Người chết vẫn trong ban vận động!
Có anh bạn làm ở Hội nhà văn gọi điện than thở rằng: Thời buổi nhiễu nhương, đạo lý suy đồi đến cùng kiệt anh ơi! Nghe anh em trong Hội lao xao chuyện về "Văn đoàn độc lập" của ông Nguyên Ngọc đang vận động, tôi vẫn bán tính bán nghi. Hôm rồi vào trang Bauxit xem thì như đất sụt dưới chân khi biết đích xác trong danh sách 61 người ban vận động có cả người đã chết…rồi giọng anh ta như nghẹn lại.
Tôi cố gặng hỏi, là ai vậy? Anh nói là nhà thơ Nguyễn Quốc Thái, hội viên hội nhà văn Hà Nội, số thứ tự 38 trong danh sách.
Đến lượt tôi bàng hoàng. Không nghờ để cố đạt được mục đích, ông Nguyên Ngọc cùng các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình… của cái hội hỗ lốn đông tây nam bắc ấy đã bôi bẩn nhân cách nhà văn bằng những cách đê tiện.
Chỗ vẫn chơi với nhau, tôi đã nhiều lần ngồi nghe Quốc Thái đọc thơ. Con người ấy có tâm hồn lãng mạn chân thành. Nghe thơ anh không ai nghĩ anh là một cán bộ của Viện Công nghệ Quốc gia, nghề với thơ tréo nghoe. Đời cũng tréo nghoe, chẳng vợ con gì, không như dân khoa học kĩ thuật việc gì cũng chu chỉnh.
Đang yên lành với nghề, vui thú với thơ, năm 2000, đúng cái năm được kết nạp làm hội viên Hội văn nghệ Hà Nội anh đổ bệnh, chạy chữa mãi rồi phải nghỉ mất sức. Ốm đau là vậy nhưng thơ phú, truyện ngắn vẫn đẻ sòn sòn, cái nào cũng hay.
Buồn nhất là cái năm 2005, Thái ngã bệnh thần kinh phải đi bệnh viện Trâu Quỳ chữa chạy một năm, sau đó về nhà thuốc thang. Cứ thế ăn nghỉ chẳng thành nếp, Thái cứ kiệt quệ dần rồi mất hồi tháng 10 năm 2013, mới qua 100 ngày của anh. Thương lắm.
Thế nên, khi thấy người ta kê cả tên anh vào danh sách ban vận động thành lập "Văn đoàn độc lập" tôi không thể không nghĩ:
Các nhà văn xưa nay vốn rất trọng tình nghĩa, dẫu ngày thường họ có chê bai, cạnh khóe, bất đồng gì đó với nhau nhưng khi đối phương của nình mất họ lại khóc như người ấy là thân nhân của mình vậy. Nay một nhà thơ tốt bụng, hiền lành nằm xuống sau bao năm bệnh tật, họ chẳng còn biết Quốc Thái đã mất mà còn mạo danh đưa anh vào danh sách của họ cho xôm tụ!
Cái hội ấy chắc cũng chỉ toàn kẻ ẩm ương bị lừa là chính, trong danh sách ấy có không ít nhân vật bất hảo, không ít những lều văn vô danh tiểu tốt ở ngoài biên giới. Họ tham gia một tổ chức mà không cần biết tôn chỉ mục đích, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, nguồn lực tài chính… thế nào mà đã phăm phăm ký ngay vào danh sách thì đúng là muốn làm cách mạng bằng cách của nhà văn.
Người chết mà vẫn không được yên sao ông Nguyên Ngọc.
Đánh trống ghi tên?
Sực nghĩ câu thành ngữ “Đánh trống ghi tên” để chỉ cái "Văn đoàn độc lập" ấy mới đúng bản chất của nó. Nói đánh trống ghi tên là người ta ví lối thu nạp ồ ạt nhiều người cùng một lúc, không cần xem xét, bất kể là người như thế nào. Cốt là để tạo cho có lực lượng lấy le, lòe thiên hạ chứ bên trong thì rỗng tuếch, rời rạc.
Đã có lần tôi nói, mấy ông nhà văn làm cách mạng bằng kiểu điển hình hóa, mơ mộng hóa, tô vẽ, trừu tượng… thì gay go. Lập cái"Văn đoàn độc lập" để làm gì? Các vị giải thích là để gúp nhau sáng tạo, giúp nhau quảng bá… nghe thì có vẻ hay nhưng đầy mâu thuẫn và giả dối.
Mâu thuẫn ở chỗ, một mặt họ gào lên chê bai Hội nhà văn là quốc doanh hóa văn nghệ sỹ. Hội chỉ đẻ ra công chức văn chương chứ không tạo ra thiên tài văn chương. Ở trong hội chỉ làm cằn cỗi tâm hồn… Và để sửa cái sai đó họ lại lập Hội Văn đoàn độc lập!
Giả dối ở chỗ, xem ra, cái sứ mệnh mới mà họ đưa ra là để tương trợ, tạo điều kiện nâng cao nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo, khuyến khích đổi mới sang tác… cũng chỉ là sự ngụy biện. Nhà văn, nhà thơ có tác phẩm để đời trước hết và căn bản là phải có tài năng. Không có tài năng bất thành nhà văn, nhà thơ. Tài năng là phạm trù cá nhân chứ không phải là tập thể. Nhà văn, nhà thơ càng lệ thuộc vào đám đông càng tệ khi sáng tác. Vậy nên, văn nghệ sỹ không cần phái có tổ chức. Chỉ có làm cách mạng xã hội mới cần quần chúng, cần tổ chức.
Đã có lần tôi nói, nhà văn chúng ta đang loay hoay tìm lối ra trong cơ chế thị trường suốt ngót 30 năm đổi mới mà vẫn không thoát ra được là vì thiếu tài năng. Trong cơ chế thị trường, để sống được thì phải có tác phẩm hay, phải bán được. Thử hỏi các nhà văn, nhà thơ của ta mấy người sống được bằng sản phẩm văn chương? Bất tài mới cần ở trong hội để được bao cấp, để được hưởng ưu tiên, thậm chí có lương, có chức, có nhà. Cái Hội nhà văn ấy đang tiêu tốn không ít tiền bạc để mở trại sáng tác, để đi thực tế, để đào tạo kĩ thuật kĩ xảo sáng tác… mà chẳng làm nên cơm cháo gì, huống hồ cái hội tự nguyện “tay không bắt giặc”. Quên các vị đi, chỉ là sự giã dối.
Tôi không tin tôn vinh dòng thơ tắc tị, thứ văn văng tục, chửi thề, phân gio, sinh dục… là cách mạng, là bồi đắp văn hóa. Và càng không tin những thứ văn chương đó có thể bán cho công chúng thu bộn tiền cho nhà văn sống được bằng nghề văn. Vậy nên càng không tin mấy chục nhà văn, nhà thơ, nhà ní nuận phê bình trong cái danh sách ấy có thể làm nên cuộc cách mạng kinh tế thị trường trong văn chương.
Viết mấy dòng này để hương khói cho bạn Nguyễn Quốc Thái, con rồng kém may mắn của tôi.
Nguồn: Mõ Làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét