Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

ĐÚNG LÀ TÀU KHỰA: CÀNG CỐ LẬP LUẬN CÀNG MÂU THUẪN

Cuteo@


Chỉ có thằng ngu mới tiền hậu bất nhất, hoặc mỗi đữa mỗi nẻo. Với việc đại sự quốc gia thì điều này càng phải thận trọng. Vậy mà quan chức Trung Quốc vẫn to mồm nói lấy được.

Đây là ý kiến của giáo sư Cathayer về những mâu thuẫn trong lập luận chủ quyền của Bắc Kinh đối với Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Đúng là Tàu Khựa, càng lập luận càng tự mâu thuẫn!

Trung Quốc tự mâu thuẫn về lập luận chủ quyền Biển Đông

(LĐ) - Số 139 Vĩnh Nguyên

Trung Quốc liên tục xây dựng hạ tầng với quy mô lớn trên Biển Đông.

Viết trên trang The Diplomat, chuyên gia về các vấn đề an ninh người Australia Carl Thayer đã chỉ ra sự mâu thuẫn và phi lý của Trung Quốc khi lập luận về việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển của Việt Nam, trong những tài liệu TQ trình lên Tổng Thư ký LHQ mà họ xem là bằng chứng cho chủ quyền của TQ ở Biển Đông.

Tự mâu thuẫn

Ông Thayer cho biết: Lúc đầu, TQ lập luận rằng giàn khoan Hải Dương 981 nằm trong vùng lãnh hải của TQ, cách đảo Tri Tôn mà TQ đang chiếm giữ của VN 17 hải lý. Nhưng theo Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS), vùng lãnh hải chỉ nằm trong phạm vi 12 hải lý từ đường cơ sở bờ biển của một nước.

Tuyên bố ngày 6.6 của TQ đã sửa lại sai lầm này bằng cách nói rằng, giàn khoan 981 nằm trong vùng tiếp giáp của TQ. Nhưng tuyên bố mới này cũng thiếu cơ sở pháp lý. Theo UNCLOS, mục đích duy nhất của vùng tiếp giáp là cho phép một quốc gia bờ biển thực thi việc kiểm soát cần thiết để ngăn chặn vi phạm các luật và quy định về hải quan, tài chính, di cư trong lãnh thổ hoặc lãnh hải của nước đó, hoặc để trừng phạt những vi phạm các luật trên.

TQ cũng làm rối thêm tình hình bằng cách lập luận rằng, vị trí của giàn khoan gần với quần đảo Hoàng Sa hơn là bờ biển Việt Nam. Giàn khoan này hoạt động chỉ cách đảo Tri Tôn và đường cơ sở quanh Hoàng Sa có 17 hải lý, trong khi cách bờ biển Việt Nam 133 - 156 hải lý. Song theo luật quốc tế, chỉ riêng việc “ở gần” là không đủ để tuyên bố chủ quyền.

Phủ nhận luật pháp quốc tế

Giáo sư Carl Thayer cho rằng các tài liệu mà TQ trình lên LHQ rất mâu thuẫn và phi lý, thậm chí chính TQ còn nói rằng luật pháp quốc tế là không thích hợp. Tài liệu của TQ trình lên LHQ đã phủ nhận luật pháp quốc tế, khi viết rất rõ: “Các vùng biển này (vùng biển giữa đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam) không bao giờ trở thành vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam cho dù nguyên tắc nào của luật pháp quốc tế được áp dụng để phân định biên giới”. Giáo sư Thayer nhắc lại rằng, Đại sứ TQ tại Australia Ma Zhaoxu cũng thể hiện chính quan điểm vô lý như vậy trong bài viết trên tờ The Australian hôm 13.6.

Ông Carl Thayer cho rằng, tài liệu của TQ gửi lên Tổng Thư ký LHQ cần được các thành viên của cộng đồng quốc tế xem xét - nếu các thành viên này quan tâm về căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và TQ cũng như tác động của nó tới an ninh khu vực. Các thành viên này cũng cần thúc đẩy vấn đề để HĐBA LHQ xem xét.

“TQ không thể được phép theo đuổi cuộc chiến thông tin theo cả hai cách: Vừa đòi lưu hành một tài liệu của họ ở LHQ, vừa phản đối việc LHQ làm trọng tài các tranh chấp trên biển với VN. Mỹ và Australia cần gây sức ép để HĐBA LHQ thảo luận vấn đề này, Nhật Bản và các cường quốc biển khác liên quan đến sự ổn định ở Biển Đông cần tham gia” - ông Carl Thayer viết.

Tờ The Australian ngày 17.6 cũng đăng bài bình luận của Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị, trong đó khẳng định việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là hành động khiêu khích và leo thang ở Biển Đông, vi phạm quyền lợi hợp pháp của Việt Nam, bất chấp luật pháp quốc tế. Đại sứ Lương Thanh Nghị cũng lên án những hành động gây hấn của TQ nhằm vào các tàu thực thi nhiệm vụ cũng như tàu cá của ngư dân Việt Nam.

NỔ KHO VŨ KHÍ TẠI TRUNG QUỐC ĐÚNG LÚC DƯƠNG KHIẾT TRÌ SANG VIỆT NAM

Ong Bắp Cày


Đúng lúc Dương Kiết Trì sang Việt Nam, đúng lúc Tàu Khựa đưa thêm tàu chiến và máy bay ra giàn khoan 981 thì tại Trung Quốc, một vụ nổ lớn đã xảy ra làm 17 người thiệt mạng.

Ảnh minh họa. (Nguồn: acclaimimages.com)

Theo Tân hoa xã, chiều 17/6 đã xảy ra một vụ nổ kho vũ khí ở tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, làm 17 người thiệt mạng.

Vụ nổ xảy ra lúc 16 giờ 45 tại thành phố Hoành Dương, tỉnh Hồ Nam khi các binh lính đang xếp đạn dược.


Bản đồ hiển thị địa điểm nơi xảy ra vụ nổ tại thành phố Hoành Dương - Trung Quốc

TRUNG QUỐC ĐƯA CẢ DƯƠNG KHIẾT TRÌ VÀ MÁY BAY ĐẾN VIỆT NAM

Khoai@


Sáng nay, mình cứ tự hỏi chả hiểu vì sao mà báo GDVN lại giật tít cho bài báo của mình là: "Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam: "Không nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ". Thế và sau đó lại rút bài. Làm ăn kiểu này của báo GDVN làm người đọc nghi ngờ và tò mò về nội dung của bài, đúng hơn là những nội dung mà Dương Kiết Trì sẽ đàm phán, cũng như những phản ứng từ lãnh đạo nhà nước ta.

Tìm kiếm (lại) bài báo này không khó, vì cánh zân chủ giả cầy đã nhanh chóng có mặt và bê về treo đầy nhà.

Mình cho rằng, kể cả trường hợp lão Trì này đến để "ép Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ" thì cũng chả thể ép được. Đơn giản là Việt Nam chỉ hành động để bảo vệ lợi ích của dân tộc mình, và vẫn giữ được quan hệ láng giềng cũng như hòa bình, ổn định trong khu vực. Thực tế là Trung Quốc chưa bao giờ ép được Việt Nam. Tất nhiên, đó là một góc nhìn của nhà báo và điều này không khó đoán trong bối cảnh hiện nay. 

Một biểu hiện rõ nét nhất là cùng với việc Dương Khiết Trì đến Việt Nam thì cùng lúc, hoạt động của giàn khoan 981 của Trung Quốc nằm trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của ta không những không giảm độ nóng, mà còn bị đẩy lên cao. Bằng chứng là Trung Quốc tiếp tục tăng số tàu lên 136 chiếc và điều thêm nhiều máy bay chiến đấu tới khu vực. Khỏi phải bàn, ý đồ o ép Việt Nam của Trung Quốc khá lộ liễu.

Nhưng xin nhắc lại, thái độ đúng mực và mềm mỏng của Việt Nam không phản ánh bản chất của vấn đề. Thông điệp của Thủ tướng trước công luận tại Shangri la mới là vấn đề!

Xin lược lại nội dung chính của bài:

The New York Times đưa tin, hôm nay (18/6), ông Dương Khiết Trì (Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc) sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh.

Được biết, sau khi đề cập đến vụ giàn khoan HD – 981, ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ

The New York Times (dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên) nhận xét, Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như là một người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng.

The New York Times nhận định, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981.

Điều đáng chú ý, ông Trì sẽ nhấn mạnh, Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ sau khi chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương (gây hấn) của Trung Quốc.

Một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt - Trung nói với The New York Times rằng, tình hình khu vực giàn khoan 981 đã rơi vào "sự ổn định nguy hiểm".

Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ. Hãng Reuters cũng cho biết, sau hội đàm với Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Với một góc nhìn sắc sảo hơn, tờ Đa Chiều (tờ báo của Hoa Kiều ở hải ngoại) cho biết, chuyến đi của Dương Khiết Trì có thể thấy Trung Quốc đang áp dụng thủ đoạn vừa gây sức ép, vừa cố lôi kéo Việt Nam. 

Nếu tinh ý, các bạn sẽ thấy, sau khi điều chiến đấu cơ Su-27 áp sát máy bay quân sự Nhật Bản, chiến hạm Bắc Kinh bật radar ngắm bắn tàu quân sự Nhật Bản, Trung Quốc bắt đầu lo lắng thật sự. Chuyến đi Việt Nam của Dương Khiết Trì có thể vừa o ép vừa xoa dịu Việt Nam, giảm căng thẳng và rủi ro trên Biển Đông, đề phòng thế lực bên ngoài can dự, tránh cho Bắc Kinh tình huống "lưỡng đầu thọ địch", rảnh tay đối phó với Nhật Bản.

Bà Hoa Xuân Oánh (người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc) bắt đầu hạ giọng và bày tỏ nguyện vọng: "Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam "ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc"

Các nước đang cảnh báo nguy cơ khủng khiếp đang cận kề: Sau khi tạo ra các đảm bảo mới ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ đơn phương tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.

* Từ cụm đảo sinh tồn này, Trung Quốc sẽ nới rộng ra tới 200 hải lý để tuyên bố chủ quyền (Ảnh NASA)

TRUNG QUỐC VÀ WORLD CUP - NHỮNG CHUYỆN BI HÀI

Trung Quốc và World Cup, những chuyện bi hài


Thái Bình

Sinh viên Đại học Nam Hoa ở Hồ Nam thi tâng bóng bằng đầu để chào mừng World Cup 2014. Ảnh Reuters.

(TBKTSG Online) - Trung Quốc là một “tiểu quốc” trong môn bóng đá nam cho nên giấc mơ đăng cai World Cup của nước này xem ra còn khá xa xôi.

Khi trái bóng vừa lăn ở Brazil, trang mạng Time.com đã có một bài phân tích về bóng đá Trung Quốc – nước lớn nhất trong khối BRICS. Theo Time, mặc dù Trung Quốc có số dân đông nhất thế giới nhưng lại không phải là một cường quốc bóng đá.

Bóng đá (nam) Trung Quốc đứng ở vị trí 103 trong bảng xếp hạng của Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA), còn dưới cả Guinea Xích đạo, một nước dân số chưa tới 800 ngàn người. Ở tầm châu lục, bóng đá Trung Quốc chưa thắng nổi Uzbekistan, Iraq và Thái Lan, nói gì đến các đội tuyển trứ danh của Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Trung Quốc không có mặt trong kỳ World Cup năm nay, hoặc kỳ trước, hoặc kỳ trước nữa. Thế thì “tín đồ túc cầu giáo Trung Quốc” nghĩ gì? Cam chịu thôi, biết làm thế nào khác được. Chen Xiao – phóng viên viết về bóng đá ở thành phố Thạch Gia Trang miền đông bắc Trung Quốc – chua chát: “Trung Quốc mà có mặt ở vòng chung kết World Cup thì điều đó trái ngược hẳn với luật lệ bóng đá”.

Có nhiều lý do dẫn tới sự chậm tiến của bóng đá Trung Quốc. Ở các quốc gia như Brazil – nơi đang diễn ra vòng chung kết World Cup 2014 – trẻ con hình như lớn lên với trái bóng dính ở chân. Ở Trung Quốc, trẻ con ngoài giờ học ở trường phải lo đi học thêm, học thi và cả nước không hề có một tổ chức hay một giải bóng đá nào cho thiếu niên. Ấy vậy mà Trung Quốc tự xưng là cái nôi phát minh ra môn bóng đá!

Trung Quốc có một liên đoàn bóng đá quốc gia. Nhưng tổ chức này có “thành tích” lâu dài và tệ hại về tham nhũng, bán độ và dàn xếp tỷ số trận bóng. Đã có những nỗ lực chuyên nghiệp hóa môn bóng đá, với sự đầu tư vốn liếng của các tỷ phú, triệu phú, giống như các nước phương Tây nhưng mọi chuyện còn ở trên giấy!

Thực ra, nhờ một hệ thống tuyển chọn và đào tạo vận động viên theo kiểu “trại lính” - từ khi các em còn bé và có biểu hiện có năng khiếu, cho đến khi trưởng thành và tham gia vào các giải đấu quốc tế, qua một quá trình khổ luyện rất khắc nghiệt - Trung Quốc có thành tích tốt ở nhiều môn thể thao, nhất là các môn thi lấy điểm như bơi lội, thể dục thẩm mỹ, bắn súng… Trong các môn thể thao đối kháng, Trung Quốc mạnh về cầu lông và bóng bàn, nhưng rất yếu về bóng đá và bóng rổ. Các nhà bình luận cho rằng, Trung Quốc vẫn chưa chuyển hóa được ưu thế về “bóng nhỏ” (bóng bàn) thành ưu thế của “bóng lớn” (bóng đá, bóng rổ).

Bóng đá Trung Quốc yếu kém như vậy nhưng môn thể thao vua có một lượng người hâm mộ khổng lồ ở nước này. Trận khai mạc World Cup 2014 giữa chủ nhà Brazil-Croatia ở Sao Paolo, phát trên truyền hình Trung Quốc lúc 4 giờ sáng ngày 14-6, đã thu hút đến 19 triệu người xem. Hôm sau, trận Mexico-Cameroon, lượng người xem truyền hình tăng gấp rưỡi, lên 27,9 triệu người, theo số liệu của CMS Media Research – một công ty nghiên cứu lĩnh vực truyền thông được tạp chí Forbes dẫn lại. Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tự nhận mình là người hâm mộ bóng đá.

Thông thường, World Cup là cơ hội làm ăn của doanh nghiệp nhiều ngành, nhất là ở một nước có đông người hâm mộ bóng đá như Trung Quốc. Doanh nghiệp lớn thì chi nhiều tiền để tài trợ giải, từ đó quảng bá hình ảnh ra toàn cầu; doanh nghiệp nhỏ, ít tiền cũng có những chiêu thức quảng cáo, khuyến mãi “ăn theo” World Cup. Thế nhưng, cũng như các cầu thủ đá banh, phần lớn các doanh nghiệp Trung Quốc dường như chưa quen với những sân chơi tầm cỡ toàn cầu. Trong danh sách các nhà tài trợ World Cup 2014 chỉ có một doanh nghiệp Trung Quốc duy nhất là công ty Yingli, tài trợ các tấm pin mặt trời cho hai sân vận động chính của Brazil.

Ở thị trường nội địa, các doanh nghiệp tập trung kinh doanh áo quần giày vớ nhái trang phục thi đấu của các đội tuyển tham dự vòng chung kết; hoặc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng lưu niệm World Cup 2014 như quốc kỳ các nước, linh vật Faleco, kèn cổ vũ Caxirola… Làm hàng nhái và làm đồ lưu niệm vốn là những thế mạnh “truyền thống” của họ. Nhưng nhìn chung hiệu quả kinh tế mà cơ hội World Cup mang lại cho doanh nghiệp Trung Quốc không lớn như mong đợi.

Không chỉ nhái hàng hóa, người Trung Quốc còn nhái cả ý tưởng. World Cup kỳ trước, thế giới ngạc nhiên và thú vị khi có một con bạch tuộc, tên Paul, có khả năng dự đoán chính xác kết quả các trận đấu của đội tuyển Đức. Kỳ này, ăn theo ý tưởng của người Đức, hãng thông tấn Tân hoa xã và mạng xã hội Soha có kế hoạch lập một đội gấu trúc – con vật đặc hữu của Trung Quốc – để dự đoán kết quả các trận bóng ở Brazil nhưng trò tiên tri lừa bịp này nhanh chóng bị dẹp vì người ta lo ngại nó sẽ kích thích nạn cá cược bóng đá.

Một ý tưởng ăn theo World Cup cũng điên rồ không kém là Công ty quản lý hệ thống xe điện ngầm Bắc Kinh bỗng dưng nảy ra “tối kiến”: đồng loạt đổi tên 32 nhà ga của tuyến metro số 4 theo tên của 32 đội tuyển quốc gia tham dự World Cup 2014 – ví dụ như ga Giác Môn Tây bị đổi tên thành ga Ý Đại Lợi (Italia) (ảnh bên) - khiến cho cư dân thành phố Bắc Kinh chới với không biết đường nào mà đi!

Tám năm nữa, World Cup 2022 sẽ diễn ra tại một nước châu Á; nhưng do Qatar vừa dính vào một vụ tai tiếng nghiêm trọng với FIFA nên cho đến nay chưa rõ quốc gia châu Á nào sẽ đăng cai giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Với tình hình bóng đá Trung Quốc hiện nay, nhiều người tin rằng, đó sẽ không phải là Trung Quốc như nước này vẫn mong muốn.

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

GIÀN KHOAN 981 KHÔNG NẰM TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM?


Ngày 08/06/2014, trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đăng bài “Giàn khoan 981 tiến hành hoạt động tác nghiệp: Hành vi khiêu khích của Việt Nam và lập trường của Trung Quốc”[1] nhằm biện hộ cho hành động ngang ngược của mình đồng thời vu cáo Việt Nam trước công luận thế giới. Bài viết đó đưa ra nhiều luận điểm sai trái, nhưng trước mắt chúng tôi chỉ tập trung phân tích luận điểm chính trong mục III cho rằng khu vực đặt giàn khoan không thuộc vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa (CS) của VN.

Cụ thể là theo Bộ Ngoại giao TQ “Giữa quần đảo Tây Sa của Trung Quốc và bờ biển Việt Nam tồn tại vấn đề phân định ranh giới, cho đến thời điểm này, hai bên vẫn chưa phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại vùng biển này. Hai bên đều có quyền đưa ra chủ trương về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Song, bất cứ phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.”

Mặc dù Việt Nam có nhiều bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa (mà TQ gọi là Tây Sa) nhưng để thấy lập luận của Bộ Ngoại giao TQ sai trái, bất chấp luật pháp và tập quán quốc tế đến mức nào tạm thời thử giả định quần đảo Hoàng Sa (HS) là của TQ như họ nói. Sau đó, thử xét việc phân giới giữa HS và bờ biển VN theo luật lệ quốc tế xem có đúng là dù “phân định ranh giới theo nguyên tắc gì, vùng biển này đều không thể trở thành vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam” hay không.

Cơ sở cho việc phân định sẽ là các điều khoản liên quan trong Công ước LHQ về luật biển (UNCLOS) mà cả TQ và VN đều là thành viên cũng như các án lệ quốc tế có liên quan.

Cơ sở từ UNCLOS là Điều 74 [83], đoạn 1 quy định:

“Việc phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế [thềm lục địa] giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật quốc tế như đã nêu ở Điều 38 của Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng (người viết nhấn mạnh).”

Để đi đến một giải pháp công bằng theo quy định này phải xét đến nhiều yếu tố, điều kiện cụ thể liên quan đến độ dài và hình dạng bờ biển, vị trí và tính chất các đảo, vấn đề kinh tế-xã hội, an ninh, tài nguyên… Tập quán quốc tế và nhiều án lệ từ trước tới nay thường dùng độ dài bờ biển tương ứng làm tiêu chuẩn chính để kiểm tra và điều chỉnh cho tính công bằng. Theo đó, đường phân giới thường là trung tuyến [cách đều] có điều chỉnh theo tỉ lệ thích hợp dựa trên độ dài hai bờ biển tương ứng (tỉ lệ khoảng cách từ điểm trên đường phân giới tới điểm cơ sở của đảo và tới điểm cơ sở của bờ biển đất liền bằng tỉ lệ điều chỉnh) và sau đó có thể tinh chỉnh theo các yếu tố thích đáng khác hay đơn giản hóa cho dễ thực hiện. Do độ dài bờ biển đất liền nói chung lớn nhiều lần so với độ dài bờ biển các đảo nhỏ nên tỉ lệ này thường nghiêng về bờ biển đất liền.

Thông lệ quốc tế cho ta nhiều ví dụ về việc điều này (các đảo chỉ được cho một phần hiệu lực hoặc thậm chí không có được hiệu lực) trong các hiệp định phân giới biển giữa Indonesia và Singapore, Iran và Qatar, Bahrain và Saudi Arabia, Iran và the United Arab Emirates, Canada và Denmark (Greenland).[2]Đặc biệt, hiệp định phân giới vịnh Bắc Bộ năm 2000, chính TQ cũng thỏa thuận với VN chỉ cho đảo Bạch Long Vĩ của VN một phần tư hiệu lực. (Xem H.1)

H.1: Đảo Bạch Long Vĩ được hưởng khoảng ¼ hiệu lực (tỉ lệ 15 hl:55hl ≈ 1:3,7)

Đối với các vụ đã đưa ra toà án quốc tế xảy ra trước UNCLOS hoặc trước khi UNCLOS có hiệu lực thì cũng cho ta nhiều ví dụ. Vụ Tunisia - Libya năm 1982 thì đảo Kerkennah (180 km², 15 000 dân) chỉ được cho một phần hiệu lực do có kích thước nhỏ so với bờ biển của Lybya. Vụ Libya - Malta năm 1985, đảo chính của Malta (122 km², 350 000 dân) cũng chỉ được cho nửa hiệu lực. Vụ Pháp - Anh năm 1977, trong 48 đảo/đá của quần đảo Scilly thì trọng tài chỉ cho 6 đảo có người ở phân nửa hiệu lực và đặc biệt là các đảo/đá nằm sai phía của trung tuyến không ảnh hưởng đến việc phân giới... Đặc biệt, vụ Nicaragua - Colombia sau khi UNCLOS có hiệu lực, mới được phân xử vào năm 2012 khá tương tự với trường hợp HS của VN thì Tòa trọng tài dùng tỉ lệ 1:3[3] (xem H.2). Tuy nhiên, trước nhất lưu ý rằng trong vụ này quần đảo San Andrés, Providencia và Santa hoàn toàn thuộc Colombia, không có vấn đề tranh chấp chủ quyền. Hơn nữa, đó là một quần đảo lớn có diện tích đất tổng cộng khoảng 52,5 km² và cư dân tại chỗ hơn 75 ngàn người.[4] Dù vậy, chỉ các đảo lớn thỏa đúng định nghĩa ở điều 121 UNCLOS như Providencia / Santa Catalina (18 km²), San Andrés (26 km²), Albuquerque mới được Tòa trọng tài xem xét tới EEZ với tư cách từng đảo riêng. Các điểm cơ sở đều nằm trên các đảo này, không có điểm cơ sở nào trên các thể địa lí không phải là đảo theo nghĩa của UNCLOS như bãi Quitasueño hoặc đảo [đá] Serrana… Hoàn toàn không có đường cơ sở thẳng chung lạ lùng như TQ tự vẽ cho HS để làm cơ sở cho việc phân định ranh giới biển. Ngay cả trong vụ Qatar – Bahrain năm 2002, dù Bahrain trên thực tế là một quần đảo vốn được phép có đường cơ sở thẳng theo UNCLOS[5] nhưng tòa vẫn không chấp nhập đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của các đảo đá của quần đảo. Lí do là vì Bahrain đã không đưa vào hồ sơ của mình.

Trong khi đó, HS có chủ quyền đang tranh chấp (thuộc VN nhưng đang bị TQ kiểm soát) chỉ gồm những đảo/ đá nhỏ rải rác với diện tích đất tổng cộng chỉ khoảng 7,75 km² (bé hơn quần đảo San Andrés, Providencia và Santa khoảng 7 lần) còn cư dân thì chỉ độ 1 000 người do TQ đưa tới để thể hiện chủ quyền như chính Tiểu Kiệt (Xiao Jie), Thị trưởng Tam Sa thú nhận "Ở đây không có đất trồng trọt. Mục tiêu chính là để bảo vệ chủ quyền trên biển của đất nước chúng tôi."[6] Đặc biệt lưu ý rằng TQ không phải là nước quần đảo và trong quần đảo HS may ra chỉ có đảo Phú Lâm mới có thể là đảo không phải đảo đá theo điều 121 UNCLOS[7]. Như vậy, ngay cả khi giả định TQ có chủ quyền đối với HS là đúng thì so với những điều vừa trình bày, khó có thể có tòa án quốc tế nào chấp nhận đường cơ sở thẳng mà TQ tự vẽ cho HS. Do đó, dù vị trí giàn khoan có gần với đường đó bao nhiêu cũng đều vô nghĩa.

NGẪM VỀ SỰ KIỆN GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 CỦA TRUNG QUỐC

Bài học lịch sử từ vụ giàn khoan HD 981

Cứ mỗi khi đất nước có biến cố, ta lại thấy đám “đục nước béo cò”, "kền kèn ăn xác thối" nổi lên như nấm mọc sau mưa. Cùng với sự kiện Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, chúng ta thấy nổi cộm những vấn đề sau:

1. Đối với truyền thông chống cộng như RFA, BBC, VOA hay một số blog "rận chủ" thi nhau bới lông tìm vết để mong chứng minh cho được là "cộng sản hèn yếu". Họ tìm mọi cách "đâm bị thóc chọc bị gạo" gây nhiễu loạn thông tin, kích động dân chúng trong nước chống lại chính quyền nhằm thừa nước đục thả câu cho mưu đồ của họ.

2. Đối với truyền thông trong nước thì tha hồ đem những thông tin giật gân gây nhiễu loạn "câu viu", không nghĩ tới những hậu quả khôn lường. Một số bài báo đăng tin kiểu như chiến tranh sắp xảy ra (tung tin Trung Quốc báo động chiến đấu cấp 3 ở biên giới). Một số bài báo đăng những thông tin kiểu kích động thù hằn dân tộc giữa ta và Trung Quốc và hậu quả đó nó cũng dẫn tới các doanh nghiệp TQ và cả người Hoa bị đánh chết có sự góp tay không nhỏ cho những tờ báo này. Một số tờ báo có xu hướng xét lại, được dịp đăng bài, phỏng vấn mớm cung các vị lãnh đạo lão thành nhằm tìm chính danh cho chế độ VNCH đã bị nhân dân ta đánh đổ gần 40 năm nay. Họ lôi công văn của cụ Đồng ra để bàn tán nhưng khổ nỗi lại "lợn lành chữa thành lợn què", thậm chí họ cố tình xuyên tạc công văn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng. Họ ra sức định hướng dư luận rằng chúng ta phải thân Mỹ, thân Phương Tây thì mới giữ được chủ quyền, có bài báo còn đăng bài hàm ý rằng chế độ cộng sản này cần phải xóa bỏ thì người Mỹ người Tây mới giúp chúng ta... Nói chung là cổ súy cho tư tưởng bài Hoa nhưng lại lăn sả vào ôm chân Mỹ, tức là "đuổi cọp cửa trước, rước sói cửa sau". 

3. Một số cộng đồng hải ngoại, tàn dư của chế độ cũ thì được sức hả hê. Họ nghĩ rằng "cộng sản Tàu" sẽ dạy "cộng sản VN" một bài học. Nhóm khủng bố Việt Tân được dịp tung tin xuyên tạc về tình hình trong nước, kích động nhân dân biểu tình đập phá các doanh nghiệp, gieo rắc bạo loạn nhằm mong lật đổ chế độ.

4. Những kẻ chống đối trong nước nhân danh “đấu tranh dân chủ” thì tâm trạng chung cũng được sức hả hê, kiểu như “cầu được ước thấy”, thằng anh đã dạy thẳng em bài học, những điều chúng tiên đoán là “chuẩn mực”,…. Chúng cho thời cơ ngàn năm đã đến, hô hào dân chúng xuống đường biểu tình xuyên tạc nói xấu nhà nước hèn với giặc ác với dân, cần phải thay đổi thể chế, trả tự do cho những kẻ chống phá nhà nước, xây dựng đất nước theo “dân chủ nhân quyền” phương Tây…

Qua đó cho chúng ta thấy gì...? Họ là người Việt Nam nhưng họ luôn xuyên tạc về tình hình đất nước nhất là lúc dầu sôi lửa bỏng như thể này để từ đó họ chống cộng sản. Họ luôn mong quân đội ngoại bang xâm lược, chiếm đóng đất nước họ để lật đổ chính quyền mà họ thù ghét, và tất nhiên cũng để họ có cơ hội chia sẻ miếng bánh chính trị bằng cách bán thân xác và linh hồn cho ngoại bang. Nghe tin quê hương bị xâm lăng là lòng họ như mở cờ, họ vui như trẩy hội, vì có thêm 1 vụ để chửi cộng sản. Họ chỉ mong có ngày quân giặc chiến thắng để họ theo đóm ăn tàn. Họ mạo nhận là những nhân vật đang "đấu tranh nhân quyền", là những "nhà dân chủ", "nhà hoạt động dân chủ", "hoạt động nhân quyền”mà quậy phá đất nước, nhận tiền của nước ngoài, thông đồng với ngoại bang, toa rập với các thế lực bên ngoài, mưu đồ bất chính, dụng ý thiếu lương thiện, ý đồ phản loạn.

Nhìn lại bối cảnh năm 1979, 1988 tới nay chúng ta thấy cũng giống như vậy. Năm 79 chúng ta phải đánh bắc dẹp nam, lưỡng đầu thọ địch. Lúc đó những kẻ một thời theo giặc kiếm ăn đang yên ổn tại hải ngoại thay vì lo lắng và góp sức cho tổ quốc thì lại sung sướng khi Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học". Một số tổ chức khủng bố còn lợi dụng tình hình đất nước khó khăn liền đem súng đạn vào đất nước âm mưu bạo loạn lật đổ. Xin nêu ra 3 minh chứng:

1) Hoạt động xâm nhập VN của Võ Đại Tôn (Chí nguyện đoàn phục Quốc 1978 – 1981), phù hợp với thời gian xảy ra chiến tranh biên giới;

2) Hoàng Cơ Minh tổ chức Chiến dịch Đông tiến II, 1987 xẩy ra đồng thời với việc TQ chuẩn bị tổng lực để đánh Trường Sa và

3) Theo Nguyễn Toàn (tạp chí hải ngoại: Văn Nghệ Tiền Phong, số 303, tháng 9/1988) thì nhóm Thái Quang Trung đã nhận sự trợ giúp của Tầu Cộng để xây dựng căn cứ Bukdahan (Thái Lan)..

Còn trong nước lúc đó không ít tàn dư của chế độ cũ sợ khó khăn gian khổ chiến tranh tìm cách vượt biên ra nước ngoài tìm chân trời mới bỏ lại đất nước đang rên siết dưới những vết thương chiến tranh chưa bao giờ lành lặn.

Hệ thống báo chí ngày nay, trừ một số tờ báo có tính chiến đấu cao như báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, thì hầu hết còn lại các báo lung lay niềm tin đòi nhà nước phải ngả theo phe này phe kia. Tuy chưa đến nỗi như năm 79 nhưng những hiện tượng này nếu không có phương án quản lý chặt chẽ thì rất có thể chúng ta sẽ có một nền báo chí chạy theo giặc.

Tóm lại, để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam chỉ có thể và luôn luôn bằng máu của người Việt Nam. Và chỉ có Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới sự tổ chức, chỉ huy, lãnh đạo dày dạn kinh nghiệm chiến tranh của Đảng CSVN mới đủ sức đương đầu và đánh thắng kẻ thù xâm lược. Không có một liên minh nào, hiệp ước nào, một quốc gia nào…có thể bảo vệ được độc lập, toàn vẹn chủ quyền của Việt Nam ngoài chính bản lĩnh, trí tuệ và máu của người Việt Nam. Ông cha ta xưa, bằng sức mạnh dân tộc, đã từng một mình, đơn độc chống lại bọn phong kiến phương Bắc xâm lược đông mạnh, hết triều đại này đến triều đại khác để lại những chiến công hiển hách và các giá trị to lớn khác, thì ngày nay, sức mạnh dân tộc đó, kết với sức mạnh thời đại, sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, thì Việt Nam không ngán ngại bất cứ kẻ thù nào. Nhưng trước khi đánh thắng ngoại xâm thì chúng ta phải biết dẹp yên nội loạn, cần phải xử lý nghiêm những kẻ cơ hội, đục nước béo cò, tay sai ngoại bang, thúc đẩy nội lực và đoàn kết dân tộc mới mong thắng lợi vẻ vang.

BIẾM HỌA CHỐNG TÀU XÂM LƯỢC MỘT THỜI...

Biếm họa chống Tàu của một thời…



Trên FB mấy hôm nay mọi người truyền nhau những bức ảnh chụp từ tập tranh biếm họa đả kích được giới thiệu có tên “Mưu sâu họa càng sâu“, do Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân ấn hành vào tháng 12 năm 1979, với số lượng 20.200 cuốn. Các họa sĩ vẽ tranh gồm có Nguyễn Đạo Hưng, Trịnh Lập, Dương Lê, Nguyễn Nghiêm, Huy Quang, Văn Thanh.

Xin được chia sẻ lại trên Soi và có thêm ít dòng chú thích:

Cách đây tròn 35 năm, vào lúc rạng sáng ngày 17-2-1979, quân Trung Quốc đã bất ngờ nổ súng trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, đồng thời xua hơn 60 vạn quân tràn vào vùng biên địa của đất nước. Trong những ngày ấy, các họa sỹ biếm của Việt Nam đã dùng biếm họa như một thứ vũ khí sắc bén để cùng với toàn dân tộc chống lại quân xâm lăng.

Nhân dịp 35 năm, nhìn lại những bức biếm họa của một thời, không phải để hằn thù, mà thấy quý giá những gì mà thế hệ trước đã làm nhằm bảo vệ non sông đất nước, cuộc sống yên bình của người dân.

Dĩ nhiên, có những bức biếm họa mang không khí, hoàn cảnh của thời đó, có thể không còn phù hợp với hoàn cảnh của ngày hôm nay, bạn đọc Soi cũng không nên xem với tâm thế của những ngày hừng hực máu lửa năm 1979 ấy. Mọi thứ đã khác, nhiều thứ xôi-đậu không trắng-đen hẳn như ngày ấy, bạn-thù cũng chồng chéo hơn và là một thực tế mà mỗi chúng ta ngày hôm nay cần phải “thâm” hơn trong đối mặt.

”Biên giới của chủ nghĩa bành trướng”: Chủ nghĩa bành trướng Đại Hán được nuôi dưỡng từ nghìn năm phong kiến, biến tướng qua thời hiện đại vẫn không che dấu được tham vọng mở rộng biên cương lãnh thổ theo bước chân của những đội quân xâm lược. Đất nước nhỏ bé phía Nam Trung Hoa là một trong những mục tiêu đầu tiên.

“Mô hình thế giới kiểu 1949 của Bắc Kinh”: Tham vọng bá quyền nước lớn của chính quyền Bắc Kinh không dừng lại ở việc mưu toan chinh phục quốc gia đồng minh cùng ý thức hệ phía Nam, mà còn vươn tới tầm thế giới với mô hình “chính quyền trên đầu nòng súng!”, muốn cả thế giới đầy bóng đại cán Tàu. Tham vọng này được cổ vũ bởi việc quân giải phóng của Mao giành chính quyền ở đại lục năm 1949, đẩy Quốc dân đảng qua eo biển, sang Đài Loan.

“Đối nội và đối ngoại”: một chính sách đối ngoại bành trướng, hung hãn, xua người nghèo đi lính xâm lược, đi kèm với đấu đá nội bộ.

“Kế hoạch đột xuất làm thêm 800 triệu cái khóa”: vào thời điểm ấy, dân số Trung Quốc vào khoảng 800 triệu người. Một trong những biện pháp thông thường của chính quyền Bắc Kinh là “khóa mồm” người dân lại, không cho họ được ý kiến ý cò gì, nhất là khi nhà nước tiến hành chiến tranh xâm lược.

“Kẻ kế tục”: “Truyền thống” tàn ác của giới cầm quyền bắt đầu từ thời bạo chúa Tần Thủy Hoàng, cho đến thời hiện đại của Đặng Tiểu Bình đã được mở rộng, “xuất cảng” sang Campuchia cho tập đoàn diệt chủng Pol Pot áp dụng với chính dân tộc mình, sát hại khoảng một phần ba dân số Campuchia chỉ trong vòng hơn 3 năm!

“Điên đảo”: Với chính quyền Đặng Tiểu Bình ở thời điểm ấy, những giá trị “bạn”, “thù” quay tít như con thò lò trên hình chữ “vạn” của phát xít Đức, với phương châm thực dụng tối đa: “Mèo đen hay mèo trắng không quan trọng, miễn là bắt được chuột!”.
“Hiện đại hóa quân đội”: Quân huy quân đội Trung Quốc có chữ “bát nhất” 八一. Theo họa sĩ, hiện đại hóa quân đội lúc ấy chỉ là đổi thành chữ “vạn” phát xít.

“Củ cà rốt và cái bóng”: Đó là hiện đại hóa công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, hiện đại hóa quốc phòng, hiện đại hóa khoa học và công nghệ. Quá trình “hiện đại hóa” để tăng cường sức mạnh quân đội nhằm gây chiến với các nước láng giềng luôn được chính quyền phương Bắc đậy điệm bằng những ngôn ngữ dân sự hiền lành, như củ cà rốt che đậy linh hồn của một quả bom…

“Mới hiện đại một nửa”: Trong chiến tranh, bao giờ cũng có việc bên này chê bai quân đội bên kia. Họa sĩ biếm Việt Nam giễu quân đội Trung Quốc lúc ấy trông có vẻ được trang bị oách thế nhưng thực tế là chẳng có gì, chỉ bốc phét.

“Bá nghiệp và sức kéo”: Một chính sách thực chất tập trung cho quân đội, trong khi lúc ấy, đời sống dân Trung Quốc còn rất lầm than.

“Còn nỏ mồm chối cãi?!”: Vào tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc che đậy việc xâm lược, âm mưu cướp đất bằng chiêu bài “dạy cho Việt Nam một bài học”. Việc vạch mặt âm mưu ấy tựa như lột trần gót giày Tàu của kẻ vượt đường biên.

“Quân uy của bọn cướp nước”: tấn công Việt Nam, binh lính Trung Quốc không giữ được “quân uy”, thấy lợn, gà… cũng bắt; không từ đàn bà, con trẻ…

“Có một tỷ dân cơ mà”: Mới chỉ bị các lực lượng vũ trang địa phương và bộ đội biên phòng Việt Nam chặn đánh (khi ấy lực lượng chủ lực của Việt Nam vẫn còn tập trung ở chiến trường Campuchia đánh quân Polpot), quân Trung Quốc đã thất điên bát đảo; chiến thuật phổ biến nhất của các tướng chiến trường Trung Quốc thực thi trong chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 là “biển người”, xua quân tấn công bất kể sống chết ra sao. Đây cũng là chiến thuật mà Trung Quốc đã áp dụng thường xuyên trong chiến tranh Triều Tiên hơn 20 năm trước. Với các nhà chỉ huy quân sự Trung Quốc, núi xương sông máu nào có ý nghĩa gì!

“Một kiểu giơ tay đầu hàng”: Và đây mới là “quân uy” thật sự của quân Trung Quốc khi bị thất bại trên mảnh đất Việt Nam lúc ấy, không còn thể thống gì cả. Không có vũ khí, binh lính Trung Quốc thực dụng và hèn hạ đến bất ngờ.

“Chiến thắng trở về”: Khi các quân đoàn chủ lực của Việt Nam được điều chuyển lên biên giới phía Bắc vào đầu tháng 3-1979 thì Bắc Kinh vội tuyên bố rút quân để tránh theo dấu những Thoát Hoan, Tôn Sĩ Nghị xưa kia! Chiến lợi phẩm thu được là lợn gà cướp trên chiến trường và một đội quân “chiến thắng” vội vã lẫn thất thểu trở về.

“Mừng đại thắng”: Trung Quốc dĩ nhiên không bao giờ thừa nhận thất bại. Nhưng cuộc chiến xâm lược Việt Nam năm 1979 của họ đã phải trả giá cực đắt với hàng vạn lính phơi thây trên chiến trường. Băng pháo ăn mừng chẳng khác gì băng đạn nướng thây.