Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Một ý kiến đáng suy ngẫm

Bài chôm trên mạng.

***
Mới đây nhạc sỹ Trần Long Ẩn đã nói một câu mà có lẽ các nhà làm tư tưởng cũng như bộ máy tuyên truyền của ta nhất là người đứng đầu ban tuyên giáo ông Võ Văn Thưởng nên suy nghĩ

“63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm”. Có lẽ chưa bao giờ mặt trận truyền thông tuyên truyền chúng ta lại kém cỏi và buông lỏng như bây giờ, đó là một sự thật mà nhiều nhà quản lý đang ăn cơm bổng lộc của triều đình nên thừa nhận. Ngoài 63 đài trên khắp các tỉnh thành, gần 1000 tờ báo tạp chí, gần 20 ngàn phóng viên nhà báo. Lời phát biểu nhạc sỹ Trần Long Ẩn mà có lẽ đã đến lúc các nhà làm tư tưởng cũng như bộ máy tuyên truyền của ta nhất là người đứng đầu ban tuyên giáo nên nên suy nghĩ xem lại mình đã làm đúng chức năng tuyên truyền hay chưa.

“63 tỉnh, thành thì có được bao nhiêu đài có phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch? Ít lắm”. Có lẽ chưa bao giờ mặt trận truyền thông tuyên truyền chúng ta lại kém cỏi như bây giờ, đó là một sự thật mà nhiều nhà quản lý đang ăn cơm bổng lộc của triều đình nên thừa nhận. Nhưng rõ ràng chúng ta đang thua trên mặt trận truyền thông với các thể lực thù địch.

Vậy nguyên nhân từ đâu?

Trước hết phải nói về đài báo địa phương, các cơ quan ngôn luận của đảng bộ tỉnh viết lách quá nghèo nàn, không phản ứng nhanh nhạy với những thông tin xuyên tạc của các thế lực chống phá. Những đài nào có lượng khản giả đông đảo thì họ lại không chủ tâm mảng tuyên truyền và phản biện, chạy theo kinh tế thị trường là chính. Như đài truyền hình vĩnh long rất đông đảo đọc giả, nhưng những chương trình phát thanh nào có bài tin nào đưa tin phản biện? Thậm chí họ còn cho phát cả nhạc ngụy quyền mà theo họ là hợp với thời đại. Đó chưa kể tờ báo địa phương không có độ bao phủ mạnh, và hơn nữa trong những trường hợp liên quan tới vấn đề tôn giáo được cho là nhạy cảm, muốn đăng bài cần phải có ý kiến của người đứng đầu bộ máy quán lý tuyên truyền địa phương, nói thắng ra bị trói buộc khó phát huy khả năng của mình.

Về báo chí nói chung

Nếu nói không quá khi cho rằng “ báo chí ngày nay đã xa rời tôn chỉ nhà nước xã hội chủ nghĩa” xã hội bây giờ mà báo chí đang hướng tới là một xã hội đa nguyên như những gì mà báo chí phương tây từng tô vẽ. Hướng tới một nhà nước đa nguyên đa đảng.

Hiện nay Cả nước có gần 1000 tờ báo tạp chí, có 20 ngàn phóng viên nhà báo. Và thử hỏi có được bao nhiêu tờ báo, nhà báo đấu tranh lại những phán ánh đi ngược chủ trương đường lối của chế độ? Không tin bạn lên mạng xem, 10 nhà báo thì có 9 nhà báo toa rập với những thông tin của những kẻ chống đối đem ra. Có những tờ báo thậm chí dùng cây viết của mình đăng những bài viết cực kỳ mất dạy nhất là tuổi trẻ và thanh niên, hai tờ báo có xu hướng bài viết ca ngợi ngụy quyền, theo chủ nghĩa đa nguyên bất tuân những đường lối chủ trương của đảng và nhà nước.

Một đứa phản động viết bài cùng lắm vài trăm chia sẻ, ngàn lượt like là cùng, nhưng một bài báo đi chệch hướng đường lối nó vô cùng nguy hại với những người đọc, bởi ai cũng tin rằng báo chí là của nhà nước, và những gì báo chí đem ra là thông tin chính thống , và họ xem đó là đường lối của đảng. Khi người dân tin rằng thông tin báo chí chính thống đưa tin thì đó là thông tin của đảng và chế độ và họ tin theo cũng là điều dễ hiểu., không ngẫu nhiên mà nhiều lớp trẻ ngày nay họ xem việc vinh danh ngụy quyền là đường lối chủ trương của đảng, nhưng không ai hiểu rằng hành động đó lại xuất phát từ một số tờ báo một số người trong làng báo mà thôi.

Sau khi Liên Xô sụp đổ đảng ta đã chỉ ra 4 suy thoái đó là chệch hướng xhcn, tham nhũng, sự chống phá của các thế lực thù địch và kinh tế. Hiện giờ ta mới chỉ giải quyết xong bài toán kinh tế còn lại ba cái kia vẫn đang hiện hữu. nhất là vấn đề đổi màu xhcn chệch hướng mô hình nhà nước xhcn. Khii nhà nước vẫn đang ra sức định hướng nền kinh tế định hướng xhcn thì báo chí lại tô vẽ một hình mẫu kinh tế phương tây đa màu sắc và nhuộm cho người dân một hình mẫu đó là ưu việt, khi phương tây ưu việt chắc chắn họ sẽ nói mô hình xhcn là lạc hậu cần loại bỏ. Đó là nguy cơ hiện hữu mà đảng ta đang đấu tranh khắc phục.

Dù là một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, sau một thời gian dài đi theo nền kinh tế thị trường chúng ta dần đánh mất bản chất một nhà nước cách mạng vô sản, bỏ ngỏ qua nhiều vấn đề tư tưởng nhất là quán lý hệ thống truyền thông báo chí. Mà như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tầng cánh báo rằng.

"Chính các nhà tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc đã tổng kết “có việc 100 máy bay chiến đấu không thực hiện nổi nhưng chỉ cần 10 sứ giả là có thể hoàn thành; một đài phát thanh cũng có thể bình định xong một đất nước; ngày nay làn sóng điện thay thế các thanh gươm; cây bút là phương tiện đi vào trái tim, khối óc con người; 1 đô la chi cho tuyên truyền thì có tác dụng ngang với 5 đô la chi cho quốc phòng; kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là 4 đòn đột phá, 4 mũi xung kích chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị”.

Đánh mạnh về cải cách giáo dục, là cho thế hệ Việt Nam sau này xa rời mô hình chủ nghĩa xã hội, và cuối cùng chả ai còn nhớ bản chất nhà nước chủ nghĩa là gì, đánh quỵ nền kinh tế để cô lập về của cải vật chất phải dựa hắn vào viện trợ và sự đối chác nước ngoài, tấn công trực tiếp vào uy tín của đảng để nó tự sụp đổ. Đó là ba mũi giáp công mà báo chí và những bực thầy lật đổ phương tây đang áp dụng. Bài học Liên xô chưa phải là cũ nhưng có vẻ lãnh đạo chúng ta khó lòng học thuộc. Bản chất của nền báo chí cách mạng là phục vụ lợi ích nhân dân và cách mạng chứ không phải một nền báo chí, toa rập với truyền thông phương tây chía mũi dùi vào chế độ.

Thánh tổ tay lái lụa

MeoMeo

- Ban đầu nghe nói mục đích của Mỹ là 'tiêu diệt độc tài, đem dân chủ' đến cho Trung Đông.

- Nhưng không hiểu sao sau khi Mỹ đem 'dân chủ' vào Trung Đông thì TỰ NHIÊN cả vùng này lại nát như tương và ở đâu lòi ra một đám ma giáo gọi là ISIS còn ghê hơn 'độc tài' nhiều.

- Rồi Mỹ lại tiếp tục tự cho mình cái nghĩa vụ 'tiêu diệt' ISIS.

- Mỹ và 'đồng minh' 'tiêu diệt' kiểu gì không biết mà sau hai năm ISIS càng lớn mạnh và lan rộng hơn đến nỗi Nga phải nhảy vào vòng chiến và sau đó sáu tháng ISIS TỰ NHIÊN chỉ còn lại một dúm!

- Trump đăng đàn kể công Mỹ đã 'tiêu diệt' ISIS và mấy hôm trước còn khoe giết chết được một trùm ISIS.

- Trump và Lầu Năm Góc tuyên bố để phòng ngừa trong tương lai ISIS có thể tái chiếm các giếng dầu vùng Đông Bắc Syria thì quân đội Mỹ sẽ đưa quân đến phong tỏa, kiểm soát chúng. Đó là 'chuyện cấp thiết nhất' (theo nguyên văn tuyên bố của Trump và LNG) của quân đội Mỹ hiện nay. Ai dám ngăn cản hay mon men đến gần sẽ bị Mỹ bắn bỏ!

- Và canh giếng dầu mà lại không khai thác (như bắt mèo canh mỡ) thì phí nên Trump cho biết sẽ cho hãng ExxonMobil vào múc dầu ở các giếng này lên dùng đỡ!

Vậy là mục đích của Mỹ đã được lái rất ngọt từ ban phát dân chủ thành múc dầu! Thánh tổ của tay lái lụa là đây chứ đâu? Thảo nào tín đồ, đệ tử của nó là đám phản động ba que tay lái cũng rất khiếp!

Chúng luôn ca ngợi rằng Mỹ chỉ 'giúp free' thôi chứ chưa hề xơ múi gì của ai! Và chúng còn đòi Việt Nam phải lòn cúi cái thằng ăn cướp dầu này để giữ dầu trên Biển Đông nữa chứ!

Posted by Meo Meo 

Luật sư lưu manh bị tống cổ ra khỏi phòng xử án

Hồ Ngọc Thắng


Liên quan đến phiên xử sơ thẩm Luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc “Trốn thuế” tại tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, hôm qua, 14-11-2019, xảy ra một sự việc hiếm có: Luật sư Nguyễn Duy Bình người bào chữa cho bị cáo Ngô Tuyết Phương, vợ ông Trần Vũ Hải, bị “kẹp cổ, xốc nách'” ra khỏi phòng xử. Đó là biện pháp cứng rắn, cần thiết và hoàn toàn đúng luật. Ở bất cứ quốc gia và chế độ chính trị nào, những người tham gia phiên tòa đều phải phục tùng tuyệt đối sự điều khiển của HĐXX, đặc biệt là các quyết định của vị chủ tọa phiên tòa liên quan đến tiến trình tranh tụng. Dù là Luật sư, Giám định viên, Điều tra viên, nhân chứng … chỉ được phép trình bày hoặc đề đạt sau khi chủ tọa phiên tòa cho phép.

Là người trong ngành luật, rất nhiều lần ở Đức tôi có mặt trong phiên tòa với tư cách là người tham gia thủ tục xét xử, là thính giả trong phiên tòa công khai. Đó là sự thật, các Thẩm phán Đức rất nghiêm khắc với những hành vi xem thường HĐXX. Những biểu hiện xem thường quan tòa đều bị ngăn chặn kịp thời. Nếu cần thiết, các phát biểu của Luật sư thiếu tôn trọng HĐXX sau đó còn bị xử lý và trừng phạt nghiêm khắc. Có một vụ việc xảy ra mấy năm về trước được nhiều luật gia bàn luận: Một phiên tòa hình sự kéo dài quá lâu, người bố của tội phạm (đã chết) đã ăn một miếng bánh mì; thay vì đuổi ông ta ra khỏi phòng xử, vị chủ tọa phiên tòa cho nghỉ giải lao mấy phút cho đến khi người đó nhai và nuốt mảnh bánh mì. Đó là là những tình huống hiếm có đòi hỏi HĐXX hành xử đúng mức.

Từ hôm qua, 14-11-2019, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết, lời bình luận xung quanh sự việc này. Nhiều cá nhân có tư tưởng chống đối và thiếu thiện chí với Đảng và Nhà nước Việt Nam đã kiếm cớ để công kích nền Tư pháp nước nhà. Như một thông lệ, Đài Á Châu Tự Do lại a dua và góp phần của mình trong việc xuyên tạc Việt Nam. Nhưng những người có lương tri đã lên án hành động mất dạy và đáng xấu hổ này của Luật sư Nguyễn Duy Bình.

Hành động này của Luật sư Nguyễn Duy Bình và việc Luật sư Trần Vũ Hải bị truy tố cho thấy, ở quốc gia nào cũng có loại Luật sư lưu manh bị người dân khinh thường.

Công Phượng: Vô lý và cực kỳ hợp lý

Một lời giải oan cho Công Phượng


Những pha bóng bị cho là "tối" của Công Phượng dường như là một lựa chọn cực đoan trong đội tuyển vốn chơi rất hợp lý của ông Park Hang-seo. Nhưng tại sao Phượng vẫn được chọn?

Cũng thật trớ trêu là bàn thắng duy nhất của Nguyễn Tiến Linh trong trận Việt Nam - UAE tối 14/11 lại đến từ một lựa chọn xử lý cực đoan không kém vào cuối hiệp một: Tiến Linh nhận bóng ở trung lộ, với cự ly rất xa khung thành, bất thần tung ra một cú sút ở đẳng cấp thế giới. Đó là tình huống mà nhiều cầu thủ có đẳng cấp cao hơn Tiến Linh rất nhiều cũng không dám mơ ước thực hiện thành công trong một trận đấu chính thức.

Đấy là tình huống mà khoảng trống ở cánh phải là rất rõ ràng, và Trọng Hoàng đã sẵn sàng băng xuống đáy biên để căng ngang hoặc tạt bổng. Một tiền đạo "hợp lý" sẽ xử lý theo bài không thể rõ ràng hơn: đưa bóng ra biên cho tiền vệ phải trước khi xâm nhập vòng cấm để đón lõng quả tạt, hoặc chạy chỗ chiến thuật nếu có thêm nhiều tiền vệ tham gia tạo các "điểm cắt" trong vòng cấm.

Sau khi vào sân, Phượng thực hiện 3 tới 4 pha đột phá trong đó có 2 lần đưa được bóng vào vòng cấm đối thủ.

Khi xử lý pha bóng cực khó ấy, Tiến Linh có lẽ đã xác định sẽ phải nhận chỉ trích nếu bóng đi ra ngoài. Xác suất ăn bàn là vô cùng thấp. Nhưng cuối cùng thì chính lựa chọn rủi ro ấy đã biến anh thành người hùng, với bàn thắng duy nhất.

Phân tích vậy để thấy bản chất của pha bóng đó là hết sức ngẫu nhiên và thiếu hợp lý, cho dù khi đó UAE chỉ còn 10 người. Không có chút tính chiến thuật nào trong đó cả. Đơn giản đấy là tình huống mà một cầu thủ đã tự quyết định "trồi" ra ngoài hệ thống và cũng xác định sẽ tự chịu trách nhiệm với lựa chọn điên rồ của anh ta. Được ăn cả, ngã về không. Một bàn thắng, xét bản chất, mang phong cách rất... Công Phượng.

Lựa chọn đánh đổi của ông Park Hang-seo

Sau khi vào sân, Công Phượng thực hiện 3-4 cú đi bóng xộc thẳng vào hàng thủ đông người của đối phương. Nhìn rất "tối", nhất là khi đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo luôn nổi tiếng với sự hợp lý, chặt chẽ. Chỉ một trong số đó mang lại hiệu quả: Phượng trả bóng và Quang Hải sút sạt cột dọc.

Thực ra, đó là điều không mới trong lối chơi của Công Phượng: từ khi nổi danh trong màu áo đội U19 cách đây 5-6 năm, trận nào anh cũng chơi như thế cả, và đôi khi thành công thì anh lại làm cả nước vỡ òa. Theo dõi Phượng rê bóng như đang nhìn một nghệ sĩ xiếc đi trên dây không có bảo hộ: khi rơi xuống, sẽ không ai đỡ nổi anh ta.

Các HLV có vài lựa chọn: một, huấn luyện để anh ta chơi hợp lý hơn; hai, phủ nhận anh ta, thay luôn mỗi khi rê bóng rườm rà; ba, không thay đổi gì cả, hoặc chỉ điều chỉnh một chút, và sử dụng phong cách ấy phù hợp với thế trận.

Lựa chọn một có vẻ hợp lý nhất, nhưng khó khả thi dựa trên thực tế: phong cách "cứng đầu" cực đoan này đã hình thành và đeo bám Phượng từ khi bắt đầu sự nghiệp tới giờ, và bản thân anh không có khả năng ra quyết định tốt đủ để chơi hợp lý hơn. Nếu ông Park chọn hai, chúng ta sẽ không có Công Phượng trên tuyển, không cần phải bàn, và cũng là lựa chọn dễ dàng nhất. Ba là một lựa chọn mang tính chất "tự nhiên": để cho anh ta là chính mình, và áp dụng đúng hoàn cảnh.

Anh không được hỗ trợ nhiều trong các tình huống bóng ấy khi tuyển Việt Nam đã chuyển sang trạng thái phòng thủ.

Đó cũng là lựa chọn của HLV Park Hang-seo, với tính hai mặt mà đôi khi nhà cầm quân phải chấp nhận. Một khán giả bình thường cũng nhận ra rằng tung Phượng vào sân sẽ tốn bóng như nào, cũng như Phượng chưa bao giờ là một người giỏi trong việc ra quyết định (đặc biệt là tình huống xử lý cuối cùng), không có lý gì ông Park không nhận ra những hạn chế ấy.

Có thể trong 6-7 lần đi bóng, ông chỉ cần Phượng thành công một lần. Hoặc ông muốn Phượng làm đối phương tiêu hao thể lực. Hoặc đơn giản là khi đội bạn thiếu người, chúng ta cần thêm những giải pháp khó đoán hơn. Không ai biết ông Park thật sự nghĩ gì, nhưng có lẽ là trong một vài bối cảnh cụ thể của trận đấu, ông sẵn sàng chấp nhận những hạn chế của Phượng. Một canh bạc linh hoạt.

Về chuyên môn, điều này không hiếm ngay cả trên thế giới, dù bóng đá hiện đại ngày một đòi hỏi các cầu thủ phải toàn diện hơn. Chúng ta từng thấy những mẫu tiền đạo chơi vật vờ và làm cả đội phải chơi như "chấp người" cả trận (Filippo Inzaghi là điển hình), nhưng vô cùng hiệu quả ở khâu dứt điểm; hoặc ngược lại là những mẫu trung phong chơi rất tốn bóng và cũng bị CĐV nhà chỉ trích rất nhiều vì khả năng dứt điểm (dù đôi khi chỉ là cảm tính), nhưng lại có khả năng quấy rối và cường độ hoạt động cao.

Tất nhiên, mọi so sánh đều có sự khập khiễng, nhưng khi sử dụng con người, các HLV đều đã sẵn sàng "sống chung" với cả hai mặt đặc tính của một cầu thủ. Và có một vài người thì "biên độ đánh đổi" rõ ràng đến mức các khán giả sẽ phải phát bực nếu sự đánh đổi hạn chế của anh ta trên sân chưa đem lại hiệu quả, như Công Phượng.

Một trong các pha bóng bị cho là "tối" của Công Phượng đã tạo ra cơ hội ngon ăn cho Quang Hải.

Tiếng kèn Vuvuzela trong dàn hợp xướng

Tối 14/11, nhìn chung thì phong cách của Công Phượng cũng cung cấp cho đội tuyển Việt Nam một giải pháp khác khi UAE mất người và chơi lùi xuống: đi bóng xộc thẳng vào hàng thủ đối phương, gây rối loạn, tận dụng tình huống lập bập, hoặc gián tiếp tạo bóng hai.

Văn Toàn là tiền đạo tốc độ nhưng cần khoảng trống để bứt phá. Quang Hải rê bóng và xử lý hợp lý hơn Phượng rất nhiều, nhưng phong cách ngày một mẫu mực của anh cũng dẫn đến việc là Hải không phải lựa chọn tối ưu để quấy rối đối phương kiểu "nhây" như Phượng. Tiến Linh chuộng các pha xử lý đơn giản (nhưng tối 14/11 thì anh lại ghi bàn theo đặc tính rất... Công Phượng: xử lý cá nhân bất chấp và sẵn sàng đón nhận "hậu quả").

Tất nhiên, lựa chọn mang tính cực đoan, như đã nói, đồng nghĩa với sự đánh đổi: bộ kỹ năng của Công Phượng có các cụm từ "đi bóng xộc thẳng hàng thủ đối phương", và "vô cùng kiên định, quyết tâm", nhưng đi kèm với nó có thể là sự "thiếu hợp lý", "ra quyết định kém", "tốn bóng", thậm chí "gây khó chịu cho người xem".

Việc đưa Phượng vào sân đơn giản là một động thái mà ông Park có thể "gạt" mức độ ngẫu hứng trong các pha xử lý của đội tuyển lên mức rất cao, nhưng cũng đồng nghĩa luôn với việc tạo ra sự lộn xộn, và rất thiếu... logic. Trong hệ thống vốn rất hợp lý của tuyển Việt Nam, những cú đi bóng của Công Phượng quả là như tiếng kèn Vuvuzela.

Trong hệ thống vốn rất hợp lý của tuyển Việt Nam, những cú đi bóng của Công Phượng quả là như tiếng kèn Vuvuzela.

Đến đây có một câu hỏi: sự đánh đổi là không nhỏ, vậy liệu rằng có thể có các lựa chọn vừa phá cách vừa hài hòa cho đội tuyển được không? Câu trả lời là có và không. Nhưng đấy là một lựa chọn mà cho đến giờ vẫn cho thấy sự "mát tay" của ông Park nhiều hơn là thất bại. Và đấy cũng là quyết định dũng cảm, của một người hiểu rõ khó khăn với lựa chọn của mình, nhưng vẫn chấp nhận để có thể tập hợp được lực lượng vì mục tiêu chung.

Tất nhiên, để chơi theo phong cách cứng đầu, thậm chí "tối tăm" như thế, Phượng cũng đã chấp nhận đánh đổi, không chỉ trên sân, mà còn dưới bão táp chỉ trích sau khi trận đấu đã kết thúc.

Về bản chất, đấy cũng chỉ là một lựa chọn. Không có đúng sai. Chúng ta xem bóng đá đều kỳ vọng vào sự hợp lý, nhưng chính chiến thắng đêm 14/11 cũng cho thấy rằng đôi khi sự bất hợp lý có thể đẹp đẽ đến như thế nào.


Phạm An / Tri Thức Trực Tuyến

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

HÃY MẠNH TAY THỰC THI PHÁP LUẬT, NẾU KHÔNG HẬU QUẢ SẼ LÀ NHÃN TIỀN

Bài viết từ trang Mõ Làng


Tin ban đầu được xác nhận bởi trang Nghệ An thời báo: "Trong một động thái mới nhất, để tăng cường sức mạnh và đủ sức đối trọng lại chính quyền trong quá trình xử lý đối với sai phạm tại Giáo xứ, Linh mục Giuse Nguyễn Đức Nhân đã kêu gọi, đề nghị bà con giáo xứ Kẻ Gai, xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An (nơi Linh mục Nhân từng làm quản xứ trước đó; hiện do Linh mục Anton Nguyễn Văn Hùng làm quản xứ) lên để tiếp ứng cho bà con giáo xứ Yên Lĩnh…

Lời mời gọi của Linh mục Giuse Nguyễn Đức Nhân nhanh chóng được Gx Kẻ Gai hưởng ứng. Và theo ghi nhận thì vào lúc 7h45 sáng hôm nay (ngày 1/10/2019), bà con giáo dân Kẻ Gai khoảng 150 người đã di chuyển bằng phương tiện ô tô (gồm 17 chỗ 3 xe, 1 xe 24 và 1 cái giường nằm) để lên Giáo xứ Yên Lĩnh…

Sau khi tiếp nhận thông tin trên, với mục đích không để bà con Kẻ Gai có các hoạt động vi phạm pháp luật, gây phức tạp tình hình, lực lượng chức năng đã chặn các xe và yêu cầu bà con trở về. Tuy nhiên, số bà con trên xe đã bỏ xuống đi bộ; Linh mục Giuse sau khi được báo cáo đã chỉ đạo giáo dân Yên Lĩnh lấy xe máy xuống chở giáo dân Kẻ Gai lên nhà thờ giáo xứ.

Không dừng lại đó, sau khi chở số giáo dân Kẻ Gai lên nhà thờ giáo xứ, một số bà con giáo dân Yên Lĩnh đã quay trở lại, một số giáo dân lấy xe ngáng đường gây ách tắc giao thông. Tình hình an toàn giao thông chỉ được thiết lập trở lại sau khi lực lượng công an và chính quyền trên địa bàn tiến hành tuyên truyền, vận động bà con giáo dân trở về giáo xứ". 

Sự việc diễn ra trong bối cảnh vị Linh mục quản xứ này đang chỉ đạo giáo dân bất chấp xây dựng nhà học giáo lý trái phép trên đất nông nghiệp; cắt cử người canh gác và ngăn không cho người khác, đại diện chính quyền tiếp cận hiện trường để xử lý vụ việc... 

Cũng nói thêm, mặc dù sau khi đối thoại và ghi nhận nguyện vọng của bà con giáo dân và xét trên nhiều khía cạnh, chính quyền các cấp tỉnh Nghệ An, huyện Anh Sơn đang hướng dẫn Giáo xứ tiến hành thủ tục cũng như khảo sát để tiến tới cấp đất. Tuy nhiên với não trạng của một Linh mục cực đoan, bất chấp pháp luật, linh mục Nguyễn Đức Nhân đã bất chấp các quy định pháp luật và có nhiều động thái tự ý làm, thậm chí đối trọng lại chính quyền... 

Đáng nói hơn, việc Linh mục này huy động bà con ở một Giáo xứ khác, cách xa hàng chục cây số để lên hưởng ứng, tạo sự đối trọng thì dường như sự chống đối đó không đơn thuần là để xây dựng hay gây sức ép để làm bằng được nhà học giáo lý của Gx... Nó đã chuyển sang một trạng thái đối đầu có tính toán và nhuốm màu chính trị của một bộ phận người trong Giáo hội Công giáo Vinh... 

Ngay từ đầu khi chính quyền chưa đồng ý, Linh mục này đã gây sức ép bằng cách cho con em Gx nghỉ học, không tham gia lễ khai giảng để phản đối; khi chính quyền đang trong quá trình giải quyết thì ông ta lại cho đó là hành vi gây khó khăn cho Giáo xứ... và khi mà gx tự ý có hành vi vi phạm thì Linh mục này lại có thêm một động thái mới: Kêu gọi giáo dân nơi khác đến để cùng gây sức ép, đối trọng lại với chính quyền... 

Dù ngay lúc này những điều như thế chưa tạo nên một cục diện gì đó, ảnh hưởng và lung lay chế độ, chính quyền nhà nước. Song, công bằng mà nói thì đấy chính là mầm mống của một xu thế bất tuân chính quyền; sẵn sàng so găng với chính quyền nếu như không đạt được ý nguyện của chính mình dưới vỏ bọc của tôn giáo... 

Những chuyện thế này nếu không được xử lý sớm, ngăn chặn ngay từ đầu thì sẽ có những chuyện lớn hơn; khi đó những thứ nguy cơ là hoàn toàn có thật chứ không còn là nguy cơ. 

Giáo hội Công giáo dù có những phẩm trật, cơ cấu tổ chức khá bài bản và quy củ, nhưng đừng quên dù nó hoàn thiện và lớn mạnh thế nào thì đấy cũng chỉ là một thực thể của xã hội; đương nhiên chịu sự quản lý chung của nhà nước và bằng pháp luật. Một khi họ bất tuân và cố tình lấn lướt chính quyền cũng có nghĩa họ đang tự đặt ra khỏi xã hội chung, pháp luật hiện hành. 

Một hành động nhỏ không được dập tắt sẽ bùng phát những hành động, hành vi lớn hơn, khi đó nếu mới động dụng thì e sẽ khó khăn và chưa kể sẽ có những tổn thất. Cho nên, điều cần làm tại Nghệ An lúc này nên chăng là vào cuộc một cách mạnh mẽ, không để gx và vị Linh mục này muốn làm gì tuỳ thích mà không có bất cứ động dụng gì...

Vụ Giang 36: TRIỆU TẬP VỢ CỰU GIÁM ĐỐC CÔNG AN ĐỒNG NAI

Vợ cựu Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai Huỳnh Tiến Mạnh vừa bị cơ quan CSĐT Công an TP Biên Hòa triệu tập do có liên quan đến vụ giang hồ vây xe công an.

Liên quan đến vụ nhóm giang hồ vây xe chở cán bộ công an tỉnh Đồng Nai hồi tháng 6, hôm nay Công an TP Biên Hòa đã triệu tập bà Nguyễn Thị Hồng (vợ Đại tá Huỳnh Tiến Mạnh, cựu Giám đốc Công an Đồng Nai) để phục vụ điều tra.

Nhóm Giang 36 và đồng bọn vây xe cán bộ công an Đồng Nai vào ngày 12/6

Cùng với bà Hồng, công an cũng triệu tập một số người khác để điều tra làm rõ vụ án Ngô Đình Giang (tức Giang "36") cùng đồng bọn vây xe chở cán bộ công an.

Về lý do triệu tập bà Hồng và những người khác, Công an TP Biên Hòa cho biết, trong quá trình thu thập chứng cứ để điều tra, lực lượng chức năng phát hiện có nhiều cuộc điện thoại qua lại giữa số điện thoại của bà Hồng và đối tượng Nguyễn Tấn Lương (người gọi Giang "36" vây xe công an).

Trong quá trình này, cơ quan điều tra vẫn chưa xác định được cụ thể nội dung trao đổi giữa 2 bên nên đã triệu tập bà Hồng để lấy lời khai, làm rõ nội dung vụ việc.

Như đã thông tin, vào trưa 12/6, trong lúc ăn trưa với một nhóm người tại nhà hàng L.V (TP Biên Hòa), Nguyễn Tấn Lương (36 tuổi, ngụ TP Biên Hòa) xảy ra xô xát với ông Phạm Văn Hiền (34 tuổi, chủ doanh nghiệp) đang ăn trưa với nhóm cán bộ công an tỉnh ở phòng bên cạnh.

Sau đó, nhóm cán bộ công an đưa ông Hiền lên ô tô rời khỏi nhà hàng thì Lương gọi điện thoại cho Ngô Văn Giang (tức Giang "36") đến giải quyết mâu thuẫn.

Giang đã huy động hàng chục thanh niên xăm trổ kéo đến chặn xe ô tô chở nhóm cán bộ công an, đâm thủng bánh xe không cho rời đi. Sự việc khiến cả khu vực náo loạn trong hơn 2 tiếng. 

Qua điều tra, công an khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng và bắt giữ Ngô Văn Giang, Nguyễn Duy Kỷ, Nguyễn Văn Căn. Ít ngày sau, công an tiếp tục bắt giữ và khởi tố đối với Nguyễn Tấn Lương để điều tra.

Trong quá trình khởi tố vụ án này, cơ quan công an cũng mở rộng điều tra hành vi lấn chiếm đất công, cưỡng đoạt tài sản của băng nhóm Ngô Đình Giang.

Minh Tâm

Thôi xong: THIẾU TƯỚNG, NGUYÊN GIÁM ĐỐC CÔNG AN SÓC TRĂNG ĐẶNG HOÀNG ĐA BỊ ĐỀ NGHỊ XEM XÉT XỬ LÝ

Cuteo@

Tin nóng là Thanh tra Bộ Công an đã chuyển nội dung phản ánh về sai phạm của thiếu tướng Đặng Hoàng Đa cho Đảng ủy Công an Trung ương xem xét xử lý theo thẩm quyền. Xem ảnh bên.

Cơ quan kiểm tra của Đảng ủy Công an Trung ương vừa nhận được công văn của Thanh tra Bộ Công an với nội dung yêu cầu xem xét, xử lý đơn phản ánh sai phạm của Thiếu tướng Đặng Hoàng Đa, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. Ông Đặng Hoàng Đa hiện là Phó cục trưởng cục Xây dựng Phong trào Bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Công văn của Thanh tra Bộ Công an cho biết, giữa tháng 8/2019, Bộ trưởng Bộ Công an nhận được đơn phản ánh của các tổ chức, cá nhân về việc ông Đặng Hoàng Đa để xảy ra sai phạm khi còn làm Giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng. 

Sai phạm của ông Đa thể hiện ở việc bổ nhiệm cán bộ sai quy định và duyệt chi những khoản không đúng khiến cho Công an tỉnh Sóc Trăng nợ ngân sách nhiều tỉ đồng…

Trước đó, vào tháng 3/2019, Công an tỉnh Sóc Trăng đã gửi Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương báo cáo về việc xử lý nợ tiền ngân sách. Theo đó, từ tháng 1/2011 đến tháng 10/2016, tổng thu quỹ sản xuất của công an tỉnh này được trên 38,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền chi từ quỹ này lên đến gần 45,9 tỉ. Trong đó, chi mua quà biếu, tiếp khách trên 39,7 tỉ; chi đi công tác, hội nghị 3,4 tỉ; chi hỗ trợ bếp ăn và cho cán bộ chiến sĩ trên 1 tỉ đồng…

Các thống kê cho thấy, ông Đa duyệt chi trên 28,8 tỉ. Ông Nguyễn Bạch Đằng, nguyên Phó giám đốc Công an Sóc Trăng cũng duyệt gần 12,2 tỉ đồng. Các lãnh đạo khác của Công an tỉnh này duyệt trên 4,7 tỉ đồng. Đối với cán bộ, chiến sĩ nhận tiền, người nhận thấp nhất trên 2,5 tỉ, nhiều nhất trên 25 tỉ đồng với 893 lần ký nhận.

Chính vì chi vượt thu với số tiền quá lớn nên lãnh đạo Công an Sóc Trăng giai đoạn 2011-2016 đã mượn kinh phí ngân sách trung ương và địa phương trên 24 tỉ đồng để bù vào. Công an Sóc Trăng sau đó chỉ trả được 18,5 tỉ nên còn nợ trên 5,4 tỉ đồng.

Công an Sóc Trăng cho rằng, việc công an tỉnh này nợ trên 5,4 tỉ đồng thuộc trách nhiệm của ông Đặng Hoàng Đa và 2 cán bộ khác.

Công an Sóc Trăng cũng cho biết, hiện tại ông Đặng Hoàng Đa đã chuyển công tác lên Bộ Công an nên Công an Sóc Trăng chỉ làm rõ những nội dung thuộc phạm vi của tỉnh. Công an Sóc Trăng đề nghị Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương làm việc với ông Đặng Hoàng Đa để làm rõ việc quản lý, sử dụng quỹ sản xuất của công an tỉnh, chỉ đạo tạm mượn ngân sách Nhà nước không đúng quy định.