Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

HỒ XUÂN HƯƠNG VÀ THƠ DÂM DỤC

Ong Bắp Cày

Trong kho tàng văn hóa Việt Nam có nhân vật "giai thoại" Hồ Xuân Hương với những vần thơ nổi loạn "dâm" làm cho xã hội phong kiến đương thời cay cú hằn học trút lên đầu bà bao tai ương tội lỗi, nhưng thơ của bà vẫn sống mãi với dân tộc Việt Nam. 

Theo chiều dài của lịch sử "cái dâm" bị chế độ phong kiến cấm tiệt không cho nhân dân được thưởng thức, nhưng chính bọn vua quan thì tha hồ mỗi tên vua, quan có hàng trăm cung tần mỹ nữ thỏa mái ăn chơi trách táng trong khi đó thì luôn mồm dạy đời bằng những giáo lý đạo đức mê hoặc, mơ hồ cao siêu. Theo các nhà phân tích thì một chế độ xã hội vô nhân đạo nhất chính là chế độ chống lại chính bản thân con người như một thực thể sinh vật tự nhiên và xã hội, còn cái đạo đức giả vô lương tâm nhất chính là đạo đức lừa dối chính bản thân mình. Từ trước tới nay cái dâm cũng như thân phận người phụ nữ bị xã hội vùi rập hành hạ và để tồn tại được trong xã hội họ phải nói những gì mà họ không muốn nói, phải nghĩ những gì mà họ "kinh tởm" phải làm những gì mà họ cho là "không phải họ" vô hình chung là họ đang sống với thói đạo đức giả và phải đánh lừa chính bản thân mình. Mặc dù bị xã hội "bóp mồm bóp miệng" như vậy nhưng bản chất con người trong mỗi người dân Việt vẫn tồn tại, trình độ nhận thức của toàn dân ngày càng được cải thiện những cái "nhân bản" của toàn dân tộc Việt sẽ ngày càng được bộc lộ và chiếm được sự kính trọng trong nền văn hóa nhân loại! Để xem xét chúng ta hãy lấy một ví dụ điển hình là "cái dâm" trong văn học dân gian. Ngoài những câu rất là thô tục nói "toạc móng heo" của các bác nông dân quê mùa chân lấm tay bùn: " Trai thấy lồn lạ như quạ thấy gà con!", "Văn chương chữ nghĩa bề bề, Thần lồn ám ảnh cũng mê mẩn đời..." hay tả "mối tình" tuyệt vọng của chàng trai nọ: "Em như cục cứt trôi sông, Anh như con chó ngồi trông trên bờ!" còn có những bài ca dao, bài vè nói về cuộc sống tình dục của trai gái:

"...

Đến khi mười tám đôi mươi,
Tôi nằm dưới đất chồng lôi lên giường!
Một lời thương hai lời thương, 
Có bốn chân giường gãy một còn ba!
..."

Các bạn nghĩ sao về cuộc "mây mưa loan phượng" gặp nhau này, tôi thì cũng cực kỳ là "mây mưa" nhưng chưa bao giờ được đến mức "gẫy chân giường" như thế này cả! Sự sung sướng đó của cô thiếu nữ đến tột đỉnh muốn gào to lên cho cả thế giới biết rằng mình đang hạnh phúc và người đầu tiên mà nàng muốn "khoe" là cha mẹ: "Ai về nhắn nhủ mẹ cha, Chồng tôi nay đã chung giường cùng tôi!" (theo ngôn ngữ hiện đại có nghĩa là: Ôi cha mẹ ơi, sướng quá, đã quá...phê quá!). Như vậy mặc dù không nói thẳng ra rằng: " tình dục muôn năm!" thế nhưng cái hạnh phúc của cuộc sống lứa đôi là tồn tại thực tế là điều cần thiết khi con người đến tuổi trưởng thành. Khi tình dục không được thỏa mãn no nê người phụ nữ nhỏ nhẹ nhắc khéo đấng mày râu: "Cơm ăn một bát sao no, Ruộng "cày" một lượt sao cho đành lòng! (Hoài thật nàng mà vớ phải mình thì mình "cày" tơi bời khói lửa cho đã đời nàng à!)". Khi mà tình dục đã ngang phè nhạt như nước lã rồi, lại còn không được tôn trọng bị dè bửu từ những người vợ cả thì người phụ nữ hộc lên uất hận đắng cay: "Đau lòng thiếp lắm chàng ơi, Thiếp như cơm nguội đỡ khi đói lòng!"

Trong những câu chửi rủa của các "sư tử Hà Đông" thường có cụm từ " Bà cô, Ông mãnh" đó là những người đàn bà và đàn ông đến chết vẫn còn "trinh tiết" nhưng khi chết đi vì không được thỏa mãn với cuộc sống trần tục nên hay về quấy rầy gia đình họ hàng và làng xóm. Để cho hồn các bà cô ông mãnh không phá phách hãm hại mọi người, dân làng và người thân của các linh hồn này thường cúng bái làm lễ chiêu hồn để làm vơi đi nỗi hằn học với cuộc sống của các bà cô ông mãnh này. Từ đây chúng ta thấy rõ cuộc sống tình dục đã ảnh hưởng tới tâm sinh lý con người như thế nào mặc dù đối với các bác thợ cày thợ cấy chưa đủ trình độ để hiểu điều đó nhưng qua cuộc sống thực tại họ ghi nhận trực giác mối tương quan này.

Cuộc sống con người là tươi đẹp và mỗi người đều có quyền hưởng thụ những gì mà cuộc sống của mình đem lại! Các bậc vĩ nhân nói rằng: "Tuổi trẻ là tình yêu, tuổi già là trí tuệ" thế thì khi còn trẻ các bạn hãy giành nhiều thời gian cho tình yêu đi, hãy sống như bạn muốn sống và hãy yêu như bạn thích yêu! Hãy vứt bỏ ra khỏi đầu cái thứ "đạo đức giả" nửa mùa lỗi thời để tìm lấy hương vị thần tiên của cuộc sống và khi về già có thể ngồi "vuốt râu rung đùi và tự hào rằng: Cuộc sống thật tuyệt vời ta đã hưởng thụ và cần làm cho bọn trẻ hiểu được giá trị tuyệt mỹ của cuộc sống!". Nếu không biết hưởng thụ cuộc sống bạn sẽ trở thành "Bà cô, Ông mãnh" trong thế giới hiện đại cho mà coi! Thế thì uổng quá, "phí rượu" quá!

Nguồn: nhặt trên Net

LUẬT CỦA CHLB ĐỨC VỀ "TUYÊN TRUYỀN CHỐNG PHÁ NHÀ NƯỚC", "TỤ TẬP" VÀ "TỰ DO NGÔN LUẬN, TỰ DO BÁO CHÍ"

Ong Bắp Cày

Một vài nét về Luật của CHLB Đức về “Tuyên truyền chống phá Nhà nước”, “Tụ tập” và “Tự do ngôn luận- Tự do báo chí”. 

Điều 81 bộ luật hình sự của Đức:

(1) Ai đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực

1. Nhằm gây nguy hại tới cộng hòa liên bang Đức

2. hoặc để thay đổi trật tự của nước CHLB Đức trên căn bản hiến pháp

Sẽ bị kết án chung thân hoặc tù giam từ 10 năm trở lên.

(2) Trong một số trường hợp cá biệt sẽ được xem xét giảm án từ một năm cho tới mười năm

Điều 82 bộ luật hình sự Đức:

(1) Ai sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực

1. nhằm kết hợp giữa vùng này và vùng kia hoặc yêu cầu một vùng đất tách ra khỏi CHLB Đức

2. Thay đổi trật tự của tiểu bang trong trật tự mà hiến pháp qui định sẽ bị phạt tù từ một năm đến mười năm.

(2) Trong một số trường hợp cá bịêt sẽ được xem xét và giảm án còn tối thiểu từ sáu tháng đến năm năm.

Điều 83 bộ luật hình sự Đức:

(1) Ai có ý định sử dụng những hành động chống lại chính quyền liên bang sẽ bị kết án từ một năm đến mười năm, trừ một số trường hợp sẽ được xem xét giảm án còn từ một năm đến năm năm.

(2) Ai có ý định sử dụng những hành động chống lại chính quyền tiểu bang, sẽ bị phạt tù từ ba tháng tới năm năm.


Điều 5 hiến pháp nước CHLB Đức

(1) Tất cả người Đức không cần phải xin phép hoặc đăng ký vẫn có quyền tụ tập ôn hòa và không mang theo vũ khí.

(2) Riêng những cuộc tụ tập ở ngòai trời thì quyền nêu trên có thể bị hạn chế bởi luật pháp hoặc theo căn bản của một điều luật.

Như vậy quyền tụ tập đông người được hiến pháp qui định nhưng vẫn trong khuôn khổ nhất định chứ không phải thích là xuống đường, thích là đi. Đó là tụ tập ngoài trời không phải muốn là được mà phải xin phép và làm theo luật pháp, ở đây là “Versammlungsgesetz” tức là luật tụ tập đông người.

Trích luật tụ tập và diễu hành:

Điều 14 của luật này ghi rõ:

(1) Ai có ý định tổ chức tụ tập đông người hoặc tổ chức diễu hành phải thông báo ít nhất 48 tiếng trước khi bắt đầu với cơ quan trách nhiệm, nêu rõ mục đích của cuộc tụ tập hoặc diễu hành này.

(2) Khi đăng ký phải nêu rõ ai là người chịu trách nhiệm trong buổi tụ tập hoặc diễu hành này.

Điều 15, khoản 1:

(1) Cơ quan hữu quan có quyền cấm tụ tập hoặc diễu hành hoặc áp dụng một số qui định, nếu như vào thời điểm cấp phép nhận thấy việc tụ tập hoặc diễu hành có biểu hiện đe dọa tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

Điều 15, khỏan 3 và 4 (giải tán):

(3) Cuộc tụ tập và diễu hành sẽ bị giải tán trong trường hợp không đăng ký, đăng ký không đúng hoặc có biểu hiện gây mâu thuẫn hoặc bị pháp luật cấm.

(4) Tất cả các buổi tụ tập bị cấm sẽ bị giải tán.

Điều 16

(1) Cấm tất cả các cuộc tụ tập và diễu hành trong khu vực an toàn của các cơ quan chính quyền tiểu bang

(2) Khu vực an toàn sẽ do các tiểu bang tự quyết định.

Một phán quyết của tòa án về lời kêu gọi biểu tình

Ngày 28 tháng 6 năm 2012, cùng với sự có mặt của 90 người cùng trong đảng, đại diện công đoàn, đại diện báo chí và biên tập viên của SWR, sau 90 phút xét xử tòa án Ahrweiler đã tuyên phạt ông W. Husle. 2000 Euro vì kêu gọi biểu tình. Cuối tháng 8 năm 2011 ông có viết một bài trên trang blog cá nhân kêu gọi mọi người đến tổ chức biểu tình ôn hòa vào ngày 03 tháng 9, phản đối 900 kẻ phát xít mới sẽ tổ chức diễu hành cùng ngày ở Dortmund. Buổi phản biểu tình đã có vào khoảng 10 ngàn người tham gia.


——————————————————–

Điều 18 hiến pháp nước CHLB Đức:

Ai lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, đặc biệt tự do báo chí , tự do tuyên truyền, tự do tụ tập, tự do lập hội, những bí mật về thư tín, thông tin, quyền sở hữu hoặc quyền tỵ nạn làm công cụ chống lại trật tự của xã hội tự do dân chủ sẽ bị tước bỏ quyền công dân.

Tòa án tối cao liên bang sẽ quyết định về việc tước quyền công dân và mức độ xử phạt.

—————————-

BIỂU TÌNH: CON DAO HAI LƯỠI

Ong Bắp Cày


Bài xưa nhưng tính thời sự còn nguyên vẹn, anh khảo lên đây nhân chuyện chuẩn bị cho Luật biểu tình. Tên bài ban đầu là: "‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay" đã được đăng lên Tre Làng.
----------------

Mô típ lặp lại và thông điệp ngầm

Bao giờ cũng vậy, các cuộc biểu tình đều bắt nguồn từ việc Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền biển, đảo của Việt Nam (1). Sau đó, Nhà nước lên tiếng phản đối để thông báo cho toàn dân biết điều này. Trong dư luận hình thành làn sóng phẫn nộ với hành động hỗn xược của Trung Quốc, người dân có nhu cầu biểu thị tình cảm ái quốc và biểu tình là một lựa chọn. Hào hứng với cách thức này nhất là nhóm những người có tư tưởng chống đối nhà nước. Đây cũng là thường là nhóm tích cực kêu gọi tổ chức biểu tình (2). Tiếp đó, các cuộc biểu tình (thường có hơn một cuộc) diễn ra với sự tham gia của cả phái “chống nhà nước” – và những người – tạm gọi là phái “thân nhà nước” – ghét Trung Quốc, nhưng không chống chế độ.

Trong các cuộc biểu tình này, mọi người thường hô các khẩu hiệu chống Trung Quốc mạnh mẽ như “Trung Quốc, hàng xóm to xác xấu bụng”, “Trung Hoa vĩ đại, xử sự tầm thường”, “Biển Đông của chúng ta không phải ao nhà của nó”… (Có những khẩu hiệu nặng nề hơn theo “style” của những năm 1980 không hợp lắm với tình hình biển đảo nên người viết không nêu ra ở đây). Tuy ít, nhưng các khẩu hiệu cũng được viết bằng tiếng nước ngoài (tiếng Anh và tiếng Trung) như “Say NO to U-line, Say YES to UNCLOS”, China, stop invading Vietnam, Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam… Các khẩu hiệu này, đôi khi, còn sai chính tả hay ngữ pháp. Ví dụ như nhà báo Xuân Bình từng diễn tả khẩu hiệu “Paracel Islands & Spratly Islands belong to Vietnam” rất đơn giản là “Hoang Sa, Truong Sa of Vietnam”.

Trong các cuộc biểu tình, những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn chăm chăm lồng ghép các nội dung chống Nhà nước để đạt mục đích chính trị của họ. Ví dụ, năm 2007, sinh viên Kim Duy (người tự xưng là cháu ngoại ông Kim Ngọc, cố bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc) đã trưng bức tranh châm biếm cả Trung Quốc lẫn Nhà nước Việt Nam. Năm 2011, người ta trưng biểu ngữ “Vì đâu nên nỗi?”. Còn năm 2012 là biểu ngữ “Hãy ‘hành động’ xứng đáng với tiền thuế của dân”…

Điểm thú vị ở chỗ, các cuộc biểu tình luôn diễn ra vào chủ nhật, ngày mà mọi người được nghỉ – gồm cả lực lượng chức năng – bất chấp sự kiện khơi mào cho nó diễn ra từ đầu tuần, thậm chí tuần trước nữa. Ban đầu, các cuộc biểu tình này được tạo điều kiện và diễn ra êm thấm. Lực lượng chức năng không can thiệp, không để xảy ra va chạm. Thậm chí, ở Hà Nội, họ còn phân luồng giao thông để đoàn người biểu tình tuần hành qua các con phố, hoặc đi trên vỉa hè (năm ngoái) hoặc đi dưới lòng đường (năm nay). Đến gần trưa thì đoàn người biểu tình tự giải toán hoặc được thuyết phục giải tán.

Tuy nhiên, khi biểu tình tái diễn nhiều lần, nó không nhận được những ưu đãi như thế nữa. Các lực lượng chức năng thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để giải tán từ rất sớm. Họ phân tách đoàn người biểu tình thành các nhóm nhỏ, thuyết phục và đôi khi cưỡng chế đối với những người muốn tiếp tục biểu tình (thường là người phái “chống nhà nước”).

Một số ý kiến cho rằng, qua hành động của lực lượng chức năng có thể đoán được thái độ của Nhà nước với hoạt động biểu tình. Khi có sự ủng hộ ngầm, các lực lượng chức năng đảm bảo cho biểu tình được diễn ra suôn sẻ. Khi không “bật đèn xanh”, biểu tình nếu được khơi lên thì cũng diễn ra rất ngắn ngủi. Năm 2011, lần đầu tiên Thông tấn xã Việt Nam phá tan sự im lặng vốn có của truyền thông Nhà nước với các cuộc biểu tình bằng cách gọi đây là hoạt động tự phát, “tụ tập để thể hiện lòng yêu nước và ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc”. Dù không công nhận, hoặc chỉ công nhận ở mức thấp như trên, nhưng với nhiều người, rõ ràng Nhà nước đã có động thái ủng hộ biểu tình bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ.

Với thông điệp được cho là kín đáo này, phái “thân nhà nước” khá nhạy cảm. Khi nhận biết, họ tự nguyện giải tán hoặc không tham gia ngay từ đầu. Còn những người thuộc phái “chống nhà nước” luôn tìm cách kéo dài các cuộc biểu tình và cách chống lại sự điều hành trật tự trị an. Đôi lúc sự lì lợm này đã gây ra các vụ đụng độ. Năm 2011, một người biểu tình tên Đức, sống ở khu ĐH Bách Khoa, Hà Nội bị một người khác – mặc thường phục – đạp vào mặt. Những sự vụ như vậy, dù chẳng ăn nhằm gì với hoạt động trấn áp biểu tình ở nước ngoài, được phái “chống nhà nước” và các đài báo phương Tây hướng địa phương ưu tiên thổi phồng, cốt đào sâu ngăn cách giữa người biểu tình với lực lượng chức năng và làm xấu hình ảnh Nhà nước.

‘Lưỡi dao’ biểu tình: chơi không cẩn thận thì đứt tay

Trong các mô tả của phái này, lực lượng chức năng là “những kẻ bán nước”, còn những người bị khống chế và cách ly khỏi hoạt động biểu tình như yếu tố bất ổn tiềm tàng thường được tôn vinh như những anh hùng. Năm 2007, một em học sinh tên Huyền Hương bị tạm giữ (không quá nửa ngày) được báo đài Hải ngoại vinh danh là “xứng danh con cháu Bà Trưng – Bà Triệu”. Còn trong năm 2011, một người phụ nữ nên tên Minh Hằng được phái “chống nhà nước” bầu chọn là “nhân vật của năm”. Người này từng hùng hồn tuyên bố yêu nước bằng cả “máu trên và máu dưới”. Trên hai vai bà ta còn săm chữ “nợ nước” – “thù nhà” (sau người ta mới hiểu ý nghĩa cao siêu của mấy chữ đó là “cục nợ của đất nước” và “kẻ thù của gia đình”).
Tóm lại: Đầu tiên Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, Nhà nước lên tiếng phản đối, phái “chống nhà nước” nhân dịp kích động biểu tình. Biểu tình nổ ra với sự tham gia của “chống nhà nước” lẫn “thân nhà nước”. Trong khi “thân nhà nước” biểu tình trong khuôn khổ thì phái “chống nhà nước” luôn tìm vượt quá, gây rối và chống lại người thi hành công vụ. Các năm 2007, 2011, 2012 đều diễn ra như vậy.

Con dao hai lưỡi

Những sự kiện hiếm hoi như vậy trong đời sống chính trị – xã hội Việt Nam sẽ luôn được truyền thông quốc tế săn đón. Trong khi các xuất bản phẩm hướng địa phương (BBC, RFA, RFI tiếng Việt…) tìm cách khoét sâu quan hệ Nhà nước – người biểu tình thì các xuất bản phẩm quốc tế (tiếng Anh) thường tập trung vào những mâu thuẫn giữa Việt Nam – Trung Quốc và đặt nó trong bối cảnh địa chính trị khu vực. Trong đó, Trung Quốc được mô tả như kẻ bắt nạt to xác. Bị phản đối, vì những hành vi sai trái, dù ở đâu, cũng là mất thể diện, đây là điều tối kỵ với một quốc gia đang tô vẽ cho mình sự “trỗi dậy hòa bình” như Trung Quốc.

Bên cạnh nỗ lực đa quốc tế hóa đề biển Đông, hiện đại hóa quân đội để tạo thế răn đe (thậm chí, bí mật thực thi các biện pháp vũ lực bảo vệ chủ quyền), đầu tư nhiều tiền của cho các đảo tiền tiêu ở Trường Sa, việc thả cho cuộc biểu tình đầu tiên nhưng lại thu hẹp dần các cuộc biểu tình tiếp theo, Nhà nước Việt Nam vừa xả bớt sự giận dữ của dư luận trong nước đối với các hành vi gây hấn của Trung Quốc, vừa làm bẽ mặt Bắc Kinh trước cộng đồng quốc tế nhưng lại không cho nước này cái cớ leo thang.

Bên cạnh đó, các cuộc biểu tình là hàn thử biểu thăm dò thái độ của người dân, nhất là tầng lớp thanh niên, tới các vấn đề quốc gia đại sự cũng như sự tin tưởng đối với chế độ và cả mẫn cảm công dân của họ. Thông qua các cuộc biểu tình, tinh thần ái quốc và lòng tự hào dân tộc được lan tỏa mạnh mẽ, giống những gì mà BBC mô tả về cuộc biểu tình năm 2007 – người viết không nhớ chính xác nhưng đại ý là – “lần đầu tiên, tình cảm ái quốc của thanh niên xứ này vốn chỉ thể hiện qua các giải bóng đá có đội tuyển quốc gia tham dự, nay đã chuyển sang vấn đề trọng yếu của an ninh quốc gia”.

Trên mạng còn có những tranh cãi bất tận về việc “nên hay không nên tham gia biểu tình”. Trong số những người trả lời không, ngoài người bàng quan, số còn lại đặt trọn niềm tin chính trị của họ vào sự chỉ đạo (ra mặt) của Nhà nước. Những người trả lời có, ngoài phái “chống nhà nước”, là những người muốn giải tỏa tâm lý chống Trung Quốc, biểu lộ tinh thần yêu nước của họ một cách công khai. Bên cạnh đó, cũng có người băn khoăn giữa hai dòng nước vì đi biểu tình ở Việt Nam vẫn là điều nhạy cảm (bởi chưa có văn bản luật tạo hành lang pháp lý thực hiện hoạt động này). Thêm vào đó, nỗi sợ “bị lợi dụng” như con ngáo ộp ám ảnh nhiều người. Dù vậy, những người tham gia biểu tình từng thể hiện “sức đề kháng khá cao” với các âm mưu lợi dụng. Năm 2007, trong cuộc biểu tình thứ hai (16/12), các thành viên diễn đàn Tathy đã đá đít, tống cổ (theo nghĩa đen của những từ này) Phạm Hồng Sơn, một nhân vật bất đồng chính kiến khỏi đoàn biểu tình. Họ biết, sự xuất hiện của Sơn không đảm bảo an toàn cho cuộc tuần hành của những người yêu nước chân chính. Tuy nhiên, “sức đề kháng” là một đại lượng biến thiên. Trong cuộc biểu tình 1/7/2012, sự thiếu vắng các thành viên phái “thân nhà nước” là dịp để phái “chống nhà nước” lấn lướt và trương các khẩu hiệu có ý chỉ trích Nhà nước. (Trong lần biểu tình này, các biểu ngữ chống Trung Quốc tuy nhiều, nhưng lại hết sức khiêm tốn về hình thức).

Từ những ghi nhận trên đây, có thể đưa ra một số nhận định, biểu tình ở Việt Nam liên quan đến xung đột trên biển Đông là chuỗi những “kích thích – đáp ứng” đi từ đối ngoại tới đối nội. Nhà nước, vì muốn kiềm chế sự hung hăng Trung Quốc nên đã để vài cuộc biểu tình diễn ra (thường chỉ là cuộc biểu tình đầu tiên). Phái “chống nhà nước” thường nhân cơ hội này để lồng ghép các nội dung chỉ trích Nhà nước và nỗ lực kích động tăng số lần biểu tình, gây rối, phá hoại trật tự trị an, tiến tới bạo loạn lật đổ. Một phần, do thái độ cực kỳ năng nổ của phái “chống nhà nước” đối với biểu tình, một bộ phận dân chúng mạnh dạn hơn thể hiện nhu cầu bày tỏ quan điểm chống Trung Quốc. Khi tham gia các hoạt động này, họ có thể tỉnh táo và làm chủ tình hình như những gì diễn ra hồi năm 2007 nhưng nếu không đủ lượng để biến đổi thành chất, họ dễ bị bất lực và chìm nghỉm trong chuẩn bị, tính toán và lấn lướt như những gì diễn ra ngày 1/7 vừa rồi.

Tựu chung lại, biểu tình là công cụ điều tiết của Nhà nước để đối phó với Trung Quốc nhưng lại là một con dao dễ làm đứt tay người sử dụng. Nếu như những lần trước, bài “thả cho biểu tình lần đầu, ngăn các cuộc biểu tình lần sau” phát huy hiệu quả công kích Trung Quốc, thì đến nay, nó cần thêm chất xúc tác để bảo đảm biểu tình diễn ra mà Nhà nước không chịu cảnh gậy ông đập lưng ông.

SIMACAI
____________________________________________
Ghi chú:
(1) Năm 2007, cuộc biểu tình ngày 9/12 và 16/12 bắt nguồn từ việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa.
Năm 2011, các cuộc biểu tình (hơn 10 cuộc, bắt đầu từ ngày 5/6) bắt nguồn từ việc Trung Quốc cho tàu phá hoại hoạt động thăm dò của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ở khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Năm 2012, cuộc biểu tình ngày 1/7 diễn ra sau khi Trung Quốc tuyên bố nâng cấp cái gọi là đơn vị hành chính Tam Sa lên cấp thành phố. Đồng thời, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) tiến hành mời thầu trái phép 9 lô dầu khí thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế gọi đây là âm mưu biến khu vực không có tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm hiện thực hóa đường 9 đoạn “liếm trọn” biển Đông (U-line hay còn gọi là “đường lưỡi bò”)..
(2) Đôi khi, để kiếm cái cớ biểu tình, nhóm này còn núp bóng các phát ngôn của quan chức Nhà nước. Năm 2011, phái này lấy việc ủng hộ Thủ tướng Việt Nam đề xuất xây dựng Luật Biểu tình để có cớ xuống đường gây rối. Năm 2012, phái này kêu gọi biểu tình để “ủng hộ Luật Biển Việt Nam vừa được thông qua”.

Trung Tướng Phạm Văn Dĩ: TRUNG QUỐC ĐÃ TẬN DỤNG KHOẢNG TRỐNG QUYỀN LỰC ĐỂ RA ĐÒN

"Họ đã tận dụng khoảng trống về quyền lực để ra đòn là họ chơi không đẹp. Họ đã chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp lên điều họ đã kí kết với ASEAN, chà đạp luôn cả tình cảm chân thành, thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam".

Sáng nay 7/6, trong chương trình Sài Gòn FM buổi sáng của Đài Tiếng nói Nhân dân TP.HCM, Trung Tướng Phạm Văn Dĩ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7 đã có những chia sẻ "nóng" về tình hình biển Đông. 

Trung Tướng Phạm Văn Dĩ đã nêu lên các quan điểm nhất quán của cá nhân ông về hành động ngang ngược của Trung Quốc khi ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển đặc quyền kinh tế của nước ta. 

Nhịp Sống Thời Đại xin lược ghi lại những vấn đề "nóng" của cuộc trò chuyện này.

- Thưa Trung Tướng, hơn một tháng qua dư luận quốc tế cũng như nhân dân Việt Nam cực lực lên án hành động hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam. Xin cho biết quan điểm của ông về việc này?

- Đây không phải là điều bất ngờ đối với tôi cũng như là tất cả người dân Việt Nam. Bởi chúng tôi biết rằng, Trung Quốc đã trải qua nhiều ngàn năm ngủ quên với biển đảo, họ không có chiến lược, họ không quan tâm đến biển đảo cho đến khi họ bị đánh thức vào năm 1907 khi người Nhật đánh chiếm quần đảo Đông Sa của Trung Quốc. 

Lúc này họ thức dậy và họ hành xử trên biển Đông nói chung, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng sa của chúng ta mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa. Đó là cách hành xử của riêng họ mà bất kì ai trên thế giới và cả những người Trung Quốc yêu hòa bình đều không chấp nhận. 

Điều đó đã nhất quán đến tận bây giờ và nó không chỉ đe dọa hòa bình lãnh thổ của Việt Nam mà hòa bình ổn định trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, hành động của Trung Quốc bị cộng đồng thế giới, tất cả người dân Việt Nam phản đối và tôi cũng không ngoại lệ.

- Ở góc độ về mặt chiến lược, Trung tướng lý giải thế nào về động cơ của Trung Quốc khi đưa giàn khoan vào vùng biển của Việt Nam thời gian vừa qua?

- Động cơ hành vi của Trung Quốc là rất rõ ràng, như tôi đã nói, độc chiếm biển Đông là mục tiêu nhất quán của Trung Quốc. Động cơ của Trung Quốc không còn đơn giản chỉ là tài nguyên trên biển Đông mà con vấn đề hàng hải và cả quân sự trên biển Đông. Chỉ riêng vấn đề tài nguyên, đó là điều mà người Trung Quốc luôn khát khao bởi nền công nghiệp khát dầu của họ. 

Để đạt được điều đó, họ đã bất chấp luật pháp, bất chấp đạo lý, bất chấp quan hệ hữu nghị đối với nhân dân Việt Nam. Và họ cũng bất chấp cả nguyện vọng hòa bình của những người dân Trung Quốc. Họ cũng bất chấp cả lẽ phải mà kể cả các học giả Trung Quốc đã đưa ra trong thời gian gần đây. Điều đó cho thấy hành động đó trở nên nguy hiểm bởi nó không có chuẩn mực nào cả. Tất nhiên đó là điều họ muốn. 

Nhưng trên thế giới này không phải ai muốn làm gì cũng được, muốn gì thì muốn nhưng luật pháp quốc tế vẫn luôn vận hành. Nhân dân trên thế giới vẫn bày tỏ lập trường, chính kiến của mình, còn nhân dân ta phải làm tất cả những thứ có thể làm, mà bây giờ chúng ta đang làm là biện pháp hòa bình để giữ hòa bình, giữ biển đảo, giữ toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta.

Trong thế giơi phẳng này, Trung Quốc không thể lừa dối được thế giới, lừa dối được người dân Việt Nam. Họ chỉ lừa dối được người dân của chính họ

- Xử sự của Trung Quốc như vậy, rõ ràng tạo những sức ép nhất định đối với chúng ta, nhưng đó cũng là cơ hội để chúng ta pháp lý hóa việc đòi chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa? 

- Đúng như vậy. Nguy cơ này đã có từ lâu, không phải chỉ là nguy cơ mà giờ đã là hiện thực. Trước đó, Trung Quốc đã từng 5 lần xâm chiếm biển đảo của nước ta và đây là lần thứ 6. Ngay từ trong quá khứ, ở những thể chế khác nhau, chúng ta có những sách lược khác nhau cho mỗi thời kì. 

Trong thời kì này thì rõ ràng người Trung Quốc đã lựa chọn thời cơ diễn ra trên bình diện quốc tế, bình diện khu vực, cũng như bình diện giữa quan hệ của hai nước để họ ra đòn. Như vậy, họ đã tạo cho chúng ta một áp lực và thách thức rất lớn về vấn đề chủ quyền, về toàn vẹn lãnh thổ và về an ninh quốc gia. 

Chúng ta phải rà soát lại tất cả các vấn đề từ kế sách cho đến quan hệ quốc tế và vấn đề quốc phòng, ngoại giao, kể cả quan hệ song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc. Tất cả những nỗ lực đó Đảng ta cũng đã toan tính từ lâu, toan tính trên tất cả các quyền lợi của dân tộc, cũng như quan hệ đối ngoại đối với Trung Quốc. 

Nguyện vọng của chúng ta là được hòa bình, hữu nghị với Trung Quốc nói riêng và tất cả các nước trên thế giới nói chung. Và những điều đó bây giờ chúng ta phải điều chỉnh lại. Đó là điều tất nhiên vì Trung Quốc đã lộ rõ dã tâm và hành động của họ. 
Chúng ta không muốn mở rộng nghĩa trang liệt sĩ, chúng ta cũng không muốn nối dài danh sách liệt sĩ, chẳng ai muốn có chiến tranh đổ máu để mẹ trở thành mẹ Việt Nam anh hùng, hay vợ trở thành vợ liệt sĩ. Tôi cũng là con của một người mẹ Việt Nam anh hùng. Tôi đã nhìn thấy mẹ tôi không còn nước mắt vì khóc những đứa con. Yêu nước hiện nay gắn liền với học tập, gắn liền với đào tạo, gắn liền với lập thân, lập nghiệp, dũng cảm, trí tuệ.
Trong điều kiện hiện nay phải hết sức tỉnh táo, nghe ngóng kĩ lưỡng và có thái độ đúng mực trước các vấn đề xảy ra. Nguy cơ của đất nước chúng ta không chỉ đến từ biển Đông, vì vậy phải có cái nhìn thấu hiểu, sáng suốt, bình tĩnh bằng nhận thức của mỗi con người.
Trung tướng Phạm Văn Dĩ bày tỏ.
Kể cả trên lĩnh vực kinh tế, chúng ta cũng có những điều chỉnh lại. Lâu nay chúng ta phụ thuộc quá nhiều trong xuất khẩu, nhập khấu của Trung Quốc. Đó là lẽ bình thường, vì điều này không chỉ riêng gì đối với nền kinh tế Việt Nam. 

Còn trên phương diện giữ nước, chúng ta giữ nước bằng tất cả những gì có thể làm chứ không phải chỉ riêng ở vấn đề quân sự hay quốc phòng. Hiện nay chúng ta huy động tất cả sức mạnh và thể chế, gồm cả đối nội, đối ngoại. Tất cả các bình diện, tất cả các lĩnh vực. Tôi nghĩ rằng, đây cũng là cơ hội để chúng ta coi lại bản thân mình và coi lại bạn bè trên thế giới.

- Trung tướng đã dùng từ “Trung Quốc ra đòn”, theo ông việc ra đòn đó về mặt quân sự là chiến lược hay chỉ là chiến thuật của Trung Quốc để dò xét phản ứng của chúng ta và phản ứng của dư luận thế giới?

- Đối với người Trung Quốc hai vấn đề đó không rõ ràng. Chỉ có điều, độc chiếm biển Đông là vần đề nhất quán của họ. Tôi dùng từ “ra đòn” vì xem lại trong lịch sử ta thấy, lần thứ nhất vào năm 1946, trong tình thế đất nước chúng ta “ngàn cân treo sợi tóc” trước sự quay trở lại của thực dân Pháp. Lúc đó, Liên Hiệp quốc yêu cầu Trung Quốc đến giải giáp quận Nhật. Khi đó khoảng trống quyền lực có lợi cho Trung Quốc và họ ra đòn với chúng ta.

Lần thứ 2 vào năm 1956, khi Người Pháp rút khỏi nước ta, quân Ngụy chưa mạnh, Mỹ chưa can thiệp vào nước ta, họ lại ra đòn. Lần thứ 3 vào năm 1959, họ lại ra đòn nhưng không thành công. Lần thứ tư vào năm 1974, sau khi người Mỹ rút hạm đội 7 ra, quân ngụy giảm quân số bên Hoàng Sa, tức là Tây Hoàng Sa từ một Tiểu đoàn xuống còn một Trung đội địa phương quân và chỉ còn bốn chiến hạm. Lúc đó họ ra đòn và họ chắc chắn rằng người Mỹ sẽ đứng sau lưng họ và đúng như vậy.

Ngày 14/3/1988 cũng vậy, lúc đó chiến tranh phía Bắc đã nổ, chiến tranh Tây Nam ở Campuchia đang thu hút quân ta ở đó, đây là thời điểm đất nước chúng ta cũng đang bị cấm vận tứ bề, họ lại ra đòn. Và bây giờ cũng vậy, đây cũng là lúc khoảng trống quyền lực đã được tạo ra bởi chiến trường Ukraina và nhiều khu vực khác trên thế giới, các cường quốc đang bị phân tán sự chú ý vào khu vực Đông Nam Á thì họ lại ra đòn. 

Tất cả trái tim Việt Nam đều hướng về biển Đông

Họ đã tận dụng khoảng trống về quyền lực để ra đòn là họ chơi không đẹp. Họ đã chà đạp luật pháp quốc tế, chà đạp lên điều họ đã kí kết với ASEAN, chà đạp luôn cả tình cảm chân thành, thiện chí hòa bình của nhân dân Việt Nam. Điều này khiến nhân dân Việt Nam hết sức bức xúc và tôi tin nếu nhân dân Trung Quốc khi họ hiểu thấu được vấn đề họ cũng sẽ bức xúc không khác gì nhân dân chúng ta, bởi nhân dân hai nước điều yêu chuộng hòa bình.

Xét về chiến lược, hành động nhất quán của Trung Quốc để tiến tới độc chiếm biển Đông. Trong từng giai đoạn, trong từng tình huống cụ thể như tình huống hiện nay, Trung Quốc đang xem phản ứng của các thể chế quyền lực của các nước, kể cả của người dân Trung Quốc yêu hòa bình và người dân nước ta để họ có những bước đi tiếp theo là sẽ tiến tới độc chiếm biển Đông hay sẽ phải dừng lại.

- Trung Quốc luôn nói yêu chuộng hòa bình nhưng hành vi thì luôn gây hấn và rất hung hăng. Còn Việt Nam chúng ta thực sự yêu chuộng và mong muốn hòa bình, dù Trung Quốc rất ngang ngược nhưng chúng ta vẫn hết sức kiềm chế từ ngoại giao cho đến những căng thẳng ngoài biển Đông. Với sự so sánh đó, Trung tướng nghĩ gì?

- Điều đó cho thấy, cái thực tâm của người Trung Quốc là như thế nào? Việc đó dẫn đến uy tín của người Trung Quốc. Chúng ta đã nhận ra điều đó từ lâu, lời nói và việc làm của Trung Quốc không giống nhau. Không những vậy, Trung Quốc còn bóp méo và xuyên tạc sự thật đến mức chúng ta khó tưởng tượng được. 

Họ cho rằng, chúng ta gây hấn, o ép người Trung Quốc nhưng họ không chứng minh được điều đó. Vì đơn giản điều đó là không có. Bởi không thể nào một nước Việt Nam nhỏ bé lại đi gây hấn với một nước lớn như Trung Quốc. Trong thế giới phẳng này, Trung Quốc không thể lừa dối được thế giới, không thể lừa dối người dân Việt Nam. Có chăng họ chỉ lừa dối chính người dân Trung Quốc của họ. 

Nguyễn Liêng

TRUNG QUỐC ĐẨY MẠNH ÂM MƯU LẬP ADIZ Ở BIỂN ĐÔNG

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc vừa cho biết Trung Quốc đang tìm cách mở rộng cơ sở lớn nhất của họ ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Bắc Kinh gọi là Nam Sa) thành một đảo nhân tạo có hình dáng đầy đủ và trọn vẹn, bao gồm cả đường băng và cảng biển, nhằm triển khai hiệu quả hơn sức mạnh quân sự của họ ở Biển Đông.


Động thái này cho thấy sự thay đổi chính sách của Trung Quốc từ thế phòng thủ sang thế tấn công ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. 

ADIZ mà Trung Quốc thiết lập trên biển Hoa Đông chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản.

Các chuyên gia phân tích nhận định rằng hoạt động mở rộng đã được lên kế hoạch ở đảo Đá Chữ Thập của Việt Nam (được biết đến với tên gọi Vĩnh Thử Tiêu ở Trung Quốc, Kagitingan ở Philippines). Nếu được phê chuẩn, đây sẽ là một dấu hiệu rõ ràng hơn nữa về sự thay đổi chiến thuật của Trung Quốc trong việc giải quyết những tranh chấp chủ quyền kéo dài, từ thế phòng thủ chuyển sang thế tấn công. 

Theo các chuyên gia, hành động đó được xem là một bước đi tiến tới việc tuyên bố thành lập một Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ). Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng việc lấn biển tại đảo san hô vòng Đá Chữ Thập – nơi Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền – sẽ càng làm căng thẳng hơn nữa các mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng. 

Giáo sư Kim Xán Vinh, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh cho biết đề xuất xây dựng một đảo nhân tạo ở khu vực đó đã được trình lên chính quyền trung ương Trung Quốc. Đảo nhân tạo này ít nhất cũng sẽ có kích cỡ gấp đôi căn cứ quân sự Mỹ ở Diego Garcia, một đảo san hô vòng xa xôi có diện tích 44 km2 nằm ở giữa Ấn Độ Dương.

Trong khi đó Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân thuộc Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc, cho rằng hòn đảo mở rộng này sẽ bao gồm cả đường băng và cảng biển. 

Một đại tá về hưu giấu tên của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cũng cho rằng việc xây dựng một đường băng ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Trung Quốc chuẩn bị tốt hơn cho việc thiết lập một ADIZ ở Biển Đông.

TN/Tin Tức

GIẤC MỘNG TRUNG HOA VÀ TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với láng giềng thông qua các quy tắc và luật lệ. Trong lịch sử, không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho Trung Quốc có ở địa vị số 1 hay không.


Nỗi e ngại cuối cùng của Trung Quốc là chủ nghĩa dân tộc đang phát triển nhanh chóng, điều này liên quan tới vị thế số 1 về kinh tế của Trung Quốc trên thế giới. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không xấu hổ về mục tiêu chiến lược của họ là trở thành “quyền lực số 1”, mà họ e ngại cái gọi là “sự phục hồi mạnh mẽ chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc” trong “giấc mộng Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên, chủ nghĩa dân tộc là con dao hai lưỡi ở bất kỳ đất nước nào. Kiểm soát tốt chủ nghĩa dân tộc có thể hữu dụng cho chính phủ Trung Quốc trong khi chủ nghĩa dân tộc quá khích có thể gây tác dụng ngược. 

Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, tự tin sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Không khó để hình dung nếu Trung Quốc tán dương vị thế mới của mình khi là nền kinh tế số 1 thế giới, sau đó sẽ là nhiều vấn đề và áp lực hơn cho chính phủ Trung Quốc. Một nền ngoại giao yếu kém có vẻ như không ăn khớp với một quốc gia “giàu có và mạnh mẽ”, vốn là giấc mơ trong tâm lý của nhân dân Trung Quốc. Vì vậy, chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rõ ràng rằng đã có sự “đặt chỗ trước” trong hệ phương pháp tính toán của World Bank và nước này không đồng ý với kết quả được công bố về kinh tế Trung Quốc.

Đối với việc Trung Quốc khước từ vị trí là nền kinh tế số 1 thế giới, nhiều người xem đó là một dấu hiệu cho thấy họ né tránh những trách nhiệm. Ví dụ, Trung Quốc vẫn khăng khăng mình là một quốc gia đang phát triển trong các cuộc đàm phán nhằm giành được một số lợi thế. Rõ ràng là nếu xem xét dưới góc độ dân số, Trung Quốc đã và sẽ là một quốc gia đang phát triển trong một thời gian rất dài. Tuy nhiên, nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế như trong thời gian qua, Trung Quốc sẽ chắc chắn vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất không sớm thì muộn.

Bài học về sự lãnh đạo và COC

Mặc dù vẫn còn quá sớm để nghĩ về việc làm thế nào để lãnh đạo thế giới ngày nay, nhưng cũng đã đến lúc giới chức Bắc Kinh bắt đầu quan tâm tới vai trò lãnh đạo nghĩa là thế nào và nó đòi hỏi gì. 

Thứ nhất, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì được trật tự trong nội bộ của mình. Với dân số đông nhất thế giới, chăm sóc con người và duy trì ổn định xã hội có thể là một trong những đóng góp lớn nhất của Trung Quốc mà thế giới ghi nhận.

Thứ hai, một nhà lãnh đạo thế giới cần phải duy trì hòa bình với những người láng giếng thông qua các quy tắc và luật lệ. Về phương diện lịch sử, rõ ràng là không có một sự lãnh đạo nào bằng sức mạnh mà tồn tại lâu. Vì vậy, một người lãnh đạo thực tế cần phải biết làm thế nào để thiết lập các quy tắc và luật lệ trên phạm vi quốc tế. 

Tuy nhiên, để cho các nước khác tuân theo, người lãnh đạo cũng phải là hình mẫu trong việc tuân theo những quy tắc và luật lệ mà mình đã đặt ra. Đặt bút ký vào Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) có thể là bước đầu tiên để Trung Quốc thiết lập những quy tắc nhằm làm dịu đi các tranh chấp ở Biển Đông.

Thách thức thực sự đối với Trung Quốc là làm thế nào để giải quyết được những tranh chấp đó. Trung Quốc không thể thực sự trở thành một nước lãnh đạo thế giới nếu tiếp tục tranh chấp về những dải đá và những hòn đảo nhỏ không có sự sống ở Biển Đông.

Cuối cùng, Trung Quốc cần vượt qua ba nỗi e ngại trên. Một Trung Quốc khiêm tốn, tích cực, có trách nhiệm và tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ được cộng đồng quốc tế chào đón, dù cho họ có ở địa vị số 1 hay không.

Eurasiareview

ĐỂ TRẢ MÓN NỢ "BIỂU TÌNH" CHO DÂN

Để trả món nợ “biểu tình” cho dân

TS. Võ Trí Hảo (*)

Quốc hội khóa 13 đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm luật năm 2015.

(TBKTSG) - Người dân hoan nghênh việc Quốc hội khóa 13 đưa Luật Biểu tình vào chương trình làm luật năm 2015. Nếu thực hiện được điều này, Quốc hội khóa này trả được món nợ 70 năm (Hiến pháp 1946 quy định công dân có quyền biểu tình). Tại sao tự do biểu tình lại là món nợ lâu đến vậy? Và lần này chúng ta có trả được cho dân một cách sòng phẳng hay không? 

Biểu tình: phương thức để người dân biểu đạt các bức xúc

Trong xã hội phong kiến và xã hội chuyên chính, việc thỏa hiệp chính trị bị xem là cải lương; bày tỏ bất bình đối với điều hành của chính quyền bị xem là tạo phản.

Không có con đường hòa bình, thần dân trong các xã hội này không còn cách nào để tác động, thay đổi cách thức điều hành của chính quyền ngoài việc phải bạo động. Các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra triền miên trong lịch sử phong kiến Việt Nam là một minh chứng cho sự phá vỡ giới hạn chịu đựng của người dân.

Bước sang xã hội văn minh, ngoài việc chấp nhận bầu cử là phương thức hòa bình để thay thế quyền lực nhằm chấm dứt việc giết người đứng đầu hay đảo chính, thì biểu tình được chấp nhận như một phương thức hòa bình để biểu đạt những bức xúc của người dân. Khi bức xúc được bày tỏ, tâm lý được giải tỏa, nguyện vọng được lắng nghe, hành xử của nhà nước được điều chỉnh, thì trật tự hòa bình sẽ được xác lập ở một trạng thái cân bằng mới, bền vững hơn. Như vậy, với việc biểu tình, người dân “xả” được những bất bình, “xả” xong, nếu chính quyền có những điều chỉnh cần thiết thì “áp suất trong lòng xã hội” giảm xuống mức an toàn, người dân và chính quyền tiếp tục hợp tác.
Quyền biểu tình là quyền hiến định của người dân, không phải là thứ ban phát hay phải xin - cho từ Nhà nước.
Điều thường làm cho chính quyền e ngại với biểu tình là khi quyền lợi không được giải quyết thỏa đáng, biểu tình có thể trở thành nguồn cơn kích động một số người vượt quá giới hạn biểu tình hòa bình, trở nên bạo lực. Thế nhưng, việc có luật biểu tình hay không, không ngăn được hiện tượng “xả xu páp”. Trung Quốc là quốc gia không có luật biểu tình nhưng số lượng các cuộc biểu tình diễn ra còn nhiều hơn nước Đức hay Hoa Kỳ.

Biểu tình như nhiệt kế của chính quyền

Sự khác nhau giữa quốc gia có luật biểu tình và quốc gia từ chối hợp pháp hóa biểu tình ở chỗ: các chính trị gia có công cụ gì để đo lường sự bất bình của dân chúng ở mức độ nào, đã sắp bùng nổ hay chưa, nhằm có sự điều chỉnh cần thiết.

Nếu không có biểu tình, thì người “cai trị” chỉ nhận biết sự bất bình của dân chúng qua các lời tâu có phần xu nịnh của “hạ quan”. Nếu có luật biểu tình thì “hạ quan” muốn tâu sai cũng khó lòng che đậy.

Quản trị quốc gia mà từ chối hợp pháp hóa biểu tình sẽ giống như nấu thức ăn trong cái nồi áp suất mà không có xu páp, cũng chẳng có nhiệt kế. Có Luật Biểu tình, có cái xu páp hay nhiệt kế, thì nhiệt độ sẽ được đo và điều tiết về mức hợp lý, tránh nóng quá gây vỡ nồi hay làm thức ăn cháy khét.

Đừng để luật Biểu tình thành luật chống biểu tình

Quyền biểu tình là quyền hiến định của người dân, không phải là thứ ban phát hay phải xin - cho từ Nhà nước. Thủ tướng đã khẳng định trước Quốc hội: làm Luật Biểu tình cần phù hợp với thông lệ quốc tế và mục đích là bảo đảm quyền tự do, dân chủ của người dân.

Để bám sát mục tiêu mà Thủ tướng nêu ra, nên xây dựng Luật Biểu tình, theo hướng biểu tình là một quyền chỉ cần đăng ký mà không cần phải xin phép. Không thể lấy lợi ích nhà nước ra làm mục tiêu chủ đạo để hạn chế quyền biểu tình; quyền biểu tình chủ yếu chỉ bị hạn chế bởi lợi ích duy trì sinh hoạt thông thường của những người không tham gia biểu tình.

Các hạn chế đối với quyền biểu tình chỉ nên dừng lại ở các biện pháp giữ cho cuộc biểu tình diễn ra một cách hòa bình. Những hành vi vượt quá giới hạn biểu tình hòa bình đã có rất nhiều chế tài trong Bộ luật Hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính rồi.

Các mục tiêu, địa điểm quan trọng của quốc gia cần được cách ly ở một khoảng cách an toàn với các cuộc biểu tình; cũng như cần có định nghĩa, tiêu chí rõ ràng làm căn cứ giải tán các cuộc biểu tình bạo lực, bất hợp pháp.

Tất cả các vấn đề cốt lõi nêu trên, cần được quy định cụ thể trong Luật Biểu tình, tránh giao cho nghị định, thông tư hướng dẫn.

Cũng cần tránh việc phó thác khâu soạn thảo cho “cơ quan chống biểu tình bất hợp pháp” để rồi, lợi ích ngành dẫn dắt hình thành cơ chế “nhàn cho cơ quan chống biểu tình bất hợp pháp, mệt cho dân”.
-----------------
(*) Khoa luật, Đại học Kinh tế TPHCM