Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

TRUNG QUỐC KHOAN TRÚNG MIỆNG NÚI LỬA

Trung Quốc khoan trúng "núi lửa", loay hoay trong sự bẽ bàng


(Quan hệ quốc tế) - Giàn khoan Hải Dương 981 được sử dụng như một hòn đảo di động để giành chủ quyền, nhưng chính giàn khoan này đang lôi TQ vào một vũng lầy khó thoát

Mục đích và thực tế

Đầu tháng 5/2014, Trung Quốc mang đến vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam một giàn khoan nửa chìm, công nghệ tiên tiến bậc nhất thế giới, được người Trung Quốc tung hô là "tượng đài của sức mạnh năng lượng Trung Quốc."

Tuy nhiên, không chỉ sử dụng trong mục đích kinh tế, giàn khoan này còn được Bắc Kinh sử dụng như một hòn đảo di động để áp đặt việc giành giật chủ quyền trên biển. Theo kế hoạch đề ra, Hải Dương 981 sẽ khoan thử nghiệm tại khu vực vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng thực tế, phía Việt Nam cho rằng nơi đây khả năng cao không có dầu. Vậy Trung Quốc muốn khoan cái gì ở đó?

Họ muốn khoan thử nghiệm vào phản ứng của thế giới trước sự ngang ngược, bất chấp của họ. Họ muốn khoan thử vào lòng dân Việt Nam, để xem xem sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh, nhiều thế hệ mới ra đời, quen sống trong nhung lụa đầy đủ có còn lòng tự tôn dân tộc như ngày còn chiến tranh, còn nghèo khổ.

Có lẽ, đó mới chính là những mũi khoan mà Trung Quốc muốn thử nghiệm. Tiếc rằng, lần này Trung Quốc đã khoan phải miệng núi lửa chứ không phải mỏ dầu. Giàn khoan Hải Dương 981 đã kích hoạt lòng yêu nước của người dân Việt Nam, và đây cũng là thứ vũ khí mãnh liệt nhất, lợi hại nhất mà dân tộc nhỏ bé này có, từ bao đời nay.

Giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) và tàu kéo bảo vệ

Đồng thời, giàn khoan Hải Dương 981 đã làm Việt Nam tỉnh táo trước những sự hữu nghị viển vông. Như ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nói trong cuộc họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông hôm 23/5, khi phóng viên hỏi về vấn đề mối quan hệ hữu nghị và 16 chữ vàng với Trung Quốc: “Xin khẳng định việc chủ quyền lãnh thổ hết sức thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, nên không thể đánh đối được. Vàng rất quý, nhưng chủ quyền quốc gia còn quý hơn vàng.”

Việt Nam cũng nhận thấy rằng cần phải có những sự cẩn trọng hơn với Trung Quốc, từ chính trị, xã hội, kinh tế, quân sự.... Một giàn khoan Hải Dương 981 như một giọt nước làm tràn ly, Việt Nam đã nhận thấy nhiều điều, cần xem xét nhiều thứ, mà trên hết, chủ quyền đang bị đe doạ.

Còn quốc tế, Bắc Kinh sai lầm lớn hơn trên phương diện này. Họ bày ra những lời biện minh ngây ngô, nào là tàu cá Việt Nam muốn tấn công giàn khoan nên tự chìm, nào là cảnh sát biển Việt Nam đâm lực lượng chấp pháp Trung Quốc 171 lần, nào là tàu kiểm ngư Việt Nam tấn công tàu cá vỏ sắt Trung Quốc...

Bắc Kinh quên rằng thế giới đang ở thế kỷ 21, khi đang ở trong một "thế giới phẳng," bạn sẽ không thể che giấu điều gì. Đây không phải cuộc đấu khẩu giữa Bắc Kinh và Hà Nội, bởi những phóng viên quốc tế đang làm nhiệm vụ tương tự như những quan sát viên Liên Hợp Quốc, và sự thực được phơi bày trước ống kính của họ.
Bà Phó Oánh - thiên tài hùng biện của Trung Quốc đã đến Shangri-la quyết đọ thiệt hơn

Tại hội nghị Shangri-La 2014, theo phái đoàn của Trung Quốc có một nhân vật rất đáng chú ý là bà Phó Oánh. Nhân vật này được báo chí phương Tây xưng tụng là người phụ nữ có tài hùng biện nhất Trung Quốc, là "nắm đấm thép bọc nhung," là người có khả năng "thổi tung bất kỳ ai ra ngoài Trái Đất bằng lời nói." Nhân vật này đủ cho thấy Trung Quốc muốn hơn thua ở diễn đàn này.

Nhưng thực tế, dù cho có một Phó Oánh hay mười Phó Oánh thì một sự thực mà Bắc Kinh đang phải thừa nhận, chính họ đã tự thổi mình ra khỏi thế giới khi không nhận được bất kỳ một lời ủng hộ nào cho chiến lược, sách lược chủ quyền của họ.

Đồng thời, Trung Quốc đã tạo ra một cái cớ để Nhật Bản bất chiến tự nhiên thành. Thay vì chạy đua tiền bạc với Trung Quốc trong những gói đầu tư, những nguồn vốn vay ưu đãi, Nhật Bản bỗng dưng trở thành người nói lời chính nghĩa, là bậc quân tử. Nhật Bản tỏ ra cho ASEAN thấy có đại nạn mới tỏ tình bằng hữu, và ASEAN chắc chắn sẽ nắm lấy bàn tay mà Nhật đang chìa ra. Trong cuộc đua ngoại giao, ảnh hưởng này, Trung Quốc thua rồi.

Bị cô lập đã là tồi tệ, nhưng tự cô lập còn nguy hiểm hơn nhiều. Trung Quốc có cả hai hoàn cảnh này. Cái giàn khoan không có lỗi, lỗi là ở những người áp đặt mục đích lên nó, và Bắc Kinh không chỉ muốn khoan thử dầu mà còn muốn nhiều phép thử khác, và thực tế mọi phép thử đều khiến họ bẽ bàng.

Việt Nam có thể làm gì?

Dù biết rằng giàn khoan Hải Dương 981 kéo Trung Quốc vào một bãi lầy, nhưng thói dân tộc chủ nghĩa, quan điểm thiên triều ăn sâu vào tiềm thức những người lãnh đạo Trung Quốc thì khó có thể thay đổi. Họ cho rằng họ đang dư thừa sức mạnh, bãi lầy đang kéo họ xuống kia, họ lại nghĩ rằng đã đặt một chân lên việc hiện thực hoá giấc mơ đẹp về một Đại Trung Hoa.

Việt Nam lên án, thế giới phản đối, cô lập hoàn toàn, nhưng với giàn khoan này, Trung Quốc lâm vào ba trường hợp: hoặc cố đấm ăn xôi, chịu nhiều tốn kém, duy trì đến đúng lộ trình tháng 8 thì rút về. Hoặc rút ngay về nước hay một căn cứ quân sự nào gần đó. Ba là để luôn cái giàn khoan ấy ở lại Hoàng Sa hoặc xa hơn là Trường Sa.

Biện pháp một là thượng sách, hai là trung sách, ba là hạ sách với Trung Quốc. Nhưng nếu Bắc Kinh dùng phương pháp thứ ba, điều này chứng tỏ khát vọng, dã tâm của Trung Quốc là đã không thể kìm chế được nữa.

Trong những hoàn cảnh đó, Việt Nam làm được gì? Điều khả dĩ nhất lúc này là kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế. Nếu kiện, Việt Nam sẽ thắng. Nếu thắng, thì đó cũng chỉ là chiến thắng trên bàn ngoại giao, trên phương diện thủ tục pháp lý. Trung Quốc không phải một kẻ tôn trọng luật pháp cho lắm.

Ba tàu Trung Quốc vây đánh tàu kiểm ngư của Việt Nam

Bên cạnh đó, cần một sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị ở đây không chỉ là mua sắm khí tài quân sự hay tăng chi tiêu quốc phòng. Việt Nam cần phải có một sự đầu tư hơn về quan hệ quốc tế, chuẩn bị những đường lùi cho mình khi đối tác chính của nền kinh tế là Trung Quốc có trắc trở…

Và biện pháp tốt nhất vào thời điểm này, đó là quốc tế hóa, đưa vấn đề Biển Đông ra thế giới một cách công khai, Việt Nam có thể hoàn toàn mang những lợi ích kinh tế trên vùng đặc quyền của mình để hợp tác với đa dạng các quốc gia.

Làm được điều này, Trung Quốc có muốn nuốt Biển Đông cũng phải bước qua nhiều cường quốc, Việt Nam bất chiến tự nhiên thành.

Đỗ Minh Tú

TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM, KHÔNG PHẢI NGƯỜI TRUNG QUỐC, TÔI LÀ NGƯỜI TỐT!

Khoai@ 


Mình khoái nhất câu của Vừ Già Pó - Thánh phượt Việt Nam khi anh nói:"Tôi là người Việt Nam, không phải người Trung Quốc, tôi là người tốt, không trộm cắp gì"!

Vừ Già Pó không ngửa xin, cũng không ăn cắp. Anh nghèo, không có biệt thự để lo mất, không đi tiệc buffet để mang tiếng ăn tham, không nói ngoại ngữ khác như gió để có cơ hội tiêu thụ đồ ăn cắp ở đất khách. Anh tự hào, anh khẳng khái khẳng định: "Tôi là người Việt Nam, tôi là người tốt".

Chuyện về Vừ Già Pó, người đàn ông có cuộc hành trình bí ẩn dài tới 5.800 km băng qua dãy Himalaya đến tận Pakistan đang khiến dư luận sửng sốt.

Tại sao Vừ Già Pó lại có thể lưu lạc đến tận Pakistan đang là một câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nhiều người ví anh như một ông "vua phượt", thậm chí, giáo sư Ngô Bảo Châu còn không ngần ngại ví Vừ Già Pó như Odysseus - một nhân vật cơ trí vào bậc nhất trong thần thoại Hy Lạp, một sự pha trộn giữa cái tuyệt trí của Khổng Minh với cái tuyệt mưu của Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa ở văn học phương Đông.

Một người không giấy tờ, không ngoại ngữ nhưng lại có thể băng qua đoạn đường 5.800 km quả thật là kì diệu, ngoài sức tưởng tượng. Thậm chí có đọc giả thốt lên rằng: "Sau vụ máy bay MH370 làm cho hệ thống rada phòng không các nước bẽ mặt thì giờ lại có anh H'Mông Vừ Già Pó làm cho biên phòng các nước bẽ mặt".

Việc vì sao anh có thể lưu lạc đến Pakistan vẫn còn là một câu chuyện dài để kể, khi mà, giờ này anh vẫn còn ở Pakistan, chờ giải quyết những thủ tục cần thiết cho việc...giải cứu. Và chúng ta, ai cũng mong chờ có một hồi kết đẹp cho chàng H'Mông 37 tuổi làm nên điều kì diệu.

Không chỉ nể phục, xúc động trước vì quãng đường anh đã băng qua: 5.800 km. Mà có lẽ cảm xúc rõ nét nhất mà anh chàng H'Mông khắc khổ đang lâm vào cảnh rủi ro đáng thương đó gây nên cho những người đồng bào của mình là sự kính trọng.

Với mong muốn giúp anh Wu Ta Puma tìm được gia đình, đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam, Pakistan đã đăng tải 1 đoạn clip đặc biệt để anh này nói bằng thứ tiếng của mình. Khi được đứng trước ống kính bày tỏ, vẻ mặt mệt mỏi, diễn đạt một cách lủng củng, nhưng thông điệp quan trọng đã được anh nhắc đi nhắc lại rằng anh là người Việt Nam, và là người tốt, không trộm cắp gì.

Tôi là Vừ Già Pó, tôi ở Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Bây giờ tôi chỉ đi lao động Trung Quốc, tôi không phải là người xấu, người buôn bán hay trộm cắp, tôi bị bộ đội (Pakistan) bắt tôi về giam được 3 tháng. Bây giờ mong nước bạn đưa tôi về biên giới Việt Nam để tôi trở về nuôi con cái và gia đình.

Gia đình tôi gồm: vợ tôi là Ly Thị Lía - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con gái cả là Vừ Thị Chúa cũng ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, con thứ hai là Vừ Thị Hờ, con thứ ba là Vừ Mí Súa, con thứ tư là Vừ Mí Chả và con thứ năm là Vừ Mí Vư là các con trai. Cả nhà tôi ở Khâu Vai còn 6 mẹ con, mong cơ quan chức năng đưa tôi về biên giới Việt Nam để chăm sóc vợ con tôi.
Tôi không phải là người Trung Quốc, tôi mong cơ quan chức năng đưa tôi về Việt Nam, cơ quan chức năng hết bao nhiêu tiền tôi sẽ trả. Nay tôi nghèo tôi mới đi làm thuê, tôi không phải là người xấu, hay trộm cắp.

Tôi là Vừ Già Pó - xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Vì ông Vư với ông Phình đưa tôi đi làm thuê chứ không phải tôi đi trộm cắp, nay tôi xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả song tôi phải về Việt Nam, tôi không phải là người Trung Quốc. Tôi xin cán bộ đưa tôi về Việt Nam để chăm sóc vợ con và gia đình. Xin hãy đừng làm gì tôi để tôi được trở về nước”.

Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: "Anh đi tìm một cái gì đó mà chưa thấy. Giờ thì anh đã quên mình đang tìm cái gì. Thực ra tìm cái gì không quan trọng, quan trọng nhất anh luôn nhớ mình là người tốt”.

Sau khi chia sẻ thông tin kèm theo dòng trạng thái nói trên, rất nhiều Facebooker khác "nhảy" vào bình luận, bày tỏ quan điểm cá nhân. Đa số đều đồng tình và "tâm đắc" với nhận xét của Giáo sư Ngô Bảo Châu.

Nhà báo, nhiếp ảnh gia Nason Nguyen chia sẻ: "Cậu ấy luôn nhắc đi nhắc lại trong trả lời phóng viên truyền hình Saama TV của Pakistan: "Tôi là người Việt Nam, không phải người Trung Quốc. Tôi là người tốt, không trộm cắp gì".

Facebooker có nickname Châu Nguyễn đồng tình: "Tìm cái gì ko quan trọng..., anh nhớ mình là người tốt. Quá chuẩn ạ".

Thậm chí, có Facebooker Nguyễn Việt comment phấn khích một cách hơi thái quá rằng: "Một trong số ít người Việt Nam, "bước ra thế giới" dám nói mình là người Việt Nam".

Vừ Già Pó nghèo nên anh mới phải xa xứ đi làm thuê, rồi đi lạc, chứ anh không trộm cắp. Anh nhắc đi nhắc lại điều đó. Nghèo, lại lâm cảnh rủi ro khiến bao người ái ngại, thương cảm. Nếu biết tận dụng thời cơ vàng này, Pó dễ dàng lấy được lòng thương cảm của cộng đồng như cách mà một cựu minh tinh màn bạc đã làm để giữ lại ngôi biệt thự giá hàng chục tỷ đồng của mình, nhưng Pó đã khẳng định: "Xin hãy đưa tôi về. Hết bao nhiêu tiền tôi vay trả".

Anh không ngửa xin, cũng không ăn cắp. Anh nghèo, không có biệt thự để lo mất, không đi tiệc buffet để mang tiếng ăn tham, không nói ngoại ngữ khác như gió để có cơ hội tiêu thụ đồ ăn cắp ở đất khách. Anh tự hào, anh khẳng khái khẳng định: "Tôi là người Việt Nam, tôi là người tốt". Những người "đẳng cấp” hơn anh cả về điều kiện kinh tế lẫn trình độ văn hóa, giáo dục, sau khi nghe thông điệp mà Vừ Già Pó nhắn gửi trên sẽ cảm thấy như thế nào khi mà, giờ đây, khắp nơi người ta phải trưng khẩu hiệu, bằng tiếng Việt rêu rao, rằng người Việt trộm cắp, ăn tham?!. Một khi nhiều người xem nhẹ lòng tự trọng, danh dự và phẩm giá con người, thì đó chính là cảnh báo về sự xuống cấp có nguy cơ làm mất gốc hoặc biến dạng những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc được gầy dựng từ bao đời mới có được.

Vừ Già Pó đang được tích cực giúp đỡ để được về nhà đoàn tụ với vợ con ở Khâu Vai. Và nếu biết "thức thời", Pó sẽ lại có thêm cơ hội làm giàu thứ 2, như một bạn đọc chia sẻ: "Bác này về viết lại hành trình chuyến 'phượt' của mình sẽ kiếm khối tiền. Cơ hội làm giàu đó bác ơi!!". Nhưng tin chắc rằng, sau khi về đến quê nhà, anh sẽ lại vùi đầu vào làm lụng quần quật để trả nợ, để nuôi vợ con.

Nhắc lại lời Giáo sư Ngô Bảo Châu viết: "Anh đi tìm một cái gì đó mà chưa thấy. Giờ thì anh đã quên mình đang tìm cái gì. Thực ra tìm cái gì không quan trọng, quan trọng nhất anh luôn nhớ mình là người tốt”.

Ở đâu cũng có người tốt và người xấu, quan trọng là bạn có chứng tỏ rằng mình là người đáng tin cậy, và cùng nhau góp sức xây dựng hình ảnh người Việt tốt đẹp hơn. Hãy làm người Việt Nam, "bước ra thế giới" dám nói mình là người Việt Nam!
-------------

Bài cũ trên Freely, nay post lại. Thời điểm này anh Vừ Già Pó đã về Việt Nam đoàn tụ cùng gia đình. Anh cũng nói: Không bao giờ sang Trung Quốc để làm ăn nữa, vì bên đó nhieuf kẻ xấu lắm!

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI: ĐỪNG ẢO TƯỞNG VỀ 16 CHỮ VÀNG

TBKTSG Online

Sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam đã chiếm lĩnh diễn đàn Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế xã hội hôm nay 2-6.

Nhiều đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự bất bình về hành động ngang ngược của Trung Quốc và đề nghị Chính phủ có những giải pháp để hạn chế phụ thuộc kinh tế với nước láng giềng.

Một số đại biểu đưa ra những phát biểu khá thẳng thắn, ít được đề cập từ trước tới nay.

Chẳng hạn, Đại biểu Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai), Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, sau khi lên án các hành vi ngang ngược của Trung Quốc, cho rằng đến giờ này không nên ảo tưởng về "16 chữ vàng" và "4 tốt".

Trong khi đó, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) nhấn mạnh nên thúc đẩy mô hình xã hội dân sự... Theo ông Hà Sỹ Đồng, trong bối cảnh cần phải tập trung sức lực cho bảo vệ chủ quyền biển đảo như hiện nay, vấn đề thực lực quốc gia là rất quan trọng, trong đó cải cách thể chế là yêu cầu cấp thiết.

Ông Hà Sỹ Đồng cho rằng, một khi nội lực quốc gia yếu kém thì những mối đe dọa từ bên ngoài luôn rình rập, ta sẽ gặp nhiều khó khăn để chống đỡ. Theo đại biểu này, cần thúc đẩy mô hình thể chế mới là xã hội dân sự để giúp giám sát và phản biện các hoạt động của các cơ quan nhà nước. "Ý tưởng này cần xuyên suốt trong mọi hành động cải cách ở mọi lĩnh vực, bộ phận thể chế của quốc gia", ông nói.

Đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng, những vụ lộn xộn ở Bình Dương, Hà Tĩnh vừa qua là do công tác tuyên truyền yếu kém. Theo bà Nga, những thông điệp giữa nhà nước với công dân về quan điểm, chủ trương xử lý vấn đề chủ quyền biển đảo cần kịp thời mang tính chính thức để người dân yên tâm, có thái độ và hành động đúng vì mục tiêu chung.

"Trong thời đại thông tin hiện nay với khoảng 36 triệu người dùng internet ở nước ta thì những khoảng trống về thông tin chính thức về bất kỳ một vấn đề nhạy cảm nào cũng sẽ nhanh chóng được các trang mạng Facebook lấp đầy và nếu chậm trễ thì nhà nước sẽ rất khó khăn trong định hướng ứng xử cho người dân", đại biểu Thái Nguyên nói.

Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng (Bình Dương) cho rằng, kinh tế đất nước, trong lịch sử, lúc mạnh yếu khác nhau, nhưng chưa bao giờ chúng ta lệ thuộc láng giềng phương Bắc về kinh tế.

“Khi buộc phải thường xuyên đương đầu với tranh chấp, xung đột lãnh thổ thì sự lệ thuộc người ta về kinh tế là điểm yếu chí tử của đất nước. Đây là bài học lớn có tính nguyên tắc nhưng hình như chúng ta chưa thuộc”, ông Đáng nói.

Ông cảnh báo rằng, không phải đến nay mới có sự kiện giàn khoan ở biển Đông. Hơn 1.000 năm qua tranh chấp xung đột do láng giềng gây sự đã luôn diễn ra và trong 100 năm tới, thậm chí 1.000 năm tới cũng không chắc gì sẽ hết. Đại biểu Đáng đề nghị trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2014 phải có sự chuyển hướng để thoát khỏi sự lệ thuộc

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

KẺ NÃO BÒ GIẢI THÍCH LƯỠI BÒ

LâmTrực@


Thực sự thì từ bé đến giờ mình chưa thấy một quan chức ngoại giao nào lại ăn nói hồ đồ đến mức hồn nhiên vcl như qua chức Trung Quốc tại điễn đàn Shangri-La ở Singapore lần này. 

Tại cuộc Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Vương Quán Trung (Wang Guanzhong) đã có bài phát biểu và trả lời chất vấn của các học giả. Nghe từ đầu đến cuối, đặc biệt là phần trả lời chất vấn của báo giới và các học giả quốc tế, tay này luôn nở nụ cười ngô ngê trên môi với thái độ của kẻ ít học. Ngoại trừ phần lẩn trốn các câu hỏi không mấy khó, thì phần trả lời thẳng gần như chỉ là phản xạ có điều kiện của một con bò. Tất nhiên, người ta vẫn nhìn thấy sự hiếu chiến thô kệch trên ánh mắt và khóe môi của tay này.

Thực tế, vào thời điểm này, Trung Quốc đang là kẻ gấy rắc rối khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Các nước Mỹ, Nhật, Úc và nhiều nước khác đều có chung quan điểm là lên án những hành vi đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và gây mất ổn định trong khu vực.

Tại Shangri-La, rất nhiều học giả đã chất vấn Wang về ý nghĩa của đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra trên biển Đông. Họ không chấp nhận về tính pháp lý của đường này khi nó đi ngược lại với tinh thần công ước về luật Biển của Liên hợp quốc năm 1982 mà chính Trung Quốc đã thông qua. Đường 9 đoạn hay đường lưỡi bò đã xâm phạm chủ quyền lãnh hải của rất nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Hãy xem ông ta trả lời thế nào: 
Bản đồ phản ánh 2.000 năm lịch sử Trung Quốc, và do đó nó có trước Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, vì thế khu vực này không phù hợp để áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Ôi trời, nghe câu trả lời của tay Wang mà thấy vãi cho cái trình của quan chức Trung Hoa.

Christian Le Mière, thành viên cao cấp của Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược Mỹ chuyên về lực lượng hải quân và an ninh hàng hải, cho rằng biện minh của ông Wang đã sai hoàn toàn. "Bạn không thể tuyên bố chủ quyền rộng lớn của biển, chỉ vì bạn tin rằng bạn có quyền trong lịch sử với nó" Le Miere nói. "Nó (cách nghĩ của ông Wang) là một mớ bòng bong và làm đảo lộn hệ thống quốc tế. Nó sẽ là một ý tưởng khủng khiếp".

Đây là bình luận của một bạn: Theo "luật" của Trung Quốc thì Ý có chủ quyền với toàn bộ Địa Trung Hải???


Đúng là đã ngu lại còn tỏ ra nguy hiểm. 

Có lẽ lời lẽ của ông Wang chỉ nên dùng để giao tiếp với những con bò Trung Quốc vì chúng làm cho ông Wang cảm thấy thế giới này sinh động.

ĐÃ ĐẾN NƯỚC NÀY, NGẠI GÌ MÀ KHÔNG CHIẾN?

LâmTrực@

Khi trả lời vấn đề Biển Đông do đại diện Nhật Bản đưa ra, Phó Oánh - chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 2014 đã xuyên tạc và lừa đảo, cho rằng, căn cứ vào "Thông cáo Potsdam" và "Tuyên bố Cairo", các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa "bị Nhật Bản xâm lược" đều là "Trung Quốc thu hồi".

Theo luận điệu của bà ta, là một trong những nước chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ hai - Mỹ, cùng với nước chiến bại - Nhật Bản "hiểu rất rõ" đối với giai đoạn lịch sử này.

Bà Oánh bịa đặt và đe dọa:
Tranh chấp quần đảo Trường Sa sau này mới xuất hiện. Nhiều năm qua, Trung Quốc và các nước có liên quan kiên trì dùng phương thức hiệp thương hòa bình để đàm phán giải quyết, trước khi giải quyết, cần tăng cường đối thoại, quản lý và kiểm soát bất đồng, cùng bảo vệ ổn định và an ninh trên biển, đồng thời tích cực bàn thảo con đường hợp tác phát triển. Đối với quốc gia cá biệt đơn phương phá hoại đồng thuận, gây tranh chấp, cũng phải ngăn chặn.
Như vậy là, trong mấy ngày qua, Trung Quốc đã 2 lần xuyên tạc cho rằng, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từng "bị Nhật Bản xâm lược" và căn cứ vào các văn kiện quốc tế như "Thông cáo Potsdam" và "Tuyên bố Cairo" thì Trung Quốc phải "thu hồi" chúng. 

Vẫn giọng điệu của đám lục lâm thảo khấu, Phó Oánh cho rằng: 
Ở thập niên thứ 2 của thế kỷ 21, không thể tiếp tục sử dụng quan niệm và phương thức hơi một tí là chiến tranh và đối đầu của thế kỷ 19 để xem xét và xử lý vấn đề. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cách đây không lâu đã đưa ra quan điểm an ninh châu Á với nội dung chính là an ninh chung, an ninh tổng hợp, an ninh hợp tác và an ninh bền vững tại hội nghị cấp cao CICA lần thứ tư. Cần tích cực xây dựng ý thức hợp tác ứng phó thách thức, đi một con đường an ninh châu Á cùng xây dựng, cùng chia sẻ và cùng thắng.
Nói thì như như thế, nhưng như thường lệ, Trung Quốc vẫn đang dùng vũ lực kết hợp với đe dọa dùng vũ lực để khiêu khích vũ trang hòng tạo cớ nổ súng khơi mào cho chiến tranh, mở rộng lãnh thổ. 

Và trong thời điểm hiện tại, cái giàn khoan to đùng vẫn đang chềnh ềnh trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với một đội ngũ đông đảo các tàu chiến và máy bay. Song hành với hành động "áp đáo tại gia" ấy, là những hành vi vô nhân tính của Trung Quốc khi cố tình đâm hỏng các tàu dân sư của Việt Nam, và đỉnh điểm là đâm chìm tàu cá của những ngư dân vô tội, rồi bỏ mặc họ thoi thóp giữa biển khơi. 

Vậy xin hỏi ông Tập Cận Bình và bó Phó Oánh, vào tận nhà người khác để đặt giàn khoan là hành động gì? Cố tình đâm và giết ngư dân Việt Nam là hành động gì?

Hành động của Trung Quốc không gì khác hơn là hành động của kẻ cướp. 

Đúng như lời một phóng viên quốc tế khi tác nghiệp và chứng kiến cảnh tàu chiến Trung Quốc đâm húc tàu Việt Nam trên vùng biển của Việt Nam, đã phải mô tả hành động hung dữ của các tàu Trung Quốc rằng: "Trung Quốc như một con chó căng xích"! 

Mà đã là chó, thì sủa không có nghĩa là không cắn! Vậy nên, trước những lời đe dọa của Trung Quốc, cách tốt nhất hãy cảnh giác. Sự nhẫn nhịn chỉ có giới hạn, chủ quyền quốc gia là tối thượng, người Việt Nam chưa bao giờ muốn chiến tranh với Trung Quốc, nhưng nếu bị ép vào đường cùng thì mỗi người dân Việt đều là một người lính. 

Cũng cần nhắc lại cho ông Tập Cận Bình rõ, lịch sử hàng ngàn năm Trung Quốc xâm lược Việt Nam, các ông chưa bao giờ thắng.

TRUNG QUỐC NHIỀU LẦN YÊU CẦU VIỆT NAM KHÔNG ĐƯỢC KHỞI KIỆN HỌ

GDVN - Phản ứng của chúng tôi phụ thuộc vào các hoạt động và hành vi của Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục ép, chúng tôi không có lựa chọn nào khác.


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la.

Bưu điện Hoa Nam ngày 2/6 đưa tin, Trung Quốc đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam không đưa tranh chấp lãnh thổ, hàng hải ra tòa án quốc tế. Phát biểu bên lề Đối thoại Shangri-la, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết: "Họ đã nhiều lần yêu cầu chúng tôi không đưa vụ việc ra tòa án quốc tế".

"Phản ứng của chúng tôi phụ thuộc vào các hoạt động và hành vi của Trung Quốc. Nếu họ tiếp tục ép, chúng tôi không có lựa chọn nào khác. Sự lựa chọn này (pháp lý) hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế", tướng Vịnh khẳng định. 

Phát biểu của ông được đưa ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố, Việt Nam sẽ dùng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình, trong đó có biện pháp pháp lý.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng tham mưu trưởng Trung Quốc Vương Quán Trung bên lề Đối thoại Shangri-la hôm Thứ Sáu. 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói hai bên đã trao đổi thẳng thắn về quan điểm của mình, nhưng ông Quân không xác nhận liệu khả năng khởi kiện Trung Quốc có được nhắc đến trong cuộc họp hay không.

Tướng Vịnh cho biết, nhận xét của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Đối thoại Shangri-la có giá trị và ý nghĩa lớn buộc Trung Quốc quay trở lại bàn đàm phán. 

Những nhận xét này cũng nhắc nhở ASEAN rằng giàn khoan 981 không phải là vấn đề của riêng Việt Nam mà còn cả các nước khác.

Hồng Thủy

GIỌNG ĐIỆU CỦA KẺ CƯỚP TRÊN BIỂN ĐÔNG

Khoai@


I.
Tại Shangri-La, đoàn quân của ông Tập Cận Bình đã rống lên thảm thiết để phản đối những cáo buộc từ Việt Nam, Mỹ, Nhật và Philippines. Sự thật chỉ có một, và Trung Quốc chính là kẻ khiêu khích làm rối loạn an ninh biển Đông, xâm hại và tiếp tục đe dọa đến chủ quyền của các quốc gia lánh giềng, bất chấp mọi phản đối từ cộng đồng quốc tế.


Trơ trẽn hơn cả hàng tôm hàng cá, các nhà lãnh đạo Trung Quốc, từ Tập Cận Bình cho đến tướng về hưu La Viện tìm mọi cách "cả vú lấp miệng em" để biện bạch cho hành vi vừa ăn cướp vừa la làng của mình. Và tại Shangri-La lần này, bị tấn công dồn dập, họ lại trắng trợn và mặt thớt bằng sử dụng lý sự "cùn" để lấp liếm và đe dọa các nước láng giềng.

Tối nay xem thời sự trên TV, sau khi bị các học giả quốc tế yêu cầu giải thích đường 9 đoạn mà ta quen gọi là lưỡi bò trên biển Đông, quan chức của Trung Quốc bí quá bèn tìm cách trốn tránh, né câu trả lời, và trơ tráo trả lời rằng, "đường 9 đoạn đó không chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế bởi nó là lịch sử". Đúng là lý sự cùn của kẻ tiểu nhân.


Vâng, nếu nói chuyện lịch sử, thì xin lỗi những con bò Bắc Kinh, nếu là lịch sử thì xin hỏi rằng, cách đây 2000 năm, mấy tỉnh của Trung Quốc hiện nay là do nước nào quản lý? và liệu rằng các nước đã từng quản lý đó có quyền đòi lại không?
 

Giải thích về việc đưa giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam và liên tục có những hành động khiêu khích cận vũ trang đối với các tàu dân sự và ngư dân của Việt Nam, quan chức Trung Quốc giải thích: "Suốt những năm qua, Trung Quốc không bao giờ chủ động gây ra một vụ việc nào liên quan đến chủ quyền, lãnh thổ và biên giới trên biển", và "Chính các bên có tranh chấp biển đảo Trung Quốc mới là người gây ra rắc rối, và chính phủ Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đáp trả". Đúng như dư luận nói, Trung Quốc là bậc thầy của việc đánh lận con đỏ con đen, rũ bỏ trách nhiệm, trơ tráo đổ lỗi cho người khác và tỏ vẻ như mình là nạn nhân luôn là cách hành xử “ưa thích” của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo với các quốc gia láng giềng. Hành xử như thế chỉ có thể là loài cầm thú cú diều, hoặc là Trung Quốc.

Ngay trong những ngày diễn ra Đối thoại Shangri-La, tàu Trung Quốc đã hung hãn tấn công, đâm chìm tàu của ngư dân Việt Nam rồi bỏ mặc nạn nhân ngoi ngóp giữa biển khơi. Ấy vậy mà Trung Quốc lại có thể trảo trở đến đốn mạt khi nói rằng, tàu Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan và tự lật. Đúng là giọng điệu của kẻ cướp.

Con tàu này sẽ là minh chứng không thể chối cãi cho sự hung hăng, bạo ngược, mất nhân tính của Trung Quốc trên Biển Đông.
 

II
Và đây là tiếng nói của dư luận, lên án việc Trung Quốc ngang ngược đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và đâm chìm tàu cá của Việt Nam, làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông, ảnh hưởng đến tuyến đường giao thương quốc tế. Chỉ xin dẫn một số lời phát biểu của một vài người trong tuần này:

1. Ngày 26/5, trả lời phỏng vấn "Thời báo Tài chính" (Anh), Tổng thống Philippines Benigno Aquino cảnh báo rằng việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam bất chấp sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế cho thấy Bắc Kinh có thể tiếp tục có các hành động tương tự gây bất ổn tại khu vực. Tổng thống Aquino cho rằng, "Trung Quốc đang khơi mào một động thái vô cùng nguy hiểm, có thể vượt quá tầm quyền soát, gây tổn hại tới các mối quan hệ ngoại giao và có nguy cơ biến thành xung đột". Ông kêu gọi Trung Quốc "chấm dứt các hành động đơn phương, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 mà Bắc Kinh là một bên tham gia ký kết"; đồng thời hối thúc các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có tiếng nói mạnh mẽ và rõ ràng hơn về cách giải quyết tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế.

2. Ngày 27/5, tờ The Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ đăng bài trả lời phỏng vấn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, trong đó đặc biệt nhấn mạnh những quan ngại của nhà lãnh đạo này trước diễn biến căng thẳng hiện nay trên Biển Đông, xuất phát từ việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt giàn khoan trên Biển Đông. Thủ tướng Nhật Bản nêu rõ, Tokyo duy trì một lập trường vững vàng đó là “không bao giờ dung thứ cho những hành vi thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc cưỡng chế”, mà trái lại, luôn mong muốn tìm kiếm một giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế.


3. Ngày 28/5, trong bài phát biểu quan trọng về chính sách đối ngoại tại Học viện quân sự West Point, New York (Mỹ), Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố: "Mỹ sẵn sàng đáp trả các hành vi “gây hấn” của Trung Quốc với các láng giềng trong khu vực"; đồng thời nhấn mạnh, "Mỹ sẵn sàng hỗ trợ các nước Đông Nam Á tiến hành đàm phán với Trung Quốc về vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ". Nhà lãnh đạo này khẳng định, Mỹ và các nước khác đang hợp tác nhằm giải quyết các vấn đề này thông qua luật pháp quốc tế.

4. Ngày 28/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã gửi thư cho Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đề nghị lưu hành Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối Trung Quốc không chịu chấm dứt các hoạt động vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc cho lưu hành văn bản trên như một tài liệu chính thức của Khóa 68 Đại hội đồng Liên hợp quốc. Tiếp đó, ngày 29/5, Phái đoàn Đại diện Thường trực nước ta tại Liên hợp quốc đã ra Thông cáo báo chí về vụ việc trên.

5. Chiều 30/5, tại Diễn đàn An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-La) lần thứ 13 tại Singapore, trong các cuộc tiếp xúc song phương với đoàn Việt Nam, trưởng đoàn các nước New Zealand, Singapore và Nga đều bày tỏ sự quan tâm tới tình hình căng thẳng ở Biển Đông từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

6. Trong bài phát biểu đề dẫn tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 13 diễn ra tại Singapore, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tiếp tục khẳng định rõ ràng rằng, những hành động quân sự và trên biển của Trung Quốc là “không thể chấp nhận được”. Nhật Bản sẽ không bao giờ dung thứ cho những nỗ lực nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực. Bên cạnh đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo còn tuyên bố rõ lập trường rằng, ông muốn tận dụng những nỗ lực tại Singapore để đưa ra lời giải thích chi tiết về chính sách an ninh và đối ngoại mà Nhật Bản đang theo đuổi, nhằm duy trì hòa bình, an ninh tại châu Á - Thái Bình Dương cũng như những khu vực khác trên thế giới.

7. Ngày 31/5, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 13 tại Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nhấn mạnh những cam kết của Mỹ đối với các nước đồng minh và bạn bè ở châu Á, đồng thời kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp quốc tế; đồng thời đưa ra một thông điệp thẳng thắn tới Trung Quốc thông qua đoàn đại biểu quân sự cấp cao của Bắc Kinh tại Đối thoại Shangri-La, nêu rõ: “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các hành động đơn phương, gây mất ổn định, đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông", đồng thời tuyên bố "Mỹ sẽ không làm ngơ khi các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức”. Bộ trưởng Hagel tuyên bố Washington “kiên quyết phản đối bất cứ nước nào sử dụng biện pháp hăm dọa, cưỡng ép hay đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định đòi hỏi chủ quyền”.

Vụ việc tàu Trung Quốc đâm chìm một tàu cá Việt Nam vào hồi 16h ngày 26/5 ở Nam Tây Nam giàn khoan Hải Dương - 981, cách 17 hải lý đã được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện truyền thông quốc tế. Dư luận quốc tế thật sự lưu tâm và quan ngại trước những hành động nguy hiểm, làm leo thang căng thẳng của Trung Quốc trên Biển Đông.

8. Ngày 27/5, phát biểu trong một cuộc họp báo ở thủ đô Tokyo,Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, khẳng định, việc Trung Quốc đâm và làm chìm tàu cá của Việt Nam là một "hành động cực kỳ nguy hiểm", liên quan tới tính mạng con người.

9. Ngày 27/5, tờ International Bussiness Times (Anh) có bài viết: “Trung Quốc phô trương sức mạnh cơ bắp ở Biển Đông, đâm chìm tàu cá của Việt Nam”, trong đó nêu bật những diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, kể từ sau khi chính quyền Bắc Kinh ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương - 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.

10. Ngày 28/5, trang điện tử CNBC (Mỹ) nêu quan điểm cho rằng, các báo cáo về việc tàu cá của Trung Quốc đâm chìm 1 tàu cá của Việt Nam trên Biển Đông đã làm gia tăng quan ngại về những rủi ro địa chính trị tại châu Á, cũng như phản ứng của Bắc Kinh trước tình hình xung đột trong khu vực.

11. Dưới bài viết mang tiêu đề: "Trung Quốc đâm chìm tàu cá làm tăng căng thẳng với Việt Nam", trang tin Bloomberg (Mỹ) đánh giá, vụ việc là màn "đối đầu nghiêm trọng nhất" của hai nước kể từ năm 2007. Tờ Bloomberg dẫn lời Ngoại trưởng Singapore K. Shanmugam cho rằng, giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ cần tới một thời gian dài, chính vì thế, những gì có thể làm được hiện nay là các bên nỗ lực thông qua Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), trong đó quy định rõ điều gì được làm, điều gì có thể chấp nhận được và không thể chấp nhận được tại vùng biển này.

12. Tờ The Scotsman (Scotland) có bài viết: “Căng thẳng gia tăng trên Biển Đông” cho rằng, quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đã trở nên căng thẳng sau khi Bắc Kinh đưa giàn khoan vào Biển Đông. Theo bài viết, tham vọng độc chiếm phần lớn Biển Đông đã đẩy Trung Quốc vào trạng thái xung đột với các nước láng giềng trong khu vực, trong đó có Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, bài viết cũng lưu ý, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã gia tăng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông và cản trở các nỗ lực đàm phán để giải quyết các vấn đề liên quan.