Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

CUỘC ĐỜI THÌ NGẮN, NỖI NHỤC THÌ DÀI - ÔNG PHẠM ĐÌNH TRỌNG NÊN NHỚ ĐIỀU ĐÓ

Về việc khai trừ Phạm Đình Trọng ra khỏi ĐCS Việt Nam

Bài cũ post lại nhân chuyện Phạm Đình Trọng tiếp tục thể hiện thái độ lưu manh điếm bút trong thời gian gần đây.

Sự việc cuối cùng đã diễn biến và kết thúc đúng với logic của nó. Thông tin từ tổ chức Đảng cơ sở phường 14 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh cho biết tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam ở đây đã ra quyết định khai trừ Đảng viên Phạm Đình Trọng ra khỏi Đảng. Phạm Đình Trọng là ai? Kể từ ngày 13/7/2009, “nhà văn” này tung lên mạng Admin V.IN bài viết dưới nhan đề Ăn mày dĩ vãng (nhan đề này “copy” của người khác – nhà văn Chu Lai), nói xấu lãnh tụ Hồ Chí Minh, xuyên tạc, đả kích đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước CHXHCN Việt Nam nhằm gây scandale chính trị trên mạng truyền thông điện tử và sau đó một loạt bài khác tương tự thì nhiều người đã biết Phạm Đình Trọng là ai. Như một lũ nhặng xanh đánh hơi được mùi dơ, các “cơ quan truyền thông hải ngoại” lập tức bâu vào khai thác “của quý” này cho mục đích chống Cộng, chống Việt Nam của chúng. Phạm Đình Trọng được chúng tâng bốc, giới thiệu là “thiếu tá QĐNDVN, là cây viết của binh chủng Thông tin, sau đó về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, có nhiều sáng tác xuất bản”. Trên mạng Phạm Đình Trọng cũng tự giới thiệu là đảng viên hơn 40 năm tuổi Đảng, gia nhập Đảng lớp Đảng viên Hồ Chí Minh trong Quân đội ngày 19-5-1970, có trình độ trung học, vào bộ đội được ưu ái bồi dưỡng thành phóng viên, biết cầm bút viết văn, công tác ở cơ quan chính trị trong Quân đội, sau ra ngoài làm báo ở cơ quan dân sự cho đến khi về hưu. Trong sáng tác cũng như trong công tác, xem ra ông ta cũng không có thành tích gì nổi bật. Trình độ, tài năng cũng vào loại dưới trung bình trở xuống. Học hành, kiến thức cũng từ lớp 10 trở lên. Qua tự thuật của ông ta, người ta cảm thấy đây là con người chất chứa nhiều bất mãn cá nhân. Khi về hưu, sinh hoạt ở chi bộ phường như mọi đảng viên hưu trí khác, nhân chi bộ giao nhiệm vụ tham gia Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, một nhiệm vụ cũng bình thường của mọi đảng viên, ông ta mới bộc lộ tất cả khối bất mãn chất chứa từ lâu trong đầu óc và tâm trạng của mình. Nếu sự bộc ấy là chân thành, tự nhiên, đem trao đổi với đồng chí, tổ chức một các thân ái và dân chủ, nếu cần thì nhận xét và phê bình chủ trương và việc làm nào chưa đúng của Đảng ở các cấp, theo con đường tự phê bình và phê bình trong Đảng, với tình đồng chí trân trọng thương yêu lẫn nhau, như Di chúc của Bác Hồ, cùng nhau tìm ra sự thật, tìm lẽ phải để làm cho các chủ trương và hoạt động của Đảng được tốt hơn, thì đó là hành vi chính đáng, đồng thời là nghĩa vụ và quyền của mọi đảng viên được quy định trong Điều lệ của Đảng, mà là một Đảng viên 40 tuổi Đảng như ông ta chắc là phải nắm được và thông suốt. Đằng này, Phạm Đình Trọng hành xử như thế nào? Lợi dụng danh nghĩa “nhà văn”, danh nghĩa “đảng viên”, lợi dụng một chút khả năng viết lách trôi chảy mà ông ta nhầm là tài năng, lợi dụng các phương tiện truyền thông điện tử, biết rằng các thế lực thù địch và cơ hội ngoài nước cũng như trong nước luôn trực chờ những ngôn luận và hành vi ly khai, phản bội từ trong Đảng và trong nước để tiến hành các âm mưu phản động, phá hoại của chúng, theo “gương” của những nhân vật cũng đã từng nhờ những việc làm xấu xa như vậy mà “nổi danh”, nên Phạm Đình Trọng cũng tung “tác phẩm” xấu xa của mình lên mạng, bất kể hậu quả của chúng đối với Đảng, đối với đất nước, đối với bản thân mình như thế nào. Quả nhiên, việc làm của Phạm Đình Trọng lập tức gây scandale chính trị và quả thật ông ta được “nổi danh”. Biết rằng việc làm đó là vô tổ chức, vô kỷ luật, trái với Cương lĩnh, Điều lệ và các quy định của Đảng, trái với tư cách đảng viên, nhất định sẽ dẫn đến kỷ luật của Đảng đối với mình, Phạm Đình Trọng bèn dùng thủ thuật mà một tác giả trên mạng đã gọi “cách ăn vạ của Chí Phèo”, làm đơn xin ra Đảng, cũng phát tán lên mạng, một là để tỏ ra có “lập trường” dứt khoát chống Đảng, hai là để đối phó với sự xử lý của tổ chức Đảng đối với một đảng viên hư hỏng, phản bội.

Tuy nhiên, sau khi cố tình gây scandale chính trị thì chính Phạm Đình Trọng cũng thấy rõ: ngoài những bọn thù địch, phản động “hải ngoại”, những bọn tâm lý chiến chuyên nghề phá hoại đất nước chúng ta, dư luận công minh chính trực ngay trên mạng cũng đã phê phán, lên án một cách đúng đắn và nghiêm khắc các luận điệu sai trái và việc làm xấu xa của Phạm Đình Trọng. Điều mà Phạm Đình Trọng mong đợi ở dư luận, mong đợi sự tán thành và ủng hộ đối với mình cuối cùng chỉ là thái độ khinh bỉ đối với một kẻ ly khai, phản quốc, phản Đảng và phản lại chính mình, một phút thiêu sạch công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, công nuôi dạy của gia đình, nhà trường, xã hội, đồng thời nêu gương xấu cho bạn bè, vợ con, các bạn trẻ gần xa. Chỉ có một bọn lên tiếng tán dương, ngợi khen, bọn chúng là ai thì mọi người đều biết rồi. Như đã nói bên trên, chúng là một lũ ruồi nhặng chỉ chực chờ ở đâu có “của thối” thì lập tức vo ve bu đến kiếm ăn. Phạm Đình Trọng chính là món mồi béo bở đó của chúng. Mọi lời khen ngợi của chúng đều là những lời sỉ nhục đối với những người còn có chút lương tâm, ý thức tự trọng của người yêu nước Việt Nam. Số phận nhục nhã dành cho những kẻ phản bội, một khi tỉnh ngộ trước thực tế của cuộc sống nghiêm khắc, nhất định Phạm Đình Trọng đã cảm thấy sâu sắc và sẽ là một mối nhục và mối hận trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Phạm Đình Trọng đã phản bội lại lời thề thiêng liêng của người đảng viên khi gia nhập Đảng, dù biện minh, thanh minh thế nào, sự phản bội đó cũng không thể xóa sạch được vết nhơ. Chỉ còn hy vọng, sự phản bội chỉ dừng lại ở đây thôi, không nên tiếp tục trượt dài thêm nữa. Cần chú ý cái vực thẳm của cuộc đời ông ta đang chờ ở phía trước để biết kịp thời dừng chân bên miệng vực.

Một phút sa chân muôn thuở hận
Quay đầu nhìn lại đã trăm năm

Cuộc đời ngắn, song nỗi nhục thì dài, ông ta nên biết điều đó.

Về việc thi hành kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng thì các đồng chí ở cơ sở phường 14 quận Tân Bình cho biết, các đảng viên trong chi bộ, cũng như các đồng chí và bạn bè khác của Phạm Đình Trọng đã hết lòng tiếp cận, khuyên nhủ ông ta nhận thức lại những sai trái trong ngôn luận và hành động của mình, thấy rõ nguy cơ thoái hóa, biến chất về tư tưởng, chính trị có thể dẫn ông ta đến tình trạng sa đọa vào âm mưu, thủ đoạn của bọn thù địch, phản động, vi phạm nghiêm trọng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Song, mọi sự quan tâm, tận tâm giúp đỡ đó đều bị Phạm Đình Trọng ngoan cố từ chối, không tiếp nhận, chỉ cố thủ trong cái “lô cốt” sai lầm của mình, không còn khả năng tiếp thu lẽ phải, tình thương của đồng chí, đồng đội nữa. Vì vậy, tổ chức Đảng phải thi hành kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng ở mức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam vì đã suy thoái về tư tưởng chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật kém, không còn đủ tư cách, phẩm chất của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mong rằng kỷ luật đó là một sự răn đe đối với Phạm Đình Trọng để ông ta dừng chân lại đó, không tiếp tục sai lầm hơn nữa để nhận lấy những xử lý còn nặng hơn, đáng tiếc hơn đối với một kẻ phạm tội.

Án kỷ luật đối với Phạm Đình Trọng cũng đồng thời là sự bác bỏ và phủ nhận mọi luận điệu chính trị và tư tưởng sai trái, thấp kém ông ta đã tung lên mạng trong các ngôn luận xằng bậy của mình. Đã có nhiều tiếng nói phê phán một cách sâu sắc và xác đáng các luận điệu đó, trong đó có rất nhiều trí thức trẻ tuổi mà ông ta mong lừa bịp được họ. Một người trong họ đã cho Phạm Đình Trọng hai chữ đích đáng: toi cơm. Mong rằng ông ta sẽ từ đây rút lấy kinh nghiệm cần thiết để không còn tiếp tục việc làm sai trái của mình, để nhận lấy sự xử lý của pháp luật đối với một công dân. Vì một đảng viên xấu thì không thể là một công dân tốt được. Trường hợp Phạm Đình Trọng rõ ràng là như thế.

Thi hành kỷ luật nặng đối với một đảng viên như Phạm Đình Trọng là một việc làm cần thiết sóng cũng là việc bất đắc dĩ, rất đáng tiếc. Mọi hình thức kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam đều có tính chất giáo dục là chính, kể cả án kỷ luật cao nhất. Đã từng có những đảng viên bị khai trừ khỏi Đảng song đã biết hối cải, sửa chữa sai lầm, để trở lại thành công dân tốt, lập công chuộc tội, để trở lại thành đảng viên. Nếu là người còn có thiện căn và mọi sự giáo dục mà Phạm Đình Trọng đã từng nhận được từ nhà trường, từ gia đình, từ tập thể, từ quân đội và từ Đảng trong quá khứ chưa bị tiêu trừ hết thì khả năng hướng thiện của ông ta vẫn còn và chúng ta vẫn còn hi vọng rằng ở con người đó không phải tất cả đều hư hỏng, không còn cứu vớt được. 

Vấn đề là ông ta có lý trí và lương tri hay không?

Ý kiến của một đảng viên

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

VỤ "MẤT ĐỒ SAU CỨU NGƯỜI", CHÍNH PHÓNG VIÊN LÀ "KẺ TRỘM"


Hôm qua (10/04), nhiều báo mạng – trang tin điện tử đã lần lượt đăng tải – dẫn lại thông tin về việc một người đàn ông tên Nguyễn Văn Tuân (SN 1980) vào khoảng 9:30 sáng tại TP Huế đã dũng cảm nhảy xuống sông cứu lấy một phụ nữ có ý định tự sát, đang vùng vẫy giữa dòng nước.

Không thống nhất về thông tin, thiếu chính xác về sự việc


Sự thật việc anh Tuân bị cuỗm hết tất cả tài sản
Anh Tuân cho biết anh không bị mất gì cả, không biết các báo lấy thông tin ở đâu để đưa tin như thế. – ThanhNienOnline.
Nguyên văn trên được chính anh Tuân xác nhận với PV báo ThanhNienOnline trong buổi tiếp xúc với công an TP Huế và nhận thư khen cùng tiền thưởng “nóng” từ thượng tá Võ Văn Sáu, Phó trưởng Công an TP Huế.

Anh Tuân được Công an TP.Huế mời đến khen thưởng – Ảnh: Trần Hồng (ThanhNien)

Phóng viên “hớt váng” thông tin, bóp méo sự thật bồi thêm hiệu ứng người Việt xấu xí

Hành động cứu người chẳng nề hà hiểm nguy của bản thân từ trước đến nay vốn không phải là hiếm, ngoài việc làm ơn vốn chẳng mong được đáp đền xuất phát từ tinh thần tương thân hào hiệp rất đáng hoan nghênh của người Việt Nam. Tuy nhiên trước sự không thống nhất từ những nguồn tin khác nhau và sự “chụp giật, hớt váng” thông tin lẫn nhau và tác động bởi những chỉ tiêu rất đặc thù của báo mạng, đơn cử ở đây là lượt view chẳng hạn đã khiến cho một số cá nhân được gọi là phóng viênđã chẳng ngần ngại bóp méo, “hớt váng” thông tin, vô hoặc cố tình làm sai lệch sự thật để thỏa mãn thị hiếu cho số đông người đọc.

Cụ thể vấn đề được nhắc đến ở đây là sự “giật gân hóa”, khai thác không thật chi tiết và triệt để đến cùng thông tin để rồi đem đến cho người đọc một cái nhìn xấu xí, lệch lạc, tạo nên hiệu ứng phẫn nộ, căm giận và mất lòng tin vào một xã hội với lắm kẻ vô cảm, cơ hội đến đớn hèn trước một hiện tượng mà lẽ ra nếu tìm hiểu cụ thể, xác thực và đăng tải đúng bản chất của nó là “gương người tốt việc tốt” thì ắt hẳn sẽ chẳng ai buồn quan tâm, mấy ai buồn click chuột.

Cần vực dậy niềm tin trong xã hội

Đề cập đến sự vô cảm của xã hội hiện tại, khi con người không chỉ chưa hết dè dặt lẫn nhau mà còn bỏ qua bao liêm sỉ của bản thân, gạt qua bao bĩ cực, tuyệt vọng của kẻ gặp nạn để hùa nhau vào hôi của như thể đấy là của mẹ thiên nhiên đang vào mùa khai thác như truyền thông đã đưa thời gian qua. Sở dĩ tôi nhắc đến việc “hôi của” trong chủ đề này là vì cạnh từ “hôi của” truyền thông còn xuất hiện cụm “không ai hôi của” như một hiện tượng xã hội đặc biệt và lạ lẫm lắm lắm, mặc dù nó hoàn toàn trái ngược với đạo luân thường đạo lý mà ngay cả trẻ con cũng được giáo dục từ rất sớm, rất sớm.

Trong lúc người đọc ngày càng bị bủa vây bởi nào những cướp, giết, hiếp, lừa đảo, hôi của, trộm cắp… nhan nhản và phủ lấp hết màn hình, khiến cho không ít người dần lung lay và mất đi niềm tin vào một xã hội đầy rẫy hiểm nguy, lừa lọc, vô cảm và bất lực… thậm chí đến việc làm người tốt cũng khó, cũng khiến phải suy nghĩ lại, phải dè dặt cân nhắc (như tin về vụ “Mất đồ sau khi cứu người” vừa rồi là một ví dụ).

Về việc vực dậy niềm tin trong xã hội, tôi xin được phép dẫn một ví dụ đã được nhiều nguồn đăng tải như sau: “Cảm động” chuyện tên cướp bị bắt vì sợ tông cụ già bán vé số, nội dung của câu chuyện là việc một tên cướp chấp nhận bị bắt để tránh tông phải cụ già bán vé số do một người dùng mạng xã hội kể lại.

Câu chuyện do người dùng kể lại trên Facebook cá nhân – Ảnh XaLuan

Đương nhiên là tôi không tin vào câu chuyện này vì nhiều yếu tố như: tính xác thực của thông tin, nhân chứng tại hiện trường, độ uy tín của người chia sẻ… Nhưng qua quan sát tôi biết có nhiều người vẫn tin và không tiếc công share đi câu chuyện đầy tính nhân văn này vì dẫu ít dẫu nhiều nó cũng làm tốt phần nào đó chức năng truyền tải đi thông điệp về tình người, về lòng trắc ẩn giúp cuộc sống thêm phần tốt đẹp.

Về vụ “mất đồ sau khi cứu người”, chính phóng viên là kẻ trộm

Một lần nữa phải nhắc lại rằng người Việt hiện đại ngày càng mất niềm tin vào xã hội, vào con người, luôn dè dặt lẫn nhau, thậm chí đến việc thực hiện một việc tốt đáng hoan nghênh và ủng hộ cũng phải suy nghĩ lại và cân nhắc thiệt hơn.

Mà cụ thể trong chủ đề này (vụ mất đồ sau khi cứu người) chính phóng viên là người đã cướp đi lòng tin, lý tưởng sống tốt đẹp, cướp đi tinh thần tương thân, trượng nghĩa của không ít người Việt Nam. Để thay vào đó là một ví dụ xuyên tạc, thiếu chính xác méo mó, xấu xí về hình ảnh con người Việt Nam vô cảm, cơ hội, đớn hèn trong mọi hoàn cảnh. Còn người tốt không tiếc thân mình, thậm chí có thể phải đánh đổi bằng tính mạng thì phải bấm bụng ôm phần thiệt về bản thân khi không biết đặt niềm tin vào đâu để có thể chuyên tâm làm việc tốt?

Trương Đức Phương/Triết học đường phố

BÀN THÊM VỀ THUẬT NGỮ "HÌNH SỰ HÓA"

Bàn thêm về thuật ngữ Hình sự hóa

Thời gian qua, vấn đề hình sự hóa, các quan hệ kinh tế, dân sự, hành chính… dành được rất nhiều sự quan tâm của rất nhiều đối tượng; đó có thể là các nhà nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật; đó cũng có thể là các chuyên gia về kinh tế; các doanh nhân….. Trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí; truyền hình khi đề cập đến vấn đề “ hình sự hóa” thì hầu như tất cả đều cho rằng đây chính là việc dùng biện pháp hình sự để giải quyết các vi phạm trong giao dịch kinh tế, dân sự chưa hội đủ các yếu tố cấu thành tội phạm, vì vậy nó sẽ tất yếu gây ra những hậu quả nặng nề không những cho những người có hành vi vi phạm bị hình sự hóa mà doanh nghiệp đó cũng bị ảnh hưởng và kéo theo là các đối tác của doanh nghiệp đó và phản ứng dây chuyền này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế, đến toàn xã hội. Theo bà Lê Thị Nga – Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nếu tình trạng này không được chấn chỉnh, đẩy lùi thì nó sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng tai hại như: Những nạn nhân của vấn nạn này (và cả thân nhân của họ) sẽ mất lòng tin vào chế độ xã hội được kiểm soát bởi pháp luật; người dân sẽ không yên tâm bỏ vốn lớn để kinh doanh lâu dài. Hình sự hóa làm cho uy tín của công dân và doanh nghiệp bị giảm sút thậm chí bị mất hoàn toàn, và đây là những thiệt hại không thể xác định được bằng tiền. Hơn thế nữa trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, nếu xu hướng hình sự hóa không được khắc phục thì trong con mắt cộng đồng quốc tế, hệ thống pháp luật của ta sẽ dễ bị đánh giá là thiếu an toàn trong kinh doanh …. Như vậy có thể thấy đa phần các ý kiến, quan điểm đều đồng nhất thuật ngữ “ hình sự hóa” với việc sử dụng các quy phạm pháp luật hình sự để giải quyết các vấn đề không phải là “ tội phạm”; là sự áp dụng pháp luật không chính xác; là hành vi vi phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền đã áp dụng các quy phạm mang tính chất hình sự để điều chỉnh các quan hệ pháp luật kinh tế, dân sự.

Tuy nhiên qua nghiên cứu một số sách báo, tài liệu cho thấy thuật ngữ “ hình sự hóa” lại hoàn toàn không phải chỉ thuần túy là một hiện tượng tiêu cực cần phải khắc phục; nếu xem xét “ hình sự hóa” ở góc độ lập pháp thì “hình sự hóa” chính là quá trình chuyển hóa các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế thành các quan hệ pháp luật hình sự thông qua việc xây dựng các quy phạm pháp luật của cơ quan lập pháp. Như vậy ở góc độ này thì đây là một tiến trình hợp lý có tính tích cực cao, đây chính là một trong những công cụ quan trọng của cơ quan lập pháp khi thực hiện các chính sách hình sự của mình. 

Như vậy rõ ràng ở đây chúng ta chưa có được sự thống nhất trong cách hiểu về thật ngữ “ Hình sự hóa”, điều này dẫn đến việc sử dụng khái niệm, thuật ngữ này đôi lúc còn lúng túng. Vậy “ hình sự hóa” là gì?

Theo GS.TSKH Đào Trí Úc thì hình sự hóa (penalisation) chính là việc quy định hình phạt, khung hình phạt, điều kiện áp dụng hình phạt này đối với tội phạm này hay tội phạm khác được quy định trong Bộ luật hình sự. Và hình sự hóa chỉ diễn ra ở giai đoạn xây dựng pháp luật chứ không thể diễn ra ở giai đoạn áp dụng pháp luật .

Theo từ điển tiếng Việt thì hình sự hóa được hiểu là quá trình đưa một quan hệ xã hội từ chỗ chưa được điều chỉnh bằng luật hình sự trở thành đối tượng được điều chỉnh bằng luật hình sự ; Còn tại từ điển Luật học thì lại coi hình sự hóa là việc chuyển đổi các hành vi vi phạm pháp luật chỉ ở mức độ xử phạt hành chính thành tội phạm hình sự và tiến hành điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Luật hình sự. Hình sự hóa là con đẻ của chính sách hình sự của chế độ độc tài, chuyên chế, của nhà nước khi đã rơi vào sự khủng hoảng và đánh mất đi sự ủng hộ của nhân dân .

Vậy ở đây, chúng ta thấy cách hiểu của các nhà nghiên cứu là không đồng nhất, thậm chí mâu thuẫn. Nếu theo cách hiểu trong từ điển triết học, hay GS.TSKH Đào Trí Úc thì rõ ràng “hình sự hóa” là một hoạt động mang tính tích cực và cần được thực hiện một cách thường xuyên, bởi trong cuộc sống thì các quan hệ xã hội luôn xuất hiện và biến đổi không ngừng. Còn nếu hiểu theo cách được thể hiện trong từ điển luật học thì đây rõ ràng là một hiện tượng vô cùng tiêu cực và cần được loại bỏ. Và trên thực tế, hầu hết các học giả, các nhà nghiên cứu cũng như các nhà hoạt động thực tiễn thì thuật ngữ “ hình sự hóa được hiểu như là một hiện tượng lạm dụng pháp luật hình sự để giải quyết các quan hệ pháp luật hành chính, kinh tế, dân sự.

Nếu hình sự hóa nếu được hiểu theo nghĩa này thì chỉ tập trung ở giai đoạn áp dụng pháp luật và rõ ràng đây là một hiện tượng vô cùng tiêu cực và cần có những giải pháp để chấn chỉnh và khắc phục; bởi đây chính là sự phản ánh sự yếu kém (nếu không muốn nói là tiêu cực) trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; cũng như trong việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự như tạm giữ, tạm giam, kê biên tài sản… của các cơ quan, người tiến hành tố tụng. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức mà còn gây ra sự bức xúc trong dư luận, làm giảm lòng tin của nhân dân vào hệ thống tư pháp của đất nước. Trong thời gian qua đã có những vụ việc, những tranh chấp dân sự nhưng đã bị “hình sự hóa” làm tốn nhiều giấy mực cũng như thời gian của các phương tiện thông tinn đại chúng như vụ Vũ Đắc Lý, do C15 (cũ) khởi tố, Vụ 1A kiểm sát điều tra; vụ tranh chấp hợp đồng đại lý giữa Công ty Tân Á và Công ty Thành Luân ở Nam Định do C14 (cũ) khởi tố, Vụ 1A kiểm sát điều tra và vụ tranh chấp tài khoản chứng khoán tại Công ty chứng khoán Bảo Việt do C15 khởi tố, Vụ 1A kiểm sát điều tra ….

Nhưng như đã trình bày ở trên, khi đề cập đến thuật ngữ “ hình sự hóa”, thì cũng có không ít quan điểm cho rằng đây chính là sự chuyển hóa các quan hệ pháp luật dân sự, kinh tế, hành chính thành các quan hệ pháp luật hình sự thông qua hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền. Và đây là một hoạt động “bình thường” của các cơ quan có thẩm quyền bởi trong đời sống thì các quan hệ xã hội luôn hình thành, phát triển cũng như thay đổi về cả lượng và chất; mức độ nguy hiểm của một số hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực dân sự, kinh tế hay hành chính có thể thay đổi theo hướng nặng hơn hay nhẹ hơn. Và sau khi nghiên cứu, đánh giá mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, tính phổ biến…, nếu xét thấy cần phải sử dụng biện pháp hình sự mới đấu tranh phòng ngừa đực với các vi phạm này, thì cơ quan lập pháp xác định hành vi ấy như một loại tội phạm mới trong pháp luật hình sự quốc gia.

Như vậy hiện tượng “ hình sự hóa” trong hoạt động áp dụng pháp luật chính là việc cơ quan tiến hành tố tụng đã “ lạm dụng pháp luật hình sự” để giải quyết các quan hệ hành chính, kinh tế, dân sự. Vì vậy theo chúng tôi cần phải thay thế thuật ngữ “hình sự hóa” trong áp dụng pháp luật bằng cụm từ “ lạm dụng pháp luật hình sự trong giải quyết các quan hệ kinh tế, dân sự”, hoặc “ hình sự hóa các giao dịch kinh tế, dân sự” bởi một số lý do sau:

Thứ nhất: Thuật ngữ này diễn tả được (và đúng) bản chất của hành vi. Xác định rõ đây là hành vi tiêu cực, thậm chí là hành vi vi phạm pháp luật cần phải loại bỏ.

Thứ hai: Việc sử dụng thuật ngữ trên giúp chúng ta phân định được sự khác nhau giữa hiện tượng hình sự hóa trong hoạt động xây dựng pháp luật hình sự với hiện tượng tùy tiện lạm dụng pháp luật hình sự trong giải quyết các vi phạm nghĩa vụ, hợp đồng.

Trên đây là một số ý kiến nhỏ xung quanh việc hiểu và sử dụng thuật ngữ “ hình sự hóa” hiện nay. Xin được trao đổi cùng với bạn đọc và đồng nghiệp.

Không rõ tác giả
Nguồn: Trường ĐHCSND


Đọc qua link này:http://www.pup.edu.vn/vi/Dien-dan-phap-luat/Ban-them-ve-thuat-ngu-Hinh-su-hoa-407#


Vụ Thẩm Mỹ Cát Tường: HOÃN PHIÊN TÒA, ĐIỀU TRA BỔ SUNG

 Vụ bác sĩ Cát Tường: Hoãn phiên tòa, điều tra bổ sung


TTO CẬP NHẬT TRỰC TUYẾN - 10g50, sau 15 phút tạm hoãn tòa để hội ý, HĐXX cho biết có một số vấn đề liên quan đến lĩnh vực chuyên môn cần có sự trả lời của cơ quan chuyên môn. Những điều này HĐXX không thể làm rõ tại phiên tòa.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và bị cáo Đào Quang Khánh (từ trái qua phải) trước vành móng ngựa - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Vì thế HĐXX quyết định hoãn phiên tòa, trả hồ sơ để cơ quan điều tra điều tra bổ sung.


Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và bị cáo Khánh - Ảnh: T. L chụp qua màn hình)

Bố mẹ chị Lê Thị Thanh Huyền trong vòng vây báo chí - Ảnh: Tâm Lụa

Các phóng viên theo dõi phiên xử qua màn hình- Ảnh: Tâm Lụa

10g25. Trả lời thẩm đại diện VKS, bị cáo Tường khai sau khi chị Huyền tử vong, bị cáo nghĩ mang xác đến bệnh viện Bưu Điện vứt nhưng thấy đông người quá nên ghé ngồi ở quán Café Mộc, chờ cho vắng người để đưa xác đi. 

Bị cáo Tường còn khai lúc đó bị cáo nói với Đào Quang Khánh “đông người quá”, Khánh nói hay phi tang. Bị cáo hỏi “phi tang thế nào”, Khánh nói “ném xuống sông”. Bị cáo nói “không được”, Khánh nói: “trời thương thì thoát”. Lúc đó bị cáo hoảng quá không nghĩ được gì.

VKS chất vấn bác sĩ Tường: "Bị cáo là người lớn, biết suy nghĩ, sao lại nghe theo lời Khánh là trẻ chưa thành niên?"

- Lúc đó bị cáo hoảng quá. Không nghĩ được, chứ nếu bình tĩnh thì không ai làm thế.

- Bị cáo ở trường Đại học có học y đức không? Pha thuốc không đúng quy trình, phẫu thuật không đúng quy trình rồi còn ném xác xuống sông? Bị cáo Tường im lặng, không trả lời câu hỏi này.

Đến giờ phút này bị cáo nghĩ mình đúng hay sai? - Bị cáo Tường đáp thấy mình sai.

HĐXX tuyên bố tạm nghỉ 15 phút để hội ý

Bị cáo Tường sợ đưa xác vào Bệnh viện Bưu Điện sẽ đông người thấy sẽ hô hoán lên.

* 9g45. Tòa hỏi bị cáo Tường: Sau khi chị Huyền vào phòng, bị cáo làm thế nào? - Bị cáo cho khách hàng nằm ngửa, cho sát khuẩn vùng bụng và ngực, bị cáo tiêm thuốc tê vào vùng bụng sau đó hút mỡ…

Tòa: Công thức gây tê dựa trên cơ sở nào?

- Bị cáo được học tạo hình thì có công thức như vậy. Tiêm thuốc từ 1,5 đến 2 tiếng, sau đó bị cáo chuẩn bị hút mỡ.

- Đến khi nào thì biết có thể hút được?

- Cái này theo thói quen của bác sĩ. Gây tê vùng dưới trước, sau đó gây tê vùng trên. Khi đó vùng dưới tê trước thì hút trước.Khi gây tê vùng trên ngực, chị Huyền có bị đau, bị cáo tiêm 1 liều thuốc an thần. Sau đó bị cáo hút mỡ và đợi lắng mỡ rồi bơm lên ngực.

Tòa công bố Công văn của Sở Y tế Hà Nội trả lời dung dịch gây tê thông thường thì không có Vitamin C và Gentamycin. Tòa hỏi tại sao bị cáo dùng công thức gây tê có thành phần các loại thuốc này?

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường cho biết Vitamin C đưa vào để ổn định thành mạch, để thành mạch vững hơn, làm trẻ hóa các tế bào. Gentamycin để tránh bị nhiễm trùng.

Tòa: Công Văn của Sở Y tế cho biết với hàm lượng bị cáo tiêm cho bị hại thì việc pha thuốc lẫn nhau là không hợp lý. Lý do tại sao bị cáo vẫn tiến hành?

Nguyễn Mạnh Tường đáp: "Loại thuốc đó bị cáo được học. Công thức này được áp dụng tại Hàn Quốc."

10g. Bác sĩ Tường khai rõ ràng lại quá trình phẫu thuật cho chị Huyền. Bị cáo cho biết sau khi phẫu thuật xong, chị Huyền bị co giật. Cấp cứu xong thấy chị Huyền ổn định, bị cáo đi lễ chùa, giao cho y tá tên Vân ở nhà theo dõi chị Huyền. Khi đang đi, bị cáo gọi điện thoại cho y tá Vân bảo đi mua thuốc chống động kinh về tiêm cho chị Huyền nhưng không mua được.

1 tiếng sau khi bị cáo ra ngoài, nhân viên gọi điện cho bị cáo nói chị Huyền có biểu hiện co giật. Bị cáo Tường hướng dẫn nhân viên tiêm thuốc chống dị ứng cho chị Huyền, truyền nước muối sinh lý và cho thở oxy.
Bị cáo cũng bảo nhân viên gọi taxi để đưa chị Huyền đi cấp cứu. Sau đó gọi cho bác sĩ Nguyễn Quang Thành (bác sỹ bệnh viện Bạch Mai) đến để cùng bị cáo cấp cứu. Khi về thì bị cáo thấy tất cả các chỉ số của chị Huyền không đo được nữa. Bị cáo tiến hành cấp cứu nhưng không được.

Bị cáo Tường cho biết chưa rõ nguyên nhân gì chị Huyền tử vong. Dù bị cáo cấp cứu 1 tiếng đồng hồ nhưng chị Huyền không có sự sống.

Toà hỏi ý do tại sao cấp cứu lâu như vậy? Bác sĩ Tường đáp "Do mong cứu sống chị Huyền, nên cấp cứu lâu mà không để ý thời gian. Tiền sử chị Huyền chưa có bệnh tật gì, đến giờ bị cáo không hiểu lý do tại sao chị Huyền chết".

* Trả lời thẩm vấn, Nguyễn Mạnh Tường khai mở thẩm mỹ viện Cát Tường từ tháng 5-2013. Khi mở thẩm mỹ viện, bị cáo có tìm hiểu phải được phép Sở Y tế, đáp ứng các điều kiện, xin phép đăng ký kinh doanh… Bị cáo đã xin được giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, đang xin giấy phép Sở Y tế.

Tuy nhiên, bị cáo Tường cho biết chưa xin giấy phép của Sở Y tế, chưa làm hồ sơ thủ tục, đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ rồi nhưng chưa kịp xin. Cho đến ngày có hành vi gây chết người, thẩm mỹ viện đã hoạt động được 3 tháng

- Nhân sự của cơ sở bị cáo thế nào? Trung tâm có bao nhiêu phòng?

- 6 phòng, 1 phòng lễ tân, phòng tư vấn để tư vấn cho khách hàng, phòng thông tin để quảng cáo, phòng Spa, phòng phẫu thuật, phòng hậu phẫu. Tất cả đều do chị Mai quản lý chung. Chị Mai do người bạn giới thiệu cho bị cáo, trước đây chị Mai đã có kinh doanh thẩm mỹ.

- Chị Mai học ngành gì ra?

- Dạ, học đại học Công Đoàn ra.

- Ai là người phụ trách thẩm mỹ viện?

- Bị cáo phụ trách, chị Mai quản lý, tư vấn.

Khi được tòa hỏi: "Hút mỡ có được phép làm tại thẩm mỹ viện không?", bị cáo Tường đáp có biết quy định là: "Không được phép".

Tòa hỏi về quá trình hút mỡ bình thường thế nào? Bị cáo Tường trả lời quy trình qua các khâu: kiểm tra bệnh, thử phản ứng thuốc... Đối với trường hợp của chị Huyền, chị Mai có cho đi siêu âm, chụp tim phổi, các y tá thử phản ứng thuốc thấy bình thường. Bị cáo Tường xem kết quả cũng không thấy có gì bất thường và có hỏi các nhân viên, hỏi chị Huyền các tiền sử bệnh.

* Theo cáo trạng, khoảng 11g ngày 19-10-2013, chị Huyền đi xe máy đến Thẩm mỹ viện Cát Tường. Nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường đã đưa chị Huyền vào phòng thử HIV và thử phản ứng thuốc tê thấy bình thường.

12g30 cùng ngày, Nguyễn Mạnh Tường bảo nhân viên pha 5 lọ thuốc gây tê với công thức mỗi chai gồm 500ml nước muối sinh lý, 25 ống Lidocain loại 2ml, 2 ống Gentamycin 80mg, 1 ống Adrenalin loại 1/4ml, ½ ống Vitamin C. Tường hỏi chị Huyền có tiền sử bệnh gì không, chị Huyền trả lời không có bệnh lý gì.

Sau khi kiểm tra phản ứng thuốc thấy bình thường, Tường sát trùng vùng bụng và ngực rồi tiêm thuốc gây tê đã pha từ trước vào hai bên hông chị Huyền. Sau đó Tường dùng dao mổ chích vào 2 bên thành bụng dưới (mỗi bên chích 1 mũi) có kích thước 0,2cm và tiêm 4 chai thuốc gây tê đã được pha từ trước vào thành bụng để gây tê hoàn toàn vùng bụng của chị Huyền.

Tường dùng xilanh loại 50ml cắm vào thành bụng (phần dưới da) hút được 11 xilanh mỡ thành bụng. Tường để khoảng 5 đến 10 phút cho mỡ trong xilanh lắng xuống rồi bơm bỏ nước gạn lấy mỡ. Sau đó Tường bơm 11 xilanh mỡ vào ngực chị Huyền (phía dưới 2 bầu vú) đến khoảng 16g cùng ngày thì xong. Tường bảo nhân viên đưa chị Huyền ra phòng ngoài nằm nghỉ.

30 phút sau, thấy chị Huyền có biểu hiện co giật, nháy mắt, sùi bọt mét, Tường tiêm cho chị Huyền 1 mũi thuốc an thần loại Diafegam 10mg. Tiêm xong thấy chị Huyền bình thường nên Tường rủ bạn đến chùa Quán Sứ, Hà Nội để lễ.

17g45 phút cùng ngày, nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường gọi điện thoại báo cho Tường biết chị Huyền có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được. Tường chỉ định cho nhân viên tiêm cho chị Huyền 2 ống thuốc trợ tim loại Adrenalin 2ml và 2 ống thuốc chống dị ứng loại Dimedro 40mg, truyền dịch muối 9% và cho thở oxy.

Sau đó Tường gọi điện cho anh Nguyễn Quang Thành, bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để cấp cứu cho chị Huyền. Khi Tường về thẩm mỹ viện đã thấy chị Huyền ở tình trạng mặt tím, không có nhịp tim. Tường cùng anh Thành cấp cứu cho chị Huyền. Tường đặt nội khí quản cho chị Huyền, bóp bóng và bóp ngoài lồng ngực, tiêm 2 liều thuốc trợ tim loại Adrenalin (mỗi liều 10 ống) trực tiếp vào tim nhưng không thấy có kết quả.

Sau khi chị Huyền tử vong, Tường gọi điện thoại báo cho vợ là Nguyễn Thị Hằng và các nhân viên thẩm mỹ viện Cát Tường biết, đồng thời bảo nhân viên thu dọn đồ đạc gồm máy tính, camera, sổ sách, các dụng cụ y tế… mang đi chỗ khác gửi.

Tối cùng ngày, Tường cùng Đào Quang Khánh (nhân viên bảo vệ thẩm mỹ viện) mang xác chị Huyền ném xuống sông Hồng.

* Trước đó, 8g30 sáng 14-4, TAND TP. Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án bác sĩ ném xác bệnh nhân xảy ra tại Thẩm mỹ viện Cát Tường (45 Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Lê Thị Hợp. Đại diện Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội giữ quyền công tố tại tòa là ông Đỗ Minh Tuấn

Phiên tòa có tất cả 5 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại.

Từ sáng sớm, hàng chục phóng phiên báo đài và hàng trăm người dân đã có mặt trước cổng Tòa án nhân dân TP. Hà Nội để theo dõi phiên xét xử. Tuy nhiên, an ninh phiên tòa được kiểm tra rất chặt chẽ. Các phóng viên báo đài phải được cấp thẻ mới được vào tòa. Người muốn tham dự tòa cũng phải có giấy triệu tập của tòa án mới được vào phòng xử.

Các phóng viên không được vào phòng xử mà theo dõi phiên tòa qua màn hình tivi.

Bị cáo Nguyễn Mạnh Tường đến tòa với thái độ bình thản, luôn đứng cúi đầu trước vành móng ngựa.

Vì bị cáo Đào Quang Khánh phạm tội khi chưa thành niên niên tại phiên tòa có ông Đào Duy Tiến (bố bị cáo Khánh) là dại diện hợp pháp cho bị cáo.

Viện kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đang công bố bản cáo trạng.

TÂM LỤA

NGA: UKRAINA PHẢI DỪNG NGAY VIỆC TẤN CÔNG DÂN THƯỜNG!

Nga: Ukraine phải dừng ngay việc tấn công dân thường

VOV.VN - Cộng đồng quốc tế cần yêu cầu nhà lãnh đạo tại Kiev phải ngừng cuộc chiến chống lại người dân của mình.

Theo RT, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin ngày 13/4 đã tuyên bố như trên tại phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo An.

Ông Churkin nhấn mạnh rằng “những hàng động khinh suất” cùa Chính phủ Ukraine có thể đe dọa nghiêm trọng đến tình hình xã hội Ukraine hiện nay.

Ảnh: Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Ảnh Reuters)

Chính quyền mới tại Kiev đã từ chối lắng nghe tiếng nói của những người không phản đối lực lượng cấp tiến, chống Nga và bài Do Thái.

“Một vài người, trong đó có cả những người hiện diện tại đây, chỉ chăm chăm theo dõi những động thái của Nga ở Đông-Nam Ukraine mà không bao giờ muốn nhìn thẳng và lý do thực chất trong những diễn biến tại Ukraine. Hãy ngừng ngay việc này lại”, ông Churkin nói.

“Hãy chấm dứt việc lan truyền thông tin rằng Nga đang điều quân đến khu vực biên giới với Ukraine và bất kỳ lúc nào cũng có thể tiến tận tới eo biển Manche (giữa Anh và Pháp) chỉ trong vòng vài giờ. Hãy chấm dứt luôn cả việc loan tin rằng chúng tôi gửi rất nhiều điệp viên đến điều phối hoạt động của người biểu tình tại Ukraine”, ông Churkin nhấn mạnh.

Những tiếng kêu than của người dân ở phía Đông Ukraine đã bị Quốc hội nước này đáp trả bằng “những bộ luật tàn ác” có thể dẫn đến việc họ bị kết án tù nhiều năm vì tội cố tình gây chia rẽ hoặc khủng bố, ông Churkin nói.

Ông Churkin cũng cảnh báo rằng thời hạn chót đang đến gần và triển vọng về một cuộc đàm phán dự kiến sẽ diễn ra vào tuần tới có thể không thành hiện thực nếu Kiev sử dụng vũ lực chống lại người dân của mình tại miền Đông.

“Hãy gác sang một bên những đồn đoán, những lời buộc tội rằng bóng ma của Nga đang hiện diện tại mọi ngóc ngách của Ukraine. Thay vì thế, hãy tập trung mọi sự chú ý của chúng ta vào những gì chúng ta có thể làm được. Trong trường hợp này tôi muốn hướng sự chú ý của mình đến các đồng nghiệp phương Tây để ngăn chặn những hành động thiếu cân nhắc của chính quyền Ukraine mà đặc biệt trong thời điểm này là mệnh lệnh đầy tội ác của Tổng thống tạm quyền Oleksandr Turchynov vốn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến người dân Ukraine”, ông Churkin nhấn mạnh.

Đáp lại những lời buộc tội của những người đồng nghiệp Ukraine về việc Nga đang hỗ trợ cho những kẻ khủng bố tại Ukraine, ông Churkin tuyên bố: “Tại sao các ông không buộc tội những kẻ khủng bố đã tấn công chính quyền của mình trong những tháng vừa qua?”.

“Những kẻ đó đã thực sự tấn công các lực lượng an ninh, nã đạn vào cảnh sát Ukraine giống hệt như những gì chúng đang làm với những người biểu tình chống Chính phủ mới tại Ukraine hiện nay. Vì một lý do gì đó, các ông đã không gọi chúng là khủng bố mà thậm chí còn không buộc tội chúng vì những hành động tội ác của chúng trong vài tháng qua”, ông Churkin nói thêm.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã nhóm họp khẩn ngày 13/4 theo yêu cẩu của Nga nhằm thảo luận về quyết định của Ukraine sử dụng lực lượng quân đội nước này đàn áp người biểu tình ở miền Đông nước này.

Những sự kiện nói trên sẽ khiến tình hình Ukraine bước vào một ngã rẽ rất nguy hiểm, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga đưa ra ngày 13/4.

Thông cáo trên cho rằng, việc ra lệnh sử dụng toàn bộ lực lượng quân đội tấn công những người biểu tình là hành động tội ác và tuyên bố: “Chính quyền mới thành lập ở Kiev đã hỗ trợ cho việc đàn áp quân sự dã man những người biểu tình”.

Bộ Ngoại giao Nga cũng cho rằng cuộc đàn áp nói trên tại khu vực Donbas của Ukraine là kết quả của việc Kiev không tôn trọng lợi ích hợp pháp của người dân nước này”./.

Trần Khánh/VOV online

ĐOÁN TÍNH CÁCH QUA CHỮ CÁI ĐẦU TIÊN

LâmTrực@

Anh sưu tầm để đọc cho vui, và nếu có thể thì chiêm nghiệm. Chue trương là tin tin tin, không tin thì thôi.

Chữ cái bắt đầu tên bạn có thể nói lên rất nhiều điều về tính cách của bạn. Nó sẽ giúp bạn tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu của mình bởi "nhân vô thập toàn". Thử nhé!

- A (Ă, Â)

Nếu chữ cái đầu tên bạn là một trong ba chữ trên chứng tỏ bạn là một người tự lập và đầy tham vọng. Bạn không bao giờ để tuột khỏi tay cơ hội gần như đã nắm chắc và thường nhanh chóng đưa ra quyết định chứ không phải là người nước đôi, ba phải.

Nếu ở cương vị của một nhà lãnh đạo, bạn sẽ chứng tỏ được nhiều hơn năng lực của mình.

Những nguyên âm này chứa đựng năng lực chỉ huy, có khả năng đứng vững trên đôi chân của mình. Họ có nhiều tham vọng, thường rơi vào tình thế phải đưa ra những quyết định nhanh.

Mặt tiêu cực: cố chấp, hơi bảo thủ và ích kỷ. Đặc biệt: dễ mắc bệnh về hô hấp.

- B
Họ thường là những người nhút nhát, sống coi trọng tình cảm và đặc biệt là biết kiềm chế bản thân trước những cám dỗ. Những người tên bắt đầu bằng chữ B cũng là người thích sưu tầm và giữ gìn những gì mà họ tôn trọng và yêu mến.

Bạn có tính cách rụt rè, kín đáo, luôn khao khát tình cảm yêu thương. Bạn rất hay dồn nén những buồn vui cho riêng mình chịu đựng. Chớ nên quá cầu toàn đi tìm điều tốt đẹp hơn một khi bạn đã chấp nhận những sự việc chung quanh mình.

Mặt tiêu cực: bạn sống hơi cô lập và ủy mị.

- C

C là một chữ cái mở bởi thế mà những người có tên bắt đầu bằng chữ C là những con người thân thiện, dễ hòa đồng, cởi mở. Không chỉ có vậy, họ còn rất năng động và sáng tạo. Họ ưa thích đi đây đi đó nên thường rất khó tiết kiệm tiền. Bạn thích làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, thích du lịch và chấp nhận rủi ro để kiếm tiền.

Mặt tiêu cực: đôi khi bạn hay lãnh đạm, dửng dưng và tủn mủn.

- D (Ð)

Chữ D (Đ) vốn là một chữ cái đóng nên nếu tên của bạn bắt đầu bằng chữ D (Đ) thì bạn là người khá dè dặt, thận trọng, không có tính phiêu lưu. Điểm đáng quý của bạn là coi trọng cuộc sống gia đình nhưng hơi tham công tiếc việc.

Nếu đảm nhận vai trò người quản lý bạn sẽ làm rất tốt. Nếu có tên bắt đầu bằng chữ D, bạn có thể là một quản trị gia tài ba. Bạn là người rất bảo thủ.

Mặt tiêu cực: khắt khe, bướng bỉnh và thích tranh cãi.

- E (Ê)

Nếu tên bạn bắt đầu bằng chữ E (Ê) bạn là một người cởi mở, thích tự do và đôi khi dễ thay đổi. Do chữ E có hình dạng quay về phía trước nên bạn là người lạc quan, nhìn xa trông rộng.Tuy nhiên, bạn rất nóng tính.


- G

Nếu chữ cái đầu tên bạn rơi vào chữ G, bạn không được cởi mở cho lắm. Bạn có khuynh hướng thích sống một mình. Bởi vậy, bạn thường bị người khác hiểu lầm là lạnh lùng, khó gần. Khi bạn đã thích điều gì, bạn sẽ say mê đến cuồng nhiệt và thường đánh giá mọi người qua bản chất chứ không phải qua hình thức.

Ngoài ra, bạn còn có khả năng diễn thuyết trước đám đông. Bạn sống cô lập, bảo thủ. Bạn rất hay bị hiểu lầm, người khác nhìn bạn như một ốc đảo. Tuy nhiên, bạn có quyết tâm cao và luôn xem "chất lượng hơn số lượng".

Mặt trái của bạn là thích chỉ trích và dễ làm tổn thương người khác.

- H

Chữ H giống như một chiếc thang. Bởi vậy, bạn sẽ có nhiều bước thăng trầm trong cuộc đời. Bạn là người tự chủ, biết mình muốn gì, cần gì và hơn hết bạn là người đầy tham vọng, luôn khát khao vươn lên nấc thang của sự thành công. Nhược điểm duy nhất của bạn là quá ham kiếm tiền.

Bạn tự kiểm soát tốt, có khát vọng mạnh mẽ đến thành công. Nếu có địa vị, bạn có thể là người lãnh đạo tốt, song cũng có thể rất tồi.

Mặt tiêu cực: Hơi khắt khe trong cách nhìn nhận, đánh giá con người và sự việc. Bạn cũng nên cẩn thận với tiền bạc vì chữ H của bạn trống rỗng cả đầu lẫn đuôi.

- K

Nếu K là chữ cái bắt đầu tên bạn chứng tỏ bạn thích cuộc sống tự do, vui vẻ và vô tư. Bạn đặc biệt yêu thích âm nhạc vì âm nhạc có thể làm dịu bớt sự căng thẳng trong tâm hồn. Bạn thường chủ động đối mặt với những vấn đề nan giải trong cuộc sống.

Bạn hành động rất ngẫu hứng, lúc nào cũng khẳng khái, ung dung và cạn nghĩ. Các giác quan của bạn hơi kém. Nên lắng nghe những mối linh cảm của mình.

Mặt tiêu cực của người có tên bắt đầu bằng phụ âm này: ít thật lòng và hay ủ dột.

- L

Chữ L nói lên bạn là người thân thiện, nồng hậu, có đôi chút lãng mạn và thường coi trọng cuộc sống gia đình. Bạn có khả năng sư phạm hoặc năng khiếu âm nhạc. Tuy vậy, điều duy nhất mà bạn còn thiếu là sự kiên nhẫn.

Đôi khi, bạn còn tỏ ra là người rất lãng mạn. Nghề giáo, hoặc các hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc rất thích hợp với bạn. Bạn hay có cảm giác bị người khác hiểu lầm. Chỉ cần rèn luyện thêm tính kiên nhẫn, bạn có thể trở thành một "quan tòa" tốt cho những rắc rối.

- M

Bạn là người trầm tính và suy nghĩ khá chín chắn nếu tên bạn bắt đầu bằng chữ M. Bạn còn có năng lực quản lý mọi việc và tương đối chăm chỉ. Nhược điểm lớn nhất của bạn là tính thực dụng.

Bạn siêng năng làm việc, cầu tiến và biết tổ chức tốt công việc. Mẫu người nội trợ giỏi cũng chính là bạn. Một khi đã vươn lên được một bậc, bạn biết cách giữ vững chỗ đứng của mình.

Mặt tiêu cực của những người có tên bắt đầu bằng chữ M: hơi lạnh lùng, thiếu cảm thông và thiếu nhạy cảm.

PHONG BÌ TO, PHONG BÌ NHỎ

Phong bì to, phong bì nhỏ

- Tuần qua, khi công bố kết quả điều tra chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh, đã kết luận tham nhũng vặt khắp nơi.

- Ôi dào! Chuyện này để các bác nhà báo có chuyện mà nói, dân ta đã quen với thứ “văn hóa phong bì” từ đời nảo đời nào rồi. Cụ Nguyễn Khuyến trăm năm trước đã có thơ: “Có tiền việc ấy mà xong nhỉ/ Đời trước làm quan cũng thế a?”. Đời trước là đời cụ Nguyễn Du viết Kiều. Còn đời nay là đời cụ Nguyễn Khuyến, bây giờ với chúng ta thì đời cụ Khuyến cũng y chang ta. Chả cần phải có chỉ số PAPI gì đó. Thằng cháu tớ vào đời bằng 2 cái phong bì gửi trẻ. Chuyện thường khi ra phường, dân coi đó là “việc phải làm”!

- Lại có bác quan chức tuyên bố: “Có tham nhũng vặt, ắt có tham nhũng lớn”, ý nói có phong bì nhỏ thì phải có phong bì lớn, có hối lộ chạy chức, chạy dự án. Chuyện đó cũng quen rồi. Một vài vụ “nghiêng nước nghiêng thành” đã, đang và sắp xử. Vấn đề không dừng ở chỗ phát hiện, phát hiện ra cái phong bì là loay hoay mở cái cửa không có chốt, có khoá.

- Còn chuyện ông Jairo Acuna-Alfaro – cố vấn chính sách về cải cách hành chính và chống tham nhũng của UNDP (Liên Hợp Quốc) tại Việt Nam - phát biểu: “Cần đào tạo và giáo dục công chức”, chú tính sao?

- Em chả tính toán gì cả. Bây giờ nước ta có cả hệ thống đào tạo CBCC từ sơ cấp, trung cấp, đại học và trên đại học quốc gia. CBCC là những người có nhiều bằng cấp nhất nước. Một chuyên gia giỏi chỉ cần một bằng kỹ sư, bác sĩ, cử nhân. Còn quan chức thì “một nắm” bằng cấp.

- Sao vẫn tham nhũng vặt (và tiến lên lớn) và tham nhũng vẫn phổ biến, “vác ô” vẫn nhiều?

- Chỗ này phải hỏi lại ông UNDP xem ông ta lý giải thế nào cho nó khách quan!

Lý Sinh Sự/ Lao Động