Thông thường, trí thức được hiểu một cách nôm na là người có một trình độ học vấn ở bậc cao, những đóng góp trí lực của họ là động lực quan trọng trong sự chuyển hóa xã hội. Chính vì vậy nên, các thế lực thù địch cũng đang cố gắng lợi dụng điều này để thực hiện mưu toan của họ đối với Việt Nam. Trách nhiệm xã hội đang đòi hỏi người trí thức có trách nhiệm luôn cẩn trọng trước khi đưa ra quan điểm, ý kiến riêng, bởi vì, không chỉ đơn thuần trên danh nghĩa “tự do ngôn luận” hay có sự “bất đồng quan điểm” để “nói lấy được,” mà muốn đánh giá hay phê phán về một vấn đề, một con người hoặc một luận thuyết, phải nhìn nhận khách quan từ nhiều phía, đặc biệt là từ góc độ giá trị lịch sử, nhân văn, đạo đức, phải dựa trên những giá trị chuẩn mực truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngày 4-5-2014 trên website của “Mõ làng” RFA có bài với giật Tít “Làm thến nào công lý không bị phỉ báng” có cuộc phỏng vấn TS. Nguyễn Quang A một nhân vật không lạ lẫm gì trên thế giới mạng của các “nhà dân chủ”, được sự “mớm mồi” của người phỏng vấn vị này đã đưa ra những nhận xét một cách hồ đồ, vô trách nhiệm và đầy ác ý rằng: “Đây là cái bi kịch của ông Hồ Chí Minh, vì ông là người hết sức bất bình trong sự bất công và phân biệt đối xử của thực dân Pháp. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến việc ông ta phát động một phong trào cách mạng để xóa bỏ sự bất công đó” và “Đáng tiếc là ông Hồ Chí Minh đã áp dụng một phương pháp, một hệ thống mà cái hệ thống đấy đã tạo ra một chính quyền thực sự đã lặp lại những bất công của thực dân Pháp. Thậm chí không chỉ lặp lại mà còn làm trầm trọng thêm, đấy là chế độ độc tài. Rất đáng tiếc là như vậy.” !?. Với những kiểu “phán” như trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nhận định, lập luận mang nặng tư duy suy luận chủ quan, vô căn cứ và thiếu khoa học. Vậy họ là ai và những gì là sự thật đằng sau lời nói của họ? Không cần nói cũng có thể biết tác giả của những bài viết xuyên tạc về tình hình đất nước, bôi nhọ hình ảnh lãnh tụ, kích động, phá hoại đường lối của Đảng, đa phần là những người bất mãn về chính trị, trong tâm trí của họ luôn đặt cái “Tôi” lên hàng đầu, họ ảo vọng rằng “Trong biến sẽ làm nên chuyện”. Những điều họ nói rất dễ mê hoặc một bộ phận công chúng còn thiếu cái nhìn phê phán và tỉnh táo.
Trại chủ U-no Quang Áaa đang mơ về một nền dân chủ mua bằng tiền kiểu Thái.
Thông qua Internet, các blogger, các “nhà dân chủ” trong và ngoài nước cấu kết với nhau, tuyên truyền, xuyên tạc, nói xấu Đảng và Nhà nước, chia rẽ Đảng với nhân dân, xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật, vu cáo, bôi đen chế độ Việt Nam. Họ tung ra các quan điểm, nhận định sai trái,hòng đánh vào nền tảng tư tưởng gây hoang mang, dao động về hệ tư tưởng, về lý tưởng xã hội chủ nghĩa. Họ phủ nhận chủ nghĩa Marx-Lenin, cho rằng chủ nghĩa Marx-Lenin đã lỗi thời, chỉ thích hợp với thế kỷ XIX, cùng lắm là đầu thế kỷ XX !? Là người Việt Nam,những con người thuộc đủ mọi thế hệ, nguồn gốc học vấn, biết vượt qua những định kiến để đặt trọn niềm tin vào Ðảng Cộng sản, tận hiến với dân tộc trên con đường đấu tranh vì nền độc lập của đất nước. Tấm gương của các trí thức đó là minh chứng thuyết phục nhất về một ý thức dân tộc chân chính, tuyệt đối vô tư, biết nhận ra và đứng về phía lẽ phải. Cũng thời gian gần đây, trên một số trang mạng có đăng tải những bài viết với nội dung luận bàn về “Những ảo tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam về tư tưởng Hồ Chí Minh”; hoặc: “Đảng Cộng sản Việt Nam giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, nhưng chỉ nói mà không làm”… Đây là suy nghĩ của những người thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nhưng lại núp dưới danh nghĩa “tự do ngôn luận, dân chủ, xây dựng, góp ý!? Và Sự thật không thể đảo ngược đó là: Với tư cách là người đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào quá trình “phi thực dân hóa”, làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện khát khao giải phóng đồng bào mình, dân tộc mình thoát khỏi áp bức bất công, đồng thời đấu tranh để giải phóng tất cả các dân tộc khác trên thế giới thoát khỏi chế độ áp bức của chủ nghĩa thực dân. Xin thưa với “nhà dân chủ” Nguyễn Quang A rằng: Ngài không thể cứ cao đạo cho rằng, mình là người yêu Tổ quốc! trong khi hành động và lời nói đi ngược lại lợi ích của nhân dân khi nói ngược ngạo rằng: “Tôi nghĩ đó là quá trình tương tác giữa người dân và chính quyền, đây là cách có thể tốn thời gian hơn. Nhưng phải có cả một quá trình mà cả dân tộc này vận động như thế thì mới tránh được sai lầm của ông Hồ Chí Minh, đó là thay một hệ thống áp bức bằng một hệ thống áp bức khác” !? Ô hay ! sai lầm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đối với đối với dân tộc Việt Nam và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của các nước trên thế giới là ở chỗ nào ? Xin nói cho rõ là: việc đánh giá chuẩn mực đạo đức của một cá nhân, hay giá trị của một luận thuyết, không phải xuất phát từ tiêu chuẩn bên trong của nó, mà xuất phát từ lợi ích của Tổ quốc: “Học thuyết nào cứu được nước, giúp được dân thì sẽ được ưa thích, lựa chọn”. Giương cao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng, bằng ý chí, quyết tâm giữ gìn sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ nền độc lập, tự do trường tồn của dân tộc, đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh để giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và nhân đây cũng xin trích dẫn những nhận xét công minh của một số nhà lãnh đạo, nhà nghiên cứu trên thế giới để xem những “đánh giá” của “nhà dân chủ” Quang A đúng hay sai.
Nói về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh và những cống hiến của Người đối với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của Việt Nam và phong trào cách mạng giải phóng dân tộc trên thế giới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO), đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Nhà báo, nhà sử học Pháp J.Lacuture đánh giá: “Hồ Chí Minh đã làm hồi sinh một dân tộc, thiết lập nên một quốc gia, tiến hành hai cuộc chiến tranh mà căn bản là chiến tranh của nhân dân bị áp bức”.
Tiến sỹ Ahmed – Nguyên Giám đốc UNESCO khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã nhận xét: “Chỉ có ít nhân vật lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại khi còn sống và rõ ràng cụ Hồ Chí Minh là một trong số đó; Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.
Nhà báo, nhà hoạt động chính trị Mexico Ignacio Gonzalez Janzen khẳng định rằng: “Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ xuất chúng của dân tộc mình, một yếu nhân của quá trình phi thực dân hóa trong thế kỉ XX, mà đặc biệt còn là một người thầy vĩ đại trong môn học giành tự do cho các dân tộc,… chủ đề chính của tất cả các nền văn hóa và là mục tiêu hàng đầu của nhân loại”.
Còn rất nhiều ý kiến đánh giá của các chính khách, các nhà nghiên cứu, thậm chí của những “đối thủ một thời” của Hồ Chí Minh, họ đều thống nhất nhận định về giá trị lý luận và cống hiến xuất sắc của Người đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
Giáo sư Paul Mus – Đại diện của Cao ủy Pháp ở Đông Dương, Trưởng đoàn đàm phán của Pháp với Chính phủ Việt Nam ở Thái Nguyên (5/1947), đã viết: “Cụ Hồ là một trong những người đã đem lại sự kiêu hãnh và sức mạnh cho lục địa châu Á”.
Học giả David Halberstam cho rằng: “Lúc sinh thời, ông Hồ Chí Minh không những đã giải phóng đất nước của ông, mà thay đổi chiều hướng của chế độ thuộc địa ở cả châu Phi lẫn châu Á…”.
Học giả Wiliam J. Duiker, người đã dành 20 năm để nghiên cứu về Hồ Chí Minh đưa ra ý kiến: “…người ta cũng không phủ nhận được rằng, sự nghiệp mà ông thúc đẩy và chỉ đạo tạo ra những thời khắc có một không hai trong thế kỷ 20, là đỉnh cao của kỷ nguyên giải phóng dân tộc ở thế giới thứ ba”.
Không chỉ là ý kiến của những học giả chuyên nghiên cứu về Hồ Chí Minh, giá trị tư tưởng và những cống hiến của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, còn được một tổ chức bình chọn gồm 300 nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới, đưa vào cuốn Từ điển tiểu sử các nhà văn hóa thế kỷ 20 (XX Century culture), do Alan Bullock và R.B.Wodinger (đồng chủ biên), nhà xuất bản Harper and Row ấn hành năm 1983. Trong quá trình xây dựng cuốn sách này, khi thảo luận về Hồ Chí Minh, 300 nhà khoa học đều thống nhất cho rằng: “Hồ Chí Minh là người khởi xướng và giương cao ngọn cờ giải phóng các dân tộc thuộc địa và trở thành người dẫn đường chủ chốt được mặc nhiên thừa nhận và kính trọng của châu Á và thế giới thứ ba”.
Thưa ngài “tiến sĩ dân chủ” Quang A, chắc những đánh giá, khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc của UNESCO, của các tổ chức khoa học và những nhà hoạt động chính trị, những học giả có uy tín trên thế giới như trên, ngài có thể phản bác được không ? và một điều khẳng định rằng những đánh giá đó không dựa vào cảm tính, nói mò kiểu “Bịt mắt chém gió” như ngài và các vị “đồng hội” trên con thuyền “Bauxit” của ngài ! Thực chất đây là suy nghĩ của người thiếu thiện chí, cố tình xuyên tạc đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nhưng lại núp dưới danh nghĩa “tự do ngôn luận, dân chủ, xây dựng, góp ý!?
Với tư cách là người đi tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng vào quá trình “phi thực dân hóa”, làm sụp đổ hoàn toàn chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Hồ Chí Minh thể hiện khát khao giải phóng đồng bào mình, dân tộc mình thoát khỏi áp bức bất công, đồng thời đấu tranh để giải phóng tất cả các dân tộc khác trên thế giới thoát khỏi chế độ áp bức của chủ nghĩa thực dân. Mới đây, trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, đã có những nhận xét và đánh giá “Chúng tôi đánh giá cao những nỗ lực của chính phủ Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người. Quyền con người có ảnh hưởng tới từng thành viên trong xã hội, chính vì vậy từng thành viên trong xã hội cũng phải tham gia vào việc thúc đẩy các quyền và tự do cơ bản của con người. Chúng ta cần phải tuyên truyền cho mọi người biết về quyền và tự do cơ bản của con người, vì vậy vấn đề chia sẻ thông tin rất quan trọng. Chính phủ Việt Nam cũng cần tiếp tục xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật để hiện thực hóa các cam kết đối với các khuôn khổ pháp lý và thể chế quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan tới nhân quyền”.
Đừng biến mình trở thành những “cái loa” phát ngôn cho lực lượng chống đối chế độ, đi ngược lại lợi ích dân tộc, đất nước. Là người Việt Nam yêu nước chân chính biết vượt qua những định kiến, tận hiến với dân tộc trên con đường đấu tranh vì nền độc lập của đất nước. Là trí thức chân chính phải tuyệt đối vô tư, không tách rời sự tỉnh táo trí tuệ và tỉnh táo chính trị, biết nhận ra và đứng về phía lẽ phải chứ đừng núp dưới danh nghĩa “tự do ngôn luận, dân chủ, xây dựng, góp ý để trục lợi chính trị cho bản thân mình. Những ý đồ bất minh sẽ bị chính người dân yêu nước chân chính lên án và vạch mặt.
Hoa Kỳ -4-2014
© Amari TX
Chi tiết:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét