Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

BÀI KHỔNG (#1)

Một trong những chủ thuyết về đàn bà của bạn Khổng bên Tàu Khựa là “Tam tòng”. Có nghĩa, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Thế nên, dưới con mắt của bạn Khổng, đàn bà chỉ là đối tượng bị sở hữu, bị đem mua bán, phải tuân thủ những qui định khắt khe của gia đình và xã hội.

Bạn Khổng đề cao Nhân, Lễ Nghĩa. Nhưng xét quan điểm của bạn về đàn bà nêu trên, lại là Bất Nhân, Bất Lễ và Bất Nghĩa.

Nhớ xưa An-nam có vụ xử án hộ chồng của Bà huyện Thanh Quan về việc một gái đệ đơn xin được ly hôn để lấy chồng khác vì chồng cũ ruồng bỏ, ngược đãi. Bà đã phê rằng:

Phó cho con Nguyễn Thị Đào
Nước trong leo lẻo cắm sào đợi ai?
Chữ rằng: Xuân bất tái lai
Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già!

Mới thấy, tư duy của bạn Khổng về đàn bà chả bằng cạp váy của gái già An-nam. Ấy thế mà cần lao xứ này tôn bạn í lên làm thánh và để đứng trên cả ông bà ông vãi để thờ.

An-nam này không man di mọi rợ mới là lạ.

(@ by Baron, 2014)

Được đăng bởi Bau Trinh Xuan

CÓ MỘT CỤC HÀNG KHÔNG "VÔ DỤNG"

(GDVN) - Tàu ngầm Trường Sa đã được thử nghiệm thành công, còn ước mơ bay lên trời cao có nguy cơ chết yểu vì …Cục hàng không Việt Nam.


Nhân sự kiện chạy thử nghiệm thành công tàu ngầm Trường Sa trong hồ nhân tạo làm nức lòng người hâm mộ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN lại nỗ lực ngăn cản một dự án chế tạo máy bay “Made in Vietnam” từ những năm đầu thế kỷ XXI. Tiến sỹ Trần Đình Bá –Hội Khoa học kinh tế VN đã có bài viết phản ảnh về một việc làm cửa quyền của Cục HKVN phá hỏng dự án quốc gia Chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM 2 có ý nghĩa lớn trong việc tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo, phun thuốc trừ sâu, khảo sát điều tra rừng, giải quyết vấn nạn quốc gia về giao thông vận tải…

Khác với dự án chế tạo Tàu ngầm Trường Sa, Yết Kiêu hay Máy bay trực thăng tự phát của những tư nhân đam mê sáng tạo…, dự án chế tạo Máy bay siêu nhẹ “Made in Vietnam” được Thủ tướng giao nhiệm vụ từ những năm 2003. Vậy mà đất của ta, biển của ta, trời của ta mà máy bay VAM – 2 sơn cờ đỏ sao vàng do các Viện sỹ giáo sư tiến sỹ - chuyên gia hàng không nghiên cứu sản xuất thành công lại không được phép bay đang là một nghịch lý đến mức quyền tự do và lợi ích của quốc gia bị xâm phạm .

Cái lý của Cục Hàng không

Dự án “chào Thiên niên kỷ mới” có từ những năm “mở màn” của “Thiên niên kỷ” thứ 3 và thế kỷ XXI. Tự tay Thủ tướng Phan Văn Khải lúc đó đã ký công văn số 55/TB-VPCP–18/4/2003 giao cho GS.TS -Viện sỹ hàn lâm quốc tế Nguyễn Văn Đạo – chủ tịch hội Cơ học Việt Nam làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu chế tạo máy bay cánh quạt loại nhỏ 2 chỗ ngồi để ngành hàng không VN được bay lên từ đôi cánh của chính mình mang “màu cờ sắc áo”. GS TS Nguyễn Thiện Nhân lúc đó là Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao dự án và cam kết thành phố sẽ hỗ trợ tối đa, huy động các nguồn lực để tham gia đề án này, sẵn sàng ứng trước một phần chi phí trong giai đoạn ban đầu.

Nhóm các nhà khoa học đã cùng với Viện Nghiên cứu và Phát triển công nghệ mới, tập hợp những kỹ sư trẻ của bộ môn hàng không thuộc Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để thiết kế chế tạo máy bay, bắt tay nghiên cứu chế tạo ngay sau khi có chỉ đạo của Thủ tướng.

Dự án được các doanh nghiệp Việt Kiều hưởng ứng nhiệt liệt và tài trợ vì họ có chung dòng máu Lạc Hồng – muốn Việt Nam được “sánh vai với các cường quốc” về công nghệ hàng không. Ông Nguyễn Sang, Giám đốc NT Enterprise Inc và ông Trần Trung Tín Giám đốc Asean Telecom Network đặt nhiều hy vọng vào tính khả thi của đề án mà còn hứa sẵn sàng tiêu thụ các sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn quốc tế, với số lượng đặt hàng đợt đầu tiên là trên 100 chiếc, đồng thời vận động đầu tư cho dự án 5 triệu USD.

Công việc nghiên cứu chế tạo máy bay VAM – 1 sớm hoàn thành, nhưng các thủ tục xin phép bay thử nghiệm VAM-1 kéo dài do sự cửa quyền “xin – cho” từ Cục HKVN nên mãi đến tháng 7/2005 đề tài mới nghiệm thu đợt 1, và đến 12/2005 mới bắt đầu được bay thử nghiệm.

Chờ “dài cổ” để được cấp phép, vậy mà việc kéo máy bay ra chạy thử kỹ thuật tại sân bay Phước Long – Bình Phước phải hoãn vì đơn vị quản lý sân đã cho thuê mặt sân để phơi nông sản chưa kịp thu hồi.
Ngày 8/12/2005, chiếc VAM-1 do phi công Phạm Duy Long lái cất cánh tại sân bay Long Thành đã bay thủ nghiệm thành công - Ảnh: Lê Trọng Sành


Mãi tới 18/12/2005 máy bay VAM-1 sơn cờ VN do phi công Phạm Duy Long lái đã cất cánh thành công tại sân bay Nước Trong – Đồng Nai với 3 lần cất hạ cánh nhẹ nhàng. Sau khi tiếp đất phi công Long đã ôm chặt một sỹ quan không quân khóc nức nở… trước mắt Hội đồng giám khảo bay thử nghiệm gồm các giáo sư tiến sỹ ở Bộ Khoa học - Công nghệ, Bộ Quốc phòng và Bộ Giao thông vận tải do đại tá không quân Lương Quốc Bảo làm chủ tịch .

VAM–1 sơn cờ đỏ sao vàng bay cao trên 1.000 m, với kết quả khả quan này, Hội Cơ học Việt Nam đã quyết định chế tạo máy bay siêu nhẹ VAM–2 nội địa hóa, ngoại trừ động cơ máy bay do Áo sản xuất. Các giáo sư tiến sỹ đã đầu tư nhiều công sức nghiên cứu cải tiến và tạo kinh phí để cho ra đời VAM–2. Chiếc máy bay siêu nhẹ này nặng khoảng 450 kg, tốc độ bay 140 km/giờ và tầm bay là 400 km, dùng xăng A92 như xe gắn máy với công suất động cơ 50 mã lực. Chỉ cần khu đất khoảng 1 ha với đường băng dài 200m là trở thành bãi đáp cho VAM–2. Việc học lái cũng đơn giản và việc bảo quản dễ dàng như xe gắn máy mở ra một tiềm năng lớn .
Tháng 3/2007, một hội đồng khoa học gồm nhiều GS-TS và chuyên gia có uy tín đã nghiệm thu kỹ thuật chiếc máy bay VAM-2. Đây cũng là chiếc máy bay dân dụng siêu nhẹ đầu tiên được sản xuất tại nước ta, mở ra những hứa hẹn cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.

Những tưởng với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng, sức lao động sáng tạo một đội ngũ Viện sỹ hàn lâm, giáo sư tiến sỹ, kỹ sư, cùng với việc đánh giá của Hội đồng khoa học, hội đồng nghiệm thu thử ngiệm VAM 1 thành công thì VAM 2 càng thành công hơn. Thời gian để hoàn tất thủ tục bay thử của VAM - 1 là 2 năm, còn VAM - 2 từ đó đến nay đợi chờ thủ tục để cất cánh. Như vậy từ khi có quyết định của Thủ tướng từ 2003 đến nay, máy bay VAM 2 “made in Vietnam” trở thành “bò sát” ngủ trọn một thập kỷ trên mặt đất. Dự án tầm quốc gia cùng sự nghiệp chế tạo máy, niềm tự hào của nền hàng không VN biến mất từ đó do bị “cảnh sát hàng không” tuýt còi. Cục Hàng không dân dụng cửa quyền tới mức vượt trên cả quyền hạn của Thủ tướng, thủ tiêu khát vọng cất cánh của cả một dân tộc, phủ nhận thành quả lao động sáng tạo của tất cả các Viện sỹ - GS.TS đã nỗ lực vì một sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam.

Một “Bộ Hàng không” đang kìm hãm bầu trời trong bàn tay của họ ban phát quyền “xin – cho”, vừa kìm hãm các hãng hàng không trong bần cùng, vừa gây khó để trục lợi trong việc cấp phép bay và kéo lùi sự nghiệp hàng không tụt hậu nhất trong ASEAN.

Không để cục Hàng không dân dụng trở thành vô dụng"!

Khi một phi công VN trở thành nhà toán học vạch và tính được quỹ đạo cho tàu Apollo lên cung trăng và ứng dụng cho tàu “Con Thoi”, người VN trở thành phi hành gia châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ từ những thập niên 60 của thế kỷ trước, thì giấc mơ chế tạo máy bay “Made in VN” để bay lên vẫn đang trong vòng bao vây cấm vận “vì lý do an ninh” của “cảnh sát hàng không”!

Chiếc máy bay siêu nhẹ “made in VN” mang cờ đỏ sao vàng đâu có mang bom đạn để đe dọa an ninh VN hay các nước. Nạn quá tải và thảm họa giao thông trên mặt đất khiến cho các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra mua sắm máy bay và được bay, còn máy bay do VN sản xuất lại bị cấm bay là một điều phi lý.

Thời tiết, khí hậu, địa hình cùng trên 70 sân bay nước ta từ đất liền đến hải đảo đều rất phù hợp cho loại máy bay siêu nhẹ để có thể sử dụng cho nhiệm vụ điều tra nghiên cứu thổ nhưỡng, phun thuốc trừ sân, quản lý đất đai, khắc phục thiên tai, cấp cứu ý tế, du lịch, công vụ đến những phi vụ đặc biệt về quốc phòng – an ninh như tuần tra bờ biển, kiểm soát an toàn môi trường, thần tốc ngăn chặn tội phạm … trước vấn nạn nạn kẹt xe và tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đặc biệt giúp cho cư dân vùng biển đảo khó khăn về giao thông được gần hơn với đất liền khi có biến động.

Câu hỏi, tại sao lại cấm máy bay do VN sản xuất cất cánh đang chiếu thẳng trách nhiệm vào lãnh đạo Cục HKVN – cơ quan quản lý Nhà nước về Hàng không dân dụng và thực thi luật HKDDVN đã được Quốc hội thông qua và đang có hiệu lực !

Giữa lúc Cambodia đã thành công chế tạo xe hơi điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh Smartphone, một nông dân Tây Ninh dám làm máy bay trực thăng mang cờ VN đi khắp thế giới, có một “Hai Lúa” mới học hết lớp 3 ở Lạng Sơn, chế tạo thành công thuốc trừ sâu bằng thảo dược, một “Hai Lúa” khác ở An Giang chế tạo thành công máy phun thuốc sâu điều khiển từ xa, một “Hai Lúa” nữa ở Quảng Bình chế tạo thành công chiếc xe xúc lật gắn ben 180 độ, được giới thầu xây dựng đánh giá cao.. v.v….vậy mà 1000 giáo sư tiến sỹ GTVT và hàng ngàn GS.TS về cơ học, động lực học, tự động hóa … với 50 trường đại học viện nghiên cứu về GTVT, Bách khoa “Made in VN” không có một “dấu ấn” nào về công nghệ hàng không hay xe hơi …là điều đáng hổ thẹn.

Giữa lúc thế giới hội nhập, giành những thành tựu rực rỡ về khoa học công nghệ thì hàng trăm tiến sỹ cục HKVN nghẽn mạch tư duy, sợ sệt trói chặt hàng không trong cảnh “gà què ăn quẩn cối xay”, ngăn cản việc máy bay VN cất cánh, đưa sự nghiệp hàng không nước nhà từ “bần cùng sinh móc túi”, “ bần cùng sinh cẩu thả “ tới “ bần cùng sinh … buôn lậu quốc tế”, chưa thoát ra khỏi tư duy nông dân, tác phong nhếch nhác luộm thuộm, cẩu thả … đang làm hoen ố hình ảnh VN trên trường quốc tế và nguy cơ bức tử sự nghiệp hàng không nước nhà, đẩy thực trạng giao thông nước nhà ngày càng quá tải và chồng chất thảm họa TNGT. Từ chức năng “dân dụng”, cục HKVN đã tự biến mình thành “vô dụng”! 

Hy vọng thành công của tàu ngầm Trường Sa thế hệ đầu tiên sẽ là “cú hích” cho hàng trăm giáo sư tiến sỹ Cục HKVN và bộ GTVT biết hổ thẹn trước nghị lực sáng tạo của nhân dân để không biến cục Hàng không “dân dụng” thành “vô dụng”.

Bài viết thể hiện quan điểm, góc nhìn riêng của tác giả, Tòa soạn giữ quyền biên tập, chỉnh sửa một số nội dung cho phù hợp.

TS. Trần Đình Bá

Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014

ÔNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG - ĐÃ NGU THÌ ĐỪNG TỎ RA NGUY HIỂM (Bài 1)

Khoai@


Sáng ra tình cờ đọc bài “Có đủ căn cứ pháp luật cho sự ra đời của những chính đảng mới” của Phạm Đình Trọng, nguyên Đại tá, nhà văn quân đội đã ra khỏi đảng CSVN, làm mình phì cười. 

Tôi phì cười vì ông nhà văn Phạm Đình Trọng nổi tiếng, hôm nay lại trổ tài chém gió như một “chuyên gia pháp lý“. Hóa ra cũng còn nhiều người có tuổi, kinh nghiệm đầy mình vẫn tỏ ra nguy hiểm khi thể hiện hiểu biết của mình về pháp luật bằng cách nói năng, viết lách văng mạng.

Mở đầu, Phạm Đình Trọng phê phán GS Vũ Minh Giang, thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương khi trả lời BBC rằng:
Đề xuất việc thành lập đảng chính trị, nhất lại là đề xuất của những người đang là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam thì đấy là nguyện vọng nào đó, mong muốn nào đó của cá nhân hay nhóm cá nhân nào đó…nhưng mong muốn đó phải nằm trong khuôn khổ pháp luật…Theo hiểu biết của tôi thì chưa có hệ thống (pháp luật) đó” Và “Nhiều thành phần kinh tế phải có đa nguyên đa đảng chỉ là logic hình thức”.Phạm Đình Trọng lên giọng: “Ấp úng, quanh co, ông giáo sư trong Hội đồng lí luận Trung ương nói rất dài cũng chỉ đưa ra một nội dung rất ngắn và hồ đồ là: Chưa có căn cứ pháp lí cho việc thành lập chính đảng mới.
Haha, thế mà cũng học đòi lý luận. Đang nói về căn cứ pháp lý để có thể lập một chính đảng mới, thì ông lại “lầm đường lạc lối” sang phê phán kiểu dạy đời sặc mùi hận thù. 

Thôi, khỏi nói chuyện đó, bàn vào căn cứ pháp lý nhé ông Trọng.

Ông nói nguyên văn thế này: “Trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, người Dân Việt Nam vẫn có đủ căn cứ pháp lí để lập lên chính đảng của mình khi cần thiết“, và ông đưa ra 3 căn cứ. 

Trước hết ta bàn về căn cứ thứ nhất mà ông đưa ra:
1. Không có luật nào và không có điều luật nào cấm người dân lập chính đảng. Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm. Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình.
Ông đã đúng, khi ở Việt Nam không có Luật nào hoặc điều luật nào cấm người dân lập chính đảng cả. Nhưng ông nhầm, khi nói “Người Dân được làm mọi việc pháp luật không cấm” và vì thế “Người Dân có đầy đủ quyền lập chính đảng của mình“. Ồ, sao ông trẻ con thế, có phải pháp luật không cấm thì ông được làm đâu? Ông nên hiểu là người dân được làm những gì mà luật cho phép mới đúng ông ạ. Với kiêu lí luận của ông, thì ở Việt Nam hiện nay không có luật nào, không có điều luật nào cấm ông ỉa bậy trên phố. Và nếu như vậy thì ông được phép làm điều đó à? 

Đúng là không có điều nào cấm người dân lập chính đảng của mình, nhưng người dân muốn lập chính đảng thì phải tuân thủ những quy định của pháp luật về việc lập chính đảng đó. Ở đâu cũng vậy thôi, ngay tại nước Mỹ cũng vậy. Điều này có vẻ như ông GS Vũ Minh Giang đã đúng.

Về căn cứ thứ hai, ông viết:
2. Hiến pháp hiện hành cho người Dân quyền lập chính đảng khi điều 69 Hiến pháp 1992 hiện hành ghi: Công dân có quyền tự do ngôn luận. tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật.Hội và đảng chỉ là hai cách gọi khác nhau của một tổ chức chính trị. Như khi đảng Cộng sản Đông Dương muốn giấu mình đi liền đổi tên thành hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Người Dân có quyền lập hội đương nhiên cũng có quyền lập đảng. Nhà nước chưa có luật về lập hội chưa có luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí là trách nhiệm, là thiếu sót của Nhà nước. Không thể vì thiếu sót của Nhà nước mà tước đoạt quyền công dân cơ bản mà Hiến pháp đã bảo đảm cho người Dân.
Ông trích dẫn luật đúng đấy, chép lại như thế mà không bị sai đã là thành công lớn đối với ông rồi. 

Đoạn ông trích dẫn có ý nghĩa rất rõ ràng, không cần phải bàn cãi hay suy luận là: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo qui định của pháp luật". Những chữ in đậm màu đỏ chỉ ra các quyền mà người dân được hưởng, và không thấy có chỗ nào nói có quyền lập đảng cả. Như vậy, đoạn trích đó chả có ý nghĩa nào cả phải không ông nhà văn? Ấy là chưa kể đến cái đoạn “theo quy định của pháp luật“. Nghĩa là các quyền đó chỉ được thực hiện theo quy định của pháp luật mà thôi. 

Bàn thêm về hai từ: “Hội” và “Đảng” mà ông đánh đồng làm một và đều coi đó là “tên gọi của một tổ chức chính trị“. 

- Hội là “tổ chức quần chúng rộng rãi của những người cùng chung một nghề nghiệp hoặc có chung một hoạt động” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.

- Đảng là “Nhóm người kết với nhau trong một tổ chức chính trị có mục tiêu, có điều lệ chặt chẽ: Đảng cộng sản; Đảng xã hội; Đảng dân chủ” – Từ điển Tiếng Việt 1997-2004.

Như vậy đã rõ, “Hội” hoàn toàn khác với “Đảng“.

Thiết nghĩ, khỏi phải phân tích sự giống và khác nhau giữa Hội và Đảng nữa phải không ông Phạm Đình Trọng? vì ông là nhà văn, từng là đại tá quân đội, từng là đảng viên 40 năm (thiếu mấy ngày) mà. Viết và trích từ điển như vậy để ông khỏi phải cả vú lấp miệng em mà lòe bịp thiên hạ. Nhưng qua đây người đọc cũng thấy được cái trình độ và cái tâm của ông rồi. Việc ông xin ra khỏi đảng là sáng suốt đấy, nếu không thì cái đảng kia họ cũng loại ông ra thôi, lúc đó thì có mà mặt mo ông nhỉ?

Giả sử, như ông lập luận, hội cũng chính là đảng đi chăng nữa, thì quá trình lập đảng đó vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật. 

Bàn về căn cứ thứ ba, ông cho rằng:
3. Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình. Đó là là cơ sở pháp lí vững chắc bảo đảm cho mọi công dân Việt Nam được bình đẳng với những công dân đảng viên Cộng sản. Cấm công dân lập đảng chính trị của mình là vi phạm điều 52 Hiến pháp.
Nghe ông phân tích cũng có vẻ xuôi đấy. Nhưng sai lầm của ông là ở chỗ: Ông quên hay cố tình quên đi cái quyền lập đảng đó phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành. Mặt khác, ông cũng quên và cố tình lờ đi việc đảng CSVN thành lập và phát triển là đòi hỏi của công cuộc giải phóng dân tộc và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ấy luôn gắn chặt với sự lãnh đạo của đảng CSVN.

Xin hỏi ông, trong khi tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, ngoài đảng CSVN thì có đảng phái chính trị nào dám thò mặt ra đảm nhiệm vai trò lãnh đạo cách mạng hay không? Nếu không thì xin ông ngậm miệng lại. Đảng CSVN đã lãnh đạo dân tộc này làm cách mạng giải phóng dân tộc thắng lợi, vậy hà cớ gì sau khi cách mạng thắng lợi lại phải đi chia sẻ quyền lực cho các đảng phái khác?

Ông cũng viết rằng “Điều 52 của Hiến pháp 1992 hiện hành cho người Dân được quyền: Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Hơn ba triệu công dân Việt Nam có quyền lập lên đảng Cộng sản Việt Nam vậy thì hơn tám mươi triệu người Việt Nam còn lại cũng có quyền lập lên đảng chính trị của mình“. Lập luận của ông cho thấy ông nông cạn lắm. Thế nào là bình đẳng trước pháp luật? Theo nghĩa chung nhất, bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo…Cần chú ý đến cụm từ “quyền và nghĩa vụ ngang nhau“, bởi đó là ý nghĩa căn cốt nhất của “bình đẳng”. Các ông có quyền nhưng phải gắn với nghĩa vụ với đất nước. Hỏi ông, các ông đã đóng góp được gì cho đất nước, cho dân tộc, cho cộng đồng? Hay các ông chỉ phá thối, chọc ngoáy vì hận thù cá nhân? Xin nói luôn, nghĩa vụ không chịu đóng góp thì đừng có mơ quyền gì.

Tóm lại, tôi không quan tâm đến ông Phạm Đình Trọng phê phán ông GS Vũ Minh Giang kia như thế nào, nhưng cả 3 căn cứ mà ông đưa ra đều không có cơ sở vững chắc. Đó chỉ là suy luận của một nhà văn chứ không phải là căn cứ pháp lý.

Tôi cũng không đồng ý với ông Phạm Đình Trọng trong kết luận của bài về “Tất cả sự lụn bại của xã hội Việt Nam, sự nguy khốn của dân tộc Việt Nam hiện nay là do sự thao túng quyền lực của một đảng độc tài theo đuổi một học thuyết sai lầm và tội lỗi, một đảng không vì lợi ích dân tộc mà chỉ vì lợi ích của một nhóm người cầm quyền trong đảng độc tài đó“. Nhưng tôi sẽ xin đề cập đến nội dung này ở một entry khác.

Đúng là già rồi mà vẫn còn ngu!

TRUNG QUỐC ĐANG TỪNG BƯỚC HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC TÁC CHIẾN BIỂN ĐÔNG

Đây là bài trên báo GDVN


Các bạn đọc tham khảo nhé:
--------------------

(GDVN) - Hải quân Trung Quốc đã xác định nhiệm vụ cốt lõi mới là kiểm soát toàn bộ Biển Đông, nối "điểm" thành "tuyến", rồi bành trướng sức mạnh ra Tây Thái Bình Dương.

Ảnh: Tàu khu trục tên lửa Côn Minh số hiệu 172 Type 052D, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Type 052D nối các đảo đá thành “tuyến”

Tờ "Tin tức Thanh Đảo" Trung Quốc ngày 5 tháng 4 đăng bài viết nhan đề "Tàu 052D Quân đội Trung Quốc ưu tiên biên chế cho Hạm đội Nam Hải, có thể lắp vũ khí cỡ lớn".

Theo bài viết, gần đây, Trung Quốc đã bàn giao tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên cho hải quân nước này, gây chú ý cho dư luận.

Theo thông lệ, tàu khu trục tên lửa Type 052D đầu tiên đánh số 172 có nghĩa là tàu này sẽ gia nhập Hạm đội Nam Hải, trở thành tàu khu trục "Aegis Trung Hoa" thứ ba của hạm đội này. Trước đó 2 tàu khu trục Type 052C lần lượt mang số hiệu 170 và 171 đã trang bị cho Hạm đội Nam Hải.

Đến đây, Hạm đội Nam Hải đã trở thành đơn vị tiếp nhận đầu tiêu 2 loại tàu khu trục tên lửa mới, có thể thấy Hải quân Trung Quốc đã rất coi trọng đến sự phát triển của Hạm đội Nam Hải.

Ảnh: Ngày 21 tháng 3 năm 2014, Trung Quốc biên chế tàu khu trục tên lửa Côn Minh Type 052D cho Hạm đội Nam Hải

Theo bài báo, tàu Type 052D là tàu khu trục tên lửa đa năng kiểu mới được phát triển trên nền tảng tàu Type 052C, đã sử dụng loại pháo mới, hệ thống radar Aegis Trung Hoa mới và hệ thống vũ khí phóng thẳng đứng mới.

Trong đó, thiết bị phóng thẳng đứng tên lửa mới có thể lắp vũ khí cỡ lớn, bao gồm tên lửa hành trình Đông Hải-10 và tên lửa phòng không tầm xa Hồng Kỳ-9, số lượng thiết bị phóng cũng tăng từ 48 lên 64, hỏa lực được tăng cường rất lớn.

Tờ "Jane's Defense Weekly" Anh phỏng đoán, tàu khu trục Type 052D trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động, “tiên tiến hơn” radar Aegis của Hải quân Mỹ.

Ảnh: Pháo của tàu khu trục tên lửa Type 052D Trung Quốc

Chuyên gia phân tích Mỹ cho rằng, Hải quân Trung Quốc đã xác lập một nhiệm vụ cốt lõi mới - kiểm soát toàn bộ khu vực Biển Đông, tiếp theo bành trướng sức mạnh ra Tây Thái Bình Dương để mở rộng ra "chuỗi đảo thứ hai".

Hiện nay, Trung Quốc đang từng bước hoàn thiện chiến lược tác chiến Biển Đông, biên chế tàu khu trục Type 052D có ý nghĩa to lớn.

Chuyên gia cho rằng, ngoài tàu khu trục và tàu hộ vệ, Hạm đội Nam Hải cũng là hạm đội duy nhất của Quân đội Trung Quốc được biên chế các tàu đổ bộ cỡ lớn, tổng cộng 3 chiếc Type 071: Côn Luân Sơn, Tỉnh Cương Sơn, Trường Bạch Sơn.

Trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn ở Biển Đông gần đây, trong thời gian đầu, Hải quân Trung Quốc đã lệnh cho Hạm đội Nam Hải bước vào trạng thái phòng bị, trong đó 2 tàu đổ bộ Côn Luân Sơn và Tỉnh Cương Sơn làm chủ lực tìm kiếm cứu nạn.

Ảnh: Tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn Type 071, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Không chỉ như vậy, tàu đổ bộ Trung Quốc còn là tàu "tiêu chí" tuần tra thường xuyên ở Biển Đông. Nhưng, trong chiến dịch đánh chiếm đảo (tương lai), tuy có tàu đổ bộ tiến hành đoạt bãi, đổ bộ, điều động lực lượng, nhưng còn thiếu tàu hộ tống có viện trợ hỏa lực. Việc đưa tàu khu trục tên lửa mới Type 052D vào hoạt động đã có thể lấp chỗ trống này.
Báo Trung Quốc cho rằng, trong chiến dịch tìm kiếm cứu nạn liên hợp gần đây, không loại trừ "có nước nhân cơ hội tìm kiếm cứu nạn mưu đồ quyền kiểm soát Biển Đông", vì vậy, sau khi tàu khu trục tên lửa Type 052D bố trí ở Biển Đông, sẽ có thể dựa vào "công sự phòng thủ" có liên quan, chạy xuyên qua các đảo, đá ngầm ở Biển Đông, nối các đảo, đá ngầm tản mát thành "tuyến", tạo thành "thế phòng thủ, bảo vệ hiệu quả".

Theo bài báo, trong phạm vi trọng tải 6.000 - 7.000 tấn, tàu khu trục Type 052D đứng đầu thế giới. Có chuyên gia quân sự phỏng đoán, Trung Quốc sẽ sản xuất hơn 10 tàu khu trục Type 052D trong 5 năm tới, chủ yếu dùng để phòng không hạm đội và chống tàu ngầm, tấn công tàu chiến mặt nước đối phương, chi viện đổ bộ cho lực lượng khác (!).

Ảnh: Tàu đổ bộ cỡ lớn Côn Luân Sơn của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc

Bài báo cho rằng, trong "nhiệm vụ quan trọng bảo vệ Biển Đông" (thực chất là xâm lược, thâu tóm đảo, đá ngầm và vùng biển có liên quan trong “đường lưỡi bò” bất hợp pháp) của Trung Quốc, tàu khu trục tên lửa mới Type 052D có triển vọng trở thành một trong những nền tảng của lực lượng tấn công mặt nước tương lai của Hải quân Trung Quốc.

Type 052D có tốc độ chế tạo rất nhanh

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 4 tháng 4 cũng có bài viết dẫn tờ "Jane's Defense Weekly" cho biết, tàu khu trục tên lửa Type 052D Trung Quốc được nâng cấp khá lớn về vũ khí, bộ cảm biến. Loại tàu khu trục này có lượng giãn nước 7.500 tấn, tốc độ cao nhất đạt 30 giờ, có thể chạy liên tục 4.500 hải lý, có thể mang theo 280 thủy thủ, 2 máy bay trực thăng săn ngầm Z-9A hoặc Ka-28.

So với loại trước đó, đặc trưng nổi bật nhất của tàu khu trục Type 052D là lắp radar mảng pha chủ động trang bị hệ thống phóng thẳng đứng 64 ống, tên lửa phòng không HHQ-9B có thể tấn công mục tiêu đường không trong phạm vi 100 km.

Tàu khu trục Type 052D còn trang bị một pháo chính 130 mm và pháo bắn nhanh 30 mm, lắp sonar dây kéo (thiết bị định vị thủy âm), 6 ống phóng ngư lôi 324 mm.

Ảnh: Tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ hai của Trung Quốc chạy thử trên biển

Theo bài báo, tàu khu trục lớp này có tốc độ chế tạo rất nhanh, sau khi tàu Côn Minh vừa biên chế cho Hạm đội Nam Hải thì tàu chị em của nó mang tên Trường Sa cũng bắt đầu chạy thử.

Trang mạng Strategy Page Mỹ cho rằng, tàu khu trục Type 052D rất giống tàu khu trục lớp Arleigh Burke Mỹ, Trung Quốc có kế hoạch chế tạo ít nhất 12 chiếc tàu khu trục loại này.

Bài báo cho rằng, trong tương lai, tàu khu trục Type 052D hoạt động lâu dài trên biển giống như cách làm nhiều năm qua của Mỹ, nhờ vậy thủy thủ Trung Quốc sẽ nắm được kỹ thuật và trở nên tự tin.
Theo bài báo, muốn đạt được mục tiêu này thì cần phải có thời gian, bởi vì đào tạo ra được quân nhân và sĩ quan mang tính chuyên gia thì phải tập luyện trên biển tới 10 năm hoặc lâu hơn, chi phí cũng phải bỏ ra rất lớn.

Ảnh: Tàu khu trục tên lửa Type 052D thứ hai của Trung Quốc chạy thử trên biển

KHÔNG CÁCH NÀO CHỐNG TRUNG QUỐC BÀNH TRƯỚNG TRÊN BIỂN ĐÔNG NGOÀI PHÁP LUẬT

(GDVN) - Không có bên yêu sách nào đủ khả năng quân sự để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là Philippines. Và Mỹ sẽ không can thiệp quân sự


Ảnh: Chuyên gia Gregory Poling từ trung tâm CSIS, ảnh: VOV.

Philstar ngày 6/4 dẫn lời chuyên gia Gregory Poling từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) từ Washington phân tích, Philippines đã lựa chọn giải pháp phù hợp khi khởi kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông, bất chấp khả năng Manila có thể phải đối mặt với một số hậu quả.

Gregory Poling cho rằng việc Philippines nộp bản thuyết trình 4000 trang lập luận của mình cho Hội đồng Trọng tài Tòa án Quốc tế về Luật Biển hôm 30/3 đánh dấu một bước đi táo bạo của Manila mà Bắc Kinh dường như nằm mơ cũng không nghĩ rằng nó sẽ xảy ra.

Bản thuyết trình 4000 trang cung cấp chi tiết những lập luận của Philippines và bằng chứng bác bỏ đường lưỡi bò Trung Quốc. Philippines đang phải trả một khoản chi phí cho vụ kiện của họ bởi họ xác định rằng chi phí của sự chấp nhận (để Bắc Kinh tự tung tự tác) sẽ lớn hơn rất nhiều. 

Philippines đã chọn giải pháp phù hợp, bây giờ cộng đồng quốc tế cần phải cân nhắc và thuyết phục Trung Quốc.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Bắc Kinh vẫn tiếp tục bác bỏ giải pháp trọng tài, thậm chí liên tục đe dọa trừng phạt Philippines vì vụ kiện.

Sự kiện Scarborough là bài học đắt giá cho Philippines, Trung Quốc sẽ không thay đổi tham vọng của họ, hạn chế tiếp cận các giới hạn luật pháp quốc tế.

Gregory Poling cũng chỉ ra rằng Bắc Kinh luôn tìm cách biến các bãi chìm, rặng san hô thành các đá, các đảo. Bãi James hay bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) là ví dụ.

"Tuyên bố của Trung Quốc cùng với chiến thuật ngày càng hung hăng của hải quân Trung Quốc đã đẩy các quốc gia khác tiến gần tới quan điểm của Philippines. Các quan chức Malaysia đã ngày càng hợp tác với ASEAN về Biển Đông khi Trung Quốc 'tuần tra' bãi James. Thậm chí ngay cả Indonesia trước đó đã cố gắng rút khỏi tranh chấp nhưng cũng đã lo ngại trước các diễn biến liên quan."

Cho đến nay đàm phán đã không thành công trong việc tạo ra một cơ chế quản lý, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông.

"Không có bên yêu sách nào đủ khả năng quân sự để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc, đặc biệt là Philippines. Và Mỹ sẽ không can thiệp quân sự, ngoại trừ trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện. Vậy là Philippines chỉ có một sự trông cậy, đó là pháp luật." Gregory Poling nhận xét.

Mỹ và Nhật Bản hiện là 2 nước ủng hộ mạnh mẽ nhất vụ kiện của Philippines. Washington công khai chỉ trích, bác bỏ đường lưỡi bò, ủng hộ các giải pháp trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

NGA NÂNG CẤP TÀU TÊN LỬA ĐỘC NHẤT BPS-500 CHO VIỆT NAM

(Quốc phòng Việt Nam) - Cục thiết kế phương Bắc (Nga) đang sửa chữa, đại tu và nâng cấp chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam.


Ảnh: HQ-381 - chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất của Hải quân Việt Nam đang được sửa chữa và nâng cấp.

BPS-500 - chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ của Nga, sau một thời gian dài phục vụ, bắt đầu được sửa chữa và khôi phục toàn diện để tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

Theo hợp đồng với Công ty cổ phần Rosoboronexport, trong năm 2013, Cục thiết kế phương Bắc của Nga đã bắt đầu công việc tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong sửa chữa tái tạo và nâng cấp chiếc tàu tuần tra tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam, thông tin này đã được xác nhận trong báo cáo tài chính năm 2013 của công ty.

Như vậy, có thể khẳng định chiếc tàu tên lửa duy nhất BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990 đang được đại tu và nâng cấp để có thể khôi phục khả năng hoạt động và sức mạnh chiến đấu mới.

Ảnh: Tàu HQ-381 phóng tên lửa diệt hạm Kh-35 Uran-E trong một cuộc diễn tập của Hải quân Việt Nam.

Cần nhớ lại rằng, KBO 2000 là một dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB), trong dự án này, SPKB đã tham gia thiết kế ra đề án tàu hộ tống tên lửa BPS-500 theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam.

Chiếc tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên sau đó được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh (có thể là xưởng Ba Son) với sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị, linh kiện phụ tùng từ Nga. Theo bài báo Jane’s đăng tháng 3/1999 thì khi đó BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và đang trải qua thử nghiệm trên biển.

Tuy nhiên, sau khi đóng xong chiếc tàu BPS-500 đầu tiên, Việt Nam đã dừng hẳn chương trình đóng tàu này, nguyên nhân được một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho là thiết kế của BPS-500 đã lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu mà Việt Nam đề ra hoặc không thể so sánh được với khả năng của lớp tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya nên dự án đã bị hủy bỏ. Chiếc BPS-500 duy nhất được đóng và đang phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân mang số hiệu HQ-381.

Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.

Hệ thống điện tử trên tàu có radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km. Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.

Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm.

Ảnh: Biến thể hiện đại hóa tàu tên lửa BPS-500 do viện thiết kế Severnoe (Nga) giới thiệu gần đây.

Cần lưu ý rằng, viện thiết kế Severnoe của Nga gần đây cũng vừa giới thiệu biến thể mới của tàu hộ tống BPS-500 với cấu hình vũ khí mạnh hơn so với tàu HQ-381 của Hải quân Việt Nam. Theo đó, biến thể tàu mới được trang bị pháo hạm A-190E cỡ nòng 100 mm thay vì pháo hạm AK-176 mm và được trang bị hệ thống chống ngầm phóng ngư lôi Paket-E (hệ thống ngư lôi mới và hiện đại nhất của hải quân Nga). Với các cải tiến này, biến thể tàu hộ tống BPS-500 mới sẽ có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn thay vì chỉ có chức năng chống tàu nổi.

PVD

CHUYỆN CHƯA HỀ CŨ: KẾT ÁN NHỮNG NHÀ XUẤT BẢN VÔ LƯƠNG

Dư  luận viên Thanh Tung Nguyen

Trong bài trước, tôi đã kịch liệt công kích những hạng văn sĩ dùng văn chương khiêu dâm để gieo tai giắc hại trong đám thanh niên nam nữ thơ ngây. Tôi đã lột mặt nạ họ và hô một khẩu hiệu: trục xuất họ ra khỏi làng văn, làng báo.

Nhưng hạng văn sĩ đó phần nhiều chỉ biết cầm cán bút tán dương những điều nhơ bẩn chứ không đủ vật lực để xuất bản được những mớ giấy lộn mà họ gọi một cách văn vẻ là tác phẩm họ.

Họ đi tìm những người khác dư lực hơn nhưng óc lại tối tăm hơn, đê hèn hơn: những nhà xuất bản vô lương!

Ảnh: Lê Kiều Như và "dâm thư" Sợi xích

Những người này gặp được họ, coi như là một vinh hạnh lớn. Đọc những câu sáo lảm nhảm, nghe những giọng văn “son trẻ tài hoa”, chúng lấy làm sung sướng như đã gặp được một nhân tài chân chính. Rồi bị bọn văn sĩ nửa mùa biết đích chỗ yếu của mình, tán dương và phỉnh phờ một cách rẻ tiền, những nhà xuất bản đó vui lòng cho đem in những sách dâm bôn.

Thói thường, một người ngu ngốc bao giờ cũng được một người ngu ngốc hơn ca tụng, như lời một ngạn ngữ Pháp, nên hai hạng người đó một khi đã gặp nhau, rất lấy làm tương đắc!

Các bạn đừng tưởng họ không hiểu nhau mà cộng sự với nhau một cách mù quáng. Những văn sĩ khiêu dâm thì tự cho mình có một trách nhiệm thiêng liêng: đem văn chương làm món quà giải trí, bồi bổ tinh thần những người đọc và tôn thờ nghệ thuật tả chân để làm việc cho nền văn hóa nước nhà! Ôi, khôi hài mai mỉa!

Những nhà xuất bản vô lương – phần nhiều chỉ đọc thông quốc ngữ và quá lắm thì bập bẹ một vài tiếng Pháp – cũng tự cho mình như những người có chức trách phải khuyến khích con nhà văn nhà báo. Ngoài ý nghĩ đó, họ lại mắc một thông bệnh của những người “túi nặng, óc rỗng”: bệnh háo danh!

Đối với họ còn gì sung sướng bằng thấy tên mình được nhiều người biết tới, được đề dưới những cuốn sách đẹp đẽ và xinh xắn. Thật là vẻ vang có một, khi dưới tên họ trong tấm danh thiếp được chua thêm những chữ: giám đốc nhà xuất bản Z hoặc chủ nhiệm tùng thư X!

Chẳng những háo danh, họ lại có óc trục lợi đằng khác nữa. Thấy một số thanh niên nam nữ óc còn thơ ngây nhưng chứa đầu những ham muốn cặn bã, dơ bẩn và tội lỗi, họ liền nghĩ ra “phương pháp khai khẩn” chúng một cách đê hèn.

Thấy các báo khiêu dâm ở ngoài mang vào như Sex Appreal, Paris Magazin, Lire à deux và một số đông cùng loại đáo bán rất chạy, họ liền tìm tới các ông văn sĩ đốn mạt. Họ đặt trước những cuốn truyện tình hạ cấp mục đích chỉ để đánh vào chỗ yếu của phần đông người đọc để trục lợi như những nhà “truy hoan” ở chốn yên hoa mở ra chỉ cốt để thỏa mãn những sự kêu gào của xác thịt!

Còn gì nguy hiểm bằng: những văn sĩ tâm hồn ốm yếu và hèn mạt chỉ chuyên tả những cái hôi thối dơ bẩn, lại gặp được những con buôn vụ lợi óc tối đen, lương tâm chết, chỉ biết đuổi theo con bò vàng mà ôm mộng tưởng ô tô, nhà lầu!

Còn gì tai hại bằng: họ hùa nhau vì hư danh, vì tiền tài mà tung hoành trong làng văn, luôn luôn cho xuất bản những sách mà mỗi cuốn là một pho tự điển về tội ác, mỗi trang là một bản hồ sơ về trụy lạc và mỗi giòng mỗi chữ là một liều thuốc độc để đưa các thanh niên nam nữ sa ngã vào cõi diệt vong!


***Nghề xuất bản trong tay hạng con buôn vô lương, dốt nát, ngu xuẩn và đần độn ấy đã mất cả tính cách thiêng liêng của nó. Ở các nước van minh, nó có một thế lực phi thường, nó được chỉ huy dưới tay những người tài cao học rộng. Nó được những người đầy kinh nghiệm nâng cao trình độ nó, săn sóc nó một cách thông minh. Nó dìu dắt dư luận và đi đôi với nghề cầm bút, dự một phần quan trọng trong việc khai hóa dân chúng.

Ở đây nghề xuất bản và lõi in hoạt bản mới xuất hiện trong ít lâu nay.
Hiện thời trừ một số rất ít người có học, có kinh nghiệm đang phụng sự nó một cách đúng đắn và có quy củ, còn thì nó bị coi rẻ rúng, tầm thường như những nghề đốn mạt khác.

Thấy số ít người đường hoàng sống về nghề xuất bản, một lũ người vô lương khác cũng lăn lưng vào nghề đó để hòng trục lợi.

Lũ người ấy trước khi vào nghề đã có một ý định đê hèn, thì nghề xuất bản tránh sao khỏi không bị quấy hôi bôi nhọ.

Họ ly dị cái nghề cũ đã nuôi sống họ, họ mon men kiếm chác bằng nghề bán chữ buôn văn.

Họ ngu si không hiểu rằng chỉ có người hèn chứ không có nghề hèn. Nghề nào cũng đáng kính miễn là ngay thẳng và chân thật. Đang sống ung dung trong các nghề lương thiện, đang làm một nghề hợp với chí hướng mình, họ lại bước sang nghề xuất bản một nghề quá tài hèn của họ, quá sức “thông minh” của họ! Họ không thấy họ đã lạc đường.

Bị mãnh lực kim tiền làm mù quáng, bị lòng ham muốn một thứ danh vọng viển vông xui giục, họ thẳng tiến trên con đường dài tắp xa lạ đầy những cạm bẫy có thể chôn vùi họ xuống bùn nhơ!

Đã manh tâm trục lợi, những nhà xuất bản đó có nề hà gì mà không dùng hết mánh khóe để dầy đạp các bạn đồng nghiệp, để lật nhào những người xứng đáng với nghề, hòng cướp lấy một địa vị quan trọng.

Nghề xuất bản trong tay hạng người đáo không còn phải là một nghề cao quý nữa. Nó là một nơi tụ họp của một giống sài lang, nó là một trường lớn đào tạo nên các thứ tội lỗi, các thứ xấu xa đê hèn, các thứ mánh lới xảo quyệt tai hại cho xã hội.

Thấy một cuốn sách ra đời được hoan nghênh, họ tìm hết cách bài xích, nào đặt tên một cuốn khác của mình xuất bản với một cái tên na ná giống để hòng đánh lừa độc giả, nào thuê tiền một vài văn sĩ vô lương tâm viết những bài phê bình bịa đặt để hòng giảm giá trị cuốn sách đó.

Mỗi khi cho ra một cuốn nào, họ hết sức quảng cáo gian trá trên các báo để đánh lừa độc giả. Nhiều khi họ dám cả gan khoe khoang rằng tác giả cuốn sách đó chưa hề được tới trường học tập. Họ khinh mạn không những dư luận mà cả tới pháp luật vì họ đã công nhiên ca tụng sự dốt nát, vô học kia! Nếu có ai kịch liệt công kích một cách vô tư những sách tai hại của họ thì họ lại dùng tới không phải quản bút mà là võ lực để đối phó dã man với nhà phê bình. Kể những mưu cơ gian trá xảo quyệt của họ có thể viết thành một cuốn sách lớn.


***Thật, những hạng xuất bản nguy hiểm đó đang hợp lực với những ngòi bút suy đốn mà tung hoành làm loạn trong làng văn! Họ đang dìu dắt nghề văn đi tới sự khinh bỉ và ghê tởm.

Cho ra những sách dâm ô, họ đã công nhiên chịu những tội lỗi lớn lao trong những công việc ti tiện của họ. Họ tự nhận làm tày sai cho những tụi “ma cô” mà làm cái việc môi giới giữa làng chơi với gái đĩ!

Tâm hồn họ là tâm hồn những bọn giặc cướp giết người không hối hận, không ghê tởm, tâm hồn của những người không lùi bước trước ột cái gì ô uế và chỉ biết nô lệ cho đồng tiền.

Ăn chương, tư tưởng và nghệ thuật là một chuyện thừa đối với họ.

Đồng phạm trong vụ đầu độc đồng bào bằng truyện dâm, sách nhảm, tội trạng họ cũng lớn lao như những tội trạng của tụi văn sĩ khiêu dâm!

Lũ quỷ tinh khôn đó đang tác oai tác quái trong xã hội ta hiện thời, đáng phải chịu những hình phạt rất nặng. Phải “kiềm tỏa” chúng một cách ráo riết, chặt chẽ, gắt gao, coi chúng như những thú dữ ở các vườn bách thảo.
-----------
Bài viết "Kết án những nhà xuất bản vô lương - đồng phạm trong vụ đầu độc thanh niên bằng sách nhảm"
© Phạm Mạnh Phan
Tạp chí Tri Tân, số 5 (01/07/1941) 

Chi tiết: