Bình Tân
Trong cơn lốc tấn công vào bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, tiếp theo việc gán gép vụ Vn Pharma vào bà Bộ trưởng, mấy ngày qua, lũ vượn núi tiếp tục lồng ghép các sự kiện nhỏ lẻ của các bệnh viện nhằm hạ uy tín của bà. Vụ "bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ vì thiếu tiền lót tay" là một ví dụ điển hình, cho dù thực hư như thế nào chưa biết.
Câu chuyện người nhà bệnh nhân vì cay cú điều gì đó mà tố bệnh viện Việt Đức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân do bác sĩ chưa nhận được tiền lót tay được khơi mào bởi báo giới đã tạo ra một làn sóng căm phẫn đối với ngành y.
Thực lòng mà nói, chuyện nhận phong bì ở ngành y là có thật, và nó tồn tại không chỉ trong ngành y, nhưng táng tận lương tâm tới mức không xếp lịch mổ cho bệnh nhân thì tôi không tin.
Ông Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức, cho biết, đúng là có việc gia đình bệnh nhân gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế để phản ánh. Tuy nhiên, sự việc không đúng như vậy. Ông cho biết, bệnh nhân Nguyễn Thị Yến vào BV ngày 25/7 với chẩn đoán: Đau dây thần kinh V. Bệnh nhân được hội chẩn và xếp lịch mổ. Ngày 27/7, nhân viên BV đã liên hệ với gia đình cho biết xếp lịch mổ vào 31/7. Tuy nhiên, gia đình xin hoãn vì lý do sức khỏe và kinh tế.
Đến ngày 4/8, con trai bệnh nhân là Nguyễn Xuân Trường gọi điện vào đường dây nóng của BV và được bác sĩ Đoàn Quang Dũng, trực chuyên khoa Sọ não trả lời, giải thích. Sau khi xin ý kiến trưởng khoa Phẫu thuật Thần kinh II và xếp lịch mổ bổ sung cho gia đình bệnh nhân Yến, BV đã thông báo cho bệnh nhân nhập viện ngày 6/8 để mổ vào ngày 7/8. Tuy nhiên, do thời gian các ca mổ đã có lịch từ trước kéo dài nên bác sĩ Nhân đã thông báo cho gia đình lý do hoãn mổ. Anh Trường không đồng ý nên đã làm đơn thư gửi đến Phòng Kế hoạch tổng hợp với nội dung: “Các y bác sĩ lừa dối, đe dọa anh Trường và bệnh nhân”. BV đã giải thích nhiều lần nhưng anh Trường không đồng ý và làm làm đơn gửi Giám đốc BV, đồng thời gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế ngày 8/8.
Tôi cá rằng, báo chí và người nhà bệnh nhân không thể đưa ra được một bàng chứng nào chưng minh cho suy diễn chủ quan của họ.
Vụ việc khá đơn giản, nhưng bị báo chí mà đứng sau là một thế lực nào đó đẩy lên thành vụ việc nghêm trọng. Để làm gì thì ai cũng biết.
Nói đến phong bì, tôi còn nhớ, hôm 15/11/2012, báo giới đã đột ngột thông tin rằng, bà Bộ trưởng là người phát động phong trào nói không với phong bì trong ngành y tế.
Phản ứng trước thông tin này, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu trước báo giới rằng, "Tôi không phải là tác giả của phong trào nói không với phong bì, cho dù đây là cuộc đấu tranh thiện- ác". Bà Tiến cũng cho biết, cuộc vận động này do Công đoàn ngành y tế phát động trong khi bà đi công tác.
Bộ trưởng Tiến thừa nhận một số biểu hiện của đội ngũ nhân viên y tế: “Thái độ tiếp xúc trực tiếp ban đầu không thân thiện, có lúc cáu gắt, quát mắng”. Giải thích hiện tượng này- theo bà Tiến, đây là về văn hóa, đã tồn tại từ “thời bao cấp”, khi “chúng tôi còn là sinh viên đã chứng kiến cảnh này rồi”. Bà bộ trưởng cũng thừa nhận: “Vấn đề phong bì là hình ảnh khó chấp nhận. Có thì bác sĩ vui vẻ. Không có thì mặt lạnh như tiền”. Hay về vấn đề thầy thuốc nhận hoa hồng của hãng dược để ghi toa thuốc không cần thiết, kê biệt dược đắt tiền, bộ trưởng nói bà “cảm nhận được”, thậm chí tận mắt nhìn thấy cảnh “ người xếp hàng có 50 nghìn đồng trong cuốn sổ sẽ được xếp trước”.
Giọng rưng rưng trước Quốc hội, Bộ trưởng cho rằng: Đây chỉ là “những con sâu làm rầu nồi canh”, bởi thực tế lớn hơn là các bác sĩ rất vất vả, 8 giờ đồng hồ đứng mổ với những “tình huống cân não” trong khi chỉ được bồi dưỡng 25 nghìn đồng. Nhiều đồng nghiệp hy sinh thầm lặng ở trạm y tế, “lúc chết cũng chỉ còn cái ống nghe với tấm áo blue”…
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ Y tế đã ban hành rất nhiều văn bản, quy chế, cuộc vận động, thi thanh lịch, đuổi việc với người bị phát hiện nhận phong bì… Bà kêu gọi: Người nhà bệnh nhân dứt khoát không đưa phong bì. Nơi nào chứng kiến thì “chụp ảnh, ghi âm, ghi tên lại, gửi cho chúng tôi”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét