Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Lê Trung Khoa không thể lẩn trốn các chế tài của nhà nước Đức


Thời gian qua, bạn bè gần xa có hỏi tôi, liệu LTK có bị cơ quan nhà nước Đức xử lý vì tội sản xuất và phát tán rộng rãi nhiều Videoclip trên kênh YouTube nhằm mục đích vu khống, xuyên tạc cá nhân tôi? Để không phải trả lời từng người, tôi xin đưa ra thông tin sau:

Việc LTK sản xuất và phát tán rộng rãi các Videoclip này trên kênh YouTube đã vi phạm nghiêm trọng không chỉ chuẩn mực đạo đức do Hội đồng báo chí Đức ban hành mà còn các quy định pháp lý của CHLB Đức. Vi phạm các quy định đó sẽ bị xử lý bằng các chế tài nghiêm khắc. Cá nhân tôi là người bị hại đã yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc. Hành động của LTK không nghiêm trọng bằng các trọng tội như giết người, hiếp dâm, cướp ngân hàng… nên không được yêu tiên điều tra và xử lý. Điều đó không có nghĩa là LTK đã thoát. Ở Đức, vụ việc gì, dù to hay nhỏ, đều có quy trình theo luật định và cần thời gian để xử lý. Cho đến nay, các biện pháp vẫn đang tiếp diễn sau hậu trường của Tòa án tiểu bang Berlin (Landgericht Berlin). Thời gian qua, LTK đã phải chạy cong đít để tìm thầy cãi cho mình và để cho họ hoạt động phải chồng một khoản tiền không nhỏ lên bàn. Khoản tiền này sẽ có thể tăng gấp nhiều lần, sau khi chuyên gia sẽ đánh giá tất cả các chứng cứ. Dù có ba đầu sáu tay, thì LTK cũng không thể một mình lo liệu việc này, theo luật phải thuê luật sư bảo vệ. Nói tóm lại, LTK không thể lẫn trốn trước các chế tài pháp lý.

Ngoài ra, nhiều người có hỏi tôi, bình luận như thế nào về thông tin mà LTK tung lên mạng là được cảnh sát Đức bảo vệ? Đây là câu trả lời của tôi:

Tất cả mọi người dân sống ở Đức đều được cảnh sát bảo vệ. Nhưng biện pháp bảo vệ đặc biệt dành cho cá nhân là những trường hợp ngoại lệ vô cùng hiếm và chỉ có thể nhận được khi một dân thường rơi vào hoàn cảnh có nguy cơ bị tấn công rất cao. LTK không thể nhận được đặc quyền đó vì chẳng ai thèm động chạm đến hắn vì lý do chính trị. Những năm 1990, người Việt ở Đức giết nhau chỉ vì tiền do tranh giành thị trường bán thuốc lá lậu. Theo yêu cầu hỗ trợ của Đức, An ninh Việt Nam cử người sang phối hợp giải tán các nhóm mafia người Việt đó. Do cách sống và quan điểm chính trị, LTK bị cộng đồng người Việt ghét bỏ và chửi bới. Muốn có được Các biện pháp theo Đạo luật Bảo vệ chống bạo lực (tiếng Đức: Maßnahmen nach Gewaltschutzgesetz), phải đệ đơn ra tòa. Sau khi tòa án ra lệnh, cảnh sát sẽ cân nhắc các biện phát cụ thể. Nếu được hưởng các biện pháp bảo vệ như thế thì LTK phải nhận được quyết định của tòa. Cho đến nay, quyết định đó LTK chưa bao giờ khoe, thay vào đó chỉ vào các ông cảnh sát đứng ngoài đường và to mồm nói rằng, đó là cảnh sát bảo vệ tôi. Rất có thể LTK đến cơ quan công an báo, có nguy cơ bị đánh, giết hại và được họ trao cho một Bản hướng dẫn (tiếng Đức Hinweise) cách phòng tránh các nguy cơ đối với cá nhân.

Hôm 3-8-2019, tôi đã đăng trên dòng thời gian FB một statut có tên AI ĐÃ LÀM TRÒ MÈO ĐỂ ỦNG HỘ "NHÀ BÁO ĐỨC“ TỰ XƯNG LÊ TRUNG KHOA, kể chuyện về trò hề rẻ tiền. Sự việc bắt đầu khi Nick KHÔNG CẢM GIÁC đã viết các bình luận tỏ thái độ là một người hâm mộ tôi và muốn bảo vệ cá nhân tôi. Sau đó, người này gửi tin nhắn cho tôi vì muốn bàn bạc với tôi cách "xử lý“ rất nhanh LTK và tôi nên liên lạc ngay với hắn qua điện thoại di thoại di động có số 01… Không biết người có biệt danh KHÔNG CẢM GIÁC là ai, nhưng một điều chắc chắn, tên này muốn tạo ra cho LTK một bằng chứng đang bị đe dọa không chỉ về phương diện tinh thần mà cả về thể xác, đó là thứ mà LTK hiện nay đang rất cần đưa ra cho cảnh sát.

LTK nên biết, ông trời có mắt!

Ảnh minh họa: Tòa án tiểu bang Berlin (Landgericht Berlin), là một trong những tòa án cấp tiểu bang lớn nhất của CHLB Đức, với 900 quan tòa và quan chức.
Nguồn: Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, trong tiếng Đức

Bắt Đạt "ma", trùm bảo kê các hoạt động đấu thầu ở Thanh Hóa

Một đối tượng cầm đầu băng nhóm tội phạm chuyên hoạt động lô đề và bảo kê đấu thầu, can dự vào các hoạt động kinh tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vừa bị các lực lượng chức năng bắt giữ.

Đối tượng Bùi Quốc Đạt - Ảnh: VTC News

VTC News đưa tin, ngày 1/3, Công an TP.Thanh Hóa bắt giữ Bùi Quốc Đạt, tức Đạt "Ma", đối tượng cầm đầu ổ nhóm chuyên hoạt động lô đề và bảo kê đấu thầu, can dự vào các hoạt động kinh tế ở Thanh Hóa.

Liên quan đến vụ việc trên, theo Công an TP. HCM, trước đó, ngày 8/5/2018, do mâu thuẫn trong việc nợ nần tiền lô đề với anh Mai Xuân Tài (SN 1990, ngụ Khu tái định cư, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa), Bùi Quốc Đạt đã chỉ đạo hàng chục đàn em dùng súng đạn hoa cải bắn anh Tài trọng thương.

Sau khi gây án, các đối tượng đàn em của Bùi Quốc Đạt lần lượt bị Công an TP.Thanh Hóa bắt và truy tố về các tội danh: “Gây rối trật tự công cộng”, “Cố ý gây thương tích” và “Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép”. Riêng Đạt “ma” đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau gần 2 năm lẩn trốn, Bùi Quốc Đạt quay trở về TP.Thanh Hóa. Qua công tác nắm tình hình và được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân, Công an TP.Thanh Hóa đã nhanh chóng triển khai lực lượng khống chế và bắt giữ đối tượng khi tên này đang trốn tại nhà riêng ở 34 đại lộ Võ Nguyên Giáp, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa.

Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở của Bùi Quốc Đạt, lực lượng Công an đã thu giữ một số hung khí như: dao, kiếm, mã tấu và nhiều tài liệu, tang vật khác có liên quan.

Theo lời khai ban đầu của Bùi Quốc Đạt, sau khi chỉ đạo đàn em bắn trọng thương anh Tài, hắn đã bỏ trốn ra các tỉnh biên giới phía Bắc.

Quỳnh Chi (T/h)

Italia trở thành ổ dịch Covid-19 lớn thứ 3 thế giới

Số trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Italy đã vượt quá 1.000 người, lên tới 1.128 ca, trong đó 29 ca tử vong và 50 ca đã được chữa khỏi.


Nhân viên Hội Chữ thập đỏ Italy trong trang phục bảo hộ chống virus SARS-CoV-2 khi tiếp nhận người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải tại khu cảng ở Messina, Sicily ngày 27/2/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Rome, Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy (CPD) thông báo tính đến 18 giờ 00 ngày 29/2 (giờ địa phương), số trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Italy đã vượt quá 1.000 người, lên tới 1.128 ca, trong đó 29 ca tử vong và 50 ca đã được chữa khỏi.

Như vậy, Italy đã trở thành "điểm nóng" COVID-19 lớn thứ ba thế giới về số người nhiễm, sau Trung Quốc đại lục và Hàn Quốc.

Đa số các trường hợp nhiễm tập trung tại Lombardy (miền Bắc) với 615 ca, Emilia Romagna với 217 ca, và Veneto với 191 ca.

Người đứng đầu CPD Angelo Borrelli cho biết hiện khoảng 1.800 nhân viên thực thi pháp luật và 800 tình nguyện viên của CPD đã được triển khai trên cả nước để hỗ trợ các bác sỹ và nhân viên y tế.

Theo Chủ tịch Viện Y học quốc gia (ISS) Silvio Brusaferro, hiện còn quá sớm để đánh giá tác động của các biện pháp kiềm chế dịch đang được thực thi.

Ông cho rằng số ca nhiễm đến nay có thể liên quan đến những người đã nhiễm trước khi các biện pháp có hiệu lực.

Ngày 29/2, Thủ tướng Giuseppe Conte cho biết chính phủ đang xem xét sắc lệnh hỗ trợ kinh tế thứ hai, gồm các biện pháp mang tính quyết định hơn, hỗ trợ toàn bộ hệ thống sản xuất, không chỉ các khu vực tâm điểm vùng dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

Phát biểu trước báo giới sau cuộc họp với các bộ Nội vụ, Y tế, Cơ sở hạ tầng, Thể thao tại trụ sở Cơ quan Bảo vệ dân sự, Thủ tướng Conte khẳng định tiếp tục triển khai các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, và đang xem xét một sắc lệnh “can thiệp khẩn cấp” khác để hỗ trợ hoạt động sản xuất của tất cả các vùng.

Trước đó, ngày 28/2, Chính phủ Italy đã thông qua gói biện pháp hỗ trợ các hộ gia đình, các công ty và các lĩnh vực kinh tế tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Gói biện pháp này tập trung hỗ trợ ngành du lịch, kinh doanh khách sạn; ngừng thu thuế với các doanh nghiệp các nhân khu vực bị cách ly; tạm ngưng thu phí điện nước, gas và môi trường; hỗ trợ lao động tự do lên đến 500 euro/tháng, tối đa 3 tháng; đơn giản hóa thủ tục tiếp nhận trợ cấp; bổ sung quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ và tăng gói hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lên 350 triệu euro.

Bộ Ngoại giao thông tin về một người Việt nhiễm Covid-19 ở Hàn Quốc

Chinhphu.vn – Bộ Ngoại giao cung cấp thông tin về một công dân Việt Nam (đang sinh sống cùng chồng Hàn Quốc và 2 con) tại thành phố Deagu, Hàn Quốc bị dương tính với COVID-19.

Binh sỹ Hàn Quốc phun thuốc khử trùng đề phòng dịch Covid-19 tại nhà ga đường sắt Dongdaegu ở Daegu, cách Seoul khoảng 300km về phía Đông Nam ngày 29/2. (Nguồn: AFP)

Ngày 29/2, thông tin về trường hợp một công dân Việt Nam nhiễm COVID-19 tại Hàn Quốc, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết: Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc đã trao đổi với các cơ quan chức năng Hàn Quốc và Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội đề nghị phối hợp, cung cấp thông tin và tích cực điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại thành phố Daegu theo thoả thuận giữa lãnh đạo hai nước. 

Phía Hàn Quốc đã thông báo về trường hợp này cho Bộ Y tế theo đúng quy định của Điều lệ Y tế Quốc tế và khẳng định sẽ đảm bảo việc chăm sóc y tế cho bệnh nhân.

Cùng ngày 29/2, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc nhận được thông tin của Cơ quan Quản lý Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) thông báo về bệnh nhân này.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Đại sứ quán đã đề nghị phía Hàn Quốc (Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và chính quyền thành phố Deagu) cung cấp, hỗ trợ điều trị y tế cho công dân Việt Nam; điện thăm hỏi và hướng dẫn bệnh nhân trên tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương.

Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc tiếp tục giữ liên lạc với cơ quan chức năng sở tại để theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân và chủ động thực hiện các biện pháp bảo hộ trong trường hợp cần thiết.

Trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân Việt Nam liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc là: +82.10.6315.6618 hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân Cục Lãnh sự là: +84.981.84.84.84.

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, KCDC) sáng 1/3 cho biết nước này đã ghi nhận thêm 376 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm lên 3.526 ca. 

Các ca nhiễm tập trung phần lớn ở thành phố Deagu và tỉnh Bắc Gyeongsang lân cận. Tại thủ đô Seoul ở miền Bắc và thành phố Busan ở miền Nam, số ca nhiễm cũng tăng lên theo từng ngày. 

Hiện 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đang áp dụng các biện pháp hạn chế nhập cảnh và quy trình kiểm dịch chặt chẽ hơn đối với người đến từ Hàn Quốc do tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng tại nước này.

Thông não cho Hoàng Xuân Phú và đồng bọn: Vì sao phải mổ phanh?

CuTeo@

Nhằm bênh vực Kình IS, tay thợ toán Hoàng Xuân Phú viết bài lên án "tội ác man rợ" của chính quyền. Càng đọc, càng thấy buồn cười, vì Phú chả hiểu đéo gì về luật pháp và càng không hiểu gì về các quy phạm pháp luật, quy trình trong khám nghiệm tử thi. Trì độn đến thế mà mang danh giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ.

Trích Phú: 
"Chưa hết, thi thể cụ Kình còn bị đem đi và bị mổ dọc từ cổ xuống đáy bụng (xem Ảnh 9).
Thông thường, khi khám nghiệm tử thi, người ta mổ phanh toàn thân nếu cần xác định nguyên nhân cái chết. Trong trường hợp cụ Kình, thì họ đã biết quá rõ tại sao cụ bị chết. Do đó, chẳng cần phải mổ để xác định nguyên nhân.
Nếu mổ để gắp đầu đạn, nhằm phi tang, thì chỉ cần mổ những chỗ bị bắn. Còn nếu mổ để xem cụ Kình có nuốt tài liệu, tang chứng hay không, thì chỉ cần mổ vùng bụng. Mà cũng chẳng cần phải mổ, chỉ cần siêu âm, hay nội soi, thì đã biết rõ là cụ chẳng nuốt gì.
Vậy tại sao lại mổ phanh thây như thế?"
Hết trích.

Chuyện mổ xác Kình già lẽ ra không cần bàn vì đó là quy định của pháp luật ở mọi quốc gia trên thế giới.

Ảnh chụp trang web của Hoàng Xuân Phú.

Theo quy định của Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015, trong trường hợp hiện trường có người chết thì phải tiến hành khám nghiệm tử thi theo quy định tại điều 202. 

Tại điều 3 Quyết định số 170/QĐ-VKSTC ghi mục đích của việc khám nghiệm là nhằm "Xác định có hay không có tội phạm xảy ra để xử lý theo quy định của pháp luật. Mọi trường hợp có người bị giết, nghi bị giết, chết dưới nước, chết do treo cổ, chết do độc tố, do hơi độc, do điện giật, chết do tai nạn giao thông, chết do tai nạn lao động và các trường hợp chết khác chưa xác định được nguyên nhân đều phải tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định pháp y và tiến hành xác minh, Điều tra ban đầu tại hiện trường để làm rõ căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật". 

Như vậy, việc khám nghiệm tử thi là bắt buộc. Nhờ có nó nên Phú và đồng bọn mới có được những bức ảnh để sử dụng vào mục đích tởm lợm đến thế.

Hoàng Xuân Phú viết: "Thông thường, khi khám nghiệm tử thi, người ta mổ phanh toàn thân nếu cần xác định nguyên nhân cái chết". Viết như vậy là thu hẹp mục đích của việc khám nghiệm tử thi là chỉ để "xác định nguyên nhân cái chết".

Xin nói rõ luôn cho Phú: "Khám nghiệm tử thi là hoạt động điều tra nhằm phát hiện dấu vết tội phạm trên thân thể người chết". Như vậy, khám nghiệm tử thi không chỉ để xác định nguyên nhân chết, mà còn phát hiện các dấu vết tội phạm trên thân thể người chết. 

Trong vụ của Kình già, bằng cảm tính Phú bảo không cần khám nghiệm vì bị đạn bắn vào tim. Đây là phát biểu ngu nhất mà tôi từng thấy. 

Một con chó lên cơn dại, bị người dân úp vào một chiếc lồng sắt và 5 hôm sau nó bị anh dân quân xã cẩn thận bắn một phát vào tim. Như thế chưa chắc con chó đã bị chết vì phát đạn đó, mà có thể chết do bệnh dại, và cũng có thể chết đói do kiệt sức, và có thể chết vì nhiều nguyên nhân khác. Hiểu chưa Phú?

Vụ này, Phú nhìn thấy vết đạn trên ngực Kình và rồi xác định luôn Kình chết do đạn bắn vào tim cũng tương tự như kết luận con chó dại bị bắn chết bởi phát đạn xuyên tim. Nhưng biết đâu đấy, có thể Kình già chết vì bệnh lý nhồi máu cơ tim hoặc chết vì bị bóp cổ hoặc thậm chí chết vì bị dìm xuống cống nước trước khi khi bị bắn vào tim hoặc Kình chết do tự tử, tự bắn súng vào tim....thì sao? 

Để giải đáp các câu hỏi đó, cần khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết dựa trên cơ sở khoa học, chứ không thể cảm tính.

Tiếp theo, việc khám nghiệm tử thi của Kình không chỉ nhằm xác định nguyên nhân cái chết của hắn, mà còn tìm và thu thập dấu vết tội phạm nếu có. Ở đây, là tìm xem liệu rằng có có kẻ nào giết Kình trước khi công an vào đến đó hay không. Cái này liên quan đến các vết bầm trên lưng Kình mà tôi viết hôm qua (xem ở đây). Đó là việc xác định vết hoen tử thi để xác định thời gian Kình chết. Nếu chết vào ngày hôm trước thì câu chuyện sẽ phức tạp hơn và rẽ sang một hướng khác.

Tôi khá buồn khi mà một người manh danh vị là giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ... mà lại thể hiện não trạng trì độn khi viết rằng "Nếu mổ để gắp đầu đạn, nhằm phi tang, thì chỉ cần mổ những chỗ bị bắn. Còn nếu mổ để xem cụ Kình có nuốt tài liệu, tang chứng hay không, thì chỉ cần mổ vùng bụng. Mà cũng chẳng cần phải mổ, chỉ cần siêu âm, hay nội soi, thì đã biết rõ là cụ chẳng nuốt gì. Vậy tại sao lại mổ phanh thây như thế?".

Mổ phanh là quy định, là nguyên tắc trong khám nghiệm tử thi và đó cũng là chuẩn mực quốc tế trong khoa học hình sự.

Tôi chưa hề thấy trên thế giới có chuyện khám nghiệm tử thi mà không cần mổ phanh. Cũng không thấy nước nào "chỉ cần mổ chỗ bị bắn" hay "Chỉ cần siêu âm, hay nội soi" cả. Người ta mổ phanh là để khám nghiệm tất cả các cơ quan bên trong của Kình già, từ tim gan phèo phổi cho đến lá lách lòng mề, để xác định đường đạn hay vật nhọn đi qua cơ thể của hắn... thậm chí cả những gì mà hắn đã nốc từ chiều hôm trước. Biết đâu người ta tìm ra hắn chết do đám lâu la đổ thuốc độc vào mồm trước khi bị bắn thì sao? 

Còn nữa, mổ phanh ra để cơ quan tố tụng còn chụp ảnh ghi nhận thực tế để sau này đám mất dạy không thể kiện cáo. Đây là quy định là nguyên tắc trong phẫu thuật tử thi, Phú ạ.

Công nhận giải thích cho thằng ngu như Phú mệt quá. Nhắn Phú, lần sau không biết, không hiểu thì đừng bi bô. Tốt nhất là câm mẹ mõm lại, nghe chưa!

P/s: Các anh chị có thể đọc bài của thằng Phú ở đây.

Chuyện Rafi Kot khoe khoang trên báo Israel: VIỆT NAM KHÔNG HỀ THAM VẤN BS RAFI KOT TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19

Khoai@

Hehe, có tay bác sĩ Rafi Kot khoe trên báo Israel rằng đã tham gia tư vấn, đưa lời khuyên cho Bộ Y tế Việt Nam trong phòng, chống Covid-19... Đây là bài PR cá nhân của tay Rafi Kot.

Phản ứng với thông tin này, Bộ Y tế khẳng định Việt Nam không tham vấn bác sĩ Rafi Kot trong quá trình phòng chống dịch COVID-19, mà chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (US CDC).

Sự việc bắt đầu từ hôm 28/2/2020, khi tờ báo Haaretz của Israel có đăng bài “What Israel Can Learn From Vietnam on How to Beat the Coronavirus”, đề cập đến việc bác sĩ Rafi Kot, người đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, có tham gia tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Về vấn đề này, Bộ Y tế khẳng định: Bộ Y tế chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (US CDC). Đây là hai tổ chức có hơn 120 chuyên gia làm việc tại Việt Nam từ nhiều năm, thường xuyên và liên tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin trong quá trình phòng, chống dịch COVID-19.

Với vai trò là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ Y tế lắng nghe ý kiến của mọi tổ chức, cá nhân (không chỉ liên quan tới dịch bệnh này). Tuy nhiên, Bộ Y tế không mời một tổ chức hay cá nhân nào làm cơ quan tư vấn hay chuyên gia cho Bộ Y tế trong quá trình phòng chống dịch COVID-19.

Bộ Y tế không mời tổ chức hay cá nhân nào làm cơ quan tư vấn hay chuyên gia cho Bộ Y tế trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.

Việc tay bác sĩ Rafi Kot khoe khoang trên báo Israel là chuyện vô liêm sỉ nhất mà tôi từng thấy. Nếu là có thật tôi đảm bảo tay này đã họp báo rùm beng ở ngay tại Hà Nội rồi.

Ông Vương Đình Huệ làm Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô


Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ vừa được chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Chiều 28/2, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc với Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội về công tác chuẩn bị, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo Quyết định số 8517 năm 2020, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội chỉ định ông Vương Đình Huệ, Bí thư Thành ủy Hà Nội, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức vụ Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, nhiệm kỳ 2015-2020.

Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cũng đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Anh Tuấn, Phó chánh Văn phòng Thành ủy, phụ trách tham gia làm thành viên Đoàn công tác số 1 của Ban Thường vụ Thành ủy từ ngày 26/2.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ. Ảnh: Hải Nam.

Tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ đề nghị Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của thành phố, từ đó chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội lần thứ III Đảng bộ Bộ Tư lệnh Thủ đô.

Ông yêu cầu giải quyết, xử lý dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo còn tồn đọng. Trên cơ sở đó, Đảng ủy chỉ đạo sát sao, bảo đảm 100% đại hội chi bộ trực thuộc cấp ủy cơ sở, đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở được tổ chức thành công.

Bí thư Hà Nội cũng nghe lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thủ đô báo cáo về việc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19. Ông Huệ cho biết thành phố sẽ làm việc với Bộ Quốc phòng để có phương án phối hợp liên tỉnh, đưa công dân cần cách ly về các địa bàn lân cận, giảm tải cho Hà Nội.