Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

NỮ SINH BỊ CƯỠNG HIẾP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐẮC NÔNG

Dư luận viên Ksor Khôi

Là một cô gái ngoan hiền, có một mơ ước bình dị là được công tác trong ngành y, rồi sẽ về quê nhà phục vụ bà con.Thế nhưng chỉ vì tin tưởng “cấp trên” của mình, chẳng ai ngờ cô gái lại bị chính gã đàn ông ấy làm nhục trong một đêm ở BV.

Không biết tỏ cùng ai 

Sau cái đêm đáng quên đó, chị T.T.D.K, 20 tuổi, trú tại thị trấn Kiến Đức, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, sốc đến mức “tuyệt giao” với những người khác phái. Ngay cả khi gặp những người thân, cô cũng không giữ được bình tĩnh mà luôn tìm cách trốn tránh. Dù đến hôm nay, sau mấy ngày xảy ra sự việc, cô vẫn sống trong mặc cảm, luôn trách mình quá khờ dại khi trót đặt niềm tin nhầm chỗ.

Sáng ngày 24-2, CA thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, tiếp nhận đơn trình báo của chị T.T.D.K, sinh viên của trường trung cấp y trên địa bàn thị xã về việc mình bị hiếp dâm. 

Trong đơn tố cáo, chị K cho biết cô đã bị hiếp dâm bởi chính người điều dưỡng cùng ca trực với mình trong đêm hôm ấy.

Tối 22-2-2014, K được phân công trực theo lịch cùng với Lê Duy Cường, 26 tuổi, ở phường Nghĩa Trung, huyện Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, là nhân viên điều dưỡng tại BVĐK tỉnh Đắk Nông. Trong ca trực có thêm một số thực tập sinh khác, nhưng không ai ở lại qua đêm. Chỉ có K ở lại cùng với Cường. Đến nửa đêm, vì mệt nên K vào phòng trực nghỉ. Lúc này Cường cũng ở trong phòng, thấy K có biểu hiện mệt nên hắn gợi ý truyền nước để nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Tin tưởng Cường, nên K đồng ý. Tranh thủ lúc vừa truyền nước, K chợp mắt một chút nhưng cũng chính lúc ấy, Cường nổi “máu dê”. 

Cường thấy trong tủ thuốc của phòng trực có sẵn thuốc mê nên nảy ra ý định tiêm thuốc mê vào dung dịch đang truyền của cô gái. Nghĩ là làm, Cường lẻn vào buồng nghỉ rồi lặng lẽ tiêm thuốc mê vào dịch truyền. Sau đó Cường chờ một lúc cho thuốc ngấm mới bắt đầu hành sự.

Mặc dù ngấm thuốc mê, nhưng K vẫn lờ mờ nhận thấy sự việc đang xảy ra. Tuy nhiên, cô không thể điều khiển được chân tay để đẩy kẻ đồi bại đang chiếm đoạt thân thể mình ra. Sau khi cưỡng bức cô gái không còn sức chống cự, Cường mặc quần áo lại cho K rồi bỏ ra ngoài. Chỉ đến sáng, khi thuốc mê tan hết, cô gái tội nghiệp mới chạy tới cơ quan chức năng tố cáo hành động của Cường. 

Tiếp nhận đơn trình báo của bị hại, CQĐT CA thị xã Gia Nghĩa đã nhanh chóng vào cuộc xác minh sự việc. Ngay khi bị đưa về CQCA, Cường luôn quanh co. Suốt mấy tiếng đồng hồ sau, thấy đuối lý, Cường đổ do nạn nhân khiêu khích, đồng ý cho hắn vui vẻ. Thế nhưng, lời biện hộ của đối tượng không qua mắt được cán bộ điều tra. Trước những chứng cứ và lời tố cáo của nạn nhân, tên “yêu râu xanh” đội lốt thầy thuốc này đã phải cúi đầu thừa nhận toàn bộ sự việc.

Ảnh: Nạn nhân T.T.D.K

Sự thật bẽ bàng

Trò chuyện với chúng tôi, K ân hận: “Nếu như em không quá cả tin thì sự việc đã không xảy ra. Dù không muốn khơi dậy vết thương lòng nhưng em vẫn kể lại sự việc để làm bài học cho mọi người!”. K chia sẻ, cách đây gần một tháng, theo lịch học của trường thì đến học kỳ thứ 2 của năm thứ 2, các học sinh tại trường trung cấp y phải đến BV hoặc cơ sở y tế để thực tập. K được nhiều người giới thiệu tới thực tập tại khoa hồi sức cấp cứu của BVĐK tỉnh Đắk Nông. 

Khi vào BV thực tập, Cường thấy K xinh xắn dễ thương nên tỏ ra quan tâm đặc biệt. Vì là người đi trước, lại làm việc ở đây nên Cường tỏ ra am hiểu mọi nội quy cũng như sốt sắng trong việc hướng dẫn K quá trình thực tập. Thấy Cường nhiệt tình, lại ăn nói có duyên nên K cũng có chút cảm tình. Đặc biệt là K rất quý Cường vì những cử chỉ quan tâm của Cường không chỉ với cô mà còn với cả những sinh viên thực tập khác. Chẳng ai ngờ đó lại chính là thủ đoạn để Cường lừa các cô gái nhẹ dạ như K.

BVĐK tỉnh Đắk Nông nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Ksor Khôi

Sau khi xảy ra chuyện, K không dám nói cho gia đình biết vì sợ mọi người lo lắng, cũng như sẽ lên tìm đối tượng để trả thù. K âm thầm chịu đựng nỗi đau đớn và cả những mặc cảm dày vò mình. Một số bạn bè của K chuyện cũng tới thăm hỏi và động viên, an ủi cô để tiếp tục học hành và hoàn thành quá trình thực tập. Vũ Thị Hương, một người bạn ở chung phòng với K cho biết: “Bây giờ K rất sợ phải ở một mình, hay phải đối diện với người khác phái. Mấy ngày hôm nay, K không ăn uống được gì, trong giấc ngủ thi thoảng vẫn hay giật mình thức giấc và sợ hãi. Vì cũng phải đi thực tập nên bạn bè thay nhau đến ở cùng và động viên tinh thần K. Chẳng biết sau sự việc này, đến bao giờ K mới hết hoang mang”.

Chúng tôi đã tìm cách liên lạc với lãnh đạo BVĐK Đắk Nông, song chỉ nhận được thông tin rằng vì chưa có kết luận điều tra nên BV chưa thể trả lời báo chí về vụ việc này. Trao đổi với chúng tôi, một cán bộ điều tra CA thị xã Gia Nghĩa cho biết, sau khi tiến hành lấy lời khai của đối tượng Lê Duy Cường, CQCA đã tạm giữ hình sự đối tượng, do gia đình bảo lãnh nên Cường đã được tại ngoại nhưng bị cấm đi khỏi nơi cư trú chờ điều tra và hoàn tất hồ sơ khởi tố vụ án, khởi tố bị can.

Ksor Khôi

NGA ĐÃ CHIẾM CÁC VỊ TRÍ QUAN TRỌNG Ở CRIMEA

Lực lượng an ninh gác bên ngoài sân bay Simferopol ngày 28/2. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Hãng thông tấn Interfax của Nga dẫn một nguồn tin quân sự Ukraine ngày 1/3 cho biết, các lực lượng Nga đã giành quyền kiểm soát một sân bay quân sự ở khu vực phía Đông bán đảo Crimea.

Sân bay trên nằm ở thị trấn Kirovskoye, chủ yếu được sử dụng cho các máy bay vận tải quân sự. Các tay súng cũng đã giành quyền kiểm soát sân bay quân sự Belbek gần thành phố Sevastopol.

Cũng theo Interfax, các lực lượng của Nga cũng đang cố gắng giành quyền kiểm soát một căn cứ điều khiển tên lửa phòng không ở phía Tây Crimea. 

Theo hãng tin, khoảng 20 binh sỹ của lực lượng Nga đã tiến vào địa phận của căn cứ trên và đang cố gắng giành quyền kiểm soát, tuy nhiên không cho biết có xảy ra đụng độ hay có thương vong không.

Trong khi đó, sân bay quốc tế ở Simferopol, thành phố chính của Crimea, đã tuyên bố đóng cửa do "sự hạn chế trong việc sử dụng không phận". Trước đó, vào ngày 28/2, sân bay này cũng đã bị các tay súng không rõ nhân thân kiểm soát.

Interfax cũng dẫn lời Thủ tướng CH tự trị Crimea, ông Sergiy Aksyonov, cho biết các quân nhân thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga đang canh gác các tòa nhà quan trọng tại khu vực bán đảo này.

Trước đó, ông Aksenov đã yêu cầu Tổng thống Nga Vladimir Putin "giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea". Ông cho biết lời kêu gọi này được đưa ra xuất phát từ tình hình thực tế và trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước đối với cuộc sống và sự an toàn của người dân. Điện Kremlin ngay sau đó khẳng định Nga "sẽ không bỏ qua" lời yêu cầu giúp đỡ của Thủ tướng Cộng hòa tự trị Crimea.

Ông Aksenov còn cho biết đã thống nhất tất cả các lực lượng vũ trang và bảo vệ trật tự Crimea dưới sự chỉ huy của mình sau khi xuất hiện các nhóm vũ trang lạ mặt, các phương tiện kĩ thuật quân sự trên lãnh thổ Crimea, và đã gây ra một số vụ đụng độ có nổ súng. Ngoài ra, theo ông, việc chính quyền mới ở Ukraine đã bổ nhiệm người đứng đầu cảnh sát Crimea mà không có sự thảo luận với cơ quan lập pháp Crimea là đi ngược với thỏa thuận đạt được trước đó giữa chính quyền mới ở Ukraine và chính quyền Crimea, và vi phạm Hiến pháp Crimea. 

Trong khi đó, tại cuộc họp kín của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về tình hình Ukraine ngày 28/2, phản ứng trước các thông tin về sự hiện diện của quân đội Nga tại Crimea, đại diện thường trực Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin nhấn mạnh Nga có hiệp định với Ukraine về việc đồn trú Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol và Nga đang hành động trong khuôn khổ hiệp định.

Cũng tại cuộc họp này, Nga đã bác bỏ đề xuất của đại diện thường trực Mỹ tại Liên hợp quốc về việc gửi một phái bộ trung gian quốc tế tới Crimea, cho rằng không thể áp đặt một phái bộ mà không có yêu cầu từ phía chính quyền Crimea./.

TBT Kim Quốc Hoa: CHÚNG TÔI CÓ ĐỦ CHỨNG CỨ ÔNG TRUYỀN SAI PHẠM



Dư luận viên Duy Châu

(Soha.vn) - TBT Kim Quốc Hoa cho rằng, báo Người Cao Tuổi có đầy đủ căn cứ, thậm chí là đủ cả tên và số quyết định của số cán bộ ông Trần Văn Truyền bổ nhiệm ồ ạt trước khi nghỉ.

Theo thông tin trên báo Người Cao Tuổi đăng tải vào ngày 28/2/2014, ông Trần Văn Truyền trước khi về hưu đã kí ồ ạt bổ nhiệm hàng loạt cán bộ, rất nhiều người không có quy hoạch, hoặc non kém về năng lực phẩm chất.

Cụ thể: "Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Trần Văn Truyền không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, biết mình sau kì họp thứ I Quốc hội Khóa XII sẽ rời khỏi “Phủ Khai Phong” ở đất Thăng Long, ông chỉ đạo Vụ Tổ chức Cán bộ (do ông Ngô Văn Cao là Vụ trưởng) cấp tập, dồn dập làm nhân sự một cách ồ ạt. Từ tháng 3/2011 đến ngày 3/8/2011 ông Trần Văn Truyền kí quyết định bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp vụ (và tương đương) tại cơ quan TTCP, chỉ trong 2 ngày (1/8 và 3/8) kí bổ nhiệm 26 người, riêng ngày 3/8/2011 kí bổ nhiệm 22 người”. Tờ Người Cao Tuổi viết.
Những đồn đoán về căn nhà mới xây của ông Trần Văn Truyền còn chưa được làm rõ thì thông tin về việc "bổ nhiệm cán bộ ồ ạt" của vị này lại gây xôn xao dư luận

Cũng theo thông tin của tờ báo, trong ngày 3/8/2011, ông Trần Văn Truyền đã kí bổ nhiệm 3 hàm Vụ trưởng ở Văn phòng, 3 hàm Phó Vụ trưởng ở Trường Cán bộ Thanh tra, 3 hàm Cục phó ở Cục III, 2 hàm Phó Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Cục I, 2 hàm Vụ trưởng, hàm Vụ phó ở Tạp chí, nhiều Phó Cục trưởng, Phó Vụ trưởng, hàm Vụ trưởng, hàm Phó Vụ trưởng ở các cục, vụ, đơn vị trực thuộc. Các cục, vụ, đơn vị có đủ cấp trưởng, cấp phó rồi thì ông đưa chuyên viên lên cấp “hàm” mà cấp này chưa thấy quy định điều khoảng nào trong Luật Cán bộ, công chức.

“Đáng chú ý là sau khi ông Truyền kí bổ nhiệm nhiều người không có trong quy hoạch, ông thấy “giật mình” liền kí Quyết định số 2100/QĐ-TTCP ngày 3/8/2011 về bổ sung quy hoạch nhằm hợp thức hóa việc làm trái với quy trình, quy chế về công tác cán bộ của chính TTCP. Việc làm trên của ông Truyền là chống lại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 3/12/2007. Tại Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người.

Trong khi đó, sau đợt ông Truyền bổ nhiệm năm 2011, nhiều cục, vụ, đơn vị ở TTCP có từ 4 – 6 cấp phó. Cục I có 7 cấp phó và 1 hàm cấp phó. Có một sự thật là, một số cán bộ ngay sau khi được ông Truyền quyết định bổ nhiệm đã mắc sai lầm, khuyết điểm, bị kỉ luật thậm chí bị đi tù như ở Cục I, Trung tâm Thông tin hay ở Vụ III”, báo Người Cao Tuổi thông tin.

Trước những thông tin được nêu trên, trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 1/3, ông Kim Quốc Hoa cho biết:

"Chúng tôi đã những đưa thông tin việc ông Trần Văn Truyền trước khi nghỉ hưu ký cấp tập, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ cấp vụ và tương đương trong số báo cách đây 2 ngày. Việc bổ nhiệm này, trước hết là trái với Nghị định 178/2007 của Chính phủ.

Tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này quy định cấp cục, vụ, đơn vị thuộc bộ cấp phó không được vượt quá 3 người. Và đến thời điểm năm 2010, khi ông Truyền đang làm thì các cục, vụ, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ đã đủ các cấp phó theo quy định.

Nhưng khi không còn được tái ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương, tức là không tiếp tục tái ứng cử vào chức Tổng thanh tra Chính phủ nữa thì do “nhu cầu” nào đó, ông Truyền đã chỉ đạo cho Vụ tổ chức cán bộ dồn dập, nhất là vào tháng 7 và đầu tháng 8/2011, ký bổ nhiệm hàng loạt cán bộ vào chức danh cấp phó và tương đương. Điều này dẫn đến nhiều đơn vị có tới 4 - 7 cấp phó.

Thứ hai, ông Truyền bổ nhiệm rất nhiều người hàm Vụ phó, hàm Cục phó mà theo Luật cán bộ công chức thì bên chính quyền hầu như không có từ “hàm”. Từ việc này đã để lại hậu quả hiện nay là bộ máy của Thanh tra Chính phủ phình ra, cán bộ lãnh đạo thì nhiều. Không những thế, nhiều cán bộ cấp phó còn đùn đẩy, tranh chấp nhau để đi làm các trưởng đoàn thanh tra vụ việc.

Đồng thời, việc bổ nhiệm diễn ra trong bối cảnh, những người này có nhiều người không có trong diện quy hoạch. Khi nhận ra không có trong diện quy hoạch mà vẫn bổ nhiệm thì ngày 3/8/2011 là ngày kết thúc vai trò Tổng thanh tra Chính phủ của ông Truyền tại Quốc hội và ông Huỳnh Phong Tranh đã làm Tổng thanh tra rồi nhưng ông Truyền vẫn ký bổ nhiệm và còn tự tiện kí văn bản bổ sung quy hoạch.

Như trong bài viết chúng tôi đã nói thì những ngày đó, Vụ tổ chức cán bộ phải bò ra làm. Bởi vì phải đi xác minh hồ sơ, về nơi cư trú tại khu dân cư của cán bộ đó để làm thủ tục, sau đó bổ nhiệm. Việc làm của ông Truyền đã tạo ra tâm lý cho nhiều cán bộ Thanh tra Chính phủ phải “chạy” để có tước vị đó, dẫn đến việc lộn xộn. Cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là tại sao ông Truyền lại làm như vậy và không ít người cũng cho rằng, không loại trừ khả năng là do vụ lợi..."

Ông Hoa cũng khẳng định, tất cả những thông tin về việc bổ nhiệm gần 60 cán bộ cấp phó trước khi nghỉ hưu của ông Truyền mà báo Người Cao Tuổi nêu ra đều có căn cứ, thậm chí là có đủ tên và số quyết định cụ thể cho từng người được bổ nhiệm.

"Báo Người Cao Tuổi trong nhiều năm qua đưa ra bất cứ vụ việc nào đều có chứng cứ, bằng chứng chứ không bao giờ đưa thông tin không có cơ sở. Về việc ồ ạt bổ nhiệm các cán bộ của ông Truyền mà chúng tôi thông tin đều căn cứ vào chính các tài liệu mà cơ quan Thanh tra chính phủ quản lý" , ông Hoa nhấn mạnh.

Ông Hoa cũng cho hay, sau khi thông tin được báo đưa ra cho đến nay, tòa soạn vẫn chưa hề nhận được phản hồi của cơ quan Thanh tra Chính phủ cũng như ông Truyền.

"Ngay kể cả, thông tin cách đây hơn một tuần, báo Người Cao Tuổi phản ánh về bất động sản, biệt thự khủng của ông Truyền chúng tôi cũng chưa hề nhận được phản hồi của ông ấy...", ông Hoa nói.

Café sáng thứ 7: SẬP CẦU, ĐUỔI THẦY VÀ PHÁT NGÔN CỦA BỘ TRƯỞNG

Dư luận viên Baron

1. Vụ việc được dư luận xôn xao nhất trong tuần là vụ tai nạn tại cầu treo Chu Va tỉnh Lai Châu khiến 8 người thiệt mạng và 37 người bị thương. Tại hiện trường, neo cáp treo của cầu bị gãy làm đôi, và đây là lý do dẫn đến tai nạn.

Nguyên nhân dẫn đến neo cáp bị gãy vẫn được các cơ quan chức năng điều tra. Dư luận thì chín người mười ý. Người thì cho là do quá tải, người thì cho là cộng hưởng, người thì cho là bớt xén vật liệu nên chất lượng không đảm bảo, người cho là lỗi kỹ thuật. Thậm chí, có người còn cho là linh hồn người chết giận nên gây sập cầu.

Trên báo chí, anh thiếu tướng giám đốc công an Lai Châu nhận định nguyên nhân ban đầu là do “quá tải và có hiện tượng cộng hưởng khi đoàn người đưa tang cùng đi trên cầu”, và cho rằng cộng hưởng xảy ra vì “Vì người Mông khi khiêng quan tài thường đi rất nhanh”. Anh thiếu tướng này cũng cho rằng, chưa thể khẳng định do làm ẩu, hoặc thi công không đúng.

Những người lái xe tải thường truyền nhau kinh nghiệm: "Cầu nhân ba, phà nhân đôi". Nghĩa là tải trọng xe gấp 3 lần tải trọng cầu thì có thể chạy vô tư qua cầu. Với lại, tải trọng của cable thép và các kết cấu liên hệ với dây cáp thường lớn hơn nhiều lần so với tải trọng thực tế của cầu (ở châu Âu bắt buộc chọn hệ số an toàn là 10). Thế nên, chỉ khoảng 50 người trong đám tang đi qua cầu thì khó mà thuyết phục được dư luận là tai nạn do quá tải. Mặt khác, nhiều người có chuyên môn cũng nêu trên các diễn đàn mạng rằng, khó mà có cộng hưởng đến mức gây đứt cáp.

Nhìn cái neo cáp bị gãy, những người dù không có chuyên môn kỹ thuật cũng có thể nhận ra rằng neo cáp được gia công quá sơ sài. Và các công đoạn gia công để hình thành neo cáp chắc chắn đã làm thay đổi lý tính và cơ tính của thanh thép làm neo cáp. Và để xác định neo cáp này có đảm bảo tải trọng lẫn tiêu chuẩn kỹ thuật hay không thì quá đơn giản.

Nguyên nhân cụ thể sẽ được cơ quan chức năng công bố trong nay mai. Tuy nhiên, ở An-nam, vấn đề hoa hồng cho chủ đầu tư, chi phí cho giám sát, rút ruột công trình,… không còn là điều gì mới mẻ. Thậm chí đã được nêu cả trên nghị trường khi các ông bà nghị nói về chất lượng công trình.

Giả sử nguyên nhân xác định không phải là do quá tải và cộng hưởng như các quan chức nhận định ở trên. Vậy lỗi sẽ thuộc về ai? Thiết kế, thẩm định, thi công hay giám sát? Và có hay không trách nhiệm của chủ đầu tư?

Đôi khi, có những lý do rất phức tạp được sử dụng để trả lời những câu hỏi đơn giản, thuần túy về kỹ thuật!!!

2. Cũng liên quan đến vụ việc này, một fanpage trên FB về thế giới tâm linh cho rằng vì người chết nổi giận do thay người cầm di ảnh nên đã gây tai nạn nói trên. Chỉ trong vài ngày, status này đã có tới hơn 3.800 người thích, hơn 1.600 phản hồi và gần 900 lượt chia sẻ.

Vấn đề tâm linh có hay không, đúng hay sai thì người viết không lạm bàn. Cái gì khoa học chưa chứng minh rõ ràng thì vẫn là một điều bí ẩn. Có điều, với cần-lao An-nam, sự mê tín dị đoan đã ăn sâu vào tiềm thức. Xứ này luôn thích những câu chuyện kỳ quái hoang đường, thích sử dụng các thế lực siêu nhiên để giải thích sự vật hiện tượng. Không chỉ đơn thuần trong cần-lao xã hội mà có trong cả chính sử.

Thế nên mới có chuyện bà Âu Cơ đẻ trăm trứng, ông Thánh Gióng bay lên trời, anh Thạch Sanh có nồi cơm ăn mãi không hết, chị Tấm hết hóa quả thị đến chim vàng anh. Thậm chí, những sự vật tồn tại ngay trước mặt con người, như đòi suy tôn con rùa đầu đen ao Gươm lên thành linh thú, bần-nông giẫm đạp để cướp ấn đền Trần,…

Mà giả sử linh hồn người chết kia nổi giận thật, chả có lẽ lại hại người thân của mình. Vì những người đi đưa tang đều là máu mủ ruột rà trong gia đình, anh em họ mạc, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp. Ấy thế mà mấy nghìn người nhao nhao vào tán dương, ủng hộ vấn đề này mới tài.

Cũng giả sử có linh hồn thật, và giả sử người ta xác định nguyên nhân là do lỗi kỹ thuật. Vậy thì oan hồn của 8 người chết do tai nạn có về vật chết anh thiếu tướng chém gió nói trên lẫn những kẻ đã tham ô, tham nhũng, rút ruột công trình dẫn đến tai nạn đáng thương kia không nhỉ?

Mà biết đâu, có nguyên nhân tâm linh được đưa ra trong nhóm nguyên nhân gây tai nạn!!!

3. Sở GD&ĐT tỉnh Bình Định đã có kết quả xử lý kỷ luật vụ thầy trò đánh nhau trong lớp. Theo đó, thầy bị sa thải khỏi ngành, trò bị cảnh cáo trước toàn trường.

Anh Phó sở GD&ĐT cho rằng kết quả kỷ luật đã được “xem xét có tình, có lý” và giải thích cho lý do đuổi thầy giữ trò là do thầy sai trước. Có thể anh này đã từng một thời đứng lớp. Và có thể, khi ngồi ghế phó sở, anh ta đã quên mất những ngày chập chững khi tập cầm phấn.

Bốn năm học đại học bị vứt xuống sông, xuống bể. Dĩ nhiên chẳng đi dạy thì đi làm cái khác. Xã hội chả thiếu việc để làm. Với anh thanh niên trẻ này, âu cũng là cái liễn!

Thế nhưng, đây sẽ là tiền lệ cực xấu cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội An-nam nói chung. Rồi đây, những thế hệ học sinh đánh thầy cô sẽ ra đời, những thế hệ học sinh thích chửi mắng thầy cô sẽ ra đời. Và để giữ nồi cơm của mình, sẽ có một trào lưu các thầy cô khoanh tay cúi đầu xin lỗi học sinh mất dạy.

Và rồi, sự vô cảm lẫn sự thiếu trách nhiệm của thầy cô sẽ được hình thành. Nền giáo dục xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ còn những người thợ dạy như một con rô-bốt, không còn tình thương yêu học sinh lẫn tâm huyết nghề nghiệp. Khái niệm “dạy dỗ” sẽ được vứt ra khỏi từ điển của ngành giáo dục.

Giáo dục là cơ sở, là nền tảng để xây dựng một đất nước văn minh và hùng mạnh. Khi những người cầm phấn đứng lớp bị sỉ nhục về lòng tự trọng nghề nghiệp và khi những đạo lý trong giáo dục bị đảo ngược thì không bao giờ có được một nền giáo dục tiên tiến. Nghĩa là, cần-lao An-nam khó mà rũ bỏ thói man di mọi rợ để bước vào thế giới văn minh được.

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho tương lai của dân tộc???

4. Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào vừa được thành lập do thủ tướng làm chủ tịch. Ở An-nam, thường khi thành lập một ủy ban tầm quốc gia có nghĩa là vấn đề đó đã trở nên rất nghiêm trọng. Tỷ dụ như phòng chống tham nhũng, dân số, an toàn giao thông,…

Trong cuộc họp đầu tiên của Ủy ban, Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận đề nghị Bộ Nội vụ lập đề án đổi mới tuyển dụng công viên chức vì “những người có bằng giả hay bằng thật, nhưng chất lượng giả chỉ có thể "chui" vào hệ thống công chức nhà nước”.

Ông Luận là người rất hay có những câu phát biểu “lăng nhăng” như lời vè của dân gian. Hơn nửa nhiệm kỳ bộ trưởng trôi qua, với mục tiêu “không tạo dấu ấn cá nhân”, ông Luận đã ra một seri phát ngôn “bất hủ”. Từ “hàng nghìn điểm 0 (môn Sử) là bình thường” đến “trận đánh lớn, xứng tầm cách mạng trong giáo dục”, từ “tôi đang rất buồn” khi nhận kết quả phiếu tín nhiệm đến “nếu không thay đổi được… thì thay đổi nhân sự”, từ “không thể để mèo già hóa cáo trong giáo dục” đến “chưa phát hiện trường nào bán bằng giả”,…

Làm tư lệnh ngành giáo dục, không xử lý được tình trạng học giả bằng thật đến mức tràn lan các loại học hàm học vị dởm mà lại đi nhờ bộ khác loại bằng giả, bằng dởm. Thế có khác nào một ông bố có đứa con ăn cắp vặt, đáng ra không dạy bảo được thì đưa vào trường giáo dưỡng, đàng này mồm vừa nói con tôi ngoan rồi nhưng lại nhắc ông hàng xóm đóng cửa cho chặt kẻo mất cắp.

Trong khi những vấn nạn học giả bằng thật, thầy đứng nhầm lớp trò ngồi nhầm chỗ, trường đại học mở tràn lan, thầy cô làm bài hộ học sinh thi tốt nghiệp để lấy thành tích, mầm non bạo hành trẻ em,… không được giải quyết. Thầy trò vùng cao cơm không có thịt mà ăn, trường không đủ lớp mà dạy. Thầy trò thành phố thì dạy thêm học thêm ầm ĩ. Bạo lực học đường ngày càng gia tăng, hết thầy đánh trò đến trò đánh thầy, hết trò đánh trò đến trò đánh phụ huynh. Sách giáo khoa bao năm cải cách vẫn mãi tranh cãi chữ a đứng trước hay chữ e đứng trước.

Thôi thì giáo dục An-nam đã nát như tương từ lâu, ông Luận có ba đầu sáu tay cũng chả thay đổi được tất cả. Nhưng chả làm được nhiều thì cũng cố làm được ít để hậu thế lưu danh chứ. Đàng này, chưa thấy ông làm được điều gì có tính thay đổi hay đột phá cả, mà chỉ làm cho nát thêm mà thôi. Đã thế lại còn phát ngôn những câu nói vừa thiếu thực tế, vừa thiếu tâm huyết, vừa thiếu trách nhiệm như thế.
Vẫn dân gian, có câu: Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ!!!

5. Lâu nay ở An-nam, vấn đề trách nhiệm luôn là sự xa xỉ. Thành tích thì được dành cho cá nhân, nhưng lỗi lầm thì thuộc về tập thể. Một xã hội chỉ phát triển khi từ thượng tầng quản lý đến hạ tầng cần-lao xác định rõ vai trò, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.

Khi mọi nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ, yếu kém lẫn thiệt hại xã hội bị quy về thằng cơ chế thì cần-lao khó mà mong chờ một sự sòng phẳng và công bằng trong xã hội.

Bởi vì, khi người ta đã đứng được trên cao, thường có thói quen nhìn vào mặt người khác chứ ít ai tự soi gương nhìn lại mặt mình.

Bi kịch của cần lao An-nam chính là điều đó!!!

(@ by Baron, 2014) 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

HÒA HỢP DÂN TỘC BỊ XUYÊN TẠC NHƯ THẾ NÀO?


(Bút chiến trên mạng) - Hòa hợp dân tộc vốn chẳng phải là đề tài mới lạ gì vì nó vốn được Đảng và nhà nước ta quan tâm bấy lâu nhưng những ngày gần đây lại được thổi bùng lên cùng với sự có mặt của ông nghị Hoàng Duy Hùng, một người từng là chống phá nhà nước cực đoan,

trong đoàn nghị viên Hội đồng thành phố Houston đến thăm Việt Nam theo lời mời của Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn. Có đề tài, các loại phương tiện truyền thông lề trái, lề phải và tâm lý chiến (RFA, BBC,..) vận hành hết công suất để khai thác từng ly từng tí độ “hot” của nó và vung vít đủ loại ý kiến ý cò hệt như cách mà họ soi mói một ngôi sao showbiz vậy. “Hòa hợp” hơn tý nào chưa thì không rõ mà trước mắt chỉ thấy những thông tin kiểu đó dường như có tác dụng đào sâu thêm cách biệt và làm sai lệch ý nghĩa thực sự của việc “hòa hợp dân tộc“.


Vấn đề hòa hợp dân tộc có từ khi nào?

Nhắc đến “hòa hợp dân tộc“, chắc hẳn nhiều người sẽ liên tưởng đến nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (2004). Tôi không có dữ liệu cụ thể để khẳng định chính xác rằng vấn đề này được đặt ra khi nào nhưng với truyền thống Đại đoàn kết toàn dân của Đảng CSVN từ thời kỳ đầu chống Pháp, không khó để hình dung đây là chủ trương có tính liên tục và xuyên suốt của Đảng CSVN.

Có một câu chuyện khi công tác ở Vĩnh Linh năm 1972, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương, TBT Lê Duẩn đặt câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”.

Trả lời ông, người thì cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hàng đầu, người thì cho rằng phải phát triển nông thôn, đưa người nông dân đi lên, người khác thì nói cần ưu tiên đẩy mạnh khai thác tài nguyên… Ông chăm chú lắng nghe mọi người nhưng không ưng ý nào cả.

Rồi ông hỏi từng người ngồi xung quanh mâm cơm một câu: “Có ai có bà con trong Nam không?“. Ai cũng trả lời có. Ông nói: Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.
Ảnh: Biểu ngữ trên cầu Hiền Lương

Hòa hợp dân tộc là gì và tại sao phải hòa hợp?

Hơn 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã làm đất nước ta không chỉ bị chia cắt về địa lý mà còn bị chia rẽ lòng người, đặc biệt là trong 20 năm chống Mỹ. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi từ 1955 đến 1960, núp dưới đôi cánh của “đại bàng” Mỹ, chính phủ ngụy quyền VNCH đã được đến 55 quốc gia trên thế giới công nhận, hơn hẳn VNDCCH vốn chỉ được công nhận bởi Liên Xô, Trung Quốc từ 1950 và các nước XHCN khác những năm sau đó. Thời gian 20 năm đó đủ để cho 1 – 2 thế hệ trưởng thành trong “tiếng ru hời” của hệ thống tâm lý chiến khổng lồ của Mỹ ngụy, tin rằng tổ quốc của họ là một đất nước VNCH riêng biệt, tách rời khỏi cơ thể mẹ Việt Nam thống nhất từ địa đầu Hà Giang đến mũi Cà Mau. Cũng trong khoảng thời gian đó, biết bao ân oán giữa những người con cùng một dân tộc, thậm chí cùng một gia đình, bị buộc phải cầm súng bắn vào nhau vì dã tâm của đế quốc. Sự hận thù được Mỹ ngụy tô vẽ, cài đặt vào trong tâm thức người dân một cách cực đoan đến mức lố bịch: “bảy thằng Việt cộng đu cành đu đủ không gãy, Việt cộng có đuôi,…” hay sặc mùi sát khí như bài thơ mà Vũ Hoàng Chương dâng lên Ngô Đình Diệm:

“Lò phiếu trưng cầu, một hiển linh
Đốt lò hương, gửi mộng bình sinh
Từ nay trăm họ câu an lạc
Đàn khúc đầm Dao, rượu chén Quỳnh!
Có một ngày ta trở lại cố đô
Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
Trên tầng Chí Sĩ bàn tay vẫy
Đại định thăng Long, một bóng cờ”.

Chính nỗi niềm quỷ dữ mà đế quốc và tay sai muốn trút lên đồng bào Việt ở bên kia vĩ tuyến 17 lại trở thành sự ám ảnh đối với lính ngụy, gia đình họ và một bộ phận nhân dân miền Nam vào những ngày tháng 04 năm 1975 lịch sử. Trước khi cuốn gói theo đuôi chủ, đám chóp bu ngụy quyền còn tuyên truyền về một cuộc “tắm máu” Sài Gòn khiến cho không ít người hoảng loạn, bỏ chạy khỏi đất nước cùng nỗi kinh hoàng hơn cả việc bám dưới càng trực thăng, thậm chí có những sỹ quan đã phải bắn chết gia đình mình rồi tự sát.

Ảnh: Ngay cả trong chiến tranh, người Việt Nam vẫn luôn một lòng

Vừa giành được độc lập, đất nước ta lại bị cuốn vào 2 cuộc chiến tranh biên giới và hệ lụy kéo dài gần hai chục năm sau của nó. Song song với đó là khoảng thời gian cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam. Hình ảnh đất nước ta đối với thế giới nói chung và cộng đồng kiều bào nói riêng quả thực rất bí ẩn, có lẽ chẳng khác gì Triều Tiên trong mắt thế giới bây giờ. Điều đó vô hình chung lại trở thành mảnh đất màu mỡ cho những kẻ chống cộng cực đoan hoặc lưu manh chính trị kiếm ăn bằng cách đưa những thông tin xuyên tạc về đất nước, đe dọa cộng đồng hải ngoại ở Mỹ và đẩy họ rời xa hơn nữa khỏi quê hương mình dù đã đi nửa vòng trái đất, đào sâu hơn nữa vực thẳm ngăn cách họ với dân tộc dù ở giữa đã là Thái Bình Dương bao la (lạ lùng là chúng càng thù cộng sản thì lại càng phải dựa vào hai từ “cộng sản” để kiếm ăn!).

Do đó, hòa hợp dân tộc là điều tối cần thiết để trước hết chấm dứt việc đổ thêm máu, xóa đi thù hận giữa những người cùng giòng giống, để nhân dân cả nước yên tâm chung sống và bắt tay vào xây dựng lại đất nước, để người Việt tha hương hiểu rõ hơn về tình hình quê hương đất nước mình và an tâm tìm về quê cha đất tổ, để huy động nguồn lực của người Việt trên khắp thế giới ,.. Có thể cụm từ này chỉ được nhắc tới nhiều khi nói về chính sách của nhà nước đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài những năm gần đây nhưng thực tế, nó đã được thực hiện rất lâu từ trước ngày 30/04 và tiếp diễn âm thầm trong nước, dưới các hình thức khác nhau như: công tác dân vận trong vùng địch chiếm đóng, chính sách khoan hồng đối với tù binh, đoàn kết các tôn giáo, …

Hòa hợp dân tộc đã được thể hiện bởi tinh thần thượng võ của quân đội ta trong chiến tranh mà những thông tin mới đây về trận chiến giải phóng đảo Song Tử Tây là một ví dụ điển hình:
Ngoài chiến sĩ Ngô Văn Quyền, đại đội trưởng Tống Văn Quang thuộc Tiểu đoàn 471 – Quân khu 5 đã hy sinh trong trận chiến ở Song Tử Tây và được an táng ngay trên đảo. Sáu lính Việt Nam Cộng hòa tử trận cũng được quân giải phóng mai táng cẩn thận trước sự chứng kiến của 33 tên đã đầu hàng.“Thấy đại đội trưởng của mình bị địch bắn chết, một số chiến sĩ đòi xử tử toàn bộ đám lính Việt Nam Cộng hòa. Tuy nhiên, tôi không cho làm vậy. Họ cũng là những người Việt Nam. Ta đã giải phóng đảo, địch đã đầu hàng, chiến tranh sắp kết thúc, chúng ta cần độ lượng để máu không tiếp tục phải đổ vô ích” – ông Hồng bồi hồi.
Hòa hợp dân tộc là sự khoan hồng độ lượng tưởng chừng chỉ có ở những cao tăng đắc đạo của những người Đảng viên, những người làm cách mạng đối với tội ác “trời không dung, đất không tha” của kẻ thù đối với mình mà tiêu biểu là trường hợp các cựu tù Côn Đảo đối với “đệ nhất ác nhân” Bảy Nhu, cai ngục Côn Đảo xưa kia. Có được điều đó không phải là do sự bao dung đơn thuần của con người mà phải được sự soi sáng từ lý tưởng chính nghĩa của Đảng CSVN, kết tinh từ truyền thống nhân đạo của dân tộc.

Ảnh: Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ 2

Hòa hợp dân tộc chính là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng CSVN chứ không đơn thuần là việc “hàn gắn, làm lành” với một bộ phận kiều dân như nhiều người thường nghĩ. Nó là một phần không thể thiếu của Đại đoàn kết dân tộc. Và như chúng ta thấy, nhiệm vụ này đã được thực hiện rất tốt ngay từ thời ĐCSVN được thành lập tới nay: đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân, tôn giáo, dân tộc đứng lên đánh đuổi ngoại xâm dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng; xây dựng một xã hội bình yên, hòa hợp trong một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo,…

Hòa hợp dân tộc bị xuyên tạc như thế nào?

Khi nước ta mở cửa hòa nhập với quốc tế, đặc biệt là sau khi Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam (1994), vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài là một ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nhà nước với quan điểm “cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam“. Nghị quyết 36 (2004) của Bộ chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài là văn kiện chính trị cao cấp hệ thống lại, phát triển và mở rộng chủ trương, chính sách của Đảng đối với người Việt ở nước ngoài. Một số chủ trương chính được nêu trong Nghị quyết 36 là: tuyên truyền cho cộng đồng Việt kiều hiểu rõ về đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước; hỗ trợ Việt kiều hồi hương, đầu tư kinh doanh tại Việt Nam; bằng quan hệ ngoại giao, vận động các chính quyền nước sở tại tạo điều kiện cho Việt kiều có điều kiện làm ăn, sinh sống bình thường,… Như vậy, nghị quyết này nhắm tới toàn bộ cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống ở các nước trên thế giới (khoảng 2,7 triệu người năm 2004 và trên 4 triệu người hiện nay) chứ không phải chỉ dành cho “một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc, ra sức chống phá đất nước, phá hoại mối quan hệ hợp tác giữa nước sở tại với Việt Nam“. Nghị quyết như cái dang tay rộng mở của tổ quốc chào đón mọi người con tha hương “tìm về nhà” chứ không phải để tìm cách “hòa giải” với một nhúm người ngạo ngược, chống phá tổ quốc vì lợi ích của riêng họ. Thực hiện chủ trương này, Bộ Ngoại Giao trong vai trò tiên phong đã gặt hái được không ít thành tích trong khoảng thời gian gần 10 năm vừa qua, thậm chí đã “giải bùa chống cộng” cho không ít người nằm trong “một số ít người” kia.

Bất chấp sự thật hiển nhiên đó, nhúm người còn lại trong “một số ít người” kia vẫn ra sức hô hào “cảnh giác” với “âm mưu của ĐCSVN” cứ như thể ĐCSVN tạo cái bẫy chính sách, lừa bà con Việt kiều về nước rồi “bắt lại mang đi làm nhân bánh bao” không bằng!

Một số đại diện “cấp tiến” trong cái gọi là “cộng đồng cờ vàng” kia nhận thức được sự lố bịch khi chống lại chính sách tốt đẹp của ĐCSVN nên “tự diễn biến“, mà ông Al Hoàng đã nói ở đầu bài là một ví dụ. Tuy nhiên, sự bắt tay của họ đối với nhà nước Việt Nam trong tâm thế chưa “sạch nước cản” lại tiềm ẩn nhiều âm mưu tinh vi trong việc xuyên tạc lịch sử, bẻ cong sự thật cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, chạy tội cho kẻ xâm lược và tay sai,… với sự hô hào của các cái loa chống Cộng ngoại quốc (RFA, BBC,…), các nhà “rận chủ” và thậm chí bởi chính sự ngu ngơ của các báo chính thống trong nước!

Đó là các luận điệu như: hòa giải dân tộc, san bằng “dị biệt” giữa trong nước và hải ngoại

Hòa giải cái gì, với ai?

Hòa giải theo nghĩa cơ bản là việc dàn xếp để 2 bên đang có tranh chấp chấm dứt xung đột. Hai bên này thường là ở thế giằng co nhau, đồng ý chấm dứt xung đột vì lợi ích của mỗi bên sau khi định lượng rằng sự hợp tác sẽ có lợi hơn sự xung đột.

Đã gần 40 năm kể từ ngày chấm dứt cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mỹ của dân tộc ta, hai cựu thù một thời cũng đã HÒA GIẢI được gần 20 năm nhưng vẫn còn những kẻ lải nhải về cái gọi là “Hòa giải dân tộc“. Đằng sau cụm từ có vẻ trong sáng này là cả một âm mưu hòng viết lại lịch sử, biến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta thành một cuộc nội chiến Bắc – Nam, “nâng tầm” đám tay sai ngoại bang lên thành một đối trọng với phần còn lại của dân tộc,.. Trong thời đại CNTT hiện nay, khi mà tư liệu mật các bên được bạch hóa, chẳng khó khăn gì để một người bình thường có thể hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh này, ngoại trừ những kẻ có khuyết tật về tâm hồn cố đánh đổi lịch sử dân tộc lấy chút lợi lộc cá nhân.

Sự thật được cả thế giới công nhận đó là:

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam trong những năm 1954 – 1975 thực chất là sự tiếp nối, là “tập 2″, của cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp – Mỹ (1945 – 1954). Với đóng góp cổ phần chiếm đến gần 80% chiến phí của Pháp tại Đông Dương, Mỹ đã được tổng tư lệnh quân Pháp Navarre chua chát thừa nhận rằng: “Địa vị của chúng ta đã chuyển thành địa vị của một kẻ đánh thuê đơn thuần cho Mỹ”. Khi “thằng đệ” Pháp thất bại, Mỹ không cam tâm ký hiệp định Geneve mà quyết tự “xắn tay” vào bàn cờ Đông Dương với chủ thuyết về “thực dân mới” của mình. Đến lượt mình thất bại, Mỹ đã chường mặt ra cho cả thế giới thấy vai trò của mình trong bàn đàm phán Paris để thương thuyết với VNDCCH. Do đó, chỉ có những kẻ lòng dạ phản trắc, đen tối như Osin Huy Đức mới mặt dày mày dạn mà chia rẽ dân tộc Việt ra thành “Bên thắng cuộc” và “Bên thua cuộc” trong khi thực chất “Bên thắng cuộc” là dân tộc Việt còn “bên thua cuộc” là đế quốc Mỹ cùng tay sai.

- Cái gọi là Chính quyền Việt Nam cộng hòa thực chất là “bình mới” của “rượu cũ” quốc gia Việt Nam, một chính phủ bù nhìn được thành lập bởi thực dân Pháp năm 1948 như một con bài chính trị để chống lại mặt trận Việt Minh. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của thực thể chính trị – quân sự này, chẳng ngoa khi ví von nó không khác gì cái bao cao su được Pháp sử dụng, đã thủng, rồi đế quốc Mỹ nhặt lại, thổi phồng nó lên bằng sức mạnh đô la của mình và nhanh chóng xẹp lép, bèo nhèo khi Mỹ hụt hơi.
Kiều bào dự hội nghị người Việt trên toàn thế giới,
Vậy thì làm sao có cái gọi là HÒA GIẢI giữa một dân tộc đã chiến thắng ngoại xâm hùng mạnh với “hồn ma bóng quế” của tên nô tài, tay sai của chính kẻ xâm lược đó? Làm sao dám lấy tư tưởng chống phá của một dúm người tha hương và gắn cho họ cái mác “hải ngoại” để đại diện cho hàng triệu người Việt ở nước ngoài?
Chuyện rõ như ban ngày như thế, tưởng đâu chỉ có những cái loa tâm lý chiến và đám “rận chủ” là đủ độ “mặt dày mày dạn” để khóc mướn cho cái “danh dự” của thây ma 40 năm tuổi kia nhưng thậm chí một số báo “chính thống” cũng ra rả nhai theo cái luận điệu này. Mới đây nhất là trường hợp báo Thanh niên, chộp đúng độ “hot” của sự kiện Hoàng Duy Hùng, đã đăng loạt bài phỏng vấn ông này với những luận điệu như “Để hải ngoại và trong nước san bằng dị biệt”

Cứ nhìn vào số kiều hối mà đo lòng dạ hải ngoại cho chắc.Còn lại một nhúm cách biệt, nhúm tướng tá quan lính Ba Que hận 30/4 và con cái kế thừa nỗi hận mà nhân vật Hoàng Duy Hùng được đại diện. Nhúm này cho quá tay 10% đi, cũng chưa bao giờ và mãi mãi không bao giờ đủ số lẫn lượng tư cách đại diện cho cộng đồng hải ngoại trong vế cân bằng với 90 triệu quốc nội. Chưa thèm kể, nếu nói về F1 của họ, thì chỉ cần đem Nguyễn Cao Kỳ Duyên đối lập với Hoàng Duy Hùng thôi đủ làm bật ra vấn đề; sự khác biệt mà báo Thanh Niên đang đề cập thực chất chỉ là một nhúm cỏn con hận thù cá nhân ích kỷ đến mức thành tội ác phản bội cội nguồn của mình. Tội ác này được san lấp aka đem chôn vào quên lãng đã quý lắm rồi, có cửa đâu mà đòi san bằng.
Thật nực cười, một ông nghị viên thành phố Mỹ, quốc tịch Mỹ, tuyên thệ trung thành với Mỹ, cả đời sống ở Mỹ lại huênh hoang “đấu tranh cho nguyên vọng của đồng bào trong nước”. Làm báo sến đến mức này thì phải nghĩ ngay đến độ IQ có vấn đề, nếu không thì cầm chắc “rận chủ”.

Hòa hợp dân tộc là phải nhìn nhận đúng lịch sử

Hòa hợp là sự thấu hiểu lẫn nhau để cùng chung sống hòa thuận. Thấu hiểu nhau tức là phải có cùng quan điểm, cùng thống nhất với nhau về những vấn đề chung, trên cơ sở tôn trọng sự thật. Hòa hợp không có chuyện “thỏa thuận hơn thua” như Hòa giải. Hòa hợp là một mối quan hệ mang tính tự nhiên, tự nguyện như sự hợp lưu giữa 2 con sông chứ không hề miễn cưỡng như Hòa giải.

Một trong những ví dụ điển hình của sự “hòa hợp dân tộc” là trường hợp nhà báo Nguyễn Phương Hùng. Từng là một cựu biệt động quân của chế độ ngụy quyền Sài Gòn, một tay chống cộng cực đoan tại hải ngoại, nhưng sau khi nhận lời mời của thứ trưởng bộ ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trở về thăm quê hương, chứng kiến một Việt Nam không như những gì ông thường được “nhồi sọ”, ông đã “tự diễn biến” một cách rất nhanh chóng, rất tự nhiên, rất con người. Không những từ bỏ “kháng chiến chống cộng trên đường phố Mỹ”, ông Hùng còn trở thành một “đại sứ” tích cực cho sự hòa hợp bằng việc cung cấp những thông tin đúng đắn của nước nhà tới cộng đồng Việt kiều tại hải ngoại. Sự “lột xác” hoàn toàn của ông là điều tất yếu đối với những con người biết tôn trọng sự thật, hướng thiện.

Ảnh: Nguyễn Phương Hùng từng là một cựu biệt động quân của chế độ ngụy quyền Sài Gòn

Tất nhiên con đường đi đến “chân lý” là không hề êm đềm, nhất là đối với những người đã phải đắm chìm trong sự giả dối hàng chục năm trời. Một vấn đề được nhiều người cho rằng là trở ngại lớn đối với sự “hòa hợp” của những người từng bên kia chiến tuyến là cách gọi “ngụy quân, ngụy quyền”. Họ cho rằng những từ ngữ đó mang tính kỳ thị. Trước khi xem quan điểm đó có đúng hay không, chúng ta hãy xem câu chuyện mà blogger Lê Vũ kể lại khi đích thân đến nghĩa trang Bình An (nghĩa trang quân đội Biên Hòa cũ) để tìm hiểu sau sự kiện thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn viếng thăm nơi đây:
Về nghĩa trang QĐVNCH. Khi Mỹ chưa đổ quân vào VN, khu đất gò rộng 150ha là vườn rẫy của dân làng Bình Thung khai phá hơn 200 năm trước, chính quyền thời Pháp đã cấp bằng khoán, trích lục địa bộ cho chủ đất. Như thông lệ ở thôn quê VN, bà con an táng thân nhân trên đất nhà mình. Khu vực đó có vài trăm ngôi mộ dân cư nhiều thế hệ từ thuở mở cõi lập làng cho đến đầu thập niên 60. Năm 1965, quân lực VNCH đưa máy ủi tới san phẳng tất cả, từ mồ mả tới hoa màu, từ nhà cửa tới cây trái lâu năm, từ miếu mạo đầu thôn tới đình làng Bình Thắng. Kẽm gai giăng quanh khu bình địa, chính quyền VNCH gọi đó là ‘nghĩa trang quân đội’ còn dân làng thì gọi là khu mả ngụy. Phía Bắc khu mả ngụy là trại lính rộng 20ha (nay là trường dạy nghề Đồng An & trường trung học cơ sở Bình Thắng). Phía Tây là kho đạn rộng 30ha, nay là khu dân cư. 100ha còn lại chia làm 4 phân khu: Đền tử sĩ (nằm trên quả đồi rộng 6ha), Nghĩa dũng đài (2ha), khu tẩn liệm (8ha) & 5 lô chôn xác phân biệt: Sĩ quan, hạ sĩ quan + lính tẩy, TCG, các tôn giáo khác, vô danh. Sau 1975, thân nhân đến cải táng hài cốt đưa về quê. Đến 1995, chỉ còn lại 12.500 ngôi mộ, dù có chủ hay vô chủ – tất cả đều vẹn nguyên như 20 năm trước. Đạo lý dân tộc & pháp luật nước CHXHCNVN coi việc xâm phạm mồ mả là trọng tội nên việc kẻ nào lu loa ‘Việt cộng phá nghĩa trang QĐVNCH’ là hoàn toàn bố láo. Đến 1996, tỉnh Bình Dương lấy 20ha để liên doanh với Malaysia xây nhà máy nước sạch công suất 50.000 m3/ngày, trên dt 20ha đó có 147 mả ngụy, sau 3 tháng thông báo trên báo đài, có 19 thân nhân tới bốc cốt, số còn lại ch.quyền hỏa táng, tro cốt gửi chùa nhang khói. Từ 1995 đến nay, năm nào cũng có vài trăm di hài được hồi hương, nay chỉ còn thưa thớt rải rác dăm trăm mộ. Những chủ đất cũ (trước 1965) trồng cao su lên nơi đất trống (đã hốt cốt). Hỏi bác nông dân thả bò gần đó: ‘Trồng cao su lên mồ mả, ch.quyền không nói gì sao?’ – ‘Chú nói kỳ cục, ai trồng lên mồ mả hồi nào? Vô coi kỹ rồi nói nha?! Tui trồng trên đất của tổ tiên ông bà tui chứ không trồng trên đất của thằng nào hết. Tụi nó nằm chình ình ra đất tui, thay vì tui trồng 800 cây/ha mà giờ chỉ trồng được 500 cây vì vướng mả ngụy. Ụ con ĩ mẹ tụi nó. Thờ Mỹ sao không kêu thằng Mỹ đưa xác mà ODP về bển? Kẹt tụi nó nằm chiếm chỗ nên ch.quyền đâu chịu cấp sổ đỏ cho tụi tui?..’ Ông già mần 1 hơi nghe lùng bùng lỗ tai. Ai muốn biết thực hư, hãy đến tận nơi như tôi chiều hôm qua. Dân ta dùng từ tài tình thật: MẢ NGỤY! Đã là ‘mả ngụy’ thì lấy tư cách gì mà nằm chung với ‘nghĩa trang nhân dân’? Chả ai cấm cản ông Nguyễn Phương Hùng phục dựng quá khứ. Cứ thỏa thuận bồi thường với chủ đất sòng phẳng, chừng 15 tỉ/ha thôi – rồi xây sửa hoành tráng vô tư. Nhớ, bỏ tiền túi ra đấy nhé. Chính quyền này chả phá mà cũng hổng thèm sửa, đơn giản – mả ngụy đã rơi vào quên lãng từ lâu. Nó chả đáng cho ai phải nhớ – trừ lão chăn bò kiêm chủ vườn cao su 5 ha KHÔNG SỔ ĐỎ.
Nói là nói thế nhưng thực chất thì nghĩa trang quân đội này đã được đổi tên thành “Nghĩa trang nhân dân Bình An” từ lâu và được quản lý “bình thường như các nghĩa địa khác theo quy định của pháp luật” chứ không có chuyện “kỳ thị” từ Đảng và nhà nước.
Có thể nhiều người sẽ “sốc” trước cách gọi của cụ nông dân kia đối với mồ mả nơi đây nhưng đó là sự thật lịch sử, là cái nhìn đúng đắn của nhân dân đối với cái thực thể chính trị – quân sự một thời.

“Ngụy” là bản chất chứ không phải là “kỳ thị”

“Ngụy” (伪) là một tính từ Hán – Việt, có nghĩa là giả, là không chính thống, không hợp pháp và trái nghĩa với từ “Chân” (真) chứ không phải là một từ gì mới mà ĐCSVN và nhân dân “sáng tạo” ra để kỳ thị những người theo chính quyền Sài Gòn.

Ngụy" là bản chất chứ không phải là "kỳ thị"

Bản chất của chế độ VNCH như đã phân tích ở trên và được tái khẳng định nhiều lần bởi chính các nguyên thủ, tướng lĩnh của chế độ này là “bù nhìn, là tay sai của Mỹ, là bất hợp pháp”. Do đó, không có từ nào chính xác, ngắn gọn hơn để gọi nó như “ngụy quyền, ngụy quân”. Xuất phát từ đó, những người lính của chế độ bù nhìn (Puppet State) này thường được nhân dân ta gọi tắt là “lính ngụy” (lính của chính quyền bất hợp pháp), mặc dù họ là “lính thật” chứ chẳng phải “lính giả”. Từ “lính ngụy” hay “ngụy binh” cũng được Bác Hồ và các lãnh đạo Đảng – Nhà nước sử dụng trong các trao đổi, văn kiện chính thức. Ví dụ như: Thư gửi các ngụy binh (Báo Cứu quốc, số 1915, ngày 28-9-1951), Ngụy binh giác ngộ (Báo Nhân dân số 47-48, ngày 03-03-1952),… Đó là cách gọi đúng đắn, rõ ràng, chỉ thẳng vào bản chất sự việc, rạch ròi đúng – sai, chính – tà.
THƯ GỬI CÁC NGỤY BINH
Tôi đã nhận được thư 300 nguỵ binh công giáo bị bắt trước mặt trận, xin tha.Tôi cũng đã nhận được thư của những nhóm nguỵ binh khác, hứa hẹn.Tôi trả lời như sau:- Một mặt, vì các người chưa hiểu rằng: giặc Pháp đương mưu mô cướp nước ta, bù nhìn Bảo Đại đang mưu bán nước ta. Kháng chiến là cốt làm cho nước ta được độc lập thực sự, cho nhân dân được tự do, đồng thời cho đồng bào công giáo được tự do thờ Chúa.- Một mặt khác, các người hoặc bị giặc Pháp và bù nhìn ép buộc, hoặc bị chúng lừa phỉnh mà đi lính cho chúng, chống lại Tổ quốc. Nhưng các người cũng là máu đỏ da vàng, khi đã hiểu thì chắc không ai nỡ lòng làm nanh vuốt cho giặc, chống lại Tổ quốc, để mang tiếng xấu muôn đời.Tuy các người đã phạm tội nặng là cầm súng chống lại Tổ quốc, song Chính phủ kháng chiến độ lượng khoan hồng, thương hại các người như những đứa con lầm đường, cho nên nặng về giáo dục nhẹ tay xử phạt, để dìu dắt các người bỏ đường tà, theo đường chính.Vì lẽ đó, đối với những nguỵ binh đã bị bắt và đã biết tội, thì Chính phủ sẽ dần dần tha thứ cho về với cha mẹ, vợ con.Đối với những nhóm nguỵ binh có thư hứa hẹn, thì tôi có lời khuyên răn và dặn dò: anh em phải cẩn thận, sẽ có cán bộ kháng chiến liên lạc và hướng dẫn anh em.Đối với tất cả nguỵ binh, thì Chính phủ sẽ khoan hồng những người sớm quay về với Tổ quốc, sẽ trọng thưởng những người và những nhóm đái tội lập công lớn1).Nguỵ binh cũng là con dân nước Việt, nhưng vì dại mà đi lầm đường, cho nên tôi và Chính phủ sẵn sàng tha thứ những người sớm biết lỗi và quay về với đại gia đình kháng chiến.Hồ Chí Minh(Báo Cứu quốc, số 1915, ngày 28-9-1951)
“Ngụy quân, ngụy quyền” đã bị xóa sổ từ ngày 30/04/1975 nên thực tế hiện nay chẳng còn ai là “lính ngụy” nữa cả, ngoài một nhúm người vẫn nhắm mắt nhắm mũi, tự kỷ ám thị làm lính cho cái “cố ngụy quyền” đó mà thôi. Nhưng cái danh xưng “ngụy quân, ngụy quyền” khi nói về chế độ VNCH sẽ luôn luôn tồn tại chừng nào thế gian này vẫn còn chỗ cho SỰ THẬT.
Ảnh: Một cuộc diểu hành của VNCH tại Mỹ

Bản chất cuộc chiến, bản chất chế độ VNCH, tuy hai mà là một. Không thể nói đây là “cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc” mà lại ngại ngần khi nhìn nhận VNCH là “ngụy quân, ngụy quyền”.

Hòa hợp dân tộc là phải làm cho người ta hiểu rõ sự thật đó để cùng đến với nhau một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Như cách mà trang báo mạng chống cộng nổi tiếng KBCHN.COM chuyển hóa thành KBCHN.NET đầy tinh thần đoàn kết, xây dựng. Như cách mà ông cựu “lão thành chống cộng” Nguyễn Phương Hùng, vốn dành gần cả cuộc đời để ca ngợi những chiến hữu ngụy binh, tĩnh tâm nhìn nhận sự thật về tội ác của “đồng đội”.

Hòa hợp dân tộc là làm cho những người Việt xa xứ thấu hiểu lịch sử, thấu hiểu lẽ phải để tìm về với cội nguồn dân tộc, tự nhiên như những dòng suối nhỏ tìm về sông lớn thay vì ngược đường để lay lắt kiếp ao tù nước đọng. Hòa hợp dân tộc tuyệt nhiên không phải là kêu gọi dòng sông lớn phải nắn dòng, chuyển hướng để tìm đến những lạch nước xa xôi như những kẻ “lạc loài” mong mỏi.

DLV

ĐÂM TRÂU, CHÉM LỢN - VÌ SAO THÀNH HỦ TỤC?

Dư luận viên Thu Cúc

Lễ hội đâm trâu ở Tây Giang, Quảng Nam. Ảnh: Thu Cúc

Hơn bao giờ hết, những tranh cãi về tục chém lợn, đâm trâu, chọi trâu... lại dấy lên trong mùa lễ hội Xuân 2014. Tại sao, vẫn tồn tại với cộng đồng địa phương trong hàng chục năm qua, những nghi thức này bỗng nhiên trở thành tiêu điểm cho hàng loạt ý kiến trái chiều?.

"Tiếng dữ đồn xa"

Vắn tắt, luồng quan điểm phản đối này tập trung vào khía cạnh "dã man", "bạo lực" "thiếu văn minh" trong nghi thức trực tiếp hạ sát trâu, lợn để lấy máu cho lễ hiến tế. Và, khi những cảnh tượng ấy được ghi lại rồi phổ biến trên mạng internet - thay vì chỉ hạn chế trước sự chứng kiến trực tiếp của người xem, số ý kiến đề nghị chấm dứt loại hình bị gọi là "lễ hội máu" này liên tục tăng vọt theo mỗi mùa lễ hội.

Thực tế, hội chém lợn tại Ném Thượng (Bắc Ninh) đã được khôi phục từ hơn chục năm nay. Trước đó, dù không còn phổ biến như thế kỷ trước, nghi thức đâm trâu của các tộc người Tây Nguyên cũng vẫn xuất hiện trong mỗi dịp lễ hội mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa... của khu vực này.

"Trước đó, những lễ hội đó vẫn tồn tại song song với đời sống của chính chúng ta. Chỉ có điều, không trực tiếp nhìn thấy, hoặc bởi có nhiều thứ khác để quan tâm hơn, nên người ta ít bàn tới chuyện này" - GS Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa dân gian cho biết. Theo quan sát do ông đưa ra, những ý kiến phản đối bắt đầu rộ lên vài năm nay, khi du khách nườm nượp đổ tới hội Ném Thượng, hội chọi trâu Đồ Sơn, Phú Thọ, hay khăn gói từ Đà Nẵng lên tận Tây Nguyên để chụp ảnh "đâm trâu".

Nghi lễ rước lợn quanh làng trước giờ chém tại làng Ném Thượng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh).

Có nghĩa, như nhận xét của một số nhà xã hội học, sự phát triển ngày càng nhanh của các lễ hội trên cả nước đã khiến khách hành hương bắt đầu quan tâm tới những lễ hội có yếu tố mới lạ - hoặc ít ra có chút gì "khang khác" so với những mô hình đang diễn ra quanh mình. Ở hướng ngược lại, khi thông tin phát triển ngày càng nhanh, những du khách trẻ ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, trong đó có quan điểm về yêu và bảo vệ động vật. "Tạm thời, tôi chưa muốn so sánh sự khác biệt trong cách nhìn của các nền văn hóa khác nhau. Nhưng, nếu chỉ coi đâm trâu, chém lợn là những nghi thức giết súc vật làm vui thì bất công và thiển cận quá" - GS Trần Lâm Biền, chuyên gia của Cục Di sản văn hóa nhận xét.

Theo phân tích của ông, người Tây Nguyên có nguồn gốc gắn với tộc người Malayo cư trú ở ven biển, đời sống gắn liền với thủy triều nên thờ Mặt trăng. Trâu là động vật có mầu đen tượng trưng cho nước biển và mây trời, cặp sừng dài mang hình trăng lưỡi liềm, những xoáy lông tròn tượng trưng cho sấm chớp nên được chọn làm vật "dẫn linh". Khi đâm trâu, một cây nêu được dựng lên để làm trục thông linh giữa trời đất, con trâu hiến tế có nhiệm vụ cõng "linh hồn" của thầy mo lên các tầng trời... Tương tự, trong tín ngưỡng của rất nhiều dân tộc, tiết của súc vật với mầu đỏ đặc thù luôn là biểu hiện cho sinh khí. Cư dân Việt Nam chém lợn để tiết thấm xuống vùng đất bản địa, rồi mang bát tiết lợn lên cúng thành hoàng cũng vì điều ấy.

"Du khách bây giờ chen nhau tới xem đâm trâu, chém lợn nhưng lại không bao giờ chịu tìm hiểu kỹ về bản chất tâm linh, hoặc quan niệm của cộng đồng bản địa"- GS Biền nói-"Càng nhiều người chê trách, phản đối thì người ta lại càng háo hức đổ về và tiếp tục nhìn mọi thứ với con mắt dung tục của sự hiếu kỳ".

"Dã man" để "du lịch hóa"?

Cách đây ba năm, cũng từ những ý kiến phản đối tục đâm trâu, một cuộc hội thảo của giới khoa học đã được tổ chức tại Hà Nội để bàn rõ về bản chất của nghi thức này. Ở đó, khá nhiều chuyên gia đã đề nghị phía tổ chức các lễ hội có đâm trâu, chém lợn hay chọi trâu cần có hình thức cung cấp thông tin, giúp đỡ khách thập phương hiểu rõ về bản chất văn hóa tín ngưỡng của những nghi thức này. Và kết luận cuối cùng khá thống nhất: Ở một chừng mực nào đó, việc duy trì các nghi thức này gắn với nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng bản địa, nên cần được tôn trọng.

Sự thật, từ những ý kiến phản ứng, lễ hội chém lợn tại làng Ném Thượng vào năm 2014 cũng có chút thay đổi. Thay vì chém đứt đôi thân lợn như trước đây, người hành lễ chỉ lấy dấu cứa cổ "cụ ỉn" để lấy tiết dâng thành hoàng. Thậm chí, một số ý kiến đã đề xuất "giảm nhẹ" nghi thức này bằng cách sử dụng trâu, lợn giả có chứa phẩm đỏ - cho dù theo các nhà nghiên cứu, việc này rất khó thực hiện bởi liên quan tới các niềm tin về tín ngưỡng.

Điều đáng nói, khi mà các nghi thức đâm trâu, chém lợn vẫn đang được duy trì thì việc cung cấp thông tin cho khách thập phương lại gần như chưa được nơi tổ chức lễ hội nào chú trọng đến. Thậm chí, với lượng du khách đổ về mỗi năm một tăng, không khó để nhận ra nhiều lễ hội có nghi thức hiến tế lại đang có tiềm năng "du lịch hóa" trước sự tò mò, hiếu kỳ này.

"Tôi bảo vệ tục chọi trâu, nhưng lại rất bất bình trước cách thực hiện của một số địa phương. Theo tục cũ, chỉ những con trâu chết mới mang ra xả thịt mời du khách. Còn lại, con trâu thắng trận sẽ được đưa lên mảng, thả trôi ra cửa biển để tế thần". - GS Trần Lâm Biền nói. "Còn bây giờ, con trâu thắng trận cũng được xả thịt, thậm chí là bán với giá cắt cổ vài triệu đồng/cân. Cách làm ấy đã bóp méo hẳn bản chất tín ngưỡng của nghi thức này".

Thậm chí, theo PGS Nguyễn Văn Huy (Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia), một số lễ hội có nghi thức đâm trâu tại Tây Nguyên đã... cắt phăng phần cúng tế và chỉ duy trì mỗi màn đâm trâu trước con mắt của khách hành hương. Hoặc, dù không phải dịp lễ hội, nghi lễ đâm trâu đôi khi vẫn được tổ chức như một mô hình sân khấu hóa. Ở đó, bản thân khách thập phương nếu có nhu cầu cũng được mời cầm giáo để... đâm một nhát vào con trâu được mua về.

Có nghĩa, trong khi giới nghiên cứu cố gắng lên tiếng bảo vệ tục đâm trâu, chém lợn thì những nghi thức này lại đang đứng trước một mối đe dọa đang xảy ra chung với các lễ hội tín ngưỡng: nguy cơ bị phá vỡ không gian, phá vỡ bản chất trước lượng khách du lịch đang dồn về. Sự luẩn quẩn ấy phải chăng cũng là một lý do để đâm trâu, chém lợn gây ra nhiều phản ứng?.

"S Ngô Đức Thịnh Quan điểm của tôi là không khuyến khích, nhưng cũng không phản đối các tục đâm trâu, chém lợn. Điều khiến tôi bức xúc là việc một số người tự cho phép mình quyền phán xét và thiếu trân trọng địa phương khác, thậm chí là một dân tộc với nền văn hóa khác, bằng các cụm từ "dã man", "man rợ", "hủ tục". Nếu người ta muốn sử dụng các khái niệm của văn hóa phương Tây, thì tôi cũng xin dẫn lại một nguyên tắc của UNESCO đại ý rằng, phong tục, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng đều bình đẳng như nhau. Những tục săn người, lấy máu tế thần linh của một số bộ lạc khi xưa bị xóa bỏ bởi đó là xâm phạm quyền con người. Còn với đâm trâu và chém lợn, việc các nghi thức này tồn tại đến nay cho thấy chúng vẫn có sự hợp lý tự thân đối với từng cộng đồng, và chúng ta nên tìm hiểu kỹ."

THU CÚC

HẢI QUÂN, KHÔNG QUÂN NGA TRỞ LẠI CĂN CỨ CAM RANH


Thực chất vấn đề đang nói đến là gì: thành lập tại Cam Ranh căn cứ hải quân Nga hoặc trạm hậu cần kỹ thuật phục vụ tàu chiến Nga? Xin nhắc lại rằng căn cứ tương tự đã tồn tại trong vịnh Cam Ranh 23 năm và được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2002. Ông Igor Korotchenko, tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" của Nga cho biết:

“Ở đây hoàn toàn không nói về việc thành lập căn cứ hải quân Nga. Hiện đang tiến hành đàm phán để thành lập trạm sửa chữa bảo dưỡng các tàu Nga. Nga quan tâm đến thực tế là các tàu nổi và tàu ngầm của Nga có thể đến Cam Ranh trên cơ sở thường xuyên.”

Mục đích tàu chiến Nga cập bến Cam Ranh là bổ sung thực phẩm và nước ngọt, nếu cần thiết thì tiến hành các sửa chữa đơn giản. Dĩ nhiên là phải tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho thủy thủ đoàn. Chuyên gia của chúng tôi khẳng định rằng, xét theo quan hệ đối tác chặt chẽ giữa hai nước, có tính đến việc Nga thực hiện nhiều đơn đặt hàng lớn về xây dựng tàu ngầm và tàu khu trục cho Việt Nam, chắc chắn sẽ dễ dàng tìm giải pháp thoả đáng cho phép Hải quân Nga trở lại Cam Ranh.

Và không chỉ hạm đội Nga mà thôi. Hiện giờ đang tiến hành đàm phán song phương Nga - Việt về việc cho phép máy bay tiếp dầu của Nga sử dụng sân bay Cam Ranh để đảm bảo hoạt động tầm xa của hàng không Nga.

Hôm 26/2, ông Sergei Shoigu nhấn mạnh rằng, việc đàm phán đang được tiến hành và việc ký kết các văn bản thỏa thuận gần như ‘nằm trong bàn tay’.

Cam Ranh từng là căn cứ hải quân của Liên Xô cũ.

Ông Shoigu cũng cho biết thêm, các cuộc thương lượng còn đề cập đến các điều kiện cho phép tàu quân sự của Nga qua lại cảng của các nước này, cũng như việc mở tại những nơi đó các trạm tiếp viện cho máy bay ném bom của Nga trên đường tuần tra.

“Chúng tôi đang bay nhiều, nhưng để bay nhiều cần có các căn cứ tiếp dầu, cần để các máy bay tiếp dầu Il-78 của chúng tôi chờ các máy bay đó hoặc ở xích đạo, hoặc ở những nơi khác”, ông Shoigu nói.

Hiện Nga chỉ còn giữ lại căn cứ hải quân duy nhất là Tartus tại Syria. Nhưng bất ổn tại Syria hiện nay khiến cho số phận căn cứ này trở nên bấp bênh.

Hồi tháng 5/2002, vì lý do tài chính, Nga đóng cửa căn cứ ở cảng Cam Ranh, Việt Nam – đây là căn cứ quân sự nước ngoài lớn nhất của hải quân Nga. Ngoài ra một căn cứ radar khác ở Cuba cũng ngừng hoạt động.

Từ giữa thập niên 2000, Nga bắt đầu có ý định vực dậy hải quân và không quân chiến lược, coi đây là lực lượng chủ chốt để mở rộng ảnh hưởng và bảo vệ lợi ích của Nga trên toàn cầu.

Các cuộc đàm phán tương tự đang được Nga tiến hành với Việt Nam, cũng như với Cuba, Venezuela, Singapore và một số nước khác. Ông Igor Korotchenko nói tiếp:

“Điều này gắn với thực tế là trong những năm tới sẽ diễn ra kế hoạch tái trang bị Hải quân Nga với quy mô lớn. Mặt khác, Nga đang gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong các khu vực quan trọng trên thế giới, kể cả ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để đảm bảo hoạt động toàn diện và cơ động, Hải quân và Không quân Nga cần có những điểm tựa.