Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

Tin Nóng: ĐỨC TẶNG TRUNG QUỐC BẢN ĐỒ CỔ KHÔNG CÓ HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

(Tin Nóng) Trong chuyến thăm Đức vừa qua, ngày 28.3, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tặng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tấm bản đồTrung Quốc in năm 1735, trên đó biên giới Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam, theo tạp chí Foreign Policy ngày 1.4.


Thủ tướng Đức và Chủ tịch Trung Quốc xem bản đồ Trung Quốc cổ thế kỷ 18 do Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville (Pháp) vẽ, tại Phủ Thủ tướng Đức ở Berlin tối 28.3 - Ảnh: Cơ quan báo chí chính phủ Đức (BPA)

Tấm bản đồ này do nhà bản đồ học người Pháp, ông Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735. Thủ tướng Đức tặng bản đồ cổ này cho Chủ tịch Trung Quốc trong buổi chiêu đãi tối, trong phần trao đổi quà tặng.

Bản đồ của d'Anville dựa trên những khảo sát địa lý của các đoàn truyền giáo Dòng Tên ở Trung Quốc và được xem là "tổng kết hiểu biết của châu Âu về Trung Quốc thế kỷ 18".

Tấm bản đồ này, theo chú thích tiếng Latinh trên đó, chỉ ra một "Trung Quốc đích thực", trong đó khu trung tâm Trung Quốc chủ yếu là người Hán, không có Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ, hay Mãn Châu. Còn hai đảo Đài Loan và Hải Nam được thể hiện bằng biên giới khác màu với biên giới Trung Quốc đích thực.

Dĩ nhiên là hoàn toàn không có Hoàng Sa, Trường Sa trong tấm bản đồ thế kỷ 18 này.

Báo chí Trung Quốc đã không công bố bản đồ d'Anville, mà lại đưa ra bản đồ khác và nói đó là bản đồ bà Merkel tặng (!). Bản đồ này của nhà bản đồ học người Anh tên John Dower, được nhà xuất bản Henry Teesdale & Co. in ở London năm 1844, trong đó bao gồm Tây Tạng, Tân Cương, Mông Cổ và một phần lớn Siberia.

Tấm bản đồ Trung Quốc cổ, của nhà bản đồ học người Pháp Jean-Baptiste Bourguignon d'Anville vẽ, được một nhà xuất bản Đức in năm 1735 - Ảnh: FP

Tuy nhiên trên các mạng xã hội Trung Quốc lại có thông tin về cả hai bản đồ này. Với bản đồ d'Anville, cư dân mạng Trung Quốc giận dữ với món quà bà Merkel tặng, cho rằng đó là "món quà vụng về", hoặc "Đức chắc có động cơ thầm kín", hay đi xa hơn là cáo buộc bà Merkel muốn hợp pháp hóa các phong trào đòi độc lập của Tây Tạng, Tân Cương v.v.

Còn bản đồ Dower trái lại được đón chào hơn, và có người còn tự hào về lãnh thổ cũng như quyền lực to lớn của đế quốc Trung Hoa trước đây.

Anh Sơn

SỰ THẬT LỊCH SỬ

Khoai@


Đây là một bài của bạn đọc Tre Làng gửi tới.

Bài viết rất hay, các bạn cùng đọc nhé.
-----------------------
Những ngày gần đây một số người thậm chí cả những người có trách nhiệm, cùng một số tờ báo vào hùa với nhau cùng một thời điểm“Tấu lên”cùng một lúc nhân sự kiện 40 năm ngày TQ xâm chiếm Hoàng Xa của VN và 39 năm(30 tháng 4 năm 1975) ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân VN. Nhân sự kiện này họ cũng nói đến cái chêt của 74 tử sĩ VNCH, với lý giải “Cái chết của những người lính VNCH dù phục vụ quân đội nào, dù chết trong hoàn cảnh nào nhưng là chết do bảo vệ chủ quyền đất nước, chẳng có lý do nào để kỳ thị và phủ nhận họ, làm tổn thương đến linh hồn của họ”. Hoặc “Người lính VNCH họ chết cho lý tưởng tự do chống lại sự xâm lăng của CS Bắc Việt”. Người ta sẽ dễ dàng nhìn thấy động cơ bên trong của những hành vi khoác cái vỏ nhân đạo, tính nhân văn của hòa hợp, hòa giải để nhẫn tâm so sánh “Vô cùng khập khiễng” hai hành động tưởng niệm 74 tử sĩ VNCH với 64 liệt sỹ QĐNDVN cùng hy sinh vì chủ quyền biển đảo, cùng cái chính danh tự huyễn về lý tưởng tự do và cái chết của người lính VNCH trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ Việt Nam. Đồng thời có những đòi hỏi phi lý không thể chấp nhận được. Thế nhưng lịch sử vẫn là lịch sử, lịch sử khách quan làm cho chúng ta đặt câu hỏi. Có phải đây là một âm mưu, một sự nhập nhèm để cào bằng lịch sử, đánh tráo lịch sử một cách trắng trợn với dã tâm đổi trắng thay đen, giữa phi nghĩa và chính nghĩa, đánh bùn sang ao giữa công và tội….. của những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ chống Cộng Cờ Vàng và là một sự cổ xúy “Vô tiền khoáng hậu”, một mưu đồ đen tối cho cái gọi là “Xét lại lịch sử” đang manh nha “Tự sướng” của Cái chính nghĩa “Cõng Rắn cắn Gà nhà” của người Việt Quốc gia

Thế nhưng cái nhìn của Lịch sử thì lại khác.

Người dân VN ai cũng biết ngày 2/9/1945 tại Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước VNDCCH vì thế nước VNDCCH là nhà nước duy nhất được xác lập trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Đảng CSVN đã lãnh đạo Nhân dân VN giành chính quyền từ tay Thực dân Pháp & phát xít Nhật. Nhà nước non trẻ VN đã tiếp quản chính thức đất nước từ tay triều Nguyễn, lãnh đạo nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc xâm lược lần 2 của thực dân Pháp, tiếp tục Lãnh đạo Nhân dân Việt Nam đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai, thống nhất đất nước.

Đi ngược dòng lịch sử Hiệp định Giơnevơ (1954),được ký kết, Việt Nam tạm thời phải chia đôi ngăn cách bởi vĩ tuyến 17. Theo hiệp định này tháng 7 năm 1956 hai miền Nam, Bắc sẽ bầu cử tự do để thống nhất đất nước. Thế nhưng Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Thực dân Pháp và nặn ra cái nước (Ngụy) VNCH. Cái nước (Ngụy) VNCH được đẻ ra và được nuôi dưỡng bởi Thực dân và Đế quốc, được chỉ huy bằng các nhà Lãnh đạo Quốc gia, những Tướng lĩnh là những tên “Lính Tẩy”, Lính “Khố Đỏ, Khố Xanh” thời Pháp thuộc, đặc biệt Tổng thống họ Ngô có một lý lịch “Vô cùng đen tối” có đến 3 đời (Tam đại Việt gian) làm tay sai cho quân xâm lược (Pháp, Nhật, Mỹ). Nhìn “Diện mạo” các nhà lãnh đạo Quốc gia toàn những người có lý lịch “Xỏ nhầm” giầy Tây. Họ cũng có hoàn cảnh rất giống nhau là cùng đi lính đánh thuê cho Thực dân Pháp rồi Đế quốc Mỹ. Như thế họ là những kẻ có truyền thống “Cõng rắn cắn gà nhà” do đó họ (các nhà lãnh đạo Quốc gia) và cái chính thể phản dân tộc do họ lãnh đạo không thể và không bao giờ đủ tư cách để đại diện cho Nhân dân Việt Nam với bất kể lý do gì. Cái chính thể phi nghĩa, Phi dân tộc này đã hoàn toàn đi ngược lại lợi ích của dân tộc Việt Nam. Họ đã phá hoại hiệp định Giơnevơ, trắng trợn tuyên bố “Không thi hành hiệp định với lí giải không phải là một bên ký hiệp định này nên không có nghĩa vụ phải thực thi”. Vì thế tháng 7 năm 1956 không có cuộc bầu cử tự do để thống nhất đất nước mà 95% phần thắng dự kiến sẽ thuộc vào chính phủ của Ông Hồ chí Minh(theo các nhà phân tích phương Tây lúc bấy giờ). Vì thế Sự tồn tại của chính thể này chỉ có một mục đích duy nhất là phục vụ cho lợi ích của ngoại bang và chống lại cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân VN. Luật 10/59 ra đời cùng với nó là sự đàn áp đẫm máu phong trào Cách mạng của VNCH gây biết bao đau thương tang tóc, hy sinh mất mát, tột cùng cho đồng bào, cho dân tộc VN. Đã làm tan vỡ cơ hội thống nhất và tái thiết đất nước sau chiến tranh, đất nước bị chia đôi, lòng người bị li tán, …. Tội ác trời không dung đất không tha đối với chế độ VNCH.

Như vậy xét về góc độ lịch sử khẳng định rằng chính thể Việt Nam Cộng Hòa mà tiền thân của nó cái gọi là Quốc gia Việt Nam hoàn toàn là một chính quyền “Tiếm danh”, được lập lên bởi các thế lực ngoại bang và là công cụ chống lại cuộc CM dân tộc, dân chủ của Nhân dân Việt Nam. Do đó một lần nữa khẳng định chính thể VNCH không đủ tư cách đại diện cho Nhân dân Việt Nam. Với những vùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào do cái gọi là chính quyền VNCH quản lý nhưng thực chất nó đã là thuộc địa kiểu mới của Mỹ, do Mỹ nắm toàn quyền quyết định. Chính quyền bù nhìn VNCH chỉ là những kẻ làm thuê, tay sai cho ngoại bang như chính những lời thú nhận của các đời “Tổng thống”, “phó Tổng thống” Ngụy VNCH:

Chúng ta hãy xem và nghe các Tổng thống, Phó TT của chế độ bù nhìn nghĩ gì và nói gì khi họ còn đương quyền, trong lúc họ sắp trở thành phế nhân của lịch sử và khi họ trở thành dân tị nạn tha hương, cầu thực ở xứ người .

"Biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của 'Thế giới Tự do', cái mà chúng ta đều trân trọng." -TT Ngô Đình Diệm (Trong bài diễn văn đáp từ Lyndon Johnson).

Còn ông chủ của họ bên kia Thái Bình Dương cũng nói gì, suy nghĩ những gì và ban phát những gì cho những kẻ nô lệ của họ.

Bộ trưởng Quốc phòng Rumfield thời còn làm dân biểu đã phỉ nhổ VNCH là “Chính quyền miền Nam ‘VNCH’ là chính quyền bù nhìn”, không những thế Bush Con cũng phỉ nhổ vào chính quyền miền Nam VNCH và QĐVNCH chỉ chờ ngoại bang cho tự do nô lệ, khi ông O’Reilly đài Fox 26, ngày 28 tháng 9 năm 2004, với Bush Con đã đặt câu hỏi: “Người miền Nam VN đã không tranh đấu cho tự do vì thế ngày nay họ không có tự do Bush Con đã trả lời “Yes”

Tuần báo Newsweek số ra ngày 24-12-2001 đã viết lăng nhục tổng thống Diệm “Năm 1963, chính quyền Kennedy đã nhận thấy Tổng thống Ngô Đình Diệm là công cụ của Cộng sản và đã quyết định ‘Diệm phải ra đi’. Cơ quan CIA đã thực hiện cuộc ám sát kết quả đưa đến cái chết không toàn thây của ông ta vào tháng 11/1963", và F. Murray, Giáo sư trường báo chí Annenberg đại học USC đã xúc phạm đến quân lực VNCH bằng một bài báo đăng trên tờ Los Angeles Times nói rằng quân lực này nổi tiếng "Hiếp dâm và ăn cướp... "

Sau 4 năm đàm phán công khai cũng như bí mật VNDCCH Và Hoa kỳ đã có nội dung Hiệp định Pa ri chủ yếu được quyết định trong các phiên họp kín, vốn chỉ có 2 đoàn thực sự nắm quyền điều khiển cuộc chiến là VNDCCH vàHoa Kỳ đàm phán với nhau.

Theo hồ sơ mới giải mật gần đây cho biết: Khi Mỹ trao nội dung Hiệp định Pa ri cho TT Nguyễn Văn Thiệu với “Nhã ý” yêu cầu NVT phải ký vào Hiệp định này. Tuy nhiên khi xem kỹ nộ dung Hiệp định thấy bất lợi và nguy hiểm cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa của ông ta. NVT đã làm găng với quan thầy đe dọa không ký vào Hiệp định. Lập tức Nixon nói: Nếu Thiệu không ký Hiệp định thì sẽ "lấy đầu" ông ta (tức Thiệu). Nixon đã nói với Kissinger như sau: "Ông sẽ hiểu thế nào là sự tàn bạo nếu tên khốn kiếp đó (ce salaud) chỉ (Nguyễn Văn Thiệu) không chịu chấp nhận, ông hãy tin lời tôi". Ngày 16 tháng 1 năm 1973, Đại tướng Haig trao cho Nguyễn Văn Thiệubức thư của Nixon, mà Kissinger gọi là "bốc lửa". Trong thư này đoạn quan trọng nhất là: "Vì vậy chúng tôi đã quyết định dứt khoát sẽ ký tắt Hiệp định ngày 23 tháng 1 năm 1973 tại Paris. Nếu cần thiết, chúng tôi sẽ làm như thế một mình”. Trước sức ép của Mỹ, cuối cùng Nguyễn Văn Thiệu đã phải chấp nhận ký kết Hiệp định Pa ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN. Khi biết bị Hoa Kỳ sắp bỏ rơi từ Dinh Độc Lập TT Nguyễn Văn Thiệu tức tưởi. "Nếu Hoa Kỳ mà không viện trợ cho chúng tôi nữa thì không phải là một ngày, một tháng hay một năm mà chỉ sau ba giờ, chúng tôi sẽ rời khỏi Dinh Độc Lập.! "Mỹ còn viện trợ, thì chúng tôi còn chống Cộng!" hay "Nếu họ (Hoa Kỳ) muốn ám sát tôi thì cũng dễ thôi. Rồi sau đó cứ việc đổ cho Việt Cộng hoặc là do âm mưu đảo chính" TT Nguyễn Văn Thiệu.

sau mấy chục năm tỵ nạn CS tha hương trên đất khách Khi được về VN thăm Tổ quốc Ông Nguyễn Cao Kỳ cựu PTT Việt Nam cộng hòa cũng không ngại ngùng nói thắng sự thật rằng :

"Ông" Mỹ luôn luôn đứng ra trước sân khấu, làm "Kép nhất". Vì vậy ai cũng cho rằng thực chất đây là cuộc chiến tranh của người Mỹ và chúng tôi là những kẻ đánh thuê”. "Việt Cộng gọi chúng tôi là những con rối, những con bù nhìn của người Mỹ. Nhưng rồi chính nhân dân Mỹ cũng gọi chúng tôi là những con bù nhìn của người Mỹ, chứ không phải là lãnh tụ chân chính của nhân dân Việt Nam." PTT Nguyễn Cao Kỳ

Nói ra như vậy để đủ thấy rằng thân phận bề tôi nhục nhã của những kẻ làm thuê, những kẻ đánh thuê, những kẻ cam tâm làm kiếp nô lệ, làm tay sai cho ngoại bang và cái quyền của ông chủ đã quyết định số phận, tính mạng của một con người(Tổng thống) và định mệnh oan nghiệt kết thúc cay đắng ê chề, nhục nhã của chế độ bù nhìn do chính họ dựng lên.
Đối với QLVNCH rõ ràng là đội quân đánh thuê được Mỹ tạo dựng, nuôi dưỡng, một quân đội tay sai, chuyên bám đít ngoại Bang, cái quân đội bị sai khiến và lệ thuộc hoàn toàn vào ngoại Bang và là công cụ của ngoại Bang là Thực dân Pháp rồi đến Đế quốc Mỹ nhiệm vụ chính của cáí Quân lực này là là đàn áp phong trào CM, chống lại sự nghiệp giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của dân tộc VN. Ta thử đặt câu hỏi những người lính VNCH kia họ chiến đấu cho ai và họ đã chết vì ai trong cuộc chiến này? Một câu hỏi rất khó trả lời đối với dân chống Cộng Cờ vàng Người Việt Quốc gia nhưng lại rất dễ trả lời đối với những người hiểu biết và tôn trọng sự thật của lịch sử. Người lính VNCH (họ) đã chết cho ông chủ Mỹ, cho cái nước “Ngụy” tay sai VNCH.

Một cuộc Chiến tranh xâm lược kiểu mới của Mỹ được xây dựng với sách lược cũ nhưng lại rất mới ở VN với chiêu bài “Dùng người Việt trị người Việt”, “Dùng người Việt giết người Việt” và dùng người Việt “Chết thay cho người Mỹ”. Vì thế Đế quốc Mỹ đã tăng cường bắt lính, đôn quân biến miền Nam thành trại lính khổng lồ, với đội quân đánh thuê khổng lồ đông đúc được họ trả lương. Thời điểm đầu những năm 1960 đã có tới hơn 350.000 quân và đến năm 1975 thời điểm cuối cùng của cuộc chiến với đội quân đông chưa từng thấy gần 1.200.000 người. Một đội quân khổng lồ được người Mỹ trả lương và được trang bị vũ khí hiện đại. Một đội quân được đánh giá sức mạnh hạng 4 thế giới và hạng 2 ở Đông Nam Á lúc bấy giờ. Thế nhưng Về lý tưởng của đội quân khổng lồ này(QLVNCH) lại có vấn đề. Theo ông Nguyễn Ngọc Lập cựu Thiếu úy Thủy quân lục chiến khi trả lời phỏng vấn báo KBCHN Ông nói(đại ý) “CS họ bảo họ đánh Pháp, đánh Mỹ xâm lược, chúng ta lại theo Pháp, theo Mỹ thì lẽ phải, chính nghĩa đã không thuộc về chúng ta. Người lính Bắc Việt họ đi chiến đấu đâu có được 1 cây vàng để hàng tháng gửi về cho bố mẹ họ? còn tôi Thiếu úy Nguyễn Ngọc Lập hàng tháng được lĩnh với số tiền tương đương 1,5 cây vàng để gửi về cho bố mẹ, vợ con”. Rõ ràng người lính VNCH họ đã lĩnh lương bằng đồng tiền của Ông chủ Mỹ để họ đánh thuê, để họ cầm cây súng Mỹ chống phá CM, cùng quân xâm lược tàn phá quê hương đất nước, bắn vào những người yêu nước và người dân lương thiện, chống lại sự nghiệp Giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Nói đến người lính VNCH mà không nói đến Anh Bộ đội Cụ Hồ Hậu duệ của Quang Trung Nguyễn Huệ sẽ là một điều khiếm khuyết bởi họ đã làm nên lịch sử, viết nên trang sử hào hùng nhất của dân tộc chống giặc ngoại xâm, vì họ cóchính nghĩa, họ có cả chính danh, họ đã làm những việc vĩ đại đánh đuổi được giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc, thống nhất được đất nước. Người lính CS anh Bộ đội Cụ Hồ có những gì ngoài hành trang của người lính CM với chiếc Ba lô “Con Cóc” 2 bộ quần áo, chăn màn, tăng võng và cây súng trận mà họ vẫn hăng hái lên đường với lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Họ ra trận mà cứ như đi trẩy hội “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng vẫn phơi phới dậy tương lai”. Họ đâu có cây vàng như Ông Nguyễn Ngọc Lập và những người lính VNCH khác được người Mỹ trả công. Họ(người lính Binh nhì) Bắc Việt chỉ được phát phụ cấp 5 đồng/ tháng đủ mua cân đường, hộp sữa và tuýp thuốc đánh răng và một số lặt vặt rẻ tiền khác được gọi là “phụ cấp” Cho nên lý tưởng cao cả của người lính CS chiến đấu đâu có phải vì tiền, họ đi chiến đấu vì Tổ quốc dẫu có hy sinh cũng vì dân, vì nước nên họ “Vào sinh ra tử” dù có hiểm nguy có lúc như “Ngàn cân treo sợi tóc”, như “Trứng để đầu gậy” trong mưa bom bão đạn của quân thù mà họ vẫn hiên ngang coi cái chết nhẹ như lông hồng. Vì thế Không phải phân tích thêm, không cần phải nói gì nhiều lý tưởng của người lính CMđã nói lên tất cả chính danh, chính nghĩa của người Cộng sản và anh “Bộ đội Cụ Hồ” cho nên họ rất xứng đáng là người chiến thắng. Trái lại người lính VNCH họ đi chiến đấu vì tiền, với cái đầu rỗng về lý tưởng, hay nói một cách khác “Người lính VNCH họ cũng có “Lý tưởng” nhưng chính nghĩa thì không”. với cái lý tưởng vì tiền mà bán nước cầu vinh, ôm chân ngoại bang như QLVNCH nên Chân lý, lẽ phải đã không thuộc về họ để (họ) “Hung tàn không bao giờ thắng được đại nghĩa”. Người CS lại lấy “Chí nhân thay cường bạo”, để có được “Đại nghĩa thắng hung tàn” vì thế(CS) họ đã “Thiên biến vạn hóa”, trong mê hồn trận của cuộc chiến tranh Nhân dân đã làm cho những kẻ đánh thuê(VNCH) không thể nào tự mình "Bình định" được miền Nam. Để cứu vãn tình thế ngày 5 tháng 8 năm 1964 Mỹ ồ ạt ném Bom miền Bắc đánh phá cơ sở kinh tế, hậu cần, nhà máy xí nghiệp, hạ tầng giao thông nhằm ngăn chặn chi viện của miền Bắc XHCN cho chiến trường miền Nam. Tuy nhiên tình hình chiến sự không có gì sáng sủa với thất bại liên tiếp của quân đội VNCH trên chiến trường, nguy cơ sụp đổ của chính quyền bù nhìn là không thể tránh khỏi. Năm 1965 Mỹ đành phải đổ quân vào Việt Nam để trực tiếp tham chiến. Với 543.000 lính Mỹ cùng với hàng vạn lính đánh thuê chư hầu. Nhưng với thân phận là lính đánh thuê của người thuộc địa, người lính VNCH vẫn chỉ là lá chắn sống chết thay cho quân xâm lược Mỹ. Đặc biệt khi quân đội Mỹ bị sa lầy tại Việt Nam, bộ máy chiến tranh khổng lồ của Hoa Kỳ với 5 đời Tổng thống vận hành hết công xuất đủ chiến lược, thừa sách lược nhưng vẫn “Lực bất tòng tâm” bởi cuộc chiến tranh phi nghĩa kéo dài, hao người, tốn của, không được người dân Mỹ và thế giới ủng hộ đã làm cho cường quốc số 1 thế giới “Nản chí, sờn lòng” lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, kiệt quệ về kinh tế không thể kham nổi để giành được chiến thắng ở chiến trường cũng như trận chiến nghị trường nên đã sa lầy toàn diện ở cuộc chiến Việt Nam.

Chiêu cuối cùng phải đưa ra có thể cứu thể diện của nước Mỹ siêu cường là “Rút lui trong danh dự”. bằng cách Việt Nam hóa chiến tranh"Thay màu da cho xác chết" vẫn “Rượu cũ bình mới”, thay bộ mặt mới bằng tấm áo quan được sơn phết lòe loẹt cho cái thây ma QLVNCH. Thế nhưng cái QLVNCH kia vẫn chẳng làm nên trò trống gì bởi họ chẳng khác nào những kẻ đánh thuê đến từ các nước chư hầu, chiến đấu không phải cho Tổ quốc mình mà thậm chí khốn nạn hơn, họ phải chiến đấu để chống lại chính Tổ quốc mình, bắn giết đồng bào mình. Những người Lính VNCH kia khoác trên người những bộ quân phục đủ loại các quân binh chủng, khoe binh hùng tướng mạnh, cùng đủ loại vũ khí hiện đại bậc nhất của ông chủ Mỹ lúc bấy giờ nhưng chỉ sau 2 năm cút về nước của quân xâm lược, cái QLVNCH không còn chỗ chống lưng, không còn được ỷ lại vào vũ khí, không tự đứng vững bằng đôi chân thật của mình, nên chỉ 56 ngày đêm cái đạo quân khổng lồ đã không còn nhuệ khí, còn đâu nguyên khí Quốc gia khi Đoàn quân Cách mạng ào ào như thác lũ tràn về, cái Quân lực khổng lồ ấy tụt cả quần áo, vứt cả súng đạn, bỏ của chạy lấy người, chạy như đàn vịt. Sắp đến ngày Quốc hận 30 tháng 4, tháng 4 đen của người Việt Quốc gia xem lại hình ảnh trận chiến Ban Ma Thuột, đường 7 Cheo Reo, Phú Bổn, rồi Huế , Đà Nẵng…… cùng xa lộ Biên Hòa xưa tràn ngập mũ nón, Giày dép, quần áo nhà binh, ngổn ngang vũ khí, quân xa, Xe tăng, Thiết giáp … mà nhục nhã, ê chề thay cho cái lý tưởng, cái dũng khí, cái kiêu hùng của QLVNCH và cái chính nghĩa của VNCH. CS Đánh giá thấp một đội quân tay sai của một chính thể bù nhìn Vì thế Những người CS rất thông minh với chiến lược, sách lược, xác định trong cuộc chiến tranh này chỉ cần đuổi được Thực dân, Đế quốc thì ắt cái chính phủ bù nhìn tay sai sẽ sụp đổ, họ đã đúng và thực tế đã chứng minh đúng như vậy.

Hậu duệ của Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Nguyến Ánh, Hoàng Văn Hoan… Họ đều đưa ra lý do để biện bạch cho hành vi yêu nước theo kiểu "Cõng rắn cắn gà nhà" của mình cũng là yêu nước thương dân cũng là hy sinh vì dân tộc. Thế nhưng cái yêu nước quái gở và cái gọi là hy sinh vì dân tộc bệnh hoạn của họ đã làm cho dân tộc này chìm đắm trong cảnh lầm than của 80 năm nô lệ giặc Tây và 21 năm chiến tranh xâm lược của Đế quốc đã tàn phá quê hương đất nước, gây biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân VN vì quân xâm lược ngoại bang và bè lũ tay sai của chúng. Thời thế tạo anh hùng, Việt Nam không thiếu những tấm gương rạng ngời về đức "Hy sinh vì dân tộc" mà phải “Gượng ép” đi tìm chút le lói ánh hào quang ở những "Tấm gương đầy huyen ố” để mà soi, mà ngắm mà vinh danh liệu có đáng hay không?

Chúng ta vẫn còn nhớ tháng 9/1940, quân phát xít Nhật từ Trung Quốc tràn qua biên giới để xâm lược Việt Nam, muốn vào được Việt Nam lính Nhật phải tấn công các căn cứ quân Pháp và thuộc địa, cũng thời điểm đó rất nhiều Ngụy binh là các sắc Lính, “khố xanh”, “khố đỏ”….. là người Việt Nam đã tuân lệnh quan thầy Thực dân bắn vào quân phát xít Nhật để bảo vệ thuộc địa của “Mẫu quốc”. Đã có rất nhiều người Việt bị chết, trở thành tử sỹ “Hy sinh” cho chế độ thuộc địa Pháp. Nhưng sự hy sinh đó đâu có phải "Hy sinh cho tổ quốc, cho dân tộc Việt”. Giờ đây cũng hoàn cảnh tương tự “Người em” của người Lính Khố xanh, Khố đỏ năm xưa là người Lính VNCH (có khác chăng) họ mang sắc phục Thủy quân lục chiến ở Hoàng sa, họ cầm cây súng Mỹ bắn vào quân xâm lược Trung quốc để bảo vệ quyền lợi Mỹ và cái nước Ngụy (phi dân tộc) là VNCH. Khách quan mà nói “Những người lính VNCH nói chung và những người lính đồn trú ở Hoàng sa nói riêng đa số đã không có nhận thức đầy đủ về tình trạng đất nước lúc bấy giờ, dù “Vô tình hay hữu ý” họ đâu có biết rằng mình chỉ là tay sai của của Đế quốc, mà chỉ đơn giản nghĩ rằng “Đất nước” của họ là vùng lãnh thổ của VNCH quản lý nên việc họ chống lại sự xâm lược của Trung Quốc đó cũng là điều dễ hiểu và hành vi đó có thể coi như là xuất phát từ “Tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm”. Điều này cũng có vẻ có đôi chút hợp lý để đánh giá họ có lòng yêu nước và ý thức "Vì dân tộc". Nhưng như thế liệu có đủ để lấy họ ra mà tôn vinh làm "Tấm gương" cho hậu thế? Có lẽ ở chín tầng địa ngục, họ đang mỉm cười vì lịch sử(Hoang tưởng) sắp sang trang, thế giới sắp đảo điên bởi hậu duệ của Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc, Nguyễn Ánh, Hoàng văn Hoan…. sắp được “Tri ân”, “Bỗng dưng” sắp trở thành người yêu nước, là các anh hùng Liệt sỹ ‘Cõng rắn cắn gà nhà”.

Cuộc chiến đã chấm dứt 39 năm Nhân dân và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu không hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng ai thù hằn các cá nhân đã một thời làm tay sai cho ngoại Bang, một thời phục vụ cho nước (Ngụy) VNCH một chế độ đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Ngày chiến thắng 30/04/1975 là ngày vui chung của toàn dân tộc, ngày hội của non sông, ngày đất nước thống nhất, chẳng hề có cuộc trả thù hay "Tắm máu" như kẻ thù tuyên truyền và cố tình dựng chuyện. Đất nước đã thanh bình Nhân Dân đang sống trong hòa bình, ấm no, hạnh phúc, đang chung tay, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì chẳng có lý do gì mà khơi lại quá khứ đau thương của cá nhân và của cả dân tộc này. Nhưng một số người lại đang cố tình “Đào bới lịch sử”, họ “Bới lông tìm vết” Cố tìm những thứ mà mình không có, để gợi lại vết thương cũ tuy đã lành sẹo nhưng vẫn còn nhức nhối về sự chia rẽ trong lòng dân tộc, đang được “Hóa giải” để hòa hợp và hòa giải dân tộc. Để chiến tranh qua đi, mừng ngày thống nhất đất nước, ngày vui của toàn dân tộc, ngày hội của non sông chỉ có “Người vui mà không có Người buồn”. Người chết thì đã chết, nhưng người sống đừng vì động cơ chính trị mà lại muốn làm kẻ “Ăn mày người chết” nay lại muốn làm kẻ “Ăn mày Lịch sử” thì quả là lố bịch, độc ác và nhẫn tâm.

Để lịch sử vẫn là lịch sử, lịch sử phân minh phân rõ “Chính, Tà”, để lịch sử không bị xáo trộn, lẫn lộn phải trái, trắng đen, để lịch sử vẫn trong sáng, Trung thực như ngày nào mà không bị vẩn đục và hoen ố bởi những mưu đồ đen tối.

Ngày 2 tháng 4 năm 2014

Khanh Kim

XEM THƯỜNG KHÁN GIẢ ĐẾN THẾ LÀ CÙNG

Một hình ảnh cảm động có được từ chương trình Nhân tố bí ẩn, do Công ty Cát Tiên Sa và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp sản xuất, khi chương trình này lên sóng tập đầu tiên vào tối 30-3 là sự xuất hiện của thí sinh Huyền Minh - cô gái mang mặt nạ để che vết sẹo trên mặt mà theo cô là do tai nạn nghề nghiệp gây ra. Tuy nhiên, đằng sau hình ảnh cảm động này là một sự lừa dối khán giả.


Huyền Minh cũng giới thiệu nghề nghiệp của mình hiện nay là tiếp viên phục vụ. Một cô gái có số phận không may ấy đã làm người xem và ban giám khảo của chương trình thêm thổn thức khi giọng ca của cô cất lên. Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng quá xúc động đã bước lên sân khấu ôm Huyền Minh vào lòng để vỗ về, an ủi và động viên tinh thần.

Hình ảnh đẹp này chưa lưu lại trong tâm trí người xem được bao lâu thì mọi người nhận được thông tin Huyền Minh chính là ca sĩ Anh Thúy. Những gì Huyền Minh đã làm trước khán giả chỉ là màn diễn kịch, trò bịp bợm.

Ban tổ chức giải thích việc này bằng thông tin phát đi như một thông cáo báo chí vào chiều 1-4 rằng tại vòng sơ tuyển, ban tổ chức đã nhận được một số ý kiến về việc có sự giống nhau của Huyền Minh với ca sĩ Anh Thúy (cựu thành viên nhóm Mây Trắng). Ban tổ chức đã bắt đầu xác minh và tìm hiểu sự việc này.

Phía sau hình ảnh đẹp này là sự lừa dối (Ảnh do chương trình cung cấp)

“Ban tổ chức đã liên lạc và mời ca sĩ Anh Thúy gặp mặt, hỏi về vấn đề cô có phải là thí sinh Huyền Minh hay không thì ca sĩ Anh Thúy đã phủ nhận. Tương tự, Huyền Minh trả lời mình không phải là ca sĩ Anh Thúy. Ban tổ chức đã có lần yêu cầu cô gỡ mặt nạ ra để chứng minh thì cô không đồng ý, với lý do trước đó đã bị tai nạn nên phải đeo mặt nạ để che vết thương trên mặt. Như vậy, cho tới ngày phát sóng tập đầu tiên, ban tổ chức vẫn chưa có được đầy đủ thông tin chính xác về việc Huyền Minh có phải là Anh Thúy hay không”, thông cáo của ban tổ chức viết.

Sau khi phát sóng, ban tổ chức tiếp tục nhận được thêm thông tin việc thí sinh Huyền Minh nhiều khả năng chính là ca sĩ Anh Thúy. Ngay lập tức, họ đã gặp lại thí sinh Huyền Minh. Theo ban tổ chức, qua cuộc nói chuyện thẳng thắn, Huyền Minh đã thừa nhận mình là ca sĩ Anh Thúy và cô đã chính thức gửi lời xin lỗi tới khán giả cũng như ban tổ chức chương trình, đồng thời mong muốn được tha thứ. Cô cũng giải thích sở dĩ cô làm như vậy là bởi cô đã “chịu một áp lực rất lớn khi mang danh ca sĩ đi thi và lúc tham dự chương trình với danh nghĩa ca sĩ Anh Thúy thì cô không còn cảm xúc nào hết để thể hiện các bài hát dự thi của mình. Chỉ với nghệ danh mới là Huyền Minh, cô mới cảm thấy mình như là một con người khác và có thể thể hiện những bài hát với cảm xúc tốt nhất”, theo lời ban tổ chức.

“Vì trước khi đến với cuộc thi, cô đã gặp tai nạn, để lại những vết thương trên khuôn mặt. Chính vì vậy, cô đã mặc cảm về bề ngoài của mình và phải đeo mặt nạ để che những vết thương trên” - ban tổ chức giải thích thêm.

Tất cả những lời giải thích, biện bạch từ phía ban tổ chức cũng như ca sĩ Anh Thúy đều không thỏa đáng, không che giấu được thái độ xem thường khán giả của mình.

Nếu vì mặc cảm ca sĩ đi thi thì Anh Thúy không cần phải tham gia cuộc thi này vì đây không bắt buộc. Giới thiệu mình trước công chúng bằng cái tên khác với nghề nghiệp khác để đánh lừa là dối trá. Đã từng hoạt động ca hát chuyên nghiệp nhiều năm qua, Anh Thúy phải hiểu tội lừa dối khán giả có thể dẫn đến tiêu tan sự nghiệp. Anh Thúy làm như vậy để được gì, thậm chí sẽ mất rất nhiều?

Ngoài xin lỗi và muốn được tha thứ, cô còn có nguyện vọng được tiếp tục giữ lại nghệ danh Huyền Minh trong cuộc thi với mong muốn khán giả nhìn nhận cô như một thí sinh hoàn toàn mới chứ không phải là ca sĩ Anh Thúy, theo ban tổ chức. Lừa dối rồi xin lỗi và xin tha thứ là xong sao? Công chúng sẽ nói gì nếu chương trình dung túng cho những hành vi như vậy và xem đó như một chiêu câu khán giả?

Nguồn: Ân Thông/Người Lao Động

TẤM LÒNG CỦA MỘT VỊ LUẬT SƯ

Khoai@


"Sống trên đời cần có một tấm lòng"

Một vị luật sư rất lý và cũng rất tình.

Câu chuyện luật sư bật khóc, cảm thông cho gia đình tướng cướp Hồ Duy Trúc (kẻ chặt tay cô gái cướp xe SH vào cuối tháng 11/2012) khiến nhiều người ngạc nhiên.

Chuyện các lật sư sau thời gian bào chữa lại quay ra đồng cảm với tội phạm thì không phải là hiếm. Nhưng việc 1 luật sư xin nhận con tử tù về để nuôi thì đúng là quá hiếm gặp.


Luật sư bật khóc xin nhận con của tử tù chặt tay cướp SH về nuôi ăn học

Câu chuyện luật sư bật khóc, cảm thông cho gia đình tướng cướp Hồ Duy Trúc (kẻ chặt tay cô gái cướp xe SH vào cuối tháng 11/2012) khiến nhiều người ngạc nhiên tột độ.

Nguyên nhân nào đã khiến cho vị luật sư ấy cảm động đến mức phải nghẹn ngào rơi nước mắt? PV đã gặp gỡ nhân vật trên để làm rõ câu hỏi này.

Cuộc gặp tình cờ ngày cuối năm

Trưa một ngày cuối tháng 3/2014, kết thúc phiên tòa phúc thẩm xử đối tượng Hồ Duy Trúc và đồng bọn phạm tội cướp tài sản, người dự khán được chứng kiến một tình huống có thể nói “xưa nay hiếm”: Những giọt nước mắt rơi lã chã trên gương mặt của vị luật sư bào chữa cho Trúc. Luật sư vừa bước ra sân tòa, bố mẹ bị cáo Trúc và mọi người lật đật chạy với theo. Họ chạy theo không phải để đe dọa, chửi bới hay có thái độ hành hung như một số người lầm tưởng; mà họ vây lấy luật sư là để hỏi han, cảm tạ tấm lòng của ông.

Lạ hơn nữa khi người ta thấy vị luật sư tuyên bố giữa sân tòa rằng sẽ nhận cháu Nguyễn Hồ Duy Khoa (8 tháng tuổi, con của tử tù Hồ Duy Trúc) về nuôi ăn học đến tuổi trưởng thành, đồng thời hứa sẽ tạo hoặc tìm việc làm cho tất cả những người chưa có việc làm trong gia đình tử tù. Rồi vị luật sư điềm tĩnh nói với bố mẹ, vợ con Trúc: “Nhưng bây giờ tất cả hãy về nhà con ăn uống nghỉ ngơi cho khỏe đã, xong việc con sẽ lo liệu những việc lâu dài…”. Luật sư “là lạ” đó là anh Lê Nguyễn Lê Vi, Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật - Lê Vi chi nhánh Ninh Thuận, thuộc đoàn luật sư TP.HCM. Do bận rộn quá nhiều công việc nên sau phiên tòa, anh đã quay trở về quê Ninh Thuận ngay.

Tâm sự với PV qua email và điện thoại, luật sư Lê Vi vẫn không giấu được cảm xúc của mình khi nói về cơ duyên gặp gia đình bị cáo Trúc. “Tôi sinh ra tại mảnh đất Ninh Thuận đầy khắc nghiệt. Hồi đó gia đình tôi có nhiều biến cố nên ngay từ nhỏ ba tôi đã dạy tôi phải biết thương người, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Những lời răn dạy đó đã theo tôi suốt cuộc đời…

Nên khi gặp hoàn cảnh của gia đình Trúc, tôi không thể nào cầm lòng được, nên đã quyết định sẽ làm hết mình, mong có một tia hy vọng nào đó…”, anh trải lòng. Sau khi vụ chặt tay cô gái đi SH xảy ra, qua thông tin báo đài, anh cũng có đọc và nghe loáng thoáng về vụ của tướng cướng Hồ Duy Trúc, dù không để ý lắm. Cho đến một ngày gần Tết Giáp Ngọ, anh chở vợ con ra chợ tìm mua bình bông cúc về trưng cho sáng cửa sáng nhà vui xuân đón Tết. Giữa dòng người đông đúc đang nô nức mua sắm để chào đón năm mới, anh phát hiện có hai ông bà lão tuổi đã cao, sức yếu, gương mặt khắc khổ, đang lầm lũi đẩy chiếc xe tự chế chở mấy nải chuối luộc đi bán. Quan sát một lúc, anh thấy ông bà lão tội tội. Ai mua chuối luộc những ngày cận Tết.

Người nào người nấy chỉ lo mua sắm những thứ tươi ngon, đẹp đẽ đón Xuân. Suy nghĩ, cố lục trí nhớ, anh có cảm giác hình như cụ bà đó trông giống mẹ của tướng cướp Trúc mà anh từng thấy trên mặt báo. Để vợ con ngồi lại trên xe, anh bước xuống, chen giữa dòng người tấp nập, tiến lại gần hai cụ già và hỏi có phải cụ là mẹ của tướng cướp Trúc hay không? Cụ bà thấy có người lạ hỏi thì phần vừa sợ, phần vừa xấu hổ, nhưng vẫn thật thà gật đầu trả lời đúng.

Ảnh: Các đối tượng trong băng nhóm của Trúc

Gia đình “truyền đời” nghèo khổ

“Cái hình ảnh bố mẹ Trúc lầm lũi đẩy xe chuối luộc cô đơn ngày cuối năm cứ ám ảnh trong đầu tôi suốt gần nửa tháng trời. Tôi đắn đo suy nghĩ, nếu đứng ra bênh vực Trúc thì mình đi ngược lại với dư luận đang sôi sục căm thù tướng cướp lúc bấy giờ. Nhưng suy nghĩ kỹ, tôi thấy việc Trúc làm thì Trúc chịu, còn gia đình ấy, họ làm gì nên tội. Nghĩ mình nên làm một việc gì đó cho gia đình này, tôi bắt đầu tìm hiểu về hoàn cảnh của họ. Đúng là ngoài sức tưởng tượng của tôi bởi lẽ hoàn cảnh của gia đình hai cụ quá bi đát. Bà Trần Thị Út năm nay mới 64 tuổi nhưng trông giống như tuổi 80. Cuộc đời cụ khốn khổ đến mức khó có lời nào tả nổi. Cụ mồ côi cha mẹ từ nhỏ, anh em không biết ai mất ai còn. Cụ đi ở đợ cho nhà người ta. Khi lớn lên cụ gặp một người Philippin là lính Mỹ hồi đó và sinh liên tù tì 5 người con. Tuy nhiên có một người con bị bắt cóc, một người con chết lúc mới 1 tuổi, một người khác bị tật nguyền bẩm sinh hiện đang ăn xin ở chợ Phan Rang suốt mấy chục năm qua. Chán nản với cảnh đó nên sau chiến tranh, người đàn ông ấy đã bỏ mặc mẹ con bà mà cao chạy xa bay”, luật sư Vi nói.

Những ngày lưu lạc sau này, cụ gặp ông Hồ Duy Tùng. Dù ít hơn bà gần chục tuổi, nhưng vì cảm thông với bà Út mà họ nên duyên vợ chồng. Họ đã có với nhau thêm 7 người con, trong đó Trúc là con áp út, và cũng là con trai duy nhất.

Nhà đông con, nhưng do cái nghèo cái đói mà các con của ông bà không được ăn học đến nơi đến chốn. Chính sự thất học ấy đã tạo nên những bi kịch trong gia đình. Mang tiếng là con cái lấy chồng, lấy vợ hết, nhưng thực tế chỉ có một người làm thủ tục đăng ký kết hôn đàng hoàng, còn lại là theo kiểu thích thì đến, ghét thì đi, tình chắp vá… Ông bà lão rất “giàu” con cháu, có tới 24 đứa cháu. Nhưng những đứa trẻ này bố mẹ chúng lại không nuôi. Có đến 11 đứa bị bỏ mặc, ông bà đành phải “kiêm nhiệm” làm cha, làm mẹ cho chúng. Lẽ ra ở cái tuổi gần đất xa trời, các cụ phải được nghỉ ngơi dưỡng già, đằng này họ còn phải chạy vạy ngược xuôi nuôi đàn cháu nheo nhóc. Mỗi ngày hai cụ đẩy xe chuối luộc đi bán quanh chợ Phan Rang kiếm không đủ tiền để mua gạo nấu cháo cho cả gia đình lúc nhúc người. Họ vay mượn lãi cao ở ngoài, nợ nần chồng chất.

Nhưng đó mới chỉ là cái nghèo cái khó ở bề nổi. Càng đi sâu tìm hiểu, vị luật sư càng choáng váng khi biết được rằng cách đây mấy năm về trước, báo chí đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực về vụ người thanh niên có tên Tô Công Luân bị dụ dỗ sang Trung Quốc bán thận để rồi bị biến chứng, trở thành thân tàn ma dại. Tô Công Luân chính là anh rể, lấy chị gái giáp với Trúc tên là Hồ Thị Khánh Minh. Vì cái nghèo cái đói, nhận thức nông cạn, Luân đã đi bán thận lấy tiền. Số tiền đó tính ra chưa bù được một phần nhỏ mà vợ Luân đã phải bỏ ra để một mình lần mò theo đường dây mua bán thận từ TP.HCM qua Trung Quốc để tìm chồng về, với mục đích duy nhất là chồng mình sẽ không chết mất xác ở xứ người…

Đồng cảm với cảnh nghèo khổ ở gia đình Trúc, luật sư Lê Vi đã đến gặp để tư vấn miễn phí. “Dù hết sức cảm thông chia sẻ với gia cảnh tận cùng khổ sở ấy, nhưng tôi vẫn nói với gia đình rằng tội ác của Trúc là rất khó tha thứ. Nếu Trúc vẫn bị tuyên án tử thì đó là bản án đúng người đúng tội, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Tôi khuyên gia đình cố gắng khắc phục một phần hậu quả cho người bị hại, nhưng mẹ Trúc đã đáp lại một cách thẳng thắn: “Chứ tiền đâu mà đưa”. Đúng như vậy bởi hai ông bà già lo chưa đủ cho mình, lại còn một đàn cháu, trong khi tài sản trong nhà chẳng có gì. Thấy quá vất vả, tôi xin được góp cho gia đình 5 triệu đồng. Ông bà nói muốn bán miếng đất đang ở, nhưng vì đất không có sổ đỏ, hơn nữa người ta nhìn vào, thấy một gia đình như thế thì cũng chẳng ai dám mua vì sợ xui… Do đó ông bà đành đi vay nặng lãi được 15 triệu vào khắc phục cho bị hại. Cũng vì tình người mà chị Thúy đã viết cho ông bà một giấy bãi nại, xin tòa án xem xét cho Trúc một con đường sống”, luật sư Vi hồi ức.

Lời bào chữa đặc biệt

Trong phiên xử phúc thẩm, là luật sư bào chữa cho bị cáo Trúc, nhưng khi trình bày trước HĐXX, người ta thấy hình như ông còn đóng một vai trò như một người anh của Trúc, một người anh biết em mình phạm tội tày đình nên gần như không than thở gì về hình phạt mà luật pháp đã dành cho đứa em tội lỗi ấy. Thay vào đó, ông đi vào lòng người bằng chất giọng đầy nghẹn ngào khi trình bày về số phận của những con người sau lưng tướng cướp:

“Trong vụ án này, tôi không dám nhận mình là luật sư, mà tôi chỉ muốn tới đó để thay mặt cho gia đình người phạm tội để nói lên những tâm tư, những điều mà có lẽ người ta không thể tưởng tượng được trong cái gia đình bao đời bần hàn khốn khó đó. Tôi chỉ mong mọi người hãy cảm thông, sẻ chia với những con người khốn khó ấy. Người nào có tội thì phải trả giá, nhưng mong nương tay với những con người từng hiền lành, thật thà chất phác, quá bất hạnh ấy”.

Những lời bào chữa đầy tình người ấy làm thay đổi gần như hoàn toàn những cái nhìn thiếu thiện cảm về gia cảnh quá éo le của tướng cướp.

Những lời bào chữa ấy không chỉ khiến cha mẹ, vợ chưa cưới của tướng cướp phải khấu đầu tạ ơn. Đôi mắt đờ đẫn hiện trên gương mặt hốc hác khắc khổ của hai cụ già, cộng với những cái quỳ lạy trước sân tòa đã khiến cho nhiều người thấy hết được bản chất khốn khó, hiền lành của gia đình ấy…

Biết được sự thật quá chua xót đó, nhiều tấm lòng gần xa đã đến với gia đình bố mẹ tướng cướp.“Hôm qua có người ở Đồng Nai gọi điện cho tôi xin địa chỉ của gia đình Trúc để chia sẽ chút lòng thành. Chiều cùng ngày gia đình Trúc đã nhận được 5 triệu đồng. Số tiền đó tuy không lớn với nhiều người, nhưng với gia đình Trúc hiện tại thì đó là cả một gia tài, nhất là để nuôi lũ cháu nheo nhóc qua ngày đoạn tháng”, luật sư Vi chia sẻ.

Tâm sự về chuyện nghề của mình, vị luật sư trẻ lặng lẽ: “Trước khi bước vào nghề luật sư, tôi đã suy nghĩ mình phải làm cho người ta được hòa thuận; làm sao cho người ta làm điều lành, tránh điều dữ; làm cho người ta hiểu cứ tha thứ thì sẽ được thứ tha”.

Tướng cướp “chém người như chém chuối”

“Tướng cướp” Trúc là đứa con trai duy nhất trong gia đình nên được chiều chuộng và cho ăn học đàng hoàng nhất. Hết lớp 10, Trúc vào Sài Gòn học nghề điện lạnh, đã có một việc làm tương đối ổn định.

Một vài lần nhậu nhẹt, Trúc gặp lại người bạn cũ cùng lớp là Trần Văn Luông (SN 1988, quê Bến Tre). Lâu ngày gặp lại nhau nên họ uống “không say không về”. Đến lúc say thì họ nảy sinh “sáng kiến” ra đường xem ai đi xe đắt tiền một mình thì chém người, cướp xe bán lấy tiền tiêu xài.

Chỉ trong một thời gian ngắn cuối năm 2012, Trúc cùng đồng bọn 14 lần chém người, cướp xe trên địa bàn TP.HCM. Vụ án dã man nhất là đêm 24/11/2012, chúng đi trên 2 xe máy hướng từ quận 7 qua quận 2. Khi đến chân cầu Phú Mỹ phía quận 7, chúng phát hiện chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy (ngụ quận 2) đi xe SH một mình nên bám theo. Khi qua đoạn đường hoang vắng, trời tối, Luông chở Trúc vượt lên ép sát. Trúc lấy con dao lớn chém mạnh 3 nhát vào tay chị Thúy khiến cả người lẫn xe ngã ra đường. Trúc xuống lấy xe định tẩu thoát, nhưng chiếc xe không nổ máy. Cùng lúc, đồng bọn đi phía sau thấy trên người chị Thúy có mang chiếc túi nhỏ nên đã trờ xe tới giật phăng. Dù bị chém gần lìa bàn tay, chị Thúy vẫn cố kêu cứu mọi người đưa mình đi cấp cứu và truy đuổi bọn cướp. Sau gần 1 tiếng đồng hồ truy đuổi, công an đã tóm gọn băng cướp.

Trong số 14 vụ cướp với thủ đoạn tương tự như trên, Trúc tham gia 15 vụ, cướp hơn 600 triệu đồng; Trần Văn Luông tham gia 14 vụ, cướp hơn 570 triệu đồng, Nguyễn Hoàng Phương tham gia 12 vụ cướp hơn 500 triệu đồng; Trần Thanh Tuyền tham gia 2 vụ cướp hơn 130 triệu đồng…

Xét thấy hành vi của các bị cáo là vô cùng tàn bạo, thủ đoạn tinh vi, hành động dã man mất hết tính người, các nạn nhân không chết là nằm ngoài ý muốn của nạn nhân bởi các bị cáo thường dùng loại dao lớn, sắc, chém vào cổ, vai, tay… là những nơi trọng yếu có thể dẫn tới chết người… Đặc biệt chúng đã ra tay với nhiều người, là nỗi ám ảnh với những người hay đi vào ban đêm và phải qua những đoạn đường vắng, gây hoang mang trong dư luận… nên cuối năm 2013, trong phiên tòa sơ thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên mức án tử hình với Hồ Duy Trúc, chung thân với Trần Văn Luông, 20 năm tù với Nguyễn Hoàng Phương, 18 năm tù với Huỳnh Thanh Sơn và 12 năm tù với Trần Thanh Tuyền.

Luật sư Lê Vi từng là một trong những người khởi xướng, giúp người dân bị thiệt hại kiện nhà máy Vedan đòi lại công bằng vì đã làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại cho dân trong vùng. Nhiều năm nay, chi nhánh văn phòng luật sư của ông tại Ninh Thuận tư vấn pháp luật hoàn toàn miễn phí cho tất cả mọi người, không kể người đó giàu hay nghèo.

Nguồn Hoàng Quý (Pháp luật thời đại)

THỦ TƯỚNG SẼ QUYẾT ĐỊNH VỀ ASIAD 18 VÀO TUẦN SAU

VOV.VN - Hiện chưa quyết định Việt Nam có đăng cai Asiad 18 hay không nên chưa có nhà đầu tư cụ thể nào.


Trả lời câu hỏi của phóng viên VOV.VN tại họp báo Chính phủ chiều nay (1/4) về nhà đầu tư, nguồn tiền cho Asiad 18 dự kiến tổ chức tại Việt Nam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết: Trong 150 triệu USD để đầu tư cho Asiad 18 đã có phần xã hội hoá chứ không phải chỉ Nhà nước. Ngành thể thao đã tính được cả phần đầu tư ngoài nhà nước.

“Chúng ta chưa quyết định có tổ chức Asiad 18 hay không nên chưa biết nhà đầu tư cụ thể nào. Tuy nhiên, đã có 1 số nhà đầu tư ngành thể thao cũng sẵn sàng làm. Chỉ khi nào quyết định có hay không tổ chức Asiad thì nước chủ nhà mới dám nhận nhà đầu tư” – Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Nên: Asiad 18 là một sự kiện thể thao lớn. Thông thường đăng cai sự kiện này là do: được phân công; do quốc gia đó thấy có thể đăng cai để đạt những mục đích khác như nâng tầm thể thao, phát triển du lịch…

Với Asiad 18, từ năm 2010, Bộ VH-TT và DL đã trình kế hoạch, lúc đó Chính phủ đã bàn bạc, có chủ trương để đăng cai sự kiện vào năm 2019. Sau khi được đồng ý chủ trương này, Bộ đã phối hợp với các địa phương rà soát các điều kiện để chuẩn bị cho việc đăng cai.

Sau khi Ủy ban thể thao châu Á đồng ý cho Việt Nam đăng cai, Chính phủ giao Bộ VH-TT và DL cùng các bộ ngành, địa phương đã ráo riết chuẩn bị, rà soát các mặt để báo cáo Chính phủ xem Việt Nam có đủ năng lực để đăng cai hay không. Với quy trình đó, Bộ VH-TT và DL đã chuẩn bị, liên tục có những báo cáo. Sau phiên giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, những ngày qua, có nhiều ý kiến của toàn thể xã hội, từ các chuyên gia, người dân rất quan tâm, có những ý kiến đóng góp, phân tích rất sâu sắc, góp phần để Chính phủ đưa ra quyết định về vấn đề này.

Tại phiên họp hôm nay, Thủ tướng đã chỉ đạo tuần sau Bộ trưởng Bộ VH-TT và DL báo cáo về vấn đề này, để Thủ tướng nghe và quyết định. “Chúng ta tin tưởng từ những thông tin, những luận cứ, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía, Thủ tướng sẽ có quyết định phù hợp”, ông Nên nhấn mạnh.

Trả lời câu hỏi về việc Việt Nam phải đặt cọc một số tiền nhất định mới có quyền đăng cai sự kiện này, ông Nguyễn Văn Nên khẳng định: “Đến thời điểm này, tôi được biết là chưa đặt cọc đồng nào cả. Chỉ là đăng ký số tiền bỏ ra cho sự kiện này là 150 triệu USD. Có ý kiến nói chúng ta đang trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, nhưng tôi cho là không có vấn đề gì ở đây, vì tiền lệ đã có 2 nước vì điều kiện khách quan đã trả lại quyền đăng cai. Dĩ nhiên trả lại thì phải có điều kiện, tôi chưa nghiên cứu kỹ nhưng được biết là chưa có chế tài xử phạt”.

Về câu chuyện còn nhiều luồng ý kiến khác nhau liên quan đến việc có tổ chức Asiad 18 hay không, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho rằng: Chúng ta không trách Bộ VH-TT và DL vì đây là cơ hội để họ có thể nâng tầm thể thao, du lịch. Vì vậy họ bảo vệ ý kiến của họ, không phải là không có lý. “Khi Thủ tướng nghe báo cáo thì sẽ nghe rất kỹ ý kiến thẩm định từ các bộ ngành, địa phương để đưa ra quyết định cuối cùng” – người Phát ngôn của Chính phủ khẳng định.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng: “Nếu tính về kinh tế, chưa ai tổ chức đại hội thể thao mà có lãi, nhưng còn nhiều vấn đề khác không thể đong đếm được. Khả thi hay không thì cuộc họp tới đây Chính phủ sẽ cân nhắc tất cả các mặt để quyết định”./.

Vũ Hạnh/VOV online

ĐÔI KHI CẦN PHẢI IM LẶNG...

(Chán, post lại bài cũ!)


* Ngày trước, kinh tế bao cấp, nhà chạy cơm từng bữa, đàn con đông nheo nhóc...

Người cha nói với các con:

- Ai ăn gì thì ăn nhưng phần cơm cháy phải để lại cho ba...

Đàn con không hiểu gì nhưng đến bữa ngoan ngoãn để dành phần ba là những miếng cơm cháy đen mỏng bám sát nồi... Ba đi làm về muộn, vừa cười vừa ăn ngon lành.

Theo thời gian, ba mất đi. Đàn con trưởng thành, yên bề gia thất, công danh vững vàng.

Ngày giổ ba, con cháu sum vầy đông đủ, mẹ nâng cốc trà chậm rải tâm sự:

- Không phải ba mày thích ăn cơm cháy đâu! Nhưng ổng muốn dành cơm trắng cho mẹ con mình đấy...

Cả nhà im lặng, có vài giọt nước mắt đã rơi...
...

* Dậy thật sớm, tản bộ hít thở không khí sương mai, thản thơi ghé vào một quán cà phê ven đường.

Hai mẹ con đang phụ giúp nhau, mẹ rửa ly tách, con pha trà. Cậu bé khoảng độ 11-12 tuổi, cặp mắt sâu thăm thẳm nét buồn, thoăn thoắt bưng ấm trà hết bàn này đến bàn nọ, thỉnh thoảng lại đến gần bếp, đút vội vài thìa cơm nguội nhai ngấu nghiến. Người mẹ gầy guộc nhỏ to:

- Biểu nó ra ngoài ăn sáng, thích ăn gì thì ăn.., nhưng nó không chịu, nó bảo ăn cơm cho chắc bụng.

Đến giờ đi học, bạn bè đến trước nhà, nói vọng, ăn cơm hoài không thấy chán sao, lấy cặp nhanh lên.

Cậu bé cười thật hiền và im lặng, bá vai bạn bè hối hả đến trường...
...

* Người cha cờ bạc du côn gây sự đánh người gây thương tích, nằm khám. Người mẹ bán buôn chơi hụi, tham lam vỡ nợ trốn chạy tăm hơi. Đứa trẻ bơ vơ sống với ông bà.

Chiều đón cháu đi học về, dắt nó đi ăn kem, cháu ngây thơ hỏi:

- Sao bạn bè bảo cháu là bị quả báo? Mà quả báo là gì ạ? 

Không sao trả lời được. 

Đôi khi trong đời cần phải im lặng...

Vâng! “Sống trên đời sồng cần có một tấm lòng”, đó là những dòng chữ tinh hoa trong một bài hát nổi tiếng “Để gió cuốn đi”, đó là một trong những triết lý của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn để lại cho đời. 

Khi cuộc sống vẫn còn nhiều nổi đau, nhiều bất công, khi cuộc sống còn quá nhiều người đặt lợi ích của bản thân lên trên hết và quên quan sát những gì xung quanh chúng ta, quên nhìn những thân phận xung quanh mình, chọn sai ý nghĩa, mục đích của cuộc sống thì lời bài hát ấy vẫn còn vang vọng mãi…

Sau này, hình như nhạc sĩ còn có một câu nói hay hơn nữa, đó là “sống tử tế với nhau hơn”. Vậy là ông đã về với cát bụi, với cõi vĩnh hằng được 13 năm, ngày 1 tháng 4 là ngày mất của ông, nhớ mãi ông và nhớ mãi những lời ca thấm đượm thân phận con người.

Ngày 1 tháng 4 cũng là ngày Quốc tế nói dối. Trong cuộc sống, đôi khi lời “nói dối” làm cho con người vui hơn, thi vị hơn, sinh động hơn. Nhưng đừng có ác ý, nhưng đừng có mưu lợi cho bản thân mình từ những lời nói dối ấy…

Cũng có những trường hợp không thể không “nói dối”, nhưng hãy “nối dối”… vì một tấm lòng, vì sự tử tế giữa con người với con người. Nếu không làm được như vậy, xin hãy im lặng…

Nguồn: MP
(18/4/2010)

KẾT QUẢ SƠ THẨM VỤ NGUYỄN DOÃN KIÊN VÀ ĐỒNG BỌN GÂY RỐI TRẬT TỰ CÔNG CỘNG

Nguyễn Doãn Kiên - "Chính vương pháp luân công" lĩnh 6 năm tù


Ngày 27/3/2014 tại Tòa án Nhân dân TP Hà Nội ở 43 Hai Bà Trưng đã xét xử 4 học viện Pháp Luân Công về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình Sự.

Kết quả án sơ thẩm:

1. Nguyễn Doãn Kiên: 6 năm tù.
2. Vũ Hồng Tố: 5 năm tù.
3. Nguyễn Văn Kiệm: 5 năm tù.
4. Trịnh Minh Khánh: 4 năm tù.

Trước đó, ngày 23/01/2014, vào lúc 4h15phút, Bốn học viên Pháp Luân Công ra công viên Lê Nin (bên cạnh Đại sứ quán Trung Quốc 46 Hoàng Diệu – Hà Nội) để kéo đổ tượng đài Lê Nin nhưng bất thành do đứt dây cáp, đoạn cáp đứt dài khoảng 35m còn đang tròng vào cổ Lê Nin. 
Số đối tượng gồm: 
1. Nguyễn Doãn Kiên 01629662964
2. Vũ Hồng Tố
3. Nguyễn Văn Kiệm
4. Trịnh Minh Khánh

Mấy đài báo "cuốc tế" nhanh nhảu & hoan hỷ đưa tin, cổ vũ:





CẬP NHẬT LẠI VIDEO & TRẢ LỜI PHỎNG VẤN:

1.Chuẩn bị (Ý tưởng, khảo sát và tập dượt)

2.Thi công (Đưa thòng lọng vào cổ Lê Nin, anh em hò nhau kéo Pa lăng và siết cáp nhưng cáp đứt)

3. Học viên PLC Nguyễn Doãn Kiên trả lời phỏng vấn Hoàng Long - Radio Chân Trời Mới

Mọi cập nhật sự kiện này được đăng tải trên trang nhà của Thập Tam:




Được biết, Nguyễn Doãn Kiên có vợ là Nguyễn Thị Quỳnh, Địa chỉ: 105B, Nhà A6, Ngách 105/8 Láng Hạ, Q Đống Đa, Hà Nội. Những thông tin về vụ việc được đăng tải đầy đủ tại các trang mạng, đặc biệt là tại trang Thập Tam.

- Ngày 03/02/14 tức Mồng 4 Tết Giáp Ngọ Nguyễn Doãn Kiên cùng đồng bọn định tấn công phá hoại Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã bị bắt quả tang. Trong nỗ lực thực hiện âm mưu phá hoại lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chúng đã bị bắt tại trận.
Số đối tượng bị bắt gồm:
1-. Nguyễn Doãn Kiên (Tự xưng là chính vương)
2. Vũ Hồng Tố (tự xưng là hộ pháp)
3. Nguyễn Văn Kiệm (tự xưng là hộ pháp)
4. Trịnh Minh Khánh (tự xưng là hộ pháp)
Ngoài ra, có thêm 2 người quay phim:
1. Nguyễn Văn Lượng
2. Phạm Văn Hảo
Việc những kẻ cố ý gây rối trật tự công cộng bị bắt và xử lý theo pháp luật đã làm yên lòng người dân cả nước nói chung và nhân dân Hà Nội nói riêng.
==========

Mời xem thêm:

Nguồn: Googletienlang