Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

HIẾP DÂM! ỐI LÀNG NƯỚC ƠI!

Bài của Khoai@

Xem tại đây

Nói trước, chưa có vụ hiếp dâm nào cả và hi vọng sẽ không có.

Ảnh bên để ngắm chứ không minh họa

Đọc bài của mấy tay phóng viên báo Thanh Niên, nhân danh nhà báo viết về mấy vụ Cảnh sát Giao thông với giọng điệu láo toét, để rồi mấy hôm sau sự thật sáng tỏ miệng câm như hến. Sẽ là rất hay nếu như mấy tay này có lời cái chính hoặc xin lỗi bạn đọc. Nhưng ngay cả việc đó cũng trở nên xa xỉ thì chắc chắn những vụ "hiếp dâm" vẫn còn.

Dài dòng thế quả không hay, ý của anh là mấy tay phóng viên báo này, mới chỉ thấy hiện tượng đã vội kết luận bản chất là hoàn toàn sai lầm. Tất nhiên không loại trừ trường hợp phóng viên biết rõ bản chất nhưng vẫn cố tình xuyên tạc như mấy bài vừa rồi về vụ CSGT Thanh Hóa bắn mấy tay mất dạy.

Chuyện này làm cho anh nhớ lại câu chuyện tiếu lâm sau. Chuyện dài dòng, nhưng căn bản thế này:

Ngày xưa ở một thôn nọ cấm nấu rượu để tiết kiệm lương thực, một hôm trưởng thôn bất ngờ kiểm tra nhà của một cô gái thì phát hiện ra dụng cụ nấu rượu.

Trưởng thôn liền phạt cô gái vì "Cô chưa nấu rượu nhưng có dụng cụ nấu rượu và chắc chắn sẽ nấu rượu nên tui phạt cô”.

Bất ngờ vì lối quy chụp và suy diễn đó, cô gái liền la lên: "Hiếp Dâm…Hiếp Dâm"!

Trưởng thôn liền kinh ngạc và hỏi: "tại sao cô la như vậy, cô muốn vu oan cho tui hả?"

Cô gái trả lời: "ông chưa hiếp dâm nhưng có dụng cụ để hiếp dâm và chắc chắn ông sẽ hiếp dâm !!!”

Rất may, anh còn kìm lại được, nếu không sẽ giật tít: Thanh Niên Hiếp dâm Cảnh sát Giao thông Thanh Hóa.

Hi vọng, là mấy tay phóng viên kia đọc chuyện này mà bớt tỏ ra ngu xuẩn khi tác nghiệp.

BỊ BẮT QUẢ TANG HIẾP DÂM, 4 TRAI LÀNG TRẦN TRUỒNG THOÁT THÂN

Ảnh để ngắm chứ không minh họa

Một trong số chúng nói: “Cô em nằm im để cho tụi anh “vui vẻ” xíu, nghe theo tụi anh thì không sao, chứ chống cự thì chết không biết lúc nào đó”. Nói xong cả đám lao vào ghì xé quần áo và từng tên một lần lượt thay nhau hãm hiếp cô gái.

(PLO) - Cho rằng ngôi nhà ấy có cô gái “dễ dãi”, đám trai làng mặt búng ra sữa muốn đến để tìm chút “yêu”. Nhưng trớ trêu thay, người chị của “cô gái dễ dãi” đã trở thành nạn nhân của bốn “yêu râu xanh” trong đêm kinh hoàng. 

Nạn nhân trong vụ án này là cô gái Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1996, ngụ thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Bốn thủ phạm là Võ Đình Nguyên (SN 1996), Đặng Văn Nguyên (SN 1998), Trần Quốc Linh (SN 1997, cùng ngụ xã An Nghiệp, huyện Tuy An), Đặng Ngọc Thiên (ngụ xã Xuân Sơn, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên).

Đêm 1/4, cả nhóm thanh niên trên đi xem ca nhạc ở thị trấn Chí Thạnh đến hơn 22h mới về. Lúc này, Nguyên nói với các đối tượng còn lại: “Tao có vụ này hay lắm, tụi bay xơi không? Tao mới quen con nhỏ Lý (ý nói Nguyễn Thị Thu Lý, SN 1998, em gái nạn nhân - PV) ở gần đây.
 
Nó “dễ dãi” lắm, tụi mình dụ là em nó “dính chưởng” ngay. Nhà nó không có ai cả, chỉ có mấy đứa con gái, bây giờ tụi mình tới kiếm chút cháo”. Nghe Nguyên nói, đám trai còn lại lên cơn dục vọng gật đầu lia lịa. 

Khi đến nhà, cả nhóm đứng bên ngoài gọi Lý nhưng không thấy ai lên tiếng. Cả nhóm vẫn không chịu về mà đứng xầm xì to nhỏ. Một lát sau, Trang tỉnh dậy, nghe tiếng thanh niên ồn ào bên ngoài nên không dám mở cửa mà chỉ nói vọng ra: “Em tôi không có ở nhà, mấy anh về đi chứ bây giờ khuya rồi”. Đám thanh niên nghe vậy, giở trò chòng ghẹo: “Không có Lý thì có bí có bầu gì cũng được”. 

Thôn nữ sợ hãi đóng chặt cửa, gọi điện thoại cho mẹ, nói lập bập: “Mẹ ơi, đến ngủ với con chứ có mấy thằng nào nó đứng trước cửa đập cửa nhà mình. Con sợ lắm”. 

Tuy nhiên, khi vừa nói dứt câu thì đám thanh niên đã phá cửa vào nhà, giật điện thoại quăng ra ngoài. Cả đám dùng vũ lực uy hiếp, kẻ bóp cổ chặt cứng, kẻ đe dọa đòi đánh nếu nạn nhân không để cho chúng “yêu”.

Một trong số chúng nói: “Cô em nằm im để cho tụi anh “vui vẻ” xíu, nghe theo tụi anh thì không sao, chứ chống cự thì chết không biết lúc nào đó”. Nói xong cả đám lao vào ghì xé quần áo và từng tên một lần lượt thay nhau hãm hiếp cô gái.

Khoảng 15 phút sau, mẹ nạn nhân mới tức tốc cầm đèn pin đến nơi. Nhóm thủ phạm lao ra ngoài. Bà mẹ túm được tay đối tượng Linh, nhưng vì sức phụ nữ không đủ ghì nên Linh vùng vẫy, vung tay tát vào mặt bà một cái trời giáng, rồi tháo chạy trong bộ dạng không mảnh vải che thân. 

Chân dung bốn “yêu râu xanh”

Ngay sau khi nhận được trình báo của gia đình nạn nhân, Công an thị trấn Chí Thạnh phối hợp với Công an huyện Tuy An vào cuộc. Tại hiện trường vụ án cho thấy có sự xô xát, giằng co giữa nạn nhân và nhóm đối tượng gây án. Công an còn thu thập được một điện thoại di động, một chìa khóa xe, một quần tây. 

Dựa vào lời kể của nạn nhân và những chứng cứ thu thập được, cảnh sát nhanh chóng xác định được bốn nghi phạm. Rạng sáng ngày 2/4, cảnh sát đã tìm đến nhà nhưng không đối tượng nào có mặt ở nhà, liên lạc qua điện thoại cũng không gặp. 

Đến chiều cùng ngày, các đối tượng về nhà, bịa chuyện: “Tối qua đi chơi với bạn, nhậu say quá nên ngủ quên, giờ mới tỉnh”. Sau khi được gia đình cho biết có công an đến điều tra vụ việc, biết không thể thoát tội, cả nhóm đã đến cơ quan công an tự thú.

Trong số nhóm thủ phạm, hai đối tượng Nguyên và Linh học đến lớp 7 đã nghỉ học ở nhà, ăn chơi lêu lổng, nhiều lần tụ tập băng nhóm đánh nhau, quậy phá xóm làng, đang nằm trong danh sách địa phương theo dõi. 

Một người dân ở xã An Nghiệp cho biết: “Đám trai choai choai này quậy dữ lắm. Tối ngày chỉ biết ăn chơi, nhậu nhẹt, không giúp được gì cho gia đình cả. Bố mẹ tụi nó cũng khổ, cứ vài ngày lại bị gọi lên công an làm việc”.

Còn hai đối tượng Nguyên và Thiên hiện đang là học sinh lớp 11 của một trường THPT. Được biết, năm học lớp 9, Nguyên từng đánh nhau và bị đuổi học một năm. Sau khi được đi học lại, Nguyên thường xuyên bỏ học, tụ tập bạn bè rồi rượu chè, nhiều lần bị nhà trường cảnh cáo. Thiên chơi với Nguyên nên cũng học đòi ăn chơi theo bạn, dần trở nên hư hỏng. Trước khi gây án, hai đối tượng là học sinh cá biệt của trường, đang được theo dõi, “treo án” đuổi học. 

Em gái tai tiếng, chị gái “vạ lây”

Sự việc đã xảy ra hơn một tuần nhưng mẹ nạn nhân vẫn chưa hết ám ảnh về việc con gái bị cưỡng hiếp. Thương xót cho con gái, người mẹ này hối hận vì mình chậm chân mà con gái trở thành nạn nhân cho những kẻ đốn mạt. 

Bà mẹ nghẹn ngào kể: “Khoảng gần 23h ngày 1/4, vợ chồng tôi đang ngủ thì nhận được cuộc gọi của con Trang, nó nói tôi đến ngủ với nó chứ nó sợ đám trai đứng phía ngoài phá nhà. Tôi liền cầm đèn pin rồi chạy xe đạp qua nhưng vì trời tối, đường khó đi nên khoảng 15 phút sau tôi mới tới, khi tới thì thấy sự việc hãi hùng xảy ra”.

Ngồi thẫn thờ nhìn con gái đang ôm đầu khóc vì chưa hết hoảng hồn với những gì xảy ra, người cha gạt nước mắt cho biết: “Mấy ngày nay con nhỏ chỉ biết ngồi khóc, không ăn không uống gì hết. Cứ thế này mãi thì làm sao nó sống nổi. Nó mà có mệnh hệ gì thì gia đình tôi biết làm sao đây, mẹ của nó sẽ sống ra sao?”.

Cha mẹ Trang kết hôn đã 20 năm, có ba con gái, nạn nhân là con lớn, nhưng vẫn ở trong ngôi nhà trét bằng bùn. Gia đình thuộc hộ nghèo của địa phương nên 3 năm trước Nhà nước hỗ trợ cho một số tiền cùng với số tiền ít ỏi có được và vay mượn người thân, gia đình ông Tuấn xây một căn nhà nhỏ ở mảnh đất cách nhà cũ khoảng 500m. Sau đó ông bà cho ba con gái ra ở riêng để tiện đi làm, còn vợ chồng ông ở lại ngôi nhà cũ để lo nhang khói cho ông bà tổ tiên. Đám trai làng biết việc những thiếu nữ ở xa bố mẹ nên giở trò đồi bại.

Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nạn nhân học hết lớp 10 thì nghỉ học, khoảng một năm trước xin bố mẹ đi học nghề để có cuộc sống ổn định. Người em tên Lý, là người mà nhóm trai làng cho là “dễ dãi”, cũng chỉ học hết lớp 8 rồi nghỉ học và xin đi làm ở một quán cà phê cách nhà khoảng 3km. Đêm xảy ra sự việc, do Lý và em gái 14 tuổi làm khuya nên không về nhà ngủ, vì vậy chị gái mới gặp nạn.P.L

(Tên nạn nhân đã được thay đổi)

CÓ TÍ XÔI CŨNG ĐÒI LÀM DÂN CHỦ

Khoai@


Vụ Nguyễn Tường Thụy xúi bẩy em Nguyễn Phương Uyên cùng đồng bọn với mưu đồ phá thối phiên tòa xét xử Lê Quốc Quân vào 2/10/2013 tới đây, đang được dư luận quan tâm.

Ngoài các chiêu lăn đùng ngã ngửa, tụt quần vạch vú ra để ăn vạ, lần này các nhà dân chủ cuội có một quyết định táo bạo không ngờ, là mang xôi của"thánh nữ" Phương Uyên ra làm con bài tẩy. Tiếc rằng, hình ảnh các anh dân chủ cuội này lại bị dân mạng ví như những con đực bất lực, thay vì sử dụng súng ống, họ sử dụng đến mồm để tự sướng.

Đây là một số nhận xét của dân mạng. Khoai@ chụp lại và share cho anh em đọc.






Trên Dân Luận còn có bài của Nguyễn Tường Tâm với cái tít khiêu dâm: "Công an bóp vú nữ sinh viên Phương Uyên". Trời đất, bó tay với các nhà dân chủ lòi dom. Không còn gì để bấu víu đành mang xôi của Uyên ra bày trò. 

Mkiếp, có tí xôi mà cũng đòi làm dân chủ.

Thảm hại đến thế là cùng!

CUỐI TUẦN THƯ GIÃN NÀO

Tình hình là tôi phải đi thẩm định và bảo dưỡng sức khỏe ít ngày. Bốt loạt sốc & độc này lên phòng cháy chữa cháy. Các anh liệu bảo ban nhau mà trông nom nhà cửa. Ít bữa tôi zìa.


Vừa hồng nhá


Lại vừa chuyên hehe.


Chán bánh chưng nhưng vẫn...thèm xôi. Haizz.


Mông ôi là mông...


Cái đ...

VĂN QUYẾN KHÔNG DÍNH LÍU ĐẾN BÁN ĐỘ Ở NINH BÌNH

Khoai@


Ngay khi có thông tin V.Ninh Bình dính nghi án bán độ, mình đã lo lắng vì nghĩ Văn Quyến sẽ dính vào vụ này. Nhưng thật may, anh đã không có sự dính líu nào.

Hàng loạt cầu thủ U23 bán độ, Văn Quyến không dính líu

Trong số hơn 10 cầu thủ Ninh Bình có liên quan đến bê bối bán độ tại AFC Cup, Văn Quyến đã không có tên.

Được biết, những trường hợp bị xác định có liên quan đến tiêu cực đều đang bị cơ quan công an điều tra và phải cách ly hoàn toàn với bên ngoài. Những cầu thủ không liên quan đến vụ bán độ tại AFC Cup, đều được CLB cho về nhà.

Trước đó, Văn Quyến không có tên trong danh sách tới làm khách trên sân của Kelantan (Malaysia). Tuy nhiên những ngày qua, Văn Quyến vẫn xuất hiện tại khách sạn Vissai Ninh Bình, khiến nhiều người cho rằng cầu thủ này có dính líu tới vụ bán độ.

Ảnh: Văn Quyến ở Ninh Bình

Văn Quyến trở thành tâm điểm của chú ý bởi chính anh từng là nhân vật chính trong nhóm cầu thủ bán độ tại SEA Games 2005. Nếu lại thêm một lần nhúng chàm, chắc chắn sự nghiệp của cầu thủ này sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên, dường như đã có một bài học rất đau và đặc biệt là không có tên trong danh sách tới làm khách trên sân của Kelantan, Văn Quyến đã không liên quan tới bê bối tiêu cực lần này.

Văn Quyến đã cho biết mình không hề hay biết vụ các cầu thủ bán độ. Bản thân anh thật sự sốc khi nghe tin lãnh đạo đội bóng thông báo việc dừng thi đấu để điều tra về việc có nhiều cầu thủ tham gia bán độ ở trận đấu AFC Cup. Hơn nữa, Văn Quyến cũng khẳng định anh không có tên trong danh sách thi đấu và không được đi theo đội sang Malaysia ở trận đấu xảy ra tiêu cực đó.

“Tôi không nhận một đồng tiền nào cả. Tôi đã sai lầm một lần, không dại để dính chàm lần nữa”, Văn Quyến khẳng định.

Ở mùa giải 2014, Văn Quyến gần như không được HLV Văn Sỹ sử dụng trong đội hình thi đấu. Phải đến trận lượt về AFC Cup 2014 gặp Kelantan trên sân Ninh Bình, Văn Quyến đã được ông Sỹ tung vào sân từ phút 70 để thay thế Danh Ngọc.

Liên quan đến vụ bán độ gây xôn xao dư luận, theo nguồn tin của báo Nhân dân, hôm qua, cơ quan công an đã xác định danh tính những cầu thủ tham gia và vụ bán độ tại AFC Cup.

Theo đó, thông tin từ cơ quan công an, người chủ mưu và cầm đầu thực hiện lại chính là Trần Mạnh Dũng, đội phó của U23 Việt Nam tại SEA Games 27.

Ngày 15/3, trước chuyến làm khách tại Malaysia, Mạnh Dũng chủ động gặp gỡ thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng, 2 cầu thủ đồng hương là Lê Văn Duyệt và Lê Quang Hùng bàn bạc về việc cá độ ở trận gặp Kelantan.

Sau đó, khi sang đến Malaysia vào ngày 17/3, Mạnh Dũng lại mời các đồng đội gồm thủ môn Mạnh Dũng, Quang Hùng, Xuân Phú, Chu Ngọc Anh, Nguyễn Gia Từ, Phan Anh Tuấn, Nguyễn Văn Hưng, Lê Văn Duyệt họp bàn và thống nhất cá độ. Nhóm cầu thủ này cá độ theo hình thức đánh kèo “tài ba hòa”, với số tiền là 2 tỷ đồng. Trường hợp thua độ, các cầu thủ sẽ chia đều số tiền để trả, còn thắng cũng chia đều tiền.

Cơ quan điều tra cũng xác định, người nhận cá độ là Đào Đức Lợi, sinh năm 1978, trú tại An Hưng, An Dương, Hải Phòng. Ngay trước khi ra sân thi đấu, Trần Mạnh Dũng liên lạc với Lợi và đặt độ giá trị 2 tỷ đồng, nhưng Lợi chỉ chấp nhận “ôm” 1,2 tỷ đồng. Sau trận đấu, nhóm cầu thủ trên đã thắng cá độ được 800 triệu đồng. Đến ngày 19-3, khi Ninh Bình về TP. Hồ Chí Minh, Mạnh Dũng yêu cầu Lợi chuyển tiền thắng độ. Ngoài ra, sau khi Lợi chuyển tiền cho Dũng thì cầu thủ Hoàng Danh Ngọc không đi thi đấu tại Malaysia nhưng đã nhắn tin cho Trần Mạnh Dũng với nội dung biết việc Dũng cùng các cầu thủ khác tham gia cá độ bóng đá và dọa sẽ báo cáo Ban huấn luyện. Vì vậy, Trần Mạnh Dũng đã nhờ Lợi số tiền 50 triệu đồng cho Hoàng Danh Ngọc.

Với số tiền này, Mạnh Dũng nhận về mình số tiền nhiều nhất là 90 triệu đồng. Các cầu thủ còn lại gồm: Nguyễn Văn Hưng (85 triệu đồng), Lê Quang Hùng (85 triệu đồng), Lê Văn Duyệt (85 triệu đồng), Nguyễn Gia Từ (85 triệu đồng), Phan Anh Tuấn (75 triệu đồng), thủ môn Nguyễn Mạnh Dũng (75 triệu đồng), Phạm Xuân Phú (75 triệu đồng), Chu Ngọc Anh (75 triệu đồng), Lê Văn Thắng (không tham gia cá độ nhưng được Trần Mạnh Dũng cho 20 triệu đồng) và Hoàng Danh Ngọc ( 50 triệu đồng).

Sau khi bị cơ quan điều tra phát giác, nhóm cầu thủ của Ninh Bình đều đã nộp lại toàn bộ 800 triệu đồng thắng cá độ. Tuy nhiên, với sự việc cực kỳ phức tạp trên, ông bầu Hoàng Mạnh Trường đã quyết định tạm dừng mọi hoạt đồng tập luyện, thi đấu của đội bóng.

Tỷ lệ tài ba hòa là gì?

Về hình thức cá độ của các đối tượng là “tài ba hòa” nghĩa là dựa trên tổng tỷ số trận đấu, nếu có dưới 3 bàn thắng thì thua cá độ, nếu có 3 bàn thắng thì “hòa” - không phải trả tiền cá độ, nếu có từ 4 bàn thắng trở lên thì thắng cá độ, không phân biệt đội nào thắng, thua.

Theo Kim Anh - An An (Dân Trí)

RẤT KHÔNG NÊN KÊU THIẾU TÔNG ĐƠ CẮT TÓC!

Cuteo@


Đọc bài "Bộ đội Trường Sa khó cắt tóc 3 phân vì... thiếu tông đơ" đăng trên Thanh Niên chiều nay mà thấy buồn kinh người.

Trước hết chấp hành điều lệnh quân đội nhân dân là bổn phận của mỗi chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Và lâu nay, khi chưa có quy định của Bộ quốc phòng về cắt tóc 3 phân thì bộ đội vẫn cắt theo quy định cũ. Khi đã có quy định mới, thì lẽ đương nhiên phải chấp hành quy định mới. Nếu để thiếu cái tông đơ cắt tóc thì phải nghiêm túc xem xét lại người cán bộ chỉ huy, nhất là người chỉ huy phụ trách hậu cần. 

Việc báo nêu, bộ đội chỉ nhận được 1 cái kéo, mà là loại kéo chỉ cắt được giấy có thể là thông tin chính xác. Trường hợp này, dứt khoát phải xem xét lại vấn đề công tác hậu cần. 

Thực tế thì vấn đề "Tông đơ" hoàn toàn không có gì khó khăn như báo đăng, bởi lẽ quân đội đã có quy định mới, thì tất phải lo những điều kiện đảm bảo. Việc kêu ca là không có cơ sở và rất không nên, nhất là về mặt văn hóa.

Quân đội ta, đến máy bay, tàu ngầm, hay tên lửa còn trang bị được thì xá gì vài cái tông đơ, phải không các bạn?

Không phải bây giờ, mà đã từ lâu, đảng, nhà nước và nhân dân cả nước luôn quan tâm hướng về bộ đội Trường Sa. Sự quan tâm ấy không chỉ được tính bằng tính cảm hay tấm lòng mà nó còn được vật chất hóa dưới nhiều thức. Thiết nghĩ, tiền bạc ủng hộ bộ đội Trường Sa lâu nay mà không bỏ ra một chút để mua 100 cái tông đơ? 

Việc kêu ca thiếu tông đơ cắt tóc thể hiện sự thiếu tự chủ, hay tự lập của người chỉ huy. Tư duy phụ thuộc như vậy rất không nên tồn tại trong điều kiện hiện nay.

Nhân đây cũng nói luôn, chia sẻ cái khó khăn với bộ đôi Trường Sa là điều rất nên làm, và chúng ta vẫn đang làm. Nhưng, các tổ chức hay cá nhân có các hoạt động ủng hộ cũng nên xem lại cách làm của mình. Rất không nên ủng hộ bằng quạt máy, ti vi hay các đồ khác tương tự vì các anh bộ đội đã có quá nhiều. Hãy nên ủng hộ bằng tiền mặt, nhưng với mục đích là làm sao tăng cường sức mạnh quân sự của chúng ta chứ không phải ủng hộ để rồi chia chác cho từng các nhân, để rồi đến cái tông đơ cũng phải kêu.

Tiện thể cũng nói luôn, người chỉ huy bộ đội Trường Sa có thể kêu về vũ khí, đạn dược, quân trang, điều kiện ăn ở của bộ đội nhưng rất không nên kêu "thiếu tông đơ" như thế này.

Tôi viết entry này, có thể sẽ gây phản ứng từ một số người, nhưng không sao, bởi tôi viết với mục đích xây dựng. Tôi cũng đặc biệt tôn trọng các ý kiến trái chiều.

Mời các bạn đọc bài đăng trên báo Thanh Niên:

(TNO) Ngày 27.3, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký ban hành Chỉ thị số 74/CT-BQP về Quy định cắt tóc ba phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và nam học viên chưa phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp. Thời gian thực hiện từ ngày 1.4.

Bộ đội Trường Sa cắt tóc bằng kéo - Ảnh: Diễn đàn Otofun

Tuy nhiên, đối với nhiều điểm đóng quân tại quần đảo Trường Sa thuộc Lữ đoàn 146 (Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân), việc triển khai thực hiện cắt tóc ba phân đang gặp nhiều khó khăn do... thiếu tông đơ, đặc biệt ở các đảo cấp 1 - 2 có nhiều hạ sĩ quan, chiến sĩ.

Trung tá Lương Xuân Giáp, Chính trị viên đảo Trường Sa, cho biết: Quân số trên đảo đông, dàn trải ở các cụm chiến đấu và đầu mối trực thuộc, nên việc cắt tóc ba phân bằng kéo tốn rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện chế độ trong ngày của chiến sĩ.

Tại đảo Sinh Tồn Đông, đại úy Vũ Đức Vinh, Chính trị viên phó, kể: “Hiện tại, việc cắt tóc cho bộ đội chỉ dựa vào một cây kéo cắt tóc riêng của cán bộ, mới mang từ đất liền ra trong chuyến thay quân tháng 1 vừa qua!” và cho biết: Mỗi năm, bộ phận Hậu cần cấp phát một chiếc kéo cho năm cán bộ chiến sĩ. Tuy nhiên, loại kéo này chỉ cắt được... giấy.

Trung úy Bùi Công Hưng, đảo Thuyền Chài A, thành thực: Không thể nói là cắt tóc mà phải gọi là... gọt đầu, bởi trước khi cắt phải mất thời gian mài kéo theo kiểu thủ công.

Đề cập đến việc cắp tóc ba phân cho bộ đội, thiếu tá Ngô Chí Thực, Chỉ huy trưởng đảo Trường Sa Đông, cho rằng: Hạ sĩ quan, chiến sĩ để tóc ba phân là rất tiện dụng đối với các đơn vị đóng quân ngoài đảo. Hiện tại các đảo đều có điện, nếu thay đổi phương thức cắt bằng kéo sang tông đơ điện, thì vừa nhanh gọn đỡ mất thời gian vừa đảm bảo thẩm mỹ...

Được biết, giá mỗi tông đơ cắt tóc chạy bằng điện hiện nay trị giá khoảng 250 - 400.000 đồng và các đơn vị ở Trường Sa chỉ có thể mua sắm cá nhân ngay từ trong bờ. Trong chuyến công tác tại quần đảo Trường Sa tới đây, Báo Thanh Niên sẽ tặng tông đơ cắt tóc bằng điện cùng các dụng cụ khác cho một số điểm đóng quân tại Trường Sa.

Mai Thanh Hải

Thứ Sáu, 11 tháng 4, 2014

HÀ TĨNH: NGƯỜI DÂN BẮT GIỮ NGƯỜI TRÁI PHÁP LUẬT

Ngày 11-4, thông tin từ UBND xã Bắc Sơn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) cho biết: Tối ngày 10-4 hàng trăm người dân xã Bắc Sơn đã tập trung lại la hét, rồi kéo đến bao vây nhà của nhiều cán bộ xã, nhiều người quá khích còn dùng gạch, đã ném vào nhà. Đồng thời, đem xe máy của gia đình ông Nguyễn Khắc Sơn (Trưởng công an xã Bắc Sơn) ra đốt cháy rụi.

Trước đó, chiều 10.4, tổ công tác gồm 6 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Hà Tĩnh và Công an huyện Thạch Hà đến nhà ông Trương Văn Trường (thôn Trung Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà) thực hiện lệnh bắt tạm giam người này về hành vi gây rối trật tự công cộng. Lúc này,hàng trăm người dân đã kéo đến thoá mạ lực lượng công an, 4 chiến sĩ công an đã bị một số người dân bắt trói và đánh bị thương. Trước tình thế này, Công an tỉnh Hà Tĩnh đã huy động hàng trăm chiến sĩ đến hiện trường để giải cứu 4 công an bị bắt. Tuy nhiên, hàng trăm người dân đã kéo đến tiếp tục chửi bới rồi dùng gạch, đá ném thẳng vào lực lượng công an làm nhiều người bị thương.

Nguyên nhân của vụ việc trên xuất phát từ việc người dân xã Bắc Sơn nhiều tháng qua, phản đối việc triển khai dự án xây dựng công viên Vĩnh Hằng tại địa phương này.

Hạnh Nguyên