Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

NHỮNG NGƯỜI LÀM OAN SAI TRONG VỤ ÁN ÔNG NGUYỄN THANH CHẤN ĐÃ BỊ BẮT

LâmTrực@


Cuối cùng thì công lý cũng được thực thi.

Sáng 9/5, Cơ quan điều tra Viện Kiểm nhân dân Tối cao đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời ra lệnh bắt tạm giam đối với 2 cán bộ trong vụ án Nguyễn Thanh Chấn.

Ông Nguyễn Thanh Chấn.

2 người bị bắt là:

- Đặng Thế Vinh, Trưởng phòng 10, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang, là kiểm sát viên thụ lý chính vụ án oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn.

- Trần Nhật Luật (thượng tá, điều tra viên cao cấp) Phó Trưởng Công an huyện Việt Yên (Bắc Giang), nguyên điều tra viên thụ lý chính trong vụ án ông Nguyễn Thanh Chấn.

2 bị can bị khởi tố về tội “Cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án” theo điều 300 Bộ Luật hình sự.

Người dân mong chờ sư phán xét công bằng của luật pháp!

CƯƠNG QUYẾT NGĂN CHẶN VIỆC ĐẶT TRÁI PHÉP GIÀN KHOAN CỦA TRUNG QUỐC

Tư lệnh Cảnh sát biển: Cương quyết ngăn việc đặt trái phép giàn khoan

TP - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, hiện tại, phía Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường lực lượng như đưa thêm tàu quân sự, tàu hải giám, máy bay tới khu vực này, khiến tình hình có chiều hướng căng thẳng, phức tạp hơn.

Chiều 8/5, trao đổi với Tiền Phong về những diễn biến liên quan đến việc Trung Quốc tiến hành lắp đặt giàn khoan dầu (số hiệu HD 981) trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và có nhiều hành động hung hăng, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam - Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm cho biết, hiện tại, phía Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng cường lực lượng như đưa thêm tàu quân sự, tàu hải giám, máy bay tới khu vực này, khiến tình hình có chiều hướng căng thẳng, phức tạp hơn.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, nhằm tránh tổn thất cho các lực lượng của ta như Kiểm ngư, Cảnh sát biển trong khi ngăn chặn, cản phá việc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981, các biện pháp, phương án phòng ngừa, tự vệ chính đáng sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng, để hạn chế thấp nhất những thương vong có thể xảy ra trước các hành động của phía Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, cùng với lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát biển Việt Nam đang duy trì nhiều phương tiện cần thiết tại khu vực trên, trong đó có những tàu hiện đại và luôn sẵn sàng, cảnh giác cao độ trước những động thái hung hăng, khiêu khích từ phía Trung Quốc. 

Quan điểm của Việt Nam là kiềm chế, tránh gây căng thẳng và đấu tranh hòa bình nhưng không nhân nhượng trước vấn đề chủ quyền.

Đánh giá về hành động trái phép, không tôn trọng luật pháp quốc tế của Trung Quốc, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm khẳng định, việc làm này sẽ tạo tiền lệ không tốt trên biển Đông, đồng thời đi ngược lại thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về biển Đông.

“Cùng với các lực lượng khác của ta, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ tiến hành mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, trước mắt là cương quyết cản phá không cho Trung Quốc có thể hạ đặt giàn khoan trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam”, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định.

MIỆNG LƯỠI KẺ CƯỚP

Cuteo@


Chuyện quốc tế đều biết, chứng cứ rõ ràng cả đống mà lãnh đạo Bắc Kinh vẫn cãi cùn. Nếu là người lương thiện, không ai vác lưới sang ao nhà hàng xóm đánh bắt cá rồi lại phủi tay nói rằng đó là tác nghiệp bình thường.

Tệ hại, thô lỗ và sấc láo đúng là bản chất đám quan lại Trung Quốc nói về vụ giàn khoan DH-981 đang đứng trong vùng biển Việt Nam và tìm cách khoan thăm dò trái phép.

Mấy ngày qua, không chỉ người Việt Nam mà cả cộng đồng quốc tế đều thấy rõ bản chất lưu manh kẻ cướp của Trung Quốc khi phái đến hàng trăm tàu cùng máy bay dưới danh nghĩa hộ tống giàn khoan nhưng bản chất là tấn công đe dọa Việt Nam. Đáng nói, trong số tàu đó có cả tàu quân sự và hải giám được phía Trung Quốc giải thích là hành động “tự vệ, đảm bảo giàn khoan được tác nghiệp bình thường”. Và Trung Quốc cũng cho rằng "sử dụng vòi rồng là mức độ nhẹ nhất khi va chạm trên biển". 

Những ai lương thiện đều tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc tổ chức họp báo quốc tế về việc nước này đặt giàn khoan tại Biển Đông đặt trái phép tại vùng biển Việt Nam do người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Vụ phó Vụ Báo chí Hồng Lỗi chủ trì. Tham dự họp báo có Vụ phó Vụ Biên giới Hải đảo Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương và Giám đốc điều hành kiêm Phó Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty dịch vụ Bãi dầu (COSL) Lý Dũng cùng đông đảo phóng viên trong nước và quốc tế. 

Thông tin được phía Trung Quốc đưa ra vẫn là muốn khẳng định nơi đặt trái phép giàn khoan HD-981 không thuộc vùng biển tranh chấp với Việt Nam.

Để chứng minh cho câu nói "vùng biển này không có bất cứ liên quan nào đến Việt Nam", ông Dịch Tiên Lương minh họa bằng bản vẽ giản lược có đánh dấu một số đảo tại Biển Đông, nơi đặt giàn khoan HD-981 cách đảo Tri Tôn (bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) 17 hải lý, cách bờ biển Quãng Ngãi 150 hải lý.

Thủ đoạn giả dối của phía Trung Quốc là làm phép tính so sánh giữa 17 hải lý và 150 hải lý xem khoảng cách nào gần hơn. Trong khi đó lại lờ đi các viện dẫn và lý giải khoa học theo luật pháp quốc tế. Tất nhiên, đối với báo chí, thủ đoạn lấp liếm đó không thể đánh lừa được ai.

Về việc Trung Quốc cử hàng chục tàu và máy bay hộ tống giàn khoan, gồm cả tàu quân sự và hải giám được phía Trung Quốc giải thích là hành động “tự vệ, đảm bảo giàn khoan được tác nghiệp bình thường”.

Về thông tin cho rằng chiến hạm của hai bên có mặt tại vùng biển đặt giàn khoan HD-981, ông Dịch Tiên Lương khẳng định, chiến hạm của Trung Quốc không tham gia bất cứ hoạt động nào tại khu vực này. 

Phóng viên hỏi Trung Quốc có xác nhận đã sử dụng vòi rồng công suất lớn phun nước vào các tàu Việt Nam gây hư hại tàu thuyền và gây thương tích cho thủy thủ Việt Nam hay không, ông Dịch Tiên Lương trả lời sử dụng vòi rồng là mức độ nhẹ nhất khi va chạm trên biển. 

Nhìn chung tại cuộc họp báo, sau khi nghe phía Trung Quốc diễn giải sự việc và trình bày quan điểm, tất cả các phóng viên quốc tế như AP, AFP, VOA, Nhật Bản… đều đặt những câu hỏi thể hiện quan điểm đứng về phía Việt Nam, còn phía Trung Quốc thì cho rằng đây là những câu hỏi mang tính phiến diện.

Tàu TQ dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam

Trước đó, sau khi Việt Nam tổ chức cuộc họp báo quốc tế ngày 7.5, thông tin về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 xâm phạm chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông, nhiều hãng truyền thông lớn như AP, AFP, Reuters, DPA... cùng các tờ báo uy tín trên thế giới đã đồng loạt đưa tin về sự kiện này, với nhiều bài viết nhấn mạnh hành động của Trung Quốc đã khiến căng thẳng trong khu vực leo thang và “sự hung hăng của Trung Quốc là đáng báo động với nhiều nước trong khu vực”.

Các báo cũng đánh giá hành vi này của Trung Quốc là “một trong những bước đi khiêu khích nhất” có thể dẫn đến “những xung đột nghiêm trọng hơn”. Các hãng truyền thông quốc tế cũng trích dẫn các đánh giá của giới học giả quốc tế cho rằng "chính sách của Trung Quốc là không có cơ sở pháp lý, gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông".

Theo tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hôm qua 8.5, tiếp tục phát hiện thêm 2 tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh và tàu hộ tống tên lửa của Trung Quốc hoạt động tại khu vực đặt giàn khoan HD-981, đặt trái phép trong thềm lục địa Việt Nam.

Cụ thể, ngoài các tàu hải cảnh, hải giám…của Trung Quốc hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam, vào lúc 7 giờ 30 phút, Cảnh sát biển Việt Nam phát hiện cách giàn khoan 981 khoảng 11 hải lý có tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh của Trung Quốc.

Tiếp đó, vào lúc 11 giờ 45 phút, cách giàn khoan trên khoảng 10 hải lý, Cảnh sát biển Việt Nam tiếp tục phát hiện tàu hộ tống tên lửa của Trung Quốc.

Các tàu trên đang tham gia bảo vệ giàn khoan 981 bất hợp pháp của Trung Quốc đặt tại thềm lục địa Việt Nam. Hai tàu này thường xuyên cản trợ hoạt động hợp pháp của Cảnh sát biển Việt Nam.

Trước đó, tại cuộc họp báo Quốc tế do Bộ ngoại giao Việt Nam tổ chức chiều 7.5, ông Ngô Ngọc Thu – Phó Tư lệnh/Tham Mưu trưởng Cảnh sát biển cho hay, đến ngày 7.5.2014, Trung Quốc đã huy động, lúc cao nhất 80 tàu các loại, trong đó có 7 tàu quân sự gồm: Tàu hộ vệ tên lửa 534 và tàu tuần tiễu tên lửa tấn công nhanh số hiệu 753; cùng 33 tàu hải cảnh, hải giám, Ngư chính; và các tàu vận tải, tàu cá.

Ngoài ra hàng ngày còn có hàng chục tốp máy bay hoạt động trên khu vực. Một nhóm tàu cá vũ trang và tàu quân sự đã vào cách đảo Lý Sơn từ 50 – 60 hải lý.

Thật đúng là miệng lưỡi của kẻ cướp.

Người viết bài này tin rằng, không chóng thì chầy, trong vòng 1 tháng nữa, quân kẻ cướp cũng phải nhổ cọc cuốn séo khỏi bờ cõi nước ta. Tất nhiên, lý do họ đưa ra sẽ là: đã dạy cho Việt Nam một bài học.

NHẬT BẢN YÊU CẦU TRUNG QUỐC GIẢI THÍCH RÕ HÀNH ĐỘNG KHIÊU KHÍCH Ở BIỂN CỦA VIỆT NAM

Ong Bắp Cày

Ngày 9/5, Nhật Bản một lần nữa khẳng định nước này coi các hoạt động khoan thăm dò dầu khí của Trung Quốc ở các khu vực tranh chấp trên Biển Đông là "hành động khiêu khích" đối với an ninh khu vực, đồng thời nhấn mạnh Bắc Kinh cần làm rõ với Việt Nam và cộng đồng quốc tế về những hoạt động hàng hải đang ngày càng gia tăng của nước này ở Biển Đông.

Trả lời câu hỏi của các phóng viên về vụ va chạm giữa các tàu của Việt Nam và tàu Trung Quốc tại khu vực quần đảo Hoàng Sa, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhấn mạnh Tokyo quan ngại sâu sắc trước diễn biến leo thang căng thẳng liên quan tới hoạt động đơn phương của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam. Ông nêu rõ: "Nhật Bản coi vụ việc mới nhất này là một phần trong hàng loạt hoạt động hàng hải đơn phương và khiêu khích của Trung Quốc. Chúng tôi cho rằng Bắc Kinh cần phải giải thích rõ các căn cứ và chi tiết những hoạt động đó với Việt Nam và cộng đồng quốc tế". 

Giàn khoan HD981 của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Ảnh: Vietnam+

Ông Kishida nêu rõ hòa bình và ổn định trên Biển Đông là vấn đề chung của cộng đồng quốc tế và các vấn đề tranh chấp cần được giải quyết một cách hòa bình thông qua đối thoại.

Đề cập các cuộc tham vấn chính thức giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC), Ngoại trưởng Kishida cho biết Nhật Bản sẽ hối thúc Trung Quốc và các nước có tuyên bố chủ quyền chồng chéo trên Biển Đông kiềm chế và tuân phủ luật pháp quốc tế để làm giảm căng thẳng.

TRUNG QUỐC CẦN PHẢI BỊ TRỪNG PHẠT

Nếu không trừng phạt, Trung Quốc sẽ không có trách nhiệm


Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam bằng vòi rồng

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này.

Tiến sỹ S.D. Pradhan, chuyên gia về Biển Đông có bài bình luận với tựa đề ''Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng'' đăng trên tờ The Time of India, ngày 7.5.

Chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với các khu vực láng giềng của nước này được cho là đã làm gia tăng các nguy cơ nghiêm trọng của các cuộc xung đột trên Biển Đông.

Sau khi chiếm được bãi cạn Scarborough Shoal của Philippines và bắt đầu việc xây dựng các công trình, ban hành lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông, hiện tại Trung Quốc đã quyết định bắt đầu tiến hành việc khoan, khai thác dầu khí trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 3.5.2014, Cơ quan quản lý An toàn Hàng hải Trung quốc tuyên bố rằng giàn khoan HD-981 sẽ được lắp đặt tại vị trí 15 độ 29 phút 58 giây vĩ độ Bắc và 111 độ 12 phút 06 giây kinh độ Đông từ ngày 2.5.2014 đến ngày 15.8.2014.

Khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc, tuyên bố rằng mọi hoạt động thăm dò dầu khí tiến hành trong vùng biển Việt Nam nếu không được sự cho phép của nước này là hoàn toàn bất hợp pháp.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phát biểu như vậy trong một tuyên bố được đăng trên website của chính phủ.

Ngày 4.5.2014, Tập đoàn PetroVietnam cũng đã gửi thư đến Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC, yêu cầu công ty Trung Quốc ngay lập tức phải dừng mọi hoạt động phi pháp trên và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying tuyên bố rằng việc tiến hành khoan thăm dò trên nằm trong vùng biển Trung Quốc. Những hành động và phản ứng kiểu như như vậy của Trung Quốc đã khiến căng thẳng trên biển Đông tiếp tục gia tăng.

Tàu tên lửa của Trung Quốc

Hành xử hung hăng là một phần trong chiến lược của Trung Quốc

Trên thực tế, cách "hành xử hung hăng" hiện tại của Trung Quốc đối với Việt Nam là một phần trong chiến lược lớn của Trung Quốc đối với Nhật Bản, những nước có tranh chấp chủ yếu đối với Trung Quốc trên biển Đông, và với Ấn Độ trong các khu vực lân cận Trung Quốc.

Tại các khu vực trên, những thủ đoạn tương tự cũng đã được tiến hành. Chiến lược trên của Trung Quốc xuất phát từ nhận thức cho rằng các nước láng giềng không thể liên kết lại để chống lại Trung Quốc và sẽ chấp nhận những sự thay đổi trong hiện trạng sau khi có vài tiếng nói phản ứng yếu ớt. Ngoài ra, Trung Quốc hiện tại cho rằng việc chiếm đóng trên thực tế tại các khu vực liền kề là rất quan trọng đối với an ninh nước này.

Chiến lược chính trên của Trung Quốc bao gồm 3 mục tiêu an ninh cốt lõi tại Đông Á: tạo lập sự kiểm soát đối với “các vùng biển gần” và các khu vực biên giới của Trung Quốc; thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực mà Trung Quốc là trung tâm thông qua biện pháp ngoại giao; bảo vệ và tăng cường các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ngay cả khi phải áp dụng các biện pháp vũ lực mạnh mẽ.

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này.

Quan điểm cho rằng Trung Quốc cần phải sửa chữa những sự nhẫn nhục trong những thế kỷ qua đã được đặt ở vị trí trung tâm trong việc định hình các chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Người dân và Chính phủ Trung Quốc “cảm thấy” các khu vực kề cận nước này là thuộc về Trung Quốc và phải được chiếm lại.

NẾU CÁC BẠN XUỐNG ĐƯỜNG PHẢN ĐỐI TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC!

Ong Bắp Cày

Bức xúc trước hành động ngang nhiên đưa giàn khoan HD-981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc tiếp tục có những hành động trắng trợn, liều lĩnh xâm phạm chủ quyền của nước ta. 

Chúng ta là dân tộc yêu chuộng hòa bình, tự do, chúng ta ghét chiến tranh, nhưng chúng ta không thể ngồi yên khi bờ cõi bị xâm lăng. Vì điều này, một cuộc mít-tinh để biểu thị lòng yêu nước, bày tỏ bức xúc trước hành vi ngang ngược của Trung Quốc tại Biển Đông là việc nên làm, khuyến khích làm. 

Tuy nhiên, cần nói rõ, chúng ta xuống đường mit-tinh không phải để hưởng ứng lời kêu gọi của nhóm lấy danh nghĩa 20 "tổ chức XHDS" nào đó, bởi đó là lời kêu gọi hàm chứa ý đồ chống phá nhà nước, mà chúng ta xuống đường phản đối Trung Quốc, với mục đích để bạn bè thế giới thấy được hành động phi nghĩa vô luân của Trung Quốc, và thể hiện sự yêu chuộng hòa bình của dân tộc Việt Nam, cùng với nhà nước bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Một vài lưu ý để không bị lẫn lộn với những kẻ nhân danh lòng yêu nước, lợi dụng mit-tinh phản đối Trung Quốc để chống phá nhà nước:

1. Về trang phục do các bạn tự lựa chọn miễn sao thấy đẹp và lịch sự. 

2. Về biểu ngữ, băng zôn: Nội dung do các bạn tự viết, song cần tránh sử dụng các từ ngữ gây hấn, gây hằn thù dân tộc. Đặc biệt hoan nghênh các khẩu hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung.

3. Tuyệt đối không dùng những khẩu hiệu mà nội dung không ăn nhập gì với mục đích của buổi Mít-tinh phản đối Trung Quôc xâm lược này.

4. Các bạn nên giữ cho cái đầu của mình luôn tỉnh táo để hành động và lời nói trong khuôn khổ của pháp luật. Tránh bạo lực, gây hấn với nhân viên công vụ bởi đó là hành vi vi phạm pháp luật. 

5. Điều cuối cùng, thông qua buổi Mit-tinh, các bạn nên để cho thế giới biết rằng chúng ta là một dân tộc văn minh, yêu chuộng hòa bình và công lý. Hãy chú ý đến trật tự xã hội và vệ sinh môi trường.

Thứ Năm, 8 tháng 5, 2014

CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG QUỐC KHÔNG NGỪNG GIA TĂNG

Ong Bắp Cày

Tiến sỹ S.D. Pradhan - chuyên gia về Biển Đông có bài bình luận với tựa đề ''Chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc không ngừng gia tăng'' đăng trên tờ The Time of India, ngày 7/5. Ong Bắp Cày xin đăng tải lại nội dung chính của bài:

Chính sách bành trướng của Trung Quốc đối với các khu vực láng giềng của nước này được cho là đã làm gia tăng các nguy cơ nghiêm trọng của các cuộc xung đột trên Biển Đông. 

Sau khi chiếm được bãi cạn Scarborough Shoal của Philippines và bắt đầu việc xây dựng các công trình, ban hành lệnh cấm đánh bắt trên biển Đông, hiện tại Trung Quốc đã quyết định bắt đầu tiến hành việc khoan, khai thác dầu khí trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ngày 3/5/2014, Cơ quan quản lý An toàn Hàng hải Trung quốc tuyên bố rằng giàn khoan HD-981 sẽ được lắp đặt tại vị trí 15 độ 29 phút 58 giây vĩ độ Bắc và 111 độ 12 phút 06 giây kinh độ Đông từ ngày 2/5/2014 đến ngày 15/8/2014. 

Khu vực này nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam đã phản đối mạnh mẽ hành động này của Trung Quốc, tuyên bố rằng mọi hoạt động thăm dò dầu khí tiến hành trong vùng biển Việt Nam nếu không được sự cho phép của nước này là hoàn toàn bất hợp pháp. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã phát biểu như vậy trong một tuyên bố được đăng trên website của chính phủ. 

Ngày 4/5/2014, Tập đoàn PetroVietnam cũng đã gửi thư đến Chủ tịch và Tổng giám đốc CNOOC, yêu cầu công ty Trung Quốc ngay lập tức phải dừng mọi hoạt động phi pháp trên và rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam. 

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying tuyên bố rằng việc tiến hành khoan thăm dò trên nằm trong vùng biển Trung Quốc. Những hành động và phản ứng kiểu như như vậy của Trung Quốc đã khiến căng thẳng trên biển Đông tiếp tục gia tăng.

Trên thực tế, cách "hành xử hung hăng" hiện tại của Trung Quốc đối với Việt Nam là một phần trong chiến lược lớn của Trung Quốc đối với Nhật Bản, những nước có tranh chấp chủ yếu đối với Trung Quốc trên biển Đông, và với Ấn Độ trong các khu vực lân cận Trung Quốc.Tại các khu vực trên, những thủ đoạn tương tự cũng đã được tiến hành. Chiến lược trên của Trung Quốc xuất phát từ nhận thức cho rằng các nước láng giềng không thể liên kết lại để chống lại Trung Quốc và sẽ chấp nhận những sự thay đổi trong hiện trạng sau khi có vài tiếng nói phản ứng yếu ớt. ngoài ra, Trung Quốc hiện tại cho rằng việc chiếm đóng trên thực tế tại các khu vực liền kề là rất quan trọng đối với an ninh nước này.

Chiến lược chính trên của Trung Quốc bao gồm 3 mục tiêu an ninh cốt lõi tại Đông Á: tạo lập sự kiểm soát đối với “các vùng biển gần” và các khu vực biên giới của Trung Quốc; thúc đẩy sự hội nhập kinh tế khu vực mà Trung Quốc là trung tâm thông qua biện pháp ngoại giao; bảo vệ và tăng cường các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ngay cả khi phải áp dụng các biện pháp vũ lực mạnh mẽ. 

Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phục hồi lãnh thổ hiếu chiến của Trung Quốc đã trở thành một đặc điểm cố hữu trong chính sách đối ngoại và bành trướng của nước này.

Quan điểm cho rằng Trung Quốc cần phải sửa chữa những sự nhẫn nhục trong những thế kỷ qua đã được đặc ở vị trí trung tâm trong việc định hình các chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc. Người dân và Chính phủ Trung Quốc “cảm thấy” các khu vực kề cận nước này là thuộc về Trung Quốc và phải được chiếm lại. 

Khi Trung Quốc đã trở nên mạnh hơn, Trung Quốc gọi là “Trỗi dậy Hòa bình,” chính phủ và người dân nước này nhận thấy sự cần thiết lớn hơn đối với việc Trung Quốc phải quyết đoán hơn trong đòi hỏi chủ quyền đối với các khu vực trên.

Sự nhấn mạnh của Trung Quốc đối với việc hội nhập kinh tế là một phần của việc gia tăng không chỉ sức mạnh kinh tế nước này mà còn nhằm thiết lập bá quyền trong các khu vực kề cận. 

Tuy nhiên, đó mới chỉ là mục tiêu trước mắt. mục tiêu cuối cùng chính là việc thống trị Ấn Độ Dương - mục tiêu đã được Trung Quốc đặt ra từ năm 1984 và để làm được việc đó, sự thống trị của Trung Quốc trên biển Đông và biển Hoa Đông là trọng tâm.Trung Quốc đang có những động thái được tính toán kỹ lưỡng nhằm đạt được những mục tiêu trên. Trung Quốc đã ký kết nhiều hiệp định với Ấn Độ và Việt Nam nhằm duy trì hòa bình tại các khu vực biên giới và trên biển Đông.

Với Ấn Độ, các hiệp định năm 1993, 1996 và 2005 đã được ký và hai Đại diện Đặc biệt đã liên tục thảo luận vấn đề biên giới giữa hai nước.Tuy nhiên, mặc dù đã có những thỏa thuận như vậy, sự xâm nhập của Trung Quốc tại các khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ đã liên tục xảy ra. Đối với Việt Nam cũng vậy, Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận với Việt Nam năm 1993. 

Năm 2011, một thỏa thuận khác dựa trên các nguyên tắc cơ bản về việc hướng dẫn giải quyết những vấn đề liên quan đến biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đã được ký kết.Tuy nhiên, những thỏa thuận trên, Trung Quốc không coi là gì, trường hợp với Ấn Độ là một ví dụ. Gần đây, căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gây ra một số vụ việc phức tạp trên biển Hoa Đông. 

Trong cả ba khu vực trên, sự hiếu chiến của Trung Quốc rõ ràng là đang gia tăng không ngừng.

Phản ứng của Việt Nam cho đến nay hiện vẫn rất kiềm chế đối với những vụ việc vừa qua. Tháng vừa rồi Việt Nam chính thức tuyên bố thành lập lực lượng kiểm ngư với nhiệm vụ giám sát hoạt động đánh cá của ngư dân và bảo vệ các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này. 

Sự kiện này diễn ra sau động thái của Trung Quốc ban hành lệnh mới vào tháng Một vừa qua, yêu cầu ngư dân nước ngoài phải có được sự đồng ý của Bắc Kinh mới được tiến hành đánh bắt trên các vùng biển trên biển Đông mà nước này tuyên bố chủ quyền, bao gồm các vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa.Căng thẳng đã và đang gia tăng trên biển Đông. Tuy nhiên, vụ việc gần đây được xem là ở mức độ nghiêm trọng hơn. Trong khi trước đó, Trung Quốc đã ban hành nhiều lệnh cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, động thái hiện tại của Trung Quốc là phép thử lớn nhất trong các vùng biển tranh chấp khi nước này triển khai “giàn khoan nước sâu diện rộng” - được coi là lãnh thổ di động và vũ khí chiến lược của Trung Quốc - theo lời của Chủ tịch CNOOC Wang Yilin.

Căng thẳng đang gia tăng trên gợi nhớ đến cuộc chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc những năm 1970. 

Từ 2012 cho đến nay, Trung Quốc đã tính toán kỹ lưỡng các nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Sau khi chiếm đóng bãi cạn Scarborough, Trung Quốc tiếp tục các hoạt động xây dựng ở đó nhằm phục vụ cho các mục đích quân sự. Hiện tại, Trung Quốc được cho rằng đang xây dựng cơ sở quân sự và đường sân bay trên bãi Johnson nhằm kiểm soát tốt hơn biển Đông. 

Trong khi Trung Quốc đã bắt đầu chiến lược liên tục đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền của nước này trên biển Đông, với tâm lý cho rằng các nước tranh chấp khác không thể hoặc không sẵn sàng ngăn cản nước này, thì ảnh hưởng ngày càng lớn của các hoạt động của Trung Quốc đó có khả năng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khi mà các nước khác phản ứng lại một cách mạnh mẽ. 

Cần nhớ rằng Việt Nam đã có cuộc chiến tranh với Trung Quốc trước đây. Thời điểm này thậm chí các cường quốc bên ngoài có thể can dự khi mà biển Đông trên phương diện chiến lược và kinh tế là cực kỳ quan trọng. Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam như việc triển khai các lực lượng tuần tra kiểm soát nhằm bảo vệ các vùng biển của mình đã tự tạo ra động lực cho chính mình trong các cuộc xung đột.

Với những điều đã nói ở trên, có sự đòi hỏi cấp thiết đối với việc tiến hành các bước nhằm tháo gỡ cuộc khủng hoảng. Bộ Quy tắc ứng xử COC cần phải được hoàn tất trong thời gian sớm nhất. Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Nga, Australia và Ấn Độ nên chung tay gây áp lực buộc Trung Quốc phải từ bỏ những chính sách hiếu chiến của nước này đối với các quốc gia láng giềng. 

Các quốc gia này cũng cần chuẩn bị áp dụng những biện pháp (có thể là trừng phạt) đối với Trung Quốc trong trường hợp nước này vi phạm luật pháp và thông lệ quốc tế. 

Nếu Trung Quốc có thể trắng trợn vi phạm luật pháp quốc tế và các thông lệ mà không bị trừng phạt, nước này sẽ không có động lực để trở thành quốc gia có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới. Các biện pháp mạnh có thể được tiến hành nhằm đảm bảo rằng Trung Quốc đồng ý hoàn tất và thực thi COC trong thời gian sớm nhất. 

Chúng ta hy vọng Trung Quốc cũng nhận ra rằng những hành động hiếu chiến của nước này đã đẩy những nước láng giềng vào việc hình thành các liên minh nhằm chống lại Trung Quốc và rằng Trung Quốc cần từ bỏ chính sách thiếu thân thiện quá mức đang hủy hoại hòa bình trong khu vực và ép buộc các nước lớn bên ngoài phải tiến hành các biện pháp nhằm bảo vệ lợi ích của các nước này.