Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

EM CÔ ĐƠN VÌ EM CÒN CHỜ ĐỢI MỘT NGƯỜI


Không phải em quyến luyến cuộc đời độc thân, mà bởi em đã trót dành hết tình cảm cho duy nhất một người ở sâu trong lòng. Vì người ấy, em cam tâm tình nguyện một mình bước qua cuộc sống.

Giữa màn đêm của đô thị ồn ào náo nhiệt, có đôi lúc ta bắt gặp một cô nàng tản bộ trên phố, một mình với chiếc headphone hoặc chẳng gì cả. Ánh đèn đường vàng vọt rọi bóng em đổ dài trên mặt đất và đó là người bạn đồng hành duy nhất của em. Em đã quá quen với dư vị này, một mình len lỏi khắp các ngóc ngách của thành phố, bồi hồi nghĩ ngợi những chuyện vẩn vơ và rời rạc. Kỳ thực, em cũng biết cô đơn, cũng cảm thấy không vui khi chứng kiến người ta có đôi có cặp nắm tay lướt qua trước mắt. Nhưng, em không ngại điều đó, bởi em sẵn sàng dùng cả cuộc đời để chờ đợi một người, vì người ấy mà nhẫn nại làm bạn với nỗi cô đơn.

Em độc thân, đơn giản là bởi em còn vương vấn một người, một người mà em muốn chờ đợi và cảm thấy nên chờ đợi. Nếu chẳng thể nên duyên đôi lứa với con người ấy, em chẳng thà tiếp tục trong tay với nỗi cô đơn, vai kề vai bên niềm cô độc.

Em độc thân, không phải vì em không theo đuổi hạnh phúc trong tình yêu, cũng không phải vì em thiếu đi những rung động về giới tính. Em lựa chọn cuộc sống một mình vì một người duy nhất ấy. Em cứ nghĩ, chỉ cần kiên nhẫn đợi chờ và chịu đựng sự giày vò của nỗi cô đơn, sẽ có một ngày, em nhận lại được tấm chân tình của người ta. Những tủi thân của lúc này với em chỉ là làn mây thoáng qua, trong phút chốc sẽ tan vào không khí.

Em độc thân, không phải vì xung quanh em không có ai yêu thương theo đuổi. Em chối từ họ, vạch rõ ranh giới với họ ngay khi nhận ra những dấu hiệu tình ái đầu tiên. Em không muốn tùy tiện mượn một mối tình không cảm xúc để kết thúc cuộc sống đơn chiếc của mình. Vì anh, cho dù đánh mất bao nhiêu mối quan hệ, để vụt mất bao nhiêu người tốt với mình, em cũng không hối tiếc.

Em độc thân, bởi em quá bướng bỉnh cố chấp. Em ao ước anh thấu hiểu tâm ý của em, đón nhận em và đồng ý ở lại bên em. Trong lòng em hiện hữu một niềm tin, rằng tình yêu khiến em chờ đợi mới là tình yêu chân thành và đáng quý. Thứ tình yêu như thế đã trải qua bao cuộc bể dâu và muôn trùng cách trở, một khi nắm giữ được nó trong tay, cả đời này, em sẽ không dễ gì buông tay đánh mất.

Phong Kiều

CỘNG ĐỒNG MẠNG VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG ĐÓNG CỬA RFA

Dư luận viên


Trong mắt cộng động mạng Việt Nam, Đài Á Châu tự do – RFA tiếng Việt vốn được biết đến như một kênh truyền thông lá cải. Thứ tự do mà RFA luôn rao rảng là thứ tự do chửi bới, xúc phạm, bôi nhọ, vu khống công dân Việt Nam. Thứ dân chủ mà RFA luôn ca ngợi là thứ dân chủ một chiều theo “quan điểm” của RFA. Có nghĩa nếu muốn được đối xử công bằng và dân chủ trên RFA bạn nên thực hiện theo ý đồ của họ và khi đạt được sự “dân chủ” kiểu RFA rồi, bạn sẽ được tiến thêm một bậc trong cái quy trình tự do – dân chủ. Dưới sự bảo trợ và phát tán của RFA, bạn có thể xúc phạm hay vu khống bất cứ công dân Việt Nam nào mà bạn ghét và nếu công dân đó không theo “quan điểm” của đài thì đương nhiên, bài viết của bạn sẽ được gắn mác “không mang tư tưởng của RFA”. Với tác phong làm việc rất “lá cải” này, bất kỳ công dân Việt Nam nào cũng có thể là nhân vật chính trong những bài viết xuyên tạc, chửi bới thậm chí là bôi nhọ được gắn mác“Không mang quan điểm của RFA”.

Tự giới thiệu rằng mình “không đả phá bất kỳ chính phủ nào” nhưng phương châm làm việc của RFA tiếng Việt là truyền bá những tin tức hành lang không cần qua kiểm chứng và những thông tin sai lệch, những “sự thật” được phóng đại nhằm xuyên tạc tình hình Việt Nam. Và RFA cũng thực hiện rất “triệt để” tôn chỉ “không đả phá cá nhân” bằng những bài viết xúc phạm, bôi nhọ, vu khống công dân Việt Nam núp danh “bạn đọc viết” - một phương pháp hết sức “tự do – dân chủ”. Để rồi cho đến khi nạn nhân lên tiếng, không một lời đính chính hay giải thích, RFA im thin thít và xóa mất tăm hòng phủ nhận trách nhiệm. Quá bức xúc trước hành động này, ngày khi vừa mới được phát động, cuộc vận động đóng cửa đài RFA tiếng Việt được nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng mạng Việt Nam. Cùng xem họ đã nói gì về RFA:

“Đài RFA đang xúc phạm danh dự của công dân và đất nước Việt Nam ngày một nghiêm trọng, nó đang làm cho hình ảnh nước Mỹ trong mắt người Việt Nam ngày càng xấu đi và thậm chí còn đang khơi gợi lòng thù hận của người dân Việt Nam với những gì mà chính phủ Mỹ đã làm trong quá khứ. Vậy nên tôi mong rằng chính phủ Mỹ sẽ xem xét đóng cửa đài RFA trên tinh thần tôn trọng người dân và chính phủ Việt Nam. Đây sẽ là động thái tốt trong việc xây dựng hình ảnh một nước Mỹ luôn tôn trọng nhân quyền và dân chủ của những quốc gia khác.” - Bạn Hàng Vũ Quang nhận định.

Anh Nguyễn Xuân Linh đến từ Hà Tĩnh viết “Việc đài RFA xúc phạm công dân Việt Nam đã làm trái ngược quy tắc truyền thông cũng như chuẩn mực đạo đức và luật pháp quốc tế”.

Chú Trần Nhật Quang không giấu nổi bức xúc “Tôi là nạn nhân của RFA mượn bài viết "Ông Trần Nhật Quang chửi ai ?" đăng ngày 19/02/2014 có nội dung bịa đặt, vu khống và tấn công, xúc phạm nhân phẩm của tôi. Hành động này của RFA là sự thách thức ngang ngược và trắng trợn lương tri của độc giả. Cần đóng cửa đài này để chống lại sự vi phạm nhân quyền của họ.

Là người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc, bạn nghĩ sao trước việc một đài của Mỹ công khai tấn công một công dân Việt Nam đáng kính ? Còn tôi, tôi không thể ngồi yên, chấp nhận những việc này có cơ hội tái diễn! – chị Võ Khánh Linh – một blogger sắc sảo lên tiếng.

Bạn Nguyễn Tuấn Linh thì khẳng định “Danh dự con người là thứ không được phép xâm phạm”.

Bạn Nguyễn Hoàng Nam – một sinh viên trẻ khẳng định: “Tự do và hòa bình là hai thứ mà dân tộc tôi phải đổi bằng máu và nước mắt. Chúng tôi cũng như các vị đều mong muốn một xã hội tự do và dân chủ. Tuy nhiên sự tự do và dân chủ này phải được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn riêng, phù hợp với điều kiện của mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ. Các vị có những vấn đề của mình, chúng tôi cũng vậy. Nếu như chúng tôi không xuyên tạc, không bôi nhọ tình hình đất nước của các vị vậy hà cớ gì các vị lại đài thọ cho một đài chuyên xuyên tạc tình hình đất nước tôi. Khi Việt Nam và Mỹ đã cùng nhau khép lại quá khứ hướng đến tương lai bằng việc hợp tác toàn diện, tôi nghĩ những đài truyền thông thiếu trung thực, thiếu tôn trọng như RFA cần được xóa bỏ”.

Và còn rất nhiều ý kiến khác được gửi đến nhóm vận động thông qua biểu mẫu ký tên:

Chỉ tính đến 20h ngày 04/04 – một ngày sau cuộc phát động, biểu mẫu đã nhận được hơn 300 chữ ký đến từ khắp nơi trên đất nước. Mỗi chữ ký là một ngọn lửa thiêu đốt thứ truyền thông lá cải đã ngang nhiên xúc phạm, vu khống công dân Việt Nam.

Cuối cùng, xin gửi tới bạn đọc câu nói của nhà bác học Einstein “Thế giới sẽ không bị phá hủy bởi những kẻ làm điều ác mà sẽ bị phá hủy bởi những người nhìn thấy chúng mà không hành động gì cả”. Trước việc một cơ quan truyền thông nước ngoài tiếp tay phát tán những luận điệu đả kích, bôi nhọ, xúc phạm công dân Việt Nam, họ đã lên tiếng, còn bạn thì sao ?


-------------------------


Đài RFA Tiếng Việt trực thuộc đài Á Châu Tự do có trụ sở tại bang Washington, Hoa Kỳ, được Tổng thống Bill Clinton lập ra năm 1995 và cấp kinh phí hàng năm từ tiền thuế của nhân dân Mỹ, với mục đích đưa “thông tin trung thực về thế giới tự do” tới các nước Châu Á.

Tuy nhiên trái ngược với tiêu chí nêu ra, đài RFA Tiếng Việt do nhóm người Mỹ gốc Việt điều hành, thường xuyên đưa tin không trung thực, bóp méo tình hình Việt Nam, ngày càng có xu hướng như tờ báo lá cải, xem thường chính bạn đọc của mình.

Đỉnh điểm là vụ ông Trần Nhật Quang, một công nhân ở Thủ đô Hà Nội gửi thư khiếu nại đài RFA Tiếng Việt đã đăng bài báo “Ông Trần Nhật Quang chửi ai” của một tác giả không rõ danh tính phỉ báng và vu khống với câu chuyện bịa đặt rằng ông say rượu, gây náo loạn để bôi nhọ, thóa mạ chỉ vì ông bày tỏ quan điểm không ủng hộ cuộc biểu tình của nhóm nhỏ chuyên gây rối ở Bờ Hồ Chủ nhật hàng tuần. Hành động này đã phạm tội Phỉ báng theo luật pháp Hoa Kỳ, nhưng họ chỉ lẳng lặng gỡ bài, không đường hoàng xin lỗi, không đính chính. Hành động này của một cơ quan truyền thông HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ không những thể hiện rõ sự coi thường thính giả người Việt, luật pháp và nhân quyền một cách ngang ngược, mà còn thể hiện sự xúc phạm tới lòng tự trọng, tự tôn dân tộc của người Việt chúng ta. 

Ông Trần Nhật Quang là một người lao động bình thường ở Việt Nam, không có tiền khởi kiện, thuê luật sư và theo kiện đài RFA Tiếng Việt tại bang Washington ở Hoa Kỳ hầu đòi công bằng cho bản thân, tố cáo đài này ra trước công luận. 


Bởi vậy, chúng tôi - gồm các blogger người Việt - là những người yêu mến, quý trọng ông Trần Nhật Quang đã thành lập nhóm NHÓM VẬN ĐỘNG ĐÓNG CỬA ĐÀI RFA TIẾNG VIỆT tuyên bố: từ ngày 4/4/2014, sau hơn 1 tháng ông Trần Nhật Quang chính thức gửi đơn tới Đài RFA nhưng Đài RFA không thực hiện các yêu cầu của ông Trần Nhật Quang, thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật Mỹ, chúng tôi phát động phong trào ký tên tập thể YÊU CẦU CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA ĐÀI RFA TIẾNG VIỆT, với hi vọng rằng những ông chủ thực sự của đài RFA Tiếng Việt thể hiện trách nhiệm với các thính giả, công dân Việt Nam. Việc làm này còn mong mỏi các công dân Hoa Kỳ yêu chuộng dân chủ, nhân quyền sẽ lên tiếng đòi Chính phủ của họ hành xử đúng pháp luật, trả lại công lý cho người dân Việt Nam.

Chúng tôi xin được cảm ơn tất cả các bạn bè, blogger có lương tâm và trách nhiệm, đã ủng hộ, khích lệ, hỗ trợ chúng tôi và ông Trần Nhật Quang trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sự giúp đỡ hết sức chí tình của báo KBC Hải ngoại. 

Chữ ký được tập hợp tại:

Để tìm hiểu về cuộc vận động, mời tham gia group


Tư liệu tham khảo:
(1) Về cơ sở pháp lý, Xem bài:

(2) Lý do cần vận động:

(3) Bản chất đài RFA

ANH SẼ GÕ CỬA TRÁI TIM EM VÀO MỘT NGÀY NẮNG ĐẸP!


Có ai đó sẽ khiến trái tim em đập nhanh và mạnh, hào hứng nói mà không phải cúi đầu ngượng nghịu, không phải để mắt lơ đễnh xa xôi.

Em là một cô gái dư thừa mơ mộng. Đôi khi, em bần thần ngồi nghĩ đến anh, người tình xa xôi ở một nơi xa xôi nào đó, với những điều thật giản dị, như thế này này:

Có ai đó sẽ ngồi nghe em kể chuyện, sẽ cười cùng em những mẩu thật nhỏ nhoi.

Có ai đó sẽ khiến tim em đập nhanh và mạnh, hào hứng nói mà không phải cúi đầu ngượng nghịu, không phải để mắt lơ đễnh xa xôi.

Có ai đó sẽ đôi lúc bật cười, giữa lặng thinh bất chợt sẽ nắm lấy tay em, và nói rằng "thương em".

Có ai đó chứ? Một ai đó đủ gần trong tầm với của em…

Em thiết nghĩ, tình yêu không phải là những điều quá lớn lao, không nhất thiết phải là thề non hẹn biển, không nhất nhất phải vượt qua ranh giới hay định kiến từ muôn vàn người khác bên ngoài mối quan hệ. Với em, tình yêu là rung động chân phương, là quan tâm chân thành bằng tất cả tấm lòng chân thật. Với em, lý tưởng về tình yêu chỉ đơn giản một lẽ thủy chung.

Giữa cuộc sống quá vội vã này, em nghĩ em sẽ bắt gặp anh ở đâu đó. Hoặc rằng chúng mình cũng đã từng lướt qua nhau, nhưng còn chưa kịp nhận ra nhau. Rồi em cần những khoảng trống thật gần để nghe tim mình lạc nhịp, nhưng quan tâm vụn vặt, những câu chuyện lê thê kéo dài ngày này sang tháng khác. Chuyện yêu thương cũng cứ thế nối dài, thì thật tuyệt đúng không anh?

Giữa những ngày em như chênh chao, đôi lúc quay vội vàng tìm một bàn tay ai nắm lấy, tựa vào một bờ vai ai đó ở gần bên. Nhưng rồi em lại nghĩ, mọi thứ trên đời này, đến nhanh thì cũng ra đi rất vội. Vì lẽ đó, em không cho phép mình xiêu lòng ngang dọc trước một vài lời tán tỉnh đầu môi. Em cũng vì lẽ đó mà mong mỏi anh nhiều hơn, người tình xa xôi của em, đang ở một nơi nào đó rất xa, ít nhất là trong tiềm thức của em.

Thú thật, em chẳng mong mỏi gì nhiều về anh. Cái mà người ta gọi là người tình lý tưởng. Chẳng hạn như vẻ hình thức bên ngoài, công việc, tính tình hay gì gì đó đại loại được gọi là tiêu chuẩn. Em chỉ cần anh xuất hiện, làm em bồi hồi đến xuýt xoa.

Sao anh đến tìm em quá chậm, để lãng phí những ngày son trẻ không còn nhiều?

Hãy hứa với em, vào một ngày nắng đẹp, anh sẽ gõ cửa trái tim em, và nhẹ bước vào nơi ấy, ở lại cùng em mãi mãi, được không anh?

Hạc Xanh

HẸN EM TUỔI 25

25 tuổi, tôi chênh vênh giữa được và mất. Giữa ở và đi.

25 năm cuộc đời, trải qua nhiều mối tình, người tôi chọn dừng chân là anh. Một bến đỗ không quá bình an và phẳng lặng cho một đứa con gái luôn muốn yên bình như tôi. Anh đi, xa biền biệt. Nhớ chông chênh, là những ngày gặp nhau vội vã, những chiều đi làm về có thêm một chiếc xe đi cùng. Là những sáng, những chiều hẹn vội vã, gặp nhau nhìn, nắm tay là hết vòng. Tôi yêu anh, tình yêu chông chênh không phải của tuổi 25.

25 tuổi, một công việc không quá đỗi toàn vẹn nhưng lại quá nhiều người ước ao. 25 tuổi, tay trắng chẳng có gì. Tôi và anh chênh vênh trên lỗi cũ đi về. Có quá nhiều mơ ước chưa làm, có quá nhiều điều chưa thực hiện. 25 tuổi, tôi bất cần và ngông nghênh như cô gái 17, nhiều ước ao và khát khao như con gái 18, nhưng lại quá chất chứa sóng sánh tình của cô gái 20. Quá trẻ cho cái tuổi mà chưa có gì để bắt đầu.

25 tuổi, tôi ước mình có thể đứng vững trên đôi chân mình, ước trong tay có một cơ nghiệp. Quá trẻ và quá nhiều khát khao, nhưng liệu đã già cho một bắt đầu mới? 25 tôi thôi chông chênh chòng chành với cuộc sống này. 25 có đôi lúc tôi ước ao có một gia đình, có một người chồng kề cận, sáng tối đi về. Anh vẫn đi, vẫn về, nhưng có chăng không phải như tôi mơ. Chúng tôi còn quá nhiều thứ cần cố gắng cho một gia đình nhỏ. 25, tôi chưa đủ để cảm thấy mình có thể lo cho cả một gia đình. Quá nhiều trọng trách và trách nhiệm

25, tôi ước một lần mình có thể bùng nổ như tuổi 23,24, như xách balo lên và đi đến những chân trời mơ ước. 25, tôi chông chênh giữa những chọn lựa. 25 tôi phân vân giữa những ngã rẽ cuộc đời. 25 tôi ước mình đã già, nhìn lại quãng đường đã đi hết cuộc đời. Nhưng tôi không còn trẻ để bắt đầu mới, mà quá cũ kỹ để thay đổi cuộc đời. Tôi an bài, rập khuôn theo cuộc sống.

25 tôi chòng chành với những ước mơ...

VIẾT CHO NGƯỜI CŨ


Thật tình, chẳng bao giờ anh nghĩ, có một ngày ta bình thản và dửng dưng gọi nhau là người cũ. Thật tình, cũng chẳng bao giờ anh nghĩ, có lúc qua quán quen, ta bâng quơ nhớ lại những năm tháng yêu người.

Đã bao mùa tình nhân, hai bàn tay vô thức đan vào nhau mà chẳng cần lý trí nhắc nhở. Con đường nhỏ có ánh đèn vàng luôn lấp lánh tiếng cười của em, tiếng trò chuyện của anh. Hàng cây bên đường bao dung chứng kiến tình mình thắm thiết hơn mỗi ngày. Tất cả dịu dàng phản chiếu mình từng hạnh phúc. Và trong mắt những người quen cũ, ai cũng nhớ rằng, ờ thì, hai đứa ấy ngày xưa rất yêu nhau.

Tình yêu nồng đượm, ngọt ngào như đóa hồng đỏ thắm. Nhung nhớ lúc vơi lúc đầy khi đôi lần niềm tin trong nhau hẫng hụt. Sau rồi, bởi thấy tim này vẫn thổn thức nhịp đập vì ai kia nên lại nhen nhóm lên tình yêu như chưa từng vụt tắt. Thoáng chốc, lại líu ríu nắm tay hẹn hò.

Chớp mắt đã trưởng thành, chớp mắt sẽ già đi và chớp mắt lại trở về cát bụi. Đời mình, chớp mắt ta cũng thành quá khứ của nhau. Chúng ta không phải là những người hoàn hảo, thế nên cũng chẳng yêu nhau theo cách hoàn hảo nhất. Có điều, anh chắc rằng, yêu em, anh đã nghĩ nhiều về ngày mai ta có nhau mãi mãi.

Nhiều lần, em cứ ngỡ đi hết con dốc này, mình sẽ đến được nơi bằng phẳng hơn để thong thả mỉm cười với nhau mà không gượng gạo. Em từng cần mẫn gom góp vùng trời yêu thương để anh hồi tỉnh, nhưng mà kẻ đang chuếnh choáng ngả nghiêng đâu thể nhìn thấy những yêu thương lúc ấy đã thành vô nghĩa.

Có phải ta quên hay chưa một lần nhớ mình đã gặp và yêu nhau thế nào nên dễ dàng bỏ lửng hạnh phúc đang chờ trước mặt. Hay rằng, tình yêu đã đến hạn định, nên dù muốn hay không vẫn phải kết thúc theo cách này hay cách khác. Những ngày tháng êm đềm dần dà cũng chẳng còn ý nghĩa khi ta mải miết lo toan bao vướng bận của riêng mình.

Bao năm tháng yêu người, anh nhận ra tình yêu chẳng qua cũng là thứ mà con người ta có thể để dành đâu từ kiếp trước. Yêu nhau bởi duyên số, có nhau bởi duyên phận, giữ mãi duyên phận lại là do mình.

Trái tim anh ngơ ngác khi ai đó vô tình gợi nhớ người xưa. Thấy một bóng hình quen cũng xáo xào tâm trí. Thấy cái cách họ cười mà nhớ nụ cười ấy ngày xưa là của riêng mình. Biết rằng, đâu cần phải khắc khoải về những điều chẳng thể đổi thay, lỗi của ai, hẳn người kia tự biết.

Em sẽ tìm bờ vai khác khi anh lơ đãng gửi gắm bờ vai mình cho một người xa lạ. Khoảnh khắc này rồi sẽ chóng qua, cảm xúc này rồi sẽ nhạt phai như mỗi ngày vẫn trôi qua đều đặn. Cho dù, ta từng là của nhau.

Mỗi ngày, đi qua con đường quen thuộc, phố rộng thênh thang, hun hút hơn cả ngày xưa cũ, chợt thấy như mình đứng đó tự hôm nào. Hai đứa lơ ngơ, ngại ngần trao nhau nụ hôn đầu vụng dại. Giấc mơ của anh mải mê đứt quãng vì hình ảnh em cứ chập chờn như thế.

Lắm lúc, anh vô tình đánh thức những điều đã nguôi ngoai, vin vào cớ người ta của anh bây giờ không giống em của ngày xưa cũ để mỗi đêm khó ngủ lại quấy rầy kỷ niệm. Anh nhẫn tâm quên những lời hứa dở dang, xem như chúng chưa từng tồn tại để bắt đầu hẹn thề những lời thề hẹn mới. Em có mơ hồ giữa hai bờ thương nhớ, những ý niệm cũ mới hoài nghi và rằng ai rồi cũng sẽ có một bến bờ khác cho mình. Chỉ là, mình từng ngỡ, ta là bến đỗ cuối cùng của nhau.

Diệu Ái

TP HỒ CHÍ MINH: CHÁY BÃI XE, THIÊU RỤI HƠN 300 PHƯƠNG TIỆN

Vào hồi 13 giờ 50 phút, ngày 5-4, tại bãi giữ xe máy và ô tô nằm trên đường Cao Lỗ (quận 8, TP Hồ Chí Minh) xảy ra một vụ cháy lớn khiến hơn 300 xe máy và ô tô bị thiêu rụi.

Công tác chữa cháy được thực hiện khẩn trương.

Nhiều người dân địa phương cho biết, thời điểm trên lửa bén từ bãi rác ven đường cạnh bãi giữ xe, sau đó lan nhanh vào bên trong bãi xe có chứa hơn 1.000 phương tiện xe máy và ô tô. Do gió lớn, trong chốc lát, cả bãi xe bị bao trùm bởi khói lửa. Lúc này, hàng trăm xe máy, ô tô, xe ba gác bị cháy phát ra nhiều tiếng nổ cực lớn khiến nhân viên và hàng trăm người dân sống trong khu vực hốt hoảng, tháo chạy ra đường.
Hiện trường vụ cháy.

Ngay sau khi nhận tin cấp báo từ phía người dân, Công an phường, dân phòng đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường chặn các tuyến đường để đảm bảo an toàn cho người dân, lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp và 15 xe cứu hoả của hai Phòng Cảnh sát PCCC quận 8 và quận 1 có mặt tại hiện trường triển khai công tác cứu hộ cứu nạn.

Các lực lượng nhanh chóng chia thành nhiều tốp vừa phun nước, bọt tuyết để làm mát và chữa cháy, vừa di chuyển những phương tiện chưa bị cháy trong bãi xe ra khỏi khu vực nguy hiểm. Đến 15 giờ, ngọn lửa được khống chế, nhưng khói đen vẫn bốc lên âm ỉ. Tại hiện trường, hơn 300 chiếc xe máy, ô tô bị lửa thiêu rụi, mái tôn bị cháy rụi xuống bên dưới. Ứơc tính thiệt hại hơn 3 tỷ đồng.

Tin, ảnh: MINH VIỆT

LẠI CHUYỆN LIỆT SĨ TRỞ VỀ SAU 36 NĂM



Từ phải sang: Ông Nguyễn Đình Dầu bên mẹ, em trai và chị gái. Ảnh: K.N

TP - Nhập ngũ năm 1978, đến năm 1994 ông Nguyễn Đình Dầu (quê Hưng Yên) được công nhận liệt sĩ. Tuy nhiên, sau 36 năm đằng đẵng kể từ khi nhập ngũ, “liệt sĩ” ấy bỗng trở về với gia đình khiến mọi người xúc động, ngỡ ngàng…

Lá thư sau nhiều năm bặt tin

Một ngày tháng 2/2014, gia đình ông Nguyễn Ngọc Anh (trú tại thôn Phương Thông, xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) bỗng nhận được bức thư của một người tại tỉnh An Giang.

Nghĩ thư gửi nhầm cho mình (sai tên đệm, bản thân lại không quen ai tận An Giang) nên ông Anh gửi trả lại cho bưu điện. Vài ngày sau, bức thư lại được chuyển cho ông Anh vì địa chỉ và tên người nhận tại địa phương không còn ai khác ngoài ông.

Hai người chị gái lớn của ông Anh bèn bóc thư đọc, rồi ngẩn người nhìn nhau. Người viết thư ký tên Nguyễn Văn Đương, kể lại chuyện mình đi bộ đội rồi không thể nhớ được địa chỉ gia đình, nay nhờ người giúp đỡ mới hồi tưởng được phần nào và viết thư về nhà. Đương chính là tên thường gọi ở nhà của liệt sĩ Nguyễn Đình Dầu. “Chẳng lẽ cậu Dầu còn sống!?”- hai người chị gái của liệt sĩ cùng bàng hoàng thốt lên.

Dựa theo số điện thoại viết trong thư, bà Nguyễn Thị Nên (chị ông Dầu) lập tức gọi điện và gặp bà Nguyệt, người đã giúp ông Đương gửi bức thư. Cuộc gặp qua điện thoại giữa bà Nên và ông Đương diễn ra. Qua vài câu, linh cảm huyết thống khiến bà Nên có cảm giác đó chính là em trai mình. Trò chuyện một hồi, khi ông Đương nhắc chuyện “nhà mình trước đây có cây táo ở đầu hồi và cái ao nhỏ” thì bà Nên bật khóc: “Đúng là cậu rồi. Về với gia đình đi, cậu ơi!”.

Nhờ sự giúp đỡ của bà Nguyệt, một thời gian sau ông Dầu thu xếp để lên đường về quê. Khi đó, bà Nguyệt đã mua vé ô tô, rồi dặn người lái xe khi nào đến bến xe của tỉnh Thái Bình sẽ có người nhà ông Dầu đón. Hôm đó, dù được báo trước 12 giờ trưa xe mới tới bến, nhưng gia đình ông Dầu đã đến đây từ 7 giờ sáng để đợi. Háo hức chờ, cuối cùng phút gặp lại người thân sau 36 năm đằng đẵng cũng đến.

Khi đó, mặc dù trông ông Dầu gầy còm, đen đúa và gương mặt đờ đẫn - nhưng hết thảy chị em ông đều oà khóc khi nhận ra người thân của mình. Còn bản thân “liệt sĩ”, tuy không nhớ được như người bình thường, nhưng ông cũng láng máng nhận ra người thân.Khi “liệt sĩ” Dầu về nhà, cụ Nguyễn Thị Nụ, nay đã 91 tuổi cũng khóc ngất khi nhận ra con trai. Hai mẹ con - người không còn minh mẫn do tuổi già, người trí nhớ cũng không được bình thường khi trở về - nhưng đều nhận ra nhau. Nắm tay con, cụ Nụ hỏi: “Sao bao năm nay con không về để đến nỗi trở thành liệt sĩ?”.

Mất giấy tờ, mờ trí nhớ?

Bà Nên kể: Năm 1978, dù chưa tốt nghiệp phổ thông, nhưng Nguyễn Đình Dầu (sinh năm 1960) đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Đơn vị anh Dầu huấn luyện tại huyện Khoái Châu (Hưng Yên).

Sắp kết thúc huấn luyện tân binh, vợ chồng tôi đã lên thăm em tại Khoái Châu, sau đó được biết đơn vị của em thuộc quân tình nguyện Việt Nam sang Campuchia giúp nước bạn thoát khỏi nạn diệt chủng.

Từ năm 1979, gia đình bắt đầu không nhận được tin gì của Dầu. Những năm sau, gia đình nhiều lần hỏi tin tức của em nhưng vẫn bặt vô âm tín. Đến năm 1993, em tôi mới có giấy báo tử được xác định là liệt sĩ.

Trưởng Công an xã Nguyễn Văn Luỹ (phải) trao đổi với ông Nguyễn Đình Dầu. Ảnh: K.N

Sau khi ông Dầu trở về, gia đình đã báo cáo sự việc với chính quyền địa phương, nộp lại Bằng Tổ quốc ghi công, các loại giấy tờ liên quan cũng như xin ngừng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với thân nhân liệt sĩ. Địa phương cũng đề nghị ông Dầu thuật lại quá trình chiến đấu và lưu lạc trong những năm qua để có cơ sở giải quyết sự việc.

Qua lời kể chắp nối của ông Dầu, sau quá trình huấn luyện tân binh đơn vị ông hành quân vào Nam rồi sang Campuchia. Ông nhớ đơn vị mình thuộc đại đội 1, tiểu đoàn 207, trung đoàn 152, còn lại không nhớ. Sau khi chiến đấu một thời gian, ông Dầu cùng vài chiến sĩ nữa được điều chuyển sang đại đội 2 của tiểu đoàn. Tuy nhiên, khi những chiến sĩ trên đến được nơi đại đội 2 đóng quân thì đơn vị đã chuyển nơi khác. Họ trở lại đại đội 1 thì đơn vị cũng chuyển đi.