Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Mẹ nữ sinh giao gà: Ma đưa lối quỷ đưa đường

Mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên lĩnh 20 năm tù: Ma đưa lối, quỷ đưa đường

TP - Các đối tượng khai vì khoản nợ ma túy của người phụ nữ nên đã bắt giữ, sát hại con gái bà. Người mẹ kêu oan, nói không dính đến “cái chết trắng” nhưng tòa án bác bỏ, tuyên phạt 20 năm tù.

Bị cáo Trần Thị Hiền bị xác định đã mua bán ma túy với nhóm giết con gái mình

Từ ma túy đến giết người?

Ngày 27/11, TAND tỉnh Điện Biên xét xử sơ thẩm Trần Thị Hiền (SN 1975) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Bà Hiền là mẹ của chị Cao Mỹ Duyên - nữ sinh bị bắt giữ, hãm hiếp và sát hại vào dịp Tết Âm lịch vừa qua. Bị truy tố cùng tội danh, có 4 bị cáo khác hầu tòa gồm Vì Thị Thu (SN 1982), Bùi Văn Công (SN 1975), Vì Văn Toán (SN 1982) và Lường Văn Hùng (SN 1991, cùng ở Điện Biên). Riêng Vì Văn Toán bị truy tố thêm tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”.

Theo cáo trạng, năm 2017, Vì Thị Thu đã lên khu vực biên giới, mua 2 bánh heroin giá 90 triệu đồng/bánh về bán cho Bùi Văn Công với giá 150 triệu đồng/bánh. Tiếp đến, Công cùng Lường Văn Hùng bán số ma túy này cho Trần Thị Hiền với giá 160 triệu đồng/bánh nhưng bị nợ 30 triệu đồng. Ngoài ra, các đối tượng còn tổ chức sử dụng ma túy ở nhà Vì Văn Toán.

Tại tòa, bị cáo Vì Thị Thu phản cung, khẳng định bản thân chỉ bán cho Công 8 viên hồng phiến và khẳng định đã bị ép cung, buộc nhận mua bán 2 bánh heroin. Thu khai đã bị nhốt trong phòng hỏi cung 5 ngày đêm, luôn có 2 cán bộ luân phiên trông coi không cho ngủ. Việc ăn uống, vệ sinh cũng bị hạn chế và hoàn toàn không được tắm. Thu nói: “Cán bộ không cho nói, chỉ cho nghe và nói theo lời cán bộ thôi... Phải chép theo 2 tờ giấy cán bộ đưa, nói khai theo sẽ không có tội”.

Ngược lại, chồng Thu là Vì Văn Toán khẳng định vợ mình có bán 2 bánh heroin và một số ma túy lẻ cho Bùi Văn Công; bản thân chứng kiến việc này. Ngoài ra, năm 2009, Toán có bán cho Trần Thị Hiền 2 bánh heroin với giá 150 triệu đồng/bánh nhưng không được trả tiền. Toán nói: “Lúc đó bị cáo chưa đi tù. Bà Hiền mua bán không sòng phẳng, không trả tiền cho bị cáo. Đi tù về, bị cáo tìm để đòi nhưng Hiền nói không có tiền trả... Bị cáo bắt con của bà ấy để lấy lại số tiền”.

Tương tự, các bị cáo Bùi Văn Công, Lường Văn Hùng khai đã mua ma túy từ Thu để bán cho Trần Thị Hiền và bị nợ 30 triệu đồng. Được hỏi tại sao không đến nhà đòi tiền, Công đáp: “Không đến nhà đòi tiền vì lúc đó bị cáo bán đất, có tiền tiêu rồi. Đến đòi sợ vì vi phạm pháp luật. Bị cáo hỏi thăm biết nhà Hiền nhưng chưa đến bao giờ”.

Ma túy hủy hoại gia đình

Tuy nhiên, Trần Thị Hiền một mực nói không mua bán ma túy, không quen biết nhóm Công, Hùng. Bị cáo này cho rằng: “Chúng giết con tôi nhưng sau đó chưa bị bắt ngay nên đã bàn bạc để hãm hại tôi... Tôi biết nếu trên đời có người mẹ tham tiền, bỏ con bị giết sẽ bị cả xã hội lên án ghét bỏ, tôi không bao giờ làm điều đó... ”.

Bào chữa cho bị cáo Hiền, các luật sư Giang Hồng Thanh, Lê Hồng Hiển nêu quan điểm, hồ sơ vụ án có rất nhiều điểm mâu thuẫn. Cụ thể, về số tiền Công có lúc khai đã nhận từ bà Hiền 290 triệu đồng tiền bán ma túy, lúc khai 300 triệu, lúc khác khai đã nhận đủ. Lời khai của Công và Hùng cũng mâu thuẫn về màu sắc áo bị cáo Hiền mặc, quá trình giao nhận ma túy và đưa tiền về cho Vì Thị Thu... Vì vậy, các luật sư đề nghị tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

Sau hội ý, HĐXX bác quan điểm của luật sư, tuyên phạt Trần Thị Hiền và Bùi Văn Công cùng mức án 20 năm tù; Vì Thị Thu và Lường Văn Hùng phải nhận hình phạt tù chung thân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Riêng Vì Văn Toán (SN 1982) nhận án chung thân về tội “Mua bán trái phép chất ma túy” và 7 năm tù về tội “Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy”; tổng hợp hình phạt là chung thân. 

***

11 án tử cho nhóm buôn hàng nghìn bánh heroin

Sau 3 ngày xét xử sơ thẩm, chiều 27/11, TAND tỉnh Lạng Sơn đã tuyên bản án “buôn bán trái phép ma túy” lớn với các bản án nghiêm khắc.

Trước đó, qua thẩm vấn, tranh tụng trước tòa, HÐXX khẳng định, từ tháng 5/2016 đến giữa năm 2018, đường dây vận chuyển, buôn bán ma túy do Vi Văn Thế (SN 1971), trú tại đường Kim Ðồng, khu đô thị Phú Lộc IV, thành phố Lạng Sơn cầm đầu cùng 11 đồng phạm đã buôn 1.700 bánh heroin từ vùng Tây Bắc qua Lạng Sơn rồi bán sang Trung Quốc. Trong đó, Thế đóng vai trò chính, đã nhiều lần thực hiện mua bán trót lọt 350 bánh heroin, tổng khối lượng 112kg. Bị cáo Lộc Văn Ngan đã 6 lần bán tổng cộng 124 bánh heroin, Quách Thị Xiệp đã 4 lần thực hiện buôn bán tổng cộng 247 bánh heroin...

HÐXX đã tuyên phạt 11 án tử hình dành cho các bị cáo: Vi Văn Thế, Quách Thị Xiệp, Vi Văn Sấn, Hoàng Văn Pó, Hoàng Văn Sông, Lộc Văn Ngan, Hoàng Văn Phóng, Hoàng Văn Ỳ, Hoàng Văn Hun, Lăng Văn Thượng, Mã Văn Khánh. Bị cáo Lưu Tuấn Hưng nhận mức án chung thân.

Ngoài mức án trên, các bị cáo còn bị truy thu và hình phạt bổ sung số tiền gần 1,8 tỷ đồng.

Nguyễn Duy Chiến

Chuyện của người phúc ta và chuyện báo Thanh Niên tôn vinh linh mục phản động Đặng Hữu Nam

Khoai@

1.
Xem clip do báo Thanh Niên đăng, phản ánh linh mục Đặng Hữu Nam tổ chức cầu nguyện cho 39 người Việt tử vong do vượt biên bất hợp pháp vào Anh làm tôi nhớ câu chuyện Lý Thông cướp công Thạch Sanh. Nếu ai xem clip này, hẳn sẽ chỉ nhớ tới công lao của linh mục này trong việc đưa các thi hài người quá cố về Việt Nam, trong khi đó vai trò của nhà nước đã bị lờ đi một cách vô tình hoặc hữu ý. 

Rõ ràng, đây là ví dụ tiêu biểu của câu chuyện "của người phúc ta".

Vụ này làm tôi nhớ đến chuyện nhà nước bỏ ra cả hàng ngàn tỉ đồng để xây dựng đường điện 500 kv nhưng lại chưa kịp kéo điện về các hộ dân. Chớp cơ hội này, các linh mục công giáo chỉ bỏ ra một khoản bằng đúng một con muỗi để kéo điện từ lưới xuống cho các hộ dân theo đạo thiên chúa. Vậy là người dân chỉ biết các linh mục tốt với mình mà không hề biết nhà nước đã phải đầu tư cả nhân lực, trí lực, tài chính lớn như thế nào cho người dân.

2.
Trong câu chuyện này, nhà nước đã phải cử nhiều đoàn phối hợp với chính phủ Anh để điều tra, xác định danh tính và dùng tiền ngân sách để chi trả việc đưa các thi thể từ Anh về Việt Nam. Nhưng điều quan trọng này đã không được báo Thanh Niên nhắc tới. Thay vào đó Thanh Niên đưa ví dụ tiêu biểu bằng cách đưa clip linh mục Đặng Hữu Nam cầu nguyện cho những người đã chết.

Chuyện sẽ không có gì đáng nói, nếu như linh mục Đặng Hữu Nam là một linh mục tốt, sống tốt đời đẹp đạo. Đằng này, xin được nói thẳng, Đặng Hữu nam là một tên phản động khoác áo linh mục.

Linh mục Đặng Hữu Nam, kẻ thường xuyên kích động Giáo dân chống Đảng và nhà nước ta, thường xuyên vu khống, chửi rủa chính quyền, đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Những hoạt động chống phá nhà nước của linh mục Đặc Hữu Nam nhiều tới mức các bạn có thể chỉ cần gõ từ khóa "Linh mục Đặc Hữu Nam" vào ô tìm kiếm của Google thì đã có hàng triệu kết quả.

Còn nhớ, khi có tin 39 người Việt tử vong và báo chí mới manh nha nhắc đến chuyện đưa các thi hài về nước thì chính linh mục Đặng Hữu Nam là kẻ đầu tiên xuyên tạc, bôi nhọ đất nước với giọng điệu cực kỳ phản động. Đặng Hữu Nam cho rằng, "nhà nước ta phải chịu trách nhiệm về cái chết của 39 người này", rằng "họ buộc phải ra đi là vì để thoát khỏi chế độ này"... Đáng chú ý, linh mục Đặng Hữu Nam đã lên mạng để bịa đặt, rằng nước Anh chi trả tiền cho việc đưa thi hài 39 nạn nhân về nước bao gồm cả chi phí từ sân bay về nhà, "tố cáo" Đại sứ quán Việt Nam tại anh đã ăn cánh cới cảnh sát để ăn tiền trên "những xác chết"....gây phẫn nộ trong nhân dân. Xin trích nguyên văn một đoạn kèm ảnh chụp màn hình FB của Đặng Hữu Nam:


"Tài tình đãng ta!

Vụ 39 người chết tại Anh. Chính phủ Anh đã hỗ trợ hoàn toàn chi phí chở xác của nạn nhân bằng chuyên cơ kể cả khoản tiền trung chuyển từ sân bay Nội Bài về quê.

Tổng số tiền chi phí lên tới 25 ngàn Euro/1 nạn nhân. Chính những người Anh đã điện thoại cho từng gia đình có thân nhân bị chết để hỏi nguyện vọng muốn nhận xác hay nhận tro, và được câu trả lời là nhận xác vì muốn nhìn mặt người thân lần cuối.

Nhưng ĐSQ VN tại Anh ăn cánh với bọn cảnh sát địa phương bắt ép các gia đình nạn nhân chấp nhận đưa tro về nhà thay vì đưa xác. Vì đương nhiên nhận tro sẽ đỡ tốn kém hơn nhận xác rất nhiều và chúng nó muốn ăn cái tiền chênh lệch kia".

Cho đến tận hôm nay, khi mà được báo Thanh Niên đưa lên sóng để cướp công của nhà nước thì Đặng Hữu Nam vẫn tiếp tục lên Facebook chống phá nhà nước. 

Xin cung cấp cho báo Thanh Niên, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin & Truyền thông bằng chứng là các ảnh chụp màn hình: 


Mới các cơ quan ban ngành vào đọc Facebook của Đặng Hữu nam tại địa chỉ sau:

https://www.facebook.com/Fanlinhmucantondanghuunam/


Câu hỏi đặt ra là, vì sao một tờ báo được coi là chính thống như Báo Thanh Niên lại đăng tải clip có hình ảnh của Đặng Hữu Nam trong trường hợp này và báo Thanh niên muốn truyền tải thông điệp nào đến nhân dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế?

Phải chăng, báo Thanh Niên đang cố tình lăng xê cho một tên phản động lợi dụng tôn giáo như Đặng Hữu Nam?

Mời xem clip:

Nóng: GIÁM ĐỐC SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HÒA BÌNH BỊ CÁCH CHỨC

Khoai@

Liên quan đến xử lý cán bộ có sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 tại Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo.

Theo quyết định của UBND tỉnh Hòa Bình, ông Bùi Trọng Đắc bị cách chức Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình do thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017, 2018 tại tỉnh Hòa Bình. 

Ông Bùi Trọng Đắc cũng để nhiều cán bộ, đảng viên của Sở GD&ĐT, ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Hòa Bình có nhiều sai phạm nghiêm trọng tới mức bị khởi tố, điều tra hình sự và bị xử lý kỷ luật.

Quyết định của UBNd tỉnh Hòa Bình.

Hồi đầu tháng 8/2019, Tỉnh ủy Hòa Bình họp và kết luận ông Bùi Trọng Đắc phải chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác tổ chức thi tại hội đồng thi được giao phụ trách và đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức. Đề nghị này chưa được thực thi thì cuối tháng 8, ông Đắc lại xin phép nghỉ dài hạn để chữa bệnh.

Cuối tháng 9/2019, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với 2 lãnh đạo Sở GD&ĐT các địa phương có liên quan tới gian lận điểm thi, trong đó có ông Bùi Trọng Đắc.

Ngày 16/10, ông Bùi Trọng Đắc đã gửi thông báo tới Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các phó giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo, toàn thể cơ quan sở và ngành giáo dục - đào tạo Hòa Bình về việc ủy quyền điều hành Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình cho cấp dưới trong thời gian giám đốc đi chữa bệnh.

Ngày 5/11, Văn phòng T.Ư Đảng thông báo, Ban Bí thư T.Ư Đảng đã họp xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên là cán bộ cấp cao, trong đó có ông Bùi Trọng Đắc, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình.

Năm 2018, Hòa Bình cùng với Hà Giang, Sơn La là 3 tỉnh để xảy ra vụ việc vi phạm nghiêm trọng quy chế thi, dẫn đến tiêu cực trong thi cử. Không những thế, theo kết quả của cơ quan điều tra, gian lận tại Hòa Bình còn có từ năm 2017. Số thi sinh được gian lận điểm thi ở địa phương này là 65 thí sinh, trong đó có 1 thí sinh được nâng điểm năm 2017.

NỔ LỚN TẠI NHÀ MÁY HÓA HỌC Ở TEXAS, 60.000 NGƯỜI NHẬN LỆNH SƠ TÁN

VOV.VN - Nhà máy hóa chất của Tập đoàn TPC thuộc bang Texas của Mỹ phát nổ và cháy lớn, khiến 60.000 người dân sống xung quanh phải sơ tán.

Giới chức Mỹ vừa cho biết, một vụ nổ lớn gây ra hỏa hoạn kéo dài hơn 12 giờ đồng hồ đã xảy ra tại 1 nhà máy hóa chất của Tập đoàn TPC, tại thành phố Port Neches, hạt Jefferson bang Texas.

Nhà máy hóa chất ở Texas bốc cháy trong đêm. (Ảnh: AP)

Vụ việc đã khiến ít nhất 3 người bị thương. Hiện chính quyền hạt Jefferson đã lệnh cho cư dân sinh sống trong phạm vi 6,4 km của nhà máy hóa chất phải sơ tán. Ước tính có khoảng 60.000 người tại 4 thành phố lân cận đã nhận được lệnh di dời.

Được biết nhà máy hóa chất bị cháy chuyên xử lý hóa dầu được sử dụng để sản xuất cao su tổng hợp và nhựa. Nhà máy này có 175 nhân viên. Hiện chưa rõ nguyên nhân xảy ra vụ nổ gây cháy lớn này./.

Đình Nam/VOV1

Quảng Ngãi: MỘT TIẾN SĨ ĐỀ NGHỊ BẢO VỆ TÍNH MẠNG VÌ TỐ CÁO TIÊU CỰC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN


Ông Phan Văn Hiếu

Tiến sĩ Phan Văn Hiếu trong thời gian nhậm chức Phó bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) được biết là người có nhiều tố cáo về các sai phạm của chính quyền cùng cấp cũng như một số cán bộ. Sau đó, ông Hiếu được điều về làm Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Phan Văn Hiếu, Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi vừa xác nhận đã có đơn gửi các cấp ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đề nghị bảo vệ tính mạng cho bản thân và người thân gia đình.

Theo ông Hiếu, lý do gửi đơn đề nghị là trong thời gian công tác tại huyện Nghĩa Hành, trên cương vị là Phó bí thư Huyện ủy đã phát hiện dấu hiệu nghi ngờ, sai phạm của một số cán bộ lãnh đạo huyện có liên quan đến một số doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn.

Vì vậy, ông Hiếu đề nghị kiểm tra dấu hiệu vi phạm của một số cán bộ, chi bộ và Đảng bộ trực thuộc; có đơn tố cáo gửi đến cấp ngành chức năng tỉnh và trung ương.

Sau sự việc trên, ông Hiếu cho biết đã nhận nhiều tin nhắn từ số máy lạ với nội dung đe dọa uy hiếp đến tính mạng của bản thân và người thân trong gia đình. Nhà của ông ở TP.Quảng Ngãi cũng bị kẻ gian đột nhập vào để đánh cắp điện thoại.

Lo sợ cho sự an toàn của bản thân và người thân gia đình, nên ông Hiếu viết đơn gửi các cơ quan chức năng đề nghị được bảo vệ theo luật định.

Ông Phan Văn Hiếu được điều động về làm Phó bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành vào tháng 11.2016. Trong thời gian công tác tại huyện này, ông Hiếu được biết đến là người phản ánh và có các động thái chống tiêu cực. Tháng 4.2019, Tỉnh ủy Quảng Ngãi điều động ông về làm Phó chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi.

Ông Phan Văn Hiếu lấy bằng tiến sĩ kinh tế vào tháng 7.2017. Mới đây, sau khi có đơn tố cáo của ông liên quan đến một số sai phạm trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nghĩa Hành, Thanh tra Bộ NN-PTNT đã vào cuộc và có kết luận.

Tin, ảnh: Thạch Châu

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2019

LÊN TIẾNG SAU VỤ BẮT PHẠM CHÍ DŨNG: VẪN LÀ NHỮNG TRÒ CHỐNG PHÁ XƯA CŨ

Đắc Chí

Sau khi có thông tin về việc ngày ngày 21/11/2019, CQANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng (SN 1966; quê tỉnh Đồng Tháp, ngụ quận Tân Bình TPHCM) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, một số cá nhân, tổ chức mang danh “bảo vệ nhân quyền” lại lấy cớ lên án cơ quan điều tra và Nhà nước, thậm chí họ còn đưa ra các “thông cáo” với những đòi hỏi hết sức phi lý.

Thông cáo báo chí của “Hội Nhà báo độc lập Việt Nam” hôm 22/1 viết rằng: “Với việc bắt và khởi tố ông Phạm Chí Dũng, Cơ quan Công an Tp. Hồ Chí Minh đã xoá bỏ các nỗ lực tuyên truyền và thúc đẩy Quyền dân sự – Chính trị của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trong thời gian gần đây; vẽ thêm mảng tối về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam; xác lập sự vi phạm trắng trợn các cam kết nhân quyền của Nhà nước Việt Nam đối với cộng đồng thế giới và khu vực.”

Tổ chức bất hợp pháp này cũng kêu gọi EU xem xét lại Hiệp định Tự do thương mại và Hiệp định bảo hộ đầu tư với Việt Nam vì những hành vi xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng qua vụ bắt giữ Phạm Chí Dũng.

Một bản lên tiếng hôm 22/11 của 9 tổ chức xã hội dân sự cùng khoảng gần 200 cá nhân trong và ngoài nước cũng lên án vụ bắt giữ và gọi đây “là việc làm không phù hợp với nhà nước pháp quyền”, đồng thời kêu gọi chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho Phạm Chí Dũng.

Trước đó, một loạt các tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch, Phóng viên không Biên giới và Ủy ban bảo vệ các nhà báo cũng đã ra thông cáo lên án việc bắt giữ Phạm Chí Dũng, đồng thời kêu gọi quốc tế xem xét lại các thỏa thuận mậu dịch và đầu tư với Việt Nam vì tình trạng vi phạm nhân quyền.

Điều dễ nhận thấy, những luận điệu cùng các tuyên bố hay thông cáo nói trên không có gì mới, vẫn là những trò chống phá xưa cũ; không có mục đích nào khác ngoài mục đích nhằm hạ uy tín của Việt Nam, phá hoại quan hệ của Việt Nam với các nước khác, cản trở Việt Nam trên con đường phát triển. Và có một sự thật chung là khi phản đối, họ đều không quan tâm xem xét bản chất người được họ bảo vệ.

Phạm Chí Dũng là ai, vì sao bị bắt?

Phạm Chí Dũng sinh năm 1966, xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, được rèn luyện từ môi trường quân đội, tuy nhiên Phạm Chí Dũng lại chọn riêng cho mình một ngã rẽ lầm lạc. Phạm Chí Dũng giao du với thành viên của “Việt Tân” một tổ chức chống phá Việt Nam điên cuồng ở nước ngoài, đã bị liệt vào danh sách khủng bố. Sự việc bại lộ vào tháng 7/2012, CQANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã bắt, khám xét nơi ở, làm việc của Phạm Chí Dũng về hành vi cấu kết với một số tổ chức phản động lưu vong ở Mỹ. Biên soạn ra nhiều tài liệu chống phá Nhà nước, phỉ báng chính quyền, tuyên truyền kích động nhân dân nhằm lật đổ Nhà nước Việt Nam.

Sau 06 tháng bị tạm giam, tưởng đâu, Phạm Chí Dũng sẽ quay đầu, nhưng không. Thậm chí, ngày 4/7/2014, Dũng còn ngang ngược ra “Tuyên bố thành lập cái gọi là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – IJAVN” do y làm Chủ tịch Hội. Thường xuyên đăng tải các bài viết mang màu sắc cá nhân, tư tưởng thù địch, chống phá Đảng, Nhà nước. Từ khi thành lập, IJAVN còn ra nhiều thông báo, tuyên bố; tham gia ký, vận động kêu gọi các cá nhân, tổ chức tham gia ký tên các tuyên bố công khai chống đối lại các hoạt động của chính quyền.

Nhưng “đi đêm lắm cũng có ngày gặp ma”, ngày 21/11/2019, CQANĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Phạm Chí Dũng. Y bị khởi tố về tội Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo Điều 117 BLHS năm 2015.

Nội dung khởi tố cũng ghi rất rõ, thời gian qua, Phạm Chí Dũng có nhiều hoạt động công khai vi phạm pháp luật nghiêm trọng và rất nguy hiểm; tác động xấu đến sự ổn định xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh trật tự Thành phố. Do đó, việc khởi tố để điều tra đối với Phạm Chí Dũng là rất cần thiết và đúng quy định của pháp luật. Quá trình thực hiện lệnh bắt, khám xét đối với Phạm Chí Dũng được CQANĐT thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật TTHS nước CHXHCN Việt Nam và thu được nhiều tài liệu, vật chứng quan trọng phục vụ công tác điều tra.

Qua đây, một lần nữa có thể thấy, mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc của Việt Nam đều phải bị xử lý một cách nghiêm khắc trước pháp luật. Đây cũng là bài học cho những người “trở cờ” phản dân, hại nước./.

Thảo khấu Đồng Tâm bắt giữ bộ đội và cách đưa tin của báo chí

Nhóm người tại Đồng Tâm tự xưng "Tổ Đồng thuận" bắt giữ bộ đội và cách đưa tin sai sự thật của báo chí trong nước 

Loa Phường 

Chiều ngày 25/11/2019, một nhóm dân tại Đồng Tâm tự xưng "tổ Đồng thuận" do Lê Đình Công, Bùi Viết Hiểu cầm đầu bao vây, bắt giữ xe chở nhóm bộ đội làm nhiệm vụ kiểm soát quân sự phục vụ hội thao tại Trường bắn Miếu Môn (nằm ngay cạnh xã Đồng Tâm) có di chuyển quân trên xe ô tô qua khu vực Miếu Môn từ khoảng 12h trưa đến gần 16h chiều. 

Chi tiết vụ bắt giữ tại clip cho thấy số "dân Đồng Tâm" trên xúc phạm vô văn hóa, thể hiện thái độ vô cùng cực đoan, đe dọa bắt, giết, khống chế các cán bộ chiến sỹ quân đội, đòi Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến chuộc “con tin” mới thả ra: 


Trong khi các thông tin về vụ bắt giữ, xúc phạm, chống lại các chiến sỹ quân đội tràn ngập trên mạng xã hội với đa số thể hiện sự phẫn nộ với chính clip livestream của Lê Đình Công thì trên hàng loạt các tờ báo online (chủ yếu là đăng lại từ Thông tấn xã Việt Nam và Dân Việt) như Thể Thao Văn Hóa, Vietnamnet, 24h, Khoa học đời sống, Zing,... các phóng viên, nhà báo chỉ đưa tin đơn giản: Không có chuyện người dân Đồng Tâm bắt giữ bộ đội, với lập luận mơ hồ và lập lờ rằng: Người dân Đồng Tâm “lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại”, và sự vụ đã được giải quyết êm đẹp. 

Nếu so sánh clip quay trực tiếp từ vụ việc diễn ra chiều 25/11/2019 vừa qua với những bài báo đưa tin sau đó, quả thực người đọc/ xem sẽ nhận thấy có một khoảng cách lớn giữa những gì diễn ra trong thực tế và những gì đã được các nhà báo che giấu đi. 

Thứ nhất, thực tế là nhóm "dân Đồng Tâm" do Lê Đình Công và nhóm xưng danh "tổ Đồng thuận" dẫn dắt đã tụ tập rất đông, có kế hoạch và sự phân chia “công việc” rõ ràng cho từng người. Trong đó, một số phụ nữ trong "tổ Đồng thuận" như bà Loan đứng chửi bới những chú bộ đội đang ngồi trong thùng xe, văng tục, thóa mạ những nhân vật như chủ tịch Nguyễn Đức Chung, đại tướng Ngô Xuân Lịch,... Cùng lúc ấy, xe bộ đội bị bao vây bởi nhóm Lê Đình Công, còn ông Lê Viết Hiểu cầm loa đọc diễn văn ra yêu sách chính quyền xử lý vụ việc minh bạch, rõ ràng, công bằng cho "nhân dân Đồng Tâm". Vậy là chỉ trong một khu vực xe bộ đội bị bao vây, có ít nhất ba cảnh đã diễn ra: Cảnh "người dân" văng tục, chửi bậy, quát nạt, xúc phạm thậm tệ các đồng chí bộ đội – Cảnh "người dân" dàn quân đông đảo, bao vây, khống chế không cho xe rời khỏi hiện trường, bắt 1 sỹ quan quân đội phải viết cam kết, tường trình theo ý họ – Cảnh “thủ lĩnh tổ Đồng Thuận” Lê Viết Hiểu đưa ra những yêu sách theo đúng “chủ trương” của "tổ Đồng Thuận" lâu nay. 

Thế nhưng, các phóng viên, nhà báo hoàn toàn bỏ qua tất cả những chi tiết trên, mà chỉ mô tả vụ việc trong đúng một câu ngắn ngủi trên các báo: “Người dân đã lầm tưởng có việc nghiêm trọng, nên đã vây xe lại.” 

Thứ hai, các bài báo còn không đưa ra được những thông tin rõ ràng, chính xác về vụ việc xảy ra chiều qua: Thời gian bắt đầu và kết thúc vụ việc? Vụ việc xảy ra chính xác ở đâu? Có bao nhiêu người tham gia? Lý do nhầm tưởng là gì? Người dân vây xe như thế nào? Vụ việc cuối cùng đã được giải quyết ra sao? 

Tóm lại, các phóng viên đều không viết bài đúng chuẩn mô hình đưa tin 4W – 1H (What? When? Where? Who? Why? How?), thậm chí còn cố tình đánh tráo khái niệm giữa “vây xe lại” và “bắt giữ bộ đội”, và đưa ra thông tin mù mờ về cái gọi là “có việc nghiêm trọng”. 

Thứ ba, dù có thể người dân “lầm tưởng có việc nghiêm trọng” thật, thì hành vi của nhóm "người dân Đồng Tâm" tự xưng "tổ Đồng thuận" hôm 25/11/2019 qua cũng vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Cụ thể là họ đã lăng mạ, xúc phạm nhân phẩm của người khác; và việc bắt giữ bộ đội thực tế là chống đối người thi hành công vụ. Hành vi của nhóm người này có tính côn đồ, xúc phạm lực lượng quân đội, thể hiện rõ mưu đồ bắt giữ con tin để đòi yêu sách đã có dấu hiệu cấu thành tội hình sự về tội đe dọa khủng bố. 

Thế nhưng, những bài đưa tin trên báo lại hoàn toàn bỏ qua chi tiết này. Việc đánh tráo khái niệm cũng đã phủ nhận hoàn toàn hành vi vi phạm pháp luật của "tổ Đồng Thuận" đội lốt "người dân Đồng Tâm". Vụ việc bắt giữ người có chủ đích khi lên báo lại trở thành một vụ hiểu lầm vô thưởng vô phạt. 

Tất cả những điều này cho thấy một động thái nguy hiểm của phóng viên và các báo như Vietnamnet, Thể thao văn hóa, 24h, Khoa học đời sống, Zing,... Đó là vô tình hay hữu ý đã đưa tin không đúng sự thật, dẫn đến “thanh minh”, “chạy tội” cho những kẻ đội lốt “nhân dân Đồng Tâm” công khai, thách thức pháp luật. Trong khi đó, đa số người dân Đồng Tâm thực sự đang có mặt ở Hội trường trong buổi tiếp xúc với đại diện Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội thể hiện sự đồng thuận với kết luận thanh tra, tố cáo băng nhóm Lê Đình Kình và tổ Đồng thuận “có ý đồ” đen tối, lên án những đại biểu Quốc hội như ông Dương Trung Quốc, Lưu Bình Nhưỡng “đổ dầu vào lửa” …. 

Điều đáng bức xúc nữa là, khi đưa tin về buổi tiếp xúc này, những ý kiến xác đáng của đại diện 14 hộ dân thuộc diện nhận đền bù dự án, cựu lãnh đạo xã Đồng Tâm….thì báo chí chỉ tường thuật hời hợt, không hề đề cập nội dung lên án "tổ Đồng thuận", lên án ông Lê Đình Kình, đề nghị Thanh tra Quốc hội xem xét tư cách 2 ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Dương Trung Quốc, trong khi trước đó thì “tích cực” phản ánh, đưa lên trang đầu, cỡ chữ “đại” những ý kiến của 2 ông nghị này công kích ngược cơ quan chức năng, công an, chính quyền Hà Nội, tiếp lửa cho “điểm nóng” Đồng Tâm, tiếp sức cho nhóm dân khiếu kiện trên lộng hành, phá nát Đồng Tâm trong sự bất lực của chính quyền sở tại ?!? 

Không rõ chủ đích đằng sau các báo trên là gì, song việc đưa tin sai sự thật này sẽ gây nguy hiểm tính mạng những người thi hành công vụ hay những cá nhân chấp hành pháp luật nào đến Đồng Tâm, vì dù họ có được pháp luật bảo vệ, nhưng giới báo chí trong nước – những phóng viên nắm quyền sinh quyền sát về thông tin – lại không hề đứng về phía họ. Đây chính là mối nguy hiểm do những cách đưa tin lập lờ đem lại.