Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

GIẤC MỘNG TRUNG HOA VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với láng giềng thông qua các quy tắc và luật lệ. Trong lịch sử, không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho Trung Quốc có ở địa vị số 1 hay không.


Nỗi e ngại cuối cùng của Trung Quốc là chủ nghĩa dân tộc đang phát triển nhanh chóng, điều này liên quan tới vị thế số 1 về kinh tế của Trung Quốc trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không xấu hổ về mục tiêu chiến lược của họ là trở thành “quyền lực số 1”, mà họ e ngại cái gọi là “sự phục hồi mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc” trong “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi ở bất kỳ đất nước nào. Kiểm soát tốt chủ nghĩa dân tộc có thể hữu dụng cho chính phủ Trung Quốc trong khi chủ nghĩa dân tộc quá khích có thể gây tác dụng ngược. 

Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Không khó để hình dung nếu Trung Quốc tán dương vị thế mới của mình khi là nền kinh tế số 1 thế giới, sau đó sẽ là nhiều vấn đề và áp lực hơn cho chính phủ Trung Quốc. Một nền ngoại giao yếu kém có vẻ như không ăn khớp với một quốc gia “giàu có và mạnh mẽ”, vốn là giấc mơ trong tâm lý của nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng đã có sự “đặt chỗ trước” trong hệ phương pháp tính toán của World Bank và nước này không đồng ý với kết quả được công bố về kinh tế Trung Quốc.

Đối với việc Trung Quốc khước từ vị trí là nền kinh tế số 1 thế giới, nhiều người xem đó là một dấu hiệu cho thấy họ né tránh những trách nhiệm. Ví dụ, Trung Quốc vẫn khăng khăng mình là một quốc gia đang phát triển trong các cuộc đàm phán nhằm giành được một số lợi thế. Rõ ràng là nếu xem xét dưới góc độ dân số, Trung Quốc đã và sẽ là một quốc gia đang phát triển trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như trong thời gian qua, Trung Quốc sẽ chắc chắn vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất không sớm thì muộn.

Bài học về sự lãnh đạo và COC

Mặc dù vẫn còn quá sớm để nghĩ về việc làm thế nào để lãnh đạo thế giới ngày nay, nhưng cũng đã đến lúc giới chức Bắc Kinh bắt đầu quan tâm tới vai trò lãnh đạo nghĩa là thế nào và nó đòi hỏi gì. 

Thứ nhất, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì được trật tự trong nội bộ của mình. Với dân số đông nhất thế giới, chăm sóc con người và duy trì ổn định xã hội có thể là một trong những đóng góp lớn nhất của Trung Quốc mà thế giới ghi nhận.

Thứ hai, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với những người láng giếng thông qua các quy tắc và luật lệ. Về phương diện lịch sử, rõ ràng là không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Vì vậy, một người lãnh đạo thực tế cần phải biết làm thế nào để thiết lập các quy tắc và luật lệ trên phạm vi quốc tế. 

Tuy nhiên, để cho các nước khác tuân theo, người lãnh đạo cũng phải là hình mẫu trong việc tuân theo những quy tắc và luật lệ mà mình đã đặt ra. Đặt bút ký vào Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có thể là bước đầu tiên để Trung Quốc thiết lập những quy tắc nhằm làm dịu đi các tranh chấp ở Biển Đông.

Thách thức thực sự đối với Trung Quốc là làm thế nào để giải quyết được những tranh chấp đó. Trung Quốc không thể thực sự trở thành một nước lãnh đạo thế giới nếu tiếp tục tranh chấp về những dải đá và những hòn đảo nhỏ không có sự sống ở Biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc cần vượt qua ba nỗi e ngại trên. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Eurasiareview

ĐỂ TRẢ MÓN NỢ "BIỂU TÌNH" CHO DÂN

Để trả món nợ “biểu tình” cho dân

TS. Võ Trí Hảo (*)

Quốc hội khóa 13 đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm luật năm 2015.

(TBKTSG) - Người dân hoan nghênh việc Quốc hội khóa 13 đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm luật năm 2015. Nếu thực hiện được điều này, Quốc hội khóa này trả được món nợ 70 năm (Hiến pháp 1946 quy định công dân có quyền biểu tình). Tại sao tự do biểu tình lại là món nợ lâu đến vậy? Và lần này chúng ta có trả được cho dân một cách sòng phẳng hay không? 

Biểu tình: phương thức để người dân biểu đạt các bức xúc

Trong xã hội phong kiến và xã hội chuyên chính, việc thỏa hiệp chính trị bị xem là cải lương; bày tỏ bất bình đối với điều hành của chính quyền bị xem là tạo phản.

Không có con đường hòa bình, thần dân trong các xã hội này không còn cách nào để tác động, thay đổi cách thức điều hành của chính quyền ngoài việc phải bạo động. Các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra triền miên trong lịch sử phong kiến Việt Nam là một minh chứng cho sự phá vỡ giới hạn chịu đựng của người dân.

Bước sang xã hội văn minh, ngoài việc chấp nhận bầu cử là phương thức hòa bình để thay thế quyền lực nhằm chấm dứt việc giết người đứng đầu hay đảo chính, thì biểu tình được chấp nhận như một phương thức hòa bình để biểu đạt những bức xúc của người dân. Khi bức xúc được bày tỏ, tâm lý được giải tỏa, nguyện vọng được lắng nghe, hành xử của nhà nước được điều chỉnh, thì trật tự hòa bình sẽ được xác lập ở một trạng thái cân bằng mới, bền vững hơn. Như vậy, với việc biểu tình, người dân “xả” được những bất bình, “xả” xong, nếu chính quyền có những điều chỉnh cần thiết thì “áp suất trong lòng xã hội” giảm xuống mức an toàn, người dân và chính quyền tiếp tục hợp tác.
Quyền biểu tình là quyền hiến định của người dân, không phải là thứ ban phát hay phải xin - cho từ Nhà nước.
Điều thường làm cho chính quyền e ngại với biểu tình là khi quyền lợi không được giải quyết thỏa đáng, biểu tình có thể trở thành nguồn cơn kích động một số người vượt quá giới hạn biểu tình hòa bình, trở nên bạo lực. Thế nhưng, việc có luật biểu tình hay không, không ngăn được hiện tượng “xả xu páp”. Trung Quốc là quốc gia không có luật biểu tình nhưng số lượng các cuộc biểu tình diễn ra còn nhiều hơn nước Đức hay Hoa Kỳ.

Biểu tình như nhiệt kế của chính quyền

Sự khác nhau giữa quốc gia có luật biểu tình và quốc gia từ chối hợp pháp hóa biểu tình ở chỗ: các chính trị gia có công cụ gì để đo lường sự bất bình của dân chúng ở mức độ nào, đã sắp bùng nổ hay chưa, nhằm có sự điều chỉnh cần thiết.

Nếu không có biểu tình, thì người “cai trị” chỉ nhận biết sự bất bình của dân chúng qua các lời tâu có phần xu nịnh của “hạ quan”. Nếu có luật biểu tình thì “hạ quan” muốn tâu sai cũng khó lòng che đậy.

Quản trị quốc gia mà từ chối hợp pháp hóa biểu tình sẽ giống như nấu thức ăn trong cái nồi áp suất mà không có xu páp, cũng chẳng có nhiệt kế. Có Luật Biểu tình, có cái xu páp hay nhiệt kế, thì nhiệt độ sẽ được đo và điều tiết về mức hợp lý, tránh nóng quá gây vỡ nồi hay làm thức ăn cháy khét.

Đừng để luật Biểu tình thành luật chống biểu tình

Quyền biểu tình là quyền hiến định của người dân, không phải là thứ ban phát hay phải xin - cho từ Nhà nước. Thủ tướng đã khẳng định trước Quốc hội: làm Luật Biểu tình cần phù hợp với thông lệ quốc tế và mục đích là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân.

Để bám sát mục tiêu mà Thủ tướng nêu ra, nên xây dựng Luật Biểu tình, theo hướng biểu tình là một quyền chỉ cần đăng ký mà không cần phải xin phép. Không thể lấy lợi ích nhà nước ra làm mục tiêu chủ đạo để hạn chế quyền biểu tình; quyền biểu tình chủ yếu chỉ bị hạn chế bởi lợi ích duy trì sinh hoạt thông thường của những người không tham gia biểu tình.

Các hạn chế đối với quyền biểu tình chỉ nên dừng lại ở các biện pháp giữ cho cuộc biểu tình diễn ra một cách hòa bình. Những hành vi vượt quá giới hạn biểu tình hòa bình đã có rất nhiều chế tài trong Bộ luật Hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính rồi.

Các mục tiêu, địa điểm quan trọng của quốc gia cần được cách ly ở một khoảng cách an toàn với các cuộc biểu tình; cũng như cần có định nghĩa, tiêu chí rõ ràng làm căn cứ giải tán các cuộc biểu tình bạo lực, bất hợp pháp.

Tất cả các vấn đề cốt lõi nêu trên, cần được quy định cụ thể trong Luật Biểu tình, tránh giao cho nghị định, thông tư hướng dẫn.

Cũng cần tránh việc phó thác khâu soạn thảo cho “cơ quan chống biểu tình bất hợp pháp” để rồi, lợi ích ngành dẫn dắt hình thành cơ chế “nhàn cho cơ quan chống biểu tình bất hợp pháp, mệt cho dân”.
-----------------
(*) Khoa luật, Đại học Kinh tế TPHCM

BIỂU TÌNH - TRÔNG NGƯỜI LẠI NGẪM ĐẾN TA

Ong Bắp Cày


Đọc bài này mới thấy ai tôn trọng nhân quyền hơn ai. Nhìn cảnh sát Thổ tấn công người biểu tình, mới thấy cảnh sát ta quá hiền!

Xem những videoclip về biểu tình ở ta, thấy những kẻ côn đồ chính trị cố tình gây sự với cảnh sát, chửi bới mạ lị chính quyền và công an để tạo cớ xung đột rồi quay chụp vu khống, mới thấy hết được sự bất hảo của đám rân trủ cuội.

Có lẽ Luật biểu tình cần phải được hoàn thiện gấp nhằm tạo cho người dân được bày tỏ chính kiến, quan điểm của mình, và mặt khác là tạo cho lực lượng công an có hành lang pháp lí để tác nghiệp.

Mời các bạn đọc bài này trên Tiền Phong Online:

Thổ Nhĩ Kỳ: Cảnh sát tấn công bắt giữ 
hơn 100 người biểu tình

Ngày 18/6, cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ hàng chục nhà hoạt động tại nhà riêng của họ và đột kích hai văn phòng truyền thông trong một hành động được phối hợp trên cả nước nhằm chấm dứt gần ba tuần bất ổn chống chính phủ.



Những người biểu tình đụng độ với cảnh sát trong một cuộc biểu tình chống chính phủ ở Ankara - Ảnh: AFP, Reuters

Cảnh sát bố ráp tư gia của khoảng 90 thành viên Đảng Xã hội của những người bị áp bức (ESP), một nhóm cánh tả từng chiếm giữ Công viên Gezi ở Istanbul – tâm điểm của phong trào biểu tình trên toàn quốc, Đoàn luật sư Istanbul cho biết.

Cảnh sát cũng lục soát văn phòng của nhật báo Atilim và hãng tin Etkin, các cơ quan truyền thông địa phương liên kết với nhóm ESP, hãng tin NTV và chi nhánh CNN tại Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin.

Kênh truyền hình NTV cho biết 30 người đã bị bắt ở thủ đô Ankara và 13 người khác bị bắt ở thành phố Eskisehir, Tây Bắc Thổ Nhĩ Kỳ, trong một cuộc đột kích của cảnh sát nhắm đến mục tiêu ở 21 tỉnh trên toàn quốc.

Theo luật Thổ Nhĩ Kỳ, những người bị bắt giữ có thể bị thẩm vấn trong vòng 4 ngày trước khi họ được dẫn giải đến tòa án để tha bổng hay truy tố.

Thổ Nhĩ Kỳ đã áp dụng một lập trường cứng rắn chống lại hàng chục ngàn người biểu tình xuống đường từ ngày 31/5 chống chính phủ của Thủ tướng Recep Tayyip Erdogan, một chính quyền được xem là ngày càng độc đoán.




Cảnh sát đụng độ với người biểu tình chiếm giữ Công viên Gezi ở Istanbul - Ảnh: AFP, AP

Cảnh sát đã dùng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su để giải tán những người biểu tình, khiến hàng ngàn người bị thương và bốn người chết.

Căng thẳng đột ngột tăng lên hôm 15/6, khi cảnh sát xông vào điểm nóng Công viên Gezi để giải tán người biểu tình, làm bùng nổ đụng độ ác liệt trong hai ngày cuối tuần.

VIỆT HƯNG (Theo AFP)

ĐẠI BÁ VÀ TIỂU NHÂN

Dư luận viên: hành Thiện

Tư tưởng đại bá quyền nước lớn ở người Trung Hoa không phải tới bây giờ mới xuất hiện. Nó đã có từ nhiều thế kỷ nay và hình như chưa bao giờ họ từ bỏ nó và luôn thể hiện mình là một nước lớn nên cách ứng xử với thiên hạ cũng như một nước lớn. Trái lại, nó càng cho thấy tệ hơn thế nhiều, rất tiểu nhân!


Nói như ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia hôm 6.6 tại phiên họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao thì “Nội dung Công hàm của Trung Quốc lưu hành ở Liên hiệp quốc cũng như các phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đều có một điểm chung là xuyên tạc sự thật, bóp méo tình hình thực tế”. Chỉ nội cái vụ suốt hơn một tháng trời họ hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trên biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam vừa qua, họ đã huy động tới 137 chiếc tàu các loại (chưa kể vài chục tàu cá), từ tàu hải giám, hải cảnh, ngư chính, đến tàu khu trục tên lửa, tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu tuần tiễu siêu ngầm, tàu quét mìn, tàu vận tải đổ bộ, tàu dầu và máy bay các loại liên tục khuấy đảo cả một vùng biển có chủ quyền rõ ràng của Việt Nam từ bao đời nay bỗng dưng nổi sóng dữ. Cậy tàu lớn và quen thói "vừa ăn cướp vừa la làng" họ đã làm cho hình ảnh của chính họ bị hoen ố chưa từng có. Chúng ta chỉ dùng tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư để kiên trì đấu tranh, vừa kiên quyết, vừa mềm dẻo để thuyết phục và yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta, vậy mà họ lu loa đến khôi hài rằng chúng ta đã đâm hơn 1200 lần vào các tàu công vụ của Trung Quốc, đe dọa an ninh hàng hải biển Hoa Đông.

Tàu Trung Quốc phun vòi rồng tấn công tàu Việt Nam - Ảnh: Lê Quân

Thật đúng là "cả vú lấp miệng em!" hết chỗ nói. Không lẽ với lực lượng nhỏ bé (cả về số lượng lẫn kích cỡ con tàu các loại) của Việt Nam trong suốt tháng qua lại có thể khiêu khích, tấn công lại tàu của họ với một lực lượng áp đảo, gấp chúng ta cả chục lần? Chúng ta cũng đã chứng minh cho thế giới thấy hành vi ngang ngược, đâm thủng cả tàu cá đóng bằng gỗ vô cùng bé nhỏ của bà con ngư dân Đà Nẵng là phi nhân đạo tới mức nào. Ấy vậy mà họ vẫn lu loa đủ điều. Hãy cần cảnh giác trước những màn kịch, có thể là rất vụng về nhưng không loại trừ cũng rất tinh vi, biết đâu rồi sẽ xuất hiện trong những ngày tới để vu khống chúng ta.

Thực tế cho thấy, chỉ tính từ 7.5 đến 5.6 này, trong quá trình sản xuất bình thường trên ngư trường truyền thống tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, có 12 tàu cá của Việt Nam đã bị các tàu công vụ và tàu cá của Trung Quốc truy cản, uy hiếp, phá hoại tài sản, đối xử thô bạo với ngư dân. Có trường hợp đâm tàu cá của dân, họ nhìn thấy người Việt bơi dưới nước mà nhắm mắt làm ngơ, phóng qua bất nhẫn đến lạ lùng...

Nếu đấu lý bằng tư liệu lịch sử, chúng ta dư sức chứng minh và đủ thuyết phục cho cả thế giới hiểu đúng, hiểu rõ bản chất bá quyền nước lớn của Trung Quốc. Muốn chứng minh chủ quyền vùng biển đảo có Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc các triều đại Việt Nam từ gần chục thế kỷ trước? Ta có đủ! Muốn chứng minh chủ quyền đó vẫn thuộc Việt Nam thời gian gần đây nhất, chúng ta cũng có thừa. Và điều xác đáng, hùng hồn nhất, đó là những tấm bản đồ cổ đầu thế kỷ 20, chính Trung Quốc cũng tự thừa nhận nó không thuộc chủ quyền với họ. Thậm chí, sách giáo khoa Trung Quốc cũng thừa nhận biên giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam. Theo tư liệu Viện nghiên cứu Hán Nôm công bố sáng 3.6, cuốn sách giáo khoa của Trung Quốc xuất bản năm 1912 thể hiện biên giới nước này chỉ tới đảo Hải Nam. "Cuốn sách giáo khoa này do Bộ Giáo dục của nước Trung Hoa Dân quốc phát hành nên có thể coi đây là sự thừa nhận về mặt nhà nước, rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải của họ", Phó giáo sư Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hán Nôm (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) cho biết và đánh giá đây là tư liệu rất quan trọng.

Câu chuyện khác, tờ báo điện tử tư nhân thuộc loại lớn nhất nước Ngahttp://gazeta.ru/ trong một bài gần đây có viết: Cuối thế kỷ 19, tại khu vực quần đảo Hoàng Sa có hai tàu chở đồng của Anh bị đắm. Người dân đảo Hải Nam của Trung Quốc trục vớt được và chiếm giữ hàng hoá trên tàu khiến chính quyền Anh hết sức bất bình. Khi đó Trung Quốc trả lời chính quyền Anh rằng quần đảo Hoàng Sa không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy chính quyền nước này không chịu trách nhiệm trước bất cứ sự việc gì xảy ra ở đây.

Một nhà phân tích chính trị nước ngoài hôm mới rồi có viết: "Có thể nói, giờ Trung Quốc hành xử ra vẻ như một siêu cường, họ hành xử với cảm giác đầy quyền uy, đầy khác biệt, khác xa cách mà Mỹ và trước đó là Anh từng làm, họ làm như thể luật pháp là thứ không áp dụng cho họ". Tôi nghĩ, đó là sai lầm rất tai hại cho Trung Quốc trong nhiều năm tới về danh dự, uy tín của họ, không dễ bù đắp được. Những hành động hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc không chỉ khiến các nước tập hợp, đoàn kết lại với nhau để đối phó và như thế, dù họ có ảo tưởng là đại bá khu vực đi nữa, trong con mắt người nước ngoài, họ vẫn chỉ là tiểu nhân.

Hành Thiện

TRUNG QUỐC ĐANG XÂY DỰNG "BỨC TƯỜNG HÀNG HẢI" QUANH TRƯỜNG SA

Ong Bắp Cày


Những động thái gần đây của Trung Quốc trên một số đảo thuộc quân đảo Trường Sa của Việt Nam cho thấy ý đồ thâm hiểm của họ trong việc kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực. 

Tờ South China Morning Post (Hồng Kông) dẫn lời ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường ĐH Renmin ở Bắc Kinh, nói kế hoạch đã được trình lên chính quyền trung ương. Theo ông Jin, hòn đảo nhân tạo này ít nhất sẽ gấp đôi diện tích 44 km2 của căn cứ quân sự Diego Garcia (Mỹ) trên Ấn Độ Dương. Li Jie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho biết trên đảo nhân tạo sẽ có sân bay và cảng để đáp ứng việc tiếp tế quân sự. Một đại tá quân đội Trung Quốc về hưu thừa nhận xây đường băng trên bãi Chữ Thập sẽ cho phép nước này dễ dàng lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Đông.

Theo bà Zhang Jie, chuyên gia về an ninh của Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nước này đã nghiên cứu cải tạo đảo từ lâu và phác thảo nhiều kiểu thiết kế trong một thập kỷ qua. “Những động thái như vậy chắc chắn sẽ làm các nước láng giềng mất lòng tin vào Trung Quốc và gây ra bất ổn trong khu vực” - bà Zhang cảnh báo.

Cơ sở Trung Quốc xây dựng trên bãi đá ngầm Gạc Ma Ảnh: AP

Philippines mới đây tiếp tục tố cáo Trung Quốc có hoạt động đáng ngờ tại các bãi Ga Ven (Gavin), Châu Viên (Cuarteron) và Gạc Ma (Johnson South) thuộc Trường Sa của Việt Nam. Theo đài ABS-CBN ngày 7-6, Bộ Quốc phòng Philippines khẳng định việc cải tạo các bãi trên đi ngược Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.

Đáng lo ngại hơn, một quan chức an ninh Philippines khẳng định Trung Quốc đang xây dựng một “bức tường hàng hải” quanh quần đảo Trường Sa để kiểm soát hoạt động hàng không và hàng hải của các nước trong khu vực về lâu dài. Cụ thể, theo ABS-CBN, với căn cứ quân sự trên bãi Ga Ven, Trung Quốc sẽ dòm ngó được đảo Ba Bình của Việt Nam mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép.

Việc Trung Quốc lấn xuống phía Nam biển Đông khiến Malaysia và Indonesia không thể ngồi im. Trước đây, Indonesia từng tuyên bố không bao giờ cho phép Trung Quốc lập ADIZ trên biển Đông. 

Những hoạt động mờ ám của Trung Quốc trên biển Đông đều lọt vào “tầm ngắm” của Mỹ, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Marie Harf. Trong cuộc họp báo ngày 5-6, bà Harf hối thúc Trung Quốc tham gia vụ kiện mà Philippines khởi xướng. Tuy nhiên, Tân Hoa Xã ngày 7-6 đưa tin Bắc Kinh tiếp tục gạt bỏ với lý do Tòa án Trọng tài quốc tế “không có quyền xét xử tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải trong khu vực”.

Không chỉ các nước Đông Nam Á, Ấn Độ cũng tỏ vẻ không nghi ngờ người láng giềng khó lường. Tờ Times of India cho hay Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ đến New Delhi vào ngày 8-6. Tờ báo cảnh bảo Ấn Độ phải rút ra bài học từ trường hợp của Đông Nam Á. “Sự thâm nhập về kinh tế của Trung Quốc khiến các nước này mất đi khả năng chống cự” - tờ báo viết sau khi đưa ra câu hỏi Ấn Độ có nên tạm gác tranh chấp biên giới để tập trung làm ăn với Trung Quốc. Tuy nhiên, với việc Bộ trưởng Nội vụ Rajnath Singh sắp thăm bang Ladakh và Arunachal Pradesh sát vách Trung Quốc cũng như việc ông Modi thăm Mỹ vào tháng 9, Ấn Độ đã gửi đi thông điệp: An ninh biên giới vẫn là mối bận tâm lớn và quan hệ với Mỹ vẫn mạnh mẽ.

CHO CHẾT MẸ CHÚNG MÀY ĐI

Khởi tố bắt tạm giam nguyên Phó tổng giám đốc Cảng Quảng Ninh


Nguyên Phó tổng giám đốc Cảng Quảng Ninh Đinh Ngọc Uyên nghe quyết định bắt tạm giam. (Ảnh: Văn Đức/Vietnam+)

Tối 6/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bốn tháng đối với nguyên Phó tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quảng Ninh Đinh Ngọc Uyên, về tội tham ô tài sản.

Ông Đinh Ngọc Uyên, sinh năm 1953, trú tại tổ 4 khu 4D, phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, đang giữ vai trò cố vấn cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quảng Ninh nên Cơ quan điều tra đã thực hiện lệnh khám xét nơi làm việc và nơi ở của ông này.

Theo kết quả điều tra, từ cuối năm 2011, đến hết năm 2012, Đinh Ngọc Uyên cùng hai thuộc cấp của mình là Đồng Thị Bé, sinh năm 1959, nguyên kế toán trưởng, hiện là Chủ tịch công đoàn và Bùi Thị Thắm, sinh năm 1959, thủ quỹ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quảng Ninh đã lập khống chứng từ chi, ký giả chữ ký của 36 tổ công nhân bốc xếp và cơ giới thuộc các Công ty: xếp dỡ bến 1 Cái Lân, xếp dỡ Hạ Long và công ty xếp dỡ container Cảng Quảng Ninh trong danh sách phát lương để chiếm đoạt nhiều tỷ đồng.

Số tiền này giao cho Thắm quản lý và chi tiêu theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty và Đồng Thị Bé.

Trước đó, trong các ngày 26/5 và 30/5, hai đối tượng Thắm và Bé đã bị cơ quan điều tra bắt tạm giam. Cơ quan Công an cũng cho biết hiện nay cả ba đối tượng Thắm, Uyên và Bé đã giao nộp 9 tỷ 311 triệu đồng cho cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả.

Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiếp tục mở rộng vụ án để làm rõ hành vi của các đối tượng liên quan.

Nguồn: Việt Nam Plus

NẾU CÓ MỘT ĐỀ THI VĂN NHƯ THẾ NÀY.....

Khoai@


Hehe, ông Tayto Xáchxô Vôi có entry đểu đéch chịu được. Xách cmn về đây hầu anh em:

Nếu có một đề thi văn như thế này:

"Nhân sự kiện giàn khoan HD-981, có một trí thức rất nổi tiếng đã viết một stt như trong ảnh đính kèm. Hãy trình bày quan điểm của em về stt đó."

Tôi sẽ làm bài như sau:

Bài làm.

Kính thưa quý thày cô.

Trong kho tàng ca dao VN, có vô số câu rất hay, vd:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Vầng, khỏi phân tích thì cũng thấy 2 câu đó rất hay và có giá trị, phỏng. Vậy thì đâu cần biết tác giả câu ca dao ấy là ai. Ai mà chả được, cứ hay thì ta khen, mà dở thì ta chê, phỏng.

Do vậy, trước khi đánh giá một quan điểm hay một bài viết nào đó, iem có một thói quen rất đểu, là, em sẽ tạm thời dẹp danh tiếng và danh hiệu của người viết sang một bên. Giá trị hay không là nó nằm ngay trong bài viết, chớ đếch có phụ thuộc vào danh tiếng của người viết, phỏng.

Vầng, và như thế, iem xin phép được coi như không biết người viết là ai, bao nhiêu tuổi mà đã viết cái stt như trong ảnh, và quan điểm của iem về cái stt đó như sau:

Haizz... Em chán quá. Thôi, em không nói nhiều, em chỉ xin đưa ra hai phân tích kèm đánh giá sau đây:

1/ Người viết stt muốn nói là VN ta rất ngu. Ngu ở chỗ là nếu phía TQ mà không thông báo, thì VN ta cũng sẽ không thể biết là có cái giàn khoan to hơn mả bố thằng Tập Cận Bình tiến vào lãnh thổ nước ta. Không biết việc tày giời thế chả ngu thì là gì, hehe.

Vầng, nhưng trên thực tế, các loại lực lượng từ dân sự đến quân sự của ta, cả trên giời lẫn dưới biển, vẫn đều đặn hoạt động ở khu vực đó, nên làm đếch gì có chuyện VN không biết. Chắc chắn VN phải biết.

Vầng, nếu VN biết thì chứng tỏ VN ta không hề ngu, chắc chắn là như thế rồi. Như vậy suy ra, người viết stt đã đánh giá sai hoặc cố tình đánh giá sai về VN. Tiếp tục suy ra, đánh giá sai thì em chưa biết phải gọi là gì, còn cố tình đánh giá sai thì là hạng ĐỂU CÁNG. Em nghĩ lâu lắm mà không tìm được từ thay thế từ ĐỂU CÁNG.

Đấy, được chưa, iem ní nuận phải nói là đơn giản mà rất đúng. Đừng có đùa, hehe.

2/ Người viết stt cho rằng VN ta hèn yếu hoặc là VN ta bán nước, vì biết mà coi như không biết và không dám phản đối thì chỉ có là do hèn yếu hoặc bán nước chứ còn gì nữa. Đúng rồi.
Hớ hớ, iem xin lỗi đã cười hơi vô duyên, nhưng không sao, ní nuận mới quan trọng. 
Hớ hớ, nhưng thực tế lại xảy ra, là, VN ta đã hô hoán rầm rĩ, phản đối ầm ầm từ trung ương đến địa phương, người người phản đối, nhà nhà phản đối. Đến đứa trẻ con lớp 5 nó cũng phản đối và căm thù quân xâm lược. Nhìn ánh mắt của con gái iem, iem biết nó căm dư lào. Thế thì sao nhỉ? Là thế lày lày:

Người viết stt đó lại một lần nữa đánh giá sai hoặc cố tình đánh giá sai, phát này là về một thứ phải nói là cực kỳ thiêng liêng, đã ăn sâu bám rễ, được hun đúc từ bao nhiêu đời, được minh chứng bằng mấy ngàn năm lịch sử với hàng triệu triệu đồng bào VN đã ngã xuống để bảo vệ độc lập chủ quyền lãnh thổ. Vầng, đó chính là tinh thần yêu nước, tinh thần bất khuất của người Việt Nam trước kẻ thù xâm lăng. 

Vầng, viết đến đây, tự dưng iem muốn chửi quá. Đ... à thôi, em nhấp một ngụm trà tàu, à quên, trà mạn rồi(iem ghét phát âm chữ tàu), và iem lại thấy bình tĩnh vô cùng, hehe, thế mới tài.

Vầng. Đánh giá sai thì là ngu, nhưng cũng không sao bởi kiến thức thì mênh mông, ngu là chuyện bình thường, không nên chửi. Nhưng, kẻ cố tình đánh giá sai, nghĩa là xúc phạm đến tinh thần yêu nước thiêng liêng của người Việt, kẻ đó thì xứng đáng gọi là cái giống gì? Mời quý thày cô đánh giá hộ iem.

Vầng, để kết thúc cái bài làm, em xin giở lại cái vấn đề danh tiếng và tuổi tác của người viết. Viết ngu, viết đểu cáng, chọc gậy bánh xe, đổ xăng máy bay vào lửa trong lúc nguy nan, gây hại cho cộng đồng thì cái danh tiếng và tuổi tác của người viết chỉ là một thứ trang sức rẻ tiền, càng đắp điếm vào để tăng giá trị của bài viết thì càng giở nên lố bịch và ngu xuẩn. 

Giá trị nằm ngay trong lời nói hoặc bài viết, chớ đếch có phụ thuộc vào cái ông viết hoặc nói là ông lào, bao nhiêu tuổi. Mà càng danh tiếng và càng già thì càng nên nói năng chuẩn mực chứ nhể.

Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng.

Haizzz.... dài vãi.