Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

TRUNG QUỐC ĐANG GÂY ÁC MỘNG TRÊN BIỂN ĐÔNG

Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự - Wall Street Journal bình luận...

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam, gần khu vực có giàn khoan HD-981 - Ảnh: AP.

Tờ Wall Street Journal cho rằng, việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào biển Đông của Việt Nam đã đưa cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển giữa hai quốc gia lên một nấc cao mới. Nhiều chuyên gia về an ninh và đối ngoại quốc tế cùng chung quan điểm cho rằng, hành động của Trung Quốc là nguy hiểm.

Tờ báo trên dẫn ý kiến nhiều chuyên gia nói, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển Đông là cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời đánh dấu một bước leo thang mạnh trong ý chí của Bắc Kinh nhằm thiết lập chủ quyền đối với vùng biểu giàu tài nguyên thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bà Theresa Fallon, một chuyên gia cao cấp thuộc Viện Nghiên cứu châu Á ở Brussels, Bỉ, nhận định, động thái của Trung Quốc là “cơn ác mộng tồi tệ nhất” đối với ngành công nghiệp năng lượng trong khu vực và được thực hiện với mục đích “chọc giận” Việt Nam.

“Đó là một giàn khoan lớn, có kích thước bằng khoảng hai sân bóng đá gộp lại”, bà Fallon cho hay.

Trao đổi với Wall Street Journal, một quan chức cấp cao thuộc Nhà Trắng xem diễn biến leo thang mới nhất trên biển Đông là một phần trong chiến lược hành vi của Trung Quốc khi nước này tiếp tục tìm cách thiết lập chủ quyền đối với các khu vực tranh chấp. 

“Chúng tôi thực sự rất quan ngại về điều này. Chúng tôi đã bày tỏ sự quan ngại của mình với phía Trung Quốc”, vị quan chức này cho biết.

Ông Ian Storey, một chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, đánh giá, cuộc đối đầu đang diễn ra trên biển đông là “một tình huống chưa từng có tiền lệ”. Số lượng lớn tàu Trung Quốc xuất hiện ở khu vực có giàn khoan HD-981 là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy Trung Quốc “quyết tâm đảm bảo rằng giàn khoan này có thể hoạt động ở vùng nước mà nó đã được hạ đặt”.

Trong cuộc họp báo hôm qua (7/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, việc nước này hạ đặt giàn khoan HD-981 là “hoạt động bình thường” và yêu cầu phía Việt Nam “ngừng can thiệp”. 

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục lên tiếng cảnh báo về hành động này của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Mỹ nói, đây là hành động “mang tính gây hấn và không đem lại lợi ích”. “Chúng tôi rất quan ngại về hành vi nguy hiểm và sự đe dọa của tàu bè trong khu vực tranh chấp”, phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki nói.

Theo ông Michael Green, Phó chủ tịch cấp cao phụ trách khu vực châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Washington, Mỹ, diễn biến căng thẳng mới nhất trên biển Đông củng cố quan điểm cho rằng, các tranh chấp này “sẽ không thể được giải quyết bằng một chuyến đi hay một bài phát biểu”. 

Và điều này cũng cho thấy, phía Trung Quốc không e ngại những phản ứng tiêu cực trong khu vực”. Mới tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama có chuyến công du châu Á, nhấn mạnh vấn đề hợp tác an ninh giữa Washington với khu vực này.

Wall Street Journal nhắc lại, một cuộc chiến tranh biên giới đã nổ ra giữa Trung Quốc và Việt Nam vào năm 1979. Ngày nay, Trung Quốc có sức mạnh quân sự hùng hậu hơn Việt Nam, nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam sẽ nhanh chóng lùi bước, tờ báo viết. 

“Việt Nam có một lịch sử không lùi bước trước những cuộc đối đầu quân sự”, ông James Hardy, biên tập viên về khu vực châu Á-Thái Bình Dương của tờ IHS Jane's Defence Weekly, nói.

Các học giả về an ninh nói rằng, diễn biến căng thẳng gia tăng mới nhất trên biển Đông là kết quả tích tụ từ sự mất niềm tin sâu sắc của các nước nhỏ hơn trong khu vực đối với những dự định của Trung Quốc, sự cứng rắn ngày càng gia tăng của Trung Quốc, và sự thiếu vắng như cơ chế để ngăn chặn và xử lý khủng hoảng. 

Cuộc đối đầu này cũng cho thấy vai trò của các công ty năng lượng quốc doanh Trung Quốc như CNOOC trong việc thúc đẩy các tham vọng lãnh thổ của nước này, bất chấp việc lãnh đạo các doanh nghiệp này liên tục khẳng định họ chỉ có mục tiêu lợi nhuận chứ chẳng “ham hố” gì vấn đề chính trị.

Sau cuộc chuyển giao quyền lực vào cuối năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết sẽ tăng cường quan hệ với các nước láng giềng. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc ngày càng trở nên cứng rắn trong các tranh chấp lãnh thổ, và điều này xói mòn tiến trình xây dựng niềm tin trong khu vực, Wall Street Journal viết.

Nói về nguyên nhân vì sao Trung Quốc quyết định hạ đặt giàn khoan HD-981 ở vị trí hiện nay, ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc gia Trung Quốc về biển Đông nói với hãng tin Reuters, động thái này là một “bài kiểm tra” đối với ý chí chính trị của Trung Quốc. “Nếu chúng tôi dừng công việc ngay khi Việt Nam phản đối, chúng tôi sẽ không thể đạt được điều gì ở biển Đông”. 

Một quan chức giấu tên trong ngành dầu khí nói với Reuters, động thái của Trung Quốc hoàn toàn mang động cơ chính trị. “Điều này phản ánh ý chí của Chính phủ Trung Quốc và cũng liên quan tới chiến lược của Mỹ ở châu Á. Đây không phải là một quyết định có động cơ thương mại”. 

Tờ The Diplomat đánh giá, nói cách khác, giàn khoan HD-981 là một tuyên bố chính trị về quyết tâm của Trung Quốc nhằm kiểm soát những khu vực mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, và thông điệp này không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam và Philippines, mà cũng có ý nghĩa lớn không kém đối với Mỹ.

BÁO CHÍ THẾ GIỚI PHƠI BÀY ÂM MƯU BẨN THỈU CỦA TRUNG QUỐC

Báo chí thế giới đang đồng loạt đưa tin vụ việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trên thềm lục địa Việt Nam với chung nhận định hành động hung hăng tấn công tàu Việt Nam của Trung Quốc đang đẩy căng thẳng khu vực lên cao.

Hãng tin Reuters nhận định Hà Nội đã tỏ rõ quan điểm khi kịch liệt lên án việc giàn khoan HD-981 và nhiều tàu của Trung Quốc hoạt động tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1-5 đến nay, đồng thời yêu cầu Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC ) dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan này ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Chính quyền Obama cũng lên án hành động vi phạm nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) của Bắc Kinh, gọi đó là cách hành xử “gây hấn” và “gia tăng căng thẳng”.

Hãng tin này của Mỹ dẫn lời một quan chức giấu tên trong ngành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc cho rằng việc Triển khai giàn khoan của Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) tới vùng biển gần Việt Nam dường như mang tính chính trị nhiều hơn là thương mại.

"Động thái này phản ánh ý chí của chính phủ trung ương và còn có liên quan đến chiến lược của Mỹ ở châu Á" - quan chức giấu tên nói. "Nó không phải vì mục đích thương mại. Nó không giống như CNOOC đã chuẩn bị kế hoạch thăm dò lớn ở khu vực này".

Tuy nhiên, ông Wu Shicun, Chủ tịch Viện Quốc gia về Nghiên cứu Biển Đông cho rằng Bắc Kinh dường như không nghiêm túc để tâm tới phản ứng của Việt Nam .

“Nếu Trung Quốc dừng tay ngay khi Việt Nam lên tiếng, Trung Quốc sẽ không đạt được gì” – ông Wu Shicun nói, đồng thời nhận định rằng Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục kế hoạch này cho dù có bị phản ứng gay gắt.

Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao, khẳng định Việt Nam ưu tiên các biện pháp thương lượng, nhưng sẽ không loại trừ biện pháp nào, miễn là biện pháp hòa bình.

The Economist cũng nhận định đây không phải là hành động bình thường của Trung Quốc. Trong khi tờ New York Times nhận định tranh chấp ở khu vực biển Đông không phải là vấn đề mới. Song trong bối cảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc ngày càng tăng cường, lo ngại trong khu vực cũng lớn hơn.

Chuyên gia về quốc phòng của Úc - Carl Thayer - cho rằng quyết định đưa giàn khoan vào thềm lục địa Việt Nam phản ánh thay đổi lớn trong chiến thuật của Trung Quốc và dường như đó là phản ứng của Bắc Kinh với chuyến công du 4 nước châu Á vừa qua của Tổng thống Mỹ Barack Obama, người thăm Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Malaysia. 

Đỗ Quyên Theo Reuters

MỸ CẢNH BÁO TRUNG QUỐC LẦN THỨ HAI VỀ VIỆC HÀNH XỬ CÔN ĐỒ TRÊN BIỂN ĐÔNG CỦA VIỆT NAM

Ong Bắp Cày

Ngày 7/5, Bộ Ngoại giao Mỹ lần thứ hai lên tiếng bày tỏ quan ngại về các hành động của tàu Trung Quốc ở Biển Đông, coi đó là cách hành xử nguy hiểm.

TTXVN dẫn phát biểu của nữ phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki trong cuộc họp báo thường kỳ tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở thủ đô Washington cho rằng, việc tàu Trung Quốc cố tình đâm vào các tàu của Việt Nam là một cách hành xử nguy hiểm và mang tính hăm dọa.

Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công tàu Việt Nam
Chúng tôi cực kỳ quan ngại về cách hành xử và hăm dọa nguy hiểm của tàu bè tại các vùng biển có tranh chấp. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên kiềm chế, hành xử một cách an toàn và thích hợp, giải quyết các yêu sách chủ quyền một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bà Psaki nhắc lại quan điểm của Mỹ rằng việc Trung Quốc đặt giàn khoan trên biển Việt Nam là một “hành động khiêu khích và không có lợi cho việc ổn định an ninh trong khu vực”.

“Chúng tôi kêu gọi các bên có cách hành xử an toàn và phù hợp, đồng thời kiềm chế và giải quyết các đòi hỏi chủ quyền một cách hoà bình, bằng đường ngoại giao và phù hợp với luật pháp quốc tế”, bà Psaki tuyên bố.

Trước đó, ngày 6/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc đưa một giàn khoan dầu lớn vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam ở Biển Đông, coi đây là một hành động khiêu khích, không có lợi cho hòa bình, ổn định và càng làm tăng thêm những căng thẳng trong khu vực.

Trung Quốc phải gánh chịu trách nhiệm

Cũng trong ngày 7/5, Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain đã ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc cố tình gây căng thẳng ở Biển Đông.

Thượng nghị sỹ John McCain cho rằng quyết định của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan thăm dò dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam cùng với việc triển khai hàng chục tàu hải quân để hậu thuẫn cho hành động mang tính khiêu khích này là đáng quan ngại và chỉ nhằm leo thang căng thẳng ở Biển Đông.

Theo ông McCain, các tàu của Trung Quốc bao vây và tông vào các tàu của Cảnh sát biển Việt Nam là hành vi hung hăng và hiếu chiến. Trung Quốc phải gánh chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động đơn phương hòng thay đổi nguyên trạng này.

Ông McCai gọi các hành động của Trung Quốc dựa trên những yêu sách lãnh thổ không có cơ sở theo luật pháp quốc tế.

Sự thực là hành động của Trung Quốc diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã được xác định rõ ràng theo luật pháp quốc tế.

Tất cả những quốc gia có trách nhiệm đều lên tiếng yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có ngay các bước đi giảm leo thang căng thẳng, trở lại với nguyên trạng.

Trong khi đó, hai ông Ernest Bower và Gregory Poling từ viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tại Washington cho biết hành động của Trung Quốc là “rất đáng lo ngại”.

“Sự thật là việc Trung Quốc ngay lập tức đưa giàn khoan dầu mỏ của mình vào biển Việt Nam sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du 4 nước châu Á vào cuối tháng 4 vừa qua đã cho thấy dã tâm của Bắc Kinh trong việc thử thách lập trường của Việt Nam, các nước Đông Nam Á và cả Mỹ”, hai ông cho biết.

Bắc Kinh có thể đang muốn “thay đổi hiện trạng hiện nay” khi họ nhận thấy rằng Washington đang bị phân tán với những vấn đề quốc tế đáng lưu tâm tại Ukraine, Nigeria và Syria, hai chuyên gia này nhận định.

“Nếu Trung Quốc tin rằng Mỹ đang bị phân tán với nhiều vụ việc khác nhau và khó có khả năng thực thi cam kết việc bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines mà ông Obama đã đưa ra khi đến thăm châu Á thì họ cần hiểu rằng những động thái gây hấn của họ ở phía Nam đảo Hoàng Sa có thể gây ra những hậu quả lâu dài trong khu vực và trên toàn cầu”, hai chuyên gia này cảnh báo.

Quốc tế đồng loạt lên án

Trong khi Mỹ gọi hành động của Trung Quốc là "nguy hiểm và mang tính hăm dọa" thì tại Italya các hành động này được coi là bất hợp pháp, gây căng thẳng, đe dọa hoà bình, an ninh và ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại khu vực.

Một cuộc Hội thảo về "Vai trò của Italy tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương", đã được Viện nghiên cứu các vấn đề chiến lược quốc tế, Viện nghiên cứu chiến lược quốc phòng, Bộ Ngoại giao Italy đã phối hợp tổ chức tại Rome.

Sau khi nghe Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Hoàng Long thông báo về tình hình căng thẳng trên Biển Đông, nhất là những diễn biễn vừa qua về việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam, vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, nhiều học giả, diễn giả và đại biểu đã lên án hành động trên của Trung Quốc, cho rằng Trung Quốc đang cố tình gây căng thẳng, đe dọa hoà bình, an ninh và ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại khu vực.

Một số đại biểu cũng đã nhấn mạnh việc Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974 là bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi một giải pháp hòa bình, đối thoại và tôn trọng lẫn nhau.

Một số ý kiến cho rằng, Italy, với tư cách là một thành viên của nhóm G7 và đang ngày càng quan tâm hơn đến khu vực này, cần phải đóng một vai trò nhất định trong việc cùng cộng đồng quốc tế tháo gỡ tình hình căng thẳng hiện nay ở Biển Đông, tiến tới việc giải quyết những tranh chấp liên quan vùng biển này, theo luật pháp quốc tế.

Hội thảo cũng cho rằng, xét trên khía cạnh ngoại giao, với năng lực thương thuyết có tiếng của mình, Italy có thể đóng vai trò trung gian hòa giải trong nhiều cuộc tranh chấp, trong đó có cả những tranh chấp ở Biển Đông.

THƯỢNG NGHĨ SĨ MỸ JOHN McCAIN: TRUNG QUỐC HUNG HĂNG VÀ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM

Ong Bắp Cày

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain ngày 7/5 đã đưa ra tuyên bố về tình hình căng thẳng leo thang giữa Trung Quốc và Việt Nam quanh việc Trung Quốc triển khai giàn khoan HD-981 tại vùng biển Việt Nam.

Tuyên bố này của ông McCain được đưa ra sau cuộc họp báo quốc tế của Việt Nam, công bố thông tin về những động thái hung hăng của Trung Quốc nhằm tấn công tàu Việt Nam đang làm nhiệm vụ ngăn chặn giàn khoan trái phép HD-981.

Tuyên bố của ông McCain nêu rõ:
Việc Trung Quốc quyết định khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển Việt Nam và triển khai hàng chục tàu hải quân yểm trợ hành động khiêu khích này thực sự đáng lo ngại. Nó chỉ nhằm làm gia tăng căng thẳng tại biển Đông. Tàu Trung Quốc đã bao vây và đâm tàu của cảnh sát biển Việt Nam trong một động thái quấy rối hung hăng trên biển. Không còn nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc phải hoàn toàn chịu trách nhiệm vì đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng.
Ông cũng nhấn mạnh:
Những động thái này của Trung Quốc được tiến hành dựa trên các đòi hỏi chủ quyền, những đòi hỏi hoàn toàn không có cơ sở pháp lý quốc tế. Trên thực tế, hành động khoan dầu của Trung Quốc diễn ra trong Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được xác định rõ ràng theo luật pháp quốc tế. Tất cả các quốc gia có liên quan phải có bổn phận yêu cầu các nhà lãnh đạo Trung Quốc có những động thái tức thì nhằm giảm căng thẳng leo thang và giữ nguyên hiện trạng.
Trung Quốc cần tỏ ra văn minh hơn nếu không muốn phía Việt Nam buộc phải hành động.

DÃ TÂM CỦA TRUNG QUỐC: GIÀN KHOAN HD-981 LÀ VŨ KHÍ CHIẾN LƯỢC

Ong Bắp Cày

Nhà phân tích chính trị và chiến lược Tiến sĩ Martin Murphy vạch rõ những âm mưu của Trung Quốc núp sau giàn khoan HD-981.

Ngày 9/5/2012, ngay sau khi giàn khoan HD-981 được hạ thủy ở mỏ dầu Lệ Loan 6-1-1, chủ tịch tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) - Wang Yilin đã ngang ngược, tuyên bố tại Bắc Kinh: “Giàn khoan dầu nước sâu quy mô lớn là lãnh thổ quốc gia di động và là vũ khí chiến lược của Trung Quốc”

Tuyên bố này được Tiến sĩ Martin Murphy - một nhà phân tích chính trị và chiến lược, chuyên gia quốc tế về vi phạm bản quyền và xung đột trên biển phân tích kỹ càng dưới góc nhìn của ông, qua đó thấy rõ được những âm mưu chính trị mà Trung Quốc đang theo đuổi dưới lá bài giàn khoan dầu khí HD-981 ở Biển Đông– vấn đề rất nóng trong những ngày gần đây.

Thứ nhất, tuyên bố phản ánh rất rõ ràng suy nghĩ “chủ nghĩa trọng thương” của những nhà cầm quyền Trung Quốc. Chính sách kinh tế lỗi thời sẽ mang đến cho nước này một lượng dự trữ ngân quỹ khá tốt tuy nhiên vị thế thương mại và chính trị của Trung Quốc yếu đi rất nhiều trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, hầu hết những công ty lớn như tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hoàn toàn nằm trong sự bao bọc của chính phủ nước này và hoạt động theo những chính sách mà chính phủ đưa ra.

Thứ hai, tuyên bố của Wang Yilin không có giá trị pháp lý. Chủ tịch của CNOOC đang cố khẳng định một điều không hề được đề cập đến trong Công ước của Liên hiệp quốc về luật Biển - lãnh thổ quốc gia không thể được xác định bằng giàn khoan dầu, dù là giàn khoan HD-981 là sở hữu của nhà nước Trung Quốc. Nổi bật lên ở tuyên bố này cho thấy rằng Bắc Kinh nhiều khả năng có ý định dùng giàn khoan dầu của CNOOC nhằm dần dần từng bước giành quyền kiểm soát khu vực ngoài khơi, bước đầu là tạo một vùng kiểm soát không rõ ràng về pháp lý và chính trị rồi sau đó là chiếm lợi thế về vị trí địa lý.

Thứ ba, việc đưa giàn khoan dầu HD-981 hay còn gọi là “vũ khí chiến lược” tới Biển Đông có vẻ như khá phù hợp với cái mà Trung Quốc gọi là ba hình thái chiến tranh của Trung Quốc, mà cụ thể là:


- Chiến tranh tâm lý: Tăng cường các hoạt động khiêu khích, quấy rối dựa trên các chiêu bài núp bóng dân thường.

- Chiến tranh truyền thông: Gây ảnh hưởng trên dư luận quốc tế, ngăn cản các nước lân cận theo đuổi các hành động trái với lợi ích của Trung Quốc.

- Chiến tranh pháp lý: Lợi dụng luật pháp quốc tế và Trung Quốc nhằm khẳng định quyền lợi của nước này đồng thời phủ nhận hay thay đổi các điều khoản không có lợi trong tranh chấp ở Biển Đông. Có thể thấy rõ chiến lược này trong quan điểm “đường 9 đoạn” của Trung Quốc.

Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981của Tổng Công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. (Ảnh do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cung cấp)

Thứ tư, thấy rõ được vai trò chỉ đạo CNOOC của các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh trong việc thúc đẩy lợi ích của Trung Quốc tại các tranh chấp hiện nay ở Biển Đông. Trung Quốc đang tìm mọi cách để kiểm soát 80% diện tích vùng biển này và đã sử dụng mọi nguồn lực để đạt được mục đích: sức mạnh quốc gia - ngoại giao, quân sự, bán quân sự và thương mại - để đạt được những gì họ muốn. Nổi lên trên đó là yêu sách đường 9 đoạn mà Trung Quốc áp đặt trên Biển Đông. Yêu sách này của Trung Quốc đã gây nên rất nhiều tranh cãi và phản đối từ Việt Nam và Philippines.

Sau khi giàn khoan HD-981 được hạ thủy, Chủ tịch Yilin của CNOOC đã tuyên bố rằng HD-981 là "vũ khí chiến lược” sẽ giúp Trung Quốc tiếp cận với tất cả những khu vực đáy biển sâu nhất. Đồng thời Trung Quốc - thông qua CNOOC đã mời đấu thầu cho các khối thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông của Việt Nam.

Tàu lặn Giao Long của Trung Quốc đang hoạt động tại vùng đáy biển quốc tế, nằm giữa Hawaii và Mỹ, nơi mà Trung Quốc đã được cấp giấy phép thăm dò khoáng sản từ năm 2001.

Thứ năm, nếu Bắc Kinh giữ quan điểm coi giàn khoan dầu là vũ khí chiến lược thì nước này có thể sẽ tiếp tục tiếp cận các vùng biển xa hơn – nơi mà Trung Quốc thấy có lợi ích tài nguyên thiên nhiên tương tự như Biển Đông. Một ví dụ cụ thể là vào ngày 19 tháng 7 năm 2011, Cơ quan quản lý đáy biển quốc tế Liên Hợp Quốc (ISA) đã cấp giấy phép cho Trung Quốc thăm dò và khai thác khoáng sản ở khu vực đáy biển phía Tây Nam Ấn Độ Dương, thuộc vùng biển quốc tế, nằm giữa châu Phi và Nam cực.

Sự hiện diện của Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương cũng gây lo lắng cho Ấn Độ. Thông qua những tuyên bố và hành động của mình, một lần nữa Bắc Kinh cho thấy họ tiếp tục coi biển là lãnh thổ cũng tương tự như một số nước phương Tây trong khoảng 300 năm trở lại đây liên tiếp khai thác và chiếm quyền sở hữu các vùng biển.

Trung Quốc cũng đã cố gắng khẳng định quan điểm đó trong các cuộc đàm phán về công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật Biển nhưng đều không được chấp nhận. Một số nước trên thế giới lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục thèm khát Biển Đông và gia tăng mức kiểm soát của mình trên vùng biển này bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Việt Nam và Philippines.

GÁC TRANH CHẤP, CÙNG KHAI THÁC - ĐỪNG NGHE TRUNG QUỐC NÓI

Huy Hoàng - theo Trí Thức Trẻ

Tàu Trung Quốc ngang ngược tấn công tàu Việt Nam ở khu vực giàn khoan HD-981 thuộc vùng biển Việt Nam

Đề xuất "Gác tranh chấp, cùng khai thác" của Trung Quốc về bản chất là “cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!”

Ý tưởng “Gác tranh chấp, cùng khai thác” được Đặng Tiểu Bình nêu ra từ cuối những năm 70 của Thế kỷ 20. Trong suốt hơn 30 năm qua, “gác tranh chấp, cùng khai thác đã trở thành một chủ trương lớn trong triển khai chiến lược biển của Trung Quốc; họ luôn tìm mọi cách để áp đặt ý tưởng và chủ trương này đối với các nước láng giềng.

Đối với Biển Đông, từ cuối những năm 80 của thế kỷ 20, Trung Quốc đã lần lượt nêu ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” với Philippines, Indonesia, Singapore và Malaysia. Sau khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hoá quan hệ tháng 11 năm 1991, Trung Quốc cũng đã nhiều lần đề cập với Việt Nam về chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” với hy vọng Hà Nội sẽ chấp nhận việc “cùng khai thác” với Trung Quốc ở Biển Đông.

Tuy nhiên, ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc không được các nước ASEAN hưởng ứng, do các nước đều hiểu rõ bản chất của ý tưởng này là nhằm biến khu vực không tranh chấp trong thềm lục địa của các nước thành vùng tranh chấp để thực hiện “cùng khai thác” tại vùng biển của các nước khác trong yêu sách “đường lưỡi bò”.

Khai thác chung không phải là ý tưởng mới trong giải quyết các tranh chấp biển trên thế giới. Trên thế giới đã có nhiều thỏa thuận về các dàn xếp tạm thời “khai thác chung” dưới nhiều hình thức và trong các lĩnh vực khác nhau (nghề cá, dầu khí…). Ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có: Hiệp định về khai thác chung Nhật Bản – Hàn Quốc năm 1974 ở khu vực biển chồng lấn giữa hai nước; Hiệp định về phát triển chung vùng biển chồng lấn ở Biển Đông Timor giữa Úc và Indonesia năm 1989.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là việc khai thác chung chỉ có thể tiến hành ở những khu vực biển chồng lấn, thực sự có tranh chấp, chứ không thể tiến hành “cùng khai thác” trong vùng biển hoàn toàn không có tranh chấp của một quốc gia khác như Biển Đông của Việt Nam. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 cho phép các nước có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) mở rộng 200 hải lý (370,6Km) từ lãnh hải của quốc gia đó, vì vậy Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn và không tranh chấp đối với phần diện tích rộng lớn của Biển Đông bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Để tranh thủ sự ủng hộ của các nước ASEAN, Trung Quốc đã nhiều lần điều chỉnh câu chữ của ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Ban đầu là “chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác”, sau đó thì rút gọn lại là “gác tranh chấp, cùng khai thác” và gần đây là “khai thác chung” hay “cùng khai thác”. Tuy nhiên, chủ trương “gác tranh chấp, cùng khai thác” vẫn gắn liền với việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động nhằm thực thi “đường lưỡi bò” trên thực tế.

Nhằm thúc đẩy chủ trương “cùng khai thác”, trong mấy năm gần đây Trung Quốc tiến hành rất nhiều các hoạt động gây hấn trên thềm lục địa của các nước ven Biển Đông để gây sức ép buộc các nước chấp nhận “cùng khai thác” với Trung Quốc trong phạm vi yêu sách “đường lưỡi bò” như: trong các năm 2011-2012, Trung Quốc nhiều lần cắt cáp của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam trên thềm lục địa Việt Nam nhằm mục tiêu biến khu vực không tranh chấp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa các nước thành khu vực tranh chấp; năm 2012 tàu của Trung Quốc ngăn cản hoạt động của tàu khảo sát Malaysia trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Malaysia…vv…

Tháng 7 năm 2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lại nhắc tới chủ trương “gác lại tranh chấp, cùng khai thác” đối với vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, theo nhận định của nhà phân tích Ralph Cossa của Diễn đàn Thái bình dương ở Hawaii, ông Tập Cận Bình chỉ lặp lại chủ trương ngang ngược của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là“cái gì của tôi là của tôi, cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!”

Vì vậy Trung Quốc sẵn sàng cùng nhau khai thác ở những nơi do Nhật Bản nắm giữ, những nơi do Philippines hay Malaysia nắm giữ. Còn những nơi họ đang nắm giữ thì họ đương nhiên tự cho là có chủ quyền không thể tranh cãi và như thế là hết chuyện. Ông Cossa nói thêm rằng phát biểu của ông Tập Cận Bình làm cho vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.

Nhà phân tích Ralph Cossa: "“Điều này có nghĩa là: Cái gì của tôi là của tôi, còn cái gì là của anh thì chúng ta cùng nhau khai thác!"

Bà Bonnie Glaser, một nhà phân tích cấp cao về vấn đề Trung Quốc của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, tán đồng nhận định của ông Cossa. Bà nói: "Theo tôi, không ai biết rõ trong thời gian tới đây Trung Quốc có nhượng bộ hay thỏa hiệp với các nước láng giềng trong những vụ tranh chấp này hay không.” Bà Glaser cũng bày tỏ sự nghi ngờ về thiện chí của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các vụ tranh chấp với các nước láng giềng.

Bà Glaser bày tỏ nghi ngờ thiện chí của Trung Quốc trong việc tìm kiếm giải pháp hòa bình tranh chấp với các nước láng giềng.

Theo tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông nhận định: "hiện nay Trung Quốc đang muốn “đánh đồng” đề xuất gác tranh chấp cùng khai thác với giải pháp hợp tác cùng khai thác có ý nghĩa thực tế theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, để áp dụng cho khu vực Biển Đông nhằm mục đích biến khu vực không tranh chấp thành tranh chấp, từng bước giành thế chủ động độc chiếm Biển Đông. Rõ ràng là quan điểm gác tranh chấp cùng khai thác của Trung Quốc đã vượt qua mọi quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, thậm chí không có trong tiền lệ các án lệ của luật pháp và thực tiễn quốc tế đã áp dụng đối với giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với các đảo, quần đảo trên biển”.

Ông Trần Công Trục

Ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 tiến hành khoan và tác nghiệp tại vị trí có tọa độ 15o29’58” vĩ Bắc-111o12’06” kinh Đông, chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Hoạt động này hoàn toàn vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Ngày 4 tháng 5, Bộ Ngoại giao Việt nam kiên quyết phản đối động thái ngang ngược của Trung Quốc. Trong mấy ngày gần đây, dư luận quốc tế cũng tỏ thái độ phản đối trước hành động trắng trợn này.

Giáo sư Keith Johnson thuộc khoa Ngôn ngữ học, trường Đại học Carlifornia Berkeley đã viết một bài bình luận trên tạp chí uy tín Chính sách đối ngoại (Foreignpolicy). Giáo sư Keith cho rằng: “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan trị giá hàng tỷ USD của mình như muốn gửi tới Việt Nam một thông điệp rõ ràng rằng “chúng tôi sẽ khoan ở nơi mà chúng có thể gây ra các tác hại nhiều nhất". Trung Quốc đã thực hiện các hoạt động thăm dò năng lượng tại các khu vực tranh chấp và gặp phải sự ngăn cản từ các nước, trong đó có Việt Nam đối với các hoạt động thăm dò này tại các vùng nước tranh chấp. Tuy nhiên, đây dường như là lần đầu tiên các công ty dầu mỏ Trung Quốc thực hiện hoạt động khai thác dầu mỏ tại vùng nước thuộc tuyên bố chủ quyền của những quốc gia khác.”

Giàn khoan HD-981 được Trung Quốc đưa vào xâm phạm vào vùng biển thuộc khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 2 tháng 5 năm 2014

Mặc dù luôn khẳng định tuân thủ nguyên tắc “cùng khai thác” không làm ảnh hưởng đến yêu sách chủ quyền và quyền tài phán quốc gia, song ý đồ sâu xa của Trung Quốc là muốn thông qua “cùng khai thác” để hợp pháp hóa các yêu sách phi lý và phi pháp về chủ quyền của mình. Họ còn muốn dùng vấn đề “cùng khai thác” để phân hóa chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông. Thời gian qua, Trung Quốc luôn lớn tiếng rằng “cùng khai thác” là biện pháp duy nhất để duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông, trong khi luôn đe doạ, gây sức ép với các nước ven Biển Đông, buộc các nước này chấp nhận chủ trương “cùng khai thác”của Trung Quốc.

Tóm lại, ý tưởng “gác tranh chấp, cùng khai thác” của Trung Quốc không phải là việc dàn xếp quá độ theo những quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 mà nội hàm của nó là một phần quan trọng trong chiến lược xuyên suốt của Trung Quốc từng bước xâm lấn vùng biển của các nước láng giềng, tiến tới độc chiếm Biển Đông.

TAI SAO KHÔNG LÔI KILO VÀ SU-30 RA ĐỐI ĐẦU?

Ft - Tại sao ta không lôi Kilo với Su-30 ra đối đầu?

Theo FB Đơn vị tác chiến điện tử (Comrade Commissar)

Chào các đồng chí,

Như đã hứa, Ft xin lên sóng bài viết về việc tại sao Việt Nam không triển khai các phương tiện, vũ khí hiện đại như tàu Gepard, tàu ngầm Kilo và máy bay Su-30. Về vấn đề này, có rất nhiều lí do. Tôi chỉ xin gạch ra những lí do chính nhằm giúp các đồng chí hiểu vấn đề, đồng thời sử dụng nó làm luận cứ để tuyên truyền cho người thân cũng như bạn bè.

Như chúng ta đã biết, hiện nay đối đầu với các tàu Trung Quốc là các lực lượng Cảnh sát biển (CSB) và Kiểm ngư (KN). Các tàu Hải quân cũng như máy bay tiêm kích của Không quân vẫn chưa tham gia. Có thể giải thích lí do như sau.

1. Cuộc đấu tranh hiện nay là cuộc đấu tranh mang tính dân sự

Chúng ta chủ trương sử dụng các lực lượng dân sự trong tranh chấp và bảo vệ vùng chủ quyền lãnh hải của mình. Dù có vũ trang nhưng các tàu CSB và KN vẫn thuộc lực lượng dân sự.

Việc triển khai các tàu Hải quân như Gepard hay Kilo sẽ cho Trung Quốc cái cớ để triển khai tàu chiến của họ vào vùng biển của ta. Tương quan lực lượng giữa Hải quân Nhân dân Việt Nam với hạm đội Nam Hải của TQ là khá chênh lệch. Nếu TQ triển khai tàu Hải quân, ta sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời làm ngư dân rất dễ bị tấn công. Đồng thời, các ta ù của Trung Quốc sẽ vô tư thực hiện các hoạt động trinh sát do thám lãnh hải, lãnh thổ của ta.

Tất nhiên, không triển khai tới vùng giao tranh không có nghĩa là ta không sử dụng chúng. Các tàu Hải quân vẫn hoạt động ở vùng rìa, sẵn sàng ứng cứu cho lực lượng CSB và KN khi cần thiết.

2. Bảo vệ lực lượng cũng như bí mật quân sự:

Các tàu Hải quân như Gepard và Kilo vốn không được thiết kế cho các nhiệm vụ đâm húc. Nếu triển khai ở vùng giao tranh, chúng rất dễ bị hư hại khi phải đối đầu với các loại tàu gia cố thân mũi hoặc tàu chiến hoán cải như tàu Hải giám Trung Quốc. Khi đó, lực lượng Hải quân của ta sẽ bị mất đi những nắm đấm mạnh nhất.

Đồng thời, việc triển khai chúng sẽ làm các dấu hiệu nhận dạng tàu bị lộ. Trung Quốc có nhiều Kilo và Su-30 hơn cả ta, không có nghĩa là họ biết hết được các bí mật tác chiến trên vũ khí của ta. Nếu mang ra, không khác gì ta tặng cho họ các thông số nhận diện tàu, và nó sẽ được dùng để chống lại chúng ta sau này. Điều đó cũng tương tự với các tàu chiến và máy bay khác.

3. Không phù hợp với chính sách ngoại giao:

Chúng ta đang theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình, sử dụng các biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế. Chúng ta đang trong vai "nạn nhân", bị một nước Trung Quốc "đầu gấu" chèn ép, bắt nạt. Các đồng chí nghĩ các nước khác sẽ phản ứng ra sao nếu nạn nhân chủ động vác súng ra cà khịa vào mặt thằng đầu gấu? Khi đó, chúng ta sẽ mất đi sự ủng hộ của quốc tế.

Dù sự ủng hộ quốc tế không ảnh hưởng quá nhiều tới giao tranh, chỉ dừng ở mức "quan ngại" và "kêu gọi kiềm chế", nhưng chúng ta vẫn cần mọi sự ủng hộ trên thế giới. Khi đó, chúng ta sẽ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng bành trướng Bắc Kinh.

Tóm lại, việc triển khai các tàu chiến và máy bay hiện đại là hoàn toàn không cần thiết. Chúng là những thanh gươm sắc bén, nhưng chỉ được sử dụng khi xác định sống chết với quân địch. Còn hiện nay, chúng ta chỉ sử dụng nắm đấm là chính, và nếu có dùng gươm thì cũng chỉ là rút khỏi vỏ để răn đe quân địch mà thôi.

Cám ơn các đồng chí đã theo dõi.

- Ft -