Khoai@ tổng hợp vài bài về vụ mấy tay lều báo chửi bới ngành công an trong vụ cô gái giao gà bị cướp, giết hiếp. Trước khi tổng hợp, tôi cũng nhận ra và thông báo cho anh em công an biết rằng, trang Facebook có tên "Góc nhìn báo chí - Công dân" chính là nơi khơi mào, nêu vấn đề cho đám lều báo, đám phản động và tất cả các thành viên của nhóm tấn công các ngành các cấp, tấn công chính quyền hoặc các cá nhân. Nổi lên là tay nhà báo tuột xích tên MPL.
Thật may, người tử tế trong xã hội còn nhiều và các ội dung dưới đây được tổng hợp từ tran Facebook Diễn Đàn Độc Giả Trẻ.
Tóm tắt bài viết của ông cựu nhà báo, đang sống tại Đà Nẵng là bên Công An không được khen thưởng vì phá đc án mà không cứu đc nạn nhân và chê khả năng pháp y vì không khám kỹ nên phải khai quật lại.
Nhà tôi có người họ hàng chết đuối, khi công an và pháp y đến khám nghiệm tử thi bên ngoài họ kết luận chết do đuối nước, công an sau khi lấy lời khai của người nhà và hội ý cùng bên pháp y họ có cùng quan điểm nên không yêu cầu khám nghiệm kỹ hơn. Họ hỏi người nhà có cần khám nghiện kỹ hơn không, vì khi đó cần phải mổ xẻ và thi thể không còn nguyên vẹn. Đó là cách thức bên công an và khám nghiệm họ làm để nhằm giảm bớt nỗi đau mất mát cho gia đình nạn nhân. Vụ án kia cũng không ngoại lệ, vì các đối tượng khai man và chối tội nên họ cực chẳng đã mới phải đưa em lên lần nữa để khám kỹ hơn (lần này chắc chắn sẽ phải mổ ra nhiều hơn để lấy thêm chứng cứ). Nhưng thằng nhà báo về hưu não ngắn và thằng biên tập nào duyệt đăng bài báo này ko biết đã tìm hiểu quy trình họ khám nghiệm tử thi hay chưa. Và việc họ đc khen thưởng ở cơ quan họ công tác khi phá đc vụ án phức tạp vậy là họ hoàn thành nhiệm vụ đc giao thì liên quan đéo gì đến nỗi đau của người nhà nạn nhân mà các ông cứ thích suy luận theo cái ý nghĩ tiêu cực của các ông.
Chính những suy nghĩ cực kém hiểu biết như thằng viết bài báo này và những tờ báo thối nát như Thanh Niên mới làm cho nỗi đau của gia đình nạn nhân thêm ngàn lần
***
Trích từu Soha:
Một vụ án đặc biệt nghiêm trọng, phương thức, thủ đoạn phạm tội hết sức mạnh động, dã man, có nhiều tình tiết phức tạp mà như lãnh đạo công an tỉnh Điện Biên nhận định "có thể nói lần đầu tiên xuất hiện ở địa phương", việc bắt được các hung thủ, phá án là một chiến công của ngành thế nhưng dư luận vẫn đặt câu hỏi về việc tại sao công an không truy ngay số máy điện thoại của "người đàn ông lạ mặt khoảng 36- 38 tuổi đặt mua gà"?
Trả lời về vấn đề này, tờ Bảo vệ pháp luật dẫn lại lời một điều tra viên cho biết, đây là bước điều tra đầu tiên của Ban chuyên án.
Số điện thoại "người đàn ông lạ mặt" sử dụng để liên lạc với Cao Thị Mỹ D đã được các trinh sát kiểm tra, giám sát ngay khi gia đình trình báo, nhưng một kẻ có đến 3 lần đi tù, mới ra trại được 3 tháng như Vương Văn Hùng không dễ dàng để bị phát hiện.
"Hắn sử dụng một chiếc sim qua rất nhiều chủ, số đăng kí lại là của một đại lý ở xa tít mù tắp trong Tây Nguyên. Phải mất rất nhiều công sức lần dò từng chi tiết, mối quan hệ các trinh sát mới khoanh vùng được chính Vương Văn Hùng là kẻ đã đặt mua gà của nạn nhân", điều tra viên nói với nguồn trên.
Cũng theo nguồn này, Vương Văn Hùng bị các trinh sát đưa vào "vòng ngắm" với sự giám sát chặt chẽ là từ manh mối cuộc gọi. Sau đó, cơ quan công an thu được hình ảnh đối tượng này sử dụng chiếc xe máy wave chở theo chiếc 2 chiếc lồng gà giống như của nạn nhân.
Và ngày 10/2 (sau 72h nhận được tin báo về vụ án), các trinh sát đã ập vào bắt giữ Vương Văn Hùng tại nhà cậu của hắn ở Đội 16, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên.
***
THÔNG NÃO NHANH VỀ MỘT BÀI VIẾT LIÊN QUAN ĐẾN VỤ ÁN CÔ GÁI BÁN GÀ BỊ GIẾT
Trong một bài viết khá dài trên trang cá nhân, “nhà báo độc lập” Lê Dũng Vova viết:
“Vụ việc xảy ra, công dân mất tích từ chiều 30 Tết, gia đình và thân nhân báo cho các cơ quan ngay, nếu có nghiệp vụ thì chỉ sau 8 giờ ( 1 ca trực) là cơ quan điều tra có thể bằng biện pháp nghiệp vụ lần qua tổng đài là biết các cuộc điện thoại lúc chiều của khách mua , gọi giao gà.
Từ đó khoanh vùng, biết địa bàn của nghi phạm, lập tức loan báo các lực lượng xiết chặt vùng được xác định số phone gọi đặt gà, thậm chí vờ gọi đến hỏi để xác định vị trí.
Nếu xiết chặt vòng vây ngay trong tối đó thì tính mạng của cô gái đã thoát được nguy hiểm vì nhóm tội phạm chưa kịp hành động quá đà”.
Thế nhưng mãi tận mùng 2 Tết, sau khi băng tội phạm giết nạn nhân rồi vứt xác thì sau đó mới phát hiện ra. Thành phố Điện Biên Phủ đâu có to lớn như Hồng Kong hay Bang Cốc hay HCM đâu, loanh quanh vài km2 trong khu vực dân cư gần chợ mua bán hàng hóa với nhau chứ đâu phải Tuần Giáo lên hay Lai Châu sang mua hàng?” (Hết trích).
Thế rồi, lũ con giời vốn ghét tất cả những gì liên quan đến công an thi nhau sủa lấy, sủa để; nào là “bọn công an chỉ bắt đánh bạc với mại dâm là giỏi”, “công an ngu xuẩn”, “tính mạng của dân đen bị rẻ rúng”,... và đủ các ngôn từ bố láo, mất dạy khác. Nhiều cư dân mạng vốn hiền lành khi đọc những cmt này cũng thấy hoang mang, lo sợ.
Không có nhiều thời gian, tao chỉ tập trung “thông não” nhanh cho lũ ngu xuẩn vài điều, lĩnh hội được bao nhiêu là phụ thuộc vào hồng phúc tổ tiên nhà chúng mày.
Trước hết, cần phải nói nhanh rằng việc lần manh mối từ các cuộc gọi (đi và đến) của nạn nhân là điều đương nhiên, đến đứa con nít cũng biết chứ đừng nói gì đến công an. Tuy nhiên, việc xác định vị trí thuê bao điện thoại di động để phá án không phải là chuyện đơn giản như những kẻ tay nhanh hơn não vẫn tưởng. Tại sao vậy? Cần phải hiểu rằng, cấu trúc của mạng điện thoại di động bao gồm rất nhiều các trạm thu phát sóng (BTS) và BTS lại thường chia thành 3 cell (ô). BTS phục vụ các thuê bao hạn chế trong vòng bán kính nhất định, thông thường khoảng từ 500m (ở khu vực thành phố đông dân cư) đến 1,5 km (ở các trung tâm tỉnh, huyện lỵ). Hiện tại, các mạng GSM (kể cả các mạng CDMA) đang khai thác ở Việt Nam đều chưa ứng dụng khả năng xác định vị trí của thuê bao theo toạ độ, góc hướng một cách chính xác mà thường chỉ căn cứ vào vị trí của các BTS theo địa danh địa lý tương đối. Điều đó có nghĩa là, khi thuê bao đang ở BTS A, ta có thể hiểu là thuê bao đó đang ở trong khu vực bán kính từ 500m-1,5 km xung quanh A mà thôi. Tuy nhiên, nếu thuê bao dùng sim 3G, 4G, khả năng xác định vị trí của thuê bao là rất chính xác với sai số được tính bằng mét do các hệ thống này sử dụng công nghệ định vị toàn cầu (GPS) qua vệ tinh để xác định vị trí thuê bao. Cũng xin nói thêm, trên hệ thống tổng đài luôn luôn lưu giữ thông tin về vị trí và hành trình di chuyển của thuê bao hiện thời với điều kiện thuê bao vẫn bật máy. Khi thuê bao tắt máy thì vị trí cuối cùng của họ được lưu lại trên tổng đài kèm theo thời gian tắt máy (rời mạng). Như vậy, thông qua nhà mạng, công an hoàn toàn có thể xác định được vị trí cuối cùng của thuê bao gọi đến trước khi điện thoại bị tắt. Nhưng vấn đề đặt ra là: vị trí này và vị trí gây án không phải là một, thậm chí rất xa nhau. Đấy là còn chưa nói, những tên tội phạm có gan giết người, cướp của thường là loại mưu mô và tìm đủ cách để đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Thằng ngu nhất thì cũng biết bẻ sim, tắt máy là sau khi thực hiện cuộc gọi. Vả lại, không loại trừ trường hợp vào thời điểm đó có những cuộc gọi khác. Thế nên, CA phải sử dụng rất nhiều biện pháp nghiệp vụ thì mới có thể lần ra được manh mối chứ không chỉ đơn giản là dựa vào một cuộc gọi.
Trong trường hợp thuê bao đó không dùng sim 3G, CA cũng có thể xác định được vị trí (trong bán kính dưới 1,5 km) nghi vấn. Tuy nhiên, việc huy động lực lượng để “xiết chặt vòng vây” là điều không tưởng. Các anh, chị thử tưởng tượng xem nếu CA vô cớ vào lục soát nhà một hộ dân xem sự thể sẽ như thế nào? Các nhà dâm chủ như Lê Dũng Vova sẽ gào lên như thế nào? Đấy là còn chưa nói, khi đánh án mà cứ dàn hàng ngang ra mà lùng sục thì khác nào bày đường cho tội phạm trốn chạy!
Buồn cười nhất là “nhà báo độc lập” còn chỉ ra chiêu “thậm chí vờ gọi đến hỏi để xác định vị trí”. Dũng Vova cứ làm như bọn tội phạm giết người ngây ngô, trong sáng và thiếu i ốt như đàn bò nhà anh ta vậy!
Theo Lê Dũng Vova, “thành phố Điện Biên Phủ đâu có to lớn như Hồng Kong hay Bang Cốc hay HCM đâu, loanh quanh vài km2”. Cái này thì tôi không chê anh ngu, mà là anh giả vờ ngu để đánh lừa những thằng ngu. Bỏ ra ít giây để gúc cũng đủ biết diện tích của Tp Điện Biên Phủ là 64,27 km2. Thế mà anh bảo làn”loanh quanh vài km2” thì đúng là anh khốn nạn một cách có chủ ý!
Tóm lại, chỉ bằng một bài viết thiếu hiểu biết và mập mờ có chủ đích nhưng “nhà báo độc lập” đã thành công trong việc lôi kéo, kích động dư luận chửi bới mạt sát lực lượng công an thậm tệ. Đáng buồn là trong số những người hùa theo đám đông đó lại có những người có trình độ, có hiểu biết!
Đúng là dắt mũi bò chưa bao giờ dễ đến thế!