Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

KẺ BỘI PHẢN ĐẶNG XƯƠNG HÙNG VÀ SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ!

Cuteo@


Hôm trước bác Lâm Trực@ đã có bài về tay Đặng Xương Hùng, nguyên vụ phó Bộ Ngoại giao xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ - xem ở đây. Nhiều người đặt vấn đề, tại sao một người như Đặng Xương Hùng lại bỏ đảng, phản bội lại tổ quốc và chạy theo tiếng gọi vong nô?

Và quan trọng nhất là, vì sao một chính thể như Việt Nam, mà đặc biệt là cơ quan Bộ Ngoại giao, Bộ Công an lại không có động thái nào đối với Đặng Xương Hùng?

Ngẫm đi ngẫm lại mới thấy, lãnh đạo Việt Nam đã dành cho Đặng Xương Hùng một sự im lặng thật đáng sợ.

Chuyện Đặng Xương Hùng bỏ đảng là chuyện nhỏ, vì thực tế ngoài Hùng còn có nhiều người khác bỏ đảng, và chuyện này phổ biến đối với mọi đảng phái chính trị trên thế giới. 

Cái quan trọng là Đặng Xương Hùng muốn được hưởng quy chế tị nạn tại Thụy sĩ hoặc một nước phương Tây nào đó.

Nói chung, để được hưởng quy chế tị nạn, người xin tị nạn phải có hồ sơ xin tị nạn. Tùy thuộc vào thái độ của các nước khác nhau đối với người xin tị nạn mà quy chế tị nạn của họ có những điểm khác biệt. Điểm chung nhất, là họ phải có lợi ích khi chấp nhận ai đó tị nạn, Thụy Sĩ không phải là ngoại lệ.

Ví dụ ở Canada, để đương đầu với nạn thiếu nhân công ngay từ thập niên 1970 Canada đã lựa chọn đường lối chính trị mềm dẻo và rộng mở, tiếp đón người di cư tị nạn, đặc biệt các chuyên viên mọi ngành nghề. Chính sách lựa lọc người tị nạn theo tiêu chuẩn vụ lợi này đã khiến cho nhiều thuyền nhân Việt Nam không được sang Canada. Tháng 4 năm 2013 chính quyền Toronto lại còn tỏ ra mềm dẻo hơn nữa đối với các người di cư vì lý do học hành hay làm việc có bằng kỹ sư, kiến trúc, hay thợ mộc và cả đầu bếp nữa, nhằm lôi cuốn họ đầu tư và ở lại sinh sống.

Nhật Bản là quốc gia rất hạn chế việc nhận người di cư tị nạn. Thống kê năm 2010 cho biết người di cư tị nạn chiếm 1,7% trên tổng số 128 triệu dân Nhật. Cũng giống như Canada tỷ số sinh tại Nhật rất thấp, và từ nay tới năm 2060 số người Nhật sẽ giảm một phần ba so với hiện nay. Để sửa chữa tình trạng này chính quyền Tokyo quyết định mở cửa tiếp đón người di cư tị nạn, nhưng có một bảng điểm làm tiêu chuẩn dựa trên khả năng và kinh nghiệm làm ăn của các đương sự. Các bác sĩ, kỹ sư, giáo sư và thương gia được ưu tiên có phép thường trú và làm việc. Tiêu chuẩn này không nhắm mục đích nhân đạo nên gạt bỏ tất cả các thanh phần di cư tị nạn khác.

Những trường hợp nêu trên đã chứng tỏ các quốc gia chấp nhận người nhập cư hay tị nạn đều vì mục đích kinh tế, nói trắng ra là vụ lợi. Với trường hợp xin tị nạn chính trị cũng tương tự như thế, các quốc gia chập nhận người tị nạn phải có lợi ích thông qua việc xét chọn các tiêu chuẩn mà họ đưa ra.

Trường hợp của Đặng Xương Hùng, để được hưởng quy chế tị nạn ông Hùng phải chứng minh được rằng ông là nạn nhân của các cuộc đàn áp của chính quyền, hoặc là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, dân tộc hoặc tôn giáo. Trong trường hợp này, Đặng Xương Hùng không thể đưa ra được bằng chứng nào, trái lại mọi yếu tố có liên quan đến nhà nước Việt Nam đều chỉ chứng tỏ một điều, ông vẫn đang được trọng dụng và chính ông được hưởng rất nhiều ân sủng của chế độ từ tiền đóng thuế của người dân. Và ngay cả khi ông đào tẩu, phía Việt Nam vẫn không/chưa đưa ra bất kể một lời nhận xét nào không tốt về ông, ngoại trừ sự phẫn nộ của các trang mạng cá nhân.

Bạn Hoa Phượng có bài đăng trên Tuổi Trẻ Việt Nam có ý rằng: "Tuy nhiên, những lý do xin tị nạn chính trị của ông Đặng Xương Hùng có thể không làm cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ thuyết phục để trao qui chế tị nạn chính trị cho ông. Bởi vì, trong qui chế tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ theo qui chế Dublin thì lý do để một người xin tị nạn chính trị là việc người đó bị ngược đãi, bị tước đoạt tự do, bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có căn cứ ở nước mà họ mang quốc tịch". Cũng theo bạn này, ông Đặng Xương Hùng đã tỏ ra là người không mấy thông minh khi lựa chọn hình thức xin tị nạn tại Thụy Sĩ. Với cương vị của mình, ông hoàn toàn có thể lựa chọn cách khác thay vì xin "Tị nạn chính trị". 

Nhưng đâm lao thì phải theo lao, sau khi nhận ra sai lầm trong lựa chọn hình thức xin tị nạn, Đặng Xương Hùng buộc phải tạo ra điều kiện cho chính mình bằng cách công bố đơn xin ra khỏi đảng và trong nội dung của đơn này, ông không quên bêu xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Mục đích của hành động này chính là nhằm tạo ra cái cớ hi vọng rằng ông sẽ nhận được sự đe dọa từ phía đảng cộng sản hoặc nhà nước Việt Nam. 

Rất tiếc, hi vọng tạo ra cái điều kiện để chứng minh mình là nạn nhân của chế độ của Đặng Xương Hùng không được đáp ứng.

Đi mắc núi, trở lại mắc sông là tình cảnh của Đặng Xương Hùng hiện nay.

Sự im lặng của nhà nước Việt Nam trong thời gian qua đối với trường hợp Đặng Xương Hùng phản ánh trí tuệ của người Việt trong ứng xử với những trường hợp phản bội tổ quốc.

Quả thật, đó là sự im lặng rất đáng sợ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét