Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

BẰNG CHỨNG VỀ SỰ CHỐNG PHÁ VIỆT NAM CỦA "VIỆT TÂN"

Mấy chục năm qua, hoạt động chống phá Việt Nam của tổ chức khủng bố "Việt tân" đã là một sự thật không thể bác bỏ. Gần đây, núp dưới chiêu bài "bất bạo động, hoạt động của "Việt tân" ngày càng ráo riết hơn, bộ mặt phản dân hại nước cũng ngày càng lộ rõ.

Ngày 26-5, tại cuộc họp giữa UBND tỉnh Đồng Nai với các sở, ngành liên quan và Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc), Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản để bàn các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì môi trường đầu tư của tỉnh sau một số sự kiện diễn ra trên địa bàn, Đại tá Lý Quang Dũng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai thông báo, cơ quan công an đã bắt giữ ba người được cho là "liên quan đến Việt tân". Những người này khai được tổ chức khủng bố "Việt tân chỉ đạo và cung cấp tiền" nhằm kích động xuống đường biểu tình. Lập tức, các nhà "đấu tranh dân chủ trên internet" đua nhau xuyên tạc rằng công an đã tìm được "Việt tân để đổ vỏ" (!), đánh lừa dư luận ngăn chặn biểu tình, và chạy tội cho Trung Quốc (!). Rồi BBC, RFA nhanh nhảu ra thông báo "Việt tân nói không đứng sau bạo loạn", cam kết "chủ trương bất bạo động", và "cáo buộc Việt tân chỉ làm dư luận thấy sự bất lực của Hà Nội trước nguy cơ Trung cộng"! Sau đó, RFA đưa bài "Thực hư chuyện ba đảng viên Việt tân kích động biểu tình bị bắt", trong đó dựa trên sự "đảm bảo" từ Lê Anh Hùng - "đối tượng tâm thần chính trị" đã có giám định pháp y và là chồng Lê Thị Phương Anh, để cho rằng ba "người yêu nước" Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung bị bắt giữ ở Đồng Nai có liên quan đến "Việt tân" là "cáo buộc rất lố bịch và vô căn cứ"! Cùng với đó là một số phân tích kiểu "đoán mò" trên facebook, như sự kiện xảy ra là "trò hề chính trị ngăn cản những người xuống đường thể hiện lòng yêu nước", "vở kịch giàn khoan đã được dàn dựng từ lâu"!

Trong bối cảnh đó, đề cập tới sự kiện, ký giả Bill Hayton viết trên BBC tiếng Việt ngày 17-5: "Những người khác nói Việt tân, một tổ chức chống cộng hải ngoại có trụ sở tại Hoa Kỳ, có thể đã đóng một vai trò"; lập tức tổ chức khủng bố "Việt tân" lên tiếng bác bỏ và phân bua về sự "vô can". Nhưng sau khi BBC tiếng Việt công bố nội dung thư điện tử của Bill Hayton gửi BBC trả lời "Việt tân" rằng: "Tôi không cáo buộc Việt tân dàn dựng bạo động. Mặc dù vậy tôi khó tin được rằng Việt tân đã không đóng một vai trò nào cả trong các cuộc phản đối về Hoàng Sa", rồi đặt câu hỏi: "Việt tân có thể xác nhận điều này không? Nếu không thì họ có thể xác nhận các cuộc phản đối nào họ đã đóng vai trò trong việc tổ chức?", thì tổ chức này... im lặng! Điều làm Bill Hayton "khó tin" là có cơ sở, vì nhiều năm nay, để chống phá Việt Nam, "Việt tân" không từ một thủ đoạn đen tối nào. Như cái gọi là "điều trần trước Quốc hội Mỹ về tự do báo chí ở Việt Nam" mới đây chẳng hạn. Theo blogger Nhạn Biển, "Việt tân" thuê một phòng trong tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, mời hai dân biểu L.Sanchez, Z. Lofgren đứng ra chủ tọa giúp mấy blogger lên án "Việt Nam xâm phạm tự do báo chí", rồi RFA, VOA và BBC, RFI hùa theo đưa tin, bình luận. Kết thúc "điều trần" là lời hứa suông của dân biểu L.Sanchez: "Tất cả những gì nghe được hôm nay qua các blogger, các nhà báo độc lập đến từ Việt Nam, cũng như qua các tổ chức bên ngoài sẽ được mang ra bàn thảo cùng các đồng viện để từ đó tạo sức ép lên hành pháp Mỹ, yêu cầu Washington áp lực Hà Nội cải thiện triệt để về nhân quyền, nhất là quyền tự do báo chí và ngôn luận, rồi mới nói đến các thỏa thuận về thương mại hay mậu dịch mà Việt Nam mong muốn", theo đó có thể thấy buổi "điều trần" hầu như chỉ là vô nghĩa!

Nhận định "Việt tân" là một tổ chức khủng bố là có nguyên do của nó. Từ năm 1982 đến năm 1989, "Việt tân" với tên gọi là "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt Nam" dưới sự chỉ đạo của Hoàng Cơ Minh đã liên tục đưa các toán vũ trang có tên gọi "Đông tiến 1", "Đông tiến 2", "Đông tiến 3" xâm nhập Việt Nam qua đường Lào, Cam-pu-chia với mục đích lập "mật cứ", tiến hành hoạt động bạo loạn, khủng bố, cướp chính quyền tại một số vùng chiến lược. Các toán vũ trang này nhanh chóng bị các lực lượng vũ trang Việt Nam và Lào bao vây, truy kích, tiêu diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu phản động... Sau các thất bại liên tiếp, nhất là sau khi Mỹ bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, tổ chức này đổi tên thành "Việt Nam canh tân cách mạng đảng" (gọi tắt là Việt tân), tuyên bố chuyển sang đấu tranh "bất bạo động" và tiến hành tuyên truyền chính trị nhằm thích ứng với sự chuyển hướng từ hoạt động bạo động sang "diễn biến hòa bình". Nhưng trên thực tế, cơ quan an ninh Việt Nam vẫn phát hiện "Việt tân" đưa người vào Việt Nam để đặt chất nổ, rải và dán truyền đơn, kích động, dụ dỗ, mua chuộc các thành phần bất mãn, lưu manh, giang hồ, xã hội đen, tội phạm để hoạt động. Hầu hết người của "Việt tân" khi bị bắt giữ trong thời gian này đều mang theo vũ khí nguy hiểm như súng lục, lựu đạn, dao găm, lưỡi lê, v.v.
Thêm nữa, qua nhiều cuộc điều tra, cơ quan an ninh Việt Nam đã có đủ chứng cứ, tài liệu kết luận "Việt tân" đã cấp tiền và kích động số tay sai trong nước đứng ra kêu gọi, tổ chức biểu tình, mà vụ án Nguyễn Xuân Nghĩa và đồng bọn năm 2009 là một minh chứng. Nhóm người này nhận tiền từ nước ngoài để tổ chức rải truyền đơn, dùng tiền mua chuộc một số người dân khiếu kiện ở Thanh Hóa đưa về Hà Nội biểu tình. Việc làm đó dẫn tới sự lục đục trong nội bộ "Việt tân", phê phán Nguyễn Xuân Nghĩa thực hiện "nhiệm vụ của Việt tân" là quá liều lĩnh, "đốt hàng loạt chiến sĩ dân chủ", gây tổn thất lực lượng nghiêm trọng... Với Lô Thanh Thảo ở Đồng Nai cũng vậy, kết thúc bản án 24 tháng tù giam về tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam" theo Điều 88 Bộ luật Hình sự, người này lập tức lên tiếng tố cáo "Việt tân" đẩy mình vào tù rồi bỏ rơi. Trước đó, Thảo từng khai nhận trước tòa về việc được Lê Thị Nhi (cảm tình viên "Việt tân" ở nước ngoài) đã cung cấp tiền bạc, điện thoại di động, máy tính xách tay,... để thực hiện nhiệm vụ "Việt tân" giao cho như rải truyền đơn có nội dung chống chính quyền, kích động biểu tình lật đổ Nhà nước để chụp ảnh, quay phim phát tán lên internet.

Không chỉ ở trong nước, tổ chức khủng bố "Việt tân" còn bị nhiều người tố cáo khủng bố cộng đồng người Việt ở Mỹ theo kiểu "xã hội đen". Hiện nay trong cuộc chiến tranh giành "fund" với các tổ chức khác, "Việt tân" lại cố che đậy hành vi "bạo động" dưới danh nghĩa "đấu tranh bất bạo động", trong khi số cầm đầu hầu hết đều là bộ sậu thân tín của Hoàng Cơ Minh. Bởi vậy, cuối năm 2010, theo chỉ đạo của "bí thư chi bộ Melbourne" Nguyễn Quốc Thịnh, Võ Hồng và các thành viên "Việt tân" khác là Phạm Cầu (người Việt ở Đan Mạch), Trần Quang Tích, Đoàn John (người Việt ở Hoa Kỳ) về Việt Nam dưới hình thức du lịch để thực hiện một "nhiệm vụ đặc biệt" là phá hoại Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội dưới hình thức phân phát mũ, áo, truyền đơn, nội dung kêu gọi người dân đứng lên bạo loạn, lật đổ chính quyền. Tháng 4-2012, Nguyễn Quốc Quân - kẻ mang danh "trung ương ủy viên Việt tân" nhập cảnh vào Việt Nam với tên giả là Richard Nguyen để thực hiện âm mưu khủng bố nhân dịp kỷ niệm Ngày miền nam hoàn toàn giải phóng 30-4 và Quốc tế Lao động 1-5. Đây cũng là lần thứ ba Quân nhập cảnh vào Việt Nam nhằm tổ chức hoạt động chống phá. Vì thế, sau khi tới định cư tại Hoa Kỳ, nhận ra mặt thật của "Việt tân", Trần Khải Thanh Thủy coi việc thị gia nhập "Việt tân" là "gả thân nhầm nơi tướng cướp", tỏ rõ thái độ chống đối "Việt tân" qua việc công khai khẳng định: "Chắc chắn mình chỉ thua họ về sự lèo lá, mánh khóe, ăn bẩn mà thôi (14 năm trục lợi trên xác chết của chính anh ruột, bác ruột, cậu ruột) ra cả tờ kháng chiến để viết về "bề dày thành tích và ối đỏ chiến công" của lãnh đạo hồn ma trong khu chiến và 10.000 kháng chiến quân tưởng tượng"!

Dù cố che đậy thế nào thì bản chất một tổ chức khủng bố như "Việt tân" vẫn không thể thay đổi. Vì thế, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây bức xúc trong xã hội, "Việt tân" ngỡ thời cơ đã đến, vội tiến hành các hoạt động mà bắt đầu là chỉ đạo tay chân vận động, rồi núp dưới danh nghĩa "20 tổ chức xã hội dân sự" kêu gọi biểu tình ngày 11-5. Sau đó, bất chấp việc chính quyền khuyến cáo mọi công dân không biểu tình trái pháp luật, "Việt tân" vẫn cứ ra sức kêu gọi "tổng biểu tình trên toàn quốc" vào ngày 18-5 với hy vọng sẽ kích động, biến các cuộc biểu tình thành bạo loạn trên khắp cả nước khiến chính quyền không thể kiểm soát! Nên thử hỏi, ba người bị bắt quả tang khi đang "tác nghiệp" ở khu công nghiệp Đồng Nai đều công khai cổ xúy "lời kêu gọi tổng biểu tình" của "Việt tân", bày tỏ quyết tâm "lật đổ chế độ", sử dụng cả logo của "Việt tân" trong hoạt động,... lại không liên quan đến tổ chức khủng bố này hay sao? Tất nhiên, vai trò, tính chất hành vi móc nối, nhận sự hỗ trợ của "Việt tân" để kích động biểu tình gây hậu quả đến đâu, đã làm những gì, bao gồm những kẻ nào,... còn phải chờ kết quả điều tra của cơ quan công an Đồng Nai. Dẫu vậy thì cái đầu "bệnh hoạn, hoang tưởng" của mấy "nhà dân chủ" dựa vào thông tin này để sản xuất các luận điệu xuyên tạc, vu cáo chính quyền nên tỉnh táo. Quá nhiều lần họ la lối thất thanh rồi rốt cuộc phải nhận sự bẽ bàng. Như đầu năm 2014, họ rền rĩ "trăn trở", hè nhau dựng đứng sự kiện "blogger Dũng Akudu bị công an bắt cóc", rồi tới khi TAND quận Đống Đa (Hà Nội), tuyên bản án ba năm tù cho người này thì tất cả đều im phăng phắc!

Hoàng Nguyễn
Nguồn: Ở đây

BỘ QUỐC PHÒNG MỸ CÔNG BỐ BÁO CÁO QUÂN SỰ THƯỜNG NIÊN VỀ TRUNG QUỐC

Trung Quốc đặt mục tiêu giành chiến thắng trong các tình huống xung đột với cường độ cao và diễn ra trong thời gian ngắn. (Ảnh: security.blogs.cnn.com)

Theo hãng AFP, trong bản báo cáo hàng năm gửi Quốc hội Mỹ vừa được công bố, Bộ Quốc phòng Mỹ xác định Trung Quốc vẫn đang tiếp tục hiện đại hóa và cải thiện năng lực quân sự của mình, đồng thời đang chuẩn bị cho các tình huống ở Biển Đông và Hoa Đông nơi mà Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ ngày càng căng thẳng với các nước láng giềng.

Theo báo cáo dài 96 trang của Bộ Quốc phòng Mỹ với tựa đề “các diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2014", chi tiêu quân sự của Trung Quốc tiếp tục tăng lên nhằm đáp ứng mục tiêu trở thành một cường quốc khu vực và thế giới của nước này. Trung Quốc chưa minh bạch về các chi tiêu quốc phòng. 

Các chuyên gia của Mỹ cho rằng quốc gia đông dân nhất thế giới này chi khoảng 145 tỷ USD, vượt xa so với con số 119 tỷ USD mà nước này chính thức công bố. Kinh phí này được Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chính nâng cao năng lực của các lực lượng vũ trang PLA nhằm chiến đấu và giành chiến thắng trong trong các tình huống xung đột tại khu vực với cường độ cao và diễn ra trong thời gian ngắn.

Trong báo cáo thường niên trước đó về Trung Quốc, Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu quân sự của Bắc Kinh nằm trong khoảng 135-215 tỷ USD. Theo một quan chức Lầu Năm Góc, con số 145 tỷ USD nói trên “cho thấy chúng tôi đã hiểu hơn về cách thức Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng của họ, mặc dù vẫn còn nhiều điều chúng tôi không biết về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và đó là lĩnh vực mà chúng tôi khuyến khích Trung Quốc nâng cao sự minh bạch.”

Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh: "Khi các lợi ích, khả năng và ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc tăng lên, chương trình hiện đại hóa quân sự của nước này cũng ngày càng tập trung vào đầu tư quân sự cho một loạt nhiệm vụ ngoài bờ biển của Trung Quốc, trong đó có an ninh tuyến đường biển, chống cướp biển, gìn giữ hòa bình và trợ giúp nhân đạo, cứu trợ thảm họa." 

Lãnh đạo Trung Quốc coi thời đại này như là một "giai đoạn cơ hội chiến lược" để thúc đẩy phát triển đất nước. Báo cáo cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở tất cả các khu vực trên thế giới đã dẫn đến xích mích với một số nước láng giềng khu vực của Trung Quốc, trong đó có các đồng minh và đối tác của Mỹ.

Tư Mã Thiên: BÀI THI VĂN CỦA GIÁO SƯ VĂN

Trên Facebook Kim Cương của Giáo sư Văn Như Cương ngày 4/6 có nội dung như sau:

Các Thầy Cô chấm bài sẽ cho mấy điểm ?

Đọc thêm bài: Vãi Cương

Đề thi tốt nghiệp môn Văn vừa rồi có một câu yêu cầu thí sinh “viết một đoạn văn ngắn bày tỏ thái độ của mình về sự kiện giàn khoa HD 981”.

Một học sinh đã viết như sau: May quá, em vừa đựoc đọc bài phát biểu của bác Phùng Quang Thanh tại hội nghị Shangri La 2014. Trong bài đó, bác Thanh nói: “Quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng Trung Quốc (em thích từ “bạn láng giềng” này lắm) về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ còn tồn tại vấn đề TRANH CHẤP chủ quyền trên Biển Đông nên đôi khi cũng có những VA CHẠM gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014”. Bác còn ví chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh hải Việt Nam như mâu thuẫn nội bộ gia đình và cần giải quyết song phương: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG… Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”. Quan điểm của em là hoàn toàn tán thành ý kiến của Bác Thanh .

Tôi muốn hỏi các thầy cô chấm bài này thì sẽ cho mấy điểm, có được điểm tối đa không?

Riêng tôi, nếu tôi được chấm thì tôi sẽ cho 0 điểm !!!!

1. Với tư cách người làm bài và người chấm bài

Những điều em đó viết hoàn toàn đúng và thể hiện được tinh thần nhân văn, đại nghĩa của dân tộc ta. Người chấm bài nào không nhận ra được việc này quả thật là đáng tiếc. “Bạn láng giềng”, TMT cũng thích từ này. Lịch sử Việt Trung dù có thăng trầm thế nào thì luôn là “bạn láng giềng” của nhau. Trải qua hàng chục cuộc chiến tranh, sau mỗi cuộc chiến dù là người chiến thắng nhưng ai cũng biết Việt Nam ứng xử như thế nào. Huống hồ thời điểm hiện nay chưa có khả năng châm ngòi một cuộc chiến mới. Đánh thắng vẫn là bạn thì chưa đánh càng nên là bạn để ngăn ngừa chiến tranh.

“Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết SONG PHƯƠNG…”.Đúng quá rồi còn gì nữa mà người chấm bài Văn Như Cương lại phân vân !? Thỏa thuận Việt-Trung ngày 11/10/2011 có đoạn: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác”. Thưa người chấm bài Văn Như Cương, vấn đề hiện nay chỉ liên quan giữa Việt Nam và Trung Quốc, nếu không SONG PHƯƠNG thì mời người khác vào đàm phán kiếm chác à !? Đàm phán tất nhiên là SONG PHƯƠNG nhưng chúng ta cần sự ủng hộ, ngăn chặn của quốc tế khi Trung Quốc dùng bạo lực hoặc đe dọa dùng bạo lực, đe dọa hòa bình và an ninh của khu vực. Nhất quyết không để bên thứ ba nhảy vào đàm phán kiếm lợi. Còn sự nhún nhường của Bộ trưởng thì có thể đọc thêm trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh:

* Thưa ông, ông đã nghe gì về dư luận xung quanh phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La?

- Bạn hãy tưởng tượng trong một không khí rất “nóng”, căng thẳng tại diễn đàn Shangri-La vừa rồi, đặc biệt là khi các đại diện của Mỹ, Nhật… có những phát biểu hết sức thẳng thắn, thì có một số người mong muốn rằng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cần “rắn” hơn. Nhưng hãy điềm tĩnh lại thì nhiều người sẽ đồng tình rằng sự mềm mỏng nhưng luôn giữ nguyên tắc của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh là thể hiện thiện chí và mong muốn hòa bình của Việt Nam.

Chúng ta lại nhớ rằng trong các cuộc chiến tranh gian khổ và ác liệt mà Việt Nam phải đối mặt trong thế kỷ 20, Bác Hồ và các nhà lãnh đạo quân đội Việt Nam luôn luôn khẳng định quân đội của chúng ta là quân đội của hòa bình. Việt Nam xây dựng quân đội không phải để đi gây hấn, gây sự.

Trong tình hình hiện nay, mọi cách hành xử của chúng ta phải hết sức bình tĩnh, tính toán kỹ càng. Chúng ta không bao giờ tự gây căng thẳng với Trung Quốc, chúng ta không muốn làm xấu mặt Trung Quốc, chúng ta không tranh hơn thua với Trung Quốc – điều chúng ta cần là giữ vững độc lập tự chủ, chủ quyền lãnh thổ, đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển…

Người làm bài trẻ tuổi còn hiểu CHÍNH TRỊ, thấm nhuần tư tưởng NHÂN VĂN của dân tộc hơn người chấm bài 77 tuổi thì ai xứng đáng chấm bài của ai ?

2. Với tư cách là người thầy

Thưa thầy Văn Như Cương, nếu thầy không thích bài phát biểu của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La thì không sao cả, em cũng không thích (một số từ). Nhưng thầy không thể biến sự yêu ghét của cá nhân trở thành một cơn “cuồng giận” để đến nỗi cho em học sinh 0 điểm như thế. Làm như vậy không xứng đáng là người thầy.

Dù bài văn đó có thể là do GS Văn Như Cương tự nghĩ ra hay thêm thắt thì nó vẫn xứng đáng được điểm cao. Người nào chấm điểm 0 thì nên loại bỏ vĩnh viễn khỏi ngành giáo dục.

CƠ HỘI NÀO CHO GIẢNG VIÊN LÀM KHOA HỌC?

Cơ hội nào cho giảng viên làm khoa học?


Nhân chủ đề liên quan đến nghiên cứu khoa học (NCKH) ở Việt Nam. Hai tác giả Nguyễn Công Thảo và Phong Trần đã cho thấy “mặt sau” của công tác NCKH và người làm khoa học. Để bạn đọc có thêm góc nhìn trong bức tranh toàn cảnh, người viết bổ sung thêm hoạt động NCKH trong các trường ĐH của Việt Nam.

Đổi giờ giảng dạy sang giờ NCKH

Ở Việt Nam, có 3 lĩnh vực cung cấp nhân lực NCKH chủ yếu, bao gồm: (1) Các viện chuyên ngành thuộc 2 Viện hàn lâm khoa học quốc gia và các bộ ngành; (2) Các trường ĐH - cao đẳng; (3) Các trung tâm, viện trực thuộc các tỉnh, thành phố.

Xét về số lượng nhân lực tham gia NCKH, các trường ĐH phải chiếm tới 2/3 số người tham gia NCKH. Bởi lẽ, giảng viên ĐH ngoài công tác giảng dạy phải thực hiện thêm công tác NCKH để phục vụ công tác giảng dạy.

Theo quy định tại Quyết định 64/2008/QĐ-BGDĐT về việc Quy định chế độ làm việc đối với giảng viên. Mỗi giảng viên tối thiểu phải có 500 giờ NCKH (PGS 600 giờ, GS 700 giờ), quy đổi tương đương khoảng 150 giờ chuẩn giảng dạy.

Khối lượng giờ NCKH được xác định qua các hoạt động khoa học như viết giáo trình, viết sách tham khảo, viết báo, chủ trì và tham gia đề tài các cấp, tham gia các hội thảo khoa học, hướng dẫn sinh viên trong các hoạt động khoa học,…

Cứ tưởng rằng đây là hoạt động chuyên môn thuần túy, và không khó khăn gì để đạt được. Vì chỉ cần có một bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc hội thảo khoa học trong nước là đã có khoảng 300 ÷ 700 giờ NCKH (tương đương với khoảng 100 ÷ 200 giờ chuẩn giảng dạy). Thế nhưng điều này ngược lại hoàn toàn. 

Số lượng giảng viên có thời lượng NCKH từ các hoạt động nói trên rất ít. Điều này thể hiện ở số giáo trình, sách tham khảo xuất bản hàng năm, số đề tài khoa học công nghệ đăng ký và số lượng bài báo trên các tạp chí chuyên môn và hội thảo khoa học. Kể cả các hoạt động được tính là khối lượng NCKH như hướng dẫn sinh viên NCKH và thi Olympic cũng rất ít.

Vậy giảng viên sẽ lấy đâu ra khối lượng NCKH theo quy định? Xin thưa rằng, các giảng viên sẽ lấy giờ dạy trên lớp quy đổi sang giờ NCKH. Nghĩa là, nếu không tham gia bất kỳ một hoạt động nghiên cứu khoa học nào, một giảng viên sẽ bị trừ đi 150 giờ chuẩn giảng dạy để bù vào 500 giờ NCKH.

Những ai làm khoa học? 

Các trường ĐH là nơi làm việc của những người có học hàm, học vị nhiều nhất trong cả nước. Và NCKH là một phần tất yếu trong hoạt động chuyên môn của họ. Nhưng như đã nêu ở trên, số lượng giảng viên thực sự tham gian nghiên cứu khoa học rất ít. Vậy có những ai làm khoa học theo đúng nghĩa?

Thứ nhất là những người nhận/đấu thầu được các đề tài khoa học từ cấp tỉnh thành phố trở lên. Với kinh phí dành cho NCKH như hiện nay thì có thể thấy số lượng các đề tài NCKH rất ít. Theo đánh giá chủ quan của người viết, không quá 10% số lượng giảng viên của các trường ĐH tham gia thực hiện các đề tài khoa học hàng năm.

Thứ hai là là những người đang làm NCS bắt buộc phải có các công trình khoa học công bố. Tuy nhiên, nếu làm NCS trong nước thì những công trình công bố thường nằm ở trong nhóm thứ nhất nêu trên. Vì các NCS thường phải tham gia các đề tài cùng thầy hướng dẫn để có kinh phí thực hiện nghiên cứu.

Thứ ba là những người có đề tài, dự án hợp tác quốc tế tại Việt Nam từ một số các trường đại học, viện nghiên cứu nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Đây là nguồn cung cấp nhiều nhất các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, số lượng người tham gia trong hoạt động này rất rất ít.

Thứ tư là những người tham gia chuyển giao khoa học công nghệ vào thực tiễn sản xuất kinh doanh. Chất lượng NCKH với những đề tài bảo vệ xong cất vào tủ mà chúng ta đã nói rất nhiều trong thời gian qua cho thấy số lượng những người có khả năng chuyển giao công nghệ từ nghiên cứu của mình cũng rất ít.

Thứ năm là những người tham gia vào các hoạt động KHCN thường xuyên như tham gia phản biện tại các hội đồng khoa học, các hội đồng thẩm định chuyên môn và các hội đồng bảo vệ tiến sỹ, cao học. Cũng có thể thấy số lượng người tham gia các hoạt động này rất ít, chủ yếu là các cây đa cây đề trong ngành lẫn các chuyên gia hàng đầu.

Như vậy, chúng ta có thể hình dung được bức tranh toàn cảnh về hoạt động NCKH của các trường ĐH. Đối với các trường ĐH lớn, có uy tín về giảng dạy và có số lượng các GS, PGS, TS đông đảo thì công tác NCKH còn có những dấu ấn. Còn đối với các trường ĐH trẻ, đặc biệt là các trường ĐH nâng cấp từ các trường cao đẳng và các trường ĐH ngoài công lập, công tác NCKH rất hạn chế.

Nếu tính tổng thể đối với các hoạt động NCKH của 5 nhóm kể trên, thì chỉ có khoảng 30 ÷ 40 % số giảng viên của các trường ĐH thực sự tham gia NCKH. 

Khó khăn trong NCKH ở các trường ĐH - vì sao? 

Để trả lời câu hỏi trên trong khuôn khổ một bài viết ngắn, người viết sẽ nêu ra những nhóm nguyên nhân chính và không đi sâu vào phân tích đầy đủ kèm theo những minh chứng cụ thể.

- Không có cơ hội tiếp cận đề tài khoa học: Mặc dù trong vài năm trở lại đây, các bộ ngành, tỉnh thành đã cải cách công tác tuyển chọn đề tài khoa học. Cơ hội tiếp cận thông tin và được tham gia đấu thầu công khai các đề tài khoa học ngày một nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều nhưng không phải là dễ dàng để có thể dành được đề tài.

Bởi vì, việc chia nhau “thị phần” trong chiếc bánh kinh phí NCKH vẫn xảy ra, một phần là do những người có “quan hệ” tranh đề tài về cho cá nhân và tổ chức của họ, một phần do các bộ ngành phải phân bổ kinh phí để “nuôi” các cơ sở nghiên cứu yếu kém. Điều này đã dẫn đến hiện tượng xin cho và “chạy” đề tài nghiên cứu. Vì thế việc đấu thầu công khai nhiều nơi mang tính hình thức và khó có cơ hội cho các giảng viên ĐH.
Cơ hội được tiếp cận thông tin về việc tuyển chọn đề tài khoa học vẫn còn bất cập. Những thông tin được công khai trên các trang thông tin của cơ quan quản lý đề tài khoa học thường được cập nhật rất muộn. Những giảng viên ĐH là những nhà khoa học trẻ, những nhà nghiên cứu độc lập hầu như không có cơ hội tiếp cận nếu không có những mối quan hệ theo kiểu “truyền thống”.

Ngay cả Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia được coi là công khai, minh bạch và tất cả các nhà khoa học đều có thể tiếp cận thì cơ chế và các điều kiện thực hiện đề tài lại quá khắt khe, không phải người làm nghiên cứu nào cũng có thể thực hiện được.

- Kinh phí đề tài NCKH quá thấp: Kinh phí đề tài NCKH luôn là vấn đề muôn thủa trong việc đánh giá chất lượng nghiên cứu của đề tài. Câu nói thường gặp trong các hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH là với kinh phí như vậy thì kết quả nghiên cứu đạt được khó có thể tốt hơn. Và đó chính là lý do tại sao phần lớn các đề tài NCKH sau khi nghiệm thu xong đều được đem cất kỹ trong tủ.

Đơn cử như Bộ GD&ĐT, nơi có gần 60 trường ĐH, và hầu hết là các trường ĐH lớn với số lượng những người có học hàm học vị nhiều nhất so với các bộ ngành khác, việc “tranh” được đề tài rất khó, mặc dù trong vài năm gần đây đã đổi mới cơ chế đấu thầu và tăng kinh phí từ vài chục triệu lên trên 100 triệu cho mỗi đề tài. Đó cũng là lý do tại sao kinh phí của đề tài NCKH cấp trường thường chỉ từ 5 ÷ 10 triệu đồng/đề tài.

Không hiểu với khoản kinh phí này thì người thực hiện đề tài sẽ làm như thế nào để ra sản phẩm nghiên cứu có chất lượng? Trong khi còn bao nhiêu khoản chi, từ mua vật liệu, hóa chất, chi phí hội đồng nghiệm thu và cả chi phí… bôi trơn.

- Cơ chế tài chính không phù hợp: Có lẽ đây là nguyên nhân chủ yếu khiến những người NCKH nghiêm túc không muốn nhận và thực hiện đề tài từ ngân sách nhà nước. Một cơ chế tài chính rối rắm, phức tạp với những đơn giá quy định có khi từ 10 năm trước.

Hầu như cá nhân, tổ chức nào đấu thầu được đề tài cũng đau đầu với các thủ tục thanh toán tài chính mà họ phải thực hiện và giải trình trước nhà trường - đơn vị chủ quản thay mặt chủ nhiệm đề tài ký hợp đồng NCKH. Việc mua hóa đơn bên ngoài, kê khống khối lượng công việc, kê khống khối lượng vật liệu hóa chất thí nghiệm, hợp lý hóa kinh phí bôi trơn,… là chuyện tất yếu trong quá trình thực hiện đề tài. Chính đây là nguyên nhân dẫn đến sự gian dối trong NCKH, làm giảm chất lượng của quá trình NCKH và không khuyến khích được những giảng viên làm khoa học nghiêm túc tham gia NCKH.

- Không có thời gian NCKH: Người viết đã từng phân tích về vấn đề “thợ dạy” trong các trường ĐH trong các bài viết trước đây trên Tuần Việt Nam. Sự tăng đột biến số lượng sinh viên từ các trường ĐH dẫn đến tình trạng thiếu giảng viên. Các trường phải tuyển dụng các giảng viên trẻ lẫn thuê các giảng viên từ các trường khác để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Vì khối lượng giảng dạy quá nhiều, dẫn đến các giảng viên chỉ lo đi dạy mà không còn thời gian để làm nghiên cứu khoa học. Mặt khác, các giảng viên trẻ bị lao vào vòng xoáy soạn bài, giảng bài mà không có thời gian để đọc tài liệu, để hình thành tư duy và ý tưởng NCKH. Họ thậm chí còn chưa định hình rõ ràng về phương pháp tiếp cận NCKH và chưa có kỹ năng viết một bài báo khoa học. Không dưới 70% số lượng giảng viên trẻ có thâm niên công tác dưới 5 năm ở các trường ĐH hiện nay thuộc nhóm này.

- Không sòng phẳng trong NCKH: Việc thiếu thông tin và mối quan hệ với cơ quan quản lý khoa học, kinh phí thực hiện đề tài quá thấp và cơ chế tài chính phức tạp như đã nêu trên dẫn đến những giảng viên trẻ rất khó nhận được các đề tài NCKH. Muốn có khối lượng NCKH, họ phải xin tham gia cùng với các chủ nhiệm đề tài, thường là các cây đa cây đề trong cơ quan họ công tác.

Việc họ được nhận một phần công việc, tự chủ trong thực hiện và được trả công sức xứng đáng hầu như khó xảy ra. Bởi vì kinh phí đề tài quá hạn hẹp và phải chi cho việc “bôi trơn” nhiều dẫn đến các nội dung thực hiện phải cắt giảm tối đa kinh phí. Và nếu muốn tham gia đề tài, thì phải chấp nhận cơ chế này. Việc làm khống số liệu, copy nghiên cứu của người khác để hoàn thành đề tài là chuyện thường xuyên xảy ra.

Chính vì vậy những giảng viên nghiên cứu khoa hNCKH nghiêm túc thường khó chấp nhận thực hiện, và lại là mảnh đất màu mỡ cho những đối tượng “ngụy khoa học” kiếm thành tích và học hàm học vị.

- Không đủ điều kiện kinh tế để NCKH: Một vấn đề muôn thủa trong ngành giáo dục hiện nay liên quan đến việc nâng cao chất lượng dạy và học là tiền lương. Trong các trường ĐH và trong hoạt động NCKH cũng không ngoại lệ, vấn đề thu nhập đang kìm hãm mọi sự phát triển.

Để có thể có những ý tưởng nghiên cứu mới, sáng tạo và có thời gian thực hiện các nghiên cứu thì các giảng viên phải thực sự không bị phân tán vào các vấn đề cơm áo gạo tiền trong cuộc sống. Những phân tích của tác giả Phong Trần về mức lương của các thạc sỹ, tiến sỹ, PGS, GS đã nói lên điều đó. Không ai có thể miệt mài nghiên cứu trên phòng thí nghiệm với mức lương 5 triệu và phía sau còn phải lo nhà cửa, cơm áo gạo tiền và việc học hành của con cái. Vấn đề này đã được nói rất nhiều, có lẽ không cần phải đề cập sâu hơn.

NCKH là một yêu cầu tất yếu của các giảng viên ĐH. Đây vừa là công việc bắt buộc theo quy định, vừa giúp các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu và khả năng áp dụng nghiên cứu vào thực tiễn,… Điều này vô cùng quan trọng đối với một giảng viên ĐH, giúp họ có đầu đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm thực tế để giảng dạy sinh viên.

Bên cạnh đó, việc NCKH của giảng viên sẽ kết nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa trường ĐH và nhà sản xuất. Góp phần thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ của xã hội và tạo ra giá trị gia tăng cho các trường ĐH, nhằm tiến tới một nền giáo dục ĐH phi lợi nhuận trong hoạt động đào tạo.
Những quốc gia phát triển đều có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Và phần lớn các nghiên cứu đều được xuất phát từ các trường ĐH.

Mặc dù chúng ta luôn hô hào cải cách giáo dục, hô hào đẩy mạnh NCKH trong các trường ĐH. Hô hào nâng cao chất lượng giảng viên để đảm bảo chất lượng đào tạo, để sinh viên ra trường không còn bị thất nghiệp vì thiếu kiến thức chuyên ngành được đào tạo trong trường ĐH. Thế nhưng với những khó khăn, bất cập và rào cản cơ chế đã nêu trên, cơ hội nào cho các giảng viên làm khoa học?

* Bài đã được xuất bản trên chuyên mục Thông tin đa chiều của Tuần Việt Nam. 
Link bài viết: 

@ by Baron Trịnh (Bautx), 2014 
Địa chỉ Facebook và Twitter
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.

BẮC KINH LẠI NGẬM MÁU PHUN NGƯỜI

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Hồng Lỗi tối qua tiếp nối luận điệu sai trái, xuyên tạc, lừa đảo dư luận trong và ngoài Trung Quốc, định che mắt thiên hạ...


Tối ngày 5 tháng 6 năm 2014, Trung Quốc lại cử phát ngôn viên ngoại giao lên tiếng xuyên tạc về hoạt động chấp pháp của Việt Nam, được Tân Hoa xã đưa tin. Để biết rõ tường tận về các tuyên bố của họ, báo GDVN xin đăng lại toàn bộ các nội dung để bạn đọc tham khảo, hiểu rõ thêm về những mưu đồ xấu hiện đang được chính quyền Trung Quốc rắp tâm thực hiện:

Theo bài viết, có phóng viên (Trung Quốc) xuyên tạc, hỏi: "Từ khi giàn khoan Hải Dương 981 (Trung Quốc) chuyển địa điểm bắt đầu hoạt động giai đoạn 2 đến nay, Việt Nam luôn quấy rối hoạt động của Trung Quốc ở trên biển. Trên các diễn đàn quốc tế, các nhà lãnh đạo và quan chức Việt Nam nhiều lần tuyên bố, khu vực hoạt động của Trung Quốc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoạt động của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, Việt Nam cân nhắc áp dụng hành động pháp lý đối với vấn đề có liên quan. Trung Quốc phản ứng đối với vấn đề này như thế nào?".

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi ngày 5 tháng 6 vừa đổ lỗi, vu cáo, xuyên tạc không có chút danh dự và xấu hổ đồng thời, vừa dọa nạt, cho rằng: Sau khi tiến hành "quấy rối mạnh mẽ" đối với hoạt động giai đoạn một của giàn khoan 981 ở "khu vực tiếp giáp quần đảo Tây Sa" (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), từ ngày 27 tháng 5 đến nay, Việt Nam tiếp tục điều lượng lớn tàu trong đó có "tàu vũ trang", tiếp tục tiến hành "quấy rối" đối với "hoạt động bình thường" giai đoạn 2 của giàn khoan 981.

Theo lời xuyên tạc trắng trợn của Hồng Lỗi, "trong giai đoạn 2, tổng cộng Việt Nam đã "đâm va trên 1.200 lượt" đối với "tàu công vụ thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an toàn tại hiện trường" của Trung Quốc, đồng thời "bố trí vật nổi và vật gây trở ngại hàng hải cỡ lớn", đã "xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc, đe dọa an toàn nhân viên và phương tiện của Trung Quốc, đã vi phạm luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế, đã phá hoại tự do và an ninh hàng hải ở vùng biển này. Trung Quốc bày tỏ căm phẫn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối".- đây là những lời cáo buộc xuyên tạc mang tính chất "ngậm máu phun người", người Việt Nam và dư luận quốc tế chắc chắn sẽ hết sức bất bình.

Tàu chiến Trung Quốc tham gia xâm lược vùng biển chủ quyền Việt Nam

Tiếp tục luận điệu xuyên tạc, lừa bịp dư luận trong và ngoài Trung Quốc, Hồng Lỗi bịa chuyện: "Địa điểm hoạt động giai đoạn 2 của giàn khoan 981 nằm ở hướng đông nam đảo Tri Tôn, quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, cách đường cơ sở lãnh hải quần đảo Tây Sa khoảng 17 hải lý, cách Việt Nam khoảng 160 hải lý, cũng giống như vị trí hoạt động giai đoạn một, đều nằm ở vùng tiếp giáp quần đảo Tây Sa của Trung Quốc”.

Đại diện cho chính phủ Trung Quốc, Hồng Lỗi bịa và lừa tiếp: “Hoạt động của Trung Quốc hoàn toàn là việc trong phạm vi cái mà Bắc Kinh gọi là "chủ quyền, quyền lợi chủ quyền và quyền quản lý của Trung Quốc". Hoạt động thăm dò của doanh nghiệp của Trung Quốc ở vùng biển gần quần đảo Tây Sa đã triển khai 10 năm, gồm khảo sát giếng và địa chấn 2D, 3D. Hoạt động khoan thăm dò lần này là sự tiếp tục thường lệ của tiến trình thăm dò có liên quan, hợp lý, hợp pháp, hoàn toàn chính đáng".
Sự bịa chuyện, lừa đảo và gắp lửa bỏ tay người của Hồng Lỗi lên đến cao độ với giọng điệu rằng: "Đối với hành động khiêu khích của phía Việt Nam, Trung Quốc đã duy trì kiềm chế rất cao, điều tàu công vụ và tàu dân sự khác đến hiện trường bảo vệ trật tự hoạt động bình thường trên biển, bảo đảm an toàn nhân viên và phương tiện hoạt động của Trung Quốc. Nhưng Việt Nam lại coi sự kiềm chế của Trung Quốc là cơ hội lợi dụng để mở rộng sự cố, làm trầm trọng hơn căng thẳng, hoàn toàn không bớt phóng túng, ngày càng táo tợn".

“Hỏa lực mồm” của Trung Quốc đe dọa: "Quyết tâm và ý chí bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển quốc gia của Trung Quốc là kiên định, không thay đổi, quyết tâm và ý chí bảo vệ luật pháp quốc tế và những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế là kiên định, không thay đổi, sẽ tiếp tục kiên quyết ngăn chặn các hành vi nguy hiểm đe dọa giàn khoan Trung Quốc của phía Việt Nam”.

Tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam

Trung Quốc tiếp tục đe dọa, xuyên tạc không còn chút liêm sỉ nói rằng: “Ý đồ tạo ra tranh chấp quốc tế của Việt Nam sẽ không thể thực hiện được. Bất cứ hành động nào làm cho tình hình mở rộng và phức tạp thêm của Việt Nam cuối cùng sẽ chỉ gây thiệt hại cho lợi ích tự thân của Việt Nam. Điều cần làm của Việt Nam hiện nay là từ bỏ ảo tưởng, lập tức chấm dứt tất cả các hành động khiêu khích và rút tất cả tàu ở hiện trường, làm cho trên biển nhanh chóng khôi phục yên bình".

Ngoài ra, đối với tiến triển tình hình "bồi thường" sau các cuộc biểu tình ở Việt Nam vừa qua, Hồng Lỗi cho rằng, hoạt động này là "phạm tội bạo lực nghiêm trọng" và đã "gây thương vong nhân viên và tổn thất tài sản to lớn" cho phía Trung Quốc, đến nay, Việt Nam "vẫn không tiến hành bồi thường cho nhân viên và doanh nghiệp bị hại" của Trung Quốc. Hồng Lỗi tiếp tục vu cáo và đòi Việt Nam "thiết thực áp dụng các biện pháp hiệu quả, bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản và quyền lợi hợp pháp của nhân viên và tổ chức Trung Quốc ở Việt Nam, nghiêm trị các hung thủ gây sự, bồi thường toàn diện cho tổn thất của phía Trung Quốc".

Ngoài ra, phản ứng về việc Hội nghị G7 ra tuyên bố quan ngại về tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông hiện nay, phát ngôn viên Hồng Lỗi "tô hồng" hình ảnh của Trung Quốc hoàn toàn không đúng với thực tế (hành động bạo lực), cho rằng: "Trung Quốc là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định biển Hoa Đông và Biển Đông, thúc đẩy hợp tác và phát triển với các nước trong khu vực, cũng là lực lượng kiên định bảo vệ tôn chỉ và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế".

Theo Hồng Lỗi, Trung Quốc là nước "không muốn nhất nhìn thấy bất cứ sự bất ổn nào ở khu vực xung quanh mình, trong đó có khu vực biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc kiên định bảo vệ chủ quyền, quyền lợi biển và an ninh quốc gia, Trung quốc cũng luôn dựa vào luật quốc tế và thông lệ quốc tế bảo vệ trật tự và tự do hàng hải ở vùng biển liên quan, luôn dốc sức cho cùng các nước có liên quan trực tiếp, trên cơ sở tôn trọng sự thực lịch sử và luật pháp quốc tế, thông qua đàm phán song phương giải quyết tranh chấp biển Hoa Đông và Biển Đông. Đây là đồng thuận quan trọng giữa Trung Quốc với các nước liên quan, cũng phù hợp với lợi ích và mong đợi của đa số nước trong khu vực. Nhưng, đối với hành động khiêu khích cố tình xâm phạm chủ quyền và quyền lợi của Trung Quốc, cố tình phá hoại hòa bình và ổn định trên biển của số ít quốc gia, Trung Quốc sẽ dành cho đáp trả kiên quyết".

Hồng Lỗi tiếp tục luận điệu bịa đặt, cho rằng: "Thực tiễn tiếp tục chứng minh, đàm phán giữa các bên liên quan là phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất, tiến hành quốc tế hóa tranh chấp và việc các bên can thiệp tranh chấp không có lợi cho giải quyết tranh chấp, sẽ chỉ tăng thêm độ khó cho giải quyết vấn đề (cho Trung Quốc), không có lợi cho hòa bình và ổn định khu vực. Các nước ngoài khu vực cần tôn trọng sự thực khách quan, giữ thái độ công bằng trong vấn đề liên quan, chứ không phải là làm tăng căng thẳng, tạo ra đối lập, tăng nhân tố phức tạp cho tình hình khu vực".

Như vậy, Trung Quốc vẫn bất chấp luật pháp quốc tế, kiên trì hoạt động phi pháp của họ tại Biển Đông. Trung Quốc tiếp tục thông qua phát ngôn viên nói những lời xằng bậy, bịa đặt, vu cáo, gắp lửa bỏ tay người, không thể mê được. 

Trung Quốc tiếp tục dùng vũ lực cưỡng đoạt biển đảo của nước khác phải chăng là "trỗi dậy hòa bình" và "phát triển hòa bình" kiểu Trung Quốc? Kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng, kiên quyết vạch mặt mưu đồ, cuồng vọng của Trung Quốc là điều cần phải tiếp tục. Phải đấu tranh đến cùng với những kẻ chuyên đi lừa đảo, chuyên bắt nạt, ưa cường quyền và bạo ngược như vậy.

KHÔNG THỂ TIN LỜI NÓI SUÔNG CỦA TRUNG QUỐC

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo quốc tế về tình hình Biển Đông: Không thể tin lời nói suông của Trung Quốc

ANTĐ - Chiều 5-6, hơn 1 tháng sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Bộ Ngoại giao Việt Nam tiếp tục tổ chức họp báo quốc tế lần thứ 4 để cung cấp những thông tin cũng như hình ảnh mới nhất làm bằng chứng về những hành động vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế của Trung Quốc.

Chủ trì buổi họp báo có ông Lê Hải Bình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam; ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư; ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia, Bộ Ngoại giao; Đại tá Ngô Ngọc Thu, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển. 

Mở đầu cuộc họp báo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: “Đến nay đã hơn 1 tháng Trung Quốc đưa giàn khoan, nhiều tàu hộ tống, tàu quân sự vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hành vi này của Trung Quốc đã đe dọa hòa bình, an ninh khu vực, bất chấp luật pháp quốc tế, bỏ qua Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông, bỏ qua các khuyến nghị chính đáng của cộng đồng quốc tế. Điều này tác động tiêu cực tới nỗ lực phục hồi kinh tế của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như thế giới”. Việt Nam đã nỗ lực trao đổi bằng nhiều hình thức, nhiều cấp để yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu hộ tống. Trái lại Trung Quốc liên tục vu cáo Việt Nam và có hành vi leo thang mới.

Việt Nam kiên trì các biện pháp ngoại giao

- Báo Tiền Phong: Trung Quốc đã nhiều lần thay đổi vị trí của giàn khoan Hải Dương 981. Xin nêu vị trí hiện tại và lý giải tại sao Trung Quốc lại di chuyển giàn khoan nhiều đến vậy?

- Ông Ngô Ngọc Thu: Trung Quốc sau khi hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở Tây Nam đảo Tri Tôn 17 hải lý, ngày 27-5 đã di chuyển đến vị trí mới, cách đảo Tri Tôn 25 hải lý về phía Đông Nam, sâu trong vùng biển của ta 57 hải lý. Đây là giàn khoan dùng cho vùng nước sâu nên để khoan được, sẽ phải di chuyển nhiều để chọn vị trí. Đến nay, vị trí của giàn khoan này đã ổn định.

- Ông Lê Hải Bình: Dù di chuyển thế nào thì đến nay giàn khoan này vẫn nằm trái phép trong vùng biển của Việt Nam.

- Hãng AP: Xem clip, chắc hẳn nhiều người Việt Nam phẫn nộ. Tại sao Chính phủ Việt Nam không cho người dân biểu tình trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội?

- Ông Lê Hải Bình: Tôi nhất trí khi xem video, người dân Việt Nam sẽ phẫn nộ. Và tôi tin người dân thế giới, những người ủng hộ luật pháp quốc tế cũng sẽ phẫn nộ. Chúng tôi đang kiên trì biện pháp hòa bình để giải quyết căng thẳng. Còn thông tin tại sao Chính phủ Việt Nam không cho người dân biểu tình là không có cơ sở. Người dân Việt Nam có quyền biểu thị yêu nước theo đúng quy định của pháp luật.

- Hãng DPA (Đức): Tôi đã chứng kiến một số người đến trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội biểu tình thì bị cảnh sát ngăn cản. Cảnh sát cũng nói với tôi đây là hành động bất hợp pháp, yêu cầu phải rời đi vì lý do an ninh. Vậy quyền biểu tình theo pháp luật Việt Nam là như thế nào?

- Ông Lê Hải Bình: Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn trân trọng sự biểu thị lòng yêu nước của người dân Việt Nam. Như mọi quốc gia, mọi hình thức biểu thị lòng yêu nước cũng phải đúng theo quy định của pháp luật. Các cuộc biểu tình phải theo thủ tục như đăng ký thời gian, địa điểm, ngày giờ, nội dung. Việt Nam đã có quy định như vậy.

- Washington Times: Việt Nam có kỳ vọng Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông?

- Ông Lê Hải Bình: Việc duy trì an ninh hàng hải là quyền lợi của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Mỹ đã có tiếng nói nhằm đóng góp, bảo vệ an ninh, an toàn hảng hải… Việt Nam hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục có những tiếng nói và hành động mạnh mẽ hơn để giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế, bảo vệ hòa bình. 

- TTXVN: Từ ngày 6 đến 9-6 sẽ diễn ra hội nghị ASEAN và ASEAN+3. Các hội nghị này sẽ bàn về vấn đề gì? Vấn đề Biển Đông và việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có được đưa ra không và sẽ được đưa ra như thế nào?

- Ông Lê Hải Bình: Từ ngày 6 đến 10-6 tại Myanmar sẽ diễn ra một số hội nghị, nhiều quan chức cấp cao của các nước sẽ kiểm điểm quá trình xây dựng cộng đồng chung ASEAN như hội nghị SOM ASEAN+3, hội nghị ARF... Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh sẽ tham dự các hội nghị này. Duy trì an toàn hàng hải ở khu vực là vấn đề nhiều nước quan tâm, bất cứ điều gì liên quan đến vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo. Cho nên, vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra ở mức độ phù hợp.

- Báo Tuổi Trẻ: Việt Nam sẽ làm gì tiếp theo trước tình hình hiện nay? Vừa qua, đại diện các nước lớn trên thế giới đã phản ứng mạnh mẽ với hành vi của Trung Quốc và Trung Quốc tỏ ra rất bất bình trước phản ứng của các nước này, Việt Nam đánh giá như thế nào? Chính phủ, Bộ Ngoại giao có ủng hộ và hỗ trợ Hội nghề cá Đà Nẵng và chủ tàu vừa bị đâm chìm kiện tàu Trung Quốc ra tòa quốc tế không?
- Ông Trần Duy Hải: Việt Nam đã và đang nỗ lực, kiên trì bằng các biện pháp ngoại giao để giải quyết căng thẳng. Nhưng Trung Quốc vẫn leo thang căng thẳng mới. Việt Nam sẽ tiếp tục, kiên trì đấu tranh qua biện pháp hòa bình để giải quyết bất đồng trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc. Việt Nam sẽ nỗ lực các biện pháp ngoại giao hơn nữa. Việt Nam cũng cân nhắc các biện pháp tiếp theo để bảo vệ quyền, lợi ích.

Thực tế, cộng đồng quốc tế có tiếng nói rất mạnh mẽ. Có lẽ đây là lần đầu tiên có những phản ứng mạnh mẽ như vậy về Biển Đông trong nhiều năm trở lại đây. Tôi nghĩ những tiếng nói đó có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định. Chúng tôi mong cộng đồng quốc tế tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa.
Các vụ kiện quốc tế rất phức tạp. Nếu tàu Việt Nam kiện tàu Trung Quốc chỉ là kiện dân sự. Nhưng tàu Trung Quốc hoạt động ở vùng biển Việt Nam không chỉ dừng ở mức độ dân sự nên vụ kiện như vậy không giải quyết được vấn đề. Việt Nam sẽ chọn phương án tối ưu để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam.

Trung Quốc xuyên tạc, bóp méo sự thật

- VTC10: Tại một cuộc họp báo của Trung Quốc, họ nói rằng, Việt Nam đã dùng nhiều tàu quân sự và hơn 120 lần tàu Việt Nam chủ động đâm va vào tàu Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Việt Nam có phản ứng gì về cáo buộc này?

- Ông Trần Duy Hải: Đây là sự xuyên tạc sự thật, bóp méo tình hình thực tế trên Biển Đông. Việt Nam có nhiều hình ảnh ghi lại tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Phía Trung Quốc đưa ra cáo buộc nhưng hoàn toàn không có hình ảnh nào để chứng minh. Những hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam đã được nhiều cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế thông tin. Phía Trung Quốc cũng đã thừa nhận đâm tàu của Việt Nam.

- Hãng tin Kyodo (Nhật Bản): Nhóm G7 vừa có thông cáo chung phản đối đòi chủ quyền bằng vũ lực trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, xin cho biết phản ứng của Việt Nam?

- Ông Lê Hải Bình: Chúng tôi hoan nghênh nhóm G7 vừa ra tuyên bố bày tỏ lo ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông, phản đối hành vi đe dọa, hành động đơn phương của một nước đòi yêu sách chủ quyền bằng việc sử dụng vũ lực. Chúng tôi mong muốn các quốc gia, tổ chức có tiếng nói, hành động thiết thực đảm bảo an ninh để giải quyết tranh chấp quốc tế. Chúng tôi mong muốn các quốc gia, các tổ chức tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ hơn để thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp theo luật pháp quốc tế.

- Báo Đời sống Pháp luật: Có thông tin Trung Quốc đang đóng giàn khoan thứ hai. Nếu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981, liệu Việt Nam có kiện Trung Quốc nữa không?

- Ông Trần Duy Hải: Đến nay Việt Nam vẫn kiên trì yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, hai bên đối thoại, xác định tính pháp lý của việc đặt giàn khoan, xem khu vực đặt là của ai. Nếu Trung Quốc rút ngay giàn khoan, ngồi vào bàn đàm phán, Việt Nam sẽ hoan nghênh.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc số hiệu 46105 tăng tốc đâm thẳng vào tàu Cảnh sát biển Việt Nam

Khó giải quyết nếu thiện chí chỉ từ một phía

- Báo Vietnamnet: Nếu tàu Trung Quốc không rút, Việt Nam sẽ có biện pháp thế nào?

- Ông Ngô Ngọc Thu: Mặc dù tàu Trung Quốc sử dụng các phương tiện để tấn công tàu thực thi pháp luật Việt Nam, gây hư hỏng phương tiện nhưng các lực lượng Việt Nam vẫn kiên trì, kiềm chế vì chủ trương của Nhà nước Việt Nam là xử lý vấn đề bằng biện pháp hòa bình. Chính sự kiềm chế của lực lượng Cảnh sát biển là thực hiện chủ trương chính sách của Chính phủ Việt Nam.

- VOV: Chúng ta đã sử dụng Đường dây nóng Việt Nam - Trung Quốc. Đã có 30 cuộc đàm phán ở nhiều cấp độ và các cuộc tiếp xúc. Liệu có phải đường dây nóng không hiệu quả? 

- Ông Lê Hải Bình: Đường dây nóng chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu cả hai bên đều thiện chí, mong muốn giải quyết một cách hòa bình. Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, nhưng nếu thiện chí chỉ đến từ một phía thì đường dây nóng sẽ không đem lại kết quả. 

- Báo VnExpress: Có ý kiến nghi ngờ về tuyên bố trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc. Xin ông bình luận?

- Ông Trần Duy Hải: Việc làm của Trung Quốc ở Biển Đông, nhất là vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 ở vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam đã làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc. Có thể thấy chính sách, tuyên bố của Trung Quốc chỉ trên lời nói, chứ không trên thực tế, gây bất bình trong cộng đồng chung quốc tế. Trung Quốc đang sử dụng bạo lực để ngoại giao, không thể tin lời nói suông của Trung Quốc.

Phú Khánh - Chu Hương (Ghi

SỰ THẬT VỀ CÁC CHUYẾN TÂY DƯƠNG CỦA THÁI GIÁM TRỊNH HÒA

(PetroTimes) - Bóng ma Trịnh Hòa đang được Bắc Kinh hồi sinh với chủ ý phục vụ cho mục đích chính trị đương đại. Được đánh giá là nhà hàng hải tiên phong của Trung Hoa, Trịnh Hòa bây giờ khoác thêm một lớp áo “nhà ngoại giao hòa bình”!


Thái giám Trịnh Hòa và các chuyến Tây dương

Tại phòng Đông Á học thuộc Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (lớn nhất thế giới), người ta có thể thấy bản sao tấm bản đồ dài 6,4m ghi tên tiếng Hoa nhiều vùng biển thế giới. Đây là tấm bản đồ mà Trịnh Hòa từng dùng cho 7 chuyến hải hành (từ 1405-1433), với hạm đội gồm 28.000 người đi trên hơn 300 con thuyền. Lịch sử hàng hải trước đó chưa bao giờ chứng kiến một hạm đội khổng lồ như vậy và mức độ quy mô của nó chỉ có thể được so sánh mãi gần 5 thế kỷ sau (thời Thế chiến thứ I). Con tàu chỉ huy của Trịnh Hòa dài đến 122m, so với 26m của con tàu lớn nhất Santa Maria trong hải đội Columbus. Các chuyến hải hành của Trịnh Hòa được thực hiện khá lâu trước người phương Tây (Christopher Columbus - năm 1492; Vasco da Gama - 1498; và Ferdinand Magellan - 1521).

Không phải là người Hoa, Trịnh Hòa tên thật là Mã Tam Bảo, sinh tại Vân Nam, là hậu duệ đời thứ 6 của Sayyid Ajjal Shams al-Din Omar - người có nguồn gốc xuất thân từ nơi hiện nay là Uzbekistan, từng cai quản tỉnh Vân Nam (theo Islamfortoday.com, họ Mã của Trịnh Hòa là phiên âm từ chữ “Mohammed”; nhưng theo Từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia, nó được đặt theo Masuh - người con thứ năm của Shams al-Din Omar). Bố và ông nội Trịnh Hòa từng hành hương đến Thánh địa Mecca, cho nên Trịnh Hòa hẳn từng nghe nhiều chuyện kể về các chuyến viễn hành.

Năm 1381, khi nhà Minh đánh Vân Nam, Trịnh Hòa (mới 10 tuổi) bị bắt, bị thiến, trở thành thái giám và được đưa về cung đình, phục vụ cho một hoàng tử của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Không chỉ trở thành “hảo bằng hữu” của hoàng tử trong suốt thời niên thiếu, Trịnh Hòa còn giúp hoàng tử thực hiện thành công cuộc tiếm ngôi đẫm máu năm 1402. Vị hoàng tử trở thành vua Minh Thành Tổ (hiệu Vĩnh Lạc). Để tỏ lòng cảm kích, Minh Thành Tổ phong Trịnh Hòa làm đô đốc. Đó là tóm tắt tiểu sử Trịnh Hòa…

Tượng thái giám Trịnh Hoà tại một viện bảo tàng ở Trung Quốc

Theo National Geographic trong số chuyên đề Trịnh Hòa (7-2005), tại lăng mộ khổng lồ mà Vĩnh Lạc dựng cho vua cha Minh Thái Tổ, có tấm bia đá ghi lại thành tích viễn dương của Trịnh Hòa. Trong nhiều năm, giới nghiên cứu phương Tây không quan tâm lắm cứ liệu này, cho đến năm 1962, khi người ta phát hiện một cột bánh lái 10,9m dưới sông Dương Tử, đủ để điều khiển một baochuan (bảo thuyền - tên gọi những con tàu lớn thời Minh). Hạm đội Trịnh Hòa gồm khoảng 62 tàu khổng lồ như vậy. Mục đích thực hiện cuộc Tây Dương của Chu đế Vĩnh Lạc là mở rộng kinh thương kết hợp bang giao - như kết quả nghiên cứu của Louise Levathes, tác giả quyển “When China Ruled the Seas”. Sau thời gian ròng rã xây tàu (hiện ở Nam Kinh vẫn còn vết tích xưởng đóng tàu của Trịnh Hòa), ngày 11/7/1405, Trịnh Hòa khởi hành.

Trong 28 năm, Trịnh Hòa đã đi hơn 50.000km, đến 37 quốc gia - lãnh thổ, từ Đông Nam Á, Trung Đông đến châu Phi. Tiến sĩ Jin Wu thuộc Đại học Iowa - chuyên gia lịch sử hàng hải lừng danh - đã so sánh quy mô hải hành của Trịnh Hòa như sau: Trong khi hải đoàn Trịnh Hòa có hơn 300 tàu với 28.000-30.000 người; hải đội Columbus chỉ có 3 tàu với 90 người; Da Gama với 4 tàu và 160 người; và Magellan với 5 tàu và 265 người (theo website Đại học California - Los Angeles, international.ucla.edu)…

Năm 1431, Trịnh Hòa lên đường cho chuyến hải hành cuối cùng. Một số nhà viết sử cho rằng Trịnh Hòa trở về nhà năm 1433 và chết vào 2 năm sau tại Nam Kinh. Tuy nhiên, theo National Geographic cũng như một số tài liệu khác, ngôi mộ Trịnh Hòa tại Nam Kinh thật ra là mộ trống. Trịnh Hòa có thể đã chết dọc đường và được thủy táng ngoài khơi Malabar (Ấn Độ)…

Trịnh Hòa - “sứ giả của hòa bình”?

Trong suốt thời gian dài, chẳng ai màng đến lý do tại sao các chuyến viễn dương lại bị thờ ơ. Vài sử gia cho rằng, có thể là do mối đe dọa an ninh từ Mông Cổ phương Bắc; vài người khác nghĩ rằng triều đình Trung Hoa thời đó không còn nhiều tiền… Hàng trăm năm trôi qua, Trịnh Hòa trở thành bóng ma lu mờ trong lịch sử Trung Quốc, đặc biệt thời Mao Trạch Đông. Tuy nhiên, 1 thập niên trở lại đây, Trịnh Hòa được hồi sinh, với một chủ ý rất rõ ràng. Bắc Kinh muốn chứng tỏ Trung Hoa từng là bậc thầy về đi biển, thậm chí giỏi hơn cả phương Tây và đó là bằng chứng cho thấy việc thám hiểm hàng hải dẫn đến việc “đánh dấu chủ quyền” các hòn đảo từng được thực hiện bởi nước Trung Hoa xưa (!).

Một viện bảo tàng Trịnh Hòa được mở ở Nam Kinh nhân kỷ niệm 600 năm chuyến Tây dương của Trịnh Hòa. Một chiếc Boeing 777-200LR được đặt tên Trịnh Hòa bắt đầu khởi hành cuối tháng 6/2005 từ Sân bay quốc tế Bắc Kinh và đến hơn 20 thành phố thế giới trong 2 tháng. Tại Thượng Hải, Triển lãm chuyến viễn dương Trịnh Hòa được tổ chức từ 8/7 đến 14/7/2005. Ngoài ra, người ta cũng phát hành bộ tem Trịnh Hòa.
Năm 2004, một thứ trưởng truyền thông Trung Quốc nói: “Trong suốt 7 chuyến Tây dương, Trịnh Hòa không chiếm một mảnh đất nào, không dựng một pháo đài nào, không lấy bất kỳ của cải gì của bất cứ nước nào. Ông ấy cho nhiều hơn nhận. Ông ấy được đón chào và được ngợi khen từ người dân của nhiều quốc gia khác nhau trên các chuyến đi. Ý nghĩa các chuyến Tây dương của Trịnh Hòa không chỉ ở chỗ chúng cho thấy hải quân Trung Hoa từng mạnh như thế nào mà còn cho thấy Trung Quốc trước sau như một luôn thực hành chính sách ngoại giao hòa bình”.

Hải trình các chuyến đi của Trịnh Hoà

Trong chuyến kinh lý Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo cũng sử dụng hình ảnh Trịnh Hòa để bóng gió chỉ trích chủ trương can thiệp nước khác của nội các George W. Bush. “Trịnh Hòa mang đến tơ lụa, trà và văn hóa Trung Hoa” - họ Ôn nói - “Và không hề lấy đi của ai một tấc đất”. Năm 2003 trong chuyến công du Úc, Hồ Cẩm Đào lại nhắc đến Trịnh Hòa. “Vào thập niên 20 của thế kỷ XV, các hạm đội thám hiểm Trung Hoa thời nhà Minh đã đến Úc… Họ mang đến văn hóa Trung Hoa và sống hài hòa với người địa phương, hãnh diện đóng góp cho kinh tế, xã hội và văn hóa đa dạng của nước Úc”. Thế thì tại sao, Hồ Cẩm Đào nói thêm, ai đó ở châu Á cứ muốn tìm cách cân bằng với một nước mà chỉ luôn muốn tạo ra sự kết nối hài hòa với các quốc gia láng giềng? Và sau 500 năm bị thống trị bởi bên ngoài và chủ nghĩa thực dân, tại sao châu Á lại cần nước ngoài can thiệp vào chuyện của mình? - Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh…

Một thứ “Pax Sinica” (Hòa bình kiểu Tàu) đầy mỉa mai

Tuy nhiên, các chuyến Tây dương của Trịnh Hòa không phải luôn là những “chuyến đi hữu nghị”. Theo tác giả quyển “The Contest of the Century: The New Era of Competition with China and How America Can Win” (phát hành tháng 2/2014) - Geoff Dyer (nguyên Chánh văn phòng Bắc Kinh của tờ Financial Times) - đằng sau sự bóng bẩy của hình ảnh Trịnh Hòa được Bắc Kinh tô vẽ còn ẩn chứa nhiều sự thật khác. Geoffrey Wade, sử gia Úc chuyên về triều Minh cho biết, các hạm đội Trịnh Hòa đã thực hiện nhiều chiến dịch “sốc và bất ngờ” với “một hình thái ban đầu của chủ nghĩa thực dân hàng hải”, hay nói cách khác, đó là chính sách “ngoại giao tàu chiến”. Christopher Columbus vượt đại dương chỉ với 3 tàu; Vasco da Gama với 4 tàu và Ferdinand Magellan với 5 tàu. Trong khi đó, Trịnh Hòa du hải với 200-300 tàu, được trang bị vũ khí hiện đại nhất và tốt nhất thế giới thời điểm đó. Để làm gì nếu không là nhằm gây ấn tượng mạnh cho mục đích chính trị, nhằm tạo ảnh hưởng chính trị khắp Đông Nam Á, thông qua việc biểu thị một sức mạnh hải quân không ai so lại?

Đội quân của Trịnh Hòa thậm chí từng dính vào cuộc nội chiến ở Bắc Sumatra và Java. Trong một vụ, Trịnh Hòa can thiệp một cuộc xung đột chính trị nội bộ tại Ceylon (hiện là Sri Lanka), tiêu diệt quân đội nơi này, trước khi bắt vị vua và gia đình mang về Nam Kinh. “Bản chất quân sự” (từ của tác giả Geoff Dyer) trong các chuyến đi Trịnh Hòa còn để lại vết tích tại Malacca. Người Trung Hoa dùng Malacca không chỉ để cất hàng hóa, theo sử gia Geoffrey Wade, mà còn xây một trại lính mà Trịnh Hòa dùng để kiểm soát tuyến giao thông dọc eo biển Malacca.

Thậm chí vào thời đó, việc “xung phong” làm “cảnh sát biển” đã trở thành một cách quan trọng để áp đặt ý chí và tham vọng nhà Minh lên các nước khu vực lệ thuộc thương mại hàng hải. Nếu sử gia Wade đúng, Malacca là căn cứ hải quân hải ngoại đầu tiên của Trung Quốc. Nói cách khác, các chuyến Tây dương của Trịnh Hòa ít mang dáng dấp thám hiểm miền đất mới trên tinh thần khám phá khoa học mà dường như là các cuộc thăm dò, do thám khu vực đồng thời biểu thị sức mạnh đe dọa để thu phục và triều cống. Tài liệu sử lưu được cho thấy, Trịnh Hòa từng nói: “Khi đến nước ngoài, chúng ta bắt bọn vua rợ, những kẻ dám bộc lộ sự không tôn kính và chống lại văn minh Trung Hoa”.

Chính sách “ngoại giao hòa bình” thời nhà Minh thông qua sứ giả Trịnh Hòa, đã và đang được Bắc Kinh tô đậm, còn có phần mỉa mai khi xét đến cách thức hành xử của nhà Minh trong giai đoạn này, khi mà chính trong bối cảnh “ngoại giao hòa bình” như vậy, nhà Minh đã mang quân tràn xuống xâm lược nước ta (1 năm sau chuyến đi đầu tiên của Trịnh Hòa)! Trong Lịch sử Việt Nam - từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX, cụ Đào Duy Anh thuật: “Nhà Minh quyết tâm xâm lược nước ta cho nên tháng 8/1405 đã cho gián điệp sang để dò xét… Tháng 8/1406, bọn Chu Năng xuất phát từ Kim Lăng… Ngày 14 (tháng 12 năm Vĩnh Lạc thứ 4, tức tháng 1/1407), giặc chiếm được Đông Đô, đóng quân ở phía đông nam của thành. Giặc cho quân cướp bóc và hãm hiếp phụ nữ, rồi tính toán kho tàng, đặt quan coi việc, định kế đóng ở lâu dài…”.

Có một chi tiết cần được chú ý: vào tuần cuối cùng của năm 1405, Trịnh Hòa đã cập cảng Quy Nhơn, ngay trong bối cảnh nhà Minh chuẩn bị động binh tràn xuống nước ta. Để làm gì? Do thám chăng? Và cuối cùng còn một chi tiết nữa không thể không nhắc: Sau thời Vĩnh Lạc, các chuyến viễn dương tốn kém không còn được quan tâm. Một số con tàu của hải đội Trịnh Hòa bị bỏ mục ngoài cảng; số khác bị đốt. Nhiều tài liệu liên quan 7 chuyến hải hành của Trịnh Hòa bị hủy. Tại sao phải hủy tài liệu? Liệu có phải đó là những bằng chứng cho thấy ý đồ thật sự các chuyến Tây dương của Trịnh Hòa?

Mạnh Kim