Chuối@
Như một gã khổng lồ tham lam vô độ, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu đồ độc chiếm Biển Đông của mình và hiện thức hóa yêu sách đường Biên giới Biển “lưỡi bò”. Vì thế, điều không lạ là Trung Quôc thường xuyên có những hoạt động ngầm kết hợp với các hoạt động gây hấn tại Biển Đông và ngay sau đó tuyên truyền rằng chính các nước láng giềng là kẻ gây hấn. Cách đây nhiều năm cho đến tận bây giờ, Trung Quốc đã thường xuyên truy đuổi, cướp bóc và đánh đập ngư dân Việt Nam, đồng thời có lời chào thầu thăm dò và khai thác dầu một cách bất hợp pháp tại các vị trí nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Nam bất chấp luật pháp và các quy tắc ứng xử quốc tế.
Hành động kéo giàn khoan HD-981 vào Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam là một hành động xâm lược từ Trung Quốc. Đây được coi là động thái mới của Trung Quốc tại Biển Đông trong bối cảnh thế giới đang tập trung theo dõi những diễn biến tại Ukraine và ngay tại Trung Quốc, nơi những vụ khủng bố liên tiếp xảy ra. Mặt khác, Philippines cũng như Nhật bản vừa được Mỹ công bố bảo trợ nếu lợi ích của họ bị xâm hại.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bước đi của Trung Quốc rất bài bản khi có sự kết hợp đe dọa dùng vũ lực, ngoại giao pháo hạm và cả kinh tế...bước đi này có thể tạm thời né được sư chú ý của Mỹ cũng như các cường quốc khác.
Nhiều chuyên gia cho rằng, bước đi của Trung Quốc rất bài bản khi có sự kết hợp đe dọa dùng vũ lực, ngoại giao pháo hạm và cả kinh tế...bước đi này có thể tạm thời né được sư chú ý của Mỹ cũng như các cường quốc khác.
Từ góc nhìn khác, chúng ta thấy từ bên trong, Trung Quốc đang phải đối diện với nhiều vấn đề lộn xộn như Tân Cương, Tây Tạng và những cuộc khủng bố khiến cho giới lãnh đạo Trung Quốc đau đầu. Chính lúc này, họ chọn việc đưa giàn khoan ra Biển Đông nhằm giải tỏa những áp lực từ bên trong thông qua việc kích động chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
Ngoài việc lựa chọn thời điểm vào thời gian này, Trung Quốc còn ma mọi tiến hành xâm lược thực địa không phải bằng vũ trang quân sự để né tránh áp lực quốc tế, mà họ sử dụng biện pháp kinh tế, dưới mác dân sự. Trong cuộc tranh chấp ngắn hạn tại vùng giàn khoan, bên nào nổ súng trước sẽ mất đi lợi thế tư sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Tất nhiên, dù dưới mác dân sự, nhưng ai cũng có thể hiểu ngầm rằng, Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực không chỉ trong phạm vi giàn khoan thông qua hệ thống truyền thông cực đoan, nhưng gắn bó chặt chẽ với chính quyền trung ương.
Thông qua việc nghiên cứu về địa điểm đặt giàn khoan mà Trung Quốc lựa chọn, có thể thấy mức độ thâm hiểm được bộc lộ rất chi ly. Qua quan sát bản đồ, ta thấy vị trí đặt giàn khoan nằm cách đảo Lý Sơn của Việt Nam 119 hải lý, cách đảo Tri Tôn mà họ đang chiếm 18 hải lý. Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Luật Biển năm 1982 là 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì vị trí đặt giàn khoan cách đường 200 hải lý đó 80 hải lý. Đây là vị trí nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Và để hợp thức hóa hành động sai trái của mình, Trung Quốc có thể sẽ nói rằng vị trí đặt giàn khoan cách đảo Tri Tôn 18 hải lý - nằm trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc bởi Trung Quốc có chủ quyền ở Tây Sa (thực chất là quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Nếu chúng ta không phân tích thì có thể rơi vào bẫy của họ.
Quần đảo Hoàng Sa, theo Luật Biển quốc tế, về nguyên tắc đây là quần đảo tập hợp các đảo nhỏ không có đời sống kinh tế riêng và đó không phải là quốc gia quần đảo như đã nhiều lần tôi nói. Chính vì thế, việc tính vùng biển đối với các đảo thuộc quần đảo này khác với cách tính đối với quốc gia quần đảo và vì thế nó không có vùng đặc quyền kinh tế của riêng nó. Việc Trung Quốc đã vạch một đường cơ sở bao trọn quần đảo mà họ gọi là Tây Sa để tạo ra vùng chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam như thế là sai với Công ước quốc tế về Luật Biển năm 1982 bởi đó là vùng hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Ngoài mưu tính về kinh tế, ý đồ của Trung Quốc khi đặt giàn khoan tại vị trí này chính là biến vùng không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp.
Khó ai có thể đoán trước được những hành động tiếp theo của Trung Quốc, nhưng chắc chắn, nếu ta không có những phản ứng phù hợp và tương tích, Trung Quốc sẽ tiếp tục leo thang. Các hoạt động núp bóng dân sự sẽ vẫn được tiếp tục như: như kéo các giàn khoan vào lãnh thổ nước ta, thậm chí tổ chức thêm việc đấu thầu khai thác dầu tại vùng đặc quyền kinh tế của ta. Cùng với những hoạt động đó, phái Trung Quốc sẽ tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, đi sâu vào vùng biển của các nước trong khu vực để biến khu vực không có tranh chấp thành vùng có tranh chấp. Tất nhiên, như thường thấy, phía Trung Quốc sẽ ban bố các lệnh cấm nhằm từng bước hợp thức hóa quyền lực thực tế trên vùng biển này của ta.
Trong vụ việc này, cần thấy rõ Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận và bằng mọi giá để áp đảo các quốc gia láng giềng, mà nạn nhân đầu tiên là Việt Nam. Rõ ràng khi thực hiện các hành động phi pháp của mình, Trung Quốc đã “vứt” Công ước Luật Biển năm 1982 vào sọt rác. Và COC cũng sẽ không thể có và nếu có cũng chẳng có giá trị gì với Trung Quốc khi nó chỉ mang tính chất như một đòn ngoại giao, một lớp vỏ bao biện cho sự thân thiện giả tạo vốn có của họ.
Tất nhiên, hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ người Việt chưa bao giờ khuất phục kẻ xâm lăng. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của người Việt đã chứng minh điều đó.
Và lần này, cơ hội sửa sai cho Trung Quốc vẫn còn. Người Trung Quốc hãy tỏ ra thông minh hơn bằng cách rút giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, nếu không muốn chứng kiến một trận Điện Biên Phủ trên biển.
Tất nhiên, hơn ai hết, Trung Quốc biết rõ người Việt chưa bao giờ khuất phục kẻ xâm lăng. Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của người Việt đã chứng minh điều đó.
Và lần này, cơ hội sửa sai cho Trung Quốc vẫn còn. Người Trung Quốc hãy tỏ ra thông minh hơn bằng cách rút giàn khoan ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, nếu không muốn chứng kiến một trận Điện Biên Phủ trên biển.