Xung đột ở Hà Tĩnh: Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại
Dân thắng thì tỉnh huyện cũng thắng, cái gốc thêm vững thì cành lá sum suê. Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại. Lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn chưa tốt bằng buộc mà không cần lạt, kể cả lạt mềm.
Vụ căng thẳng ở thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) mấy hôm nay gây sốt, lo lắng và mức độ nào đó hoang mang cho chính quyền Hà Tĩnh lẫn nhiều người trong chúng ta. Sự việc đã bị đẩy đến mức tác nhân của sự cố (chính quyền và nhân dân) đã bị dẫn tới chỗ bí, tiến hay lùi đều khó.
Nguyên nhân trực tiếp là dân không đồng tình với lệnh bắt người “gây rối trật tự công cộng” của công an nên đánh công an, đốt xe máy của họ và phá hủy nghiêm trọng nhà cửa mấy vị cán bộ chủ chốt của Đảng và chính quyền xã.
Còn nguyên nhân sâu xa là do dân không đồng tình với dự án xây nghĩa trang sinh thái (mô hình Bình Dương) và lệnh thu hồi hàng chục ha đất ruộng của dân thôn Trung Sơn.
Hiện trường nơi xảy ra vụ xung đột
Nếu nhìn qua hiện tượng, tìm cái sai cái đúng không khó. Dân chống lệnh chính quyền bằng bạo lực (may mà mới đả thương một số, chưa chết người) là phạm pháp.
Phản ứng cần thiết của chính quyền là ra lệnh khởi tố vụ án. Luật pháp đã có, cứ thế mà thi hành! Nhưng lòng dân thì khó dò như đáy bể.
Thực tiễn thường không phát triển hoàn toàn theo ý chí con người. Đám cháy đã bùng lên chỉ có một nhưng lại có nhiều cách chữa lửa, tùy theo sự khôn ngoan của cả nhiều phía.
Mục đích tối thượng là dập tắt đám cháy, khôi phục cuộc sống bình thường của người dân cũng như niềm tin vào trật tự xã hội, nói gọn là “yên dân”.
Còn chỉ nhằm dập được đám cháy để khỏi lan ra nhiều nơi và thực thi sự trừng phạt nhằm “răn đe” những vụ tương tự trong tương lai lại là chuyện khác.
Hiến pháp vừa được thông qua ghi rõ: "Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật".
“Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”. (Lời của bí thư xã)
Nếu làm được như thế, nghĩa là có tình huống “thật cần thiết”, lại đảm bảo được “công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật” thì liệu có xảy ra sự phẫn nộ của dân Trung Sơn như đã xảy ra?
Chính quyền tỉnh Hà Tĩnh và huyện Thạch Hà nên xem lại quá trình thực hiện cái dự án nghĩa địa to lớn quy mô hàng chục ha đất bị thu hồi, ở nơi mà dân rất nghèo, đang đói đất canh tác, đất lại là nguồn sống duy nhất của họ lại có khá nhiều tình tiết “vi lượng” nhạy cảm.
Chính ông bí thư đảng ủy xã đã báo cáo lên trên có tới 5 điểm dân không đồng tình: Một, diện tích đất canh tác bị thu hồi quá lớn (13,5 ha đất sản xuất lúa hai vụ). Hai, về mặt phong thủy và tâm linh, dân “hãi” môi trường nghĩa địa lớn, vì ở đây đã có hai công trình án ngữ lối ra “hanh thông” của thôn là khu chăn nuôi lợn siêu nạc, và một trại giam của tỉnh. Ba, công viên vĩnh hằng sẽ trùm lên nghĩa trang của xã, mai sau người dân Bắc Sơn qua đời phải đi mua đất giá chắc không rẻ của chủ dự án. Bốn, địa giới hành chính giữa hai xã Bắc Sơn và Thạch Lưu chưa được bàn giao, nay lại thu hồi 38,6 ha nên nhân dân không đồng tình. Thứ năm, làm nghĩa trang vĩnh hằng thì sẽ cạn quỹ đất xây dựng quy hoạch nông thôn mới.
Diện tích quy hoạch Công viên Vĩnh Hằng trùm lên nghĩa trang và đất sản xuất của người dân
Ông bí thư xã rất đáng khen khi cảnh báo chính xác cho cấp trên trong một báo cáo cách đây hơn ba tháng: “Hiện nay quần chúng nhân dân đã mất lòng tin rất lớn đối với cấp ủy, chính quyền vì tính chất của dự án không hợp với lòng dân. Nếu tiếp tục tuyên truyền thì nhân dân sẽ bức xúc và phản kháng rất lớn làm tê liệt bộ máy chính quyền và dẫn đến không thể kiểm soát được sẽ đưa Bắc Sơn trở thành điểm nóng thì hậu quả sẽ rất lớn”.
Và ông đã can đảm đề nghị dừng xây dựng công viên vĩnh hằng này. Nếu biết lắng nghe, không lãnh đạo tỉnh nào, huyện nào lại không dừng lại để cân nhắc khi một dự án có tới năm tử huyệt nhạy cảm liên quan đến phần xác lẫn phần hồn của dân như thế.
Bởi vì, việc chôn người chết ở Hà Tĩnh đâu đã đến mức “thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; vì lợi ích quốc gia, công cộng, phát triển kinh tế - xã hội” như hiến pháp quy định?
Nhưng tỉnh và huyện không nghe, phê bình, kiểm điểm lãnh đạo xã và ra chỉ thị quyết liệt:“Cán bộ, đảng viên toàn huyện phải nhận thức đầy đủ, đúng đắn về chủ trương của tỉnh, tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị”! Liệu có “nhóm” nào thập thò phía sau sự tích cực, quyết liệt xây bằng được cái nghĩa địa khủng này không?
Lực lượng CSCĐ huy động đến triển khai để vãn hồi trật tựĐúng là sự việc đã xảy ra như dự báo “sáng suốt” của người bí thư xã khá giỏi này, dù ông đã bị dân nổi giận phá nhà oan!
Sực nhớ, trong nhiều tháng, 400 tiểu thương Bỉm Sơn, Thanh Hóa đấu tranh đòi thị xã phải hủy quyết định giao chợ Bỉm Sơn cho một công ty tư nhân. Họ đã “tụ tập” trước cổng tỉnh ủy, Ủy ban tỉnh, đòi tỉnh Thanh Hóa phải hủy quyết định. Bí thư tỉnh ủy Mai Văn Ninh đã trực tiếp gặp bà con – vì trong thâm tâm ông vẫn coi họ là bà con chứ không phải kẻ thù – để dàn xếp.
Ông đã hủy một số quyết định của chính quyền, tỉnh vận động tiểu thương về lại chợ buôn bán bình thường. Công ty Đông Bắc rút lui êm thấm (có thể trong cay đắng). Báo Thanh Hóa hồ hởi đưa tin: “Tiểu thương chợ Bỉm Sơn đấu tranh đã thắng lợi!”.
Dân thắng lợi thì đã sao? Dân thắng là đáng mừng lắm chứ? Khi căng thẳng mới bắt đầu, ông Ninh có cử công an đến giữ trật tự. Có kẻ “phá rối trật tự” nhưng không một ai bị bắt. Ông thuyết phục được dân không phải bằng lời hứa lèo mà với những quyết định đưa ra kịp thời. Không ai nói ông thua dân. Cả hai bên đều thắng.
Dân thắng thì tỉnh huyện cũng thắng, cái gốc thêm vững thì cành lá sum suê. Cay cú ăn thua với dân đều thủ bại. Lạt mềm buộc chặt, nhưng vẫn chưa tốt bằng buộc mà không cần lạt, kể cả lạt mềm.
Bởi vì, dù lạt mềm có buộc chặt đến đâu cũng có khi người bị buộc tự tháo ra được. Còn buộc mà không có lạt thì đã đạt tới mức chặt tuyệt đỉnh vì có ai trói đâu mà phải cởi trói?
Không có hai sự vật, sự kiện giống nhau nên cũng không có bài học nào y chang nhau. Nhưng Thanh Hóa cũng là khu Bốn xưa, đâu có xa Hà Tĩnh?
Người Hà Tĩnh
Ông Nguyễn Thiện, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, cho biết tỉnh vẫn sẽ tiếp tục triển khai làm dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn.
Trả lờiXóaTheo đó, ông Thiện cho hay, dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay là người dân TP.Hà Tĩnh thiếu đất làm nghĩa trang; do đó, nếu không có chủ đầu tư nào nhận làm dự án thì địa phương cũng sẽ phải bỏ tiền ra để làm.
Liên quan đến vấn đề này, ông Võ Tá Đinh, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho hay, hiện dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả mà hiện tại vẫn đang thực hiện bước khảo sát và vận động nhân dân.
Ông Võ Tá Đinh - Giám đốc Sở TN-MT Hà Tĩnh: Dự án vẫn chưa có nhà đầu tư nào cả!
Theo đó, không như quy hoạch ban đầu là công viên Vĩnh Hằng sẽ được xây dựng trên diện tích hơn 38 hecta trên đồng Cù Lao thì nay dự án sẽ rút xuống còn khoảng 28 ha.
Trả lời phóng viên Một Thế Giới về việc, với quy hoạch rút xuống diện tích thì liệu dự án có đảm bảo quy hoạch về nhu cầu lâu dài khi dân số tăng hay không, ông Đinh cho hay: Quy mô nghĩa trang hẹp thì thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn. Sau này, khi nghĩa trang được xây dựng và ổn định thì sẽ xây dựng thêm những nghĩa trang tương tự khác miễn nó đáp ứng nhu cầu nhân dân.
Ông Nguyễn Thiện cho hay sẽ tiếp tục chỉ đạo chính quyền huyện và xã tiếp tục vận động và tuyên truyền nhân dân hiểu rõ về dự án. Các bước tiếp theo sẽ làm theo đúng quy định của pháp luật như chính sách di dời tái định cư, hỗ trợ việc làm cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án.
Trả lờiXóaĐồng thời, giao cho các cơ quan chức năng tiếp tục triển khai nghiên cứu về quy hoạch tổng thể, điều chỉnh dự án cho phù hợp.
Liên quan đến vấn đề xô xát và các hành vi gây rối trật tự công cộng ở xã Bắc Sơn vào ngày 10.4 và thời gian sau đó, Đại tá Trần Văn Sơn, Phó giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh, cho biết: các hành vi phạm tội của người dân xảy ra tại Bắc Sơn chủ yếu là gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, phá hoại tài sản và bắt giữ người trái phép.
Ông Sơn cho hay, cơ quan chức năng xác định có khoảng 70 người được khoanh vùng là những người quá khích hay tham gia các vụ gây rối trật tự công cộng trong đó có khoảng 20 người tích cực chống đối.
Trả lờiXóaTừ khi xảy ra vụ việc đến nay, cơ quan công an đã bắt giữ 10 người. Riêng trường hợp ông Trương Văn Trường (bị cơ quan công an ra lệnh bắt tạm giam về tội gây rối trật tự công cộng ngày 10.4 nhưng không thành) đã ra đầu thú vào trưa ngày 16.4 và hiện đang bị tạm giam để điều tra.
Cũng liên quan đến tình hình tại xã Bắc Sơn, ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy huyện Thạch Hà cho biết, tình hình an ninh chính trị tại Bắc Sơn cơ bản đã ổn định. Về bộ máy chính quyền, huyện nhận được đơn xin nghỉ việc của trưởng công an xã Nguyễn Khắc Sơn nhưng chưa chấp nhận và vận động đồng chí này tiếp tục công tác.
Đối với các cán bộ cấp thôn đã nghỉ việc, huyện và xã tiếp tục vận động họ quay trở lại công tác. Hiện nhiều đồng chí đã ổn định tư tưởng và chuẩn bị quay trở lại công việc.
Nguyên nhân của vụ việc được người dân cho biết là việc đền bù giải phóng mặt bằng chưa thỏa đáng.
Trả lờiXóaPhần lớn người dân Bắc Sơn có nguồn gốc từ xã Thạch Đồng (Thạch Hà) lên khai hoang lập nghiệp. Đến nay đã 49 năm, nếu năm nay không có sự việc này thì sang năm xã chắc sẽ làm kỷ niệm 50 năm thành lập xã”
Trả lờiXóaQuy hoạch dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn nhận được sự hoan nghênh của Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh Võ Kim Cự.
Trả lờiXóaNgày 11.10.2013, tại văn phòng UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Võ Kim Cự đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn. Kết luận cho hay: “UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư dự án công viên vĩnh hằng Bắc Sơn Hà Tĩnh, hoan nghênh, khuyến khích Quỹ đầu tư phát triển tỉnh làm đầu mối thu hút các nhà thầu tham gia dự án”.
Tuy nhiên, cần phải xem lại, sự “hoan nghênh” này khi chính dự án đang làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống chính trị xã hội ở xã Bắc Sơn. Và càng cần xem kỹ hơn khi chính quyền cấp địa phương đang bị tê liệt thì vẫn có chỉ đạo cho tiếp tục theo đuổi dự án.
Ông Trần Bá Hoành cho biết: “Cấp xã bây giờ cũng mệt mỏi lắm rồi. Bây giờ việc cần nhất là ổn định tình hình trật tự, những đối tượng quá khích cần phải bắt giữ để có sự giáo dục. Hai nữa, nhà nước cũng cần xem lại dự án này có khả thi hay không”.
Về phía ông Hoành, ông cho biết đã xin lên huyện cho chuyển công tác đi nơi khác, nếu không được chấp thuận thì sẽ xin nghỉ việc.