Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

The Economist:ĐỒNG CHÍ NGÀY CÀNG TỒI TỆ

HỒNG THỦY


(GDVN) - Vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam).

Tham vọng bành trướng lãnh thổ của một bộ phận lãnh đạo hiếu chiến Trung Quốc lâu nay vẫn không thay đổi. Hình minh họa.

Tờ The Economist ngày 14/6 bình luận, Việt Nam và Trung Quốc từng có lịch sử lây dài của xung đột và quản lý để sửa chữa những sai lầm trong lịch sử, nhưng khủng hoảng mới nhất trong vụ giàn khoan 981 đã phá vỡ nỗ lực ấy.

Việt Nam đã vô cùng sửng sốt khi đầu tháng 5 Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Phía Trung Quốc thì (lấp liếm, ngụy biện) cho rằng vị trí hạ đặt nằm trong cái gọi là "vùng biển Tây Sa", chỉ cách 17 hải lý từ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị họ xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1974 - PV.

Việt Nam muốn giải quyết căng thẳng thông qua thương lượng hòa bình, nhưng Trung Quốc đã từ chối đề nghị một cuộc đối thoại cấp cao, trong khi các cuộc tiếp xúc giữa các quan chức ngoại giao cấp trung đã chẳng đi tới đâu.

Bây giờ triển vọng cho một giải pháp êm đẹp ngày một xa dần khi tàu thuyền 2 nước tiếp tục chơi trò mèo đuổi chuột ở gần khu vực giàn khoan, trong khi đó các nhà ngoại giao của 2 nước công khai đương đầu ở diễn đàn Liên Hợp Quốc. Đây là động thái bất thường với Trung Quốc thường né tránh đưa vấn đề Biển Đông ra các cơ quan tổ chức quốc tế.

Thực tế là Trung Quốc điều hơn 100 tàu, trong đó có 6 chiến hạm loại hiện đại nhất, cùng với 4 máy bay quân sự để cố thủ giàn khoan, cản phá quyết liệt và hung hãn đâm va tàu công vụ thực thi pháp luật của Việt Nam. Trên mặt trận tuyên truyền, Trung Quốc đã ngang nhiên bóp méo, xuyên tạc sự thật và vu cáo Việt Nam - PV.

Tờ Bưu điện Hoa Nam có trụ sở tại Hồng Kông hôm 9/6 cho hay, Trung Quốc đã cấm các doanh nghiệp nhà nước của họ tham gia đấu thầu các dự án mới tại Việt Nam, trong khi cuối tháng 5 các tàu Trung Quốc đã (hung hãn) đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam (trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam gần vị trí hạ đặt trái phép giàn khoan 981- PV).

Đặng Tiểu Bình (trái) và Tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Washington đầu năm 1979, sau chuyến đi này chính Đặng Tiểu Bình đã đâm sau lưng đồng chí, phát động cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược toàn tuyến biên giới Việt Nam, đã bị quân và dân Việt Nam đánh cho tan tác.

Căng thẳng leo thang trên Biển Đông vụ 981 là một trong những điều tồi tệ nhất kể từ năm 1979 khi Việt Nam đã cho Trung Quốc hộc máu mũi trong một cuộc chiến (Bắc Kinh xâm lược Việt Nam) ngắn ngủi. Quan hệ đồng chí đang trở nên tồi tệ hơn, The Economist nhận xét, nhưng thực chất là "người đồng chí phương Bắc" đang ngày càng nguy hiểm và tồi tệ hơn - PV.

Ngày 21/5 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp hòa bình để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông, bao gồm biện pháp pháp lý. The Economist cho rằng, thông điệp của Thủ tướng được đánh giá cao trong nước, nhưng cũng có thể "nguy hiểm" vì lĩnh vực sản xuất của Việt Nam "phụ thuộc nhiều" vào nguyên liệu nhập khẩu của Trung Quốc.

Tuy nhiên trong phiên họp Quốc hội ngày hôm qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, mặc dù trong một thế giới phẳng như hiện nay không một nền kinh tế nào có thể độc lập hoàn toàn (biệt lập), nhưng Việt Nam không lệ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Và đương nhiên, việc Trung Quốc cấm doanh nghiệp nhà nước của họ đấu thầu các dự án mới tại Việt Nam biết đâu lại là một cơ hội tốt cho Việt Nam để chọn được những nhà thầu xứng đáng. "Ngừng chơi" với Việt Nam về mặt kinh tế thì chỉ có thiệt cho Trung Quốc - PV.

The Economist cho rằng Trung Quốc sẽ rút giàn khoan 981 của họ vào giữa tháng 8 theo kế hoạch, nhưng vấn đề Biển Đông sẽ không thể được giải quyết một cách dễ dàng như vậy.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đảm bảo môi trường đầu tư tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài và khắc phục những ảnh hưởng không mong muốn từ vụ việc một số kẻ xấu lợi dụng biểu tình phản đối Trung Quốc cắm giàn khoan để phá hoại các doanh nghiệp nước ngoài (và đã bị nghiêm trị - PV).

NHỮNG ĐỘNG THÁI CHƯA TỪNG CÓ CỦA VIỆT NAM TRONG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

Bài trên Tấm Gương: Những động thái “chưa từng có” của VN trong bảo vệ chủ quyền biển đảo


Từ năm 2009 đến nay, Trung Quốc nhiều lần đơn phương gây hấn nhưng "càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới" nên Việt Nam đã phải có những động thái mạnh mẽ hơn để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Các hành động gây hấn đơn phương của Trung Quốc từ năm 2009 tới nay

Từ năm 2009 tới nay, Trung Quốc liên tiếp đơn phương gây hấn với Việt Nam và các nước tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông ở nhiều cấp độ khác nhau nhưng đều nhằm thực hiện âm mưu độc chiếm biển Đông. Vị trí các điểm Trung Quốc gây hấn đều nằm trong đường chín đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra và tuyên bố đơn phương.

Theo quan sát của các chuyên gia, các hành động mang tính gây hấn đơn phương của Trung Quốc trong 4 năm qua có một điểm chung là đều diễn ra trước mỗi kỳ đối thoại Shangri-la.

Cụ thể, 5h58 phút ngày 26/5/2011, trước khi kỳ đối thoại Shangri-la diễn ra 10 ngày, 3 tàu hải giám Trung Quốc đã vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để cắt cáp tàu Bình Minh 02 của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Vị trí mà 3 tàu hải giám Trung Quốc phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 chỉ cách mũi Đại Lãnh, Phú Yên khoảng 120 hải lý.

Tương tự, trước thềm đối thoại shang ry la năm 2012, Trung Quốc tiếp tục có hành động gây hấn đơn phương nghiêm trọng khiến tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng hơn. Sự việc xảy ra vào tháng 4/2012, Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough của Philippines bằng việc kéo gần 100 tàu thuyền các loại ra bãi cạn này chiếm đóng.

Tiếp tục chiêu trò cũ, ngày 20/3/2013, trước thềm đối thoại Shangri-la 2013 khoảng 1,5 tháng, một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi trong lúc đang đánh bắt tại ngư trường truyền thống thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và bắn cháy cabin.

An toàn Biển Đông bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào vị trí hoàn toàn nằm trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam chỉ cách đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 120 hải lý về phía đông của Trung Quốc vào ngày 2/5 vừa qua - trước thềm hội nghị Shangri-la 2014 một tháng khiến tình hình biển Đông trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Không dừng lại ở đó, suốt hơn tháng qua Trung Quốc liên tiếp đưa các loại tàu, trong đó có cả tàu chiến, tàu ngầm tên lửa, máy bay vào vùng biển Việt Nam và cố tình gây va chạm, khiêu khích lực lượng chấp pháp của Việt Nam trên biển. Đặc biệt nghiêm trọng, tối 26/5, một tàu cá Đà Nẵng đã bị tàu cá Trung Quốc truy đuổi và đâm chìm.

Những vi phạm nghiêm trọng trên của Trung Quốc trong 4 năm qua, cho thấy sự gây hấn của Trung Quốc đang có xu hướng mở rộng, táo tợn và liều lĩnh hơn để chứng tỏ rằng đang hiện thực hoá yêu sách đường lưỡi bò phi pháp mà họ tự vẽ ra.

Việt Nam tăng cấp phản ứng

Trung Quốc hung hăng, ngang ngược là vậy nhưng những năm qua, Việt Nam đã rất kiềm chế để giải quyết các tranh chấp bằng đối thoại ngoại giao. Tuy nhiên, như nhiều học giả nhận định: “Việt Nam càng nhịn nhượng thì Trung Quốc lại càng hành xử hung hăng, tàn bạo”. Chính vì thế, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, Việt Nam đã có những động thái mạnh mẽ, quyết liệt hơn trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Thực tế, khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 (năm 2011 - 2012) và truy đuổi, bắn cháy cabin tàu cá của ngư dân (2013), Việt Nam mới dừng lại ở việc trao công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam phản đối, yêu cầu chấm dứt, không để tái diễn những hành động gây hấn. Tuy nhiên, lần này, sau nhiều lần trao công hàm yêu cầu, Trung Quốc vẫn ngang ngạnh, trơ tráo buộc Việt Nam đã phải có những động thái mạnh hơn như: mít tinh biểu tình đúng pháp luật, họp báo quốc tế, gửi công hàm lên liên hiệp quốc…. Những phản ứng này chưa từng xuất hiện trước đây.

Cụ thể, sau khi Trụng Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan 981, người dân trong nước và hơn 4 triệu kiều bào ở nước ngoài đã tổ chức nhiều cuộc mít tinh tuần hành hợp pháp để biểu thị lòng yêu nước và phản đối hành động vi phạm của Trung Quốc. Hoạt động này cũng được các kênh truyền thông đưa tin kịp thời, chính xác và nhận được ủng hộ của người dân nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, Việt Nam triển khai các biện pháp đấu tranh ngoại giao, tranh thủ sự ủng hộ của dư luận quốc tế.

Từ ngày 2/5 đến nay, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã 3 lần tổ chức họp báo quốc tế thông báo về tình hình Trung Quốc vi phạm tại khu vực biển thuộc đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Lần đầu tiên được tổ chức sau 5 ngày Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (ngày 7/5) và lần họp báo quốc tế lần thứ 3, gần đây nhất là ngày 5/6 với sự tham dự của hơn 200 phóng viên các báo đài trong và ngoài nước. Tại các cuộc họp báo, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao và lãnh đạo các ngành liên quan yêu cầu Trung Quốc nhanh chóng rút giàn khoan 981 khỏi vùng biển Việt Nam; chấm dứt các hành động gây hấn đơn phương trên Biển Đông và nêu rõ quan điểm cực lực phản đối các hành động leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông. Đồng thời, trả lời chính xác, chân thực các câu hỏi của phóng viên quốc tế về các vụ việc, vấn đề liên quan.

Ngày 7/5, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 24, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu trực diện, nhấn mạnh về vấn đề Biển Đông. Trong bài phát biểu, Thủ tướng “khẩn thiết kêu gọi các nước ASEAN, các nước trên thế giới, các cá nhân và Tổ chức quốc tế tiếp tục lên tiếng phản đối hành động xâm phạm nghiêm trọng nêu trên và ủng hộ yêu cầu hợp pháp, chính đáng của Việt Nam”. Dư luận trong nước và quốc tế đồng tình, đánh giá cao với bài biểu của Thủ tướng.

Với mong muốn giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình, tránh gây tổn hại khôn cần thiết cho nhân dân hai nước, Việt Nam đã hết sức kiềm chế nhưng Trung Quốc vẫn liên tục có những hành động leo thang ở Biển Đông. Sự ngang ngược của Trung Quốc, buôc Việt Nam phải “mạnh tay” hơn trong việc đấu tranh ngoại giao. Đến ngày 6/6, Việt Nam đã lần thứ ba gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kèm theo Công hàm của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phản đối việc Trung Quốc tiếp tục duy trì giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou - 981) và các tàu hộ tống trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Không chỉ hành xử hung hãn, Trung Quốc còn “gắp lửa bỏ tay người”, bẻ cong lẽ phải, xuyên tạc bản chất sự việc theo lối “vừa ăn cắp vừa la làng”. Chính vì thế, để dư luận thế giới cập nhật được thông tin chính xác về sự việc, Việt Nam đã tạo điều kiện cho các phóng viên nước ngoài tác nghiệp tại hiện trường - khu vực Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Đồng thời, Đài truyền hình Việt Nam cũng cử phóng viên sang nước ngoài tác nghiệp, ghi nhận ý kiến của các học giả tiên tiến trên thế giới.

Trước việc Trung Quốc rêu rao trên dư luận rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa thông qua công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam), trong chương trình thời sự trên kênh truyền hình trung ương mới đây, Việt Nam lần đầu tiên đã giải thích rõ trước công luận vấn đề này. Theo đó, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục tham gia chương trình khẳng định: những lập luận của Trung Quốc chỉ là bịa đặt, thiếu logic, thiếu căn cứ. Thực tế, nội dung công hàm không có một câu từ nào thừa nhận cái gọi là chủ quyền của Trung Quốc với Tây Sa và Nam Sa như quan điểm của họ.

Dù không phải lần đầu “16 chữ vàng và 4 tốt” được lãnh đạo Việt Nam “xét” lại khi Trung Quốc đơn phương gây hấn nhưng lần này quan điểm, thái độ được thể hiện mạnh mẽ hơn. Điều này thể hiện rõ qua phát ngôn “Việt Nam không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông”của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi trả lời báo chí nước ngoài về vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm và làm việc tại Philippines (21 – 22/5).

Ngày 24/5, trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết: “Chính phủ đang chuẩn bị hồ sơ, chứng lý để sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, nếu họ không rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Việt Nam”.

Chống Tham Nhũng: THẾ LÀ CHẬM, LÀ KÉM CỎI!

Khoai@


Chuyện người giàu, kẻ nghèo là chuyện muôn thủa. Mình ủng hộ những ai giàu có bằng trí tuệ, lao động nghiêm túc và tuân thủ pháp luật. Trái lại mình cực ghét loại làm giàu bằng con đường quan chức, nhờ vào chiếc ghế để bóc tiền thiên hạ.

Với những quan chức bất minh về tài sản cần phải được làm sáng tỏ càng nhanh càng tốt, vì điều này có liên quan đến việc củng cố niềm tin cho người dân. 

Nói như thế không có nghĩa là quan chức không được phép giàu. Quan chức mà nghèo là biểu hiện của sự kém cỏi về trí tuệ và thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình và gia đình mình, và như thế thì ông không thể làm giàu cho xã hội được.

Cách đây đến cả năm, dư luận đã râm ran về tài sản khủng của ông Trần Văn Truyền và Ngô Văn Khánh, tất cả đều ở Thanh tra Chính phủ, một ông Tổng và một ông Phó Tổng; một ông đã hạ cánh và một ông đang đương chức.

Thế rồi, báo chí, mạng mẽo vào cuộc tưởng chừng như mọi việc đều sáng lòa trước vạn con mắt của người dân và cơ quan chức năng.

Thế rồi, thế rồi..thôi! Mọi việc trở nên im ắng "rất bình thường" trước lời hứa của cơ quan chức năng. 

Người dân cứ chờ, rồi chờ, và lại chờ...Và cho đến hôm nay, thời gian đã kéo dài đến cả năm mà cơ quan chức năng khi trả lời dư luận qua báo chí vẫn nói "đang nắm tình hình....".

Thế mới chết, cả một bộ máy phòng chống tham nhũng to lớn kềnh càng, quyền thế lệch đất mà đến giờ này "vẫn đang nắm tình hình" thì gay.

Người dân nói với nhau, lẽ ra việc phòng, việc phát hiện, việc điều tra, việc làm rõ là của cơ quan chức năng, nhưng người dân đã phát hiện khá rõ, còn lại có tí tẹo việc của cơ quan chức năng mà làm cũng không xong là vì cái gì? 

Nếu như đã làm rõ mà không công khai cho dân biết là không được, vì nó trái với....với quy định về cán bộ công chức phải kê khai và công khai tài sản....Văn bản nào thì tôi quên mất rồi. 

Thông cảm cho người viết vì không phải cơ quan chuyên môn.

Nhưng sự việc chỉ có vậy mà hàng năm trời làm không ra thì phải xem lại năng lực của cơ quan chuyên môn này.

1. Về ông Khánh

Trước dư luận về khối tài sản "khủng" của Phó tổng Thanh tra chính phủ Ngô Văn Khánh, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, sau khi có thông tin báo chí nêu, Thanh tra chính phủ đã chủ động yêu cầu ông Khánh báo cáo trước ban cán sự về nguồn gốc và quá trình kê khai tài sản từ năm 2007 đến nay.

Ông Tranh cũng yêu cầu cấp phó có báo cáo, giải trình về việc kê khai tài sản này. Ông Khánh đã thực hiện việc giải trình trước Ban cán sự Thanh tra Chính phủ và cơ quan chức năng để theo dõi, đối chiếu lại quá trình kê khai tài sản.

Hiện tại, ông Khánh là cán bộ thuộc diện Ban Bí Thư quản lý nên Ban Kiểm tra Trung ương đã vào cuộc để kiểm tra, xác minh mức độ khách quan trung thực trong kê khai tài sản và sẽ thông báo kết luận sau. 

Vậy là vẫn chưa xong!

2. Về ông Truyền

Đang nắm tình hình tài sản của ông Trần Văn Truyền

Chiều 12-6, trả lời chất vấn tại Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra TƯ nắm tình hình tài sản của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

ĐB Bùi Thị An (Hà Nội) và ĐB Võ Thị Dung (TP HCM) cùng cho biết dư luận hết sức bức xúc về khối tài sản lớn của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền cũng như việc bổ nhiệm ồ ạt 60 cán bộ cấp vụ ở Thanh tra Chính phủ trước khi vị lãnh đạo này về hưu.

Cũng vẫn chưa xong!

NĂM 1938: HOÀNG ĐẾ AN NAM RA QUYẾT ĐỊNH ĐỂ HOÀNG SA THUỘC VÀO TỈNH THỪA THIÊN (THEO ĐỀ NGHỊ CỦA NGƯỜI PHÁP)

Năm 1938 : Hoàng đế An Nam ra quyết định để Hoàng Sa thuộc vào tỉnh Thừa Thiên (theo đề nghị của người Pháp)


Tư liệu do Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố trên mạng, từ tháng 10/2009.

Không ghi xuất xứ, và không phân tích gì thêm. Người trong nước nhìn vào còn thấy không thể không chán, nói gì đem ra trình cho bàn dân quốc tế xem. Cũng làm ăn không khác gì Bộ Ngoại giao Trung Quốc


---

(26/10/2009)

Dụ của vua Bảo Đại số 10 ngày 29/2 năm Bảo Đại thứ 13 (30/3/1938), tách quần đảo Hoàng Sa khỏi địa hạt tỉnh Nam Ngãi, đặt vào tỉnh Thừa Thiên. Nội dung như sau:

“Chiếu chỉ các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều, các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tỉnh Nam Ngãi: đến đời Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế vẫn để y như cũ là vì nguyên trước sự giao thông với các Cù lao ấy đều do các cửa bể tỉnh Nam Ngãi.
Chiếu chỉ nhờ sự tiến bộ trong việc hàng hải nên việc giao thông ngày nay có thay đổi, vả lại viên Đại diện Chánh phủ bảo hộ có tâu rằng nên tháp các Cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên thời được thuận tiện hơn.
Dụ:
Độc khoản - Trước chuẩn tháp nhập các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels) vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên: về phương diện hành chánh, các cù lao ấy thuộc dưới quyền tỉnh hiến tỉnh ấy”.

------------------
Trang thông tin điện tử về Biên giới lãnh thổ; Cơ quan chủ quản: Uỷ ban Biên giới quốc gia - Bộ Ngoại giao
Địa chỉ: 58 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội; Điện thoại: 08043958;
Giấy phép hoạt động số: 172/GP-TTĐT, Hà Nội ngày 16 tháng 11 năm 2009

Nguồn: Giao Blog

ĐÚNG LÀ KẺ CƯỚP!

LâmTrực@


Này ông Tập Cận Bình!

Sự thật như thế này mà ông còn chối cãi hay sao?


Ông có còn là người hay không, hả, hả, hả?


1.

Gian tà, xảo trá, lật lọng, tàn bạo và tham lam vô độ là những từ phổ biến dùng để mô tả Trung Quốc. Tất nhiên, không phải bây giờ người ta mới biết Trung Quốc là như thế. Với Trung Quốc, sự thật luôn bị bẻ cong một cách trắng trợn, trơ trẽn. Điều lạ là những luận điệu dối trá của Trung Quốc đều được thốt ra đường cửa miệng của các nhà lãnh đạo với thái độ cục cằn, trịch thượng đến khó tin.

Sự kiện Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan khổng lồ 981 vào hạ đặt trái phép tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm cho người Việt và cộng đồng quốc tế phản ứng quyết liệt. Bất chấp phản đối của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan với hàng trăm máy bay, tàu chiến, và các tàu kiểm ngư, hải cảnh và tàu cá (bản chất là tàu quân sự đội lốt tàu cá), đồng thời liên tục có những hành động khiêu khích vũ trang hòng tạo cơ châm ngòi cho một cuộc chiến cục bộ, chớp nhoáng. Trong vô vàn những vụ việc mà công nghệ thời đại đã ghi nhận và phản ánh về những hành động vô nhân tính của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam, có vụ tàu cá của ngư dân đã bị Trung Quốc cố tình đâm chìm và bỏ mặc họ thoi thóp giữa trùng khơi. Ấy thế nhưng, dưới giọng điệu của Hồng Lỗi, Hoa Xuân Oánh, hay kể cả Tập Cận Bình cùng lũ tướng tá thảo khấu diều hâu thì "Hoàn toàn không có chuyện đó, mà là tàu cá Việt Nam quấy nhiễu giàn khoan và tự lật".

Thế những, sự thật sẽ vẫn là sự thật, chỉ có những kẻ não trạng phân liệt mới chối bai bải về những hành động tội ác mà mình gây ra cho ngư dân Việt Nam với những hình ảnh, video và nhân chứng rành rành. Và cũng chỉ có lũ man di mọi rợ mới làm như thế, tin như thế.

2.
Và đây, những hình ảnh và video phản ánh vụ việc và nó cần được phơi bày cho toàn thế giới biết rõ bộ mặt tàn bạo kiểu Thiên An Môn của Trung Quốc được trang điểm bởi lớp phấn son "Trỗi dậy hòa bình".

Clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi vài chiếc tàu cá của ngư dân Việt Nam, sau đó nhẫn tâm đâm và nhấn chìm chiếc tàu cá có số hiệu ĐNa 90152 vào 16g ngày 26/5/2014:

Đây là hình ảnh được cắt ra từ clip quay bằng điện thoại di động của ngư dân:




Đây là clip:

https://www.youtube.com/watch?v=AecA46GBvMs
Không có gì khác hơn để nói: Dã man!


Vậy mà Trung Quốc vẫn chối bai bải! Đúng là kẻ cướp!

VINH DANH HAY KHÔNG?

Cuteo@


VTV đang lấy ý kiến bạn đọc v/v có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ấy hay không. 

Để rộng đường dư luận, Cuteo@ bê nguyên văn entry trên FB Linh Nguyễn và trên GgTienLang về cho anh em đọc.

Cũng cần nói thêm, Cuteo@ hoàn toàn nhất trí với những gì mà bạn FB Linh Nguyễn cũng như ý kiến của bạn Le Hương Lan trên GgTienLang đã viết.
----------------------

ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC VINH DANH 74 LÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ CHẾT TRONG "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" CỦA VTV - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Thực sự trong những phát ngôn gần đây của VTV (cơ quan ngôn luận của chính quyền  về "Hải Chiến Hoàng Sa  có những điều không thể chấp nhận được. Tôi không biết chính quyền có âm mưu hay ý đồ gì trong việc vinh danh 74 lính Việt Nam Cộng Hòa chết trong Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 là hòa hợp dân tộc và nhằm mục đích công bố hoặc chứng minh HS là của Việt Nam khác nữa hay không ? Nhưng nếu có thì liệu điều này có thật sự cần thiết hay không?

Khi mà vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc còn nhiều hướng đi tích cực hơn và cũng đang tiến hành một cách rất hiệu quả. Còn về vấn đề vinh danh để có những bằng chứng cụ thể chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam thì nó quá thừa thải. Bởi nếu chính quyền Bắc Kinh đã muốn công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam thì xin thưa nó đã công nhận lâu rồi. Với hàng trăm nghiên cứu của các học giả hàng đầu thế giới, hàng trăm tấm bản đồ cổ của thế giới , hàng trăm các buổi thảo luận đều đưa ra kết luận HS làcủa VN nhưng Bắc Kinh có thừa nhận đâu?

Nhưng từ việc vinh danh 74 tên lính đánh thuê ấy vô hình chung đã làm tổn thương hàng ngàn cha anh đã hiến dâng cho đất nước, tổn thương hàng triệu gia đình thân nhân các liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc này. Nó làm nhục hàng triệu trí thức chân chính Việt Nam khi phải bẻ cong đi cái lịch sử mà mình đã dày công học tập và nghiên cứu. Vinh danh cho Nguỵ, phải chăng các vị đang tự vả vào mặt mình , sau hàng chục năm chứng minh tính hợp pháp trong vấn đề giải phóng dân tộc và chứng minh chính quyền Việt Nam Cộng Hoà là Ngụy tay sai cho đế quốc Mỹ.

Về Hải chiến Hoàng Sa hiện có nhiều thông tin. Chúng ta, kể cả những quan chức, cựu quan chức Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như ông Trần Công Trục chẳng hạn, đều không có mặt trực tiếp chứng kiến sự kiện. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu tư liệu do những người trong cuộc kể lại. Vậy đó là những ai? Chúng ta không thể tin tưởng những tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến VNCH, càng không thể tin mấy ông cờ vàng Cali hiện nay ba hoa, mà hãy nghe người thực sự trong cuộc kể lại. 

Trở lại trận “Hải chiến Hoàng Sa”, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau rồi mạnh ai người đó tháo chạy, bỏ lại đồng đội lênh đênh trên biển.

Rất may là trong số những người lính VNCH, vẫn có nhiều người trung thực. Nói về sự thật này, không ai có thể biết đích xác hơn chính những người trong cuộc. Vậy thì, xin hãy nhường lời cho ông Lê Văn Thự - nguyên Hạm trưởng chiến hạm HQ 16 - một trong 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận "Hải chiến Hoàng Sa".

"Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.

Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.

Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.

Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.

Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.

Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được?

Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.

Ông Dân viết: “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.

Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.

Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.

Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !

Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân "

* Như vậy chúng ta đã thực sự thấy bản chất của cái gọi là "Hải chiến Hoàng Sa 1974 "và cái sự vinh danh kia liệu có tráo trở và cần thiết hay không ????

Nguồn:Phím chiến/Linh Nguyễn

-----------------

Trên GgTienLang: HOAN NGHÊNH VTV

Lời dẫn: Trên fb, VTV đang lấy ý kiến bạn đọc v/v có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ấy. Dưới đây là ý kiến của Google.tienlang cùng một số ý kiến thảo luận của mọi người trong một stt trên fb.
----

-----

Theo bạn VTV có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến ấy?
--------
Thưa các bạn ở VTV.

Tôi đánh giá cao việc các bạn đưa vấn đề này ra thảo luận.

Tôi chỉ quan tâm đến sự thật. Nếu đúng là những người lính VNCH thực sự chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa thì chúng ta cũng nên rộng lòng.

Nhưng sự thật thế nào?

Về Hải chiến Hoàng Sa hiện có nhiều thông tin. Chúng ta, kể cả những quan chức, cựu quan chức Nhà nước CHXHCN VN như ông Trần Công Trục chẳng hạn, đều không có mặt trực tiếp chứng kiến sự kiện. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu tư liệu do những người trong cuộc kể lại.

Đó là những ai?

Chúng ta không thể tin tưởng những tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến VNCH, càng không thể tin mấy ông cờ vàng Cali hiện nay ba hoa, mà hãy nghe người thực sự trong cuộc kể lại.

Chúng ta biết, trực tiếp tham chiến phía Việt Nam có 4 tàu chiến, đó là:

1- Tàu HQ5 do ông Trung tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm hạm trưởng;
2- Tàu HQ04 do Trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng;
3- Tàu HQ 16 do Trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng;
4- Tàu HQ 10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.

Ông Ngụy Văn Thà đã tử trận nên không thể kể lại. Vậy chỉ còn 3 người là đủ tư cách kể về Hải chiến Hoàng Sa mà ta có thể tin cậy.

Vậy thì ta hãy nghe:

+ Ông Lê Văn Thự kể lại ở đây:
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hai-chien-hoang-sa-su-bat-tai-va-hen_4.html

+ Ông Vũ Hữu San kể ở đây:

Bộ trưởng Y tế: TÔI KHÔNG THỂ TỪ CHỨC

NGUYỄN LÊ


“Có một số việc chưa thể hoàn thành trong một sớm một chiều nhưng chúng tôi đã và đang tận tâm, tận lực cống hiến hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi âm câu hỏi về từ chức của đại biểu Quốc hội.

Như VnEconomy đã đưa tin, tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến vẫn đứng đầu danh sách các thành viên Chính phủ nhận được nhiều chất vấn qua văn bản của các vị đại diện cho dân.

Phản ánh phẫn nộ của cử tri trước dịch sởi gây chết nhiều trẻ em, một vị đại biểu cho rẳng Bộ Y tế xử lý quá chậm. “Vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao các vụ việc tiêu cực liên tục xảy ra ở ngành y, giống như “nạn đại dịch”, hết vụ rút ruột vắc-xin ở trung tâm y tế Hà Nội, đến vụ nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện huyện Hoài Đức, thay thiết bị đục thủy tinh thể giả ở Bệnh viện Mắt, tiêm nhầm vắc-xin ở Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường …”, đại biểu viết ở phiếu chất vấn.

Câu hỏi được gửi tới Bộ trưởng là, với tư cách là “tư lệnh ngành” trên mặt trận “nóng bỏng này”, đã liên tục để xảy ra “những tai họa” cho đất nước và cho gia đình nạn nhân, Bộ trưởng có thấy tình trạng trên có phần trách nhiệm chính do công tác điều hành của mình hay không? Ở các nước khác, nếu để xảy ra tình trạng trên, Bộ trưởng phải từ chức. Đến thời điểm này Bộ trưởng có nghĩ đến điều này hay không?

Tại văn bản trả lời, Bộ trưởng Kim Tiến viết: Như đã phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 29/4/2014, tôi không thể “từ chức” khi toàn ngành y tế đang tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, đang dồn sức lực cho việc giành giật sự sống của các bệnh nhi, nhằm dập tắt dịch sởi càng sớm càng tốt.

Hiện nay, khi dịch sởi cơ bản đã được kiểm soát thì dịch chân tay miệng, sốt xuất huyết và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đang có nguy cơ bùng phát tiếp tục đặt ngành y tế trước những thách thức mới đầy khó khăn, Bộ trưởng viết tiếp.

Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu, với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh và giảm tới mức thấp nhất số trường hợp tử vong, ngành y tế hiện đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên toàn quốc.

Lý do tiếp theo khiến Bộ trưởng không thể rời vị trí là Bộ Y tế đang tiếp tục triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, đặc biệt là giảm quá tải bệnh viện, phòng chống dịch bệnh, đổi mới và phát triển ngành y tế… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

“Tôi được Đảng và Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế theo quy trình quy hoạch cán bộ, qua một quá trình phấn đấu. Khi nhận nhiệm vụ này, tôi luôn tâm niệm đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết”, Bộ trưởng Kim Tiến hồi âm đại biểu.

Bộ trưởng cũng cho biết đối với bất cứ vụ việc nào xảy ra trong ngành y tế, quan điểm của Bộ là phải xử lý nghiêm minh, không bao che, đúng người đúng việc, đúng trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, giải quyết theo quy định của pháp luật và cần có sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt, cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ở cả Trung ương và địa phương, bên cạnh trách nhiệm của người đứng đầu ngành y tế.

“Tôi mong đại biểu Quốc hội và cử tri thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ ngành y tế nói chung và với Bộ trưởng Y tế nói riêng để chúng tôi tiếp tục vững tâm hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của ngành, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn”, Bộ trưởng kết thúc văn bản trả lời chất vấn