Thứ Tư, 4 tháng 3, 2020

Hoãn xử vụ Hiệp Khùng

Ong Bắp Cày

Theo lịch dự kiến, hôm nay 4/3/2020 anh Hiệp Khùng sẽ bị đưa ra xét xử tại Toà Ba Đình. Tuy nhiên, thông tin mới nhất cho biết phiên tòa đã bị hoãn. 

Anh Hiệp Khùng là nhân vật chính trong vụ cháy nhà trọ gần cổng gần Bệnh viện Nhi Trung ương hồi năm 2018. Tòa cho rằng anh vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định Điều 313, khoản 2, điểm a và khoản 3, điểm d - Điều 313 Bộ luật Hình sự năm 2015. 

Ai cũng biết anh Hiệp Khùng và các chủ nhà trọ ở đây không nghèo. Có người rất giàu, có máu liều. Họ mua lại các nhà tạm ở đây mà hầu hết là không có giấy tờ hợp pháp với hi vọng sau này nhà nước lấy đất để xây dựng thì được đền bù để kinh doanh nhà trọ.

Vụ này, dù làm 2 người chết oan uổng, thiệt hại gần 2 tỉ, làm ảnh hưởng đến 19 ngôi nhà với 31 hộ dân, khiến chính quyền lao đao. Nhưng không hiểu sao Hiệp Khùng được lều báo bơm thổi lên như ông thánh với tấm lòng từ bi hỉ xả mẫu mực, chuyên cưu mang giúp đỡ người nghèo. Nhưng họ đã nhầm. Hiệp Khùng không hề làm từ thiện. Ngược lại mô hình kinh doanh của anh là siêu lợi nhuận. Mỗi người ở phòng trọ của Hiệp Khùng là 15k/ngày, tính ra 1 tháng anh thu 450k/người; nhưng phòng trọ của anh nhồi nhét tới cả gần trăm người, chưa kể các loại dịch vụ phụ phí linh tinh khác. Do đó mỗi tháng Hiệp Khùng đút túi khoảng 40-50 củ là chuyện quá bình thường. Ấy là còn chưa tính tiền của các thể loại Mạnh Thường Quân, cư dân mạng thừa tiền không biết làm gì nên đóng góp, ủng hộ.

Ở khu trọ này, thông thường 1 phòng diện tích 10m2 cho 2 người thuê thì 1 tháng thu 2 triệu. Hiệp Khùng thì khác, cùng 10m2 đó cho hẳn 5 -10 người thuê. Tiền anh thu tiền khẳm hơn cả phòng trọ bình thường. 

Khởi nghiệp là đâu? Chính là mô hình kinh doanh từ thiện này của anh Hiệp chứ đâu.

Nếu là người kinh doanh nhà trọ, nhà cho thuê 1 cách chân chính thì anh Hiệp phải tuân thủ mọi quy định vệ sinh an toàn cháy nổ, quy định số lượng người ở để đảm bảo an toàn cho khu dân cư... Nhưng Hiệp Khùng không làm. Lẽ ra chính quyền cơ sở phải kiểm tra và đình chỉ việc kinh doanh này lại nhưng họ đã có khuyết điểm. Một trong số các nguyên nhân khiến họ không dẹp là vì sợ dư luận, đặc biệt là báo chí, bởi chỉ cần 01 bài kêu cứu thảm thương của Hiệp Khùng lên mạng thì rất có thể chính quyền cơ sở sẽ nhận đủ gạch đá vì 2 chữ "Từ thiện".

"Từ thiện" từ lâu đã bị lợi dụng làm bình phong cho những toan tính bất chính và các hoạt động lừa đảo khác.

Cũng vụ Hiệp Khùng, nhiều anh chị báo chí nhảy vào viết bài chê trách công an. Họ bịa đặt chuyện "2 thi thể trong vụ cháy gần Bệnh viện Nhi Trung ương: Dân tìm thấy chứ không phải cảnh sát", qua đó rêu rao rằng, công tác khám nghiệm hiện trường có sơ xuất. 

Nếu không hiểu chuyện, thì cả xã hội đã nhảy vào chửi công an sml, vì đã không phát hiện được 2 thi thể này trong khi khám nghiệm. Từ đó suy ra một phần của hiện trường đã không được khám nghiệm.

Thực tế là người ta đã tổ chức khám nghiệm hiện trường theo phương pháp chia khu vực kết hợp với phương pháp cuốn chiếu. Quá trình khám nghiệm dù chưa xong, chưa tới khu vực có 2 thi thể, thì người dân đã vượt qua lớp bảo vệ vòng ngoài, xông vào hiện trường (khu vực chưa khám tới) để nhặt đồ đạc và hoảng loạn khi phát hiện 2 thi thể chết cháy. Câu chuyện chỉ có thế, nhưng đám điếm bút đã thổi phồng lên đẩy câu chuyện đi xa theo hướng khác.

Chả ở đâu trên thế giới như ta, chuyện chuyên môn của cơ quan điều tra luôn bị phóng đại và một tên tội phạm lại có thể biến thành thánh nhân chỉ bằng ngòi bút.

Hôm nay phiên tòa đã bị hoãn, và anh Hiệp Khùng sẽ phải tiếp tục chờ đợi thêm để lên thớt. Một khóa chăn kiến đếm sao tầm 5 đến 7 năm theo khung hình phạt với một vụ cháy làm 2 người chết là kết quả được dự báo.

Đài Hàn Quốc xin lỗi vì chê khu cách ly của Việt Nam

(NLĐO) – Đài YTN News của Hàn Quốc đã đăng tải thông báo xin lỗi về việc đưa tin người Hàn tại TP Đà Nẵng – Việt Nam chê khu cách ly dịch bệnh Covid-19 “nghèo nàn và thức ăn ít ỏi”.

Thông báo bằng cả tiếng Việt lẫn tiếng Hàn được đăng tải trên trang web chính thức của đài YTN News. Dưới đây là toàn bộ nội dung thông báo bằng tiếng Việt:

"Xin Thông báo

YTN đã đưa tin về sự việc người Hàn Quốc tại Đà Nẵng Việt Nam bị cách ly rồi về nước vì những biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 cũng như phỏng vấn những người Hàn Quốc từng bị cách ly.

YTN đã liên tục đưa những tin này vì sự trở về an toàn của công dân Hàn Quốc. Việc truyền đạt suy nghĩ của những cá nhân đã trực tiếp trải qua việc bị cách ly mà họ không ngờ tới, cùng với nghĩa vụ của một cơ quan ngôn luận, chúng tôi nghĩ rằng phải truyền đạt toàn bộ nội dung phỏng vấn liên quan, không thêm không bớt.

Chúng tôi lấy làm tiếc vì trong quá trình phát sóng cả một phần thể hiện và sự bất mãn cảm tính trong những nội dung phỏng vấn về đồ ăn được cung cấp và tình hình cách ly.

Thông báo bằng tiếng Việt trên trang web của YTN News. Ảnh chụp màn hình

Chúng tôi chỉ định truyền đạt nguyên si lập trường của những cá nhân bị cách ly tại bệnh viện Việt Nam chứ không hề có ý định hạ thấp hay coi thường văn hóa đặc trưng của Việt Nam.

Sau này, YTN sẽ trung thực trong vai trò truyền đạt tiếng nói tại hiện trường và bảo vệ an toàn cho công dân Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng sẽ thận trọng hơn trong cách truyền đạt để không gây hiểu lầm do khác biệt văn hóa trong quá trình truyền lại phát ngôn của người được phỏng vấn."

Trước đó, đoạn phóng sự của đài YTN News với nội dung chê bai khâu cách ly, chỉ trích cơ quan chức năng Đà Nẵng "tịch thu hộ chiếu" cũng như kêu gọi "giải cứu" vì cho các du khách Hàn dùng thức ăn của "người nghèo' (bánh mì và phần cơm Hàn Quốc) đã gây ấn tượng mạnh với cư dân mạng Hàn Quốc.

Ngoài ra, liên quan tới vụ việc 20 du khách Daegu đến Đà Nẵng và hai người trong số họ chỉ trích cơ quan chức năng Việt Nam, một vlogger Hàn Quốc đã thực hiện đoạn video phân tích vụ việc và cúi đầu xin lỗi.

Vlogger này là Oh Se Jong (tên tiếng Anh là Johnny Oh) đã đăng tải đoạn video "Tôi vô cùng xin lỗi #ApologizeToVietnam". Đoạn video dài hơn 10 phút, được trình bày bằng tiếng Hàn và ghép phụ đề tiếng Việt.


Oh Se Jong cúi đầu xin lỗi. Ảnh: TwitterPhạm Nghĩa (Theo YTN News)

Tình hình phòng chống Covid-19 tại Hà Nội

Khoai@

Tin mừng là Hà Nội đã hoàn thành kiểm định, bàn giao hơn 126 nghìn chiếc khẩu trang phục vụ phòng dịch Covid-19. Đây là thông tin được phát đi từ cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng dịch Covid-19 TP Hà Nội diễn ra chiều này 4/3/2020.

Thông tin từ Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức  (ảnh bên) cho hay, tính đến 15 giờ ngày 4/3 tại Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19. Có 98 trường hợp nghi nhiễm Covid-19, tất cả đều có xét nghiệm âm tính; 581 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đều có sức khỏe bình thường và kết thúc giám sát y tế.

Đại diện Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở Y tế tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh qua Cảng hàng không Sân bay quốc tế Nội Bài và tại cộng đồng nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Áp dụng khai báo y tế đối với tất cả khách nhập cảnh đến từ hoặc đi qua Hàn Quốc, Ý và Iran. Đồng thời, tiến hành điều tra, khoanh vùng xử lý triệt để tại nhà bệnh nhân và các khu vực liên quan của trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; lập danh sách theo dõi sức khỏe của 581 người tiếp xúc gần.

Bên cạnh đó, Sở y tế cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát cách ly y tế và theo dõi sức khoẻ tại cộng đồng 5.470 trường hợp do có tiền sử đi từ hoặc đi qua vùng dịch về. Cho đến thời điểm này, còn 2.037 người phải tiếp tục cách ly theo dõi sức khỏe; có 3.433 trường hợp hết thời gian cách ly; đang cách ly tập trung cho 79 trường hợp đi về từ vùng có dịch tại bệnh viện CATP.

Mới nhất, Hà Nội tổ chức cách ly tập trung tại các khu vực của Bộ tư lệnh Thủ đô cho 2.234 trường hợp người đi về từ vùng dịch của Hàn Quốc. Trong quá trình cách ly có 19 trường hợp có biểu hiện sốt, ho hoặc các vấn đề sức khỏe khác đã được phát hiện, lấy mẫu xét nghiệm và chuyển 19 người vào cách ly điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương, Bệnh viện Đống Đa; Bệnh viện Đức Giang và Bệnh viện Thạch Thất. Tất cả các trường hợp trên đều đã có xét nghiệm âm tính.

Sở Y tế cũng đã tổ chức lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ các đối tượng hiện đang có mặt tại khu cách ly và đã tố chức xét nghiệm được 328 mẫu. Tất cả đều cho kết quả âm tính.

Phối hợp với Sở Y tế, Công an TP Hà Nội cũng vào cuộc chung tay phòng dịch Covid-19. Theo đó, CATP đã ban hành văn bản chỉ đạo Công an các đơn vị, quận, huyện, thị xã tập trung rà soát, lên danh sách tất cả các trường hợp là người nước ngoài, công dân Việt Nam có lịch sử di chuyển đến từ hoặc qua vùng dịch nhập cảnh vào Hà Nội. Chủ động rà soát, nắm tình hình các trường hợp có liên quan đến tổ chức Tân Thiên Địa liên quan đến Hàn Quốc trên địa TP. 

Kết quả ra sát tính đến hết ngày 4/3, trên địa bàn TP có 20.865 người Hàn Quốc; 7.386 người Nhật Bản; 2.382 người Trung Quốc; 1.994 người Mỹ; 1.758 người Pháp; 1.084 người Đức; 406 người Thái Lan; 295 người Ý; 275 người Singapore; 46 người Hồng Kong; 27 người Iran.

Báo cáo của các quận, huyện, thị xã cho thấy: Hiện nay số người đến hoặc đi qua Hàn Quốc nhập cảnh vào Hà Nội trong vòng 14 ngày là 2.379 người, trong đó từ khu vực Daegu là 38 người (21 người Việt Nam và 17 người Hàn Quốc); từ khu vực Bắc Gyeongsang là 19 người (11 người Việt Nam và 8 ngươi Hàn Quốc).

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2020

Năm người Việt mất tích trong vụ cháy ở đảo Jeju của Hàn Quốc

Một tàu đánh cá chở 8 thủy thủ, gồm 3 người Hàn Quốc và 5 người Việt Nam, đã bốc cháy ở vùng biển ngoài khơi đảo Jeju ở miền Nam Hàn Quốc, khiến 6 thuyền viên mất tích.

Đảo Jeju ở miền Nam Hàn Quốc. (Nguồn: Republic of Korea/Flickr)

Theo Yonhap, Lực lượng Bảo vệ bờ biển Hàn Quốc thông báo, ngày 4/3, một tàu đánh cá chở 8 thủy thủ, gồm 3 người Hàn Quốc và 5 người Việt Nam, đã bốc cháy ở vùng biển ngoài khơi đảo Jeju ở miền Nam Hàn Quốc, khiến 6 thuyền viên mất tích.

Theo lực lượng cảnh sát biển, con tàu tải trọng 29 tấn đã bốc cháy vào khoảng 3 giờ 18 phút (giờ địa phương) tại vùng biển cách đảo Udo gần Jeju khoảng 74km về phía Đông Nam.

Tới nay đã có 2 người Hàn Quốc được cứu thoát, trong khi công tác tìm kiếm vẫn đang được thực hiện.

Theo Lực lượng Bảo vệ bờ biển, điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã cản trở các nỗ lực dập tắt đám cháy và tìm kiếm thủy thủ đoàn./.

(Vietnam+)

Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn

Việt Nam là điểm đến an toàn

ANTD.VN - Việc Việt Nam không để xảy ra trường hợp nhiễm mới nào dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra trong 20 ngày qua, đặc biệt là chữa khỏi tất cả 16 ca nhiễm Covid-19, đã khẳng định dải đất hình chữ S này là một điểm đến an toàn cho cả du khách và giới đầu tư quốc tế.

Lượng khách châu Âu đến Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm ngoái đã khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn

Thắng trận đầu trong cuộc chiến chống Covid-19

Cho dù điểm khởi phát của dịch Covid-19 là Trung Quốc đã có dấu hiệu hạ nhiệt khi số người nhiễm mới và tử vong đang có chiều hướng giảm, song diễn biến của dịch bệnh nguy hiểm này trên cả thế giới vẫn phức tạp, khó lường. Tính tới chiều ngày 3-3, dịch Covid-19 đã lây lan ra 76 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với 90.918 người nhiễm (trong đó có 10.788 người ngoài Trung Quốc lục địa) và 3.118 người tử vong (trong đó Trung Quốc có 2.944 người tử vong). 

Điều đáng nói là số người nhiễm Covid-19 mỗi ngày bên ngoài lục địa Trung Quốc hiện đã nhiều hơn tại tâm dịch Trung Quốc. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết số ca nhiễm Covid-19 mới ngoài Trung Quốc đã cao gấp gần 9 lần số trường hợp mới được phát hiện tại Trung Quốc lục địa trong ngày 2-3.

Thông tin như vậy để thấy rằng việc Việt Nam không để xảy ra ca nhiễm Covid-19 nào suốt 20 ngày qua, trong đó đã chữa khỏi cho toàn bộ 16 ca nhiễm, là một thành tích ban đầu rất ấn tương cho dù là quốc gia bị ảnh hưởng sớm do có đường biên giới trên bộ dài hàng nghìn km cùng với giao lưu hàng không, đường thủy với Trung Quốc và giao lưu khá tấp nập với hàng trăm chuyến bay mỗi tuần với Hàn Quốc, quốc gia có số người nhiễm cao nhất trên thế giới ngoài Trung Quốc.

Việc không để dịch Covid-19 lây lan rộng là kết quả của những nỗ lực cao độ với các biện pháp mạnh mẽ và đúng đắn của Việt Nam. Với quan điểm chỉ đạo xuyên suốt “Chống dịch như chống giặc”, toàn bộ hệ thống chính trị của nước ta đã vào cuộc ngay khi ca dịch bệnh Covid-19 đầu tiên được phát hiện với những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ.

Sau khi phát hiện những trường hợp nhiễm virus Corona chủng mới đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngày 1-2 đã chính thức công bố dịch Covid-19 tại nước ta. Tiếp đó, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Thủ tướng Chính phủ đã liên tiếp có những công văn, chỉ thị, công điện về việc phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. 

Cùng với đó là sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của toàn hệ thống chính trị, các cấp, ngành, lực lượng vũ trang và người dân cả nước đã chung sức đồng lòng, đoàn kết thành một khối chống chọi với dịch bệnh Covid-19 trên tinh thần “Chống dịch như chống giặc”. Các bộ, ngành và địa phương cũng đã ban hành những văn bản, kế hoạch hành động cụ thể để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm.

Thực tế chống dịch Covid-19 thời gian qua minh chứng, việc xử lý dịch bệnh của Việt Nam đến nay đã đạt được những kết quả rất tích cực mà theo như đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là “nếu chống dịch Covid-19 như một cuộc chiến thì chúng ta đã thắng trận mở màn”. Kết quả chống dịch Covid-19 của Việt Nam được thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá, Việt Nam đã xử lý dịch Covid-19 rất tốt. 

Quảng bá điểm đến an toàn, thân thiện

Tất nhiên, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến rất phức tạp, khó lường và chúng ta cũng xác định thành quả cho tới lúc này mới chỉ là “chiến thắng trận đầu” và cuộc chiến này còn gam go đòi hỏi phải tiếp tục duy trì quyết tâm cũng như hành động mạnh mẽ chống dịch theo quan điểm xuyên suốt “Chống dịch như chống giặc”. Song, không thể phủ nhận Việt Nam đã đạt được những thành quả trong việc bảo vệ sức khỏe, cuộc sống của người dân, sự ổn định kinh tế-xã hội của đất nước.

Việc phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả đã mang lại sự tin tưởng, an tâm cho cộng đồng quốc tế, trong đó có các khách du lịch và nhà đầu tư, rằng Việt Nam là một Điểm đến An toàn. Thông tin từ Tổng cục Thống kê ngày 29-2 cho thấy, dù tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm 2019, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm 2020, khách quốc tế đến nước ta vẫn đạt hơn 3,23 triệu lượt người, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm trước.

Dù lượng khách đến Việt Nam từ Trung Quốc giảm khá mạnh 5,8% trong 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước, nhưng khách đến từ nhiều thị trường quan trọng vẫn có sự tăng trưởng. Trong đó, khách Nhật Bản tăng 8%, Đài Loan (Trung Quốc) tăng 19,9%, Thái Lan tăng 34,5%... Đáng kể là lượng khách đến từ châu Âu trong 2 tháng qua ước tính tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2019, trong đó, khách Nga tăng 17,7%; Vương quốc Anh tăng 5%; Pháp tăng 4%; Đức tăng 0,6%, châu Phi tăng 17,7%…

Du lịch là ngành dịch vụ tổng hợp, phục vụ con người và là ngành đầu tiên chịu tác động mạnh do dịch Covid-19. Bên cạnh đã hành động mạnh mẽ để khẳng định Việt Nam là điểm đến an toàn, ngành du lịch cũng đã chủ động, khẩn trương triển khai các kế hoạch ứng phó, khắc phục hậu quả của dịch bệnh cũng như các biện pháp quảng bá, xúc tiến du lịch. 

Tổng cục Du lịch có thư ngỏ bằng 6 thứ tiếng gửi đến bạn bè quốc tế, các quốc gia, đối tác của ngành du lịch Việt Nam để vừa thông báo kịp thời tình hình dịch cũng như hoạt động phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo an toàn cho du khách… Tổng cục Du lịch cũng ký kết với các hãng hàng không trong nước nhằm hỗ trợ, giảm thiểu thiệt hại của du khách khi thay đổi hoặc hủy chuyến bay trong thời gian dịch bệnh. 

Đặc biệt, ngành du lịch cũng tiến hành quảng bá xúc tiến, giới thiệu Việt Nam là điểm đến an toàn, thân thiện đến bạn bè quốc tế. Tổng cục Du lịch đang hoàn thiện các tiêu chí về du lịch Việt Nam an toàn; đưa thông điệp du lịch Việt Nam an toàn ra thế giới, trong đó đặc biệt quan tâm tới an toàn của du khách, hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành, điểm đến, cơ sở dịch vụ lưu trú... góp phần vừa chống dịch, vừa phục hồi ngành du lịch.

Bác sĩ Israel Rafi Kot xin lỗi Bộ Y tế Việt Nam

(PLVN) - Chiều 2/3, bác sỹ Rafi Kot gửi lời xin lỗi chân thành đến Bộ Y Tế về những thông tin trong bài “What Israel Can Learn From Vietnam on How to Beat the Coronavirus” đăng trên báo Haaretz của Israel ngày 28/2/2020.

Bài báo có đoạn đề cập bác sĩ Rafi Kot - người đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam - có tham gia tư vấn cho Chính phủ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Được biết, Bộ Y tế ngay sau đó phủ nhận thông tin này, đồng thời khẳng định chỉ tham vấn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Dự phòng và kiểm soát dịch bệnh của Hoa Kỳ (US CDC). Đây là hai tổ chức có hơn 120 chuyên gia làm việc tại Việt Nam từ nhiều năm, thường xuyên và liên tục phối hợp chặt chẽ, chia sẻ thông tin trong quá trình phòng, chống dịch Covid-19.

Liên quan đến việc bài báo đưa thông tin sai lệch, bác sĩ Kot đã báo cáo giải trình gửi đến Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ Y tế.

Ông viết:"Bài phỏng vấn được thực hiện qua điện thoại bằng tiếng Do Thái và Israel về Việt Nam (trong điều kiện đường truyền không được ổn định). Dẫn đến việc tiếp nhận thông tin không chính xác, một vài thông tin trong nội dung đã được đăng tải".

Bài báo đưa thông tin sai lệch (ảnh: VTC) 

Ông khẳng định những thông tin sai trong bài phỏng vấn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Ông đã liên lạc với nhà báo thực hiện bài phỏng vấn và yêu cầu điều chỉnh vào ngày 1/3.

Bác sỹ Kot cũng khẳng định chưa bao giờ phát biểu mình tham gia tư vấn cho các cơ quan chức năng tại Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19.

Bác sỹ Kot cũng bày tỏ sự tôn trọng và đánh giá cao các phương án phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế, ông nói tuyệt đối chưa làm ngược lại với chỉ đạo của cơ quan ban ngành hoặc ra bất cứ quyết định nào trong công tác phòng chống dịch. Và ông cũng cho rằng các quốc gia khác nên học hỏi cách Việt Nam phòng chống dịch Covid-19.

"Bộ Y tế đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch và tôi tin chắc rằng không chỉ Việt Nam mà các nước khác nên học hỏi cách Việt Nam phòng chống dịch Corona và có kết quả mà Việt Nam đã đạt được", ông viết.

Hiện tại, toàn bộ nội dung sai lệch trong bài báo đã được chỉnh sửa, loại bỏ.

CHOÁNG NẶNG: Hai chủ chăn Mỹ bị bắt gặp 'THỔI KÈN' thổi kèn cho nhau trong xe hơi giữa ban ngày

Hai chủ chăn ở Chicago Mỹ đã bị cảnh sát thó cổ sau khi bị bắt quả tang đang thực hiện hành vi "thổi kèn" cho nhau trong một chiếc xe hơi đậu trên con phố Miami Beach giữa ban ngày ban mặt.

Diego Berrio, 39 tuổi và Edwin Cortez, 30 tuổi, đều bị buộc tội có hành vi dâm đãng (lewd) và biến thái (lascivious)

Cortez kẻ đã tuột quần, phơi cu ra ngoài cũng bị buộc tội lõa lồ, bệnh hoạn.

Diego Berrio, 39 tuổi, (trái) và Edwin Cortez, 30 tuổi, (phải) cả hai đã bị cảnh sát thó cổ vì hành vi dâm đãng và biến thái sau khi bị bắt gặp thổi kèn cho nhau trong xe hơi ở Miami.

Một người đi đường đã báo cảnh sát, sau khi phát hiện hai người đàn ông đang quan hệ tình dục bằng miệng bên trong chiếc xe Volkswagen được thuê. Cuộc thác loạn của 2 gã đực khoác áo chăn kito diễn ra vào lúc 3h20 chiều ngày thứ Hai.

Giới chức cho biết cửa xe trong suốt khiến hai gã đực trở nên lõa lồ và bị phơi bày trước công chúng trên con phố đông người.

Cảnh sát Miami Beach cho biết, lúc họ đến nơi thì hành vi thác loạn của 2 tên đực vẫn đang diễn ra, theo đài CBS Miami.

Cảnh sát kể lại rằng khi đến nơi thì thấy Berrio đang ngồi ở ghế hành khách "thổi kèn" cho Cortez lúc đó đang ngồi ở ghế lái.

Người đi đường đã báo cảnh sát sau khi bắt gặp 2 gã đực “thổi kèn” trong chiếc Volkswagen màu đen được thuê vào khoảng 3.20pm trên phố Miami Beach

Hai gã đực thác loạn đến độ quên cả trời đất, nên lúc cảnh sát đến cả 2 tên đều không hay biết gì.

"Chúng tôi bắt gặp 2 gã đực đang quan hệ tình dục", phát ngôn viên cảnh sát Miami Beach Ernesto Rodriguez cho biết.

"Cảnh sát phải đập vào cửa xe để thu hút sự chú ý của 2 gã"

Cả Cortez và Berrio cùng ngụ tại tòa giám mục San Juan Diego bang Chicago Mỹ. Cảnh sát đã thó cổ cả 2 tên mà không gặp sự cố nào, dù chúng đều tự xưng với cảnh sát là chủ chăn kito.

Cảnh sát cho biết anh ta bắt gặp Berrio (trong hình), ngồi ở nghế hành khách và “thổi kèn” cho Cortez lúc đó đang ngồi ở ghế lái.

"Nghề nghiệp của họ chẳng là cái thá gì," Rodriguez nói sau vụ bắt giữ.

"Vấn đề là chúng làm điều đó giữa ban ngày ban mặt, trước mắt bàn dân thiên hạ và bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể nhìn thấy"

"Có đủ thời gian và địa điểm cho mọi thứ và chắc chắn đây không phải là nơi và lúc để họ làm việc đó"

Berrio phải đóng phí bảo lãnh $250 còn Cortez thì $1500. Tức là nhạc công "thổi kèn" bị đóng phạt ít hơn nghệ nhân cung cấp "kèn".

Cortez và Berrio, cả hai đều ngụ tại tòa giám mục San Juan Diego ở Chicago và đều bị bắt mà không có sự chống đối nào. Hai tên đều tự nhận là chủ chăn kito khi gặp cảnh sát.

Tổng giáo phận Chicago từ chối bình luận và cho biết vấn đề đang được điều tra.


Bộ công an xin lỗi công khai 2 doanh nhân bị bắt tạm giam trái pháp luật


Điều tra vụ án liên quan đến băng nhóm Năm Cam, công an bắt giam 2 thành viên trong ban giám đốc của Công ty Hưng Thịnh. Tuy nhiên việc bắt giam này được xác định trái pháp luật.

Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có giấy mời gửi công an các tỉnh Bình Dương, Tiền Giang cùng các đơn vị và cá nhân liên quan dự buổi xin lỗi công khai đối với 2 doanh nhân ở Bình Dương bị bắt giam trái pháp luật.

Theo đó, cơ quan này sẽ tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Bùi Mạnh Lân (63 tuổi, cựu Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP TM-SX-XD Hưng Thịnh) và ông Phạm Văn Hướng (66 tuổi, cựu Phó giám đốc công ty) về việc bị khởi tố, bắt tạm giam trái pháp luật vào ngày 5/3 tới tại KCN Đồng An (Bình Dương).

Ông Bùi Mạnh Lân (áo xanh).

Ông Bùi Mạnh Lân bị tạm giam không có lệnh hợp pháp tổng cộng 41 ngày, từ ngày 7/5/2003 đến ngày 11/6/2003 và từ ngày 28/7/2003 đến ngày 1/9/2003. Ông Phạm Văn Hướng bị tạm giam không có lệnh hợp pháp trong 63 ngày, từ ngày 7/5/2003 đến ngày 7/7/2003.

2 doanh nhân này bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố vụ án, bắt tạm giam để điều tra về tội Gây rối trật tự công cộng.

Theo hồ sơ vụ án, tháng 4/2003, Công an tỉnh Tiền Giang khởi tố vụ án Gây rối trật tự công cộng tại Công ty Gas Bình Dương (trụ sở tại KCN Đồng An, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) do Công ty cổ phần Hưng Thịnh làm chủ đầu tư xảy ra vào tháng 9/2000.

Ngày 29/4/2003, ông Bùi Mạnh Lân và ông Phạm Văn Hướng bị Bộ Công an phối hợp với Công an TP.HCM và Công an tỉnh Tiền Giang thi hành lệnh bắt để điều tra.

Sau khi triệt phá băng nhóm tội phạm Năm Cam, Ban chuyên án đã lật lại vụ án này để điều tra.

Qua lời khai của những người bị bắt giữ, công an xác định ông Lân và ông Hướng đã bàn bạc, thống nhất thuê người đến Công ty Gas Bình Dương gây rối.

Theo nội dung vụ án này, vào tháng 9/2003, do có mâu thuẫn trong quá trình hợp tác làm ăn, ông Lân và ông Hướng cùng một số người khác thuê người trong băng nhóm của Năm Cam đến quậy phá, uy hiếp giám đốc và công nhân của Công ty Gas Bình Dương.

Ngày 29/4/2003, ông Bùi Mạnh Lân và Phạm Văn Hướng bị cơ quan điều tra bắt giam để điều tra về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Liên quan đến vụ việc, năm 2005, hai ông Lân - Hướng đã gửi đơn đến VKSND Tối cao tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra vụ án của một số cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang.

Qua xác minh, ngày 7/6/2011, Cục điều tra hình sự VKSND Tối cao đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can đối với 3 cán bộ Công an tỉnh Tiền Giang gồm Ngô Thanh Phong (nguyên Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ), Nguyễn Văn Nên (nguyên Trưởng công an huyện Châu Thành) và Phan Văn Út (nguyên Đội trưởng đội tham mưu tổng hợp cơ quan cảnh sát điều tra) do có nhiều sai phạm nghiêm trọng trong hoạt động tố tụng dẫn đến việc bắt, giam giữ người trái pháp luật xảy ra tại Bình Dương.