Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Về những vết bầm tím trên lưng Kình già

CuTeo@

Nếu là đám đầu đường xó chợ phát ngôn về các vết bầm tím trên thi thể Lê Đình Kình thì có lẽ mình đã không nói, nhưng đây là Giáo sư, Viện sĩ, Tiến sĩ Hoàng Xuân Phú, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Trịnh Bá Phương,.. nên đành có đôi lời.

Tôi xếp Phú, Diện bên cạnh Trịnh Bá Phương để thấy trình độ của Phú và Diện cũng chỉ bằng thằng bán cua. 

Hoàng Xuân Phú viết bài "CÁI CHẾT CỦA CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH" và được trĩ mồm Nguyễn Xuân Diện chia sẻ (xem ở đây - Chú Tễu), ra cái điều tâm đắc lắm. Nói chính xác, loại trì độn mới tin và tưởng đó là thật. Tôi không hề ngạc nhiên khi gần như cả làng dân chủ tin và hí hửng.

Trích Phú: "Ảnh 8 cho thấy, cụ Kình đã bị tra tấn hết sức dã man" và "Ảnh 8: Dấu tích tra tấn sau gáy, trên lưng và ở đầu gối cụ Lê Đình Kình". Hết trích.

Phải nói thế này đây là bức ảnh mà nhờ sự can thiệp của công nghệ mà những dấu vết dù nhỏ nhất cũng được phóng đại để đảm bảo tương thích với những mô tả của người viết. Ở đây là nhằm tạo ra ấn tượng mạnh mẽ với người xem, nhằm bôi nhọ lực lượng công an Hà Nội và vu cáo chính quyền.

Trước hết phải nói thằng, không ai dỗi hơi đi tra tấn một thằng già như Kình cho bẩn tay. Đặc biệt là trong điều kiện trấn áp tội phạm vào ban đêm tại chính sào huyệt của chúng và hơn ai hết, các chiến sĩ công an ý thức được câu chuyện diễn ra khi mà đám khủng bố Đồng Tâm liên tục phát các clip khoe khoang chuẩn bị các loại vũ khí, sẵn sàng giết chết từ 300 đến 500 công an lên mạng. Chuyện này con nít nó cũng biết.

Dưới ánh sáng của khoa học hình sự, những vết bầm tím đó hoàn toàn dễ hiểu và nó là "VẾT HOEN TỬ THI".

Tiện đây tôi thông não cho Phú và Diện. Tôi không thông não cho Trịnh Bá Phương vì với một thằng bán cua thì nói nữa cũng bằng thừa. Hi vọng Phú và Diện hiểu được tiếng người.

Vết Hoen Tử Thi là hiện tượng ứ máu tĩnh mạch tại những vùng trũng trên cơ thể, tiếp theo có hiện tượng thoát mạch, tan máu rồi thẩm thấu vào các mô xung quanh tạo nên những vết những mảng màu đặc biệt như hồng, tím hồng hay tím nhìn thấy được bằng mắt xuất hiện sau khi ngừng thở, tim ngừng đập. Đó là dấu hiệu của sự chết. 

Vết hoen tử thi giúp nhận biết thời gian chết, nhận định tư thế ban đầu của tử thi và sơ bộ phán đoán nguyên nhân chết và chuẩn đoán.

Về cơ chế, khi tim ngừng đập, máu ngừng chảy và lắng đọng ở những vùng thấp của cơ thể. Hệ thống mao mạch không còn cơ chế sẽ giãn dần, hồng cầu và hemoglobin (Hb) chất cơ bản của hồng cầu - thấm ra ngoài mạch máu, ngấm vào tổ chức và phân hủy.

Hoen tử thi nhanh hay chậm và màu sắc của nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lượng máu và lượng nước trong cơ thể, thể trạng, nguyên nhân chết ...Vì vậy thời gian xuất hiện và hình thành các giai đoạn hoen tử thi không giống nhau ở những tử thi khác nhau, ngoài ra còn phân biệt hoen tử thi với vết bầm máu do chấn thương, mảng chảy máu trong các bệnh liên quan tới máu .

Các diễn biến của hoen tử thi: (1) Thời kỳ lắng đọng máu; (2) Thời kỳ thoát mạch và (3) Thời kỳ thẩm thấu.

Thời Kỳ Lắng Đọng Máu (hoen tử thi chưa cố định):

- Khoảng 1 - 2 tiếng đến 12 tiếng saụ chết. Một số nguyên nhân chết gây chết đột ngột, hoen tử thi xuất hiện sớm sau 30 phút.

- Trong vòng 6 tiếng đầu sau chết, nếu thay đổi vị trí tư thế tử thi thì các vết hoen đã hình thành dần dần mất đi. Trong khi đó, ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện vết hoen tử thi được gọi là sự chuyển dịch hoen tử thi.

- Ngoài 6 tiếng sau khi chết, nếu có thay đổi tư thế tử thi, những vết hoen đã hình thành, không mất đi trong khi ở những vị trí thấp trũng mới sẽ lại xuất hiện những vết hoen tử thi mới được gọi là hoen tử thi thứ phát.

- Đây là thời kỳ máu đọng vẫn còn nằm trong lòng mạch nên khi ấn ngọn tay vào vết hoen, màu sắc chỗ đó bị nhạt trắng đi do máu đọng bị áp lực đè vào đã di chuyển theo mạch máu đi chỗ khác. Nếu rạch dao qua sẽ thấy máu trong lòng mạch chảy ra liên tục và rửa sạch dễ dàng.

Thời Kỳ Thoát Mạch (hoen tử thi chưa cố định hoàn toàn): Bắt đầu từ 12 tiếng sau chết, đôi khi bắt đầu sớm hơn (khoảng 8 - 10 tiếng). Từ thời điểm này có sự thoát mạch của hồng cầu và huyết tương ra các mô xung quanh đồng thời với hiện tượng dịch của mô xung quanh ngấm vào lòng mạch. Đó là nguyên nhân làm cố định vị trí vết hoen và rất khó xuất hiện hoen tử thi thứ phát khi thay đổi tư thế tử thi. Dấu hiệu ấn ngón tay cũng không rõ ràng, chỉ thấy vết hoen hơi nhạt màu. Nếu rạch qua sẽ thấy máu chỉ còn chảy nhỏ giọt.

Thời Kỳ Thẩm Thấu (hoen tử thi cố định hoàn toàn): Ngoài 18 tiếng sau chết, các mô xung quanh bị máu thấm vào kèm theo hồng cầu bắt đầu phân hủy (tan máu). Nội mạc mạch máu và tổ chức ngầm nhiều hemoglobin. Vết hoen tử thi hoàn toàn cố định. Ấn ngón tay vào vết hoen hoàn toàn không mất máu. Cắt qua vết hoen không còn máu trong lòng mạch còn mô xung quanh ngấm máu màu tím.

VỊ TRÍ CỦA VẾT HOEN TỬ THI

Hoen tử thi luôn luôn khu trú ở những vùng thấp trũng của cơ thể. Thông thường ở tư thế nằm ngửa, hoen xuất hiện ở vùng sau cổ, lưng, mặt sau tay chân trừ vùng bả vai, mông, mặt sau của 1/3 trên cẳng chân là những nơi cơ thể bị tỳ ép vào giường. Trường hợp của Lê Đình Kình là trường hợp này.

Nếu người chết ở tư thế chết treo cổ hoàn toàn, hoen tử thi tập trung ở phần ngọn chi: bàn ngón tay, cẳng tay, vùng bụng dưới và vùng cẳng bàn chân. Trong trường hợp điển hình, đây là một trong những dấu vết tin cậy giúp cho chẩn đoán xác định chết treo cổ.

MÀU SẮC VẾT HOEN TỬ THI

Hoen tử thi bắt đầu có màu hồng nhạt hay tím nhạt, sau chuyển màu tím sẫm, màu xanh lục rồi mất dần đi khi quá trình hư thối bắt đầu.

Màu sắc của vết hoen thực chất là màu của sắc tố máu, sau chuyển màu thay đổi màu sắc khác nhau tùy điều kiện cụ thể. Ở tử thi được bảo quản lạnh hoặc xác chết ở nơi có băng tuyết, vết hoen có màu đỏ sẫm. Tử vong do nhiễm độc oxyt carbon (CO) hoặc HCN vết hoen có màu đỏ “cánh sen”.

Vết hoen rất nhạt màu hoặc không hình thành trong trường hợp chảy máu ngoài với số lượng lớn, hầu như không còn máu đọng đủ để tạo vết hoen.

Cần phân biệt vết hoen tử thi với những mảng sắc tố bất thường có trước trên da nạn nhân ví dụ những đám u máu phẳng, vết bớt.

Đặc biệt phải chẩn đoán phân biệt giữa hoen tử thi và vết bầm tụ máu do chấn thương. Cần rạch qua vết màu đỏ, rửa nước, lau sạch. Nếu vết máu đó mất đi, hoặc máu trong tĩnh mạch chảy ra và trôi đi đó là vết hoen tử thi. Nếu thấy đám chảy máu tụ máu dưới da, mô dưới da lau rửa không sạch đó là chấn thương bầm tụ máu.

Từ những kiến thức trên, chúng ta không hề lạ khi vài ngày sau, đám chó dại thi nhau chụp ảnh vết bầm để tung lên mạng, nhằm tố cáo chính quyền.

Về chuyện 20 thằng mọi Hàn Quốc ăn không nói có

Ong Bắp Cày

Tôi rất bức xúc khi 20 tay khách Hàn Quốc phát ngôn bố láo được Đài truyền hình YTN Hàn Quốc tiếp sức bằng cách đăng tải phóng sự đề cập việc "bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19 ở Đà Nẵng. Và tôi cũng biết rõ rằng, 20 thằng mọi ấy không đại diện cho nhân dân Hàn Quốc. 

Hôm trước tôi đã vỗ tay khi Đà Nẵng đã Không chấp nhận yêu sách cho vào khách sạn cách ly của 22 du khách Hàn Quốc, vẫn thực hiện đưa tất cả 22 khách này vào khu cách ly tập trung của thành phố với đầy đủ tiện nghi và ngay trong tối hôm đó, đã bố trí chuyến bay miễn phí cho họ quay lại Hàn Quốc, nơi họ thuộc về. Việc làm trên là để bảo vệ người dân của chúng ta, bảo vệ các du khách và thể hiện chủ quyền của chúng ta. Khách đến coi thường quy định của chủ nhà thì tất nhiên không thể hoan nghênh.

Hôm nay tôi lại dành lời khen cho Đà Nẵng khi đã có phản ứng kịp thời với thông tin bố láo của Đài truyền hình YTN Hàn Quốc đăng tải phóng sự 2 phút đề cập việc 20 người Hàn Quốc đến Đà Nẵng ngày 24/2 bị đối xử không tốt khi cách ly phòng dịch Covid-19. 

Phóng sự của Đài truyền hình YTN dẫn thông tin từ nhóm khách này cho rằng họ "bị giam cầm, ăn uống tồi tệ", kèm hình ảnh suất cơm được cho là phía bệnh viện cung cấp. Đám này còn ghi hình nhà vệ sinh và khu vực phòng cách ly để kêu ca rằng không đảm bảo điều kiện để cách ly 14 ngày.

Ngay sau khi phóng sự bố láo trên được phát sóng, chúng ta rất bất bình vì thói ăn không nói có, ăn cháo đá bát của nhóm này. Không nói các anh chị cũng biết đã có một làn sóng phản đối mạnh mẽ trên mạng xã hội. Phản ứng là cần thiết, nhưng tôi không đồng tình với những phản ứng thái quá.

Bác sĩ Lê Thành Phúc - Giám đốc BV Phổi Đà Nẵng cho biết ông đã xem video phóng sự của đài truyền hình Hàn Quốc và những hình ảnh do nhóm khách ghi lại và cho biết, những suất cơm phục vụ đoàn khách Daegu được đặt mua ở nhà hàng nổi tiếng về món Hàn Quốc trên đường Hồ Nghinh tại quận Sơn Trà.




Hình ảnh tồi tệ mà nhóm khách Daegu phản ánh.

Suất cơm thực tế được BV mua tại nhà hàng chuyên món Hàn Quốc tại Đà Nẵng

Sự thật thì Đà Nẵng đã rất hiếu khách, rất tôn trọng đoàn khách này. Bs Phúc nói: "Nơi đặt mua các suất cơm cho đoàn này là nhà hàng món Hàn nổi tiếng nhất Đà Nẵng. Tất cả khách Hàn Quốc đến Đà Nẵng luôn chọn nhà hàng đó để ăn. Mỗi phần ăn 200 ngàn gồm cơm, canh hầm xương heo, thịt heo cay... ".

Về hình ảnh nhà vệ sinh, bồn rửa mặt mà video đăng tải, ông Phúc cho biết việc phản ánh này không đúng thực tế tại BV Phổi. Dù các dụng cụ ở đây hơi cũ, nhưng được vệ sinh sạch chứ không tệ hại như những gì trong video đề cập.

"Còn việc BV sử dụng các ổ khóa tại khu vực cách ly là theo đúng nguyên tắc và bảo vệ không để bệnh nhân tự ý ra ngoài”, lời ông Phúc.

Chị Phạm Thị Bích Thuận, đầu bếp chính kiêm quản lý nhà hàng Jin SunDae trên đường Hồ Nghinh cho biết, chị là người trực tiếp đứng bếp nấu 22 suất cơm cho những người khách này. Đó là món canh thịt heo cay, món ăn yêu thích của người Hàn Quốc, đây cũng là đặc sản của nhà hàng.

Chị Phạm Thị Bích Thuận, quản lý nhà hàng 

Chị Thuận cho biết đã xem phóng sự của đài truyền hình YTN Hàn Quốc và khẳng định hình ảnh phần cơm được phản ánh là "suất ăn tồi tệ" không phải là nhà hàng làm.

Bạn tôi ở Đà Nẵng đã chính thức xác nhận nhà hàng Jin SunDae trên đường Hồ Nghinh không có suất cơm nào như trong hình mà nhóm du khách cung cấp cho Đài truyền hình YTN đã phát sóng.

Đến đây, hẳn các anh chị đã rõ, không phải người dân nào, không phải cứ Đài truyền hình của Hàn Quốc là cũng văn minh như đám dân chủ lõ đít vẫn nuối tiếc. Tất nhiên, không phải người dân Hàn Quốc nào cũng mọi rợ, khốn nạn, ăn không nói có như 20 khách kia.

Chúng ta hiếu khách và cũng đúng là chúng ta cần khách du lịch để phát triển kinh tế, nhưng chúng ta cũng không bao giờ chấp nhận loại khách mất dạy kia.

WHO và Mỹ mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19

Khoai@

Nói ra ngại quá đi. Anh em mõm lông rõ ràng không thích nghe chuyện này. Nhất là mấy anh chị thường xuyên bỉ bôi, chê bai việc chúng ta triển khai thực hiện phòng chống dịch Covid-19 trên thực tế. 

Kết quả công tác phòng chống Covid-19 khiến Mỹ phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các điểm đến có thể lây lan Covid-19 và công nhận Việt Nam là điểm đến an toàn.

Hôm nay, Tổ chức Y tế Thế giới và ngay cả Mỹ cũng "mong muốn" được Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm. Hehe, xin thì cho thôi, tiếc gì. Cứu độ cả thế giới cơ mà.

Hẳn là các anh chị cuồng Mỹ không còn gì để nghi ngờ về năng lực điều hành của Chính phủ Việt Nam cũng như khả năng to lớn của nền Y tế Việt Nam, vì kết quả đó là do Mỹ điều tra, công bố. Nhẻ?

***

Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã có buổi làm việc với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) về công tác phòng chống dịch.

Toàn cảnh buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chống dịch là công việc mang tính toàn cầu

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhắc lại, ngày 28 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Việt Nam đã có cuộc họp để tham khảo ý kiến góp ý của WHO và US CDC, qua đó ra quyết định triển khai khai báo y tế đối với những người đến từ vùng có dịch, cao hơn khuyến nghị của WHO. Việt Nam xác định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 là công việc mang tính toàn cầu, làm tốt ở Việt Nam là đóng góp với thế giới.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết, đây là dịch bệnh mới, nhiều diễn biến khó lường nên Việt Nam vừa làm vừa phải rút kinh nghiệm, điều chỉnh những điểm chưa hợp lý. Đến thời điểm hiện tại, diễn biến dịch bệnh trên thế giới đã bước sang giai đoạn mới. Việt Nam đã dự tính một số biện pháp mới nên muốn nghe, tham khảo ý kiến của WHO, CDC trước khi quyết định.

Tại buổi làm việc, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đã thông tin với đại diện WHO, US CDC về tình hình dịch bệnh trong nước, đồng thời chia sẻ các giải pháp kiểm soát ngăn chặn triệt để nguồn dịch từ bên ngoài vào. Theo đó, Việt Nam đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị, toàn dân, toàn quân trong phòng chống dịch bệnh (khác với trước đây việc phòng chống dịch bệnh do ngành y tế là chủ lực). Tất cả các bộ, ngành, địa phương đều quyết liệt vào cuộc phòng, chống theo sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương.

Việt Nam cũng thực hiện phát hiện, cách ly, điều trị theo phương châm “4 tại chỗ” để chủ động ứng phó với dịch bệnh. Về khoanh vùng dập dịch, Việt Nam xác định quy mô dịch bệnh ở mức độ nào thì tổ chức cách ly, khoanh vùng ở mức độ đó. Ví dụ, như ở xã Sơn Lôi, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, quy mô dịch ở cấp xã thì khoanh vùng toàn xã chứ không khoanh vùng rộng hơn,… Qua đó, tổ chức cách ly theo các vành đai chặt chẽ (cách ly tập trung, cách ly tại nhà…) từ vòng trong ra vòng ngoài để tránh lây nhiễm.

Về chuyên môn, Việt Nam tập trung giám sát phát hiện sớm ca bệnh để điều trị tại chỗ; thực hiện giám sát, xét nghiệm sàng lọc; tổ chức cách ly y tế theo các lớp; điều trị trên toàn tuyến, tránh tình trạng tập trung về Trung ương.

Hiện Việt Nam đã chữa thành công các ca nhiễm COVID-19 cả ở y tế tuyến huyện. Không tập trung quá đông người ở một địa điểm. Phác đồ điều trị của Việt Nam liên tục được cập nhật, bổ sung trên cơ sở rút kinh nghiệm thực tế điều trị và cập nhật kinh nghiệm của thế giới. Việt Nam cũng đã và đang chỉ đạo các đơn vị nghiên cứu phát triển các sinh phẩm để phục vụ cho việc chẩn đoán…

Ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết

Phát biểu tại buổi làm việc, đại diện WHO và CDC đều đánh giá cao công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 của Việt Nam, cho rằng Việt Nam đã phòng chống dịch bệnh với quyết tâm rất cao, các giải pháp đồng bộ, hiệu quả, công khai, minh bạch.

Cập nhật nhanh diễn biến dịch bệnh trên toàn cầu, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhấn mạnh thông tin các ca bệnh đang tăng nhanh ngoài Trung Quốc trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chúng ta đã hiểu rõ hơn về COVID-19 so với 2 tháng trước đó, cả về đặc điểm dịch tễ học, hệ số lây truyền, đường lây truyền, các giải pháp ngăn ngừa, điều trị, các giải pháp ngăn ngừa lây nhiễm chéo trong bệnh viện, lây nhiễm đối với nhân viên y tế,…

Đại diện WHO cho rằng việc kiểm soát COVID-19 lây lan trên toàn cầu là vô cùng khó khăn, đồng thời bày tỏ, cộng đồng quốc tế cũng mong Việt Nam chia sẻ các bài học kinh nghiệm về tổ chức cách ly, ngăn ngừa, điều trị dịch bệnh.

Ông Kidong Park chia sẻ thêm, WHO đã khuyến cáo các nước cần làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó tình trạng COVID-19 lây lan rộng trong cộng đồng. Đại diện WHO ghi nhận Việt Nam đã chuẩn bị tốt công tác này, các kịch bản ứng phó với mọi tình huống đã đặt sẵn ở trên bàn, nhưng vẫn cần tiếp tục phải rà soát lại bởi khả năng này đang tới gần. WHO đánh giá cao nỗ lực và các biện pháp mạnh của Chính phủ Việt Nam trong 2 tháng qua. Việt Nam đã chia sẻ thông tin một cách minh bạch, đặc biệt là công tác cách ly, khoanh vùng, điều trị, để phối hợp cùng với các nước trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên quy mô toàn cầu.

Ông Mathew Moore, đại diện US CDC phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: VGP/Đình Nam

Trong khi đó, đại diện US CDC, ông Mathew Moore nhìn nhận: Chính phủ Việt Nam đã hành động rất nhanh, rất kiên quyết, hiệu quả. Với sự vào cuộc đồng bộ từ Trung ương tới địa phương nên đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có 16 ca nhiễm COVID-19 và đều đã được chữa khỏi. Kết quả này cho thấy “những nỗ lực tuyệt vời của các bạn trong ứng phó với dịch bệnh”, góp phần vào công cuộc ngăn ngừa dịch bệnh của thế giới. US CDC tự hào đã đồng hành cùng Việt Nam trong việc phòng chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Đại diện CDC bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19 với cộng đồng quốc tế; chia sẻ thông tin về bản đồ gene của virus gây bệnh ở Việt Nam; đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để kiểm soát rủi ro; đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục cộng tác chặt chẽ với các cơ quan hữu quan của Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh.

Trao đổi tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã trao đổi thêm một số kinh nghiệm của Việt Nam trong việc huy động, tổ chức các lực lượng phòng chống dịch bệnh; phân tuyến cách ly, tổ chức điều trị… Phó Thủ tướng khẳng định, tinh thần của Việt Nam là luôn sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất để tình huống xấu không xảy ra. Phó Thủ tướng, cảm ơn và bày tỏ mong muốn WHO, US CDC tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong ứng phó dịch bệnh COVID-19./.

Trần Mạnh - Đình Nam

Người ta có thể ăn bánh mỳ không chứ không thể ăn không nói có

Dippe, éo muốn nhắc lại nhưng bọn khốn nạn éo biết điều...đặc biệt là nhiều thằng người Hàn nói tiếng Việt. Nhắc lại để nhớ.

Thời mở cửa, quốc tế hoá, ta có thể tạm gác qua để hoà lợp, làm kinh tế.... nhưng, điều đó không đồng nghĩa với việc: những nợ máu khi xưa sẽ được xoá nhoà.

Người Việt có qua Hàn làm việc cũng chẳng khác gì những thằng Hàn sang Việt Nam làm việc.... Khỏi phải hù doạ nhau.

SỰ THƯỢNG ĐẲNG CỦA NHỮNG NGƯỜI HÀN QUỐC DỐI TRÁ

Ngày hôm qua, giới trẻ Việt Nam cùng bật chế độ “Đông Lào”, viết gần nửa triệu dòng tweets kèm theo hashtag #ApologizeToVietNam yêu cầu những người Hàn Quốc dối trá phải xin lỗi Việt Nam.

Vừa mới rồi VTV24 cũng vào cuộc, trên trang fanpage có một status rất hay: Người ta có thể ăn bánh mỳ không. Tuy nhiên không thể “ăn không nói có”. Rõ ràng 20 người Hàn Quốc dối trá và vô ơn kia không thể đại diện cho cả đất nước Hàn Quốc, nhưng truyền thông xứ Kim Chi mượn sự bịa đặt của họ để bỉ bôi cả một dân tộc, rồi khi rất nhiều nettizen xứ Hàn quay sang nói xấu Việt Nam, chúng ta sẽ không nhịn nữa.

Các bạn trẻ Việt Nam ạ, đã đến lúc các bạn nghiêm túc tự mình nhìn nhận lại hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Hàn Quốc. Tìm hiểu rồi nghiền ngẫm, để biết người Hàn Quốc thực sự nghĩ gì về Việt Nam chúng ta.

Những bạn nào lười tìm hiểu, vậy thì “để lão đánh giày nói cho mà nghe.”

Đã từ rất lâu rồi, thời MXH chưa phổ biến và chưa có thuật ngữ hashtag, thì đã từng có một phong trào “Xin lỗi Việt Nam” ở chính đất nước Hàn Quốc, được khởi xướng bởi một phụ nữ Hàn. Cô gái ấy có tên là Ku Su Jeong , là một nữ ký giả người Hàn Quốc sinh năm 1966.

Ku Su Jeong vốn là Tiến sĩ ngành Lịch sử Việt Nam, chính bởi vậy cô rất yêu thích và tìm hiểu về văn hóa, lịch sử đất nước chúng ta. Năm 1999, trong khi tìm kiếm tài liệu để làm luận văn, Ku Su Jeong đã tình cờ phát hiện một số tài liệu về những vụ thảm sát do quân đội Hàn Quốc gây ra tại Việt Nam (tài liệu của Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam cung cấp).

Cực kỳ sốc, thậm chí cô không tin vào những gì được đọc, cô quyết định tự mình tìm hiểu. Thế là Ku Su Jeong từ Thành phố Hồ Chí Minh thuê xe đi đến các tỉnh Ninh Thuận, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam – những địa danh được nhắc tới trong tài liệu. Cô đã dành nhiều thời gian để cố gắng đi hết những nơi diễn ra các vụ thảm sát.

“Giấy thì không bao giờ gói được lửa. sự thật thì cũng có ngày phơi bày ra ánh sáng.” Biết được những gì cần biết, tháng 5 năm 1999, Jeong bắt đầu viết bài. Đến tháng 9 năm 1999, Ku Su-Jeong trở thành người đầu tiên công bố các cuộc thảm sát của binh lính Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam bằng một loạt những bài phóng sự về các tội ác của quân đội Hàn Quốc đăng trên tờ The Hankyoreh21, một tờ nhật báo lớn của Hàn Quốc.

Người dân Hàn Quốc cũng sốc y như Jeong lần đầu được đọc tài liệu do chính phủ Việt Nam cung cấp. Các bạn có biết vì sao không, chính quyền Hàn Quốc trơ trẽn nói rằng những người lính của Đại Hàn Dân Quốc tham gia trong Chiến tranh Việt Nam là để làm nghĩa vụ quốc tế, cứu vớt người già trẻ nhỏ Việt Nam khỏi sự tàn bạo của Việt Cộng.

Đáng nực cười là Hàn Quốc từng bắt Nhật Bản bồi thường về tội ác của quân đội xứ mặt trời mọc gây ra cho Triều Tiên trong thế chiến thứ II, nhưng những tội ác lính Hàn gây ra cho nhân dân Việt Nam thì họ phủ nhận. Nực cười hơn nữa, là khi các tội ác chiến tranh của quân đội Hàn Quốc bị phơi bày trên mặt báo, hơn 2.000 cựu chiến binh Hàn Quốc đã đốt phá tòa soạn của Hankyoreh 21. Họ đánh đập các phóng viên của Tạp chí Hankyoreh 21 khi đang tác nghiệp tại tòa báo. Vụ việc này được coi là một sự kiện lớn, gây chấn động trong xã hội Hàn Quốc lúc bấy giờ khiến Chính phủ Hàn Quốc phải công bố tiến hành điều tra chính thức về vấn đề này.

Nhưng, lại nhưng, điều tra thì điều tra vậy thôi, chứ chính phủ Hàn Quốc vẫn lộ bộ mặt đểu cáng của mình khi không chính thức “Xin lỗi Việt Nam”. Thậm chí, thị trưởng Seoul khi ấy còn nói đại khái rằng: các cựu chiến binh Hàn Quốc đã đóng góp tuổi trẻ của mình khi cùng quân đội Nam Hàn tham chiến ở Việt Nam, chính là những người hùng đặt những viên gạch để phát triển nền kinh tế.

Được thể hùa theo, hơn 2.000 cựu binh xứ Hàn vỗ ngực kêu gào rằng đã hi sinh xướng máu để chính phủ Hàn Quốc có tiền phát triển đất nước những năm 1970 – 1980, và rồi sự gian trá điêu ngoa của người Hàn lộ rõ khi họ phủ nhận những vụ thảm sát. Những cựu binh Hàn Quốc, những gã lính đánh thuê tàn ác và máu lạnh năm nào biểu tình hô vang rằng thảm sát chỉ là vấn đề “tưởng tượng”.

Độc tài Park Chung Hee đã phát triển kinh tế Hàn từ một nước đói kém, lạc hậu bậc nhất châu Á đến thành công kinh tế những năm 1980 bằng hai nguồn vốn chính. Một là tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản, tức là máu xương của dân Triều Tiên; và hai là chiến phí do Mỹ trả cho đám lính đánh thuê, tức là máu xương người dân đất Việt. Có thể kể ra như đường cao tốc Seoul – Pusan, dự án đầu tiên cho công cuộc phát triển kinh tế của Hàn Quốc, hay hãng bay Korea Ải, tập đoàn thép Posco, tập đoàn Hyundai… – tất cả đều lấy nguồn vốn từ chiến tranh Việt Nam.

Và thế là, khi ở miền Trung Việt Nam đều có bia căm thù, đài tưởng niệm ghi lại chứng tích tội ác của những binh đoàn lính đánh thuê Hàn Quốc tàn sát dân thường Việt Nam, thì ở Hàn Quốc, sau phong trào “Xin lỗi Việt Nam” do Ku Su-Jeong khởi xướng lại liên tiếp mọc lên càng nhiều những đài kỷ niệm sự tham chiến của lính Hàn tại Việt Nam. Ở đó, những người lính Hàn được ngợi ca là những vị anh hùng chiến đấu bảo vệ cho phụ nữ, trẻ em… Việt Nam. Tức là họ chiến đấu vì Việt Nam, chả nhẽ chúng ta lại phải cảm ơn vì những tội ác mà đám lính đánh thuê Hàn Quốc gây ra trên mảnh đất chữ S thân thương!?

Quá đáng xấu hổ, dối trá đến trơ trẽn!

Hàn Quốc có một ngày lễ, gọi là Ngày Tưởng Niệm 06/06, là ngày lễ Vinh danh đám lính đánh thuê Đại Hàn trong chiến tranh Việt Nam. 06/06/2017, Tổng thống Hàn Quốc là Moon Jae In đã đặc biệt nhấn mạnh đến “sự tận tụy và hy sinh” của các cựu chiến binh Hàn Quốc từng tham chiến ở Việt Nam, mô tả họ là những người anh hùng đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Và người dân Hàn Quốc phần lớn tin vào điều đó, cũng như họ tin vào những vụ xử tử tưởng tượng hay những câu chuyện hoang đường, bịa đặt về đất nước Triều Tiên bấy nhiêu năm nay mà truyền thông Hàn Quốc dàn dựng.

Có câu như thế này: Một chế độ tốt thì sẽ sản sinh ra những công dân tốt. Mà chính phủ Hàn Quốc bản chất là chế độ tay sai của Mỹ, nổi tiếng là dối trá và trơ trẽn xưa nay. Vậy nên không gì là lạ, khi người dân Hàn Quốc ngày càng u mê, ích kỷ và thích nghĩ mình thượng đẳng.

Tôi không bịa đặt đâu. Theo số liệu thống kê của Statistics Korea năm 2018 cho thấy có đến 21.2% (trong tổng số 1.3 triệu người nước ngoài ở Hàn Quốc) tố rằng họ bị dân Hàn khinh miệt và kỳ thị, trong đó 60,9% nguyên nhân là do quốc tịch.

Nếu bạn da trắng, hoặc bạn đến từ Mỹ hay một quốc gia tiên tiến nói tiếng Anh, bạn sẽ được đối xử sốt sắng và ưu ái, bởi vì người Hàn Quốc thực sự nghĩ đó mới là dân tộc thượng đẳng. Và để tỏ ra mình cũng là thượng đẳng, dân Hàn khinh miệt và xem thường người da đen và các quốc gia châu Á khác.

Thôi cũng chả sao, chờ đến ngày Đông Lào quật khởi rồi xem. Lúc đó Đế Quốc An Nam lại một lần nữa gầm ra lửa. Ngày đó sẽ không xa nếu mỗi chúng ta siêng năng, nhiệt huyết, thông minh, sáng tạo, chung một chí hướng, làm tốt việc của mình.

Triều chính thịnh trị sáng ngời! Dân ta bá chủ thế giới!

p/s: dippe... may là hình này do bố Mỹ nó chụp chứ éo phải CS chụp.... không chúng lại bảo: CS dàn dựng vu oan cho lũ khát máu đó....

Truy tố cựu phó chánh án Nguyễn Hải Nam và giảng viên Lâm Hoàng Tùng

Khoai@

Hôm nay 27/2/2020, cơ quan CSĐT công an TP.HCM hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ qua VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bị can Nguyễn Hải Nam, nguyên Phó chánh án TAND quận 4, TP.HCM và bị can Lâm Hoàng Tùng, nguyên giảng viên Trường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại TP.HCM về tội danh Xâm phạm chỗ ở người khác, theo khoản 2 Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015.

Hai ông Nam và Tùng bị khởi tố và bắt tạm giam vào hôm 1/10/2019 để điều tra hành vi nói trên vì có liên quan tới vụ tranh chấp quyền sở hữu ngôi nhà số 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm ở phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM. 

Trước đó, TAND quận 1 thụ lý tranh chấp hợp đồng mua bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên giữa bà Hoàng Thị Thu Thảo ở quận Bình Thạnh và bà Hoàng Trọng Anh Chi. Ban đầu vụ án hình sự do Công an quận 1 thụ lý, sau đó chuyển cho CSĐT công an TP.HCM theo thẩm quyền. 

Tại cơ quan điều tra, ông Nam khai năm 2017 học chung cao học với Tùng nên quen biết nhau. Tùng cho biết là có căn nhà ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, đã bán cho khách nhận đặt cọc nhưng người mua vẫn chưa thanh toán hết tiền nên muốn lấy lại căn nhà này.

Nam kêu Tùng thuê Văn phòng thừa phát lại quận 1 đến lập vi bằng lấy lại căn nhà. Và do nhà Nam ở phường Phú Thuận, quận 7 đang xây dựng nên nói với Tùng cho thuê một phòng trong căn nhà trên để ở. Ngày 19/9/2019, Tùng gọi điện thoại cho Nam đến nhận phòng.

Lúc 3 giờ chiều Nam đến thì thấy có đông người đứng trước nhà xô xát và cãi nhau. Nam thấy Tâm, người phụ nữ mặc áo vàng, đang bế cháu bé giằng co với ba người phụ nữ khác. Và người này đưa cháu bé cho ba người phụ nữ trên nhưng không ai nhận. Nam nghe một người dân phòng nói "có ai bế dùm đi" nên Nam đã bế cháu bé từ tay Tâm rồi đặt vào nôi để trước nhà.

Khi nghe Tùng nói bà Thảo đang ở khách sạn trên đường Nguyễn Trãi thì Nam kêu đưa hai cháu bé đến khách sạn cho bà Thảo. Tùng là người kêu xe taxi khi bế con của bà Thảo ra thì Tâm nhờ Nam mở cửa taxi để Tâm và Tùng bế con của bà Thảo lên xe.

Sau đó Nam thấy Tâm bị người nhà bà Thảo xô đẩy nên Nam đã đến bé cho bé trên tay bà Tâm vì sợ bà ngã.

Cũng theo ông Nam, ông quen biết Tâm qua mạng xã hội không biết lai lịch địa chỉ và chỉ có số điện thoại để liên lạc. Qua xác minh số điện thoại này, công an xác định chủ thuê bao là Nguyễn Thị Hương Tâm ở phường Bạch Đằng, TP Hạ Long, Quảng Ninh, nhưng hiện Tâm đã bán nhà đi khỏi nơi địa phương hiện không rõ ở đâu.

Trong khi đó, bị can Tùng khai rằng tháng 9/2015 góp vốn mua và xây dựng căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm với tỷ lệ 50% tương đương 9 tỉ đồng. Trong lúc đang xây dựng, bà Chi ký hợp đồng bán nhà trên cho bà Thảo nhận cọc trước 7 tỉ và giao, công trình cho bà Thảo giám sát thi công hoàn thiện căn nhà.

Do bà Thảo xây dựng sai phép nên bị cơ quan chức năng xử phạt đình chỉ thi công và yêu cầu khắc phục. Nhưng bà Thảo không khắc phục và ngày 8/1/2019 bà Chi đã ký hợp đồng ủy quyền cho Tùng hoàn tất các thủ tục giấy phép xây nhà hoàn công... và giải quyết các tranh chấp liên quan đến căn nhà này.

Tùng đã nhiều lần thông báo yêu cầu và Thảo khắc phục vi phạm xây dựng hoặc giao công trình cho Tùng để khắc phục hậu quả theo quyết định cưỡng chế của thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM. Nhưng bà Thảo không hợp tác sau đó, Tùng đã thuê văn phòng thừa phát lại và công ty bảo vệ đến lập vi bằng lấy nhà. Khi đến cửa đã mở sẵn, Tùng vào trong nhà nói căn nhà này của gia đình mình xây dựng sai phép không đảm bảo an toàn nên những người trong nhà tự nhiên đi ra.

Tùng không đe dọa ép buộc những người ở trong ra ngoài. Việc Tùng bế các cháu bé mang ra ngoài là do một người phụ nữ trong nhà đi ra ngoài nhưng không bế theo. Tùng biết gia đình bà Thảo có một cơ sở làm ăn trên đường Nguyễn Trãi nên bế cháu bé lên xe taxi đem đến trên giao cho bà Thảo. Sau đó Tùng giao nhà cho nhân viên công ty bảo vệ trông coi....

Tùng khai không quen biết, không liên lạc và cũng không biết tại sao gười phụ nữ mặc áo vàng lại có mặt tại hiện trường.

Kết luận điều tra xác định vụ án này do hai bị can Nam và Tùng cùng đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội. Xuất phát từ tranh chấp hợp đồng mua bán căn nhà 29 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chiều ngày 19/9/2019, khi bà Thảo không có mặt tại nhà, hai bị can cùng một số đối tượng đã xông vào căn nhà trên chỗ ở của bà Thảo cùng gia đình dùng vũ lực và gây sức ép tinh thần đuổi những người trong nhà ra khỏi nhà, ngăn cản không cho vào. Sau đó, chiếm giữ căn nhà trên đến ngày 28/9/2019. Hai bị can giữ quyền im lặng, không khai báo thành khẩn về các tình tiết có liên quan. 

Về dân sự, bà Thảo yêu cầu bồi thường 520 triệu đồng tiền sửa chữa nhà do hư hỏng, 180 triệu đồng tiền mặt bị mất, 1 đôi bông tai trị giá 130 triệu đồng, quần áo, giày dép trị giá 400 triệu đồng, 8 chiếc đồng hồ đeo tay trị giá 2,5 tỉ đồng... Nhưng đến nay, bà chưa cung cấp được các chứng từ liên quan đến tài sản, cơ quan điều tra đang tiếp tục làm rõ.

Đáng chú ý, cơ quan điều tra còn cho rằng ngoài hành vi xâm phạm chỗ ở, hai bị can Nam, Tùng còn có hành vi bế con của bà Thảo lên xe đi nơi khác có dấu hiệu tội bắt, giữ người trái pháp luật. Công an đang tiếp tục điều tra làm rõ và đề nghị xử lý sau.