Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

JB NGUYỄN HỮU VINH - KẺ BẤT LƯƠNG

LâmTrực@


Ai đi đâu không biết, nhưng chuyện ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội sang Mỹ là chuyện đại sự quốc gia rồi. Ít nhất nó thể hiện mối quan hệ Việt Mỹ đã và đang phát triển khá tốt, sau nữa nó như cái tát vào lũ mặt dày vẫn bi bô rằng Việt Nam không có bạn. Chuyến đi của ông Nghị hẳn sẽ mang lại nhiều điều thú vị và trên hết nó mang lại những lợi ích cho người dân Việt Nam, trong đó có đồng bào công giáo.

Ấy thế mà có kẻ lại lên mạng phỉ báng, dè bỉu chuyện ông Nghị đi Mỹ. Kẻ đó là JB Nguyễn Hữu Vinh, một con chiên của chúa Jesus với bài "Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì".

Đơm đặt, bịa chuyện, hằn học và chia rẽ lương giáo là những gì JB Nguyễn Hữu Vinh có thể làm. Hẳn nhiên, nó - cái bài viết ấy - cũng như một bãi nước bọt nhổ toẹt vào các điều răn của chúa Jesus. 

Với giọng điệu của một con cừu cực đoan phản chúa, JB Nguyễn Hữu Vinh ra sức đặt câu hỏi về việc ông Phạm Quang Nghị sang Mỹ làm gì, với tư cách nào rồi tự trả lời khơi mào cho những luận điệu đểu cáng, bỉ ổi.

Thật không tin nổi, một nhà báo, lại là công dân Việt Nam, đồng thời lại là một con chiên của chúa Jesus lại có thể mở miệng thốt ra những lời đểu giả của kẻ lưu manh như thế. 

Thực ra nội dung của bài báo không có gì ngoài mớ câu hỏi hỗn độn về mục đích chuyến đi của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị. Đọc nó, người ta chỉ thấy lối viết hằn học, lấy sự thóa mạ, bới móc đời tư của người khác, và mượn cớ để vu cáo chính quyền Hà Nội một cách hàm hồ làm phương tiện rủa xả cho hả dạ. 


Thật đúng khi có người nói chữ làm sao thì người làm vậy. Cứ đọc những bài viết của JB Nguyễn Hữu Vinh, người ta sẽ thấy được bản chất của con người này. 

Ngoài đời, Nguyễn Hữu Vinh có nhiệm vụ viết bài chửi bới chế độ, ca ngợi những kẻ chống phá, quá khích với chính quyền, cổ súy cho những hành vi gây rối xã hội. Bản thân y, cũng đã nhiều lần tổ chức theo nhóm cố tình gây sự với các nhân viên công vụ để chụp ảnh quay phim, viết bài bêu xấu chế độ trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là các vụ việc có liên quan đến Công giáo. 

Với bài viết của Vinh, điểm lại những sự việc phức tạp có liên quan đến công giáo trong thời gian vài năm trở lại đây, người ta thấy có nhiều cái được chứng kiến.

Đọc bài của Vinh, lần đầu tiên người đọc không thấy được sự thật, ngược lại, người ta chỉ thấy sự hằn học bỉ ổi của một nhà báo công giáo với những giọng điệu cực đoan và bịa đặt. Nó được thực hiện bằng những thủ pháp mất nhân tính và bất chấp mọi luật lệ, luật pháp và bằng mọi giá, kể cả tín điều của chính công giáo. 

Đó là lần đầu tiên, Hà Nội thanh bình và lãng mạn phải đối mặt với làn sóng cực đoan của những con chiên cuồng tín cùng đám chủ chăn điên cuồng lỳ lợm, bất chấp luật pháp cùng các quy tắc ứng xử xã hội, thậm chí bất chấp cả những lời răn dạy của chúa Jesus để sử dụng bạo lực đám đông phá hoại an ninh trật tự.
Điều răn thứ tám: Ngươi không được làm chứng gian
Chúa Jesus đã chứng, mọi người đều được kêu gọi phải thành thật và trung thực trong hành động cũng như trong lời nói, buộc phải tìm kiếm và gắn bó với chân lý, hướng cuộc đời mình theo các đòi hỏi của chân lý. 
Lần đầu tiên, người dân Hà Nội đã phải nín thở, nhún nhường trước sự hung bạo được trùm mền bởi đức tin thiên chúa mù quáng, và cũng là lần đầu tiên, thông qua những sự kiện gây hấn với chính quyền, thóa mạ dân tộc người Hà Nội đã phải chứng kiến "tư cách đạo đức dưới mức tồi tệ" của những chủ chăn như Ngô Quang Kiệt, hay Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Khải...

Lần đầu tiên, mọi trò thô bỉ, bẩn thỉu và hèn hạ độc ác như sử dụng phụ nữ, trẻ em, người già và những người nhẹ dạ cả tin làm lá chắn cho những hành động khiêu khích được tung ra như thượng sách để kiếm cớ vu cáo chính quyền mà không có tí tẹo tác dụng.

Lần đầu tiên chính quyền đã phải đối mặt với những lời vu cáo bịa đặt đến tởm nôn, kiểu: "dùng côn đồ bao vây tu viện, Thánh thất, nhà thờ công khai đòi giết người, giết các lãnh đạo Giáo hội". Tất nhiên, là nó tởm nôn và rất tởm nôn vì không thể có được một bằng chứng nào.

Lần đầu tiên, ở Việt Nam, người dân biết dùng mạng Internet để kiểm chứng và nhận ra những thông tin bịa đặt của truyền thông công giáo với mưu đồ tận dụng triệt để thần quyền phục vụ cho ý đồ thế tục, với phương châm "lời cha ý chúa", giáo luật cao hơn luật pháp. Và cũng bằng internet, người dân nhận ra bộ mặt bẩn thỉu của những kẻ nhân danh chúa trời, rao giảng đạo đức nhưng lại hèn hạ vô sỉ, mưu đồ nhem nhuốc.

Lần đầu tiên ở Hà Nội, những người dân lương thiện ngỡ ngàng khi thấy có dòng người dài cả chục km "đi dự Tòa án xét xử những tên tội phạm trốn thuế" như Lê Quôc Quân. Và người Hà Nội cũng không mấy khó khăn để nhận ra rằng, dòng người tội nghiệp kia chỉ là những con cừu ngu ngốc phục vụ cho những mưu đồ bẩn bựa của những kẻ đã từng dẫn đường cho thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Cũng chả mấy khó khăn để hiểu vì đâu những con người hiền lành chất phác kia nên nỗi quá khích, bầy đàn ngu muội bởi sự chăn dắt của đám quỷ sứ mặc áo chùng đen.

Không chỉ ở Hà Nội mà trong cả nước, thậm chí là trên toàn thế giới, lần đầu tiên người ta thấy tinh thần "bác ái" của đấng Ki Tô được bộc lộ bằng những hành động cản phá việc xây dựng các khi vui chơi giải trí cho trẻ em, người già bằng cả âm thanh lẫn bạo lực được phọt ra từ chính của miệng của đám chủ chăn và đám lâu la trâu ngựa. Người ta cũng thấy được tinh thần "bác ái" ấy khi chứng kiến cảnh đám chức sắc công giáo huýt sáo xúi bẩy bầy cừu tấn công công an và người dân lương thiện ngay trong chính nhà ở của họ tại Nghi Phương, hay Tương Dương ở Nghệ An. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên, người ta thấy được sức mạnh của chính nghĩa được bộc bằng sự kiên quyết của một chính thể vì dân khi tiến hành các hoạt động vì lợi ích chung của cả cộng đồng.

Và cũng là lần đầu tiên, không chỉ ở Hà Nội người ta chứng kiến những nhà thờ đang dần biến thành nơi trú ngụ cho những đám du côn chày cối, nhưng tay anh chị du thủ du thực, những mụ đàn bà đàng điếm lăng loàn và cả những tay thảo khấu chính trị cơ hội chủ nghĩa dùng làm nơi chống lại đất nước.


Có lẽ, đây không là lần đầu tiên, IB Nguyễn Hữu Vinh công khai lợi dụng chiếc áo công giáo để nhục mạ chính quyền Hà Nội, nhưng sẽ là lần đầu tiên người ta thấy vai trò của JB Nguyễn Hữu Vinh cũng như truyền thông công giáo như những kẻ bảo kê cho những hành động bất lương, phản chúa.


Cuối cùng, chuyện ông "Phạm Quang Nghị đi Mỹ để làm gì?" chắc chắn sẽ làm cho người đọc nhận ra tâm địa không chỉ của Nguyễn Hữu Vinh mà còn thấy rõ bản chất của đám chó săn khoác áo nhà báo công giáo bất lương.


Những kẻ bất lương, phản chúa thì không đáng tin!

NHẠC SỸ TUẤN KHANH - KẺ VONG NÔ

Khoai@


Mình định viết cái gì đó về tay nhạc sĩ trở cờ Tuấn Khanh này. Nhưng thấy bên nhà Mõ Làng đã có bài rất hay, nên bê về cho anh em đọc.

Cần nó thêm, Tuấn Khanh chính là tay khơi mào cho việc kỳ thị vùng miền ở Việt Nam sau mấy chục năm đất nước thống nhất. Những bước đi của hắn thể hiện qua các bài viết thời gian qua mang bóng dáng của những kẻ phân biệt chủng tộc và đi ngược lại với những nỗ lực của loài người cho một trái đất bình đẳng, bác ái và đẹp đẽ.

Có điều, mình vẫn không hiểu sao hắn gét người miền Bắc và đặc biệt là người miền Trung?

Xin giới thiệu bài viết của lão Mõ:

Kính Chiếu Yêu

Sau lần xông pha trong trong vụ bạo động ở Bình Dương để đưa tin cho RFA, BBC… phối hợp với đám Chí Dũng, Quang Lập, Chênh, Thụy, Diện, Huệ Chi… kích động biểu tình, bị lên án, vạch mặt, tưởng rằng Tuấn Khanh đã im hơi lặng tiếng thì bây giờ bộ đôi hải ngoại, nội địa lại lên tiếng bằng cái loa Tuấn Khanh. Lần này được khởi động bằng “Di chúc Bắc Kỳ tự do” trên FB của hắn và ngay tức thì đám Lập què, BBC, RFA, RFI cùng các Blog, bleo đồng ca bình luận, tán thưởng.

Cái gì trong “Di chúc Bắc kỳ tự do” vậy? Đấy là một giàn hợp ca của những kẻ “vong nô” (từ mà Tuấn Khanh dùng) về "chia rẻ" và "tự do".

Kì thị vùng miền

Đấy là bài vỡ cai trị mà mồ ma thực dân Pháp đã áp dụng ở Việt Nam cách đây cả hơn thế kỷ nay được đám vong nô dựng lại.

Phép thử ban đầu là chia rẻ ở cấp độ nhỏ, cấp tỉnh. Ban đầu, nó được thử phản ứng bằng vài bài viết về các khu công nghiệp khát nhân công nhưng vẫn treo biền “No. Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa”. Vào lúc cuộc bạo động đập phá ở các khu công nghiệp Bình Dương, Sài Gòn… đang ở cao trào, Tuấn Khanh đã xông pha khắp nơi với một bản tường thuật ngụ ý đấy là cuộc bạo động do người Nghệ An, Thanh Hóa tổ chức, giật dây. Bị ném đá tơi bời, và sau một thời gian ẩn náu, Tuấn Khanh lại tung ra bài mới ở cấp độ cao hơn “Bắc Kỳ”, bọn “Bắc Kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút” (số cộng của năm 54 và 75) nhân ngày 20/7/2014, kỷ niệm 60 năm vụ di cư của người miền Bắc vào Nam. Bài viết mới được tung ra, lập tức cả dàn đồng ca nói trên hòa thanh inh ỏi.

Ngu nhưng lại tỏ ra nguy hiểm, Tuấn Khanh tưởng có thể dựng lại thây ma “Chia để trị” của thực dân Pháp xưa kia là có thể làm tổn thương người Việt hai miền. Nhưng chúng đã nhầm vì dốt sử (Không biết đám này có phụ họa trong bản hòa tấu vừa rồi đòi phải bỏ học môn sử không). Ngày trước, để chia rẻ và làm suy yếu tình đoàn kết của người Việt, thực dân Pháp đã ép triều đình Huế chia nước Việt làm ba miền rồi tô nhượng Nam kỳ cho Pháp, đặt Bắc kỳ dưới sự bảo trợ của Pháp, chỉ cho triều đình có chút quyền hành bù nhìn ở Trung kỳ. Pháp đã thành công trong việc tạo ra tâm lý kì thị Bắc - Trung – Nam.

Bây giờ, những kẻ vong nô lại đang cố tạo ra bộ ba “Nam Kỳ”, “Bắc kỳ 9 nút” và “Bắc kỳ 2 nút”. Chẳng phải bỗng dưng mà chúng nghĩ ra trò này. Đấy là một âm mưu đã được nhen nhúm từ lâu và đã được thử nghiệm, nhất là vào các kỳ Đại hội Đảng, bầu Quốc hội sắp đến. Trên thực tế, chúng cũng đã gieo rắc được chút ít hoài nghi, kỳ thị.

Thực ra, chúng không khoét sâu vào chỗ đấy được, bởi vì chúng đâu có thuộc lịch sử. Vì rằng, rằng Đại Việt xưa chỉ đến Đèo Ngang. Đất phương Nam là đất mở cõi có nơi còn rất mới, chỉ hơn 300 năm. Người Nam kỳ bây giờ, cha ông họ chính là người Việt Bắc Kỳ di cư vào khai phá đất đai, lập nghiệp. Họ còn nhớ quê đến mức đặt tên con cũng chỉ đặt từ thằng hai trở đi, ngầm chỉ rằng, còn thằng cả đang ở Bắc để mà nhớ quê hương bản quán. Bây giờ, hậu duệ của họ chính là đám Tuấn Khanh nửa đấy, những kẻ đang rủa xả tổ tiên mình, chia rẻ họ hàng mình.

Đi tìm tự do?

Cái này chắc là Tuấn Khanh chỉ đọc được từ bức ảnh chụp câu khẩu hiệu trên một chiếc tàu Pháp vào năm 1954 khi đang đón người Bắc di cư vào Nam rồi nói leo vậy thôi, chứ thằng nhóc sinh năm 1968 thì biết gì chuyện thời ấy mà phán xét.

Tuấn Khanh nói “60 năm của những người Bắc di cư vào Nam, cho tôi và thế hệ của mình được nhìn rõ họ hơn, nhắc tôi phải nói về một bản di chúc lớn, một bản di chúc vĩ đại mà hơn một triệu người từ bến tàu Hà Nội, Hải Phòng… mang đến cho cả đất nước. Bản di chúc cũng được lưu giữ trong mắt, trong lời nói của từng người Việt tha hương khắp thế giới: bản di chúc về tự do”.

Đám như Tuấn Khanh nào biết được trong hơn 1 triệu người ào ạt di cư vào Nam lúc ấy, đa số là giáo dân (78%) cùng với một bộ phận quan trọng của hàng giáo phẩm (3 giám mục, 618 linh mục). Đến cuối năm 1955, ở lại miền bắc còn 40% giáo dân (456 720 người) và 37% giáo sĩ (375 người). Họ ra đi chẳng phải với ý thức đi tìm tự do như đám Tuấn Khanh nhét vào đầu họ. Những người nông dân chất phác, nghèo khó, đói rách đó ra đi trước hết là với hy vọng kiếm được miếng ăn theo lời tuyên truyền “muốn có gạo theo đạo mà ăn”, “Chúa đã vào Nam”, cùng với nỗi sợ hãi “Cộng sản là cõng vợ, cõng con” mà bộ máy tâm lý chiến của Mỹ, Pháp và tay sai thực hiện. Một bộ phận trong họ ra đi là để trốn chạy sự nguyền rủa về quá khứ làm tay sai cho thực dân Pháp đô hộ, về lịch sử tiếp tay cho thực dân xâm lược.

Họ ra đi vì mắc vào âm mưu tạo dựng một chính quyền lấy Công giáo làm Quốc giáo do Ngô Đình Diệm, kẻ chống cộng quyết liệt đứng đầu. Chúng không hề ngượng ngùng khi nói về một xã hội tự do nhưng được xây dựng trên nền tảng của Công giáo. Đảng “Cần lao nhân vị” của họ Ngô chỉ dành cho Công giáo và ai là đảng viên của nó mới có cơ hội thăng tiến. Trong quân đội thì có hệ thống"cha tuyên úy” lo việc đức tin. Xung quanh các thành phố, thị xã trung tâm chính trị là hệ thống vành đai dân cư tính đồ công giáo. Luật 10/59 là dành riêng cho việc “đào tận gốc, trốc tận rễ”, tắm máu cộng sản. 

Họ ra đi vì hy vọng của đám chức sắc công giáo với tham vọng có thể lấy lực lượng giáo dân đông đảo, lấy hệ thống tổ chức công giáo làm xương cốt cho một thế lực chính trị chứ không phải vì đức tin. 

Trái với những gì người Mỹ, Pháp, Ngụy tuyên truyền, chính quyền Việt Minh đã cố gắng làm tất cả những gì có thể để níu kéo đồng bào mình ở lại. Từ những năm 1945-1947 tranh thủ được Công giáo là điều rất khó khăn nhưng Việt Minh vẫn làm. 

Hồ Chí Minh là người kiến trúc sư lớn của chính sách đoàn kết dân tộc đối với người Công giáo. Chính sách này đã mang lại kết quả ngay từ đầu tháng chín 1945, khi bốn vị giám mục Công giáo thừa nhận ông là chủ tịch chân chính của nước VNDCCH. Lên nắm chính quyền, ông không ngần ngại cử Nguyễn Mạnh Hà, người Công giáo, làm bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ đoàn kết dân tộc đầu tiên. Trong phái đoàn Việt Nam sang thương lượng ở Fontainebleau, ông mời cả Nguyễn Đệ, người công giáo tham gia. 

Sự hiện diện của những nhà lãnh đạo cấp cao Việt Minh, Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp, tại cuộc lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ và lễ thành lập Liên Đoàn Công Giáo (không nằm trong Việt Minh) tháng mười 1945 ở Phát Diệm, cũng chứng tỏ ý muốn thu hút thiểu số Công giáo. Nhân dịp này, Hồ Chí Minh còn mời tân giám mục Phát Diệm Lê Hữu Từ làm Cố vấn Tối cao của Chính phủ. 

Không những thế, Việt Minh đã ban hành những chỉ thị nghiêm ngặt, cấm đoán mọi hành động xúc phạm tôn giáo, nhất là việc phá huỷ nơi thờ cúng, người phạm tội có thể bị xử tử hình. (Chỉ thị cấm xung công nơi thờ cúng vì mục đích chiến tranh số 413/TS, 14/7/1947). Đây là một cố gắng thực sự nhằm hạn chế bất hoà đối với người Công giáo. Năm 1949, uỷ viên nội vụ Nam Bộ Ung Văn Khiêm đã chỉ thị nghiêm cấm "mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích đối với người Thiên chúa giáo" 

Mỗi năm vào dịp Nô-en, bao giờ Hồ Chí Minh cũng gửi thư chúc mừng đồng bào Công giáo. Các báo cáo của bề trên dòng Thừa sai Paris (MEP), vốn chống đối Việt Minh, đều ghi nhận rằng, mặc dầu chủ trương tiêu thổ kháng chiến, Việt Minh vẫn tôn trọng nhà cửa của giáo hội, khác hẳn Quân đội Viễn chinh Pháp không ngần ngại chiếm đóng hoặc phá huỷ cơ ngơi của các tôn giáo. 

Những tư tưởng đó của Hồ Chí Minh vẫn được những người cộng sản sử dụng trong các chính sách tôn giáo của mình đến ngày nay.

Thế nhưng, tâm lý đám đông đã xô đẩy hàng vạn giáo dân ra đi trong nước mắt. Đấy là sự thật mà đám Tuấn Khanh trẻ ranh không thể biết được.

Đúng như Tuấn Khanh nói "Ở mọi miền, Nam hay Trung hay Bắc, người ta cũng đều có thể nhìn thấy kẻ vô lại trong giống nòi”. Trong lúc hàng triệu tín đồ Công giáo khắp cả nước đang toàn tâm thực hiện đường hướng mục vụ của Hội đồng giám mục Việt Nam:“Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” thì đây đó vẫn có những kẻ lội ngược dòng như Nguyễn Thái Hợp, Nguyễn Văn Lý, Lê Quốc Quân và Nguyễn Tuấn Khanh vậy thôi.

Đừng nghĩ có chút ảnh hưởng trong công chúng (như một số kẻ khác) là có thể tập tọe làm ngọn cờ chính trị. Giỏi lắm thì cũng chỉ đạt đến hạn ngạch kẻ vong nô mà thôi.

ĐƯỢC VÀ MẤT GÌ KHI ĐỊNH CƯ Ở MỸ?

Khoai@: Tâm sự của bạn Lucky qua bài "Được và mất gì khi đi định cư ở Mỹ" là rất đáng đọc. Mình nghĩ đó là những điều từ đáy lòng của một người có cách nhìn công bằng. 


Với những trải nghiệm cá nhân, mình ủng hộ quyết định của bạn ấy. Tất nhiên, đi hay ở còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có điều kiện và hoàn cảnh riêng tư của từng cá nhân.

XIn trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lucky 

VNE - Hiện nay tôi đi làm culi trong hãng Mỹ, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt.

Thời gian qua có nhiều ý kiến đóng góp và tranh luận về vấn đề nên đi hay ở lại Việt Nam cho những trường hợp ra nước ngoài, nhất là đi Mỹ. Tôi xin phép được viết một bài về vấn đề này.

Mong các bạn đóng góp ý kiến nếu có chỗ nào chưa đúng, để bản thân tôi rút kinh nghiệm và làm cho vấn đề đi hay ở thêm phong phú.

Hiện tôi 51 tuổi, định cư Mỹ được một năm. Trước khi đi tôi là kỹ sư trưởng phòng trong một Tổng công ty thuộc Bộ. Tuy chức vụ bé xíu nhưng trong công ty, tôi chỉ dưới 3 người và trên 12 người. Tôi có hai căn nhà nội thành (Quận 1 và 3) - một để ở, một cho thuê. Tôi cũng đi công tác và du lịch một số nước. Vợ tôi làm kế toán cho công ty liên doanh. Tổng thu nhập hàng tháng khoảng 2500 USD (không tính khoản đột xuất).

Trước khi có hồ sơ phỏng vấn ở Lãnh sự Mỹ, tôi cũng rất phân vân. Bạn bè, người thân, cả cha mẹ tôi (vì tôi đi theo bên vợ) đều khuyên tôi nên ở lại Việt Nam. Sau khi suy nghĩ thận trọng và cân nhắc được gì và mất gì cho bước ngoặt của cuộc đời, tôi quyết định ra đi. Và hiện nay đối với tôi thì:

- Tôi mất đi công việc rất tốt mà nhiều người mơ ước và cuộc sống của một gia đình trung lưu ở Việt Nam.

- Tuổi đã chớm già mà phải làm lại từ đầu - đây là điều vô cùng khó khăn.

- Xa những người thân yêu (Cha mẹ, anh chị em và bạn bè thân thiết) cùng những sinh hoạt hằng ngày làm mình rất nhớ khi ra đi.

Và tôi được:

- Hai đứa con (một trai, một gái) được học hành trong nền giáo dục đại học hàng đầu thế giới. Một cháu học ngành máy tính, một cháu học dược sĩ được chính phủ hỗ trợ tài chính (hỗ trợ học phí và cho vay không lấy lãi) cho đến khi tốt nghiệp (đây là chính sách chung của nước Mỹ). Tôi không phải lo lắng gì về tiền bạc cho các cháu học hành.

- Tôi được những thứ nếu có nhiều tiền ở Việt Nam cũng không thể mua được, đó là môi trường sống tốt như không khí, nước... không bị ô nhiễm, không phải lo lắng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Về giáo dục ở Mỹ nếu cố gắng học hành dù gia đình thu nhập thấp vẫn được chính phủ giúp đỡ. Về y tế không phân biệt đối xử người có tiền hay không có tiền, khi vào bệnh viện chữa trị ai cũng như nhau. Cơ sở hạ tầng và ý thức chấp hành luật lệ giao thông của mỗi người rất tốt, ra đường không sợ tai nạn giao thông rình rập. Con người được tự do sáng tạo, luật lệ rõ ràng. Đặc biệt là xã hội Mỹ luôn tạo ra cơ hội đồng đều cho mọi người vươn lên tùy theo năng lực của mỗi người, nếu biết cố gắng học tập và làm việc.

Tôi viết bài này vì tôi thấy nhiều người Việt trên diễn đàn đang sống ở Việt Nam hay Mỹ thường đứng trên quan điểm vật chất là tiền bạc để đánh giá cuộc sống bên nào tốt hơn, mà quên rằng con người sống trong xã hội nào đi nữa thì ngoài tiền bạc còn có những giá trị tinh thần mà nếu thiếu đi thì cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa và buồn chán, cho dù ta có rất nhiều tiền.

Hiện nay tôi đi làm (culi) trong hãng, một giờ được 6-8 USD từ 6 giờ sáng đến 10-11 giờ đêm, nhưng tôi cảm thấy cuộc sống mình cũng vui vẻ khi nhìn thấy hai đứa con tôi tung tăng đi học và tôi biết chắc chắn rằng các cháu sẽ thành đạt nếu các cháu cố gắng học tập. Tôi không đặt nặng vấn đề qua Mỹ để tìm cơ hội mà vì tương lai của con tôi nên tôi cảm thấy thanh thản và tự giải đáp rằng trong cuộc sống cái gì cũng có cái giá của nó, và cũng như không có cái gì là "ngon, bổ, rẻ'' cả. Vấn đề khi đã chọn thì phải chấp nhận để mà vui sống.

Rất mong nhận được sự đóng góp của các bạn trên tinh thần xây dựng.

CẬU BÉ ĐỖ NHẬT NAM ĐÃ TRỞ THÀNH TỔNG BIÊN TẬP BÁO CREATIVE MELANGE! CHÚC MỪNG CHÁU NHÉ!

Cậu bé Đỗ Nhật Nam đã chính thức trở thành Tổng biên tập của một tờ báo tại Đông Nam Á.


Cái tên Đỗ Nhật Nam vốn không còn xa lạ đối với nhiều người Việt bởi những thành tích cực ấn tượng dù tuổi còn nhỏ. Lần này, cậu bé “Thần đồng” tiếp tục lập thành tích gây “choáng” khi trở thành Tổng biên tập của tờ Creative Melange - tờ báo tuổi teen của Đông Nam Á.

Trong ngày hôm qua, 25/7, mẹ cậu bé đã đăng status để chia sẻ niềm vui mừng, tự hào và tình yêu dành cho cậu con trai giỏi giang và kể thêm câu chuyện nhỏ khi Nhật Nam ứng tuyển vào vị trí này. Chị cho hay, thành quả trên có được sau nhiều thời gian nỗ lực apply và vượt qua kì phỏng vấn.

Những dòng chia sẻ của mẹ bé Đỗ Nhật Nam và lời chúc mừng của bạn bè

Rất nhiều bạn bè, người thân đã vào chia sẻ niềm vui cùng mẹ và bé Đỗ Nhật Nam. Nhiều comment thể hiện sự ngưỡng mộ và ước mong cậu bé sẽ tiếp tục đem trí tuệ của mình làm nên nhiều thay đổi tích cực cho xã hội, cộng đồng.

Thành viên Hải Đoàn chia sẻ: “Chúc mừng bé Nam với nhiệm vụ mới, chắc chắn Nam sẽ làm thật xuất sắc vai trò sứ giả hòa bình và tình yêu thương, dù em có làm việc gì chăng nữa!”

Một bạn khác cũng đồng quan điểm: “Chúc mừng em bé. Cố gắng đưa tờ báo thành một tờ đại diện cho hòa bình và tình yêu thương Nam nhé”.

Liên lạc với chị Phan Hồ Điệp - mẹ của bé Nam, chị vui mừng chia sẻ với chúng tôi, Nam đã trúng tuyển vị trí Tổng biên tập (TBT) tờ Creative Melange, các thủ tục chính thức sẽ được công bố vào tháng 8 tới và tờ báo sẽ phát hành số đầu tiên do cậu bé làm TBT.

"Ban đầu Nam đọc được thông tin thông báo tuyển vị trí này của báo Hoa học trò. Yêu cầu của việc apply là viết bài luận và gửi những tấm ảnh mình đã chụp. Đề luận nêu ra là Viết về những điều làm nên bạn. Ở bài này, Nam đã viết mình như một vị đầu bếp và “nấu” món ăn tạo nên “mình” bao gồm những “nguyên liệu” như: yêu thương, hạnh phúc... Phần phóng sự ảnh, Nam gửi chùm ảnh mình chụp khi bắt gặp những khoảnh khắc đáng nhớ của cuộc sống như: một em bé đang sửa xe đạp, một bà cụ cười tươi bên gánh hàng rong của mình…”, chị Điệp chia sẻ

Sinh năm 2001, Đỗ Nhật Nam được biết đến với danh hiệu “thần đồng”, là “dịch giả” nổi tiếng nhỏ tuổi nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện tại. “Bố mẹ đã cưa đổ tớ” là cuốn sách mới nhất của cậu bé tài năng này. Nhật Nam được giới chuyên môn đánh giá là cậu bé có trí tưởng tượng phong phú và tư duy của một người được hưởng sự đào tạo của nước ngoài. Với sự trưởng thành trước tuổi và những gì làm được, Nhật Nam còn được gọi với biệt danh “Ông cụ non”.

Theo Lan Ngọc (Soha.vn/Trí thức trẻ)

CÒN LÂU MỚI VĂN MINH

Chúng ta còn lâu mới có văn minh


Tác giả: Mi An

Khoai@ chép từ nhà Kim Dung/Kỳ Duyên

KD: Đúng vậy! Còn lâu XN nước Việt mới văn minh, bởi đủ thứ tư duy, quan niệm lởm khởm, vừa hình thức, vừa hủ lậu, vừa giả dối. Mà câu chuyện báo Đất Việt nêu ra là một ví dụ cụ thể.

Chả lẽ những đứa con yêu dấu, máu thịt của họ đã vĩnh viễn nằm lại vì đất nước không phải do họ rứt ruột sinh ra? Những người Mẹ đã mất con, chả lẽ phải mất luôn hạnh phúc riêng tư lần nữa mới đáng mặt… Anh hùng?

Mình bỗng nhớ tới một sự kiện rất lâu của Thailand mà mình đọc xong rất kính trọng. Đó là đất nước này tổ chức thi Hoa hậu cho những người đàn bà góa. Một tầm nghĩ nhân văn đáng nể, luôn động viên con người sống vươn lên, vượt lên số phận.

Vậy tại sao khi những người đàn bà Việt đã từng hy sinh máu thịt của họ, tìm kiếm hạnh phúc để có thể sống tiếp, làm việc cho đời, lại bị định kiến? Chả lẽ họ cứ phải đau thương mãi mới xứng đáng với người đã khuất? Liệu các con đã nằm xuống của họ có mong cho Mẹ mình chìm đắm mãi vào nỗi đau không?

Hai cách nghĩ, hai tầm tư duy, cách xa nhau một tầm văn minh!

Nhìn bức ảnh những người Mẹ này mình thương xót quá, cứ cay mắt!

Bạn cũng nên đọc thêm: Tái Giá Thì Sao
————

Tái giá thì sao? Họ không được phép có một gia đình mà chỉ được sống vật vờ để ôm khư khư lấy danh hiệu hay sao?

Các bà mẹ Việt Nam Anh Hùng được ưu tiên cộng điểm nếu thi đại học.

Trong khi Bộ GD&ĐT sốt sắng cộng điểm cho Bà mẹ VNAH đi thi đại học thì Cục người có công của Bộ LĐTBXH nhất định không phong tặng danh hiệu cho một bà mẹ đã gần đất xa trời vì còn chờ… hướng dẫn.

Mẹ M. ở TP. HCM, một người vợ liệt sĩ từ năm 30 tuổi, mất cả 2 con trai, đứa lớn 16 tuổi, đứa bé 6 tuổi vì làm giao liên cảnh giới cho quân cách mạng, bản thân mẹ M. là thương binh hạng 2/4 vì tù đày. Còn lại một mình trơ trọi trên đời, khi ra tù, mẹ M gá nghĩa với một người đồng đội.

Giờ mẹ M. 83 tuổi, 3 năm nay bệnh nặng nằm liệt giường, 5 tháng trước đây, phường đề nghị Phòng Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Q.Bình Thạnh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM phong danh hiệu Bà mẹ VNAH cho mẹ. Nhưng trên trả lời: hồ sơ chưa được thông qua vì mẹ đã tái giá, và còn phải chờ xem thủ tục hướng dẫn thế nào.

Ai là người còn có trái tim ở phía bên ngực trái mà không thấy đau khi đọc những câu chuyện thế này?

Một người phụ nữ mất chồng, mất cả 2 đứa con trai còn măng sữa cho cuộc chiến tranh, đến lúc nằm liệt giường, sắp nhắm mắt xuôi tay vẫn không được nhận danh hiệu mà bà xứng đáng được hưởng, chỉ vì đã tái giá.

Hỡi ôi, phải chăng các bà mẹ VNAH không phải là người? Hay người ta muốn phong tặng danh hiệu cho các mẹ để hóa thánh, hóa tượng cho các mẹ rồi đặt lên một vị trí cao nào đó, không cho các mẹ là con người nữa?

Một cái danh hiệu vô hình lấp làm sao được nỗi đau trong lòng họ, những người mẹ đã dứt từng nắm ruột của mình, trao cho quân đội để rồi không bao giờ còn nhìn thấy con được nữa. Các liệt sĩ đã hy sinh có bao giờ hình dung người mẹ đáng thương đáng kính của họ đang bị đặt lên bàn cân phát xét thế này không?

Đọc bài trả lời phỏng vấn của ông Nguyễn Duy Kiên- Phó Cục trưởng Cục người có công của Bộ LĐ-TB&XH về trường hợp của các mẹ mà tôi trào nước mắt. Vì sự vô cảm lạnh lùng của các quy định đang khiến cho chúng ta bị kéo tụt về trạng thái dã man mông muội, không còn biết thế nào là sự nhân văn, tử tế ở đời.

Ông Kiên cho biết: “Theo quy định hiện nay, bà mẹ có 1 con duy nhất, hoặc có 2 con liệt sỹ thì đương nhiên được công nhận bà mẹ Việt Nam anh hùng, dù có tái giá hay không.

Riêng với trường hợp có con và chồng là liệt sỹ, nhưng nếu đã tái giá, tức là đã chuyển sang hôn nhân mới, thì mặc định hôn nhân cũ đã mất hiệu lực. Vì khái niệm chồng được hiểu là người mà hôn nhân đang có hiệu lực.

Tuy nhiên việc xét tặng danh hiệu cho các trường hợp bà mẹ đã tái giá cũng có những cái cần phải bàn. Chẳng hạn như trường hợp mẹ M. như ở TP.HCM có 1 con và chồng là liệt sỹ, nhưng đã tái giá. Vậy trường hợp này nếu lấy chồng cũ ra làm tiêu chuẩn được không?

Cái này trong quy định vẫn chưa có và cần phải chờ hướng dẫn để cân đối với các văn bản pháp luật khác nữa, chẳng hạn như luật hôn nhân gia đình. Được hay không không quan trọng, nhưng về mặt hành lang pháp lý thì cần phải có”.

Thế đấy, chỉ cần chuyển sang hôn nhân mới thì hôn nhân cũ đã mất hiệu lực, chồng cũ dẫu có là liệt sĩ không làm tiêu chuẩn được nữa, mẹ M được hay không không quan trọng, nhưng về mặt hành lang pháp lý thì cần phải có.

Ông Cục phó Cục người có công trả lời thế này, có khiến cho ai thấy đau không, thưa bạn đọc?

“Sá chi tờ giấy?” Mẹ M. đã nói như thế khi biết người ta đang cân đong đo đếm trường hợp hồ sơ của mẹ. Thưa mẹ, mẹ nói đúng rồi. Ba phần tư cuộc đời mẹ đã chết, chồng và hai đứa con trai đã chết, thì một tờ giấy ghi mấy chữ Bà mẹ VNAH dù có vẻ vang cũng có sá chi.

Nhưng những quy định vô cảm, những con người làm chính sách nhưng chỉ cứng nhắc tuân theo những quy định vô cảm làm chúng ta đau lòng thì vẫn còn đó. Vẫn chứng tỏ cho chúng ta một điều cay đắng rằng: chúng ta còn lâu mới có được sự văn minh.

Bởi văn minh là phải đặt ra những điều luật, những quy định tôn lên được tính nhân văn của con người, tô thêm sự ấm áp của tình người chứ không phải quỳ rạp xuống mà phục tùng những điều luật như nô lệ.

Bởi văn minh là phải làm sao để vơi bớt nỗi đau cho những con người đã chịu quá nhiều thiệt thòi cay đắng chứ không phải là dúi thêm những mũi dao vào lòng họ. Tái giá thì sao? Họ không được phép có một gia đình mà chỉ được sống vật vờ như hồn ma bóng quế mà ôm khư khư lấy danh hiệu hay sao?

Ông Kiên cho biết thêm: “Theo tôi, mọi thứ đều phải có một chuẩn mực nhất định. Nếu càng tôn cao phẩm chất thì danh hiệu ấy càng có giá trị. Ngược lại nếu hạ dần phẩm chất đi thì danh hiệu ấy lại giảm giá trị đi.

Ngày xưa chúng ta đề nghị phải có 3 con, giờ lại hạ xuống 2 con liệt sỹ thì được xét tặng. Nhưng thời bình đã vậy, còn thời chiến tranh thì thế nào? Bây giờ trong thời bình, khi phong tặng gần hết rồi chúng ta lại mở rộng thêm. Nếu giải quyết ào ạt như vậy lúc đó sẽ thế nào?”

Nghe mà lạnh hết cả người. Con dân chúng tôi đẻ ra, máu thịt của chúng tôi, nguồn hy vọng sống của cuộc đời chúng tôi, đã dâng cho Tổ quốc không một lời đòi hỏi. Thế mà giờ đây, Cục người có công lại còn lo phải “giải quyết ào ạt” thì giá trị danh hiệu giảm đi?

Tôi xin phép không còn lời nào để nói thêm được nữa. 

————-

NÊN CHO ÔNG DÂN BIỂU NÀY ĐI CAI NGHIỆN!

Nên cho ông dân biểu này đi “cai nghiện”!


(PetroTimes) - Nói về các đại biểu HĐND, người dân TP HCM và nhiều nơi vẫn ghi nhớ về ông Đặng Văn Khoa, một cựu đại biểu của dân khả kính. Còn nhớ, khi chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TNMT), đại biểu Đặng Văn Khoa lấy từ dưới gầm bàn lên một can nhựa đựng nước thải vàng khè, cáu bẩn giơ lên cao mà ông cho biết vừa lấy tại một bệnh viện lớn trong thành phố.

Năng lượng Mới số 341

Ông nói rằng, đến nay là nhiệm kỳ thứ hai, ông liên tục chất vấn về vấn đề nước thải, rác thải trong bệnh viện, không có hệ thống xử lý, gây ô nhiễm môi trường...

Lần nào cũng được ghi nhận, khắc phục nhưng hơn 5 năm nay “hiện trạng vẫn hết sức bê bối, xin hỏi trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở TNMT về việc này như thế nào?”.

Báo chí từng thông tin dường như ông Khoa chưa hết bức xúc khi đặt thêm câu hỏi: “Có phải những người có trách nhiệm... thiếu trách nhiệm không?”. Ông giám đốc đã định ngồi xuống do trả lời một số câu hỏi trước đó lố giờ của chủ tọa yêu cầu, nhưng Chủ tịch HĐND thành phố đã yêu cầu ông này trả lời câu chất vấn này.

Ông Giám đốc TNMT thừa nhận hiện trạng chất thải mà đại biểu Khoa nêu ra là hoàn toàn đúng và chính xác. Tuy nhiên, ông lại “đổ” cho nguyên nhân hệ thống này do y tế làm chủ đầu tư, xây dựng từ lâu; đang xuống cấp, cần phải sửa chữa. Thành phố đã yêu cầu nhiều lần nhưng do kinh phí quá lớn nên các thủ tục chưa xong... Ông Ngọc cho biết, sắp tới sẽ xây dựng 18 hệ thống xử lý nước thải và bảo trì, nâng cấp với kinh phí 60 tỉ đồng, nhưng “đúng là có chậm”.

Và đại biểu Đặng Văn Khoa lại nêu vấn đề trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng tài sản công, đất công trên địa bàn thành phố đối với Giám đốc Sở Xây dựng, khiến ông này phải xin khất để trả lời riêng.

Lát cắt nhỏ về dân biểu Đặng Văn Khoa ở TP HCM thật trái ngược với chân dung một cựu dân biểu của Hà Nội hồi đó khi bị HĐND miễn nhiệm, buộc phải xin từ chức phó tổng giám đốc một doanh nghiệp lớn. Ông dân biểu này lập “phòng nhì” do thói trăng hoa đã bị bà vợ bắt quả tang và làm toáng lên. Theo bà vợ bất hạnh này tố cáo, bà bị bồ nhí của chồng ghen ngược và tấn công bằng điện thoại liên tục.

Ông dân biểu dại gái lừa vợ vay 200 triệu đồng và cầm cố căn nhà 4 tầng để lấy tiền bao vợ bé vốn là một tiếp viên nhà hàng để có con trai. Ông ta thừa nhận, thỉnh thoảng lại đi ôtô công lên tỉnh miền núi thăm vợ bé. Vụ bê bối tình ái vợ nọ con kia vỡ lở, ông đã phải gửi đơn xin từ chức phó tổng giám đốc và HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết miễn nhiệm chức danh đại biểu của ông.

Đấy là nói về tư cách đại biểu HĐND. Nhưng với các đại biểu của dân này còn một góc nhìn khác cũng gần gần tư cách khi họ làm việc riêng, đọc báo và chơi game khi dự họp.

Đại biểu HĐND TP HCM vừa chơi game vừa biểu quyết

Thực ra, cảnh các đại biểu, kể cả đại biểu Quốc hội ngủ gật trong hội trường không hiếm. Hội trường mát mẻ, báo cáo viên đọc hoài, dễ gây buồn ngủ lắm. Tư liệu của cánh nhà báo tại một vài kỳ họp đều có cận cảnh ngủ gật - xin lỗi không phải là nghị gật. Tuy nhiên, do vuốt mặt nể mũi, các nhà báo không đưa ảnh các vị lên mặt báo để giữ uy tín cho đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước.

Trong tuần qua, hình ảnh buồn lòng bạn đọc được tung lên báo là hình ảnh đại biểu HĐND ở TP HCM chơi game trong khi họp hội đồng. Tệ nhất là ông dân biểu ở TP HCM - nơi có đông cử tri và nhiều dân biểu nhất nước ta vừa chơi game vừa giơ tay biểu quyết là hình ảnh xưa nay hiếm. Hóa ra khi Thư ký đoàn Thư ký đang đọc tờ trình để xin ý kiến hội nghị nhưng dân biểu vẫn thản nhiên chơi game trong kỳ họp thứ 14, HĐND khóa VIII TP HCM. Từ 14 giờ HĐND TP HCM bắt đầu phiên họp bằng việc nghe trình bày báo cáo đề xuất điều chỉnh mức phụ cấp đối với lực lượng công an viên ở ngoại thành.

Tuy nhiên, khi thư ký đang đọc đề xuất thì vị dân biểu nọ vẫn vô tư đánh bài trên điện thoại cảm ứng. Có vẻ như ông này không mấy quan tâm đến diễn biến phiên họp, thậm chí khi chủ tọa đề nghị HĐND biểu quyết thì ông ta vẫn chìm đắm trong ván bài dang dở. Và phải mất vài giây định thần, ông mới giật mình giơ tay trong khi mắt vẫn chăm chăm nhìn màn hình. Chắc chắn ông dân biểu này chỉ giơ tay theo bản năng mà không biết mình đã biểu quyết nội dung gì. Các nhà báo đã ghi lại hành động kỳ quặc vô lối của ông dân biểu mê game diễn ra trong 40 phút .

Nói về vụ dân biểu chơi game bị chộp quả tang, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Chủ tịch HĐND TP HCM lên tiếng: “Tôi hoan nghênh báo chí đã phản ánh việc này. Đó là một thực tế và cũng là một nội dung HĐND cần chấn chỉnh trong hoạt động của mình”. Và với sự việc xảy ra tại kỳ họp này, thường trực HĐND sẽ phải trao đổi lại với các đại biểu”.

Đề nghị bà Chủ tịch HĐND TP HCM xem xét ông này có nghiện game hay không? Nếu nghiện thật, hãy cho ông ấy nghỉ luôn để đi chữa nghiện!

Bảo Dân

MÓN ĂN MANG TÊN "VÔ CẢM"

Món ăn mang tên 'vô cảm'


Lương Đình Khoa

VNN - Bình minh của phố bị đánh cắp bởi những tiếng rao báo oang oang, rè khàn từ những chiếc xe đạp cà tàng rong qua khắp các ngóc ngách, vỉa hè.

Phố nghiêng mình đứng bên sông, nghe những thanh âm của đất trời, phù sa du ca qua chốn này kể về chuyện đời ở phố.

Ban đầu, là những thanh âm trong trẻo, bình yên của hơi thở gần gũi giữa người với người, vẫn mang dáng dấp của cái tình, sự gắn bó đậm sâu... Nhưng vào một thời khắc tinh mơ trong ngày, "thanh âm Người" ấy dần mất đi, nhường chỗ cho những "thanh âm của sự vô cảm".

Phố rùng mình ngơ ngác... Phố ngạt thở vì thanh âm. "Phố đã không còn là phố, đánh mất mình từ thuở được yêu thương" như những lời thơ trong một bài viết mang tên "Anh chẳng bao giờ thuộc về phố - như em chẳng bao giờ thuộc về anh" mà một đêm từ phố trở về mệt nhoài ta đã viết...

Bình minh của phố không phải tiếng chim ríu rít trong mơ với bầu không khí thanh sạch như trong tâm thức bao người mà "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội". Bình minh của phố bị đánh cắp bởi những tiếng rao báo oang oang, rè khàn từ những chiếc xe đạp cà tàng rong qua khắp các ngóc ngách, vỉa hè. Chúng như một thứ thủy triều dâng tràn mỗi sáng. Không gian phố bấy giờ tựa như là độc quyền của thứ thanh âm ấy, nên chúng tự do chảy tràn, làm ướt mặt ngày, lênh láng trên mặt phố và len lỏi, tạo thành một thứ "ráy tai" trong những đôi tai người.

Để đôi tai ấy u u, không còn cảm nhận được những thanh âm dịu dàng khác của cuộc sống. Để tâm hồn ấy dần mỏi mệt vì kiểu tra tấn vô tình này, và quen thuộc với những tin tức rợn người từ những thanh âm rao báo.

Để dần dần, có thể trong đầu chúng ta hình thành một ý niệm rằng: chuyện những đứa trẻ chưa đủ tuổi vị thành niên gây án, chàng trai giết bạn tình đồng tính, người thân ra tay với bố/ mẹ/ ông/ bà, hay người mẹ vứt bỏ cả đứa con ruột bé bỏng để trả thù chồng... đã thành chuyện thường ngày. Và một cách vô thức, họ muốn biết, đón đọc mỗi ngày, xem hôm nay, món "tin tức rùng rợn" ấy sẽ mang hình hài ra sao, do những đối tượng nào tạo ra?

Xem vì tò mò, rồi cảm thấy cuộc sống đỡ tẻ nhạt khi đã đọc được một tin nào đó ly kỳ, hấp dẫn. Sự tò mò ấy còn thể hiện rõ hơn khi đi trên phố, bất chợt gặp một vụ việc nào đó thấy đông người xúm lại, là mình cũng phải dừng xe lại, nghe ngóng, dò hỏi xem có chuyện gì xảy ra, tưởng tượng những "kịch bản" gay cấn nhất... Rồi sau đó, ta kể lại với bạn bè, đồng nghiệp, người thân như một câu chuyện giàu kịch tính.

Và có thể người ta bắt đầu hoài nghi vào mọi điều, vào những con người hàng ngày họ gặp, họ giao tiếp, hoài nghi vào cuộc sống. Và le lói, người ta bắt đầu vô cảm dần với những nỗi thiệt thòi, mất mát quanh mình...

Như khi một con mèo lạc đến một quán ăn, người ta xua đuổi nó chạy xuống lòng đường, giữa rừng ô tô, xe máy. Như khi người ta hắt hủi một đứa trẻ ăn xin rách rưới nào đó vì sợ làm mất mỹ quan của quán, khách không dám vào.

Như khi một cậu học trò 18 tuổi ở quê ra phố thi Đại học, không người thân đưa đi, xe ôm chở vòng vèo đường dài và khi thanh toán tiền sẽ là gấp đôi so với thực tế. Vậy là bữa trưa hôm đó, em sẽ phải nhịn đói, không dám ăn cơm, để bù vào số tiền xe ôm quá lớn ấy, để số tiền ít ỏi còn lại đủ chống chọi cho mấy ngày đi thi đắt đỏ nơi phố thị.

Như cái cách một cậu thanh niên có thể nổi khùng, sẵng giọng quát mắng, thậm chí là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với một người phụ nữ yếu thế nào đó đi xe đạp chở sọt bán rau, nếu chẳng may va quệt trên đường...

Nguy hiểm hơn là sự vô cảm khi tự con người đang ngầm làm hại nhau bằng thuốc sâu, thuốc kích thích, bảo quản... trong rau củ quả, cá thịt ở các chợ, bằng những chất thải gây ô nhiễm các khu dân cư, nguồn nước... Hậu quả để lại là bệnh tật nơi thân thể, cả những bệnh nan y có thể cướp sinh mạng con người như ung thư.

Hóa ra, cái thanh âm rè khàn rao báo mỗi sớm mai trong lòng phố kia vốn dĩ cũng là tiếng chuông cảnh báo mỗi ngày về sự vô cảm giữa người với người trong nhịp sống toan tính, gấp gáp ngày nay. Nhưng nó vang nhiều quá, "thé thé" quá, khiến người ta nghe miết thành quen, thành chai, không ai còn nghĩ nó là tiếng chuông cảnh báo nữa, mà đơn giản chỉ là một phương tiện chào mời của một món ăn mang tên "vô cảm".