Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

THÁNG TƯ, NIỀM TRĂN TRỞ VỀ NHỊP CẦU DÂN TỘC

Tác Giả: John Lee (Amari TX) 

Sau 39 năm chiến tranh kết thúc, cảnh đao binh mịt mù khói lửa giữa thế lực ngoại bang với hai miền Nam- Bắc đã lùi xa, có rất nhiều người con dòng máu việt mang giấc mơ năm thứ 39 này là năm cuối cùng sau cuộc chiến không còn ngờ vực, không còn hận thù, mọi nỗi đau đều được chôn chặt trong tâm khảm giữa những người Việt Nam cùng dòng máu Lạc Hồng.

Đã là năm thứ 39, có rất nhiều những hậu quả chiến tranh để lại trên mảnh đất thân yêu đã được toàn dân tộc nỗ lực vượt qua bao khó khăn để xây dựng một Việt Nam mới của hòa bình và phồn thịnh. Nhưng vẫn còn có một nỗi suy tư day dứt mà chúng ta chưa toại nguyện. Vấn đề đó ngày đêm vẫn giày vò những người Việt Nam yêu nước chân chính đang sống ở hải ngoại: Hoà hợp – hoà giải lòng người.

Sau cái ngày rời đất Mẹ ra đi, biết bao nỗi cực nhọc phải vượt qua trên đất khách quê người, chăm chỉ, nhẫn nại – đức tính mà Mẹ Việt đã truyền lại cho chúng con mỗi khi đương đầu với sóng gió. Ôi! Mẹ Việt Nam ơi, hãy ôm tất cả chúng con vào lòng, dù mẹ nghèo nhưng mẹ có trái tim nhân hậu bao la. Có bao giờ Mẹ ruồng bỏ những đứa con mà Mẹ dứt ruột đẻ ra, chỉ có chúng con có những lúc chối từ tình thương của mẹ.

Các thế hệ, từ những người đã từng trực tiếp hay gián tiếp tham gia các cuộc chiến giành độc lập của dân tộc, đến những người chưa từng trải qua chiến tranh đều đang cùng nhau đánh giá, phân tích để tôn vinh sự hy sinh cống hiến to lớn của các thế hệ trước trong cuộc chiến tranh vệ quốc, rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm ngăn chặn chiến tranh đe dọa cuộc sống hòa bình.

Dân tộc Việt Nam đoàn kết một lòng, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh. Vậy mà tiếc thay! Còn một số người không những vẫn hằn học hoặc cay cú với quá khứ, tiếp tục bằng mọi cách chống phá, bôi nhọ, xúc phạm sự hy sinh to lớn của dân tộc, tiếp tục chia rẽ, ngăn cản tiến trình phát triển của đất nước.

Họ núp dưới con bài “tự do, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo” để đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập gây chia rẽ dân tộc, cản trở tiến trình hoà giải hoà hợp dân tộc mà đó là tính nhân văn của cha ông từ ngàn xưa để lại.

Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Ảnh: tư liệu.

Một số nhóm chống Cộng cực đoan ở hải ngoại thường tổ chức “ngày quốc hận” để hoài niệm một chế độ ở miền Nam Việt Nam đã đi vào quá khứ, hoài niệm thời kỳ đất nước bị chia cắt, tìm cách bôi nhọ những gì tốt đẹp đang diễn ra ở Việt Nam. Hành động như vậy, họ đã tự hạ thấp chính họ, hạ thấp dân tộc Việt Nam và coi thường mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp của nhân dân Việt Nam với các nước trên thế giới. Đặc biệt là mối quan hệ với cựu thù là nước Mỹ, khi mà Việt Nam và Mỹ đã công nhận nhau, có quan hệ chính thức với nhau và mối quan hệ hợp tác Việt – Mỹ đang ngày càng phát triển, sự phát triển mà có nhiều người nói rằng “không ngờ ” nhanh và tốt đẹp đến như vậy.

Năm thứ 39 sau cuộc chiến, những đau thương mất mát, những vết thương còn chưa lành hết, những hậu quả do chiến tranh gây ra, có một số người họ đưa ra những đánh giá, nhận xét thiếu khách quan, thậm chí đầy tính kích động và xuyên tạc. Họ thẳng thừng tuyên bố: “ngày 30/4 là ngày toàn thắng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng là ngày thua của toàn dân tộc”.

Không thể nói lạc điệu như thế! Qua đó chúng ta nhận thấy rằng nỗi thù hận chưa tan nguôi, các tác giả các bài viết thường sử dụng những hiểu biết cũ rích, lạc hậu và lặp đi lặp lại những điều đã nói lâu nay. Họ đã bỏ qua thực tế những gì đang diễn ra trong nước, cố tình nói xấu bôi nhọ để lôi kéo những người chống đối. Tuy nhiên, trong thời đại thông tin được phổ cập và phát triển như vũ bão, khó có thể lừa được tất cả mọi người.

TAI BIẾN Ý TÊ: BÁO CHÍ ĐỪNG "ĐÂM" CHÚNG TÔI

Đừng đâm chúng tôi nữa, bởi vô tình sẽ đâm chính những người không - đáng - phải - chết - Đây là ý kiến riêng của tác giả ký tên BS Quỳnh Anh trên diễn đàn “Tai biến y khoa” của báo Sức khỏe & Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế).

Chúng tôi xin đăng tải trọn vẹn bài viết này để bạn đọc hiểu thêm về những vấn đề gây bức xúc dư luận thời gian qua: 
---------------------------------
Nếu như có một lần từng nghĩ đến làm việc trong ngành y, hoặc ít nhất quen biết một người trong ngành y, hẳn nhiên bạn sẽ hiểu hơn công việc và những con người trong ngành chúng tôi.

Ngành y của chúng tôi không phải là một ngành hoàn hảo, cũng giống như tất cả các ngành nghề của xã hội và cũng giống chính bản chất con người. Và đúng là đã từng có những thời điểm: người làm nghề chân chính phải im lặng trước sự rối ren và xấu xa len lỏi trong ngành. Đó là những nỗi đau nhức nhối.

Chúng tôi thường không tự đánh mất niềm tin, bởi khi bước chân vào ngành, hầu hết đều có một tình cảm đặc biệt với con người, thích công việc chăm sóc, lắng nghe và lo lắng cho sức khỏe của người khác. Đối với chúng tôi, đó là những hành động bình thường mà đầy đam mê.

Đằng sau mỗi một kẻ tham lam trong ngành, chúng tôi đều nhìn thấy những năm tháng cực nhọc của họ trước đó. Họ phải học hành quá nhiều, bỏ ra quá nhiều, để rồi một ngày kia được cầm quyền trượng trong tay, họ đã quên mất vai trò thiêng liêng của mình. Mặc dù vậy, chúng tôi ủng hộ việc tố cáo những con người như thế.

Nhưng đó chỉ là một số ít, rất ít. Tôi và đồng nghiệp hàng ngày vẫn miệt mài làm việc, vẫn từ chối phong bì, vẫn mỉm cười mỗi khi được cảm ơn một cách vô tư, vẫn chăm sóc cho những bệnh nhân “ruột” lâu năm. Chúng tôi có được nhiều nhất là tình cảm con người chứ không phải tiền bạc.

Và cứ mỗi lần đọc được bài viết nào đó có một cái nhìn lệch lạc với ngành y, với đồng nghiệp, chúng tôi không khỏi đau lòng.

Dù có những ồn ào từ truyền thông nhưng các bà mẹ vẫn phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh. Ảnh: Trần Minh

Đừng đâm chúng tôi

Mỗi khi đồng nghiệp bị báo chí đưa lên, chúng tôi thấy rất sửng sốt bởi sự vô tâm của báo chí. Họ đâu biết rằng, đằng sau mỗi sự kiện là một câu chuyện rất dễ hiểu về mặt chuyên môn. Thậm chí đã có lúc báo chí còn nghi ngờ sự khách quan của hội đồng thẩm định y khoa khi đánh giá các biến cố. Chúng tôi coi đó là những nhát dao đâm vào chính con tim mình.

Đó là khi đồng nghiệp của chúng tôi, dù đã thực hiện rất đầy đủ quy trình chẩn đoán: thử HCG để loại trừ bệnh nhân có thai, cho chụp CT khung chậu để loại trừ các tình trạng dị dạng và bệnh lý nặng gây chảy máu đường niệu, để rồi vài tháng sau người bệnh phát hiện mình có thai và quyết định đi phá rồi quay lại kiện đồng nghiệp của chúng tôi.

Nếu báo chí làm một cuộc điều tra bài bản, hẳn sẽ hiểu được: đó chính là giới hạn của y khoa. Một là, anh bác sĩ kia đã thực hiện đúng quy trình chẩn đoán. Hai là, thử HCG âm tính vẫn còn xác suất rất nhỏ có thai khi mới trong những ngày đầu. Ba là, chụp CT thực chất không phải là chống chỉ định ở phụ nữ có thai.

Đó là khi có một vài biến cố khi tiêm chủng vaccin, báo chí đã thổi phồng lên và dẫn đến tình trạng người dân hoang mang không dám đưa con đi tiêm chủng. Bạn có biết, một đứa trẻ con vốn là một cơ thể rất mong manh và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong. Nhưng các bệnh nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia lại là nguyên nhân có thể gây tử vong cho hàng loạt đứa trẻ.

Trên thực tế, nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với phong trào “chống tiêm vaccin” được khởi phát bởi Jenny McCathy, một nữ người mẫu, diễn viên, người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng. Năm 2007, Jenny cho rằng vaccin là nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ của con trai cô.

Nguồn gốc của suy nghĩ này xuất phát từ những nghiên cứu năm 1999 khi người ta phát hiện ra Thimerosal - một chất trước đó được sử dụng để duy trì hoạt tính sinh học của vaccin, có liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ.

Tuy nhiên, do không hiểu biết về y học nên Jenny đã không biết được rằng ngay sau năm 1999, người ta đã dừng sử dụng thimerosal trong vaccin. Chính vì nỗi đau đớn khi biết con mình bị tự kỷ (được chẩn đoán năm 2005), Jenny đã tổ chức hàng loạt các hoạt động và hình thành nhóm chống lại việc tiêm chủng vaccin của chính phủ.

Hậu quả là, các bác sĩ y học cộng đồng tại Mỹ đã phải lập một trang web để thống kê sự gia tăng tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Tính đến tháng 1/2014, số mới mắc đã lên đến 128.044 trẻ và số tử vong đã lên đến 1.336 trẻ, một sự gia tăng đáng kể tại Mỹ.

Tháng 10/2013, trước những bằng chứng khoa học liên tiếp được công bố tại các tạp chí quốc tế khẳng định không có mối liên quan giữa tự kỷ và tiêm chủng, Jenny đã phải thừa nhận trong một lần trả lời phỏng vấn: “...nhưng tôi không hề chống lại việc tiêm chủng”.

Vậy ai là thủ phạm giết chết những đứa trẻ mà đáng lẽ chúng được cứu sống nếu đi tiêm chủng?

Truyền thông không nên tạo scandal trong ngành y

Nếu như đứng về lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông thì báo chí truyền thông không nên làm như vậy. Việc đẩy xa và cắt đứt niềm tin giữa người dân với y tế có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được, đó là cái chết của những con người không đáng bị chết.

Gần đây nhất là tình trạng bùng phát dịch sởi. Không một ai trong chúng ta biết hết được con số thực sự của những đứa trẻ phải “ra đi” trong đợt dịch vừa rồi. Nhưng đó thực sự là một đợt dịch đáng sợ đối với ngành y chúng tôi. Sự tiêm chủng không đến nơi đến chốn không những góp phần bùng phát dịch mà còn góp phần hình thành các biến thể bệnh mới bởi miễn dịch chưa đủ mạnh.

Một thói quen rất cần phải được loại trừ khỏi nhận thức của người Việt Nam, đó là tự ý điều trị và sự tuân thủ điều trị rất kém. Tự ý điều trị khiến cho tình trạng bệnh trở nên diễn biến khó lường và khi đến bệnh viện thì diễn biến đã khó lường được rồi. Tuân thủ điều trị kém cũng khiến cho công sức khám, kê đơn của bác sĩ trở nên vô nghĩa, bởi nếu không thực hiện đúng, sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Ví như một bệnh nhân không được kê thuốc chống đông, vì nhờ “bác sĩ google” mà tự ý sử dụng, để rồi “ra đi” vì xuất huyết não. Họ đâu biết được rằng bác sĩ phải điều chỉnh liều thuốc đến từng 1/8 viên chứ không đơn giản là uống loại thuốc nào.

Điều cuối cùng chúng tôi mong muốn khi viết ra bài này, đó là báo chí hãy có một cái nhìn khách quan hơn, không phải là một sự bao che, mà là những bài báo mang tính khoa học thay vì chạy theo sự giật gân, để cộng đồng có được cái nhìn khách quan hơn đối với một ngành mang trách nhiệm nặng nề: bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Đừng đâm chúng tôi nữa, bởi vô tình sẽ đâm chính những người không - đáng - phải - chết.

BS. Quỳnh Anh

HOA HẬU ....KHÓ ĐỠ

LâmTrực@

Nhiều thí sinh khó giữ được hình ảnh đẹp mọi lúc, mọi nơi. Ngoài những góc hình duyên dáng trước ống kính, các người đẹp đôi khi cũng có những khoảng khắc tinh nghịch đùa giỡn hoặc bị ghi lại hình ảnh chưa được chỉn chu trước ống kính tinh tường của cánh phóng viên.

Cùng điểm lại những khoảng khắc "khó đỡ" của thí sinh Hoa hậu:
Phải lau cho sạch, lỡ trúng thuốc trừ sâu thì đau bụng mất!
Hành trình mệt nhoài, không tranh thủ ngủ gục lấy lại năng lượng thì không có sức theo đâu!
Xem xong bức này, các người đẹp cùng rút kinh nghiệm đừng khoe mỡ bụng thế này nha!
Lại phơi vòng 2 khủng rồi!
Ban tổ chức cấp lại cho em chiếc quần vừa hơn đi!
Né nắng kiểu... bikini
Nằm chờ sóng đánh
Khoe chân, khoe luôn... nụ cười tỏa nắng
Từ từ, chờ em lấy đà đã!

TRAI LÀNG TRỞ THÀNH TỈ PHÚ NHỜ... PHIM SEX

Trai làng trở thành tỉ phú nhờ… phim sex

Lê Hữu Hiếu đã thu về 5 tỉ đồng từ việc đăng tải phim sex.

Không có nghề nghiệp ổn định, không trúng số độc đắc, nhưng Lê Hữu Hiếu (28 tuổi, thôn Vĩnh Lưu, xã Phú Lương, huyện Phú Vang, tỉnh TT-Huế) đột nhiên xây nhà to, mua sắm nhiều phương tiện sinh hoạt đắt tiền. Vào cuộc tìm hiểu thông tin, điều tra xác minh, cơ quan CA tỉnh TT-Huế và Bộ CA phát hiện bắt gọn một nhóm đối tượng làm giàu bằng cách đăng tải hàng trăm ngàn phim sex lên mạng Internet.

Bỗng dưng giàu có

Ở vùng cát Vĩnh Lưu, Lê Hữu Hiếu vốn không nghề nghiệp ổn định lại cất cho mình ngôi nhà to, mua sắm phương tiện sinh hoạt đắt tiền, khiến dân làng bàn tán xôn xao. Sự giàu có một cách khó hiểu của Hiếu khiến các điều tra viên Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, CA tỉnh TT-Huế xác định có vấn đề khuất tất cần được giải đáp. Lần theo các đầu mối thông tin, các điều tra viên biết được Hiếu đang tham gia vào một trang web có nhiều biểu hiện khả nghi. Sự việc sau đó được CA tỉnh TT-Huế gửi văn bản yêu cầu phòng 5 (Cục cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ CA) phối hợp dùng các biện pháp kỹ thuật theo dõi các hoạt động của Hiếu trên mạng Internet.

Từ đây, sự thật về sự giàu có đột xuất của Hiếu dần được lộ rõ. Hiếu thường xuyên vào trang www.ryushare.com đăng tải các file phim có nội dung đồi trụy. Các điều tra viên phát hiện Hiếu thường xuyên trao đổi với Nguyễn Đức Nhật (31 tuổi, trú tại 41/9 đường Trung Thắng, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Những thông tin này đã bắt đầu hé lộ đường dây sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

CA tỉnh TT-Huế và Phòng 5 (Bộ CA) quyết định phối hợp phá chuyên án 813M. Từ đây, các thiết bị kỹ thuật hiện đại, điều tra viên có trình độ công nghệ cao được huy động tham gia vào phá án. Theo dõi các đối tượng, lực lượng CA xác định, tháng 3.2012, Nguyễn Đức Nhật lập và làm admin (quản trị) trang www.ryushare.com với mục đích chia sẻ dữ liệu trực tuyến có thu phí. Để có nhiều “đất” hoạt động, Nhật đã thuê hơn 500 server (máy chủ) đặt ở Hà Lan và Pháp với khoản phí 4 tỉ đồng/ tháng. 

Đến ngày 27.7.2012, Nhật thành lập Cty TNHH MTV Nguyễn Đức Nhật để ký hợp đồng với Công ty TMCP Thanh toán trực tuyến Onepay nhằm ủy quyền cho Cty này thu hộ các khoản tiền giao dịch trên www.ryushare.com và chuyển vào tài khoản của Nhật tại ngân hàng Viecombank chi nhánh Bình Dương.

Thu lợi bất chính 132 tỉ đồng

Hình thức kiếm tiền của Nhật là đưa phim sex lên trang www.ryushare.com, sau đó, tạo ra nhiều đường link (đường dẫn) giới thiệu trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn, blog, các trang web trong, ngoài nước. Những người truy cập vào các đường link này để đăng nhập, trở thành thành viên mới của trang www.ryushare.com thì đối tượng giới thiệu sẽ được hưởng lợi 60% số tiền mà thành viên này phải trả cho Cty Onepay bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế. Nguyễn Đức Nhật được hưởng 35%, 5% còn lại là chi phí trả cho Cty Onepay.

Theo thống kê của cơ quan điều tra, trên trang www.ryushare.com có trên 14 triệu file được đăng tải với khoảng 803.884 thành viên tham gia, trong đó có gần 80 nghìn thành viên VIP trả phí từ 9.96euro/tháng, 34.96euro/quý, 59.96euro/năm. Những thành viên VIP sẽ được tải dữ liệu từ www.ryushare.com tốc độ cao. 

Tại trang web này, đã có khoảng 500 đối tượng trong, ngoài nước đã tải lên hơn 1 triệu file phim sex. Tại TT-Huế, bước đầu cơ quan CA xác định ngoài Lê Hữu Hiếu, còn có 2 đối tượng tích cực đăng tải phim sex lên trang www.ryushare.com để kiếm tiền gồm: Nguyễn Ích Vũ (29 tuổi, trú tại huyện Phú Vang) và Lê Văn Tỵ (26 tuổi, trú tại phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy).

Tính từ tháng 1.2013 đến 10.2014, trang www.ryushare.com đã mang về cho Nhật cùng đồng bọn số tiền khổng lồ: 132 tỉ đồng là con số mà Cty Onepay đã chuyển cho Nguyễn Đức Nhật. Nhật thu lợi hơn 22 tỉ đồng và rút ra từ tài khoản ngân hàng 10 tỉ đồng, 12 tỉ đồng còn ở Cty Onepay. Trong khoảng thời gian tham gia đăng tải phim sex, Hiếu được Nhật trả 5 tỉ đồng, Vũ gần 500 triệu đồng và Tỵ 80 triệu đồng.

CHỈ Ở VIỆT NAM, XE BỒN MƠI ĐI VÀO ĐƯỜNG CAO TỐC TƯỚI CÂY

TS Phạm Sanh - chuyên gia giao thông, giảng dạy nhiều trường đại học - khẳng định không có nước nào tưới cây bằng xe bồn trên cao tốc khi dòng xe đang chạy 100 km/h như ở Việt Nam.
Lỗ hổng quản lý

- Vụ tai nạn trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương khiến dư luận thắc mắc xe bồn tưới nước trên cao tốc liệu có đúng quy tắc giao thông. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Hiện cơ quan chức năng đang làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn thương tâm này. Ban đầu, công an cho rằng lỗi của tài xế xe khách, nghe điện thoại khi đang cầm vô lăng nên không xử lý tình huống kịp thời. Vấn đề lỗi tài xế ta không nên bàn nữa, điều tôi quan tâm là liệu có lỗ hổng về mặt quản lý cao tốc hay không?

TS Phạm Sanh.

Tôi thấy, Việt Nam đầu tư đường cao tốc nhiều, nếu không nhìn thấy lỗ hổng quản lý thì còn chết nhiều người nữa chứ không riêng gì 7 nạn nhân trên cao tốc TP.HCM - Trung Lương.

Vấn đề quản lý chính là ở khâu khai thác và bảo trì. Về mặt nguyên tắc, trên cao tốc không cho phép xe có tốc độ thấp chạy, trên thế giới cũng vậy. Vì nếu cho xe tốc độ chậm chạy thì sẽ cản trở những xe có tốc độ cao và gây ra tai nạn là điều đương nhiên.

Vì thế, người lái xe mua phí đường cao tốc là người ta muốn chạy thật nhanh. Bản thân cao tốc là không cho những xe đứng yên hoặc chạy chậm, nếu trong trường hợp bất khả kháng, người ta sẽ làm rào chắn báo hiệu và di dời ngay sau đó.

Còn về khâu bảo trì, cơ quan quản lý đường phải bảo trì theo kế hoạch và có cấm đường, chứ không phải như xe bồn, ngày nào cũng chạy tà tà, vừa chạy vừa tưới cây gây cản trở giao thông.

- Nhưng thực tế đang diễn ra ngược lại điều ông nói. Xe bồn chạy chậm vẫn ngày ngày tưới cây trên cao tốc. Vậy phải chăng, quy định về giao thông đường bộ chưa rõ ràng?

SAU VỤ NỔ SÚNG, 21 NGƯỜI TRUNG QUỐC LẠI ĐỊNH VƯỢT BIÊN VÀO VIỆT NAM

(NLĐO) - Một nhóm gồm 21 người Trung Quốc bị bắt khi đang định vượt biên vào Việt Nam qua đường biển ở Móng Cái (Quảng Ninh) vào đêm ngày 18-4, ngày nhóm 16 người Trung Quốc gây ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, làm 7 người thiệt mạng.

Bộ đội biên phòng đồn biên phòng Trà Cổ (Quảng Ninh) tuần tra giữ vững an ninh vùng biển. Ảnh: VOV

Chiều 19-4, tin từ Đồn biên phòng số 3 Trà Cổ (TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) cho biết đêm 18-4, đơn vị đã kịp thời phát hiện ngăn chặn và bắt giữ một nhóm người Trung Quốc xâm nhập trái phép vào Việt Nam, nghi có liên quan đến nhóm 16 đối tượng gây ra vụ nổ súng tại của khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà, Quảng Ninh vào trưa 18-4, khiến 2 sĩ quan biên phòng Việt Nam hi sinh và 5 người Trung Quốc thiệt mạng..

Theo đó, vào khoảng 22 giờ ngày 18-4, trinh sát Đồn biên phòng số 3 đã nhận được thông tin từ biên phòng Trung Quốc về việc có một nhóm đối tượng người Trung Quốc đang có biểu hiện nhập cảnh trái phép vào Việt Nam thông qua đường biển.

Ngay sau đó, lực lượng biên phòng cửa khẩu Móng Cái đã tổ chức phối hợp với cơ quan chức năng Trung Quốc tuần tra, kiểm soát khu vực nghi các đối tượng trên có thể xâm nhập.

Sau nhiều giờ tổ chức lực lượng cảnh giới, Đồn biên phòng số 3 Trà Cổ đã chặn đứng âm mưu nhập cảnh trái phép của nhóm đối tượng này. Cùng với đó, 21 người Trung Quốc đã bị cơ quan chức năng Trung Quốc bắt giữ

Nhóm 21 người Trung Quốc âm mưu vượt biên trái phép vào Việt Nam ngay trong đêm diễn ra vụ nổ súng tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, vào trưa 18-4, trong khi làm nhiệm vụ tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh, cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Quảng Đức (huyện Hải Hà) đã phát hiện, bắt giữ nhóm người Trung Quốc gồm 16 người vượt biên trái phép, xâm nhập vào Việt Nam để trốn đi nước thứ ba.

Trong khi chờ làm các thủ tục bàn giao trao trả cho phía cơ quan chức năng Trung Quốc, các đối tượng đã manh động, đánh và cướp súng của chiến sĩ biên phòng, lấy chân bàn ghế tấn công các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ. Sự manh động của các đối tượng người Trung Quốc đã khiến 7 người thiệt mạng, trong đó 2 sĩ quan biên phòng Việt Nam hi sinh là Thiếu tá Nguyễn Minh Đãi và Thiếu úy Lê Vũ Việt Khánh.

Ngoài ra, một số người bị thương, trong đó có 4 chiến sĩ biên phòng Việt Nam.

TS Trần Công Trục giải đáp về Luật Biển: BIỂN ĐÔNG - DOC LÀ GÌ?

Chúng ta được nghe nhiều về cụm từ DOC trong vấn đề Biển Đông nhưng nó là cái gì, nó quy định điều gì, nó có tác động thế nào đến tranh chấp tại Biển Đông thì không phải tài liệu nào cũng ghi rõ.

TS Trần Công Trục trả lời: Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the Bien Dong Sea), còn gọi là Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa (tiếng Anh: Declaration on Conduct of the Parties in the South China Sea), viết tắt là DOC, là một văn kiện được các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết ngày 4 tháng 11 năm 2002 tại Phnom Penh, Campuchia nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 8. Đây là văn kiện chính trị đầu tiên mà ASEAN và Trung Quốc đạt được có liên quan đến vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) và được coi là bước đột phá trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Việc ký văn kiện này là kết quả nỗ lực của các nước ASEAN, đặc biệt là của 4 nước liên quan trực tiếp tranh chấp ở Trường Sa (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

Nếu cứ khăng khăng theo "đường lưỡi bò", Trung Quốc đã vi phạm các nguyên tắc, luật pháp quốc tế và DOC

Quá trình thương lượng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông:

Biển Đông là biển nửa kín ở Thái Bình Dương. Có chín nước tiếp giáp Biển Đông là Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Singapo, Indonexia, Bru-nây và Philippines. Biển Đông gắn với các lợi ích thiết thân của hàng trăm triệu người thuộc chín nước liên quan. Đồng thời, nhiều nước khác cũng có lợi ích ở các mức độ khác nhau trong việc sử dụng vùng biển này theo các quy định của Luật Biển quốc tế. Tuy nhiên, từ những năm 70 của thế kỷ 20, tranh chấp chủ quyền biển, đảo ở Biển Đông trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt, cuối những năm 80, tình hình liên quan quần đảo Trường Sa xảy ra những sự kiện đột biến, phức tạp, đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực.

Trước tình hình đó, ngày 22-7-1992, ASEAN thông qua Tuyên bố về Biển Đông kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế không làm căng thẳng tình hình, khuyến nghị các bên liên quan áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước thân thiện và hợp tác tại Đông-Nam Á (TAC) để làm cơ sở xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Diễn biến sau đó ở Biển Đông tiếp tục xấu đi, dẫn đến việc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 29 (Gia-các-ta, ngày 20 và 21-7-1996) ra Tuyên bố chung bày tỏ quan ngại trước những diễn biến trên Biển Đông, chỉ rõ những diễn biến gần đây khẳng định sự cần thiết có một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông làm nền tảng cho sự ổn định trong khu vực và thúc đẩy sự hiểu biết giữa các quốc gia tranh chấp.

Tháng 3 năm 2000, ASEAN và Trung Quốc khởi động thương lượng về dự thảo COC qua cuộc hội đàm không chính thức tại Hua Hin (Thái Lan). Tại cuộc họp SOM ASEAN – Trung Quốc lần thứ 6, ngày 25 đến 26 tháng 4 năm 2000 tại Cuching (Malaysia), ASEAN và Trung Quốc thống nhất lập nhóm nghiên cứu liên hợp nhằm soạn thảo COC. Phiên họp đầu tiên của nhóm không thành do không thống nhất được khu vực địa lý mà COC có hiệu lực và điều khoản về không được chiếm đóng thêm. Hai bên đã nổ lực đàm phán, từ năm 2000 - 2002, nhưng không thành. Vì vậy, DOC được hình thành để thúc đẩy môi trường hòa bình, thân thiện và hoà hợp ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Sau những nổ lực đàm phán với Trung Quốc, ngày 04 tháng 11 năm 2012 DOC được ký kết, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnom Penh (Campuchia).

Nội dung cơ bản của DOC:

Điều 1: Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước.

Điều 2: Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.