Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Về thứ "Nhân quyền" của Nguyễn Ngọc Già

Trong các quyền của con người, thì “quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc” là những quyền cơ bản. Sự thực này không ai có thể phủ nhận và tước bỏ. Song, việc lợi dụng “quyền được sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc” để xuyên tạc, đả kích Đảng, Nhà nước Việt Nam như Nguyễn Ngọc Già là không thể chấp nhận và thủ đoạn nham hiểm này của Y cần phải được làm rõ.


Thứ nhất, Nguyễn Ngọc Già đã cố tình đưa ra những luận điểm sai lệch về nhân quyền để ngụy biện cho bản thân. Nguyễn Ngọc Già cho rằng, “Luật gia Hirota Fusshihara ngụy biện”, mà không biết rằng, chính sự cố tình tỏ ra kém hiểu biểt pháp luật, thì Y mới là kẻ “ngụy biện”. Bởi vì, một sự thực hiển nhiên, mỗi quốc gia đều có pháp luật riêng, trong đó có quy định về xuất nhập cảnh cho công dân nước mình và các nước khác. Do đó, việc Nguyễn Ngọc Già lợi dụng “nhân quyền” để ủng hộ cho việc nhập cư trái phép và đả kích Luật gia Hirota Fusshihara, thì chính Y mới là kẻ ngụy biện cho sự cố tình ngây thơ kém hiểu biết pháp luật của mình.

Thứ hai, Nguyễn Ngọc Già đã chà đạp lên nỗi đau của các gia đình có con, em, thân nhân gặp nạn tại hạt Essex, Đông Bắc Thủ đô London của nước Anh để vu khống, xuyên tạc Đảng, Nhà nước Việt Nam “không làm tròn trách nhiệm về lĩnh vực Nhân quyền”. Như chúng ta đã biết, vụ 39 người tử vong trong thùng xe container ở khu công nghiệp Waterglade, hạt Essex, Anh là sự việc đau lòng ngoài ý muốn đối với toàn thể nhân dân Việt Nam và thế giới, đặc biệt là gia đình của các nạn nhân. Sự việc này đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ kịp thời động viên, thăm hỏi gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo rốt ráo Ủy ban nhân dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình phải khẩn trương có các hành động giúp đỡ người dân đang trong hoàn cảnh đau thương; Bộ Ngoại giao phải theo dõi sát tình hình, phối hợp chặt chẽ, làm việc với các cơ quan liên quan phía Anh để xác nhận danh tính nạn nhân và có hoạch hồi hương các nạn nhân; Bộ Công an cùng Công an tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra, xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Cơ quan điều tra bước đầu đã xác định, tạm giữ một số đối tượng có liên quan tới hành vi “Tổ chức, môi giới người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép”.

Với những hành động khẩn trương, quyết liệt từ cơ quan quản lý cao nhất là Chính phủ tới các Bộ, ngành và địa phương liên quan trực tiếp, chúng ta mong mỏi giải quyết nhanh nhất sự việc, góp phần xoa dịu nỗi đau của thân nhân các nạn nhân, đồng thời trừng trị nghiêm minh những đối tượng vi phạm pháp luật. Song, thật không ngờ, Nguyễn Ngọc Già đã cố tình “nhắm mắt” trước thực tế hiển hiện ấy, dựng đứng lên các thông tin bôi nhọ, kích động nhằm vào các cơ quan Nhà nước Việt Nam; đả kích Đảng, Nhà nước Việt Nam “thiếu trách nhiệm”, “Việt Nam không hợp tác chống buôn người”, “chính quyền Việt Nam kém cỏi” trong đưa người “xuất khẩu lao động”. Đặc biệt, lồng với các bình luận bôi nhọ, kích động, Nguyễn Ngọc Già còn xuyên tạc, vu khống về “thực thi quyền con người ở Việt Nam” và “quyền con người của những người xuất khẩu lao động”.

Thế nhưng, thực tế không thể phủ nhận là những biện pháp mà Việt Nam triển khai nhanh chóng trong thời gian qua được phía Anh cũng như dư luận đồng tình, đánh giá cao; những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam trong giải quyết các sự việc; Việt Nam là một quốc gia hòa bình, ổn định, nhân dân có cuộc sống hạnh phúc và ngày càng ấm no đã bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, vu khống Đảng, Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Ngọc Già về cái gọi là “Việt Nam đã không làm tròn trách nhiệm về lĩnh vực Nhân quyền”.

Sự thực về đất nước, xã hội và con người Việt Nam, cùng với các hành động mạnh mẽ của Việt Nam trong việc chống mua bán người đã vạch trần và bác bỏ những luận điệu lợi dụng sự việc đau lòng ở hạt Essex, Anh để vu khống, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam của Nguyễn Ngọc Già.

Xả súng tại Mỹ khiến 2 cảnh sát thương vong

Xả súng tại Mỹ làm hai cảnh sát thương vong

Sáng 21/11 (giờ Việt Nam), một vụ xả súng đã xảy ra tại thành phố Detroit, bang Michigan của Mỹ, khiến 1 cảnh sát thiệt mạng và 1 cảnh sát bị thương nặng.

Các sĩ quan cảnh sát Detroit triển khai tại hiện trường vụ xả súng. Ảnh: detroitnews.com

Cảnh sát trưởng thành phố Detroit James Craig cho biết hiện trường vụ tấn công là khu vực gần đại lộ Wyoming và Chippewa sau khi cảnh sát nhận được thông báo về một đối tượng trang bị vũ khí đang đột nhập một ngôi nhà ở khu vực trên. Cảnh sát ngay lập tức có mặt tại hiện trường và tiến hành khám xét căn nhà. Đối tượng đã nổ súng trước khi bị cảnh sát khống chế.

Tuy chưa công khai danh tính của hung thủ, nhưng cảnh sát cho biết đối tượng từng có nhiều tiền án tiền sự và mới được ra tù.

Thanh Hương (TTXVN)

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

KỆ CỤ NÓ CÁC ANH CAM Ạ.

Cuteo@

Tôi thấy rất phiền lòng khi nghe báo chí la toáng lên là có người lạ bắt dân xóa clip quay CSGT đang làm việc. Và càng phiền lòng hơn khi các anh phóng viên Dân Trí hỏi: Vì sao quá trình tuần tra, kiểm soát của CSGT lại xuất hiện người dân xen ngang vào “quan hệ công vụ”, trong khi đó các chiến sĩ công an lại không có phản ứng gì? 

Đây là câu hỏi ngu tới mức không thể ngu hơn!

Xin lỗi anh phóng viên Dân Trí, quan hệ nào là "quan hệ công vụ"? 

Để Mỵ nói cho mà nghe, CSGT làm việc với người vi phạm là thực thi công vụ. Ngược lại người vi phạm quay clip CSGT làm việc với họ không phải là công vụ anh ạ. Xem clip, người dân không hề cản trở CSGT làm việc, và như thế họ không xen vào "quan hệ công vụ" đâu.

Để Mỵ nói tiếp cho mà nghe, bất cứ chỗ nào, khi CSGT làm việc cũng luôn có báo chí rình rập, luôn có bọn trẩu tre gây sự để quay clip và cũng luôn có người tò mò đứng xem, người tốt cũng có và kẻ xấu cũng lắm. 

Luật pháp quy định dân có quyền giám sát, và CSGT không có quyền đuổi, không có quyền cấm dân quay clip, cũng không có quyền bắt dân phải xóa clip. Tóm lại bất cứ ai làm gì xung quanh nơi CSGT làm việc đều không bị cấm, trừ khi người đó cản trở CSGT làm việc (xô đẩy, chửi bới, cướp phá công cụ, cố tình xóa dấu vết hiệ trường..). CSGT sẽ chỉ chú tâm làm việc mà không có quyền ngăn cản người dân làm gì xung quanh anh ta. Điều này có nghĩa, anh quay kệ anh, anh xóa kệ anh, các anh bắt nhau xóa hay bắt nhau quay cũng kệ cụ các anh. Quan hệ giữa 2 công dân không liên quan tới CSGT. Và nếu CSGT ngăn cản ai đó yêu cầu người quay phải xóa clip thì đó là hành vi xâm phạm quyền tự do của công dân. 

Xin hỏi anh báo, CSGT có quyền gì mà cấm cản người dân khuyên bảo nhau, hả?

Tôi đã xem hết clip và phát hiện ra rằng, thằng quay clip là loại không khác gì Trần Đình Sang ở Yên Bái. Khi bị CSGT thổi, lập tức rút điện thoại ra quay và hỏi, mày chào tao chưa, biển tên đâu, ai cho chúng mày đứng ở đây, kế hoạch công tác đâu, mày không biết tao à...

Mời xem clip:


Trong vụ này, kết quả xác minh của công an Hưng Yên cho thấy 2 người yêu cầu thằng quay xóa clip là anh Nguyễn Văn M (mặc áo đen) và anh Bùi Văn D (mặc áo trắng). Hai anh này là người cùng xã Tân Lập và không quen biết tổ CSGT nói trên. Mà tôi nói thật, nếu 2 anh có quen tổ CSGT cũng chả làm sao. Nói thế cho vuông.

Nhắn với các anh CSGT, ai làm gì xung quanh thì kệ cụ họ, chả việc đéo gì phải phản ứng. Nghe nhở.

BÁO CÔNG AN PHƠI BÀY BẢN CHẤT LỪA ĐẢO, BỊP BỢM CỦA BĂNG ĐẢNG "CHTV"

Báo Công an phơi bày bản chất lừa đảo, bịp bợm của băng đảng “CHTV”


Băng đảng CHTV do Lê Văn Dũng, tức Lê Dũng Vova cầm đầu, tiền thân là nhóm “Phong trào chấn hưng nước Việt” do Vũ Quang Thuận, Lê Thăng Long lập ra, sau này Thuận cùng Nguyễn Văn Điển và Trần Hoàng Phúc đều đang ngồi tù hoạt động với hình thức chủ yếu là phát livestream trên facebook, youtube. Khi băng nhóm “Chấn hưng nước Việt” này bị bắt, căn cứ kết tội tuyên truyền chống Nhà nước là hàng trăm video clip thể hiện động cơ, mục đích tuyền truyền, chống phá rõ ràng. Sau khii băng nhóm trên “nhập kho”, “bóc lịch” thì Lê Văn Dũng tiếp quản, đổi tên thành “Đài truyền hình CHTV Việt Nam” (hay CHTV) mở rộng nó bằng nhiều chiêu trò, thủ đoạn “phong phú” hơn, dã tâm nguy hiểm hơn và trắng trợn hơn.

Báo Công an nhân dân ngày 19/11/2019 đã có bài viết “Vạch trần bản chất phản động của nhóm Phong trào Chấn hưng nước Việt”, đã chỉ rõ một chiêu trò lừa đảo của băng nhóm “CHTV” là lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thẩm định thật giả của người dân và tự phong cho mình là “phóng viên đài CHTV” để phỏng vấn, kích động người khiếu kiện bằng lời hứa sẽ đưa lên truyền thông, Internet, mạng xã hội với phủ dụ giúp họ sớm đòi lại công bằng, gây sức ép chính quyển giải quyết cho họ. Hai vụ việc điển hình được nêu ra hai trường hợp khiếu kiện đều ở Thái Bình, đều được số cầm đầu CHTV thông qua người chăn dắt khiếu kiện để móc nổi, phỉnh nịnh họ “lên sóng”. Hành động này vô hình dung khiến người khiếu kiện cho rằng mình được truyền thông ủng hộ, cổ vũ và quyết tâm theo đuổi các đòi hỏi, yêu sách, bất chấp tung ra những thông tin thiếu khách quan, sai sự thật.

Trước đây nhiều đối tượng “đấu tranh dân chủ” cũng đã dùng chiêu trò tương tự để phỉnh nịnh người khiếu kiện công khai lên sóng các đài truyền thông chống cộng hải ngoại như Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Khắc Toàn… Nhưng hành vi lừa đảo của băng nhóm CHTV nguy hiểm hơn hẳn khi lợi dụng tiện ích mới công nghệ trên mạng xã hội, lập ra kênh tivi online có logo, có phòng thu hình, có phương tiện, thậm chí còn làm hẳn “thẻ nhà báo” cho thành viên của tổ chức, cách thức hoạt động chuyên nghiệp không khác gì một đài truyền hình mini.

Tất nhiên, băng đảng CHTV chẳng giúp gì được người khiếu kiện bởi không hề tư vấn, giải thích pháp luật đúng đắn cho họ, cũng không hề có chức năng báo chí giám sát hoạt động của chính quyền để chất vấn các cơ quan, chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ người khiếu kiện, thực chất là nó lợi dụng cái mác lừa đảo đó để kích động người dân đi theo con đường sai trái, vi phạm pháp luật.

CHTV là mô hình lừa đảo tinh vi, nguy hiểm nhất là trong thời đại Internet hiện nay, với smart TV và smart phone, người dân càng khó phân biệt thật giả, lại dễ dàng tiếp nhận nó và tưởng nó là đài truyền hình hợp pháp. Mong rằng cơ quan công an sớm điều tra, xử lý nghiêm băng đảng lộng hành này

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 3: "THẾ HỆ F" VÀ BỊ KỊCH CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG ĐƯỜNG PHỐ

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 3: “Thế hệ F” và bi kịch của các cuộc cách mạng đường phố 

Sau khi giành Giải Tự do Báo chí của RSF vào tháng 09/2019, cựu phóng viên Phạm Đoan Trang đã vượt qua nhóm “trí thức phò chính thống” của ông Chu Hảo, để trở thành gương mặt sáng giá nhất của phong trào dân chủ Việt Nam. Vậy để chạm đến vinh quang này, cô đã phải đi qua những hành trình nào, và trả những cái giá gì?

Mời bạn đọc loạt bài viết “Tiểu sử Phạm Đoan Trang” để trả lời câu hỏi đó.

Tiểu sử Phạm Đoan Trang – Kỳ 3: “Thế hệ F”và bi kịch của các cuộc cách mạng đường phố

Ngày 05/06/2011, Phạm Đoan Trang tham gia một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam. Ngày 18/08 cùng năm, cô thu thập các bài viết của người biểu tình, để biên soạn thành một tuyển tập mang tên “Thế hệ F”. Trong lời nói đầu của tuyển tập, cô mô tả đợt biểu tình như một cuộc “cách mạng dân chủ” “đầy tự hào”; trong đó người dân xuống đường lật đổ chế độ nhờ sức mạnh của Internet, tương tự như Cách mạng Cam ở Ukraine năm 2005, Cách mạng Nâu ở Myanmar năm 2007, và Mùa Xuân Arab ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2011.

Trong không khí hứng khởi của thời điểm đó, ít ai đoán rằng các phong trào biểu tình sẽ khiến Trang sa lầy vào đường hướng chống Cộng cực đoan, trong khi khiến thế giới Hồi giáo sa lầy trong ngoại thuộc và nội chiến.

1. Bối cảnh của cuốn “Thế hệ F”

Ngày 26/05/2011, ba tàu hải giám Trung Quốc đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, để cắt cáp thăm dò và cản trở hoạt động của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam). Trong suốt mùa hè 2011, nhiều tàu đánh cá Việt Nam hoạt động gần các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tiếp tục bị tàu hải giám Trung Quốc bắn phá, cướp thiết bị. Những sự kiện này được báo chí chính thống Việt Nam đưa tin rộng rãi, khiến dư luận phẫn nộ trước hành vi xâm lược của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam.

Nhân đó, các cuộc biểu tình để phản đối Trung Quốc xâm lược, đòi Chính phủ Việt Nam có hành động mạnh mẽ trước Trung Quốc, đã diễn ra liên tục ở Hà Nội và TP.HCM vào các buổi sáng Chủ nhật hằng tuần, bắt đầu từ ngày 05/06/2011. Chuỗi hoạt động này kéo dài đến cuộc biểu tình thứ 3 ở TP.HCM (19/06/2011), và cuộc biểu tình thứ 11 ở Hà Nội (21/08/2011) – khi cảnh sát bắt đầu ngăn cản biểu tình.

Dù giới hoạt động thường mô tả đợt biểu tình năm 2011 như “một hoạt động tự phát của người dân”, trong thực tế, đợt biểu tình này được điều khiển bởi 2 tổ chức.

Thứ nhất, là các trí thức, cựu quan chức, Đảng viên Đảng Cộng sản tập hợp quanh Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh. Là những người có vị thế trong bộ máy chính trị của Việt Nam, nhóm này chủ trương thay đổi chế độ bằng con đường cải cách. Họ công khai mục đích này vào năm 2013, khi công bố một kiến nghị đòi đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, và công nhận quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai. Sau khi lập blog Bauxite Việt Nam (BVN – 2009) để phản đối sự hiện diện của Trung Quốc trong dự án khai thác bauxite trên Tây Nguyên; họ đã liên tục dẫn dắt luồng dư luận công kích chính phủ, đòi cải cách chính trị, đòi “thân Mỹ - thoát Trung”; trước khi họ trở thành một tâm điểm chú ý trong các cuộc biểu tình năm 2011.

Thứ hai, là Nhật ký Yêu nước – fanpage chống Cộng do một nhóm người Việt hải ngoại thành lập năm 2010, sau có người trong nước tham gia. Nhóm này chuyên đăng các bài viết công kích chế độ, kêu gọi làm cách mạng đường phố để lật đổ nhà nước, và thu hút một lượng lớn độc giả trẻ. Họ đã phát động 11 cuộc biểu tình trong mùa hè 2011, phần để “phản đối Trung Quốc” như tuyên bố, phần để học tập đợt biểu tình “Mùa xuân Arab” – khi đó vừa lật đổ hoặc tạo khủng hoảng cho 5 chế độ độc đảng ở Bắc Phi và Trung Đông. Ngày 05/06/2011, mà họ chọn để phát động biểu tình, là dịp kỷ niệm 100 năm ngày cố Chủ tịch Hồ Chí Minh “ra đi tìm đường cứu nước”.

Ngoài ra, một số blog chống chế độ – như Anh Ba Sàm và Dân Làm Báo – cũng tích cực đưa tin về đợt biểu tình này.

Sau khi cuộc biểu tình thứ 11 bị ngăn cản, một số người biểu tình thành lập nhóm “No-U” (Phản đối đường chữ U của Trung Quốc trên Biển Đông). Các nhóm BVN, Nhật ký Yêu nước và No-U tiếp tục phối hợp tổ chức biểu tình trong suốt các mùa hè của 8 năm tiếp theo, nhiều cuộc trong số này không liên quan đến vấn đề “đường chữ U của Trung Quốc”.

Nhờ tham gia đợt biểu tình hè 2011, Phạm Đoan Trang đã gặp Trịnh Hữu Long và Nguyễn Anh Tuấn, là hai người đồng hành cùng cô trong hầu hết các hoạt động về sau. Trang cũng lần lượt gia nhập nhóm No-U vào năm 2011, và Nhật ký Yêu nước vào năm 2012, trước khi xuất cảnh vào năm 2013, để được VOICE dạy nghề làm cách mạng đường phố

Đợt biểu tình năm 2011, và việc biên soạn cuốn “Thế hệ F”, đã thay đổi cuộc đời Đoan Trang. Một mặt, nó đánh dấu một bước ngoặt của Trang, khi cô chuyển từ một phóng viên phản biện thành một người hoạt động để lật đổ chế độ. Mặt khác, nó khởi đầu việc chép sử và xuất bản của Trang – hai hoạt động sẽ giúp cô để lại nhiều dấu ấn trong phong trào dân chủ.

2. Nội dung của cuốn “Thế hệ F”

Qua các tình tiết vừa kể, có thể thấy dù người biểu tình năm 2011 tập hợp quanh ngọn cờ “chống Trung Quốc”, hai tổ chức khởi xướng đã muốn biến đợt biểu tình thành một cuộc cách mạng đường phố để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Đoan Trang hiểu rõ điều này, và đã thể hiện nó qua nội dung, cùng lời nói đầu, của cuốn “Thế hệ F”.

“Thế hệ F” là một tuyển tập các bài viết trên mạng xã hội, xoay quanh các cuộc biểu tình “chống Trung Quốc” năm 2007 và 2011. Hầu hết số bài viết này được soạn bởi những người tham gia phong trào dân chủ. Bên cạnh đó, Đoan Trang cũng bổ sung vào tuyển tập một số bài viết phê phán cuộc biểu tình, được đăng trên báo chính thống hoặc các blog ủng hộ chính phủ Việt Nam, nhằm phản ánh một góc nhìn mà người đọc cần ghi nhận và có thể đưa ra thảo luận.

Phần chính của cuốn sách gồm 6 chương, với nội dung như mô tả trong bảng dưới:


Qua bố cục, có thể thấy “Thế hệ F” không đặt mục đích tường thuật đợt biểu tình để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Nó chỉ mượn chuyện “ai làm chủ Biển Đông” để bàn về chuyện “ai làm chủ quốc gia”, thông qua việc làm chủ hệ thống chính trị.

Khi Đoan Trang mượn chuyện “chống Trung Quốc” để làm vỏ bọc cho các yêu sách về dân chủ, cô đã hành xử khôn khéo, vì tinh thần quốc gia của người Việt Nam có trọng tâm là tinh thần chống ngoại xâm.

Lời nói đầu của “Thế hệ F” cũng thống nhất với nội dung vừa nêu. Nó cho thấy trong mắt Đoan Trang, đợt biểu tình năm 2011 không nhằm mục đích “chống Trung Quốc” đơn thuần, mà mang bản chất của một cuộc cách mạng đường phố hình thành trên mạng xã hội, tương tự biến cố “Mùa Xuân Arab” diễn ra ở Bắc Phi và Trung Đông đầu năm đó:

3. Ý nghĩa của cuốn “Thế hệ F”

Khi “Thế hệ F” ra đời, giới hoạt động dân chủ cho rằng cuốn sách đã lưu giữ một giai đoạn của lịch sử Việt Nam nói chung, và của quá trình chuyển đổi dân chủ ở Việt Nam nói riêng.

Chẳng hạn, trong lời nói đầu của “Thế hệ F”, Đoan Trang viết rằng “cuốn sách này thực chất ghi lại một chặng đường lịch sử của Việt Nam”, “một giai đoạn đầy sóng gió và rất đáng ghi nhớ trong công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ”.

Tương tự, trong một bài viết trên trang Pro&Contra, Hồng Lanh viết rằng “Thế hệ F” mô tả những bước tiến mới của sinh hoạt dân chủ ở Việt Nam – trong đó dân chủ nảy nở từ các cuộc tranh luận trên mạng, trưởng thành nhờ các biểu tình trên đường phố, và kết tinh trong những cuốn sách được xuất bản bí mật. Trong quá trình đó, người biểu tình đoàn kết trong lòng yêu nước, yêu tự do; và sinh hoạt với nhau một cách bình đẳng, dân chủ, ôn hòa, văn minh.

Dưới góc nhìn của chúng tôi, nhận định vừa nêu có 4 điểm không chính xác.

Thứ nhất, “Thế hệ F” không có chức năng “ghi lại một chặng đường lịch sử”. Về mặt nội dung, cuốn sách không tường thuật đợt biểu tình 2011 một cách chi tiết và khách quan; nó chỉ tập hợp các bài viết thể hiện ý kiến, cảm xúc của 2 bên liên quan trong biến cố đó. Về mặt mục đích, cuốn sách nhằm tuyên truyền quan điểm chính trị của tác giả vào thời điểm sách được phát hành, chứ không nhằm lưu giữ lịch sử cho thế hệ tương lai. Vì vậy, “Thế hệ F” chỉ có giá trị của một tư liệu lịch sử, chứ không có giá trị của một bản ghi chép.

Thứ hai, đợt biểu tình năm 2011 không hẳn là một phong trào yêu nước và bảo vệ chủ quyền. Như đã đề cập, cả người biểu tình lẫn tác giả “Thế hệ F” đều muốn mượn chuyện chủ quyền Biển Đông để làm cách mạng đường phố, nhằm thay đổi thể chế. Người biểu tình không bảo vệ nước Việt Nam sẵn có: họ đòi định nghĩa lại nước Việt Nam, và không đồng cảm với những người Việt Nam yêu nước theo cách khác họ.

Thứ ba, đợt biểu tình năm 2011 không hẳn là một giai đoạn dân chủ hóa, và người biểu tình cũng không sinh hoạt với nhau một cách bình đẳng, dân chủ. Điều này thể hiện rõ qua thái độ của người biểu tình với đa số người dân Việt Nam, và qua cấu trúc của 3 tổ chức cầm đầu biểu tình – là BVN, No-U và Nhật ký Yêu nước.

Như đã đề cập, người biểu tình trách dân Việt Nam “vô cảm”, “hèn nhát” khi không ủng hộ phong trào đấu tranh của họ. Cách nhìn này không giống ý thức hệ dân chủ, vốn tôn trọng ý kiến của số đông người dân. “Thế hệ F” cũng xa lạ với tinh thần đa nguyên, khi nó bài trừ văn hóa phẩm có nguồn gốc Trung Quốc, gồm cả những tác phẩm không liên quan đến các yêu sách của đợt biểu tình.

Về mặt tổ chức, tính dân chủ của cả BVN, No-U lẫn Nhật ký Yêu nước đều không cao. Qua các đoạn chat bị lộ vào năm 2014, có thể thấy dù ban quản trị Nhật ký Yêu nước có ra quyết định bằng phiếu bầu, quyền quyết định cao nhất thuộc về một admin sống ở Mỹ và trả lương cho các thành viên trong nước. Trong khi đó, BVN được lập nên bởi nhóm trí thức thân Quỹ Văn hóa Phan Chu Trinh và Viện IDS cũ; bản thân nhóm này được điều hành bởi một tốp cựu quan chức sinh hoạt bí mật, có quan hệ với các phe phái trong chính phủ. No-U hoàn toàn không có nội quy, và được điều hành tùy hứng bởi một nhóm đứng đầu; trong đó nổi bật là Nguyễn Xuân Diện, trung gian liên lạc giữa No-U và BVN.

Tóm lại, khó có thể xem phong trào biểu tình năm 2011 như một giai đoạn dân chủ hóa ở Việt Nam, khi người biểu tình không tôn trọng quan điểm của người dân, và không dùng cơ chế dân chủ để ra quyết định hay bầu lãnh đạo.

Sự phi dân chủ của phong trào biểu tình năm 2011 có thể xuất phát từ ít nhất 2 lý do khách quan. Thứ nhất, nhiều người biểu tình cho rằng lối sinh hoạt dân chủ là không thực tế trong hoàn cảnh Việt Nam; vì nó khiến các tổ chức chậm ra quyết định trong các tình huống khẩn cấp, dễ bị công an cài gián điệp, và những người lãnh đạo dễ bị chính quyền chú ý. Thứ hai, vì chính quyền phong tỏa thông tin, quan hệ xã hội và sinh kế của nhiều người biểu tình; những nhà hoạt động có khả năng cung cấp tiền, thông tin nội chính và quan hệ với nước ngoài sẽ có quyền lực lớn trong những tổ chức mà họ tham gia.

Ngoài ra, cũng cần thừa nhận một lý do chủ quan, là đa số người biểu tình không có cả kiến thức lẫn kinh nghiệm về sinh hoạt dân chủ. Chính Đoan Trang cũng nhận ra vấn đề này, khi trong một cuộc thảo luận nội bộ của Nhật ký Yêu nước hồi năm 2014, cô tỏ ra thất vọng trước trình độ của những người biểu tình nổi tiếng:
Thứ tư, phong trào biểu tình năm 2011 phản ứng với công an theo kiểu “ăn miếng trả miếng”, chứ không giữ nguyên tắc ôn hòa mà họ ca ngợi lúc đầu. Nhiều người biểu tình có sẵn hận thù cá nhân với chế độ, và sẵn sàng bộc lộ hận thù này khi hoàn cảnh cho phép. Chẳng hạn, Bùi Hằng và Lân Thắng – hai người bị Đoan Trang gọi là “thô thiển”, “xôi thịt” sau này – cũng chính là người dần đầu và người chụp ảnh của đợt biểu tình được “Thế hệ F” ca ngợi là “ôn hòa”, “văn minh”. Bản thân Đoan Trang cũng không khác. Sau khi tham gia cuộc biểu tình ngày 05/06, Đoan Trang viết rằng người biểu tình “có cảm giác như mình đang được bảo vệ” bởi công an, và sự kiện chỉ làm đọng lại “tình yêu” trong lòng tất cả mọi người. Còn sau khi công an ngăn chặn, bắt tạm giữ và phạt hành chính một số người biểu tình vào ngày 21/08, Trang viết rằng công an đã cướp thành phố Hà Nội của cô, cũng như họ đã cướp nhà của ông bà nội cô trong thời bao cấp.

Bài viết của Trang có đoạn:

“…Lúc ấy tôi không biết rằng lẽ ra, khung cửa sổ ấy là của một ngôi nhà kiểu Pháp rất bề thế. Hòa bình lập lại, ngôi nhà bị xé nhỏ, ông bà tôi được ở phòng xếp mái. Toàn bộ khuôn viên còn lại dành cho các cán bộ mới về tiếp quản. Tôi nhớ tôi đã hăng hái đi lấy nước hộ ông bà. Xuống máy nước, hứng đầy xô, rồi lũn cũn xách lên gác, tới khoảnh sân chung chừng ba mét vuông trước cửa một căn buồng đóng kín, tôi đặt phịch cái xô xuống. Nước sóng sánh tràn ra ngoài. Cửa xịch mở và một ông lao ra. Nhìn vũng nước trên sàn, bộ mặt ông ta nhăn nhúm lại, kèm tiếng rít lên: “Á, con này, con này…”. Đứa bé 5 tuổi kinh hãi đứng chết sững, mặt tái dại (có lẽ thế). May mắn thay, ông nó xuất hiện kịp thời, xin lỗi hàng xóm và xách xô nước, dắt nó lên nhà. Sau đó nó được người lớn bảo cho biết, ông láng giềng vốn là một cán bộ công an tên M., nghiêm lắm, tại nó làm sánh nước ra sân chung trước cửa nhà ông ấy nên ông ấy mắng cho là đúng rồi. Nhưng từ ngày ấy, đứa bé cứ sợ sợ, nó tự hỏi làm sao người hiền từ như ông bà nó lại ở gần cái ông công an ác như con ma thế…”.

Tóm lại, dù tác giả “Thế hệ F” tin rằng mình đang chép sử, cuốn sách là một tập tài liệu tuyên truyền thay vì một ghi chép lịch sử mang tính khách quan. Nhiều thông điệp tuyên truyền của cuốn sách không chính xác.

4. Hậu “Thế hệ F”

Hai năm sau khi bùng phát, “Mùa xuân Arab” đã khiến Ai Cập rơi vào bất ổn, Lybia, Syria, Yemen rơi vào nội chiến với sự can thiệp quân sự của phương Tây, và khiến tổ chức khủng bố Hồi giáo IS trỗi dậy tại nhiều vùng trong khu vực. Tình trạng hỗn loạn này tiếp tục kéo dài nhiều năm, khiến hàng triệu dân thường phải chạy nạn sang châu Âu. Trong khi đó, từ năm 2017, phong trào biểu tình ở Việt Nam cũng bị cực đoan hóa, sau khi bị dồn vào đường cùng bởi các đợt truy bắt của chính phủ và chính sách cắt giảm tài trợ của Donald Trump. Năm 2019, phong trào thể hiện rõ sự bệ rạc của mình, khi không thể tổ chức các cuộc biểu tình lớn với nhiều quần chúng tham gia, như họ đã làm trong các mùa hè từ 2011 đến 2018.

Như vậy, lời tiên tri của “Thế hệ F” – rằng Internet và mạng xã hội sẽ giúp quần chúng gia tăng tốc độ thảo luận, tập hợp, xuống đường, nhờ đó giúp dân chủ đa đảng được thiết lập một cách dễ dàng trên toàn thế giới – đã không ứng nghiệm. Dân chủ là một phương thức sinh hoạt của xã hội, cần được hình thành dần nhờ các nhu cầu và điều kiện tự thân, chứ không thể được lắp đặt trong một sớm một chiều nhờ nhân sự, công nghệ và tiền tài trợ từ Mỹ. Sai lầm của những người biểu tình năm 2011, ở Việt Nam cũng như trong thế giới Hồi giáo, là họ cố tạo ra thay đổi bằng cách đập phá những di sản của người khác, thay vì bằng cách xây dựng di sản mang dấu ấn của mình. Có điều khác với các nước Trung Đông và Bắc Phi, xã hội Việt Nam không quá nhiệt tình trước những lời kêu gọi phá hoại, do đã học được nhiều bài học trong quá khứ.

Dù Đoan Trang cố đưa không khí sử thi vào “Thế hệ F”, giai đoạn hậu “Thế hệ F” là một bi kịch lãng xẹt của nhiều người biểu tình, bao gồm cả chính Trang. Bi kịch này sẽ được mô tả rõ hơn trong các kỳ tới.

Một số bài viết liên quan (xếp theo trình tự thời gian):

* Về cuốn “Thế hệ F”:

_ “Thế hệ F” – NXB Liên Mạng, 2011
procontra.asia/wp-content/uploads/2012/04/The-he-F.pdf

anhbasam.wordpress.com/the-he-f/

_ “Thế hệ F” – Hồng Lanh (pro&contra), 16/04/2012

procontra.asia/?p=520

NHẬN DẠNG ME TÂY

MeoMeo

Bọn me tây cực kỳ cuồng tây, xem tây là chuẩn mực cho tất cả, cho nên rất dễ bị tây dắt mũi. Ngay cả khóc hay cười, thương người hay không, chúng cũng hùa theo tây! Đầu óc nô lệ nhưng chúng cứ nghĩ mình văn minh, tiến bộ hơn phần còn lại! Còn nhớ vụ Paris bị quân Hồi giáo tấn công 2015 hay nhà thờ Paris cháy 2019, bọn me tây bị tây dắt mũi đồng loạt treo cờ phú đĩ, đú theo '#prayforparis'. Bây giờ chúng cũng đú theo '#prayforhongkong'.

Nếu không phải nô lệ me tây, là người có đầu óc con người phát triển bình thường thì sẽ nhận ra rằng tây 'pray for Paris' là vì tây xót cho mình. Chúng chẳng bao giờ 'pray' cho những đất nước bị chúng quăng bom tàn phá nát bét ra xưa nay cả! Tây yêu bản thân, mặc kệ những mất mát do chúng gây ra với nhiều dân tộc khác trên thế giới là chuyện bình thường, nhưng người Việt mà đú theo làm thế thì rõ ràng là một đám súc vật không não!

Trường hợp Hồng Kông, tây 'pray for Hong Kong' vì bọn biểu tình là một lũ me tây, phục vụ cho mưu đồ đế quốc của chúng. Tây rất yêu chó nên 'pray' cho đàn chó trung thành với mình cũng là chuyện bình thường. Hiện nay có hàng chục phong trào biểu tình dài ngày ở nhiều nước khác trên thế giới, có thương vong cho người biểu tình cao hơn nhiều so với Hồng Kông nhưng vì những phong trào này không ảnh hưởng hay thậm chí trực tiếp đi ngược lại lợi ích của tây (như biểu tình ở Paris) nên tuyệt nhiên chúng không thấy có nhu cầu pray hay lăng xê cho họ trên truyền thông và mạng xã hội.

Bọn me tây Việt thì cứ auto đú theo phản ứng (hay không phản ứng) của tây như một đám súc vật không não!

Điển hình là em ca sĩ và cái trang Khai Nguyên TV này. Cả lũ đú theo '#prayforhongkong' và em ca sĩ này đã 'khóc như một đứa trẻ' khi xem clip me tây HK đóng cải lương!

Con người có óc người, biết tìm hiểu sự thật và nhận định độc lập thì đã nhận ra rằng cái clip đó là một sản phầm tuyên truyền rẻ tiền. Đám biểu tình này đang lên lớp mùi cải lương để lôi kéo ủng hộ chứ sự thật thì chúng chỉ cào mặt ăn vạ là chính chứ chả ai muốn giết chúng cả mà lại phải trăn trối như đúng rồi vậy!

Con người sẽ thấy đoạn cải lương này được diễn rất lố, kịch bản, đạo diễn tồi và sẽ thấy nó hài hước chứ không phải cảm động!

Sự thật cho thấy trong tất cả các phong trào biểu tình dài này trên khắp thế giới hiện nay, biểu tình ở HK là an toàn nhất. Qua sáu tháng, chỉ có hai vụ chết người và nguyên nhân không liên quan đến chính quyền. Một là do chen nhau rơi từ trên cao xuống đất, hai là một người vô can không phải dân biểu tình bị người biểu tình ném gạch vào đầu chết!

Vậy mà nó diễn, trăn trối y như nó sắp đi chết chắc vậy!

Vậy mà cũng có đứa 'khóc như một đứa trẻ' vì cái clip tào lao hvl này! :v

Ở Lebanon, một nước Tây Á theo 'dân chủ' của tây lông, mới biểu tình một tháng, chính quyền đã cho quân đội bắn thẳng vào đoàn biểu tình làm một người chết.

Ở Iraq, nước đã được Mỹ 'dân chủ hóa', biểu tình khoảng một tháng có 320 người chết. Chính quyền cũng cho quân đội bắn bỏ người biểu tình.

Ở Chile, cũng xứ 'dân chủ' theo Mỹ, biểu tình một tháng chết 20 người. Ít nhất có năm mạng chết dưới tay lực lượng an ninh.

Thành phần bị thương không được nhắc đến.


Không thấy tây lông khởi xướng những phong trào '#prayforxxx' cho các nước 'dân chủ' nói trên để me tây Việt biết mà đú theo khóc!

Báo chí lớn của tây lông đã ngưng cập nhật thiệt hại nhân mạng của phong trào biểu tình gilets jaunes ở Pháp một năm nay. Theo những bài báo từ một năm trước sau khi phong trào biểu tình đã kéo dài sáu tuần, có 10 cái chết liên quan đến biểu tình, 'đa số là do tai nạn', không thấy nhắc đến phần còn lại là do ai.

Một trang khác cập nhật tháng 5/2019 cho biết đến thời điểm đó, có năm người bị mất bàn tay, 23 người bị mù, ngoài con số 11 người chết.

Không thấy tây lông khởi xướng một phong trào '#prayforparis' mới cho me tây Việt đú theo khóc thương người, và do đó chúng cũng chẳng có cảm xúc gì trước thiệt hại tài sản và nhân mạng lần này của Paris!

May là Việt Nam 'không có tư do báo chí, tư do internet'. Nếu có thì chắc chắn tây lông đã biến cả đất nước này thành một cái chuồng lợn luôn rồi còn gì?!

Posted by Meo Meo at 10:09 PM