Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

TẠI SAO QUAN CHỨC TRUNG QUỐC THÔ LỖ XẤC LÁO

Lâm Trực nhặt của anh Tuấn Úc

Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề hơi xúc phạm đó, nhưng tôi có lí do. Vài câu chuyện xảy ra gần đây cho chúng ta thấy một số quan chức Trung Quốc rất ư là mất lịch sự, thô lỗ, láo xược, đến độ chỉ có thể nói là mất dạy. Bài tản mạn này nhằm lí giải tại sao họ tỏ ra mất dạy như thế.

Tính thô lỗ của các quan chức Trung Quốc hình như thể hiện ở các cấp. Chẳng những thế, ngôn ngữ của họ rất thô và rất trực tiếp. Chẳng hạn như trong hội nghị về an ninh biển Đông diễn ra ở Washington vừa qua, một học giả Trung Quốc tên là Chu Hạo hỏi một diễn giả Việt Nam rằng có phải do có Mĩ mà đoàn Việt Nam ”mạnh miệng” hay không? Trước đó, một vài tướng lãnh và bình luận gia Trung Quốc xuất hiện trên đài truyền hình hăm dọa ”tát Việt Nam”, ”dạy Việt Nam” một bài học. Điều đáng ngạc nhiên là ngôn ngữ họ dùng trên đài truyền hình cực kì thô lỗ, đến nổi chúng ta ngạc nhiên không hiểu mấy người này còn bao nhiêu tế bào trí tuệ nào trong đầu.

Nhưng mới đây, ngay cả những người trong ngành ngoại giao, thậm chí cấp tổng tham mưu trưởng, mà cũng tỏ ra rất ư là thô lỗ. Chúng ta biết rằng Chính phủ Phi Luật Tân cấm một quan chức ngoại giao Trung Quốc không được tham dự vào những đàm phán về vấn đề biển Đông. Lí do chính phủ Phi đi đến quyết định mạnh như thế là vì ông quan chức ngoại giao trên tỏ ra quá mất lịch sự. Mới đây nhất, trong một cuộc họp báo ở Hàn Quốc, ông tướng họ Trần của Trung Quốc dành ra gần 15 phút trong bài diễn văn của mình để ... nói xấu Mĩ. Giới báo chí Hàn Quốc và quốc tế ngỡ ngàng trước thái độ hằn học và thiếu ngoại giao của kẻ mang hàm đại tướng tổng tham mưu trưởng quân đội của một nước đông dân nhất thế giới tự xưng mình là trung tâm của vũ trụ!

Tất cả những người tôi vừa đề cập đến đều có một mẫu số chung: người Trung Quốc. Cái mẫu số chung thứ hai là họ có học, không phải những kẻ ngu dốt. Có người giữ chức bộ trưởng quốc phòng. Có kẻ là quan chức ngoại giao. Có người là bình luận gia. Còn những tên hăm dọa “dạy bài học” là tướng lãnh. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ lại mất lịch sự, thậm chí thô lỗ như thế? Tôi nghĩ đến những nguyên nhân sau đây:

Lí do đầu tiên là mất dạy. Đối với người Việt chúng ta (và có lẽ người Trung Hoa cũng thế), nếu một đứa trẻ tỏ ra vô lễ với người chung quanh, chúng ta thường nói: đồ mất dạy. Câu này hàm ý nói cha mẹ chúng không dạy con những qui ước giao tiếp xã hội, không dạy chúng những lẽ phải điều hay, nên chúng hành xử trái với đạo đức xã hội. Cũng có thể cha mẹ chúng không biết điều sai lẽ phải. Nhưng nói chung, thô lỗ xuất phát từ sự mất dạy. Các quan chức Trung Quốc có "cha mẹ" là chính quyền và Đảng cộng sản TQ. Vì thế, “mất dạy” ở đây có thể là họ không được đảng và nhà nước TQ dạy dỗ cách hành xử với đời. Nhưng cũng có thể chính Nhà nước và Đảng cộng sản TQ cũng mất dạy.

Lí do thứ hai là do cô lập. Người thô lỗ thường cảm thấy cô lập với người chung quanh. Người ta thường tỏ thái độ vô lễ và vô giáo dục trên internet, email, hay trên điện thoại. Lí do đơn giản là người ta cảm thấy không có liên hệ gì với người khác, nhất là trong thế giới mạng người ta nghĩ rằng có thể hành xử như một kẻ vô danh. Những quan chức tỏ ra thô lỗ với Việt Nam hiện nay là một dấu hiệu cho thấy họ và đất nước họ rất cô đơn. Thật vậy, ngày nay chẳng ai còn có cảm tình với Trung Quốc. Từ Phi châu, sang Mĩ châu, đến Âu châu, Úc châu, và Á châu, chẳng ai tin vào Trung Quốc. Ai cũng thấy đây là một gã khổng lồ nói một đằng làm một nẻo. Người ta khinh gã khổng lồ chuyên nói láo và vô lễ. Gã khổng lồ này thật sự rất cô đơn, và những gì quan chức họ thể hiện chính là một triệu chứng của hội chứng cô đơn đó.

Lí do thứ ba là họ đau khổ. Người thô lỗ muốn người khác cảm thấy đau khổ vì bản thân họ đau khổ. Những kẻ thô lỗ với người khác bản thân họ có tính xấu. Đó là cái bệnh và họ đau khổ với bệnh xấu tính. Họ muốn phóng thoát căn bệnh đó cho người khác, bằng cách tỏ ra thô lỗ như là một cách giải tỏa tâm thần. Họ đang đau khổ với sự bất công ở trong nước; họ đang đối đầu với những cuộc nổi dậy ở trong nước; họ đang đau đầu với di sản Thiên An Môn. Nói chung, Trung Quốc như là một gã khổng lồ đang đau khổ. Cách hành xử thô lỗ và lưu manh của họ hiện nay chính là một cách giải tỏa nỗi đau đến nước khác.

Lí do thứ tư là muốn gây ấn tượng "người hùng". Người thô lỗ thường muốn tỏ ra mình mạnh khi nói điều thô lỗ. Chúng ta đã thấy những kẻ lưu manh trong sân trường hay ngoài xã hội (tiếng Anh hay gọi là bully). Đây là triết lí lưu manh. Kẻ thô lỗ muốn hăm dọa và gây sợ hãi cho đối phương, với hi vọng đối phương sẽ qui phục chúng. Do đó, những kẻ thô lỗ thường có cái vỏ bọc to tướng bên ngoài nhưng trong người là một đứa bé. Đứa bé lúc nào cũng sợ hãi, thiếu tự tin, nhưng chúng không dám để lộ ra những bản tính đó. Suy luận từ lí do này, chúng ta có thể nói các quan chức, tướng lãnh Trung Quốc đã và đang hăm dọa Việt Nam, chính họ là những kẻ yếu. Cái yếu hiển nhiên là bộ não và tri thức. Vì thiếu tri thức, thiếu lí lẽ, nên ngữ vựng của họ chỉ gói gọn trong những câu chữ đe dọa của kẻ du côn, và ý tưởng của họ chỉ là đánh đấm chứ không phải lí luận. Có thể nói rằng những kẻ này là thuộc nhóm mà tiếng Anh gọi là intellectually disable people – tức những người bị tàn tật về tri thức.

Lí do thứ năm là "cái tôi" quá lớn. Người thô lỗ muốn cái tôi của mình lớn hơn thực tế. Nếu một người nổi tiếng vì tính thô lỗ như ông Trần đại tướng tổng tham mưu trưởng của Trung Quốc chẳng hạn, thì đó là dấu hiệu cho thấy ông đang muốn xây dựng cho mình một “cái tôi” (ego). Vấn đề là khi họ cố tạo cái tôi và hòa quyện nó với cá tính của họ, vấn đề trở nên một bệnh trạng. Thật vậy, thô lỗ là một căn bệnh. Họ bệnh vì cảm thấy mình cô đơn, và chỉ có cách họ liên lạc với người ngoài là bằng cách phóng đại cái tôi của mình cho thật lớn. Những quan chức Trung Quốc đang lớn tiếng hăm dọa Việt Nam chính là những kẻ bệnh hoạn.

Lí do thứ sáu là do bệnh lí. Bệnh của những người thô lỗ có thể do bẩm sinh di truyền. Thử xem qua những kẻ quen thói hống hách, du đãng, sát nhân, v.v., khi những kẻ du côn được hỏi tại sao họ hành hung người khác hay hành xử lưu manh, họ nói vì thấy nạn nhân khóc, và thấy đó là một “thành quả” của hành động lưu manh của mình. Suy ra từ tâm lí này, những kẻ thù phương Bắc đang lớn tiếng hung hãn đe dọa Việt Nam sẽ còn tiếp tục thái độ thô lỗ nếu Việt Nam mềm dẽo với chúng, hay nhường nhịn chúng (không dám nói lại). Mềm thì nắn, còn rắn thì buông. Chúng ta chỉ không nói lại khi kẻ hung hãn là một kẻ điên, nhưng nếu chúng không điên thì chúng ta cần phải dạy cho chúng biết thế nào là lịch sự và thế nào là thô lỗ.

Điều ngạc nhiên là dân tộc Trung Hoa có một nền văn minh lâu đời, một nền văn học tuyệt vời, nhưng lại sản sinh ra những quan chức quen thói lưu manh, thô lỗ. Với một cái gốc văn minh và văn hóa như thế, tại sao những người Trung Hoa hiện tại tỏ ra vô giáo dục như thế. Thật ra, câu hỏi này có lẽ không cần thiết, bởi vì trong các thế kỉ trước, các vua chúa Trung Quốc cũng đều tỏ ra cực kì vô lễ, xấc xược, và hỗn láo với vua chúa Việt Nam. Thử đọc những trao đổi giữa họ và các vua chúa ta thì biết: vua chúa họ dùng những ngôn ngữ rất ư là ngạo mạn, trịch thượng với hoàng đế nước ta. Do đó, dù họ có một nền văn minh lâu đời, nhưng cách hành xử của họ với ta đã có truyền thống … mất dạy. Chúng ta không nên ngạc nhiên khi các quan chức Trung Quốc ngày nay ăn nói rất ư là là trịch thượng và xấc láo với Việt Nam. Điều này chứng tỏ bản chất trịch thượng và mất dạy của họ đã thấm vào máu, thành gien (gien thô lỗ), và truyền từ đời này sang đời khác.

Nói tóm lại, thói ăn nói thô lỗ, xấc láo và lưu manh của các quan chức Trung Quốc (từ quan chức ngoại giao đến quan chức quốc phòng) là biểu hiện của một nền giáo dục xuống cấp và vô đạo đức. Được rèn luyện trong hệ thống đó cùng với thừa hưởng gien thô lỗ và du côn của cha ông họ, họ trở nên những kẻ đau khổ và cô đơn trên trường quốc tế. Hiểu được “căn bệnh” đó, tôi thấy rất đồng ý với nhiều người có kinh nghiệm “mềm nắn rắn buông” khi đương đầu với Trung Quốc, nhưng tôi muốn thêm rằng chúng ta tỏ ra "rắn cũng chưa đủ, mà phải tỏ ra tôn trọng dân mình. Nếu người Việt không tôn trọng người Việt thì ai tôn trọng người Việt?

NVT

CHUYỆN CƯỜI CẤM CHỊ EM PHỤ NỮ ĐỌC

1. Chàng yêu nàng từ thuở nàng mười lăm mười sáu tuổi. Cả hai lén lút đi lại, quan hệ, quậy gia đình, trốn nhà đi, dọa chết nếu không được chấp nhận. Nếu quan hệ ấy kéo dài một năm, được gọi là phạm pháp, dụ dỗ trẻ vị thành niên, có nguy cơ ra tòa thụ án. Nếu mối tình ấy kéo dài ba năm, được gọi là yêu trộm, tình yêu oan trái. Nếu mối tình kéo dài sáu bảy năm, sẽ được gọi là tình yêu đích thực, vượt núi trèo đèo qua bao khó khăn để yêu nhau. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm được trong… bao lâu!

2. Một nàng cave, nếu ngủ với thợ thuyền hoặc lao động ngoại tỉnh, thì bị gọi là đối tượng xã hội. Nếu ngủ với đại gia lừng lẫy, thì được gọi là chân dài. Nếu ngủ với một ngôi sao sân cỏ hoặc màn bạc, sẽ được đàng hoàng lên báo kể chuyện “nghề nghiệp” và trưng ảnh hở da thịt giữa công chúng, không ai có ý định bắt nàng. Kết luận: Bạn làm gì chả quan trọng, quan trọng là bạn làm điều đó với ai!

3. Phòng tắm công cộng bỗng dưng bị chập điện gây hỏa hoạn lớn, vô số chị em chạy túa ra đường mà không kịp mặc gì. Những nàng thông minh là người không lấy tay che thân thể, mà lấy tay che… mặt. Kết luận: Hãy quan tâm tới mấu chốt của mọi vấn đề.

4. Một nàng gái ế chạy tới đồn cảnh sát tố cáo: “Tôi đã cẩn thận để tiền trong áo lót, thế mà thằng cha đẹp trai đứng cạnh tôi ở trên xe bus đông đúc đã móc lấy mất tiền của tôi!”. Cảnh sát ngạc nhiên: “Tại sao nó có thể móc tiền được ở một vị trí “nhạy cảm” như thế, mà cô không phát hiện ra?”

Cô nàng gái ế thút thít: “Ai ngờ được là nó chỉ muốn moi tiền?”

Kết luận: Một nhà kinh doanh tài ba là người moi được tiền của khách hàng trong lúc đang khiến khách hàng sung sướng ngất ngây.

5. Nhân viên vệ sinh của công ty rất buồn phiền vì các quý ông thường lơ đãng khi vào nhà vệ sinh. Để giải quyết những vũng nước vàng khè dưới nền toilette, công ty dán lên tường, phía trên bệ xí nam một tờ giấy: “Không tiểu tới bô chứng tỏ bạn bị ngắn, tiểu ra ngoài bô chứng tỏ bạn bị… ủ rũ!”. Ngay từ ngày hôm sau, toilette nam sạch bóng và không còn quý ông nào lơ đãng nữa. Kết luận: Hãy chứng minh cho khách hàng thấy vấn đề một cách cụ thể, ấn tượng.

6. Bố mẹ nàng mở cuộc thi tuyển con rể. Chàng A nói, tài khoản có một triệu đô. Chàng B khoe, có biệt thự hai triệu đô. Bố mẹ nàng có vẻ ưng lắm. Chàng C nói, cháu chả có gì cả, thưa các bác. Cháu chỉ có mỗi một đứa con, hiện đang nằm trong bụng của con gái các bác! Kết luận: Muốn cạnh tranh với đối thủ, cần có tay trong!

(Trang Hạ biên dịch từ truyện cười tiếng Hoa – có sửa chữa 1 số thứ để phù hợp với cảm nhận hài hước của… người Việt)

CON ĐƯỜNG HAY Ý NGHĨ CONG QUEO?

Một Đồng Chí Tuyen


Một xã hội luôn đề cao sự ưu tiên sẽ luôn tạo ra những ý nghĩ quanh co, và khi đó thì đường vành đai 2 quanh co cũng là điều bình thường.

NHỮNG Ý NGHĨ QUANH CO

Vụ bẻ cong đường đường vành đai 2 ở Hà Nội, với nghi vấn là để tránh nhà quan chức, đang làm mất thời gian của dư luận, với những chiều lý lẽ khác nhau. Song, con đường, cũng như mọi câu chuyện khác trong đời sống, sự thiếu ngay thẳng không bao giờ là lựa chọn tốt nhất.

Mọi con đường đều cần ngay thẳng. Nếu không vì điều kiện bất khả kháng như địa hình phức tạp không đảm bảo thi công, hoặc vướng di sản không thể phá bỏ, thì người ta mới buộc phải bẻ cong một con đường. Bởi con đường cong luôn dẫn đến những hệ lụy không chỉ tính bằng tiền, là thời gian, là sự an toàn, và cả tâm lý của cộng đồng.

Con đường vành đai 2 của Hà Nội không vướng phải những điều kiện bất khả kháng kể trên. Những lý lẽ quanh co rằng con đường cong để tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng chỉ là ngụy biện, bởi ở một khu vực có mật độ cư dân đông bậc nhất Hà Nội, thì sự chênh lệch chi phí giải phóng mặt bằng không đáng gì so với việc con đường bị kéo dài do bẻ cong.

Nhưng con đường đã bị bẻ cong, bởi những toan tính cong queo của con người.

Có thể những toan tính cong queo đó không phải vì lợi ích của bản thân những người ra quyết định. Có thể đó chỉ đơn thuần xuất phát từ những ý nghĩ tưởng như có tình, bởi nếu con đường ngay thẳng sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của những người đã có công lao với thành phố. Nhưng, chính cái ý nghĩ tưởng như có tình ấy đã bẻ cong không chỉ con đường.

Dẫu “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật” là một điều được xác tín ở mọi nơi, song chúng ta đều thấy bình thường trước những sự ưu tiên. Yếu tố bình đẳng đã bị triệt tiêu từ những chính sách cơ bản nhất khi việc ưu tiên bị lạm dụng.

Đã không còn bình đẳng khi lũ trẻ có thể được cộng điểm trong mỗi kỳ thi nhờ những lý do không liên quan đến năng lực học tập. Thậm chí, những người làm chính sách giáo dục còn từng đề xuất cộng điểm cho cả những bà mẹ Việt Nam anh hùng khi đi thi đại học.

Lạm dụng sự ưu tiên là cách tốt nhất làm băng hoại xã hội. Vì được ưu tiên mà một ai đó thoải mái lái xe vượt đèn đỏ, với tâm lý có thể gọi điện cho người thân khi bị xử phạt. Vì luôn có những sự ưu tiên mà đám đông không còn đủ nhẫn nại khi xếp hàng. Vì tin vào sự ưu tiên nên có những người sẵn sàng đứng trên pháp luật. Không chỉ những con đường, pháp luật cũng luôn bị bẻ cong cũng bởi những sự ưu tiên.

Sự ưu tiên không phải bao giờ cũng bắt đầu bởi những lợi ích đen tối. Có thể là thế lực, có thể bởi tiền bạc, nhưng cũng có thể bởi những động cơ mang màu sắc nghĩa tình. Song, dù với bất cứ động cơ nào đi chăng nữa, việc ưu tiên một người, một nhóm người, hay một cộng đồng cũng đồng nghĩa với việc tước đi sự công bằng của người khác, cộng đồng khác. Bản chất việc ưu tiên luôn là động lực để nắn những ý nghĩ của chúng ta không còn ngay thẳng.

Một con đường bị bẻ cong, đó là thứ dễ được nhìn thấy, và khiến báo chí tốn giấy mực, dư luận tốn công để đồn đoán. Song, không chỉ có riêng những con đường, sự quanh co đang chi phối rất nhiều khía cạnh của đời sống hôm nay, nó thể hiện cả trong những chính sách, trong thói quen sống, trong ý thức tuân thủ pháp luật của mỗi người chúng ta.

Một đô thị đàng hoàng, ngăn nắp cần có những con đường ngay thẳng.

Một đất nước muốn đàng hoàng, tử tế cần có những chính sách ngay thẳng.

Một xã hội lành mạnh thì người dân không cần phải quanh co toan tính trước những chế định của luật pháp.

Sự ngay thẳng là điều rất cần cho đất nước hôm nay, và hãy bắt đầu theo cách dễ thấy nhất. Đó là xây dựng những con đường ngay thẳng.

Tên bài do Tre Làng đặt, hình ảnh chôm trên Net
Nguồn bài viết: Ở đây

CỜ SAO VÀ VĂN HÓA "TƠ HỒNG"

"Công chức tơ hồng" mang kính gọng vàng, cà vạt thắt “ấu kép” mượt mà, óng ả bao phủ hết thẩy mọi “cây đời” từ bộ, ban, ngành xuống đến phường, xã... Và khiến cho “cây đời” chẳng thể nào nhìn thấy ánh sáng mặt trời.


Liên hợp quốc có 193 quốc gia thành viên chính thức và một thành viên đặc biệt (Vatican). Quốc kỳ của gần 50 trong số 193 quốc gia có hình ngôi sao năm cánh. Quốc kỳ có nhiều sao nhất là Mỹ (50 ngôi), một số nước quốc kỳ chỉ có 1 ngôi sao như Burkina Faso, Camorun, Senegal, Somali, Việt Nam...

Số ngôi sao trên mỗi lá quốc kỳ gắn liền với một sự kiện, một giai đoạn lịch sử của quốc gia đó. Cờ Mỹ lúc đầu chỉ có 13 ngôi sao thể hiện 13 bang khi lập quốc, sau này mỗi khi thêm một bang thì thêm một ngôi. Cờ Trung Quốc có năm ngôi sao, nhiều ý kiến cho rằng ngôi to thể hiện tộc người Hán, bốn ngôi còn lại là các tộc người Hồi, Mãn, Mông, Tạng.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, người Mỹ tự hào nói rằng cờ Mỹ tung bay trên đất Nhật Bản, người Nhật âm thầm làm việc để rồi tự hào nói rằng cờ Nhật Bản hiện diện trong từng gia đình người Mỹ. Số sao trên cờ Mỹ nhiều gấp 10 lần số sao trên cờ Trung Quốc, còn cờ Nhật không có sao, chỉ có hình tượng trưng cho mặt trời.

Cả ba quốc gia nêu trên đều là ba cường quốc hàng đầu thế giới. Những nước quốc kỳ chỉ có một ngôi sao trừ Việt Nam đa phần nằm ở châu phi và đều là các quốc gia nghèo.

Xem ra nhiều sao, ít sao hay không có sao không quan trọng, quan trọng là lá cờ đó có được thế giới ngưỡng mộ hay không, nó có hiện diện một cách trân trọng trong trái tim của mỗi công dân nước đó hay không?

Một số cá nhân người Việt hiện đại không quan tâm lắm đến biểu tượng quốc gia là lá cờ, họ khoác lên mình lá cờ như một sự khoe mẽ về tính dân tộc, còn sao ngược hay xuôi không quan trọng. Thậm chí người viết còn nhìn thấy trên nóc trụ sở công an một huyện thuộc tỉnh H.Y cờ búa liềm treo bên phải, cờ đỏ sao vàng treo bên trái!

Chỉ cần để ý nguyên thủ quốc gia tiếp khách, chủ ngồi bên phải, khách ngồi bên trái (theo hướng từ ngoài nhìn vào) là có thể thấy vì sao cờ tổ quốc phải ở bên phải, cờ Đảng phải ở bên trái. Tổ quốc là vĩnh viễn, là bất di bất dịch, là chủ thể, các triều đại, chính đảng tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, giống như là khách đến nhà vậy.

Thiếu các kiến thức sơ đẳng về quốc gia, dân tộc, một bộ phận không nhỏ người Việt ngày nay không còn mặn mà với nét thâm thúy của tiền nhân, cũng chẳng quan tâm đến tinh hoa của nhân loại, họ sẵn sàng làm “tầm gửi’ hoặc “tơ hồng” miễn là biến được của người khác thành của mình.

Xét về mặt sinh học, trong hai loại thực vật nêu trên, tầm gửi dù sao cũng không làm mất đi màu xanh của cây cối, còn “tơ hồng” thì khác, chúng vàng óng, trùm kín khắp tán cây, làm cho cây không còn nhựa sống. Chẳng cần phải cao siêu gì cũng có thể nhận thấy đội ngũ “quan chức tơ hồng” không còn là một thiểu số lẻ loi, họ hiện diện công khai không phải chỉ ở những chỗ tối nhất mà cả ở nơi sáng nhất.

Với số lượng đông đảo đến hàng ngàn người, họ đang thách thức mọi chuẩn mực văn hóa, nói cách khác họ đang hình thành nên một nét văn hóa cho riêng mình: Văn hóa “tơ hồng”. Nhiều người xưng tụng câu nói: “Mọi lý thuyết đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Riêng với những người thuộc nền văn hóa “tơ hồng”, phương châm sống của họ là: “Cứ tranh thủ chừng nào chưa bị lộ”, họ chỉ quên đi một điều là khi “cây đời” lụi tàn thì “tơ hồng” cũng đến lúc diệt vong.

Khi “cây đời” lụi tàn thì “tơ hồng” cũng đến lúc diệt vong. Ảnh minh họa: Hải Đường

Muốn đất nước hùng cường, cần phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, trong ba yếu tố đó, “nhân hòa” là quan trọng nhất. Muốn nhân hòa thì phải giữ được chữ tín, phải để cho dân tin. Ông Dương Trung Quốc từng nói với báo chí trong giờ giải lao phiên họp Quốc hội: “Không chống tham nhũng thì không bảo vệ được Đảng. Nếu nhận thức được chuyện đó, Đảng phải thẳng tay, trước hết phải bảo vệ tổ chức chính trị của mình…Có thành công hay không tùy theo những người có trách nhiệm có thực sự chống tham nhũng hay không”.
Liệu có thể trông chờ vào những quan chức sùng bái văn hóa “tơ hồng” để bảo vệ tổ quốc, để giữ gìn bản sắc dân tộc? Chỉ nghĩ về điều đó thôi nhiều người đã không khỏi rùng mình.

Có dịp xem chương trình ti vi chiếu một ngôi chùa ở Trường Sa, cửa chính của chùa có bức hoành phi viết bốn chữ “Đại hùng bảo điện” bằng tiếng Việt, người viết chợt nhớ thông tin giới thiệu về chùa Bái Đính ở Ninh Bình: “Gác chuông treo đại hồng chung bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Đại hồng chung có đường kính 3,5m, cao 5,5m, nặng 36 tấn. Thân quả chuông khắc bài Tâm kinh Bát Nhã bằng tiếng Hán…”.

Đệ tử nhà Phật chắc đều biết Bát Nhã Tâm Kinh là thuộc về bộ kinh lớn Bát Nhã Ba La Mật Ða (Prajnaparamita Sutra) viết bằng tiếng Phạn. Ðó là một trong những bộ kinh đầu tiên của Phật giáo Ðại Thừa, xuất hiện tại Ấn Ðộ. Nếu đã có tâm với Phật sao không khắc kinh bằng tiếng Phạn? Nếu quả thật không biết tiếng Phạn sao không khắc bằng tiếng Việt mà lại bằng tiếng Hán? Không nói đến các di tích được trùng tu, rất nhiều công trình tưởng niệm các danh nhân, đình, chùa mới xây dựng những năm gần đây (ví dụ chùa ở đảo Bạch Long Vĩ, khu lưu niệm danh nhân Cao Bá Quát – Phú Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) hoành phi câu đối đều bằng tiếng Hán.

Bao nhiêu trong số chín mươi triệu người Việt ngày nay có thể đọc và hiểu những chữ đó? Chẳng lẽ phải viết bằng chữ Hán thì công trình mới có giá trị lịch sử? Vài trăm năm sau, hậu thế chiêm ngưỡng các công trình này sẽ không thể không đặt câu hỏi: “Phải chăng đầu thế kỷ hai mươi mốt, chữ viết của người Việt vẫn là chữ Hán?”.

Sự đầu độc tư tưởng, văn hóa ngoại lai chẳng lẽ không nguy hại bằng hoa quả, quần áo, đồ chơi trẻ con? Đáng chú ý là những công trình này đều đã qua thẩm định của ngành văn hóa, của những nhà quản lý với đầy đủ học hàm, học vị. Phải chăng trong số đó không ít người lĩnh vực mà họ uyên thâm nhất lại chính là nền văn hóa “tơ hồng”. Nếu nhận định này là sai thì chẳng lẽ lời Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lại không đúng sự thật: “Dư luận phản ánh trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào”.

Thay vì gọi là “công chức cắp ô”, người viết muốn đặt lại cho họ cái tên là “công chức tơ hồng”, “cắp ô” chưa thể hiện cái nguy hại của loại công chức này đối với tổ chức, quốc gia, dân tộc. Còn cái đám “công chức tơ hồng” mang kính gọng vàng, cà vạt thắt “ấu kép” mượt mà, óng ả bao phủ hết thẩy mọi “cây đời” từ bộ, ban, ngành xuống đến phường, xã khiến cho “cây đời” chẳng thể nào nhìn thấy ánh sáng mặt trời. Sự tồn tại của họ chính là nguyên nhân cầu sập, đập vỡ, đó còn là đội ngũ “chim mồi” tốt nhất cho chân gà thối và “lũ gà đầu trọc” hiện diện trong bữa ăn của người Việt. Đám người “tơ hồng” ấy thu vén bao nhiêu phần trăm của cải xã hội không ai biết được.

Mệnh đề “dân giàu nước mạnh” dường như là chân lý trên toàn thế giới, chẳng có nơi nào cho rằng “quan giàu nước mạnh”. Tất nhiên nếu quan giàu mà dân cũng giàu thì rất tốt, hoặc giả quan giàu bằng những nguồn minh bạch thì cũng không có gì phải bàn luận. Vấn đề là người dân có quyền thắc mắc tại sao lại phải “bảo mật” tài sản quan chức? Phải chăng nếu đội ngũ quan chức mà nghèo thì sẽ làm suy yếu sức mạnh tập thể? Nếu nghèo về kinh tế thì lòng trung thành của họ cũng “nghèo” theo? Dù đây chỉ là giả thuyết song có lẽ nó cũng không cách xa sự thật là mấy?

Nhìn qua trời tây để thấy, nếu dân không giàu, nước không mạnh thì đừng hy vọng độc lập tự do. Chẳng có kẻ thù nào là vĩnh viễn cũng như chẳng có bạn bè nào là tuyệt đối. Nói như nhà văn Tiệp Khắc G. Phuxich trong cuốn Viết dưới giá treo cổ: “Hỡi nhân loại, ta yêu người, nhưng hãy cảnh giác”.

Sự cảnh giác đầu tiên mà chúng ta phải lưu tâm là cảnh giác với chính bản thân mình. Nếu còn dung túng cho văn hóa “tơ hồng”, không sớm thì muộn, “cây đời” sẽ trở thành cành mục. Nếu điều đó xảy ra, chắc chắn hậu thế sẽ không phải đào sâu trong các tầng đất để chứng minh sự tồn tại của nền văn hóa đặc biệt này.

TS. Dương Xuân Thành/GDVN -

ĐÔI ĐIỀU VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC

Kính trọng tài năng văn chương của ông, thế hệ chúng tôi đã thầm xem Nhà văn Nguyên Ngọc - người con của mảnh đất Quảng Nam "chưa mưa đã thấm" là một cây đại thụ của nền văn học đương đại. Với 82 năm tuổi đời, với những tập truyện ngắn đi vào bất hủ như "Đất nước đứng lên" và những Rẻo cao, Đường chúng ta đi, Đất Quảng, Rừng xà nu, Có một đường mòn trên biển Đông, Cát chá..., Nguyên Ngọc đã định hình nên hình ảnh một văn nghệ sỹ có thể sống lâu và đóng góp bền bỉ với nghề.

Có một điều rất đặc biệt là sự thành công của một nhà văn gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể, cho nên dễ hiểu khi thấy một nhà văn thời gian đầu rất lận đận, không có tác phẩm để độc giả biết tới nhưng trước khi từ giã trần thế họ vẫn có những tác phẩm để đời và để định hình tên tuổi; hiếm thấy một nhà văn mà khởi đầu và kết thúc đều thành công. Dõi theo sự nghiệp sáng tác của nhà văn đại thụ Nguyên Ngọc cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các sáng tác của ông ra đời trong bối cảnh sau cuộc kháng chiến chống pháp năm 1954 cho đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp và đây cũng là giai đoạn chứng kiến bút lực cũng như thành công nhiều mặt cả về nội dung và nghệ thuật biểu đạt của cây viết này. Dù đã cố gắng viết và chứng tỏ mình nhưng giai đoạn sau năm 1975, nhà văn Nguyên Ngọc không thể làm được những "Rừng xà nu" hay một tuyệt tác tương tự. Và như vậy, Nhà văn Nguyễn Ngọc đã không thể thoát cái quy luật nghiệt ngã của nghề văn ấy, cái nghề không giành cho đại chúng và cũng không thể làm cả đời được. 

So với những cây viết cùng thời thì Nguyên Ngọc còn được đánh giá là may mắn. Có thể xem ông là một nhân chứng sống cho những bước chuyển giao, giao thời giữa nhiều xu hướng, trào lưu văn học. Đặc biệt, trong giai đoạn nền văn học Việt đang có những dấu hiệu biến chuyển hiện nay thì ông cũng có vinh dự đó. Tuy nhiên, có một điều thực sự tôi hơi băn khoăn. Lẽ ra khi sống trong những không khí văn học ấy, khi mà sự sáng tác cũng như sự mẫn cảm nghề nghiệp của mình đã không còn như trước, Nhà văn nên chọn cho mình một góc đứng, một góc nhìn để "nghe" nhiều hơn là để phản biện và tham gia vào đó. 

Dẫu biết rằng, không còn sáng tác thì nhà văn có thể đóng góp vào nền lí luận, sẽ đóng vai của một người tổng kết và đưa ra định hướng cho nền văn học thời gian tới. Nhưng, những người đã thuộc về một thế giới của những năm tháng chiến tranh, đã tạm dừng viết từ lâu như Nhà văn Nguyên Ngọc thì tôi ngỡ rằng, sự nhạy cảm và độ tinh anh để tham gia vào một công tác cần những người trực tiếp sáng tác và sống trong hơi thở của không gian đó thì Nhà văn của Đất nước đứng lên sẽ khó lòng để đáp ứng. Không lẽ ông lại đưa một con mắt của những năm 60, 70 để tô hồng và làm giàu cho những giá trị hiện tai. 

Chúng ta sẽ không ai có quyền phủ định quá khứ, nhất là quá khứ của một nền văn học chiến trận mà tên tuổi của những con người như ông đã được định hình và gọi tên; phủ định nó sẽ có lỗi với lịch sử và những con người như ông. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng, việc tạm gác sang một bên vai trò của một số người không còn "hữu thời" để có thể chăm lo cho đại cục là một việc nên làm nếu những con người đó có tấm lòng với nền văn học đương đại. Cho nên, nếu ai đó đồng tình với việc đưa thế hệ nhà văn như Nguyên Ngọc vào những cương vị đứng đầu tổ chức hội hay một quyết sách nào đó thì e họ đã sai lầm; họ đã vô tình đội quá khứ lên trên đầu mà không biết so với thời điểm hiện tại nó đã trở nên lỗi thời. 

Với những gì đã cống hiến trong quá khứ, việc Nhà văn Nguyên Ngọc nên làm là "nghỉ ngơi" và giành chỗ cho thế hệ sau chứng tỏ mình. ông sẽ chứng kiến và uốn nắn nếu "lũ trẻ thế hệ sau" lầm đường, lạc lối. Việc ông tham gia cho cái gọi là "Văn đoàn độc lập" Việt Nam và đứng đầu Ban vận động thành lập sẽ làm tổn hại mà ông đã gây dựng qua những sản phẩm cụ thể và nếu không khéo đó là dấu chấm hết cho một đời văn danh tiếng. Điều tôi nói ra đây để thấy rằng, dù nhà văn của chúng ta không chủ ý nhưng có thể sự nhiệt tình và tâm huyết với nghiệp văn của ông đang bị lợi dụng. Ông cứ ký, cứ lên tiếng trong khi chắc ông không hề biết 1 trong 61 người ký vào Ban Vận động ấy không hề tồn tại hoặc đã chết.


Nếu dừng lại ông sẽ có tất cả!

CẤM TREO CỜ BA QUE TẠI NHÀ RIÊNG TRONG KHU CHUNG CƯ Ở TEXAS

Bài của KBCNH

Lá cờ vàng ba que là biểu tượng của Việt Nam Cộng hòa, giờ đây nó chỉ như tấm vải liệm cho cái thây ma đã chôn 39 năm. Vậy nên, nó không thể ngang hàng với bất kể lá cờ của các quốc gia  nào.

---------------

Cấm treo cờ Vàng tại nhà riêng trong khu chung cư ở Texas

KBCHN: Những khu vực có Homeowner Association thì chủ nhà phải tuân theo quyết định của hội đồng quản trị hoặc là dọn đi. Nếu không thì thưa nhau ra tòa, sơ sơ cũng 20 ngàn USD tối thiểu.

Đặc phái viên KBCHN tại Houston vừa gửi bản tin và tài liệu liên quan đến vụ Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire ra lệnh cô Cao Phi Yến, chủ nhân căn nhà số 6806 Metro Blvd, Houston, TX 77083 hạ cờ VNCH treo trước cổng nhà sau nhiều cuộc tham khảo ý kiến qua điện thoại. Trong vụ việc này hoan hô ông Hoàng Duy Hùng đã khuyến cáo bà Yến nên gỡ đi (ý nói ăn nhờ ở đậu.)

Theo lời cô Yến, sau khi đi Nam Cali 2 tuần lo công việc trở về, cô nhận được thư đngày Feb 20, 2014, ra lệnh "phải lập tức hạ cờ VNCH ngay và chỉ được phép treo cờ Hoa Kỳ." Trong vòng 15 ngày, nếu không thực hiện yêu cầu vì cảm thấy bị đối xử bất công, cô phải gửi kháng thư lên Hội Đồng Giám Đốc đại diện Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire. Đây là nguyên văn Notice of Violation:

YOU MUST IMMEDIATELY REMOVE THE VIETNAMESE FLAG THAT IS ON YOUR HOME. YOU MAY ONLY HAVE A UNITED STATES FLAG ON DISPLAY.

Gia chủ đã đến văn phòng Hiệp Hội 2 lần nhưng không được cấp thẩm quyền trực tiếp giải quyết. Thư ký Hiệp Hội yêu cầu cô chấp hành nghiêm chỉnh lệnh. Cô đồng thời kêu cứu với những giới chức VN có thẩm quyền và uy tín tại Houston, nhưng nhận được những phản hồi trái ngược nhau. Phái ngụy hòa thì "bàn ra," đề nghị cô nên hạ cờ VNCH theo lệnh để được yên thân, trong đó có L/S Hoàng Duy Hùng. Phái có tinh thần quốc gia dân tộc cao thì ủng hộ quyết định kiên cường chống lệnh, trong đó có Dân Biểu Hubert Võ, Đài Dương Phục và Chủ Tịch Cộng Đồng: L/S Phan Quốc Cường. DB Hubert Võ đã gửi thư cho Hiệp Hội Gia Chủ đề ngày March 18, 2014 trong đó trích dẫn các Nghị Quyết vinh danh và công nhận Cờ Vàng là cờ Truyền Thống và Tự Do đại diện chính thức của Cộng Đồng người Mỹ gốc Việt do Hội Đồng Thành Phố Houston thông qua năm 2003 và được Thống Đốc Rick Perry chính thức công nhận năm 2009. Ngoài ra Nghị Quyết của Dân Biểu Hubert Võ đề nghị tất cả các Trường Trung và Đại Học tại Texas treo cờ VNCH và không treo cờ VC cũng đã được 2 viện Lập Pháp thông qua và đã được Thống Đốc Perry phê chuẩn. (Xem tài liệu đính kèm.) Tuy vậy, Hiệp Hội Gia Chủ Lake of Bellaire đã trả lời bằng văn thư bác bỏ, và tiếp tục gửi lệnh thứ nhì đề ngàyMarch 28, 2014 (10 ngày sau thư DB Võ) lập lại lệnh yêu cầu cô Yến phải lập tức hạ cờ VNCH và giữ lại cờ Hoa Kỳ.

Đồng hành với DB Võ là Đài Dương Phục và Chủ Tịch Cộng Đồng. Ông Michael Hòa đã phổ biến nhiều bài phỏng vấn trên Đài Dương Phục và kêu gọi thành lập Ban Bảo Vệ Cờ Vàng khẩn cấp để yểm trợ quyết định đầy chính nghĩa của gia chủ. L/S Chủ Tịch Phan Quốc Cường tình nguyện đại diện cho gia chủ để tranh đấu trước pháp đường. Nhiều Đồng Bào tại Houston đã đến nhà hoặc gọi điện thoại ủng hộ ý chí kiên cường của gia chủ.

BÁO LAO ĐỘNG LẠI NHẬP NHÈM RỒI

Khoai@


Sáng nay đọc báo Lao Động thấy có bài này: Lá thư của một người từng tham chiến trong trận hải chiến Hoàng Sa gửi Chủ tịch Tổng LĐLĐVN. Đây là bài báo nhập nhèm, chơi trò đánh lận đỏ đen, với âm mưu đồng nhất lũ tay sai hèn nhát của Đế quốc Mỹ với các anh hùng đã ngã xuống trong cuộc chiến bảo vệ Trường Sa của tổ quốc.

Bài báo nguyên văn như sau (trích):
Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa” đã gây được sự xúc động mạnh mẽ trong tình cảm đồng bào trong và ngoài nước. Nhiều đóng góp về nhân tài, vật lực góp phần tri ân những chiến sĩ ngã xuống trong hai cuộc hải chiến và thân nhân của họ đã gửi thư về chương trình. Trong đó có những lá thư chia sẻ và tri ân. Chúng tôi xin trích đăng lá thư của ông Lê Đình Rê - nguyên thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thuyền trưởng tàu QV 9708 - với nhiệm vụ cứu hộ trong trận hải chiến Hoàng Sa (1974).
Kính gửi: CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐẶNG NGỌC TÙNG về Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”.
Tôi tên là Lê Đình Rê, sinh năm 1945. Hiện trú: 184, đường Núi Thành - TP.Đà Nẵng.
Mấy ngày nay, tôi rất quan tâm thư kêu gọi của ông về chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”. Thật ý nghĩa và cảm động vô cùng. Xin cảm ơn ông và những người có công đóng góp chương trình. Chương trình nói lên nghĩa cử của người yêu nước. Tôi, bạn bè tôi bên này, bên kia bấy lâu nay hơi xao lãng về Hoàng Sa ngày 19.1.1974 và Trường Sa ngày 14.3.1988.
Nay, chương trình khởi xướng chúng ta xích lại gần nhau hơn để tưởng nhớ, tri ân những chiến sĩ (74 người hy sinh ở Hoàng Sa và 64 người hy sinh ở Trường Sa) đã anh dũng chết vì nước.
Xin cảm ơn những ai có người thân hy sinh trong 2 cuộc chiến trên.
Xin kính chào và chúc chương trình thành công tốt đẹp.
Đà Nẵng, ngày 13 tháng 3 năm 2014. Nay, kính thư Lê Đình Rê.
Nói ngay là người viết entry này không chê trách gì ông Lê Đình Rê - nguyên thiếu tá quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thuyền trưởng tàu QV 9708, bởi ông sẽ rất vui nếu như ông cũng được coi như những anh bộ đội cụ Hồ làm nhiệm vụ bảo vệ đất nước. 


Trong bài có tên "Nhập nhèm" được đăng trên chính blog này, Khoai@ đã có ý kiến về chuyện ông Đặng Ngọc Tùng chủ tịch liên đoàn lao động VN đã phát động "Lời kêu gọi ủng hộ chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa" để xây dựng đền tưởng niệm 64 chiến sĩ trong trận Gạc Ma (huyện đảo Trường Sa, thuộc tỉnh Khánh Hòa) và hỗ trợ cha, mẹ, vợ, con, thân nhân của những người lính đã hy sinh trong hai trận chiến Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) đang gặp khó khăn trên báo Lao Động ngày 10/3/2014. Khoai@ thấy cần phải nhắc lại sơ lược như sau:

Bất kể ai cũng có thể thấy sự kiện Hoàng Sa và sự kiện Trường Sa là hai sự kiện tách bạch không chỉ về mốc thời gian, mà còn ở ý nghĩa lịch sử của nó.

1. 
Việc Quân đội Việt Nam Cộng Hòa để mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc trước hết là do bị Mỹ bán đứng và do sự hàn nhát, lệ thuộc, thiếu lý tưởng của chính họ. Một nguyên nhân cực kỳ quan trọng được các nhà sử học và các nhà bình luận mổ xẻ là sự hèn nhát, bạc nhược của quân đội ngụy lúc đó, từ chỉ huy đến binh lính. Một quân đội được trang bị hiện đại đến tận răng hơn hẳn Trung Quốc mà nhanh chóng đầu hàng, buông xuôi. Một quân đội tệ hại đến mức không bắn nổi vào địch mà quay súng bắn vào nhau, mạnh ai lấy chạy, bỏ mặc hai tàu bị cháy, bỏ lại toàn bộ người nhái trên đảo. Điều đáng nói trong số đó có cả những người chỉ huy tàu chiến, vì sợ hãi mà tháo chạy sang đến tận Philippine. Một quân đội đã hiện diện làm nhiệm vụ giữ đảo mà bị bị tan rã cả về tổ chức, tinh thần ngay từ những loạt đạn đầu của quân xâm lược Trung Quốc. Một quân đội mà trong khi tháo chạy không thèm ngó ngàng cả đến đến những đồng đội của mình (người nhái đã bị bỏ lại) thì thử hỏi họ có lý tưởng gì, và có tình người hay không? Trong khi đó, lũ tướng tá ngụy, sau khi tháo chạy một cách vô trách nhiệm và sống cuộc đời của những kẻ vong nô lại đêm ngày phét lác kể về những "chiến công" tiêu diệt quân đội cộng sản Bắc Việt trên bộ và trên biển. 

Thử hỏi, một quân đội như thế, với "tình người" như thế thì tại sao chúng tôi, những người dân nước Việt lại phải tri ân họ? 

Thử hỏi với lũ trốn chạy, vô trách nhiệm ngay với cả đồng đội của mình như thế; với quá khứ bắn giết đồng bào và các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, và hiện tại vẫn bải lải bài ca chống cộng trên các diễn đàn như thế, vậy vì sao nhân dân phải xây dựng đền thờ cho họ? 


Xin ông Tùng và ngay cả ông Rê hiểu cho rằng người dân chỉ tri ân các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống trong khi bảo vệ tổ quốc chứ không thể tri ân những kẻ hèn nhát, tháo chạy khi địch đến, và càng khó có thể tri ân những kẻ làm tay sai cho ngoại bang đã từng chĩa sũng bắn giết đồng bào và con em của họ.


Và nếu giờ đây, khi đất nước đã thống nhất, nếu như thân nhân của những người lĩnh VNCH có gặp khó khăn, chúng tối giúp đỡ thì đó hoàn toàn không phải là hành động tri ân, mà nó là hành động nhân đạo theo tinh thần "lá lành đùm lá rách". Thiết nghĩ, đó cũng là hành động giúp cho tiến trình hòa hợp, hòa giải dân tộc được vẹn toàn.

2. 
Cần khẳng định sự kiện Trường Sa năm 1988 khác hẳn với sự kiện Hoàng Sa năm 1974. 

Trước sự vượt trội về binh lực của quân đội Trung Quốc, các chiến sĩ hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu bảo vệ quần đảo. Sự quả cảm, lòng quyết tâm, sự đoàn kết và tình đồng đội đã giúp cho chúng ta bảo vệ thành công các đảo Colin và Len đao. Do tương quan lực lượng và quá chênh lêch về hỏa lực, đảo Gạc Ma rơi vào tay giặc. 

Nói thêm trong diễn biến sự kiện Trường Sa năm 1988, các tàu của ta đã anh dũng đeo bám trận địa đến phút cuối cùng. Có chiếc tàu của ta bị hỏng nặng nhưng các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam vẫn cố gắng lao tàu lên bãi làm công sự chiến đấu, sau đó đưa xuồng ra cứu đồng đội bị chìm, bị thương...Tuyệt nhiên không có ai tháo chạy, không có ai bị bỏ rơi, không có ai đầu hàng. Đó đích thị là những anh hùng dân tộc.

Kết quả, 64 chiến sĩ đã hy sinh anh dũng vì bảo vệ biển đảo của tổ quốc. Hành động cao cả vì tổ quốc của các anh xứng đáng được nhân dân ghi nhận và tôn thờ. Với 64 anh hùng liệt sĩ, chúng ta có trách nhiệm tri ân và giúp đỡ các thân nhân của họ. Vì vậy việc xây đền tưởng niệm là hết sức cần thiết!

3. 
Chúng tôi luôn dành cho những tử sĩ Hoàng Sa sự tôn trọng. Nhưng xin đừng đánh đồng sự tôn trọng đó với việc tri ân các anh hùng liệt sĩ. Chúng tôi tôn trọng các tử sĩ Hoàng Sa bởi dầu sao họ cũng là người Việt, bởi họ bị lầm đường lạc lối, bị dụ dỗ, bị ép buộc, bị lừa phỉnh mà tham gia phục vụ cho quân đội Việt Nam Cộng hòa. Và việc giúp đỡ các thân nhân của 74 tử sĩ Hoàng Sa hoàn toàn không phải là hành động tri ân các anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì dân tộc.

Xin trích lại lời của một blogger nổi tiếng đã nhận xét bài báo trên: "Xét về tình về lý thì những người nào ngã xuống cho đất nước tổ quốc thì đều được cần tôn vinh một cách xứng đáng. Nhưng ngược lại với những kẻ đã thiệt mạng vì mưu đồ và lợi ích của quan thầy chúng thì không bao giờ được xem xét chứ chưa nói đến chuyện tưởng nhớ hay ghi danh. Đó là cái chết vô ích và những người lính đó là nạn nhân. Hãy xem mục tiêu lý tưởng của những con người cầm súng đó thì biết tại sao. Hôm nay chúng ta thương xót cho những thân phận đó, chúng ta giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn của thân nhân gia đình họ, nhưng đặt họ với những chiến sĩ đã kiên cường đến hơi thở cuối cùng trong các sự kiện sau này là một sự sỉ nhục lớn,sự việc đó là cào bằng xương máu có tội với người đã khuất".

4. 
Một lần nữa, đừng bao giờ nhầm lẫn việc hòa giải dân tộc, gắn kết người Việt toàn thế giới thành một khối thống nhất với việc nhập nhèm đánh giá bản chất các sự kiện. Lời kêu gọi của ông Đặng Ngọc Tùng cho dù có xuất phát từ trái tim của ông thì cũng là ý tưởng nhập nhèm, và nó cổ súy cho việc kêu gọi hợp pháp hóa cái thây ma Việt Nam cộng hòa, những kẻ tay sai đã một thời cầm súng bắn vào dân tộc, vào nhân dân, và vào chính các anh hùng liệt sĩ.