Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

PUTIN GỬI TỐI HẬU THƯ ĐẾN 18 NHÀ LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU

Tổng thống Nga gửi thư tới 18 nhà lãnh đạo châu Âu hôm 10/4 để cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng của Ukraina đang ở mức “nghiêm trọng” và yêu cầu châu Âu giúp Kiev thanh toán nợ.v thanh toán nợ.

Danh sách nguyên thủ nhận thư của Putin bao gồm 18 lãnh đạo ở khu vực Đông Âu vốn đang mua khí đốt của Nga, AP đưa tin.

Tổng số tiền khí đốt mà Ukraina nợ Nga là khoảng 35,4 tỷ USD. Ảnh: EPA.

Theo nội dung bức thư, Nga có thể cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu nếu khu vực này không giúp đỡ Ukraina trả hóa đơn mà Kiev nợ Moscow - món nợ vượt xa gói cứu trợ tài chính mà Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng ý cấp cho Ukraina.

Thông điệp của ông Putin rất rõ ràng: Châu Âu đã lôi kéo Ukraina ra khỏi quỹ đạo của Nga. Do vậy, khu vực này nên thanh toán hóa đơn khí đốt của Ukraina nếu không muốn chứng kiến nền kinh tế Ukraina sụp đổ và sự gián đoạn trong quá trình cung cấp khí đốt.

Trong thư, ông chủ điện Kremlin cho biết, hóa đơn mua khí đốt mà Ukraina chưa thanh toán ở mức 17 tỷ USD kèm theo khoản tiền phạt 18,4 tỷ USD vì vi phạm hợp đồng năm 2009. Như vậy tổng số tiền mà Ukraina nợ Nga vào khoảng 35,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, Nga cũng nắm lượng trái phiếu chính phủ trị giá 3 tỷ USD của Ukraina.

Gói cứu trợ mà IMF dành cho Ukraina là khoảng 14 - 18 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với khoản tiền mà Kiev nợ Moscow.

Nếu Ukraina không trả khoản nợ, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga sẽ buộc phải chuyển sang chế độ cung cấp khí đốt dựa trên hoạt động thanh toán trước hoặc chấm dứt hoàn toàn hợp đồng khí đốt tự nhiên, Điện Kremlin cảnh báo.

Ông Putin cũng kêu gọi các đối tác châu Âu tham gia tham vấn cấp bộ trưởng để giúp nền kinh tế Ukraina thoát khỏi tình trạng đổ vỡ.

“Nhiều đối tác châu Âu đã đơn phương rút khỏi các cuộc tham vấn với phía Nga, khiến Moscow không còn sự lựa chọn nào khác", ông Putin nhấn mạnh.

Số tiền Ukraina nợ Nga đang tăng mỗi tuần. Bức thư của ông Putin làm tăng nỗi ám ảnh về viễn cảnh tranh chấp khí đốt giữa Nga và Ukraina. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới các quốc gia châu Âu giống như sự kiện diễn ra vào mùa đông năm 2009. Khi đó, Moscow đã ngừng cung cấp khí đốt khiến người dân ở nhiều nơi thuộc Đông Âu không có khí đốt để sưởi ấm trong mùa đông khắc nghiệt.

Hải Anh

QUAN THAM: ĂN CHẶN TIỀN HỖ TRỢ CỦA 900 HỘ DÂN TIÊN LÃNG

Dư luận viên Thân Hoàng

TT - Tháng 10-2013, UBND TP Hải Phòng có quyết định về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ nông dân sản xuất vụ đông.

Ông Ngô Văn Sĩ (khu 10, xã Tiên Thắng) trên mảnh ruộng chuyển sang trồng thuốc lào từ lâu nhưng vẫn nằm trong danh sách được hỗ trợ tiền trồng khoai tây - Ảnh: T.Hoàng

Tuy nhiên, theo điều tra của Tuổi Trẻ, tại huyện Tiên Lãng có nhiều xã làm giả hồ sơ, quyết toán khống số tiền được hỗ trợ và không chi trả cho người dân.

Khi gặp chúng tôi, nhiều người dân ở các xã Tiên Thắng, Tiên Cường, Bắc Hưng, Quang Phục... bức xúc: “Nông dân chúng tôi đổ mồ hôi trên cánh đồng, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời quanh năm, đến cuối mùa thu lại không đủ vốn, vậy mà bây giờ số tiền hỗ trợ ít ỏi mỗi sào khoai tây chỉ được vài trăm ngàn đồng cũng bị lãnh đạo xã ăn chặn”.

Người chết cũng... ký nhận

Xã Tiên Thắng năm 2013 được cấp hơn 100 triệu đồng để hỗ trợ cho gần 200 hộ nông dân trồng ớt, khoai tây Alantic và trồng ngô vụ đông. Tuy nhiên đến nay tất cả hộ dân đều chưa được nhận tiền mà UBND xã đã lập hồ sơ quyết toán. Trớ trêu hơn, tại xã này có một số người dân mất cách đây vài năm mà vẫn có tên trong danh sách hỗ trợ và đã ký nhận tiền.

Gia đình ông Phạm Văn Đãi và Ngô Văn Vu ở khu 4, xã Tiên Thắng vô cùng bất ngờ khi biết có tên trong danh sách nhận hỗ trợ kinh phí gieo trồng vụ đông 2013. Cả ông Đãi và ông Vu đều đã mất cách đây gần chục năm mà vẫn có chữ ký trong danh sách nhận tiền. Khi được tận mắt nhìn chữ ký trong danh sách, người nhà ông Vu và ông Đãi phát hiện đó là chữ ký giả mạo. “Bố tôi mất cách đây gần chục năm rồi thì làm sao ký nhận tiền được. Gia đình tôi cũng không được thôn, xã thông báo nằm trong danh sách hỗ trợ cây vụ đông. Bây giờ tiền chưa nhận mà đã ký tên nhận trong danh sách thì vô lý quá” - anh Phạm Văn Tư, con trai ông Đãi, nói.

Ông Ngô Văn Sĩ (khu 10, xã Tiên Thắng) cũng hốt hoảng khi được PV Tuổi Trẻ cho xem danh sách nằm trong diện những hộ được hỗ trợ kinh phí giống gieo trồng vụ đông 2013. Ông Sĩ cho biết vì trồng khoai tây không có lãi nên từ ba năm nay gia đình đã chuyển sang trồng cây thuốc lào. Tuy nhiên, tên ông Sĩ vẫn được ghi trong danh sách nhận hỗ trợ với 389m2 trồng khoai tây và đã ký nhận số tiền gần 200.000 đồng. “Nhà tôi thôi trồng khoai tây từ lâu vì vụ nào cũng lỗ. Không trồng thì nhận hỗ trợ sao được. Chính quyền xã giả mạo chữ ký của tôi để quyết toán tiền hỗ trợ thì liều quá” - ông Sĩ nói.

KHÔNG NHÂN CÁCH VÀ ĐẠO ĐỨC, CÙ HUY HÀ VŨ CHỈ LÀ MỘT CON RỐI

Thói quen một con người sẽ hình thành nên nhân cách. Nhân cách sẽ là chìa khóa quyết định các nấc thang đạo đức của một con người. Một người có nhân cách tầm thường thì đừng bao giờ bàn đến chuyện đạo đức, phẩm hạnh. Cù Huy Hà Vũ xếp ở đâu trong thứ hạng này cần phải mổ xẻ để công tâm hơn. Thói ngỗ ngược và côn đồ của Hà Vũ do một số người xấu lợi dụng, tung hô nên châm ngòi, tăng liều phóng đại để biến một luật sư danh giá thành một con lợn trong trại giam. Vẫn chưa bao giờ tỉnh ngộ ra mình sai ở đoạn nào? Sai cái gì? Cù Huy Hà Vũ và cô vợ luật sư không đoan chính, không đàng hoàng lại tung tin lên mạng để lôi kéo nhiều người, nhiều thế lực phản động và thù địch Việt Nam ở hải ngoại cổ súy, tâng bốc như một người hùng đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền. Nhưng sự thật vẫn cứ là sự thật. Sự dối trá dù tinh vi đến mấy cũng bị lật tẩy, phơi bày ra trước mọi người…

“Đạo đức” của kẻ côn đồ, lưu manh

Những người bạn từng làm chung nhiệm sở với Cù Huy Hà Vũ từ Học viện Quan hệ Quốc tế đến nhân viên, cán bộ UBND phường Điện Biên và hàng xóm của Cù Huy Hà Vũ đều thừa nhận Vũ là một con người “danh bất hư truyền” về thói hung hăng, côn đồ, coi thường luật pháp lẫn gia phong mặc dù được sinh ra và nuôi dưỡng trong gia đình gia giáo. Nhất là cậy mình có vốn kiến thức về luật pháp và có vợ làm luật sư thì thói ngông cuồng càng thể hiện rõ rệt hơn. Vào năm 1986, Công an quận Ba Đình đã từng phải xử lý vụ Cù Huy Hà Vũ dùng “cơ bắp” để đánh bị thương người phụ nữ nhà bên cạnh do tranh chấp đất đai và đã bị khởi tố về hành vi “đánh người gây thương tích”. Những người thân cùng sống trong căn nhà 24 Điện Biên Phủ còn cho biết, không ít những lần Cù Huy Hà Vũ biểu lộ tính côn đồ sẵn sàng “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với những người anh em cùng cha khác mẹ trong nhà vì tranh chấp biệt thự số 24 Điện Biên Phủ, gây mất an ninh trật tự ở khu phố. Do đó, những người hàng xóm cũng chẳng ai dám “dây” vào Vũ, chẳng ai quan tâm đến ông Tiến sĩ Luật chợ trời này làm gì. Và từ kết quả “ứng cử Quốc hội” khi lấy phiếu cử tri nơi người ứng cử cư trú, thái độ của người dân sống trong khu phố rất rõ: gạch tên ngay vì không thể để một kẻ như Vũ leo lên nấc thang cao nhất đại diện cho quyền và lợi ích công dân.

Cù Huy Hà Vũ kiện bố ruột của mình, đòi nhà cho vợ bán cà phê.

Và mọi người ai ai cũng biết, Cù Huy Hà Vũ đi đâu cũng tự khoe khoang, nhận mình là con nuôi của nhà thơ Xuân Diệu để từ đó viện vào cái cớ đó mà ngang nhiên khẳng định mình là người “có quyền” thừa kế, chiếm giữ phần nhà, đất của nhà thơ. Việc Vũ gọi nhà thơ Xuân Diệu là bác ruột là sự thật. Tuy nhiên, vào năm 2001 ông Ngô Xuân Huy là em ruột nhà thơ Xuân Diệu và cũng chính là cậu ruột của Cù Huy Hà Vũ đã từng có đơn gửi Bộ Tư pháp đề nghị xác nhận. Bộ Tư pháp đã có Công văn số 622/TP-HT ngày 20/8/2001 trả lời rằng: “Nhà thơ Xuân Diệu chưa bao giờ làm thủ tục pháp lý nhận Cù Huy Hà Vũ làm con nuôi cả”. Như vậy, là việc Cù Huy Hà Vũ có thực sự được thừa kế tài sản của nhà thơ Xuân Diệu hay không, trong khế ước gia đình hay theo một cách nào đó tạm không bàn tới. Nhưng lấy sự nhập nhèm để công khai cho mục đích vụ lợi cá nhân, thì mới là điều những người đàng hoàng tử tế không ai làm. Đặc biệt là người Hà Nội khi biết rằng Cù Huy Hà Vũ chiếm dụng, ngăn cản làm phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu để phục vụ cho mục đích riêng hai vợ chồng, bất chấp đạo nghĩa và ảnh hưởng xã hội của người bố ruột lẫn “bố nuôi”.

Ngày nay, ai một lần qua cửa nhà sẽ nhìn thấy ngay tấm biển to chình ình trên nóc cổng số nhà 24 đường Điện Biên Phủ là “Văn phòng luật sư Cù Huy Hà Vũ”, mặc dù chưa ai cấp bằng luật sư cho ông ta, chưa ai công nhận hành nghề luật sư bao giờ, trừ vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà. Khi hỏi việc này, nhiều người đã không tiếc lời mắng chửi Cù Huy Hà Vũ là kẻ bất hiếu, bất nghĩa, bất nhân đáng nguyền rủa. Một kẻ mà đạo đức thấp kém như thế thì hỏi rằng mọi lời nói, thái độ với quê hương, đất nước liệu có ai dám tin không? Tất nhiên, trừ những kẻ chống phá nhà nước Việt Nam trong nước và hải ngoại cùng những kẻ không biết gì. Đến một tấm bảng hiệu, một danh nghĩa con nuôi với vợ chồng Cù Huy Hà Vũ đều nhập nhèm, lờ mờ không rõ ràng minh bạch. Chính việc lợi dụng sự lờ mờ ấy, cả hai vợ chồng đều lao vào tham vọng sẽ thay đổi chế độ, điên cuồng kích động, tuyên truyền chống phá Nhà nước trở thành con rối trong tay kẻ phản động. Lên mặt dạy đời và tự vẽ vời ra những chủ trương, đường lối, quan điểm chính trị mặc dù bản thân hai vợ chồng là kẻ không hiểu chút gì về chính trị lẫn đạo nghĩa làm người bình thường nhất.

BỊ HIẾP DÂM, BÉ GÁI 10 TUỔI QUAY CLIP TỐ YÊU RÂU XANH

(ĐSPL) – Bị dụ dỗ, đưa vào phòng riêng để thực hiện hành vi đồi bại, bé gái 10 tuổi đã ghi hình lại để tố cáo những tội ác của "yêu râu xanh".

Ngày 10/4, cơ quan CSĐT – Công an huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai cho biết, cơ quan này vừa tiến hành lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Ngọc Hậu (31 tuổi, trú tại xã Phước Thiền, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) để điều tra về hành vi ‘Hiếp dâm trẻ em’.

Trước đó, vào ngày 8/4, thấy em N.T.H (10 tuổi) đang ngồi chơi điện thoại ngay trước cửa phòng trọ của mình, Hậu lại thấy bố mẹ em H đang bận bịu với công việc nhà, không để ý tới con, nên đã nảy sinh sẽ có ý định hãm hiếp cháu bé.

Trước tiên, Hậu dụ dỗ cháu H vào phòng riêng của mình. Sau đó, Hậu đóng cửa rồi khống chế cháu, thực hiện những hành vi đồi bại. Lúc này, thấy bé H không phản ứng gì, mà chỉ cầm trên tay chiếc điện thoại, nên Hậu tưởng cháu H đang chơi game.

Nào ngờ, cháu H đang thực hiện quay video clip lại để tố cáo những hành vi tội ác của Hậu.

Sáng 9/4, cháu H đã đưa những hình ảnh này cho bố mẹ xem. Tất cả đều hoảng hồn và làm đơn tố cáo gửi cơ quan Công an.

Trước những hình ảnh không thể chối cãi được, cơ quan công an đã phải thực hiện lệnh bắt khẩn cấp Hậu để phục vụ cho công tác điều tra. 

Qua khai thác nhanh, Hậu đã thừa nhận mọi hành vi phạm tội nghiêm trọng của mình. 

Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra. 

PHƯƠNG LINH

"CHÍ PHÈO" CÙ HUY HÀ VŨ KIỆN TẤT CẢ NHỮNG AI KHÔNG KIỆN THƯA VỚI HẮN

Có một cô bạn học của Cù Huy Hà Vũ ngày xưa đang sinh sống tại Hà Nội cho biết : “Tôi chưa thấy ai điên khùng, dở hơi hơn Hà Vũ. Từ một người rất giỏi về học thuật, anh ta biến thành một kẻ tâm thần nặng. Mà tâm thần thì làm sao phân biệt được tốt xấu, đúng sai”?!. Cô cũng kể về những ngày đi tàu điện leng keng bờ hồ, những kỷ niệm ngộ nghĩnh và đáng yêu của thời học trò, nhưng giờ quá thất vọng, đáng tiếc cho người bạn xuất thân từ một gia đình nổi tiếng…

Vào ngày 27-01-2010, trả lời phỏng vấn của phóng viên Mặc Lâm, đài RFA, Cù Huy Hà Vũ đã nói rằng, vụ tường rào nhà ông bị đập phá là do ông Lê Văn Định (Chủ tịch Phường Điện Biên – Ba Đình – Hà Nội) dẫn một số lớn công an và dân phòng đến đập phá. Cũng theo Cù Huy Hà Vũ cho biết, ông Nguyễn Trọng Khanh (Phó Chủ tịch phường) đã nói rằng “việc này ông ta cũng không muốn, nhưng do sự chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…”. Cù Huy Hà Vũ cho rằng đây là vụ trả thù của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ông đã kiện Thủ tướng ra tòa. Liệu có ai trên đời dám tin vào “miệng lưỡi” của một công dân, một Tiến sĩ luật như ông ta không? Thủ tướng một quốc gia có thể “trả thù” một công dân bằng cách chỉ đạo “công an dân phòng” đến đập phá tường rào?

Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực? sự thật về màn kịch vụng về này đã được các phóng viên Đài truyền hình Việt Nam phơi bày.

Trong đơn tố cáo chính quyền phường Điện Biên đập phá trái pháp luật tường rào nhà của nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Huy Cận, gởi Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Cù Huy Hà Vũ lại tiếp tục xưng là người thừa kế của nhà thơ Xuân Diệu và nhà thơ Huy Cận, trong khi phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu dọn sạch làm phòng ở riêng, cửa khóa im ỉm, phần sân vườn làm quán cà phê cho vợ kinh doanh. Cù Huy Hà Vũ tố cáo: “Chủ tịch phường Điện Biên ông Lê Văn Định phối hợp cùng công an phường Điện Biên cho người đập phá tường rào nhà tôi vào sáng ngày 27-01-2010” và yêu cầu khởi tố chủ tịch phường với tội danh “Hủy hoại tài sản có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng”. Đây không phải là đơn tố cáo, mà là một văn bản “chỉ đạo” các cơ quan bảo vệ pháp luật phải làm theo hướng dẫn của ông Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, từ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, định tội danh, áp dụng khung hình phạt.

Tính ngông cuồng và ngạo mạn của Cù Huy Hà Vũ còn thể hiện, vào năm 2006, muốn thành người “nổi tiếng” Cù Huy Hà Vũ đã nộp đơn tự ứng cử chức danh Bộ trưởng Bộ Văn hóa & Thông tin. Trong “chương trình hành động”, ông Chí Phèo Hà Vũ đã nêu 3 vấn đề rất lớn, rất tầm cỡ quốc gia là giải quyết nạn vi phạm bản quyền, tệ nạn núp bóng hoạt động văn hóa và rà soát năng lực cán bộ ở các cấp, cuối cùng là chấn hưng văn hóa dân tộc và hội nhập văn hóa thế giới. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Cù Huy Hà Vũ rất tự phụ khi cho rằng: “chẳng có lý do gì mà việc ứng cử của ông không thành công”. Theo lời ông thì không khí dân chủ còn quá ít ở Việt Nam và mọi người chưa quen với những việc thế này, do đó dù lần này không trúng cử thì năm sau ông vẫn tiếp tục vì tin rằng việc làm này là có lý, đồng thời tuyên bố sẽ không lùi bước. Kết quả, việc ứng cử chức Bộ trưởng của Cù Huy Hà Vũ đã không thành. Vẫn chưa từ bỏ những ý định điên rồ vào năm 2007, Cù Huy Hà Vũ lại ra tranh cử Đại biểu Quốc hội với tư cách “ứng viên độc lập”, nhưng bị loại ngay từ vòng “lấy ý kiến cử tri của tổ dân phố”.

Sau khi bị bắt vào năm 2010 về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, nhà báo Xuân Bằng của Báo QĐND có viết: “Vũ lại ứng cử đại biểu Quốc hội, nhưng lại bất thành, vì ngay ở tổ dân phố nơi Vũ sống, không ai đồng ý. Quẫn bách, Vũ cuồng say chống phá Đảng và Nhà nước ta”.

Nổi đình nổi đám nhất với Cù Huy Hà Vũ là sự việc: Ngày 11 tháng 6 năm 2009 ông này gửi đơn ra tòa án Hà Nội kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên Việt Nam, một dự án được khá nhiều người, đặc biệt là tầng lớp trí thức quan tâm. Cù Huy Hà Vũ cho rằng khi ra quyết định phê duyệt dự án này mà không thông qua Quốc hội, ông Dũng đã vi phạm pháp luật Việt Nam, trong đó có luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ di sản văn hóa, luật quốc phòng, và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Vì theo ông Cù Huy Hà Vũ, việc các công ty Trung Quốc khai thác bauxite tại địa bàn chiến lược Tây Nguyên chỉ là “trá hình” cho việc Trung Quốc xâm lược cả “mềm” lẫn “cứng” lãnh thổ của Việt Nam. Đài RFA chộp ngay cơ hội béo bở phỏng vấn “người hùng” Cù Huy Hà Vũ, dịp này ông ta trút mọi “thù hận” bấy lâu khi cho rằng: “lãnh đạo chắc chắn cũng phải cân nhắc để cho cái toà vẫn thuộc sự chi phối của họ có nên thụ lý hay không thụ lý đối với đơn khởi kiện của tôi” và “cái chuyện người ta đưa ra những lý do để từ chối việc này việc kia, thậm chí người ta bất chấp, thì tôi đã quen rồi.”. Chưa hết, vào ngày 14-9-2010, Cù Huy Hà Vũ lại có đơn kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về hành vi: “Ban hành nghị định cấm công dân khiếu nại tập thể, trái với Hiến pháp và pháp luật”. Một số kẻ chống đối nhà nước, chính phủ ta như luật sư Huỳnh Văn Đông, giáo sư Nguyễn Trung Lĩnh, luật gia Phan Thanh Hải, nhân cơ hội này lên mạng và báo chí nước ngoài tung hô vạn tuế Cù Huy Hà Vũ… Coi là việc làm đó là“một hành động rất ấn tượng”, “một việc làm vô cùng dũng cảm”, “không có gì sai trái, vấn đề không phải là cái kết quả, vấn đề ở chỗ là anh Cù Huy Hà Vũ đã gióng lên một tiếng nói” và nó sẽ “nhắc nhở những người dân bình thường, giúp họ giảm bớt được cái nỗi sợ trước các nhà lãnh đạo”… Một bài viết trên Báo Quân đội Nhân dân có đoạn chỉ rõ: “Trong nước, trước những khó khăn về tình hình kinh tế-xã hội, thiên tai hoành hành… Vũ thường lợi dụng vào đó để bịa đặt, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước, kích động và vận động nhân dân chống đối chính quyền, xúc phạm danh dự cá nhân các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước… Cù Huy Hà Vũ không ngần ngại kiện bất kỳ ai, có những đơn kiện của Vũ hình như không phải để thắng kiện, mà để nổi danh, để khác người, làm nhiều người rơi nước mắt xót thương cho tình người, xót thương cho đạo lý, khi người cả gan đứng tên kiện là một tiến sĩ”.

CÙ HUY HÀ VŨ - ĐƯA CON BẤT HIẾU, TIẾN SĨ TÂM THẦN HOANG TƯỞNG

Có một người từng nói rằng, nếu anh ta (Cù Huy Hà Vũ) không phải là con trai của nhà thơ nổi tiếng Huy Cận, không phải là con nuôi của ông thánh thơ tình Xuân Diệu thì có lẽ anh ta cũng chỉ là một tên côn đồ, lưu manh sống vất vưởng, lê la trên vỉa hè Hà Nội. Không thể khác hơn được, vì tính khí ngông cuồng, xấc xược và bất hiếu, côn đồ của anh ta ngay từ bé đã hư hỏng quá quắt, theo đúng lời người xưa nói: “cha làm thầy, con đốt sách”.

Người Hà Nội đúng chất là những người rất biết tôn vinh những giá trị đích thực đã làm nên các giá trị nhân văn cho đất Thăng Long ngàn năm văn hiến, nhưng sẽ không bao giờ chấp nhận sự bất trung, bất hiếu, không chung thủy của con người mang danh Hà Nội cho dù là người nổi tiếng đến đâu đi nữa. Cù Huy Hà Vũ là một loại người bất hiếu, vô đạo như thế.

Cù Huy Hà Vũ từ bé đã hư hỏng quá quắt, theo đúng lời người xưa nói: “cha làm thầy, con đốt sách”.

Kiện bố ruột, đòi nhà cho vợ bán cà phê

Cách đây mấy năm, người dân Hà Nội từng xôn xao vì cuộc chiến pháp lý tranh chấp quanh ngôi nhà của cố thi sĩ Xuân Diệu. Mà người gây ra cuộc “nồi da xáo thịt này” không ai khác là Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cùng vợ là luật sư Nguyễn Thị Dương Hà kiện bố đẻ là nhà thơ Cù Huy Cận để giành quyền sở hữu căn nhà. Còn nhớ, lúc sinh thời ông vua thơ tình Xuân Diệu từng viết:

“Nhà tôi hăm bốn Cột Cờ
Ai yêu thì đến hững hờ thì qua”

Hai câu thơ ấy Xuân Diệu làm từ những năm 60 của thế kỉ trước để giới thiệu về tư gia. Phố Cột Cờ ngày xưa nay là phố Điện Biên Phủ. Ông vua thơ tình Việt Nam Xuân Diệu cũng đã hóa ra người thiên cổ từ lâu. Cù Huy Hà Vũ là con trai của nhà thơ Huy Cận và bà Ngô Thị Xuân Như (vợ cả). Bà Xuân Như là em gái ruột của cố thi sĩ Xuân Diệu thuộc dòng dõi Ngô Đức Kế nổi tiếng ở làng Trảo Nha cũ, nay là Nam Sơn, Can Lộc, Hà Tĩnh. Vì vậy mà nhà thơ Xuân Diệu còn có bút danh Trảo Nha. Do nhà thơ Xuân Diệu không có con cái, kể từ sau khi ly dị vợ là nữ đạo diễn Bạch Diệp, ông sống độc thân cùng với gia đình người bạn tri kỷ, tri âm Huy Cận từ thuở thiếu thời nên coi Cù Huy Hà Vũ như là con nuôi, vừa là cháu ruột gọi Xuân Diệu bằng cậu (miền Nam) hoặc bác theo người miền Bắc. Nhà thơ Xuân Diệu đột ngột qua đời năm 1985 không để lại di chúc, trăn trối gì.

Cù Huy Hà Vũ, sinh ngày 02 tháng 12 năm 1957 tại Hà Nội, nguyên quán xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh tốt nghiệp Tiến sĩ luật nước ngoài và nhiều bằng cấp khác. Năm 2002, Bộ VHTT ra Quyết định số 21/2002-QĐ về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất từng là nơi ở của cố nhà thơ Xuân Diệu và cũng là nơi ở của gia đình Cù Huy Hà Vũ hiện sinh sống, tại số 24 phố Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội để làm “Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu”. Vào tháng 3-2008, UBND Quận Ba Đình, mời Cù Huy Hà Vũ dự họp nghe thông báo về việc “Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ và UBND TP Hà Hội về việc thu hồi một phần diện tích nhà đất tại số 24 đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình để làm Phòng lưu niệm nhà thơ Xuân Diệu…”. Tại cuộc họp có lập biên bản khẳng định “Tổ công tác yêu cầu ông Vũ thực hiện quyết định trên, bàn giao xong trước ngày 27/3/2008”. Cù Huy Hà Vũ đã viết nhận quyết định trên do UBND quận Ba Đình trao và viết thêm “đây là lần đầu tiên tôi được trao quyết định này. Đây là một quyết định trái pháp luật”.

SAO LẠI GỌI CẦU BỐ, RỪNG THÔNG ?

Hoàng Tuấn Công

Người Thanh Hóa đi học tập, công tác hoặc làm ăn xa, có lẽ chẳng mấy ai không từng được nghe một vài câu ca, bài vè về quê hương mình. Đại loại như "Ăn rau má phá đường tàu" hay "Dân xà lách dây" (ám chỉ rau má) ! "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào..." Ngày còn đi học, bạn bè Hà Nội cũng hay ngâm nga mấy câu trên để trêu tôi. Tôi chỉ cười, không giận. Xem như bạn quý mình mà đùa vậy thôi.

Năm 1993, tình cờ tôi đọc bài viết"Thư từ Thanh Hóa" trên một tờ báo Trung ương(1). Bài báo nói đến cách đặt tên ngược đời Cầu Bố và Rừng Thông, suy luận, cho đó là thể hiện "khẩu khí trạng" của người Thanh Hóa. Sau đó không lâu, trong một tập thơ do Nhà xuất bản Văn học(2) ấn hành lại đem cái ý chiếc cầu nhỏ gọi là Cầu Bố, trái núi lơ thơ mấy cây gọi là Rừng Thông, diễn đạt thành lời thơ ! Tác giả xem đó như một phát hiện mới độc đáo về tính hay ba hoa, khoác lác biểu hiện cả trong cách đặt địa danh của người Thanh Hóa. Chưa hết ! Năm 1994, Đài Truyền hình Việt Nam chiếu cuốn phim tài liệu về Thanh Hóa(3), địa danh Cầu Bố, Rừng Thông một lần nữa lại bị đem ra giễu cợt, mỉa mai, bằng cách đưa ra hai câu vần vè "Cái cầu con con thì gọi cầu Bố, Mấy cây lố nhố lại gọi Rừng Thông"như lời đề từ cho nội dung cuốn phim với ý khái quát tính cách người Thanh Hóa đã kém cỏi lại thích khoa trương, đại ngôn, nhưng không che đậy nổi cái thực lực của mình. Hóa ra chẳng phải chỉ một cá biệt do thiếu hiểu biết hoặc không thiện ý, nghĩ "oan" cho địa danh Cầu Bố, Rừng Thông, "oan" cho cả người Thanh Hóa !

Vậy cầu Bố là cầu gì ? Rừng Thông là rừng thế nào ?

1.Cầu Bố gọi cho thật đúng là cầu Bố Vệ, bắc qua sông (kênh) Bố Vệ ở xã Bố Vệ (có tài liệu chép hương Bố Vệ) thuộc địa phận huyện Đông Sơn trước kia. Trong sử nhà Trần đã thấy ghi địa danh Bố Vệ. Cầu Bố Vệ đời Lê đã có. Cầu làm theo kiểu thượng gia hạ Kiều, sau bị hư hỏng, gẫy nát, đến đời Nguyễn được bắc lại. Trong các văn bản giấy tờ đều ghi rõ cầu Bố Vệ. Cầu Bố là cách gọi tắt phổ biến đối với nhiều địa danh khác, không riêng gì trường hợp cầu Bố Vệ. Cầu Bố bởi vậy không có dụng ý nói lên mức độ to nhỏ của chiếc cầu mà do địa danh xã Bố Vệ hay kênh Bố Vệ mà có. Ngoài cách đặt tên cầu dựa vào tên đất, tên làng xã sẵn có như cầu Bố Vệ, cầu Lai Thành, cầu Hạc, cầu Voi, cầu Tào...ta còn thấy tên cầu gắn với tên sông ngòi, kênh rạch mà cầu bắc qua như cầu Ghép bắc qua sông Ghép, cầu Lý bắc qua sông Lý, cầu Lèn bắc qua sông Lèn,v.v...Hoặc tên cầu căn cứ vào chính kiểu dáng, chất liệu của chiếc cầu như: cầu Treo, cầu Sắt, cầu Đá, cầu Kè, cầu Tre,v.v...thường thấy ở nhiều vùng thông quê.

2.Rừng Thông là một quần sơn. Xưa kia có tên chữ Phượng Sơn hoặc Ngũ Phượng Sơn(núi có hình chim Phượng đang xòe cánh). Thời Pháp thuộc, nơi đây được trồng nhiều thông lấy nhựa. Thông mọc thành rừng bạt ngàn xanh tốt. Địa danh Phượng Sơn dần dần bị quên lãng và người ta gọi tên theo đặc điểm dễ nhận biết nhất của vùng đất là núi Rừng Thông-nơi có nhiều thông mọc thành rừng ở Thanh Hóa đương thời. Mấy thập kỷ gần đây, rừng thông bị tàn phá đến độ chỉ còn lưa thưa. Song địa danh Rừng Thông vẫn tồn tại theo cách gọi đã thành quen thuộc của dân chúng. Và bây giờ địa danh Rừng Thông chính thức được công nhận trên văn bản giấy tờ: Thị trấn Rừng Thông (thuộc huyện Đông Sơn). Hiện tượng này khá phổ biến trong nhiều địa danh ở làng quê. Ví như đình làng bị dỡ từ lâu, song khoảng đất ấy vẫn được gọi là Đình; chùa đã tàn phá không còn dấu tích nhưng giếng gần chùa xưa vẫn giữ tên Giếng Chùa. Đó là tính bền vững, lâu dài của địa danh mà khoa địa danh học đã khẳng định.

Nếu cứ suy diễn như một số người trên thì nhiều địa danh của Thanh Hóa còn bị lôi ra phê phán như: cầu lành thì gọi Cầu Ghép, cầu thẳng lại gọi Cầu Vạy (Cơn mưa Cầu Vạy đừng chạy mất công), cầu bé tí sao bảo Cầu Voi, chẳng thấy thành sao gọi Hồ Thành, núi không còn rừng sao gọi Ngàn Nưa ? Và không chỉ riêng gì Thanh Hóa. Ở Hà Nội cầu cũ đã lâu sao gọi Cầu Mới, cầu đen sì sao gọi Cầu Trắng (Hà Đông),v.v...Xin hỏi dân chúng ở những địa danh trên cũng khoác lác, ba hoa, cũng "nói trạng" cả hay sao ?

Cầu Bố và Rừng Thông là những địa danh lịch sử và cách mạng nổi tiếng. Thời Trần chống Nguyên Mông, một trận chiến ác liệt xảy ra tại kênh Bố Vệ. Xã Bố Vệ là quê hương của Tuyên Từ Thái hậu 10 năm nhiếp chính và vua Lê Anh tông đời Trung hưng. Nơi đây cũng có một số di tích, danh thắng cỡ Quốc gia: Chùa Đại Bi-Mật Sơn, đền Lê...Rừng Thông thời kháng chiến chống Pháp là tụ điểm thương mại phục vụ kháng chiến của đồng bào nhiều nơi tản cư đến. Đặc biệt, cũng tại núi Rừng Thông này, Bác Hồ đã nói chuyện với cán bộ và nhân dân trong dịp về thăm Thanh Hóa. Đó là những địa danh lấp lánh trang sử dân tộc, niềm tự hào của không riêng nhân dân Thanh Hóa. Mọi sự hiểu lầm hay xuyên tạc đều cần phải được đính chính.
-----------------------
(1) (2) (3) Bài này từng đăng trên Báo Văn Hóa thông tin Thanh Hóa năm1994. Bấy giờ, vì ngại "đụng chạm", tên các bài viết, phim ảnh liên quan cụ thể đã được Ban biên tập "ẩn đi". Nay HTC cũng không còn nhớ.