Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

CUỘC ĐỜI THÌ NGẮN, NỖI NHỤC THÌ DÀI - ÔNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG NÊN NHỚ ĐIỀU ĐÓ

Về việc khai trừ Phạm Đình Trọng ra khỏi ĐCS Việt Nam

Bài cũ post lại nhân chuyện Phạm Đình Trọng tiếp tục thể hiện thái độ lưu manh điếm bút trong thời gian gần đây.

Sự việc cuối cùng đã diễn biến và kết thúc đúng với logic của nó. Thông tin từ tổ chức Đảng cơ sở phường 14 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở đây đã ra quyết định khai trừ Đảng viên Phạm Đình Trọng ra khỏi Đảng. Phạm Đình Trọng là ai? Kể từ ngày 13/7/2009, “nhà văn” này tung lên mạng Admin V.IN bài viết dưới nhan đề Ăn mày dĩ vãng (nhan đề này “copy” của người khác – nhà văn Chu Lai), nói xấu lãnh tụ Hồ Chí Minh, xuyên tạc, đả kích đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam nhằm gây scandale chính trị trên mạng truyền thông điện tử và sau đó một loạt bài khác tương tự thì nhiều người đã biết Phạm Đình Trọng là ai. Như một lũ nhặng xanh đánh hơi được mùi dơ, các “cơ quan truyền thông hải ngoại” lập tức bâu vào khai thác “của quý” này cho mục đích chống Cộng, chống Việt Nam của chúng. Phạm Đình Trọng được chúng tâng bốc, giới thiệu là “thiếu tá QĐNDVN, là cây viết của binh chủng Thông tin, sau đó về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, có nhiều sáng tác xuất bản”. Trên mạng Phạm Đình Trọng cũng tự giới thiệu là đảng viên hơn 40 năm tuổi Đảng, gia nhập Đảng lớp Đảng viên Hồ Chí Minh trong Quân đội ngày 19-5-1970, có trình độ trung học, vào bộ đội được ưu ái bồi dưỡng thành phóng viên, biết cầm bút viết văn, công tác ở cơ quan chính trị trong Quân đội, sau ra ngoài làm báo ở cơ quan dân sự cho đến khi về hưu. Trong sáng tác cũng như trong công tác, xem ra ông ta cũng không có thành tích gì nổi bật. Trình độ, tài năng cũng vào loại dưới trung bình trở xuống. Học hành, kiến thức cũng từ lớp 10 trở lên. Qua tự thuật của ông ta, người ta cảm thấy đây là con người chất chứa nhiều bất mãn cá nhân. Khi về hưu, sinh hoạt ở chi bộ phường như mọi đảng viên hưu trí khác, nhân chi bộ giao nhiệm vụ tham gia Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một nhiệm vụ cũng bình thường của mọi đảng viên, ông ta mới bộc lộ tất cả khối bất mãn chất chứa từ lâu trong đầu óc và tâm trạng của mình. Nếu sự bộc ấy là chân thành, tự nhiên, đem trao đổi với đồng chí, tổ chức một các thân ái và dân chủ, nếu cần thì nhận xét và phê bình chủ trương và việc làm nào chưa đúng của Đảng ở các cấp, theo con đường tự phê bình và phê bình trong Đảng, với tình đồng chí trân trọng thương yêu lẫn nhau, như Di chúc của Bác Hồ, cùng nhau tìm ra sự thật, tìm lẽ phải để làm cho các chủ trương và hoạt động của Đảng được tốt hơn, thì đó là hành vi chính đáng, đồng thời là nghĩa vụ và quyền của mọi đảng viên được quy định trong Điều lệ của Đảng, mà là một Đảng viên 40 tuổi Đảng như ông ta chắc là phải nắm được và thông suốt. Đằng này, Phạm Đình Trọng hành xử như thế nào? Lợi dụng danh nghĩa “nhà văn”, danh nghĩa “đảng viên”, lợi dụng một chút khả năng viết lách trôi chảy mà ông ta nhầm là tài năng, lợi dụng các phương tiện truyền thông điện tử, biết rằng các thế lực thù địch và cơ hội ngoài nước cũng như trong nước luôn trực chờ những ngôn luận và hành vi ly khai, phản bội từ trong Đảng và trong nước để tiến hành các âm mưu phản động, phá hoại của chúng, theo “gương” của những nhân vật cũng đã từng nhờ những việc làm xấu xa như vậy mà “nổi danh”, nên Phạm Đình Trọng cũng tung “tác phẩm” xấu xa của mình lên mạng, bất kể hậu quả của chúng đối với Đảng, đối với đất nước, đối với bản thân mình như thế nào. Quả nhiên, việc làm của Phạm Đình Trọng lập tức gây scandale chính trị và quả thật ông ta được “nổi danh”. Biết rằng việc làm đó là vô tổ chức, vô kỷ luật, trái với Cương lĩnh, Điều lệ và các quy định của Đảng, trái với tư cách đảng viên, nhất định sẽ dẫn đến kỷ luật của Đảng đối với mình, Phạm Đình Trọng bèn dùng thủ thuật mà một tác giả trên mạng đã gọi “cách ăn vạ của Chí Phèo”, làm đơn xin ra Đảng, cũng phát tán lên mạng, một là để tỏ ra có “lập trường” dứt khoát chống Đảng, hai là để đối phó với sự xử lý của tổ chức Đảng đối với một đảng viên hư hỏng, phản bội.

Tuy nhiên, sau khi cố tình gây scandale chính trị thì chính Phạm Đình Trọng cũng thấy rõ: ngoài những bọn thù địch, phản động “hải ngoại”, những bọn tâm lý chiến chuyên nghề phá hoại đất nước chúng ta, dư luận công minh chính trực ngay trên mạng cũng đã phê phán, lên án một cách đúng đắn và nghiêm khắc các luận điệu sai trái và việc làm xấu xa của Phạm Đình Trọng. Điều mà Phạm Đình Trọng mong đợi ở dư luận, mong đợi sự tán thành và ủng hộ đối với mình cuối cùng chỉ là thái độ khinh bỉ đối với một kẻ ly khai, phản quốc, phản Đảng và phản lại chính mình, một phút thiêu sạch công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, công nuôi dạy của gia đình, nhà trường, xã hội, đồng thời nêu gương xấu cho bạn bè, vợ con, các bạn trẻ gần xa. Chỉ có một bọn lên tiếng tán dương, ngợi khen, bọn chúng là ai thì mọi người đều biết rồi. Như đã nói bên trên, chúng là một lũ ruồi nhặng chỉ chực chờ ở đâu có “của thối” thì lập tức vo ve bu đến kiếm ăn. Phạm Đình Trọng chính là món mồi béo bở đó của chúng. Mọi lời khen ngợi của chúng đều là những lời sỉ nhục đối với những người còn có chút lương tâm, ý thức tự trọng của người yêu nước Việt Nam. Số phận nhục nhã dành cho những kẻ phản bội, một khi tỉnh ngộ trước thực tế của cuộc sống nghiêm khắc, nhất định Phạm Đình Trọng đã cảm thấy sâu sắc và sẽ là một mối nhục và mối hận trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Phạm Đình Trọng đã phản bội lại lời thề thiêng liêng của người đảng viên khi gia nhập Đảng, dù biện minh, thanh minh thế nào, sự phản bội đó cũng không thể xóa sạch được vết nhơ. Chỉ còn hy vọng, sự phản bội chỉ dừng lại ở đây thôi, không nên tiếp tục trượt dài thêm nữa. Cần chú ý cái vực thẳm của cuộc đời ông ta đang chờ ở phía trước để biết kịp thời dừng chân bên miệng vực.

Một phút sa chân muôn thuở hận
Quay đầu nhìn lại đã trăm năm

Cuộc đời ngắn, song nỗi nhục thì dài, ông ta nên biết điều đó.

Về việc thi hành kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng thì các đồng chí ở cơ sở phường 14 quận Tân Bình cho biết, các đảng viên trong chi bộ, cũng như các đồng chí và bạn bè khác của Phạm Đình Trọng đã hết lòng tiếp cận, khuyên nhủ ông ta nhận thức lại những sai trái trong ngôn luận và hành động của mình, thấy rõ nguy cơ thoái hóa, biến chất về tư tưởng, chính trị có thể dẫn ông ta đến tình trạng sa đọa vào âm mưu, thủ đoạn của bọn thù địch, phản động, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Song, mọi sự quan tâm, tận tâm giúp đỡ đó đều bị Phạm Đình Trọng ngoan cố từ chối, không tiếp nhận, chỉ cố thủ trong cái “lô cốt” sai lầm của mình, không còn khả năng tiếp thu lẽ phải, tình thương của đồng chí, đồng đội nữa. Vì vậy, tổ chức Đảng phải thi hành kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng ở mức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã suy thoái về tư tưởng chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật kém, không còn đủ tư cách, phẩm chất của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mong rằng kỷ luật đó là một sự răn đe đối với Phạm Đình Trọng để ông ta dừng chân lại đó, không tiếp tục sai lầm hơn nữa để nhận lấy những xử lý còn nặng hơn, đáng tiếc hơn đối với một kẻ phạm tội.

Án kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng cũng đồng thời là sự bác bỏ và phủ nhận mọi luận điệu chính trị và tư tưởng sai trái, thấp kém ông ta đã tung lên mạng trong các ngôn luận xằng bậy của mình. Đã có nhiều tiếng nói phê phán một cách sâu sắc và xác đáng các luận điệu đó, trong đó có rất nhiều trí thức trẻ tuổi mà ông ta mong lừa bịp được họ. Một người trong họ đã cho Phạm Đình Trọng hai chữ đích đáng: toi cơm. Mong rằng ông ta sẽ từ đây rút lấy kinh nghiệm cần thiết để không còn tiếp tục việc làm sai trái của mình, để nhận lấy sự xử lý của pháp luật đối với một công dân. Vì một đảng viên xấu thì không thể là một công dân tốt được. Trường hợp Phạm Đình Trọng rõ ràng là như thế.

Thi hành kỷ luật nặng đối với một đảng viên như Phạm Đình Trọng là một việc làm cần thiết sóng cũng là việc bất đắc dĩ, rất đáng tiếc. Mọi hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam đều có tính chất giáo dục là chính, kể cả án kỷ luật cao nhất. Đã từng có những đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng song đã biết hối cải, sửa chữa sai lầm, để trở lại thành công dân tốt, lập công chuộc tội, để trở lại thành đảng viên. Nếu là người còn có thiện căn và mọi sự giáo dục mà Phạm Đình Trọng đã từng nhận được từ nhà trường, từ gia đình, từ tập thể, từ quân đội và từ Đảng trong quá khứ chưa bị tiêu trừ hết thì khả năng hướng thiện của ông ta vẫn còn và chúng ta vẫn còn hi vọng rằng ở con người đó không phải tất cả đều hư hỏng, không còn cứu vớt được. 

Vấn đề là ông ta có lý trí và lương tri hay không?

Ý kiến của một đảng viên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét