Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

CÓ MỘT THỨ Ở TRONG ĐẦU...

Lều Báo - Trên báo Pháp luật online (Bộ Tư pháp) ngày 07/4/2014 có bài viết của tác giả Thanh Quý với tiêu đề “Hé lộ lời khai “chấn động” trong phiên xử vụ TMV Cát Tường”.

Vụ án Thẩm mỹ viện (TMV) Cát Tường thu hút được sự chú ý của dư luận trong thời gian qua bởi những tình tiết vô cùng đặc biệt, thậm chí còn được đánh giá là “Chưa từng có trong lịch sử tố tụng của Việt Nam”. Chính vì những vấn đề vô cùng nhạy cảm của vụ án, cần đặt ra cho mỗi nhà báo khi đặt bút viết phải hết sức cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ. Tuyệt đối tránh những nhận định cảm tính cá nhân.

Tác giả bài báo viện dẫn lời của “một Luật sư tham gia vụ án” (?) cho rằng những phương tiện như giường, máy móc đã “biến mất”. Tất nhiên, việc các phương tiện “biến mất” là không hợp lý. Bởi khi tranh luận tại tòa, nếu luật sư yêu cầu thực nghiệm điều tra hoặc xem xét tại chỗ thì dễ gây căng thẳng, tạo dư luận đánh giá sự yếu kém về nghiệp vụ. Nhưng vị Luật sư này đặt câu hỏi “Không xuất hiện chiếc giường trong cáo trạng, vậy chị Huyền nằm dưới đất phẫu thuật à?“. Thử hỏi luật sư và lều báo Thanh Quý, giả định một vụ án hiếp dâm, kẻ phạm tội dồn nạn nhân vào bức tường thì phải chăng “bức tường cũng là vật chứng?”. Nếu như vậy, khi ra tòa, sẽ phải trưng ra bức tường đó để chứng minh rằng, kẻ đó đã sử dụng bức tường để hãm hiếp nạn nhân.

Chi tiết thứ hai trong bài báo để lều Thanh Quý giật tít là việc bảo vệ Khánh cung cấp thông tin cho rằng Khánh nhìn thấy hai vết rạch ở bụng chị Huyền chứ không phải hai lỗ hút mỡ như lời khai của bác sĩ Tường. Có thể, đó là thông tin đúng, tuy nhiên, quan điểm xử án của Việt Nam là “trọng chứng hơn trọng cung”, thế nên, lời khai của bảo vệ Đào Quang Khánh chỉ là một chi tiết nhỏ, không có giá trị nhiều do không thể kiểm chứng. Thậm chí, ĐQK có khai BS Tường rạch vài chục nhát cũng chả lấy đó làm căn cứ kết tội BS Tường được. Không biết lều Thanh Quý làm trong một báo chuyên về Pháp luật có hiểu điều này không mà giật tít đùng đùng như vậy.

Chốt hạ lều báo nêu “Cáo trạng cũng không hề có một dòng nào nhắc đến nguyên nhân cái chết của chị Huyền.”. Không hiểu rằng lều Quý trình độ được bao nhiêu mà đặt ra câu hỏi này. Trong quá trình điều tra xây dựng cáo trạng, để biết nguyên nhân cái chết của một người, dựa vào lời cung, vật chứng, người ta còn phải dựa vào kết quả pháp y để phân tích người ấy chết vì lý do gì? Xác người không tìm thấy, không có cơ sở để đối chứng, kiểm nghiệm thì kết luận bằng niềm tin à. Cho dù bây giờ có tìm được chị Huyền, thử hỏi rằng sau bằng ấy thời gian thì thi thể của chị Huyền có còn những gì hay chỉ còn chút hài cốt. Nguyên nhân của cái chết có thể phân tích được không? Nếu đầu độc thì may ra còn ít chất độc trong xương, nếu bị chém may ra còn có vết nứt hoặc gẫy xương. Còn trong vụ việc này BS Tường chỉ can thiệp vào phần mềm thì lấy gì mà kết luận hả lều Quý? Ngu thì cũng ngu ít cho thiên hạ người ta ngu cùng chứ. Sao lại tranh ngu hết phần của người khác vậy?

Như đã nêu ở trên, vụ án TMV Cát Tường là vụ án chưa từng có trong lịch sử tố tụng Việt Nam. Riêng về quan điểm định tội đối với BS Tường cũng còn nhiều luồng ý kiến khác nhau của các Luật sư và chuyên gia tư pháp. Vì vậy, khi phân tích vụ án, cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh, đặt tính khách quan, trung thực và thượng tôn pháp luật lên hàng đầu. Vai trò của nhà báo nên đặt ở vị trí trung gian, tổng hợp và cung cấp nguồn tin, không thể chạy theo những cảm tính cá nhân nhất thời để phán đoán, suy luận bừa bãi, định hướng dư luận trái chiều. Với bài báo của lều Thanh Quý, phải chăng với sự yếu kém về nghiệp vụ, trình độ hiểu biết, tư duy phân tích hạn chế khiến cho tác giả viết bài báo với những suy nghĩ nông cạn và mơ hồ như trên? Cái thứ ở trong đầu là não, dùng để tiếp nhận, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin chứ không phải là cục phẳng lỳ không có gì bám được.

Thông qua bài báo của lều báo Thanh Quý, dễ tạo cảm giác cho độc giả và dư luận xã hội hướng về mục đích nghi ngờ năng lực của các cơ quan điều tra, tố tụng, xét xử. Từ đó tạo tâm lý nghi ngờ, bất mãn đối với hệ thống hành pháp của Việt Nam. Trường hợp lều báo Thanh Quý chỉ là một trong số rất nhiều lều báo hiện nay trong giới truyền thông Việt Nam. Với cách làm cẩu thả, chủ yếu tạo tin nhằm thu hút khách, không xem xét đến hậu quả xảy ra khi bài báo được đăng tải. Đề nghị Ban biên tập Báo Pháp luật online nên xem xét lại những bài viết kém cỏi về nghiệp vụ và chất lượng như bài báo đã được nêu, tranh gây hậu quả và ảnh hưởng tới danh tiếng của Báo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét