý tộc này, lại được theo học tại các trường danh giá nhất đất nước bấy giờ nên khi mới 16 tuổi, bằng con mắt tinh đời, nàng đã quyết định trao thân gửi phận cho Ngô Đình Nhu, một trí thức tây học gần gấp đôi tuổi vì biết đây chính là cơ hội của đời mình.

Tuy nhiên, không có tài liệu nào cho thấy sự thông minh của bà Nhu được thể hiện trong việc kinh bang tế thế cho tương xứng với vị trí của mình. Điều người ta nhớ nhất về đóng góp của bà "đệ nhất phu nhân" chỉ là sự cách tân bộ áo dài truyền thống bằng cách khoét cổ áo cho thêm phần mát mẻ, vốn là để tiếp sức cho tài năng lớn nhất của mình: "đong trai".

Chuyện bà Nhu hoang dâm thì cả thế giới đều biết nhưng lạ kỳ là bà vẫn bình an và nhởn nhơ trong một gia đình quyền lực nổi tiếng hà khắc và gia giáo kiểu Đông – Tây kết hợp. Có lẽ vì từ ông anh tổng thống trở xuống đều hiểu rằng sự hoang dâm đó là tài năng kiệt xuất của bà & thực sự thì ngôi vị của gia đình họ Ngô cũng hưởng lợi từ điều đó. Tháng 9/1954, tướng Nguyễn Văn Hinh, viên tướng Việt quyền lực nhất bấy giờ của cái gọi là “Quốc gia Việt Nam” bao vây dinh Norodom đòi lật đổ thủ tướng Diệm. Chính nàng dâu của họ Ngô đã “một mình một bướm”, xông vào tổng hành dinh của tướng Hinh để bắt tướng này “xụi súng”. Sau này, Hinh tâm sự với mấy viên tá cấp dưới: “Ngay từ lần đầu gặp gỡ, moa đã thấy em duyên dáng, dễ thương, nhạy cảm, có ma lực thu hút phái nam. Ngồi nói chuyện với moa, chân cẳng em thay đổi hoài. Đàn bà như vậy ghê lắm. Mấy con đầm cũng vậy. Thằng chồng mà thiếu bản lĩnh thế nào cũng bị nó cho mọc sừng”.

“Tài năng” của bà Nhu “phủ sóng” thì vô cùng tận, từ vua Bảo Đại cho đến thứ dân, từ tướng tá võ biền cho đến nghệ sĩ hào hoa, từ gián điệp đến phóng viên,…, tóm lại là với bất cứ ai khiến bà nổi hứng hoặc có thể lợi dụng được để củng cố vị thế cho gia đình họ Ngô. Sự “cống hiến” của nàng dâu họ Trần cho họ Ngô đâu chỉ là những rên siết trên giường mà đôi khi còn suýt phải đánh đổi bằng tính mạng. Chẳng hạn như có lần bà vợ của tướng Trần Văn Đôn đạp cửa phòng nơi tướng Đôn & Nhu phu nhân đang hành lạc, giương súng nhắm bắn “con bướm xinh, con bướm đa tình” của bà Nhu ai dè lại bắn chệch lên vai. Suýt chút nữa thì thế gian mất đi một kỳ quan về bướm!

Có một điều mỉa mai là tên thánh của Trần Lệ Xuân là Lucy, theo tên nữ thánh Lucia, người đã chọn giữ mình đồng trinh thay vì lấy một kẻ ngoại giáo, nhưng Xuân lại chọn con đường ngược lại: muốn giữ cho mình tất cả trừ “con bướm” được tung bay muôn nơi!

Tài năng của “cái mồm dọc” của bà Nhu giúp đỡ cho ngôi vị của họ Ngô nhiều bao nhiêu thì cái mồm ngang của bà lại phá hoại bấy nhiêu. Nếu như những cuộc khẩu chiến trên nghị trường, những phát ngôn bạt mạng trên báo chí chỉ dừng lại ở mức xì-căng-đan và làm trò cười cho nhân dân lầm than có cái mà chọc ngoáy nhà Ngô tổng thống thì những phát ngôn ngông cuồng, hung hăng, cay nghiệt và ngu xuẩn (về chính trị) trong sự kiện đàn áp Phật giáo năm 1963 chính là góp phần đẩy chế độ nhà Ngô xuống mồ. Chính Kennedy sau này đã giải thích việc Hoa Kỳ đưa ra quyết định loại bỏ gia đình họ Ngô có một phần không nhỏ là vì những hành vi khiến tình hình thêm rối loạn của Trần Lệ Xuân. Kennedy nói về Trần Lệ Xuân như sau: “Con chó cái chết tiệt đó (That goddamn bitch), nó phải chịu trách nhiệm... Con chó cái đó đã bị tắc mũi, nó không ngửi thấy mùi gì cả, và làm rối tung tất cả mọi chuyện lên!”.
Chẳng biết Diệm – Nhu khi nằm trong xe 113 có hối hận vì đã không bắt bà Xuân khép mồm dọc được mà cũng chẳng thể bịt nổi mồm ngang của bà ấy?

“Tài năng” & “danh tiếng” của bà Nhu nổi tiếng toàn cầu đến mức báo chí phương tây đặt cho bà cái “hỗn danh” là Dragon Lady mà báo chí Việt sau này dịch ra thành một “mỹ danh” là Phu nhân Rồng, Quý bà rồng (như cuốn sách Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu được dịch thành "Madam Nhu - Trần Lệ Xuân - Quyền lực bà Rồng"). Nên nhớ, Rồng ở phương Tây (dragon) là một loại quái vật, khác hoàn toàn với Rồng ở phương Đông là linh vật biểu tượng cho quyền lực hoàng gia.

Trong ngôn ngữ phương Tây, “dragon lady” có tính cách miệt thị, thường dùng để ám chỉ một khuôn mẫu phụ nữ Á Châu nguy hiểm và quyến rũ, mạnh mẽ, hống hách, ngang ngược và đam mê quyền lực. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bấy giờ là McNamara, đã khẳng định điều đó như sau: “Giống như hầu hết những người Mỹ đến đất nước này, và theo tôi, cả nhiều người Việt nữa, tôi thấy bà Nhu là một người sáng sủa, mạnh mẽ và xinh đẹp, nhưng cũng độc ác và mưu mô - một mụ phù thủy thực sự”. Chính vì vậy, “Dragon lady” Trần Lệ Xuân dịch ra tiếng Việt phù hợp nhất phải là “Bà chằn”, là “Cọp cái”,... còn nếu muốn bám sát chữ “rồng” trong nguyên mẫu thì chỉ có “Rồng lộn” là chính xác chứ chẳng thể là một “Long nữ” như cách dịch “bốc thơm” của truyền thông Việt!

XÉT VỀ NHÂN PHẨM

Sự dâm loạn của Trần Lệ Xuân là mảnh ghép hoàn hảo để tạo nên một hình ảnh gia tộc bạo chúa họ Ngô như một bức tranh phản ánh hiện thực xã hội thời tao loạn: đầy rẫy bạo lực, lừa lọc, nghiện ngập và đĩ điếm. Nếu như sự lăng loàn của Xuân là nguyên nhân gây bất hòa trong đại gia đình Ngô tổng thống thì sự ngông cuồng, lộng quyền và tàn ác của Xuân trong vụ đàn áp Phật giáo cũng là dấu chấm hết cho tình cảm với cha mẹ ruột của mình.
Để phản đối vụ đàn áp, ông bà nhạc của Nhu là Trần Văn Chương (đại sứ tại Mỹ) và Thân Thị Nam Trân (một quan sát viên của chế độ Diệm tại Liên Hiệp Quốc) đã từ chức. Khi Diệm – Nhu còn đang bối rối thì Trần Lệ Xuân đề nghị giải pháp xuyên tạc sự thật bằng cách “sửa sai” hai chữ “từ chức” thành “bãi chức”, để đối phó với cha mẹ mình. Trước sự ngỗ ngược của con gái, ông bà Trần Văn Chương đã tuyên bố từ con và tiếp tục lên tiếng công kích Diệm - Nhu, nghiêm khắc phê phán Trần Lệ Xuân vô lễ, mất tư cách và mất nhân tính. Để đáp trả, Nhu phát biểu trên báo chí: "Tôi sẽ cắt đầu lão ta. Tôi sẽ treo lão ta ở giữa quảng trường và để lão ấy treo lủng lẳng ở đó. Vợ tôi (Trần Lệ Xuân) sẽ thắt nút treo cổ vì cô ấy tự hào là người Việt Nam và cô ấy là một người yêu nước"!
Thật là một gia đình hạnh phúc!

Với “đạo hạnh” như thế, người ta bảo Trần Lệ Xuân đã chịu quả báo khi liên tiếp sau đó phải chứng kiến những thảm họa trong gia đình: Chồng và anh em thì bị giết trong đảo chính, con gái yêu nhất Lệ Thủy (nhìn rất giống Trần Lệ Xuân) thì chết vì tai nạn xe khi mới 27 tuổi, bố mẹ ruột thì bị chính em trai Trần Văn Khiêm giết chết; bản thân thì vơ vét được tài sản khổng lồ hàng tỷ USD nhưng khi lưu vong thì lại chẳng còn gì, phải kiếm tiền bằng cách trả lời phỏng vấn báo giới.
Trần Lệ Xuân tưởng như là may mắn khi không bị lính đảo chính giết chết hoặc bị đám đông cuồng nộ treo cổ vào ngày 1/11/1963 định mệnh vì khi đó bà cùng con gái Lệ Thủy đang “công cán” tại Mỹ, nhưng phải chăng số phận bắt bà ta phải sống để chứng kiến sự sụp đổ thảm hại của gia đình mình?

Cái Đẹp của VTV

Với một hình tượng Trần Lệ Xuân như thế lại nghiễm nhiên trở thành một biểu tượng “vẻ đẹp Việt” trong con mắt của VTV, dẫu bỏ qua yếu tố chính trị, phải chăng tiêu chí về Đẹp của VTV có khác người quá chăng? Nhưng ngẫm kỹ thì thấy, chả phải là trong xã hội kim tiền thời nay, có thiếu gì kẻ tiến thân bằng con đường như Trần Lệ Xuân đâu, đặc biệt là trong giới báo chí truyền thông và showbiz? Chả phải nhan sắc bấy lâu nay đã trở thành món hàng mua bán đại trà trên các “hội chợ sắc đẹp” núp bóng "Cuộc thi sắc đẹp" ngày càng nở rộ? Chả phải các cô gái “ngành” cũng vẫn nghiễm nhiên “chiếm sóng” nhà đài & tung tăng trên mặt báo đó thôi? Ngay tại VTV, mới đây cũng có một “bà rồng”, người làm cái phóng sự “eo ơi” ở Syria, phải giã từ sự nghiệp đang lên như diều gặp gió hay sao? Giữa môi trường văn hóa như vậy, (nói về văn hóa, hình như VTV cũng có cô BTV gì đó bị “bệnh tâm thần” nhưng vẫn thường xuyên làm các chương trình về văn hóa của đài), nên có lẽ các cán bộ nhà đài có cái nhìn lệch lạc về “Vẻ đẹp Việt” cũng là điều dễ hiểu!

Mà nếu đưa yếu tố chính trị vào, biết đâu đó, nhà đài muốn “dựng” hình ảnh Trần Lệ Xuân dậy, qua đó gián tiếp lôi nhà Ngô ra, để cho bàn dân thiên hạ có cái mà đàm tiếu, chửi rủa?! Kẻ làm việc xấu đã chết đi rồi thì phần thưởng lớn nhất cho họ và con cháu họ là bị người đời lãng quên, chứ như VTV nói riêng và truyền thông Việt nói chung, lâu lâu lại lôi họ dậy để "xức dầu thơm", có khác gì để làm bia cho miệng đời tiếp tục phỉ nhổ!? Thâm vậy thì thâm quá, nhà đài ơi!

2/2019
Xem thêm: Trần Lệ Xuân - VTV và Vẻ Đẹp Việt | Tùng bloghttp://www.nguyenthanhtung.me/…/tran-le-xuan-vtv-va-ve-dep-…

Vụ Vũ ‘nhôm’: CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN KHÁNG CÁO

Vụ Vũ ‘nhôm’: Cựu Thứ trưởng Bộ Công an kháng cáo

(PLO)- TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo xin được hưởng án treo của bị cáo Bùi Văn Thành (SN 1959, cựu Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an).

Theo đó, sau 2 tuần tuyên án phiên tòa xét xử bị cáo Phan Văn Anh Vũ và 4 đồng phạm trong vụ án, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn kháng cáo của bị cáo Bùi Văn Thành (SN 1959, cựu Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Công an).

Phan Văn Anh Vũ còn gọi là Vũ nhôm, SN 1975, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Xây dựng Bắc Nam 79, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Nova Bắc Nam 79; cựu Thượng tá, Phó Trưởng phòng Tổng cục V, Bộ Công an. 

Theo nội dung đơn kháng cáo, bị cáo Bùi Văn Thành đề nghị Tòa cấp phúc thẩm xem xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo; xem xét nguyên nhân, bối cảnh xảy ra vụ án và cân nhắc cho bị cáo được hưởng án treo.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Thành đã thừa nhận hành vi phạm tội, nhận trách nhiệm về những việc mình làm, đồng thời đề nghị Tòa xem xét toàn diện bối cảnh xảy ra vụ án và một số hành vi để có đường lối xử lý phù hợp với chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước.

Trước đó, trong các ngày từ 28-30-1, TAND TP Hà Nội đã mở phiên xử sơ thẩm và tuyên án phạt bị cáo Bùi Văn Thành 30 tháng tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 285 BLHS 1999.

Theo bản án sơ thẩm, Vũ “nhôm” đã lợi dụng danh nghĩa tổ chức bình phong của Tổng cục V, Bộ Công an để đề nghị Bộ Công an, UBND TP Hồ Chí Minh và UBND TP Đà Nẵng cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của 7 nhà, đất công sản, dự án bất động sản ở các vị trí đắc địa tại hai thành phố TP.HCM và TP Đà Nẵng không qua đấu giá, đồng thời xin giảm giá, giảm hệ số sinh lợi và xin được hưởng nhiều ưu đãi khác... trái với quy định của Nhà nước. 

Sau khi được giao quyền sử dụng đất và tài sản trên đất của 7 nhà, đất công sản nêu trên, Vũ đã chuyển quyền sử dụng đất từ công ty sang cho cá nhân mình. Hoặc bị cáo liên kết kinh doanh, chuyển nhượng cho cá nhân, tổ chức khác nhằm thu lợi bất chính; hoặc không triển khai dự án, không có bất cứ hoạt động nghiệp vụ nào phục vụ cho ngành công an; gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước.

Cũng theo Bản án sơ thẩm, việc bị cáo Bùi Văn Thành ký Công văn đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính TP.HCM, Hội đồng thẩm định giá nhà đất thành phố và UBND TP.HCM phê duyệt giá bán bất động sản tại số 129 Pasteur, quận 3, TP. Hồ Chí Minh (1 trong 7 dự án nêu trên) hơn 301 tỷ đồng, là không đúng chức năng và thẩm quyền.

Sau đó, Tổng cục IV, Bộ Công an có văn bản báo cáo về việc Công ty Thông tin Thẩm định giá Tây Nam Bộ ban hành dự thảo Chứng thư thẩm định giá, xác định giá trị nhà, đất tại số 129 Pasteur chỉ còn hơn 294 tỷ đồng, nhưng ông Thành đã không làm hết trách nhiệm trong việc chỉ đạo Tổng cục IV làm rõ lý do giảm giá nhà, đất. Bị cáo cũng không chỉ đạo Tổng cục IV có văn bản thông báo để Tổng cục V biết, quản lý, theo dõi cơ sở nhà, đất, phục vụ mục đích an ninh.

Do thiếu trách nhiệm nên khi Vũ chuyển nhượng nhà, đất này cho tư nhân bên ngoài nhưng Bùi Văn Thành không phát hiện được để báo cáo cấp có thẩm quyền kịp thời ngăn chặn. Với hành vi nêu trên, bị cáo Thành bị Tòa cấp sơ thẩm xác định là đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 3,5 tỷ đồng.

ĐỨC MINH

Thứ Tư, 13 tháng 2, 2019

Vụ “về quê ăn Tết, khi trở lại không thấy nhà đâu” ở Hà Nội: VỪA ĂN CƯỚP VỪA LA LÀNG

Ong Bắp Cày

Ngày 13/2, trên một số phương tiện thông tin truyền thông đăng tải bài viết với nội dung, tại phường Ngọc Thụy, quận Long Biên “về quê ăn Tết, khi trở lại không thấy nhà đâu” gây xôn xao trong dư luận.

Nội dung bài viết có ý lên án Tổ dân phố "tự ý phá dỡ nhà dân" làm sai pháp luật và đưa ra các chi tiết cho rằng "nhà bị phá dỡ" mà ông Phạm Công Thành kiện cáo là nhà đất hợp pháp của ông.

Dẫn lời ông Thành, tờ Kiến Thức cho rằng, "Ông Thành cho biết thêm, về nguồn gốc đất, toàn bộ nhà tạm, tường bao được xây dựng trên diện tích 150m2 do ông quản lý và sử dụng từ tháng 11/2015, sau khi nhận chuyển nhượng của ông Dũng (trú tại đường Bạch Đằng, Hà Nội). Trước đó, miếng đất và tài sản trên đất này được ông Dũng mua của người khác. Đất được khai hoang từ năm 1990, sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ thời điểm đó đến khi chuyển nhượng cho ông Dũng. Toàn bộ việc mua bán được thực hiện bằng giấy viết tay".

Thực tế là thế nào?

Đến tìm hiểu tại các cơ quan chức năng, chúng tôi được biết, mảnh đất này thuộc khu vực thôn Bắc Cầu, Chính quyền đã có chủ trương giao đất cho nhân dân sử dụng từ năm 1990. Tuy nhiên vị trí này là khu vực nhiều hủm hố do khai thác đất làm gạch thủ công, nếu nhận sử dụng sẽ rất tốn kém do phải san lấp mặt bằng, do vậy không có ai đứng ra nhận.

Đến năm 1992, UBND xã và chính quyền thôn huy động người dân ra san lấp làm đường tạm đi ra bãi nhưng không lấp hết các hố nước ở đây.

Giữa năm 1996, hộ gia đình ông Khương làm đơn xin phép mượn tạm để làm nơi bán phở do gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Được chính quyền thôn đồng ý, gia đình ông Khương dựng lều bạt, cọc tre ngay trên miệng hố nước ở đây để bán phở kiếm sống.

Đến năm 2004, UBND phường đã đề nghị với cấp trên cải tạo khu đất trên để xây dựng Nhà văn hóa Tổ 36. Tuy nhiên, do diện tích nhỏ nên chính quyền Quận đã cho xây dựng Nhà văn hóa tại địa điểm khác.

1.
Trong hồ sơ địa chính mà hiện UBND phường đang lưu giữ những văn bản quan trọng sau đây:

- Bản đồ 1993-1996, không thể hiện số thửa. Mảnh đất này được ghi là đất trống không thể hiện diện tích ở tờ số 40. Một phần diện tích mảnh đất này được UBND xã Ngọc Thụy cấp đổi cho 2 hộ dân liền kề vì họ đã hiến đất để làm đường đi chung.

- Vị trí hiện trạng thể hiện khu đất mà ông Thành nhận là của ông rộng khoảng 150m vuông, xã Ngọc Thụy (nay là Phường Ngọc Thụy) vẫn liên tục quản lý cho đến nay và vẫn xử phạt các vi phạm hành chính khi có vi phạm.

- Theo thống kê của UBNDP, khu đất này là 1 trong số 97 khu đất công do UBND phường quản lý (tại vì trí đánh số 85). Đáng nói, đây cũng là vị trí đất đã không để phát sinh các vi phạm từ nhiều năm trở lại đây.

2.
Tại buổi họp quân dân chính ngày 12//2/2019 mới đây, các cổ cao niên, các lãnh đạo Tổ dân phố 36, nguyên các đội trưởng đội sản xuất, các trưởng thôn trước đây đều khẳng định không có việc ông Khương khai hoang mà là mượn đất công để bán hàng khi gia đình khó khăn. Đặc biệt, họ khẳng định gia đình ông Khương mượn mảnh đất đó vào khoảng năm 1996 - 1997 chứ không phải năm 1990 như ông Khương nói.

UBND phường đã đến làm việc với gia đình ông Khương và chính gia đình ông Khương đã khẳng định: Đây là đất công, gia đình ông chỉ mượn tạm để bán hàng trong lúc khó khăn.

Về việc chuyển nhượng, ông Khương khẳng định không chuyển nhượng đất mà chỉ chuyển nhượng cái lán bán phở để tiếp tục kinh doanh. Ông Khương không chuyển nhượng đất cho ông Thành vì ông biết rõ đây là đất công. 

Như vậy không có chuyện ông Thành mua đất của ông Dũng nào đó ở Ngô Quyền. Đây là thông tin bịa tạc.

Chú ý rằng, buổi làm việc này có biên bản kèm theo, chúng tôi sẽ công bố khi cần.

3.
UBND phường liên tục quản lý và liên tục xử lý vi phạm tại mạnh đất này.

- Năm 2013, một số đối tượng đã đến dựng trộm một căn nhà tạm rộng khoảng 10m vuông. UBND phường đã nhiều lần xử lý, giải tỏa. Hiện UBND phường vẫn còn lưu giữ y nguyên các biên bản làm việc.

- Ngày 12/2/2018, chính ông Thành và một số đối tượng đã tập trung tại mảnh đất này, chuẩn bị vật tư, vật liệu xây dựng, nhiều tuýp sắt, gậy gộc, can xăng, dầu... với mục đích ngăn cản các lực lượng chức năng,...để tổ chức dựng tạm căn nhà lợp tôn rộng khoảng 150m vuông. 

Đây là mốc quan trọng đánh dấu việc gia đình ông Thành coi thường pháp luật, bất chấp luân lý, đạo đức, ngang nhiên chiếm đất công làm của riêng. 

UBND phường đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu gia đình ông Thành tự tháo dỡ. Tuy nhiên, ông Thành không chấp hành với lý do ông không có nhà ở.

- Ngày 11/2/2019, ông Thành có đơn kiện UBND phường. Ông cho rằng UBND phường đã tự ý phá dỡ nhà của ông khi ông đi vắng. 

- Cũng trong ngày 11/2/2019, một đoàn đại diện Tổ dân phố số 36 cũng đến UBND phường kiến nghị xử lý một số đối tượng đã ngang nhiên đến rào phần đất tại số nhà 297 mà nhân dân vẫn coi là đất công, và tổ chức dọn dẹp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị đón tết Kỷ Hợi. Đoàn đại diện cho biết, khi người dân ngăn cản các đối tượng lấn chiếm đất công, họ đã bị các đối tượng tự xưng là thương binh, xã hội đen dọa nát, đuổi đánh.

UBND phường đã tiếp nhận thông tin, giải thích cho đoàn và đang lên kế hoạch giải quyết theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định. Đoàn đã đồng thuận và ra về.

Nắm tình hình tịa khu vực được biết, chính người dân tổ dân phố số 36 đã họp bàn, đồng thuận tiến hành dọn dẹp vệ sinh khu vực đất công mà ông Thành lấn chiếm để làm lối đi chung cho người dân. Tất cả người dân đều khẳng định, khi dọn dẹp không hề có nhà ở hay tài sản gì ở đó như trình bày của ông Thành.

Về việc này, UBND đã yêu cầu Tổ dân phố giải trình và báo cáo bằng văn bản để UBND phường báo cáo cấp trên xin chủ trương giải quyết.

Sau khi ông Thành có đơn, ngày 12/3/2018, UBND phường đã mời ông Thành lên làm việc về nội dung đơn của ông; thông báo về những nội dung ông đang vi phạm, yêu cầu ông chấp hành. Nhưng ông Thành vẫn ngoan cố không thực hiện và thề sẽ "chiến đấu tới cùng".

Như vậy đã rõ, cái mà ông Thành gọi là nhà hay tài sản là không có thật. Nơi mà ông gọi là nhà của ông thực chất là đất công mà trên mảnh đất đó, ông có mua lại một cái lán bán hàng từ ông Khương. 

Tương tự như vậy, không có chuyện "Tổ dân phố 36 tự ý phá dỡ nhà dân" hay "hủy hoại tài sản của công dân" như tờ Kiến Thức đưa tin. Chỉ có chuyện người dân tổ 36 họp bàn, đồng thuận dọn dẹp vệ sinh khu vực đó để làm lối đi chung mà thôi.

Đúng là vừa ăn cướp vừa la làng.

Ảnh: Khu đất mà ông thành nói rằng có nhà và tài sản của ông, chỉ toàn cây cỏ hoang. Báo Kiến Thức chú thích ngôi nhà trong ảnh là nhà ông Thành, nhưng thực chất đó là nhà của một hộ dân khác.

VỤ LẬP VĂN PHÒNG CHUI ĐỂ ĐÀO TẠO LÁI XE: CẦN KỶ LUẬT NGHIÊM MINH

Cuteo@

Vụ này hay đây. Xem ra mức khiển trách có vẻ nhẹ hều.

Trung tá, thạc sĩ Nguyễn Trường Phi - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo và sát hạch lái xe, thuộc Trường Đại học Phòng cháy chữa, Bộ Công an, đang chờ án kỷ luật do tự ý thành lập Văn phòng tiếp nhận hồ sơ lái xe chui tại Gia Lai.

Văn phòng "chui" đã đổi tên thành Cty TNHH MTV Đào tạo lái xe An Ninh Gia Lai để đánh lừa khách hàng. Ảnh Đình Văn

Nói về vụ việc tiêu cực này, ngày 14/2/2019, thiếu tướng Lê Quang Bốn - Hiệu trưởng Trường Đại học PCCC cho hay: "Chúng tôi đang tổ chức xét kỷ luật bằng hình thức Khiển trách Trung tá Nguyễn Trường Phi vì tự ý ký, đóng dấu thành lập Văn phòng sai quy định, đồng thời đình chỉ các công tác liên quan đến đào tạo lái xe".

Dẫn lời ông Lê Quang Bốn, báo chí cho biết, trường Đại Học PCCC đang phối hợp với công an hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai truy tìm người đã "cầm" 2 tỉ đồng tiền của học viên, rồi bỏ trốn.

Trong một bài viết về vụ việc này, phóng viên Đình Văn của báo Lao Động cho hay, có khoảng 500 hồ sơ của học viên được các Văn phòng tiếp nhận hồ sơ lái xe tại hai tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk "nhét" vào các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng... để học. Riêng hồ sơ nộp về Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo và sát hạch lái xe (Trường Đại học Phòng cháy chữa, Bộ Công an) là khoảng 170 bộ.

Trước đó, tại Gia Lai, xuất hiện 2 Văn phòng tiếp nhận hồ sơ lái xe tại 13 Lý Thái Tổ, phường Diên Hồng, TP.Pleiku (Gia Lai) và 672/ Quang Trung, thị xã An Khê (Gia Lai).

Trước sự việc trên,Sở Giao thông Vận tải Gia Lai đã có văn bản kiến nghị Trường Đại học PCCC xác minh tính xác thực hai Văn phòng nêu trên.

Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo và sát hạch lái xe (Đại học PCCC) là Trung tá Trần Lâm Bằng cho biết: Qua rà soát, Trường Đại học PCCC phát hiện Trung tá, thạc sĩ Nguyễn Trường Phi, hiện là Phó Giám đốc Trung tâm, đã tự ý ký, ban hành Quyết định 188/QĐ-TT3 (ngày 1.9.2018) mở Văn phòng tiếp nhận hồ sơ đào tạo lái xe tại 13 Lý Thái Tổ, phường Diên Hồng (TP.Pleiku, Gia Lai).

Trường Đại học PCCC đã có quyết định thu hồi và hủy bỏ quyết định số 188/QĐ-TT3 do trung tá Nguyễn Trường Phi ký trái luật, qua mặt cấp trên. Đồng thời cho biết, đến thời điểm hiện tại, Trung tâm Dạy nghề - Đào tạo và sát hạch lái xe Trường Đại học PCCC (Bộ Công an) chưa đăng ký website tuyển sinh đào tạo nào trên hệ thống thông tin truyền thông cả nước; cũng như không liên kết với tổ chức, đơn vị nào để đào tạo lái xe ôtô trên địa bàn tỉnh Gia Lai. 

Thiết nghĩ, sai phạm của Trung tá Nguyễn Trường Phi không chỉ đơn thuần là vi phạm quy định của ngành công an, vi phạm các quy định của pháp luật mà còn có dấu hiệu lừa đảo, vi phạm các tiêu chuẩn về đạo đức của người cán bộ công an, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Trường Dại học PCCC và của ngành công an. Trường Đại học PCCC nên có mức kỷ luật sao cho chuẩn mực, đảm bảo tính giáo dục, răn đe và tính nghiêm minh của pháp luật.

HOÀN THÀNH CHỈ TIÊU TRỒNG MỚI 1 TRIỆU CÂY XANH, HÀ NỘI TIẾP TỤC KẾ HOẠCH PHỦ XANH MÔI TRƯỜNG

Khoai@

Cách đây không lâu, những người thiếu thiện cảm với chế độ, trong đó có cả một số người nhân danh nhà báo, nhân sĩ, nhà hoạt động môi trường và đám phản động khoác áo yêu nước vẫn hàng ngày ra rả trên mạng rằng Hà Nội đang hủy hoại môi trường bằng cách liên tục chặt hạ cây xanh.

Với mục đích tấn công chính quyền, họ không từ bất cứ thủ đoạn nào, từ việc viết bài đánh lận đỏ đen, đánh tráo khái niệm, dùng xảo thuật ngôn từ...để đánh lừa người đọc nhằm kích động người dân phản đối chế độ. Có đến hàng trăm, hàng nghìn bài viết chỉ khai thác khía cạnh "đốn hạ" cây xanh mà lờ đi nỗ lực di dời, trồng mới cây xanh của Hà Nội.

Nhưng sự thật vẫn là sự thật, những nỗ lực bảo vệ môi trường mà trực tiếp là trông cây xanh của Hà Nội đã được ghi nhận.

Tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2018, phát động năm 2019 diễn ra sáng 10/12/2018, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung thông tin: “Sau 3 năm triển khai, đến nay chúng ta đã hoàn thành mục tiêu trồng 1 triệu cây xanh".

Dẫn nguồn từ thống kê của Kiểm toán trung ương, trong 3 năm (từ năm 2016-2018), Hà Nội chi 256 tỷ đồng cho việc trồng và 187 tỷ đồng cho việc chặt hạ, di dời cây xanh. 

Chủ tịch Chung cho biết: Sau khi hoàn thành chương trình trồng 1 triệu cây xanh, TP Hà Nội đã nâng mục tiêu trồng thêm 600 nghìn cây và hoàn thành vào năm 2020. Ông Chung cũng yêu cầu "các quận huyện cũng phải bổ sung chỉ tiêu này vào kế hoạch”.

Không thỏa mãn với kết quả đã đạt được, năm 2019, Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu trồng mới khoảng 400.000 cây đô thị, cây bóng mát, cây lấy gỗ trên các tuyến đường giao thông đô thị TP.

Riêng đầu Xuân Kỷ Hợi, Hà Nội đặt kế hoạch trồng khoảng 150.000 cây xanh các loại. 

Ngoài việc duy trì và thúc đẩy phong trào Tết trồng cây, Hà Nội cũng quan triệt các yêu cầu bền vững, đa dạng về chủng loại, trong đó duy trì phát triển cây bản địa; bổ sung giống, loài cây nhập nội mới phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai của Hà Nội; và phải được bảo vệ, chăm sóc đúng kỹ thuật.

Với quyết tâm của chính quyền thành phố, chắc chắn năm 2019, Hà Nội sẽ tiếp tục dẫn đầu cả nước trong việc phủ xanh môi trường.

VÀO SƯ PHẠM CÓ CẦN TIÊU CHÍ CHIỀU CAO?

haanh84@gmail.com/THANH NIÊN

Trong phương án tuyển sinh dự kiến vừa công bố, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM quy định thí sinh dự thi ngành sư phạm cần có chiều cao tối thiểu từ 1,5 m với nữ và 1,55 m với nam. Quy định này ngay lập tức nhận được nhiều ý kiến khác nhau từ dư luận.

Thí sinh dự thi năng khiếu kể chuyện vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM/ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Để tuyển sinh một thế hệ giáo viên mới !

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết quy định chiều cao với thí sinh dự tuyển ngành sư phạm chỉ là quy định riêng của trường này và đã được áp dụng từ năm 2008. Trong đó, chiều cao là một chi tiết nằm trong những yêu cầu về sức khỏe của đề án tổng thể với rất nhiều yêu cầu về phẩm chất, năng lực khác. Tiêu chuẩn chiều cao này không áp dụng với sinh viên hệ cử nhân ngoài sư phạm.

Theo ông Sơn, quy định này được nhà trường tiếp tục sử dụng trong năm nay để phục vụ cho việc tuyển sinh một thế hệ giáo viên mới, đủ sức khỏe, đủ khả năng thích nghi và có sức bền nghề nghiệp nhằm đón đầu những đòi hỏi của xã hội, những mong mỏi của phụ huynh về lớp nhà giáo hiện đại, có sức khỏe và có quyết tâm nghề.

Lý giải về việc này, ông Sơn cho biết quy định của trường được căn cứ trên nhiều cơ sở khác nhau. Trong đó, khi xem xét trên bình diện chung, cả xã hội với những đề án có liên quan như: đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy việc đánh giá sức khỏe trong trường học là rất quan trọng. Việc tham gia thể thao hay quy định có ít nhất 95% trường tiểu học đảm bảo có kỹ năng giáo dục thể chất, tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho thấy yêu cầu sức khỏe là cần thiết.

Bên cạnh đó, ở thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT, về bảng treo ở lớp học cách nền phòng học từ 0,65 - 0,80 m với trường tiểu học và ở THCS là 0,8 - 1,0 m. Từ đó để nhận thấy chiều cao của thầy cô giáo có ảnh hưởng nhất định từ phương diện yêu cầu nghề. Trong khi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM là nơi đào tạo giáo viên (GV) THPT, việc đảm bảo sức khỏe của GV khi đảm trách công tác dạy học cho học sinh THPT là rất cần thiết trong đó có vấn đề về chiều cao.

Cũng theo ông Sơn, quy định này còn căn cứ trên số liệu về chiều cao trung bình của người VN. Những số liệu cập nhật cho thấy chiều cao trung bình của thanh niên VN điều tra từ năm 2009 - 2010 là cận 20 tuổi ở nam đến 164,44 cm và ở nữ lên đến 153,43 cm. “Vì thế chiều cao ở mức 1,5 m với nữ là chấp nhận được”, ông Sơn nói.

“Tuy nhiên, tôi xin khẳng định, với những trường hợp đặc biệt, trường sẽ có sự xem xét cụ thể và có những biện pháp đảm bảo tính nhân văn, tôn trọng. Trường này hiện có nhiều sinh viên khuyết tật với nhiều hạn chế thể lực nhưng vẫn đang học các ngành sư phạm toán, văn, tâm lý học, giáo dục đặc biệt...”, ông Sơn chia sẻ.

GV cần có ngoại hình và tác phong

Tiến sĩ Tô Văn Phương, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Nha Trang, cho rằng sư phạm là một ngành đặc thù nên việc tuyển sinh vào ngành này cũng có những đặc thù nhất định với các tiêu chí phụ bên cạnh tiêu chí điểm đầu vào.

Theo ông Phương, việc các trường sư phạm xét chiều cao ngay từ đầu cũng giống như các trường công an, quân đội… nên được ủng hộ. Ông Phương phân tích: “Khi tiêu chí chiều cao ràng buộc ngay từ ban đầu thì sau này ra trường xin việc, sinh viên sẽ không bị sốc hoặc lãng phí cơ hội sau 4 năm học ĐH bởi những quy định rất thực tế từ nhiều cơ quan, trường học khi tuyển dụng giảng viên, GV có tiêu chí chiều cao. Ví dụ như Trường ĐH Nha Trang thông báo tuyển dụng giảng viên, có tiêu chí phụ là chiều cao (nữ là 1,55 m và nam là 1,60 m; không nói ngọng, nói lắp, dị tật khác...)”.

Ông Phương nói thêm, bên cạnh các yêu cầu rất cơ bản như kiến thức và nghiệp vụ sư phạm thì GV cũng giống như ca sĩ trên sân khấu, cần có ngoại hình và tác phong. “Đối với GV có ngoại hình ưa nhìn sẽ giúp tiết học có không khí hơn. Sinh viên có ngoại hình ưa nhìn có rất nhiều lợi thế khi đi xin việc”, ông Phương nói...

Nhiều yếu tố khác quan trọng hơn chiều cao

Trong khi đó, nhiều trường ĐH có đào tạo ngành sư phạm cho rằng, người học sư phạm cần có nhiều tiêu chí khác còn quan trọng hơn so với chiều cao. Hiện nhiều trường có đào tạo ngành sư phạm không áp dụng quy định ràng buộc về chiều cao với người học.

Theo tiến sĩ Lê Chi Lan, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sài Gòn, chiều cao không là tiêu chí để xét tuyển thí sinh vào ngành sư phạm của trường. “Chiều cao không ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, cũng không làm cho người học tiếp thu bài kém đi. Nếu nói về các tiêu chí bên ngoài, cái quan trọng phải là phát âm chuẩn xác để truyền đạt kiến thức tốt tới người học. Trong đó có quy định không nói ngọng, nói lắp”, tiến sĩ Lan nêu lý do.

Trường ĐH Cần Thơ hiện cũng đang đào tạo 13 ngành sư phạm, trong đó chỉ ngành giáo dục thể chất có yêu cầu về thể trạng với người dự tuyển. Thạc sĩ Nguyễn Hứa Duy Khang, Phó trưởng phòng Đào tạo, cho rằng chiều cao không phải tiêu chí cần thiết để xét tuyển người học ngành sư phạm vì nó không ảnh hưởng gì đến việc dạy học.

Ông Khang cho hay: “Một GV giỏi không nhất thiết phải cao. Quan trọng nhất với người thầy là chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, có cái tâm và nhiệt huyết với nghề”.

Trường được quyền đặt ra yêu cầu sơ tuyển nhưng phải đảm bảo quyền bình đẳng

Chiều 13.2, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD-ĐT, cho biết trong điều kiện tự chủ, trường có quyền đặt ra yêu cầu sơ tuyển, và có trách nhiệm giải trình để tạo sự đồng thuận trong xã hội.

Bà Phụng cho rằng trong điều kiện tự chủ, quy chế tuyển sinh cho phép các trường được yêu cầu sơ tuyển và thí sinh phải đạt yêu cầu sơ tuyển của trường. Các quy định của trường do trường xác định và chịu trách nhiệm giải trình, để xây dựng chính sách chất lượng, nâng cao khả năng có việc làm của sinh viên và xây dựng “thương hiệu” của trường.

Bà Phụng nói: “Chúng tôi khuyến khích trường quy định các yêu cầu, điều kiện riêng để hướng tới việc lựa chọn thí sinh giỏi, tâm huyết với nghề, có khả năng sư phạm... để nâng cao chất lượng đội ngũ thầy cô giáo. Chúng tôi cũng đã yêu cầu trường rà soát kỹ dự thảo Đề án tuyển sinh và xác định các nội dung thực sự cần thiết, có cơ sở chắc chắn... để khi ban hành đảm bảo quyền bình đẳng về cơ hội cho các thí sinh, không thể hiện chính sách phân biệt đối xử; yêu cầu trường nên giải trình rõ để tạo sự đồng thuận trong xã hội”.

Quý Hiên

Vnexpress: TRUNG QUỐC DỰ LIỆU ĐÚNG VỀ LIÊN XÔ KHI TẤN CÔNG VIỆT NAM NĂM 1979

Thực tình tôi chưa đồng ý nhiều nội dung trong bài, tuy nhiên cũng xin đăng lại từ Vnexpress để anh chị em tham khảo:

'Trung Quốc dự liệu đúng về Liên Xô khi tấn công Việt Nam năm 1979'

Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt - Xô quan hệ khăng khít.

Cách đây 40 năm (17/2/1979), Trung Quốc nổ súng tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, gây nhiều đau thương cho người dân. VnExpress có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, Giáo sư Nguyễn Hồng Quân, nguyên Phó viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng về những mưu toan của Bắc Kinh khi gây chiến.

- Quan hệ Việt Nam và Trung Quốc rạn nứt từ thời điểm nào, thưa ông? 

- Để hiểu rõ hơn, cần đặt mối quan hệ Việt - Trung trong mối quan hệ cũng như tính toán chiến lược giữa các nước lớn. Cụ thể là giữa Việt Nam - Trung Quốc; Liên Xô - Trung Quốc và Liên Xô - Mỹ. 

Giai đoạn 1950-1964 được coi là thời kỳ "trăng mật" của quan hệ Việt - Trung. Hai nước là láng giềng gần gũi, hữu nghị truyền thống, chung ý thức hệ, chung nhu cầu đảm bảo an ninh quốc gia. Vì thế Trung Quốc là nước viện trợ hàng đầu cho Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Việt Nam cũng luôn ủng hộ đường lối đối ngoại của Trung Quốc, tuy không ký kết bất kỳ hiệp định đồng minh chính thức nào. 

Thiếu tướng Nguyễn Hồng Quân. Ảnh: Gia Chính

Dù vậy, Bắc Kinh luôn giữ tư tưởng bề trên. Luôn nói "không gây sức ép về chính trị, kinh tế thông qua viện trợ", nhưng Trung Quốc lại muốn Việt Nam thừa nhận vai trò lãnh đạo của nước này với phong trào giải phóng dân tộc trong khu vực và thế giới. 

Từ giữa thập niên 1960, Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc công khai mâu thuẫn, đối đầu toàn diện. Để tránh Việt Nam đứng về phía Trung Quốc, Liên Xô tìm cách lôi kéo Việt Nam. 

Trung Quốc muốn Việt Nam chỉ đánh du kích có giới hạn chống Mỹ, để họ dễ bề điều khiển, phục vụ ý đồ bắt tay với Mỹ. Trong khi Việt Nam muốn thống nhất đất nước. Việt Nam cũng muốn trực tiếp đàm phán với Mỹ, không qua trung gian và đã đàm phán từ năm 1968. Còn Trung Quốc thì phản đối, muốn Việt Nam tiếp tục chiến tranh đến khi Mỹ chấp nhận thua cuộc mới đàm phán.

Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới Bắc Kinh và Trung - Mỹ ra thông cáo chung. Có ý kiến coi hành động này là sự phản bội của Trung Quốc. Cùng với đó, Trung Quốc cắt giảm viện trợ cho Việt Nam nhằm tìm kiếm cơ hội đàm phán với Mỹ. 

Năm 1974, Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) trong sự làm ngơ của Mỹ. Một năm sau, Việt Nam và Liên Xô ra Tuyên bố Việt - Xô, xác định quan hệ toàn diện giữa hai Đảng. Tháng 11/1978, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp ước Hữu nghị, hợp tác. Cùng năm đó, Việt Nam gia nhập Hội đồng Tương trợ kinh tế (SEV) và được Liên Xô gọi là "tiền đồn đáng tin cậy của các nước XHCN ở Đông Nam Á".

Cuối năm 1978, Liên Xô ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật tại Cam Ranh trong 25 năm. Theo đó, Cam Ranh trở thành nơi tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, tàu hộ tống, máy bay trinh sát, vận tải và máy bay mang tên lửa thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô. Việt - Xô gần gũi và thân thiết bao nhiêu, thì lãnh đạo Trung Nam Hải lúc ấy tức tối bấy nhiêu. 

Sau năm 1975, Trung Quốc tăng cường viện trợ cho Pol Pot ở Campuchia, đây cũng là khoảng thời gian đội quân này mạnh tay tàn sát dân lành Việt Nam dọc biên giới Tây Nam, đẩy mâu thuẫn hai nước thêm gay gắt. 

Khi Việt Nam đưa quân phản kích Pol Pot, giúp nhân dân Chùa Tháp thoát khỏi nạn diệt chủng thì quan hệ Việt - Trung lao dốc.

- Tam giác quan hệ Xô - Trung - Mỹ ảnh hưởng ra sao đến việc Bắc Kinh quyết định tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam?

- Đầu thập niên 1970, lãnh đạo Trung Quốc theo đuổi chiến lược toàn cầu chống Liên Xô, dựa trên cơ sở hướng tới hợp tác với Mỹ. Tuy nhiên thời điểm này Washington không hưởng ứng. Trung Quốc tin rằng lý do là Mỹ đang quan tâm hơn đến chính sách hoà dịu với Liên Xô.

Khi Trung Quốc lập liên minh chống Liên Xô, Việt Nam phản đối. Trung Quốc giảm mạnh viện trợ và đến năm 1978 thì cắt toàn bộ. Một trong những điều kiện để Trung Quốc nối lại viện trợ là Việt Nam phải từ chối tất cả các khoản viện trợ của Liên Xô. Trước việc Việt Nam quan hệ chặt chẽ hơn với Liên Xô, Trung Quốc gọi Việt Nam là "tiểu bá", còn Liên Xô là "đại bá".

Đặc biệt sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (ngày 27/1/1973), quan hệ Trung - Xô - Việt phức tạp hơn, lợi ích và xung đột về kinh tế, chính trị đan xen, rạn nứt Việt - Trung ngày càng rõ nét. 

Ngày 1/11/1977, Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc gọi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nhất và coi Mỹ là đồng minh. Đầu tháng 4/1978, Liên Xô tuyên bố sẽ triển khai trên tuyến biên giới các hệ thống vũ khí mới. Mặt khác, Liên Xô cố gắng kéo dài hiệp ước hữu nghị, hợp tác Xô - Trung ký năm 1950 nhưng Trung Quốc tuyên bố chấm dứt sớm một năm. 

Đầu năm 1979, Đặng Tiểu Bình tuyên bố khả năng một cuộc chiến tranh tổng lực chống Liên Xô và tập trung 1,5 triệu quân dọc biên giới hai nước. Ngược lại, Liên Xô triển khai hơn 40 sư đoàn, thường xuyên tập trận bắn đạn thật. 

Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Trung Quốc Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Jimmy Carter tại Nhà Trắng năm 1979. Ảnh: AFP

Trung Quốc tin rằng Liên Xô và Việt Nam đang phối hợp để đe doạ nước này, nhất là Việt Nam cho Liên Xô sử dụng cảng Cam Ranh. Giới lãnh đạo Bắc Kinh cũng khó chịu vì nỗ lực của Việt Nam trong việc thiết lập quan hệ đặc biệt với Lào và hợp tác toàn diện với Campuchia. Thậm chí, Bắc Kinh cho rằng Liên Xô hậu thuẫn Việt Nam đưa quân vào đánh đuổi Pol Pot, giải phóng Campuchia. Vậy nên dưới góc nhìn của Trung Quốc, Việt Nam là mối đe doạ quân sự nghiêm trọng, cần thiết phải phát động cuộc chiến tranh "trừng phạt". 

- Cuộc xâm lược dưới danh nghĩa "trừng phạt" đó được lên kế hoạch như thế nào?

- Khi bàn kế hoạch tấn công Việt Nam, Trung Quốc đã tính toán kỹ các khả năng Liên Xô có thể đáp trả. Họ nhận định Liên Xô sẽ không mạo hiểm huy động lực lượng lớn để tấn công Trung Quốc song có thể xúi giục các phần tử dân tộc thiểu số lưu vong tấn công các vùng xa xôi như Nội Mông, Tân Cương hoặc gây đụng độ nhỏ kích động căng thẳng ở biên giới. 

Các lãnh đạo Trung Quốc phán đoán cuộc tấn công Việt Nam chớp nhoáng, có giới hạn sẽ không đủ để kích thích Liên Xô can thiệp trực tiếp hay quốc tế phản đối. Tuy vậy, Bắc Kinh vẫn di tản dân gần đường biên và lệnh các đơn vị quân đội ở biên giới với Liên Xô sẵn sàng chiến đấu.

Việc tấn công Việt Nam còn để Bắc Kinh thăm dò khả năng giúp đỡ của Liên Xô và khả năng phòng thủ của Việt Nam khi là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Đến nay nhìn lại, cần thừa nhận rằng Trung Quốc đã dự liệu đúng phản ứng của Liên Xô.

Đối với Mỹ, thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam là một chấn thương nặng nề mà họ đang ôm trong lòng. Đồng thời, Mỹ muốn tìm kiếm mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc để tạo thế cân bằng trước Liên Xô. 

Trung Quốc nhận thấy điều đó nên hy vọng bình thường hoá quan hệ với Mỹ sẽ cải thiện vị trí chiến lược của nước này, tạo điều kiện thuận lợi cho cải cách kinh tế. Xa hơn, đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ thuyết phục Mỹ rằng hai nước có lợi ích chung và sẵn sàng hợp tác chống Liên Xô.

Vì vậy, Trung Quốc lựa chọn thời điểm tấn công Việt Nam ngay sau chuyến công du Mỹ của Đặng Tiểu Bình. 

- Còn vấn đề Hoa kiều thì sao thưa ông?

- Tháng 4/1978, Việt Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp ở miền Nam, ít nhiều liên quan tới người Hoa là thương nhân, nhà sản xuất, tiểu thủ công nghiệp... Đây là công việc đối nội của Việt Nam, nhưng Trung Quốc coi là sự thách thức với chính sách bảo vệ Hoa kiều của Bắc Kinh. Phong trào đòi lấy quốc tịch Trung Quốc trong người Hoa ở Việt Nam nổi lên. Trung Quốc loan tin trong cộng đồng người Việt gốc Hoa về cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi giữa hai nước, khiến cộng đồng người Hoa hoảng hốt.

Năm 1978, người Hoa ở Việt Nam ồ ạt kéo về Trung Quốc. Đến tháng 2/1979, đã có khoảng 160.000 Hoa kiều hồi hương từ Việt Nam bằng đường biển hoặc đường bộ qua cửa khẩu Hữu Nghị. 

Trung Quốc lập các trạm đón tiếp dọc biên giới và đưa tàu sang đón người Hoa về. Ngày 12/7/1978, Trung Quốc đóng cửa biên giới với Việt Nam, làm cho hàng vạn người Hoa muốn về Trung Quốc bị kẹt tại biên giới.

Đặng Tiểu Bình lấy cớ cho rằng Hà Nội "vong ơn, bội nghĩa" tạo thêm sức ép cho quyết định tấn công Việt Nam.

- Cuộc phản công Pol Pot của Việt Nam ở biên giới Tây Nam ảnh hưởng ra sao đến kế hoạch của Bắc Kinh?

- Theo tài liệu của Trung Quốc, tháng 9/1978, Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc đã họp bàn về vấn đề xung đột biên giới với Việt Nam. Lúc đầu, Bắc Kinh dự định tiến hành chiến dịch quy mô nhỏ nhằm vào một trung đoàn bộ đội địa phương huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng của Việt Nam nằm sát đường biên giới với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.

Tuy nhiên, sau khi có tin Việt Nam sắp phản công tự vệ ở biên giới Tây Nam và tiến công Pol Pot ở Campuchia, thì đa số giới lãnh đạo Bắc Kinh đặt quyết tâm, bất kỳ hành động quân sự nào cũng phải gây ảnh hưởng đáng kể với Hà Nội và tình hình Đông Nam Á. Họ chủ trương tiến công các đơn vị quân chính quy của Việt Nam trên địa hình rộng lớn. 

Riêng Đặng Tiểu Bình nhìn thấy cả thách thức lẫn cơ hội trong mối quan hệ khó khăn với Việt Nam và cho rằng cách giải quyết tốt nhất là hành động quân sự. Tháng 1/1978, trong chuyến thăm chính thức Thái Lan, Malaysia, Singapore nhằm dò xét và tìm sự hậu thuẫn, Đặng tuyên bố sẽ tiến công Việt Nam nếu nước này tiến vào Campuchia. Trong chuyến thăm này, Đặng tuyên bố với báo giới "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học". Hôm sau, báo chí Trung Quốc rút gọn thành "phải dạy cho Việt Nam bài học".

Ngày 7/12/1978, Hội nghị Quân uỷ Trung ương Trung Quốc họp và quyết định phát động "Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam". "Mệnh lệnh triển khai chiến lược" được ban hành một tháng sau đó, nêu rõ mục đích cuộc chiến là "chi viện cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Campuchia chống Việt Nam xâm lược".

- Bắc Kinh đã tính toán như thế nào khi huy động 600.000 quân trong cuộc tấn công xâm lược này thưa ông?

- Lúc đầu Bắc Kinh dự tính sử dụng 6 quân đoàn chủ lực đánh 3-5 ngày vào một số huyện biên giới, tiêu diệt một đến hai sư đoàn Việt Nam. Ngày 31/12/1978, Quân ủy Trung Quốc lại họp hội nghị tác chiến, quyết định mở rộng quy mô chiến tranh, tăng thêm 3 quân đoàn, đổi mục tiêu tấn công huyện lỵ thành các tỉnh lỵ biên giới; thời gian kéo dài lên 15-20 ngày, nhằm tiêu diệt 3 đến 5 sư đoàn Việt Nam. 

Sự chuẩn bị của Bắc Kinh diễn ra khá lâu trước khi quân đội Việt Nam vượt sông Mê Kông đã chứng minh rõ ràng việc Trung Quốc rêu rao "trả đũa" Việt Nam tiến quân vào Campuchia chỉ là cái cớ. Từ lâu, Trung Quốc vẫn giữ tư tưởng bá quyền nước lớn, ngấm ngầm tìm cách đánh Việt Nam. 

Trung Quốc coi cuộc chiến chống Việt Nam là phép thử với quan hệ Xô - Việt và lôi kéo Mỹ cùng chống lại Liên Xô. Đó mới là lý do sâu xa của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc từ tháng 2/1979.

- Việt Nam đã ứng phó ra sao trước âm mưu và hành động của Bắc Kinh?

- Đối phó lại việc Trung Quốc tập trung bộ binh và vũ khí hạng nặng tại biên giới, Việt Nam tăng cường chuẩn bị các vị trí phòng ngự, sẵn sàng cho cuộc chiến. 

Lúc đó ở ta cũng có ý kiến tự hào vì được trang bị vũ khí của Liên Xô và của Mỹ thu hồi được, hơn hẳn trang bị của quân đội Trung Quốc. Tuyên bố của Đặng Tiểu Bình chỉ một tuần trước khi nổ súng, rằng chiến dịch quân sự này sẽ "giới hạn về không gian và thời gian" khiến có người tin tưởng khả năng cầm chân quân Trung Quốc ở biên giới chỉ bằng dân quân và bộ đội địa phương. 

Chúng ta đã huấn luyện và trang bị vũ khí hạng nhẹ cho dân quân các tỉnh biên giới. Ngày 1/1/1979, các lực lượng vũ trang biên giới được lệnh chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao. Ngày 15/2/1979, ngoại trừ các xã biên giới và một vài đơn vị, các lực lượng trên tuyến một được lệnh hạ cấp xuống trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường. Một số đơn vị cho một phần bộ đội về trạng thái sinh hoạt bình thường, điều chỉnh lại đội hình.

Ngày 12/2/1979, Quân uỷ Trung ương Trung Quốc ra mệnh lệnh tấn công Việt Nam vào sáng 17/2.

Sáng sớm hôm đó, Trung Quốc huy động 29 sư đoàn bộ binh thuộc 9 quân đoàn chủ lực ồ ạt tấn công biên giới phía Bắc Việt Nam. Cùng ngày, Nhân dân Nhật báo đăng bài "Không thể nhẫn chịu, thật không thể nhẫn chịu - báo cáo từ biên giới Trung-Việt" như cách công bố với thế giới Bắc Kinh đã tấn công Việt Nam. 

Trung Quốc còn thâm độc khi lựa chọn tấn công vào ngày Thứ Bảy. Khi đó, các phương tiện truyền thông còn khá lạc hậu, nên phải đến đầu tuần sau thông tin chi tiết về cuộc chiến cũng như phản ứng của Việt Nam mới được thế giới biết đến rộng rãi. 

Viết Tuân