Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

TRUNG QUỐC TĂNG CHI TIÊU QUÂN SỰ ĐẠT MỨC 188 TỈ USD

Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự đạt mức 188 tỉ USD

Ngày 14-4, Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (Thụy Điển) đã công bố báo cáo chi tiêu quân sự thế giới năm 2013. Chi tiêu đạt mức 1.750 tỉ USD, giảm 1,9% so với năm 2012.

Trang web The Swedish Wire (Thụy Điển) dẫn báo cáo ghi nhận Mỹ giảm chi tiêu còn các khu vực khác lại tăng. Mỹ giảm 7,8% do rút quân khỏi Iraq, Afghanistan và quyết định cắt giảm ngân sách tự động của Quốc hội Mỹ năm 2011. Tuy giảm nhưng Mỹ vẫn là nước chi tiêu nhiều nhất thế giới với 640 tỉ USD (3,8% GDP).

Ba nước chi tiêu cao kế tiếp gồm Trung Quốc 188 tỉ USD, Nga 87,8 tỉ USD và Saudi Arabia 67 tỉ USD. Ba nước này nằm trong số 23 quốc gia tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng kể từ năm 2004. Riêng Saudi Arabia đã qua mặt Anh, Nhật, Pháp để chiếm vị trí thứ tư.

Tại châu Âu, do chính sách thắt lưng buộc bụng, các nước tiếp tục cắt giảm chi tiêu quân sự.

Chi tiêu quân sự tại châu Á và châu Đại Dương tăng 3,6% để đạt mức 407 tỉ USD. Riêng Trung Quốc tăng 7,4%. Philippines và Việt Nam cũng tăng chi tiêu quân sự. Tăng nhiều nhất là Afghanistan với 77% để xây dựng quân đội chuẩn bị cho Mỹ rút quân cuối năm nay.

Tại Trung Đông, Saudi Arabia và Iraq đứng đầu danh sách tăng. Tổng chi tiêu quân sự tại Trung Đông năm 2013 là 150 tỉ USD, tăng 4%. Riêng Saudi Arabia chiếm 14%. Lý do tăng do căng thẳng với Iran hoặc mong muốn duy trì lực lượng an ninh mạnh để ngăn chặn các cuộc nổi dậy tiềm tàng theo kiểu Mùa xuân Ả Rập. Iraq tăng 27% để xây dựng lại quân đội. Bahrain tăng đến 26% trong năm 2013.

Báo cáo không có thông tin về chi tiêu quân sự của Iran, Qatar, Syria và Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.
Tại châu Phi, chi tiêu quân sự năm 2013 tăng 8,3%, đạt mức 44,9 tỉ USD. Hơn 2/3 các nước tăng chi tiêu quân sự. Algeria trở thành quốc gia đầu tiên tại châu Phi chi hơn 10 tỉ USD cho quân sự, tăng 8,8% so với năm 2012 và 176% so với năm 2004. Angola tăng 36%, vượt qua Nam Phi để trở thành nước chi tiêu lớn nhất ở khu vực dưới sa mạc Sahara và đứng thứ hai châu Phi. Lý do tăng của Algeria và Angola là do doanh thu khổng lồ từ dầu mỏ.

Ông Sam Perlo-Freeman, Giám đốc chương trình chi tiêu quân sự thuộc Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, nhận định các nước mới nổi và các nước đang phát triển tiếp tục tăng chi tiêu quân sự vì nhiều lý do: Kinh tế tăng trưởng, gia tăng nhu cầu an ninh hay nhu cầu thống trị độc đoán, tham gia chạy đua vũ trang.

DUY KHANG/PHÁP LUẬT

THỔ ÂM THỔ NGỮ THANH HÓA

Thanh Hóa là một vùng văn hóa, trong đó ngôn ngữ người Việt, thành phần dân tộc chủ thể rất giàu sắc thái địa phương, nhưng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và sâu sắc.

Ảnh: Ngọc Hân - Gái Thanh Hóa

Sách “Địa chí văn hóa xã hội Thanh Hóa” cũng chỉ dành cho “lời ăn tiếng nói” người xứ Thanh số trang ít ỏi với nội dung sơ sài. Các sách Địa chí huyện Hà Trung, Địa chí huyện Thọ Xuân, chú ý đề cập vấn đề “thổ âm - thổ ngữ”, nêu rõ sắc thái địa phương, tuy nhiên chỉ giới hạn phạm vi trong huyện.

Thổ âm - thổ ngữ Thanh Hóa là giọng nói và lời nói mang tính địa phương của người Thanh Hóa. Người Thanh Hóa ở đây là người Việt cư trú trên đất Thanh Hóa. Và, Thanh Hóa, chúng ta đều biết, một vùng đất lịch sử khá lâu đời: thời Hùng vương là bộ Cửu Chân, thời Bắc thuộc là quận Cửu Chân bên cạnh quận Giao Chỉ, thời phong kiến tự chủ là Châu Ái, lộ, trấn Thanh Hoa rồi tỉnh Thanh Hóa.

Về địa lý, Thanh Hóa được đóng khung bởi ba bề núi, một mặt biển, đèo Ba Dội (Tam Điệp) mở cửa ra đồng bằng Bắc bộ bao la, khe Nước Lạnh (Hàn Khê) thông lối vào dải đất dằng dặc miền Trung. Nhìn vào bản đồ lịch sử - địa lý Việt Nam cận hiện đại, Thanh Hóa giống khu vực “đệm” ở giữa miền Bắc với miền Trung. Một số học giả người Pháp thời trước muốn đem Thanh Hóa nhập vào Bắc kỳ, dựa vào ngôn ngữ và khí hậu, để tách Thanh Hóa khỏi Trung kỳ “trực trị” của triều đình Huế, thể hiện kín đáo một quan điểm mang ý đồ chính trị, vì bấy giờ Bắc kỳ là đất bảo hộ của Pháp. Mất Thanh Hóa, nhà Nguyễn mất một hậu phương rộng lớn, kho nhân, tài, vật lực dồi dào, mất luôn chỗ dựa tinh thần đất tổ quê cha. Nhìn chung, người ta đều thấy Thanh Hóa như một nước Việt Nam thu nhỏ, có rừng, biển, có trung du, đồng bằng, núi liền núi, sông liền sông, nhiều thành phần dân tộc anh em cùng cư trú, đoàn kết thân ái, cần kiệm sáng tạo, chiến đấu dũng cảm... Trong lịch sử chưa bao giờ bị chia tách, không thể chia tách. Tính ổn định về lịch sử, địa lý và tính bền vững của cư dân bản địa người Việt Cửu Chân (xuất hiện từ thời Hùng vương và có thể xa xưa hơn nữa) là cơ sở để Thanh Hóa hình thành một kiểu lời ăn tiếng nói giàu sắc thái thổ âm - thổ ngữ. Trong tiến trình lịch sử, nhiều người từ đồng bằng sông Hồng di cư vào, từ lưu vực sông Lam chuyển ra, dĩ nhiên họ đều mang theo lời ăn tiếng nói quê hương mình, nhưng chỉ qua một vài đời, không ai còn nhận ra gốc tích. Ngược lại, người Thanh Hóa đi đến phương trời nào của Tổ quốc, dù là Hà Nội với ngôn ngữ được xem là “chuẩn” hay những miền quê Nam bộ với ngôn ngữ “lệch”, chất giọng Thanh Hóa vẫn có thể nhận ra, mặc dù họ đã cố gắng “tẩy xóa” dấu vết thổ âm - thổ ngữ xứ Thanh.

Ảnh: Hoa Hậu Ngọc Anh - Gái Thanh Hóa

Nói đến lời ăn tiếng nói Thanh Hóa, người ta thường nhấn mạnh cụm từ “mô, tê, răng, rứa”, như là điểm đặc trưng nhất. Nhưng “mô, tê, răng, rứa” từ sông Lam vào đến vịnh Hà Tiên, cả Trung - Nam bộ (quá nửa nước) đều nói, chỉ khác nhau dấu giọng (phát âm) nặng nhẹ - sự thực, vùng ngôn ngữ xứ Thanh là một thế giới âm thanh vô cùng phong phú - phong phú đến rối rắm, phức tạp, khác nào ngàn cây nội cỏ, khiến nhà nghiên cứu ngại bước chân vào. Tuy nhiên, khi nó được khám phá, hẳn ai cũng thấy hết sức thú vị. Trong một chương trình truyền hình, có sinh viên người Thanh Hóa không nói “cầm lấy” mà nói “cằm lấy” lập tức bị người dẫn chương trình phê phán với giọng châm biếm khiến cử tọa cười ồ! Tưởng chỉ là chuyện vui, hóa chuyện... buồn... cười! Buồn cho kiến thức nông cạn và thái độ thô thiển đến tức cười!

Tiếng Hà Nội được xem là chuẩn, nhưng nếu người các địa phương trong nước phát âm chệch (không chuẩn) cũng chẳng có gì lạ. Bởi xứ sở Hà thành chẳng phải hiếm trường hợp “nói năng” không chuẩn. Ví dụ: âm tr nói thành âm gi (ông giời, giồng cây, ăn giầu...), âm tr thành âm ch (con châu, chào phúng, đánh cháo...) s thành x (xo xánh, xung xướng, cam xài, xứ xở...) âm r thành âm d (du ngủ, chín dộ, dung động...), v.v...

Ảnh: Anh Thơ - Gái Thanh Hóa. 

Tiếng Việt phổ thông yêu cầu đọc và viết chuẩn, nhưng chưa hề quy định tất cả người Việt phải phát âm chuẩn, nói giọng chuẩn, vì hoặc là không làm được hay không nên làm bởi mất đi sự muôn màu ngàn vẻ của nó. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn học sinh thường ngày phát âm không chuẩn, khi viết và đọc ít khi mắc lỗi chính tả. Cũng có những trường hợp nếu khô cứng “chuẩn hóa” chỉ gây tác hại “nghèo hóa” tiếng Việt. Ví dụ: nhầm lẫn và lầm lẫn, lềnh phềnh và lềnh bềnh, đường sá và đàng sá, ví dụ và thí dụ, khoác lác và phét lác, nói láo và nói phét, lười biếng và lười nhác, v.v... Có những thành ngữ, tục ngữ, ca dao địa phương Thanh Hóa in dậm dấu vết thổ âm - thổ ngữ xứ Thanh, đã góp phần làm giàu có thêm kho tàng thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam:

KHUYẾN MẠI, LỪA LÀ CHÍNH!


(PetroTimes) - Công ty TNHH nước giải khát quốc tế IBC từng bị Cục Xúc tiến thương mại cảnh cáo do có sai phạm trong chương trình khuyến mại “Vui Tết, khám phá thế giới Pepsi Xanh” hay đại gia viễn thông MobiFone cũng bị tuýt còi vì những sai phạm trong chương trình chương trình khuyến mại “Triệu phú MobiFone”.

Khuyến mại tràn lan, không phép

Các chương trình khuyến mại là cách quảng bá thương hiệu hiệu quả, nhưng một số doanh nghiệp đã có những hành vi không trung thực trong các chương trình khuyến mại mà mình tổ chức. Khách hàng trúng thưởng nhưng không được nhận giải thưởng, hay tổ chức khuyến mại không xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Như trường hợp Công ty TNHH Nước giải khát quốc tế IBC từng bị Cục Xúc tiến thương mại cảnh cáo do có sai phạm trong chương trình khuyến mãi “Vui Tết, khám phá thế giới Pepsi Xanh”. Đây là kết quả đơn khiếu nại của hai khách hàng đã mua được lon nước “Món quà may mắn” có khoen ghi giải Honda SH125 - nhưng không được trả thưởng.

Ngay cả đến một đại gia viễn thông như MobiFone cũng đã bị tuýt còi vì sai phạm có liên quan đến hoạt động khuyến mại không theo pháp luật hiện hành.

Cục Xúc tiến thương mại (XTTM) - Bộ Công thương đã ra văn bản gửi Trung tâm dịch vụ giá trị gia tăng - Cty thông tin di động (MobiFone) yêu cầu chấm dứt thực hiện chương trình “Triệu phú MobiFone”

Trước đó, theo thể lệ chương trình mà nhà mạng này công bố, mỗi khách hàng nhắn tin tham gia sẽ được nhận một mã số dự thưởng với cơ hội trúng giải cao nhất lên đến 300 triệu đồng. Tuy nhiên, chương trình này đã không đăng kí với Cục XTTM và không được cục chấp thuận. Cục XTTM đã có văn bản yêu cầu đơn vị này giải trình.

Theo luật Thương mại thì hình thức khuyến mại bán hàng với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó (bán hàng giảm giá) phải thực hiện thủ tục thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Công Thương sở tại theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại. Theo đó, nhà kinh doanh phải thực hiện thủ tục thông báo đến Sở Công Thương của những nơi tổ chức khuyến mại.

Khi dạo qua khắp các mặt phố tại Hà Nội thì những cửa hàng quần áo, giày dép, treo biển khuyến mại, giảm giá 50% - 70% rất nhiều. Nhưng không biết bao nhiêu trong số những cửa hàng đó đã thực hiện đúng điều luật ở trên.

Chị Lan Anh chủ một cửa hàng bán quần áo trên phố Trương Định khi được hỏi về vấn đề này cho biết: “Tôi là người kinh doanh thì giá cả thế nào là do tôi tự đặt ra, kể cả biển giảm giá thì cũng là tự tôi đề ra trên mức giá mà chúng tôi nhập hàng. Chuyện lời, lãi thế nào thì tôi phải chịu. Chứ tôi có biết là mỗi khi treo biển khuyến mại thì phải trình báo Sở Công Thương đâu.”

TIẾP SỨC ĐÓNG CỬA RFA

Tư Mã Thiên: Tiếp sức đóng cửa RFA


Sau khi đọc được thông điệp của Nhóm vận động đóng cửa đài RFA, Tư Mã Thiên nhận thấy đây là hoạt động rất cần thiết.

Trước hết, đài RFA lập ra chỉ nhằm nói xấu Việt Nam nên những người biên tập của đài này thường xuyên dựng chuyện, bịa đặt về tình hình Việt Nam. Hoạt động nói xấu, bịa đặt đối với Việt Nam là có mục đích gây bất ổn trong nước, nhằm thực hiện cách mạng màu cam, chuối, quýt… ở xứ ta. Hai là, đài RFA dung túng, nuôi dưỡng những phần tử cơ hội, phản động ở trong nước để chúng viết bài xuyên tạc, chửi bới đất nước. Bài viết dựng chuyện cho CCB Trần Quang Nhật không phải là bài viết đầu tiên hay hiếm hoi mà RFA đã thực hiện, đó chỉ là giọt nước tràn ly. Chúng ta có thể đọc được rất nhiều bài viết phê phán lối viết đậm mùi kích động của RFA. Nói chung, bản chất của RFA là sản phẩm phục vụ cho ý đồ của những kẻ muốn chống phá Việt Nam.

Từ những điều trên, việc yêu cầu đóng cửa một cái loa chuyên quấy phá Việt Nam là tất nhiên. Có nhiều ý kiến cho rằng không thể làm được. Ý kiến này có thể đúng là không thể đóng cửa ngay cái đài này chỉ vì yêu cầu của chúng ta. Nhưng nếu không làm thì cứ để cho RFA mặc sức xuyên tạc à ? Cái xuyên tạc nói hoài rồi sẽ thành cái đúng ! Như vậy, nên tổ chức thành thành một nhóm vận động lấy chữ ký và thực hiện chiến dịch đóng cửa RFA; chiến dịch này sẽ kéo dài cho đến khi lấy được lượng chữ ký nhất định, tăng cường thêm các công cụ mạng xã hội trên Facebook, Google, Twitter, như một fanpage đã đặt tên là Close RFA(facebook.com/closerfa), dịch các tài liệu thành tiếng anh gửi cho các Thượng nghị sỹ, dân biểu Mỹ, các tổ chức quốc tế, các cơ quan truyền thông của Mỹ… Làm được việc này sẽ gây áp lực trở lại đến chính quyền, quan chức và người dân Mỹ, vì họ luôn rao giảng dân chủ, bây giờ thì có hàng ngàn, hàng chục ngàn tiếng nói đòi đóng cửa RFA, ý kiến của quý vị ra sao ? Nhờ đó, RFA sẽ phải bớt lu loa về dân chủ, nhân quyền ở VN, thậm chí quan chức Mỹ sẽ yêu cầu cắt giảm ngân sách, thời gian phát sóng của cái loa độc hại này. Cho nên, chiến dịch cần tổ chức quy mô, vận động thêm các luật gia, luật sư, những người biết tiếng Anh tham gia hỗ trợ về pháp luật, truyền thông, ngoại ngữ. Có thể đặt ra các bước thực hiện như khi đã đạt yêu cầu bước 1 là thu thập chữ ký, sẽ chuyển sang bước 2 là gửi yêu cầu đóng cửa RFA đến những địa chỉ nêu trên và truyền thông, sau đó đến bước 3 là yêu cầu các tổ chức, cá nhân của Mỹ trả lời yêu cầu của chúng ta.

Trong một bài viết về RFA trên mạng Internet có một câu như thế này: “vì sứ mệnh chính trị của họ – chưa bao giờ khách quan, chưa bao giờ có thiện chí với Việt Nam và dân tộc Việt Nam. Do đó, cộng tác với họ cũng đồng nghĩa với việc hợp tác với những người chống lại quyền lợi của Việt Nam”. Đã đến lúc chúng ta cần làm hơn thế thay vì chỉ kêu gọi chung chung như vậy. Hãy đóng cửa RFA – Close RFA.

KẺ BỘI PHẢN ĐẶNG XƯƠNG HÙNG VÀ SỰ IM LẶNG ĐÁNG SỢ!

Cuteo@


Hôm trước bác Lâm Trực@ đã có bài về tay Đặng Xương Hùng, nguyên vụ phó Bộ Ngoại giao xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ - xem ở đây. Nhiều người đặt vấn đề, tại sao một người như Đặng Xương Hùng lại bỏ đảng, phản bội lại tổ quốc và chạy theo tiếng gọi vong nô?

Và quan trọng nhất là, vì sao một chính thể như Việt Nam, mà đặc biệt là cơ quan Bộ Ngoại giao, Bộ Công an lại không có động thái nào đối với Đặng Xương Hùng?

Ngẫm đi ngẫm lại mới thấy, lãnh đạo Việt Nam đã dành cho Đặng Xương Hùng một sự im lặng thật đáng sợ.

Chuyện Đặng Xương Hùng bỏ đảng là chuyện nhỏ, vì thực tế ngoài Hùng còn có nhiều người khác bỏ đảng, và chuyện này phổ biến đối với mọi đảng phái chính trị trên thế giới. 

Cái quan trọng là Đặng Xương Hùng muốn được hưởng quy chế tị nạn tại Thụy sĩ hoặc một nước phương Tây nào đó.

Nói chung, để được hưởng quy chế tị nạn, người xin tị nạn phải có hồ sơ xin tị nạn. Tùy thuộc vào thái độ của các nước khác nhau đối với người xin tị nạn mà quy chế tị nạn của họ có những điểm khác biệt. Điểm chung nhất, là họ phải có lợi ích khi chấp nhận ai đó tị nạn, Thụy Sĩ không phải là ngoại lệ.

Ví dụ ở Canada, để đương đầu với nạn thiếu nhân công ngay từ thập niên 1970 Canada đã lựa chọn đường lối chính trị mềm dẻo và rộng mở, tiếp đón người di cư tị nạn, đặc biệt các chuyên viên mọi ngành nghề. Chính sách lựa lọc người tị nạn theo tiêu chuẩn vụ lợi này đã khiến cho nhiều thuyền nhân Việt Nam không được sang Canada. Tháng 4 năm 2013 chính quyền Toronto lại còn tỏ ra mềm dẻo hơn nữa đối với các người di cư vì lý do học hành hay làm việc có bằng kỹ sư, kiến trúc, hay thợ mộc và cả đầu bếp nữa, nhằm lôi cuốn họ đầu tư và ở lại sinh sống.

Nhật Bản là quốc gia rất hạn chế việc nhận người di cư tị nạn. Thống kê năm 2010 cho biết người di cư tị nạn chiếm 1,7% trên tổng số 128 triệu dân Nhật. Cũng giống như Canada tỷ số sinh tại Nhật rất thấp, và từ nay tới năm 2060 số người Nhật sẽ giảm một phần ba so với hiện nay. Để sửa chữa tình trạng này chính quyền Tokyo quyết định mở cửa tiếp đón người di cư tị nạn, nhưng có một bảng điểm làm tiêu chuẩn dựa trên khả năng và kinh nghiệm làm ăn của các đương sự. Các bác sĩ, kỹ sư, giáo sư và thương gia được ưu tiên có phép thường trú và làm việc. Tiêu chuẩn này không nhắm mục đích nhân đạo nên gạt bỏ tất cả các thanh phần di cư tị nạn khác.

Những trường hợp nêu trên đã chứng tỏ các quốc gia chấp nhận người nhập cư hay tị nạn đều vì mục đích kinh tế, nói trắng ra là vụ lợi. Với trường hợp xin tị nạn chính trị cũng tương tự như thế, các quốc gia chập nhận người tị nạn phải có lợi ích thông qua việc xét chọn các tiêu chuẩn mà họ đưa ra.

Trường hợp của Đặng Xương Hùng, để được hưởng quy chế tị nạn ông Hùng phải chứng minh được rằng ông là nạn nhân của các cuộc đàn áp của chính quyền, hoặc là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, dân tộc hoặc tôn giáo. Trong trường hợp này, Đặng Xương Hùng không thể đưa ra được bằng chứng nào, trái lại mọi yếu tố có liên quan đến nhà nước Việt Nam đều chỉ chứng tỏ một điều, ông vẫn đang được trọng dụng và chính ông được hưởng rất nhiều ân sủng của chế độ từ tiền đóng thuế của người dân. Và ngay cả khi ông đào tẩu, phía Việt Nam vẫn không/chưa đưa ra bất kể một lời nhận xét nào không tốt về ông, ngoại trừ sự phẫn nộ của các trang mạng cá nhân.

Bạn Hoa Phượng có bài đăng trên Tuổi Trẻ Việt Nam có ý rằng: "Tuy nhiên, những lý do xin tị nạn chính trị của ông Đặng Xương Hùng có thể không làm cho nhà cầm quyền Thụy Sĩ thuyết phục để trao qui chế tị nạn chính trị cho ông. Bởi vì, trong qui chế tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ theo qui chế Dublin thì lý do để một người xin tị nạn chính trị là việc người đó bị ngược đãi, bị tước đoạt tự do, bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có căn cứ ở nước mà họ mang quốc tịch". Cũng theo bạn này, ông Đặng Xương Hùng đã tỏ ra là người không mấy thông minh khi lựa chọn hình thức xin tị nạn tại Thụy Sĩ. Với cương vị của mình, ông hoàn toàn có thể lựa chọn cách khác thay vì xin "Tị nạn chính trị". 

Nhưng đâm lao thì phải theo lao, sau khi nhận ra sai lầm trong lựa chọn hình thức xin tị nạn, Đặng Xương Hùng buộc phải tạo ra điều kiện cho chính mình bằng cách công bố đơn xin ra khỏi đảng và trong nội dung của đơn này, ông không quên bêu xấu Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Mục đích của hành động này chính là nhằm tạo ra cái cớ hi vọng rằng ông sẽ nhận được sự đe dọa từ phía đảng cộng sản hoặc nhà nước Việt Nam. 

Rất tiếc, hi vọng tạo ra cái điều kiện để chứng minh mình là nạn nhân của chế độ của Đặng Xương Hùng không được đáp ứng.

Đi mắc núi, trở lại mắc sông là tình cảnh của Đặng Xương Hùng hiện nay.

Sự im lặng của nhà nước Việt Nam trong thời gian qua đối với trường hợp Đặng Xương Hùng phản ánh trí tuệ của người Việt trong ứng xử với những trường hợp phản bội tổ quốc.

Quả thật, đó là sự im lặng rất đáng sợ!

Góc nhìn Hải ngoại: CHÀO MỪNG TS CÙ HUY HÀ VŨ VÀ VỤ TREO CỜ VÀNG TRONG KHU GIA CƯ


Chào mừng TS Cù Huy Hà Vũ
Và Vụ Treo Cờ Vàng Trong Khu Gia Cư

Cao Hữu Tâm


Subject: Vụ Cù Huy Hà Vũ
From: Tam Cao
Date: Wed, April 09, 2014 4:31 pm

Tiến sĩ Cù huy Hà Vũ, vợ và các con (?) đã được xuất cảnh để sang Mỹ. Dù lý do nào, chúng tôi cũng chào mừng TS Cù Huy Hà Vũ, là một gia đình đã được ra khỏi tù và đến đất nước tự do, như những người đã được hửơng tự do dân chủ ở Mỹ như chúng ta. Chỉ xét một điều là tiến sĩ Hà Vũ phải thay đổi để thích ứng với môi trường sinh sống mới và nếu muốn họat động cũng phải thích ứng với thực tại để không bị đào thải.

Phát ngôn viên của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội cho biết ông Cù Huy Hà Vũ và vợ, bà Nguyễn Thị Dương Hà đã tới thủ đô Washington hôm thứ hai. http://www.voatiengviet.com/

Chúng ta đặt câu hỏi xem ông Cù sẽ làm được gì sau khi chữa bệnh xong?

Trường hợp Nguyễn Chí Thiện (đã qua đời), khi ông còn sống đã bị đi lạc khi vào Mặt Trận (MT) Hoàng Cơ Minh, lúc đầu rất o bế bao vậy chặt chẽ ông. Ông không thóat ra khỏi 27 năm tù, để hòa nhập vào hòan cảnh sinh sống mới ở Mỹ. Khi MT thay đổi đường lối, họ đã bỏ rơi ông, như thấy trong cuộc họp báo với bà lái báo đòi đọc dictée, một cuộc họp báo rất hỗn lọan và việc đi tìm tác giả sách vô đề bà lái báo đã không cung cấp được một thôn tin giá trị nào về tác giả. Nhưng khi ông kêu gọi tuổi trẻ đừng quên chống Cộng, ông không bíêt ông đứng ỏ vị trí nào để kêu gọi. Và tiếng kêu của ông có được tuổi trẻ lắng nghe không? Nhất là khi ông vào MT, là tổ chức không có uy tín và lãnh tụ có thành tích gì hết.

Đến ông Đòan Viết Họat, nhờ bà Trần Thị Thức đi khắp nơi chống Cộng, song khi ông được sang Mỹ đòan tụ và dự đám cứơi lớn của con trai ông, những bài viết của ông không được nhiều người tán thửơng.

Còn ông Nguyễn Chính Kết, mua nhà ở cùng con gái ở Houston, ông cũng chỉ rơi vào cảnh tranh đấu an tòan ở Mỹ, và đời sống khó khăn ở Mỹ không phải đã cho ông thảnh thơi và đi vận động nhiều nơi, ngòai những bài víêt về chống Cộng tranh đấu dân chủ tự do ai cũng víêt được. Một luận án tiến sĩ bỏ ra 25 đô là có người sẽ chịu viết dùm, thì những bài víêt chống Cộng, tranh đấu nếu đặt hàng cũng có người chịu víêt với giá rẻ hơn!

Còn ông Bùi Tín, cũng chẳng hơn gì cả, nhất là tuổi lớn của ông và khi bị bệnh đã phải vào bệnh viện với thẻ y tế tên của người khác. Chung chung là múôn trở thành lãnh tụ ở Mỹ rất khó. Biết bao nhiêu hội đòan và ủy ban cạnh tranh nhau, ấu đá nhau, chống nhau hơn chống Cộng, những ông như Đòan Viết Họat, Nguyễn Chính Kết, Bùi Tín rất khó để trở thành tíêng nói có ảnh hưởng, có uy tín để thu hút được người nghe hăng hái, chưa kể có ngừơi theo.

Cho nên nếu tiến sĩ Cù Huy hà Vũ không thận trọng, ông cũng sẽ bị đào thải, vì ở trong nước ông có tiếng nói ảnh hưởng, còn ở Mỹ, nhất là người Việt phân tán mỏng nhiều nơi. Những nước tỵ nạn, ở Cali và Houston ra đều rời rạc, nên những kêu gào phải có "thủ đô tỵ nạn" "căn cứơc tỵ nạn" đều bị lạc điệu. Húông chi thời gian và đòi hỏi phải có thực lực và tiền bạc, chưa kể thế Mỹ vận, ông Hà Vũ rất khó vượt lên những gì ông đã làm được và có tiếng vang trong nước.

Còn ở ngòai này, những danh từ kêu bôm bốp như chống Cộng và đấu tranh thường bị mất tác dụng, và bao nhiêu người làm ra hội đòan tổ chức, nhưng vẫn chỉ là lèo tèo vắng vẻ, ngòai việc tưởng niệm 30 tháng tư, cũng dần dần "vắng khách" vì đố kỵ cạnh tranh nhau và vì số người tham gia cũng rất dễ bị vô hiệu, vì chính họ chẳng nhìn thấy gì ở tương lai, chẳng tin tưởng ở những lãnh tụ. Quả thật tìm những đại lãnh tụ đỏ con mắt không ra. Vì vậy nếu chỉ vì những lý do hòan tòan cá nhân thì không nói chi, nhưng nếu muốn ra đi để tiếp tục họat động đấu tranh chống Cộng, ông cũng sẽ không khác gì Bùi Tín, Đòan Viết Họat, Nguyễn Chính Kết và Nguyễn Chí Thiện (đã qua đời) đâu!

Chỉ nhìn vào họat động của Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài, huy động được vài trăm người, nhưng rút cục ngòai làm ồn ào, ca hát quốc ca và trưng cờ vàng ở Austin, rồi sau khi khai trương "mở tiệm" đã phài đóng cửa ngay vì rập theo lối đấu tranh bằng nước bọt, nên ngòai việc làm không công cho ngọai vi là hội phụ nữ "Hỏa Lò", chẳng ra làm sao cả. (Bà Triều G. đã than bị thất bại)

Mới đây có bà đòi được treo cờ vàng trước cửa nhà, trong khi dân cư phải tuân theo điều lệ của khu vực. Chỉ cần hỏi bà nếu có người bản xứ cũng múôn treo cờ đỏ sao vàng, lúc đó bà có phải nhờ ban điều hành khu vực cứu bà bằng cách bắt không được treo cờ đỏ sao vàng, mà chính bà phải xung phong tự nguyện không treo cờ vàng ba sọc, phải vậy không?

Bởi thế chống Cộng hay chỉ múôn treo cờ vàng ba sọc dễ gây ra phản ứng không thuận cho tình cảm "lai láng" chỉ múôn treo cờ cho bằng được rất dễ bị phản ứng ngược.

Đó là chưa kể tờ SGN một bài đã hỏi tại sao mười năm qua, ủy ban xây dựng tượng đài chẳng báo cáo công khai gì về thu chi, bà chủ báo không biết đó chỉ là việc buôn xác lính hay sao? Vả lại nếu đi đâu cũng thấy có tượng đài chiến sĩ VN, thử hỏi có làm nhức mắt (eye-sore) người bản xứ không? Bởi thế, thôi thì buôn xác lính cũng được, nhưng nên giới hạn kẻo phạm vào tự ái dân tộc của người bản xứ mà chúng ta chỉ tưởng chúng ta có, mà người bản xứ không có. Đó là dốc trơn nguy hiểm mà bài học Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài chúng ta phải rút kinh nghiệm. Khi chúng ta coi chừng phản ứng của ngừoi bản xứ, có nghĩa là chúng ta đẩy họ về phía cờ đỏ sao vàng đấy.

Đừng tranh đấu bốc đồng nông nổi nhẹ dạ, khi chúng ta không chịu nhìn vào con số kiều hối gởi về VN và con số người về nước xây xẩm chóng mặt. Bộ đui mù sao không thấy? Thật ra tình trạng chống Cộng "đáng tíêc" đã xẩy ra vì chúng ta không có lãnh đạo uy tín và thành tích. Trong khi đó lớp người thuộc thế hệ khai phá đã vơi dần, còn thế hệ trẻ đã cũng dần dần xa lánh lớp người tiên phong vì lớp ngừơi tiên phong đã mệt mỏi hay nói theo giọng tôn giáo là "Chúa đã gọi rất nhiều về hưởng nhan Chúa!" Amnen.

caohuutam1939@gmail.com

Vụ Treo Cờ Vàng Trong Khu Gia Cư

Subject: Treo cờ vàng
From: Tam Cao
Date: Wed, April 09, 2014 7:13 am

Ở Houston có vụ treo cờ vàng, đang bị khu vực thẩm quyền ở đó viết văn thư bắt bỏ xúông (xem Cấm treo cờ Vàng tại nhà riêng trong khu chung cư ở Texas). Cờ vàng được một số người coi trọng như một sự thiêng liêng của sống núi. Nhưng cũng có những người không còn coi trọng nữa, đơn cử số người đông đảo về Việt Nam, nhất là hàng năm vào dịp Tết là con số kỷ lục. Tuy có kêu gọi đừng về VN chừng nào còn chế độ của Chủ Nghĩa Xã Hội. Nhưng chúng ta không cấm được, vì đó là tự do đi chuyển đi lại, là một quyền được chính quyền Mỹ tôn trọng và không cấm tự do đi lại, dù đi về VN!

Ở Mỹ có tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận, là hai thứ căn bản của xã hội Mỹ. Nhưng có một thứ cũng quan trọng không kém, là nhà cầm quyền có luật pháp nghiêm minh và mau lẹ để bảo đảm cho quyền tự do ngôn luận và tín ngưỡng. Nhưng nếu không có quyền được bảo vệ, an tòan cá nhân để nếu xã hội Mỹ ngày nào cũng có đánh bom tự sát, hay có những phe phái chống đối và triệt hạ nhau như các phe sunni và shiite, chúng ta sẽ không có tự do tín ngữơng, tự do ngôn luận.

Do đó, ngòai những quyền tự do, chúng ta phải tôn trọng luật pháp. Những khu vực quần cư như nơi ngừơi đàn bà treo cờ vàng, là quyền tự do và chọn lựa của bà. Nhưng nếu có một nhà người Mỹ bản xứ, vì lý do nào cũng treo cờ đỏ sao vàng, bà đó có nghĩ là phải để họ có quyền treo cờ như cờ vàng bà treo hay không? Bằng cách nào đòi họ phải bỏ cờ đỏ sao vàng xúông. Nên nhớ mình có tự do dân ab3n xứ cũng thế! Nếu có một nhà, hay mười nhà của dân bản xứ, vì bất mãn với sự vi phạm của bà treo cờ vàng, họ cũng vi phạm và treo cờ đò sao vàng, ai, hội đòan, tổ chức và đảng chính trị VN nào đù sức tổ chức phản đối, và đòi phải bắt kéo cờ đỏ sao vàng xúông. Bởi vậy, nếu đã mua nhà trong khu có ủy ban điều hành, ngừơi ta phải tôn trọng cam kết với ủy ban trong khu vực đó. Những ngừơi chống Cộng múôn treo cờ vàng là quyền của họ.


Vẫn múôn giữ là cờ ấy là quyền của họ. Nhưng những người không treo cờ ấy nữa, không muốn ràng buộc gì nữa với lá cờ ấy nữa, ngừơi ta làm gì để bắt họ phải giữ lá cờ ấy và tôn trọng nó, vì trên mặt pháp lý, lá cờ ấy không có, không có kể từ ngày 30 tháng 4-1975, cho đến khi nào thay đồi được chế độ XHCN.

Và một câu hỏi tiếp là ai, những ai sẽ cầm quyền để bảo đảm cho một chính thể tôn trọng tự do nhân quyền, như hải ngọai nhân danh chống Cộng? Khoa trương về tranh đấu, nhưng những tổ chức hội đòan và phe nhóm chính trị, đã phân hóa chia rẽ ngay từ mấy chục năm qua. Nhưng hăm dọa bất cứ ai không thuộc phe phái, nghĩa là còn hung bạo độc tài độc đóan hơn ai hết, có phải chúng ta không múôn những người như thế về cầm quyền, thà giữ nguyên trạng còn hơn. Vì khi thấy những người kêu gào tự do dân chủ nhân quyền lại lộ ra bản chất độc tài độc đóan và phe nhóm cực đoan quá khích, ai sẽ còn trông mong hy vọng gì ở những ngừơi như thế. Chỉ trong trường hợp của ngừơi đàn bà múôn treo cờ vàng ở nhà bà là quyền tự do, nhưng khi đó là vi phạm những điều lệ phải tôn trọng tùy theo cam kết của từng khu vực, ngừơi đàn bà đó sẽ phản ứng sao khi có người cũng theo gương của bà và đòi treo cờ đỏ sao vàng.

Chẳng những chỉ có những người cũng múôn vi phạm điều lệ như bà, mà còn những người "bản xứ" vì phản ứng tức giận bất mãn hay được cho tiền thuê để treo cờ đỏ sao vàng, ai cấm được, và ai sẽ biểu tình, "tự thiêu" đòi phải hạ xúông. Bà đòi treo cờ vàng đã đi vào ngõ cụt, vào chổ kẹt, ngòai làm cho dân bản xứ đố kỵ, còn mở ra một giòng thác treo cờ đỏ sao vàng. Giả sử có người được thuê treo cờ đỏ sao vàng, những tổ chức "quốc gia?" sẽ phản ứng thế nào để bắt hạ cờ đỏ sao vàng xúông. Như thế, tự chúng ta vì "yêu cờ vàng" mà đã làm hại khi có phản ứng bất mãn của cư dân trong khu vực hay nói thẳng là được thuê tiền để treo cờ đỏ sao vàng.

Nên biết là đa số cư dân da trắng, da mầu, hay Mễ. Dù một cơ sở truyền hình đã ủng hộ việc treo cờ, sẽ có tổ chức biểu tình, biểu dương lực lượng để ủng hộ bà treo cờ không, và nếu họ biết ngõ cụt khi xẩy ra đối nghịch, liệu họ có tiên liệu được những điều có thể xẩy ra khi có những phe nhóm chống nhau? Xin hỏi nếu có một nhà của dân bản xứ treo cờ đỏ sao vàng, cơ sở truyền hính đó làm cách nào để cấm đóan hay là phải nhờ vào ủy ban điều hành nơi cư ngụ để yêu cầu họ viết văn thư bắt hạ cờ đỏ sao vàng xúông, và như thế, phải đương nhiên, là quyền hạn của ủy ban điều hành khu vực, và đồng ý để bà đòi treo cờ vàng phải tôn trọng quy luật để tránh phản ứng chống lại bằng bất cứ cư dân nào cũng múôn treo cờ đỏ sao vàng. Cơ sở truyền hình, đã buông thả cho chống Cộng "rẻ tiền", khi tiếp tay với bà đòi treo cờ.

Giả thử chỉ có một vài người khác, không chống Cộng, bỏ ra năm trăm hay một ngàn đô la để thuê ngừơi treo cớ đỏ sao vàng, phóng viên MH có cách nào để ngăn cấm không cho ngừơi ta "bỏ tiền ra thuê" và bằng cách nào hạ cờ đỏ sao vàng xúông? Như thế chắc chắn đài truyền hình và phóng viên MH hành xử thế nào để ngăn cản không có việc treo cờ đỏ sao vàng? dĩ nhiên vi phạm điều lệ của khu vực, và như thế phải tuân theo ủy ban điều hành khu vực và chấm dứt sự bồng bột nông nổi ủng hộ bà treo cờ trong khi không lượng trứơc được giới hạn hay quyền đòi treo cớ vàng ở một nơi không múôn có vi phạm, và quyền lực của đài truyền hình và phóng viên MH thế nào và mạnh bao nhiêu để cùng rủ nhau húc đầu vào bế tắc mà việc chống Cộng nông nổi bốc đồng và rẻ tiền của một đài truyền hình và một phóng viên chống Cộng quá khích cực đoan đưa dẫn dư luận đi về đâu? Khi một số trong bọn họ có tự do hành động, ngừơi khác cũng có ngang quyền như của họ, và hai phe đối đầu nhau về một chuyện "cá nhân" nhưng không chính chắn. khi cá nhân và cơ sở truyền hình và phóng viên quá khích rủ nhau đi vào chỗ kẹt chỉ vì không bíêt suy nghĩ tính tóan thận trọng trở thành chống Cộng "vung xích chó", như nhà báo Tú Gàn từng viết trên tờ SGN Garden Grove! Như vậy còn gì kích thước của một đài truyền hình và của một phóng viên đã có lúc khoe là "tiến sĩ?"

Nếu chúng ta không tôn trọng luật lệ, ngay cả điều lệ của từng khu vực khi chúng ta mua nhà tại những nơi đó, không thể nói là không biết luật. Đời sống của chúng ta khi còn là một thiểu số tuyết đối, hay có mặt của người mình trong chính quyền, nhất là lập pháp chưa đáng kể, chúng ta hung hăng "vung xích chó" chỉ gây ra phản ứng bất lợi và làm cho dân bản xứ đố kỵ (ghét) chúng ta ví đã sinh họat hợm mình lố bịch như những chủ nhân ông, trong khi sức mạnh về nhân sự và tiền bạc đều không có gì đáng kể, nghĩa là "tranh đấu" như lọai ủy ban Bảo Vệ Tượng Đài kéo nhau lên thủ phủ Austin của bang Texas, mà dân biểu tiểu bang Hubert Võ cũng chỉ đánh võ mồm, và đưa dẫn Ủy Ban Bảo Vệ Tượng Đài vào thất bại chua cay.

Hoặc rõ ràng hơn nữa là phái đòan HO lên xin gặp bà thị trưởng Houston, Annise Parker, nhưng bà đã quất họ một vố đau điếng là không thèm tiếp. Giờ này mà không nhìn ra chính quyền Mỹ không chống Cộng từ lâu, khi vốn liếng tranh đấu của mình chỉ là chống Cộng bằng mồm, nghĩa là trên răng dứơi dép, hỏi làm sao không bị từ chối ê chề nhục nhã như vậy? Hóa ra không biết uyển chuyển khi tranh đấu cứ từơng lửa hay từơng đá mà húc đầu vào, mà kinh nghiệm mới nhất của đài truyền hình và phóng viên quá khích khỏi phải mất công nhiều mới thấy, một lần nữa truyền thông chống Cộng chỉ "đánh gió", "võ mồm", không được gì mà còn bị phản ứng ngược (reverse effect) nữa!

Nên biết chống Cộng núp váy tấn công ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, đã bị xa lánh, nên sang houston, cũng sẽ bị xa lánh, dù trước kia, đã lâu được tờ bào Tự Do và Ủy Ban Bảo Vệ Chính Nghĩa đón rước ồn ào là "anh hùng" nhưng bà SGN gọi người đó là một trường hợp mắc bệnh tâm thần, đặt tên là Lí Thối? (xem LÝ TỐNG: SOS. VC MỞ MÀN CHIẾN DỊCH HẠ CỜ VNCH TẠI HOUSTON)

Bởi vậy, trứơc khi có hoạt động "yêu nước" hay chống Cộng, phải rất thận trọng, đừng đưa nhau vào sai lầm tập thể như của Ủy Ban Tượng Đài, mà việc lên Austin, cũng chỉ là làm lợi ccho một tổ chức có tiền, nhưng không có thành tích uy tín gì, còn bị Trần Khải Thanh Thủy họp báo vạch trần bản chất của một đảng mà bà gọi là đem con bỏ chợ trong nước và ở ngòai này đồng bào xa lánh tẩy chay vì không múôn làm phe nhóm cho cái gọi là "chưa họp chợ đã họp kẻ cứơp". Rất mong khi biểu lộ tình cảm với lá cờ vàng, hay đài truyền hình và phóng viên chống Cộng "bằng mồm", nên chính chắn hơn là kéo bè kết đảng, mà khi chưa xúât quân đã lộ ra có quá nhiều nhược điểm sai lầm, nghĩa là một "tình yêu đã tan vỡ ngay từ khi chưa bắt đầu!"

Xin nhắc lại, hiện nay báo giấy và báo mạng cũng chỉ tranh đấu mặt nổi và không có sức tụ họp một sức mạnh ảnh hửơng nào, ngòai bà lái báo vác 151 hội đòan ra để hù dọa một tờ báo, trong khi đã vô cùng bất cẩn khi bỏ rơi "Công đồng 500 đứa ở miền Nam Cali". Cộng đồng 500 đứa đó còn hơn xa 151 "đàn" thể "tổ chác" rất nhiều, rất nhiều và rất nhịều.

Chống Cộng, chính chắn và trưởng thành khó lắm, còn chống để làm ồn ào hay khoe bản chất tranh đấu hão, kiếm danh hão đều bị thất bại thảm thương thôi. Như vụ húc đầu vào đòi tự do treo cờ vàng, không bíêt cũng sẽ kéo theo quyền đòi tự do treo cờ đỏ sao vàng là rủ nhau "ủng hộ" treo cớ đỏ sao vàng đấy, hỡi những kẻ chống Cộng hời hợt!

ĐẶNG XƯƠNG HÙNG ĐÀO TẨU CÓ GÌ MÀ PHẢI ẨM Ĩ?

LâmTrực@


Chuyện thường là chuyện bỏ bên này, về bên kia.

Đặng Xương Hùng, nguyên cán bộ của Bộ Ngoại Giao bỏ đảng cũng chả có gì to tát, và chuyện hắn xin tị nạn chính trị ở Thụy sĩ cũng là chuyện thường. 


Ấy thế mà giới zân chủ trong nước và một loạt đài BBC, VOA, RFA vội vã hí hửng lên tiếng vỗ tay đồm độp và coi đó là tín hiệu của xuân mới, một tín hiệu của sự "rệu rã" của đảng. Thật đáng thương cho cái suy nghĩ dưới thắt lưng đàn bà của đám zân chủ lá cải. Ngồi đó mà chờ đi!

Trở lại chủ đề, trước hết, bỏ đảng không phải là chuyện mới. Gia nhập bất kể đảng phái chính trị nào, người tham gia cũng đều là tự nguyện, và khi muốn hoặc thấy không phù hợp, họ có quyền ra đi. Người đàng hoàng thì làm đơn xin ra khỏi đảng, người khác thì lẳng lặng ra đi không lời từ biệt. Một số ít, rất ít, thì tuyên bố ầm ĩ và kèm theo nó là lời "kể tội", phỉ báng, nhục mạ cái đảng mà họ đã tự nguyện tham gia. 

Sở dĩ có sự khác nhau trong cách hành xử khi bỏ đảng như vậy, vì nhân cách cũng như mục đích bỏ đảng của họ hoàn toàn khác nhau. Có người tuyên bố rầm trời chỉ cốt tạo ra phản ứng mạnh với dư luận hòng lưu tên tuổi. Nhưng cũng có kẻ, vì muốn "theo voi hít bã mía" nên lựa chọn thời điểm thích hợp để không chỉ tuyên bố ầm ĩ, mà còn lớn tiếng chửi bới mạ lị cái đảng mà ông ta đã nương náu trong mấy chục năm qua. Và ai cũng biết, mục đích của việc làm trên chỉ để tạo ra cái mác "tị nạn chính trị" hòng được vong thân nơi xứ ngườI. 


Đó chính là trường hợp của Đặng Xương Hùng.


Về lý do bỏ đảng, Đặng Xương Hùng giải thích với RFA:

Thật ra với thực tế đang diễn ra tại Việt Nam từ khi bức tường Berlin sụp đổ chúng tôi đã thấy sự thất bại của chính quyền, của đảng. Mọi chính sách điều hành đất nước đều thất bại. 
Ở cuộc trả lời phỏng vấn của BBC, Hùng nói: 
Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam...Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi đang sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có tên là đảng cộng sản Việt Nam.
Lý do để Đặng Xương Hùng bỏ đảng là vì đảng không mạnh, điều hành đất nước kém..blah blah. Những lý do mà Hùng nêu trên đã chứng tỏ một nhân cách khốn nạn và cơ hội đến vô sỉ. Hùng vào đảng hóa ra không phải là để cống hiến cho lý tưởng, không phải là để giúp cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Bản chất là Đặng Xương Hùng vào đảng để nương nhờ, đục khoét, vinh gia phì thân.

Một bạn đọc ở Mỹ, sau khi đọc bài "vì sao tôi xin tị nạn chính trị" của Mặc Lâm trên RFA đã bình (trích nguyên văn trên RFA - Xem ảnh chụp từ màn hình) thế này:

Neu Dang Cong San con vung manh ,lieu Ong co bo Dang hay khong? Ong chi hanh dong theo kieu Sang Dau Toi Danh ma thoi.Cac Ong giong nhu nhung chiec la xuoi theo chieu gio,de song,cho that su chang co gi hay.Dung tim cach lua doi dong bao cua cac ong.
Thuong Dannơi gửi Usa
Với thân phận ấy, với nhân cách ấy liệu Đặng Xương Hùng có được đám ba que đón nhận như một người anh em hay chỉ tung hô nhất thời như Bùi Tín, Trần Khải Thanh Thủy...sau đó lại phải chấp nhận thân phận sủa thuê kiếm sống nơi xứ người?

Tất nhiên, còn một lý do khác mà nếu Đặng Xương Hùng không bỏ đảng thì chắc chắn hắn sẽ bị kỷ luật và tống cổ ra khỏi đảng. Theo tài liệu hiện có, với những gì hắn đã làm để mưu cầu cho cuộc sống cá nhân bằng cách bán rẻ lương tâm, đạo đức, bất chấp luật pháp, làm tổn hại tới lợi ích quốc gia, thì rất có thể hắn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước pháp luật. Vì thế, điều dễ hiểu là vì sao Đặng Xương Hùng lại phải bí mật xin tị nạn chính trị lại Thụy Sĩ.


Tre Làng sẽ có bài riêng về lý do này nếu được người cung cấp tin đồng ý cho đăng tải.


Nói về Đặng Xương Hùng, bạn Đỏ có bài rất hay, xin gửi tới các bạn cùng đọc:




Thứ 101 - Đọc ở đây:


Bữa mừng sinh nhật Đảng, em đã tiết lộ bí mật quốc gia, rằng 101/100 kẻ bỏ Đảng là loại đui què sứt mẻ, hết hạn sử dụng. Nhời em thiêng như Tuyên ngôn Độc lập, nói có sách, mách có Google. Sau đây là một minh họa thứ 101 mà bạn Gúc vừa điểm chỉ cho em.

Trường kỳ ăn nằm Bộ Ngoại giao - vị trí quý-xờ-tộc bậc nhất thiên hạ, đi Đông lượn Tây đủ cả, điều kiện tiếp xúc văn minh + thông tin đa chiều trên vạn người, dưới chỉ một người (tức là em hehe); vậy mà Đặng Xương Hùng phải mất những 20 năm để ơ-rê-ka Đảng CS độc tài và Hồ Chí Minh bị nghi ngờ Tàu Khựa bla...bla. Một ku nhóc, đủ 18 tuổi và không quá sa đà vào các trang liên xô chấm mỹ, chỉ cần 1 click là kiếm ra hàng triệu cái ơ-rê-ka như thế chỉ trong tích tắc vài giây. Trước khi Hùng "phản tỉnh", lũ xì-tin cũng đã kịp nghiêng ngả cười gãy phiếm vô số bận, rồi phủi chân leo phản ngủ tít thiên lủng giấc ngon nhờ cái mớ ơ-rê-ka hài hước ấy. 

"Mặt trời chân lý chói qua chym" Hùng, vì thế, không một xu mẻ giá trị đổi mới nhận thức. Với thành tích 20 năm cán bộ ngoại giao, cứ ngỡ gã kiếm nổi một bom tấn VNleak cỡ Snowden hay Julian Assange, rằng thì là các ĐSQ VN đang nghe lén thế giới, Ba Dũng đã ký bán Trường Sa cho Tập Cận Bình vân vân. Hóa ra chỉ là một quả dắm xịt.

Thụy Sĩ sẽ Yes hay No hồ sơ tị nạn chưa một mảy may dấu hiệu bị bức hại của Hùng? Em không can thiệp nội bộ đế quốc Thụy đâu, chỉ bày tỏ niềm hân hoan trước cơ hội được thoát khỏi tiếng đồng hương đồng khói với một thằng khốn. Đừng lo VN vợi hết dân! Em tính toán kỹ lắm rồi. 90 triệu dân ngu ku đen cần phải ném cỡ chục quả nuke cho giảm xuống chỉ còn dăm triệu ngoan - hiền - giỏi như Sing, Thụy, Nauy v...v; may ra CNXH mới thành công nhanh chóng được. Hơn nữa, nhãn tiền các tấm gương tị nạn như Bùi Tín, Kim Thành, Thanh Thủy v...v chỉ tổ làm cho bọn đế quốc nhanh giãy chết, phỏng? Cứ ai có nơi có chốn bảo lãnh biến khỏi dải đất hình con giun là em ok cái rụp, đỡ mang tiếng bạo lực diệt chủng, nhỉ? 

Thứ 101 - như em đã phán - là loại đã gặm hết nạc, vạc hết xương lộc Đảng thì xoay sang kiếm chác khác bằng lưu manh tráo trở, phản trắc. 

Thứ ấy chớ kể làm người, tiếc chi.