Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

CHUYỆN BÚN CÔ LỤA VÀ BẢN QUYỀN

Khoai


Thời còn đương chức, anh hay đi bộ với mấy anh em cảnh vệ từ Nguyễn Cảnh Chân ra Hoàng Diệu ăn bún cô Lụa. Thanh Lụa là gái tầm U40, ngon, ngọt và dai vừa đủ mồm dân sành nhậu như anh Lọc, hehe. Quán bún cô Lụa của em làm ăn khá phát, biển treo đẹp lung linh chứ không ba trợn như mấy quán no name lân cận.

Bẵng đi một thời gian hay đi công cán, anh không hay ra ăn nữa nhưng mối giao hảo vẫn giữ rất trung trinh. Một hôm nàng chạy xộc vào cổng bảo vệ bảo cho em gặp bác. Bỏn cũng quen mặt mấy lần buổi trưa bác gọi vào rồi nên cho lên. Gặp anh ẻm quỳ mọp xuống, nắm tay khóc như trút nước. Anh mới hắng giọng cho ra hơi lãnh tụ rồi nhẹ nhàng bảo:

- Đứng lên, có gì nói bác nghe.

- Bác cứu em với, chúng nó cướp không của em rồi.

- Ai, đứa nào ăn quỵt hả? Mấy thằng bảo vệ của bác có phỏng? Ăn phải gan hùm, gan báo rồi hả?

- Không không, bác ơi, không phải mấy ảnh. Mà là lão chủ nhà.

- Lão chủ nhà nào? Hả? Tiên sư, con đấy già khọm rồi thì nước nôi dek gì nữa mà quỵt với không, hehe.

- Không phải chuyện ấy. Y thị khóc nức nở lên. Nó đuổi cổ em ra ngoài rồi. Giờ nó in cái biển y chang rồi. Nó cướp trắng cửa hàng rồi.

- Ờ, thế hồi xưa cái nhãn hiệu ấy có đăng kí không?

- Dạ không, em thì biết gì đâu ạ. Cứ mở ra rồi bán thôi. Nó thấy em bán được thế là nó hớt tay trên mất.

- Thế thì bác làm choá gì được. Thôi, để từ từ rồi bác mở cho cái mới. Nhưng mà phải ngoan đấy nhá.

Vậy đấy, tổ sư. Các cô nghĩ rằng ở xứ Lừa này còn bao cảnh trái ngang như em Lụa?

Hôm trước anh có trao đổi với các cô về chuyện TW đang để ngỏ cho các cô xài chùa các thứ liên quan tới sở hữu trí tuệ và có nói rằng các lãnh tụ việc đéo gì phải đi cổ vũ mấy thứ ấy bây giờ. Nay anh thảo luận tiếp về câu chuyện chúng ta phải kiên quyết đăng kí sở hữu trí tuệ.

Tại sao lại có hai câu chuyện 69 với nhau như vậy? Anh gói gọn câu chuyện trong hai khái niệm ứng xử với “người nhà” và “người ngoài”. Câu chuyện hôm trước, đấy chính là cách ta tận dụng nguồn lực bên ngoài để tranh thủ phát triển trong nước. Thế còn hôm nay, anh giảng để các cô biết tự bảo vệ mình trong cuộc cạnh tranh với nhau và với bọn giãy chết bên ngoài.

Không chỉ ở ta mà ở cả Tây, các thương hiệu Việt đang bị ăn cắp, sao chép không thương tiếc. Nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột và thậm chí đến những bạn hay nổ như Vũ hói cũng bị thịt mất thương hiệu Trung Nguyên.

Không chỉ thương hiệu, mà các sáng chế của các cô, giải pháp kĩ thuật của các cô rồi thậm chí ngay cả sản phẩm của các cô cũng bị đánh cắp. Nhưng, hehe, các cô vẫn chả làm dek gì để chống lại cả.

Các cô có nghĩ trí tuệ của mình đáng giá xu nào hok?

P/s: Tên do Tre Làng tự đặt.

Nguồn: Loc

Hoàng Hữu Phước: VỀ PHÁT BIỂU CỦA ÔNG TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA TRÊN BÁO TUỔI TRẺ

Khoai@


Phát biểu của ông Hoàng Hữu Phước về ông Trương Trọng Nghĩa gây ra sự tranh cãi ồn ĩ trong dư luận. Đẩy vụ việc tới đỉnh điểm chính là báo chí, mặc dù dưới góc nhìn dân chủ, một nhận xét thẳng thắn, trách nhiệm như thế việc hoàn toàn bình thường.

Cá nhân Khoai@ không thấy có vấn đề gì phải nặng lời với ông Phước, và nếu như được sự góp ý như vậy, ông Nghĩa cũng nên vui mừng mới phải.

Xin giới thiệu bài của ông Hoàng Hữu Phước khiến cho ông Trương Trọng Nghĩa có phản ứng và báo giới có việc để tung hứng.

Hoàng Hữu Phước, MIB

Một cử tri bức xúc gởi tin nhắn cho tôi nói về một phát biểu của Ông Trương Trọng Nghĩa trên báo Tuổi Trẻ về tình trạng “gánh nhiều vai” của Đại biểu Quốc hội và cái gọi là “lương tâm” nên có nơi những Đại biểu Quốc hội nên “từ nhiệm” nếu không thể “gánh nhiều vai” ấy. Tôi tìm xem phát biểu ấy của Ông Trương Trọng Nghĩa và xin có nhận xét sau:

Việt Nam có luật pháp của Việt Nam. Quốc Hội Việt Nam hoạt động trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc luật pháp của Việt Nam. Khi nói Đại biểu Quốc hội Việt Nam “gánh nhiều vai” nên khó thể toàn tâm toàn lực phục vụ nhân dân, rồi so sánh với nghị sĩ nước ngoài (ắt là so sánh với nghị sĩ Hoa Kỳ) chỉ gánh có một vai nên suy ra toàn tâm toàn lực phục vụ nhân dân, Ông Trương Trọng Nghĩa sẽ dễ bị hiểu lầm là muốn nêu lên sự hồ nghi đối với chất lượng chuyên nghiệp, cái tâm, cái tầm, cái bản lĩnh, và cái quyết tâm vì nước vì dân của đại đa số Đại biểu Quốc hội Việt Nam vốn không là đại biểu chuyên trách.

Thố lộ sự trăn trở về việc “gánh nhiều vai”, Ông Trương Trọng Nghĩa có thể đã lo lắng rằng đa số các nghị sĩ Việt Nam là các chức sắc lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể ở 64 tỉnh thành, nên (a) các vị này rất có thể sẽ “đá lộn sân” giữa hành pháp với lập pháp hoặc sẽ dính đến lợi ích nhóm nếu người thuộc tư pháp lại tham gia lập pháp, (b) các vị này bận lo trọng trách ở cơ quan nên ắt sẽ không toàn tâm lo việc Quốc hội, và (c) có thể các vị này không mong muốn làm Đại biểu Quốc hội do không tự ra ứng cử. Ông Trương Trọng Nghĩa do đó đề xuất rằng vị nào không cáng đáng nổi thì hãy xin “từ nhiệm để cho người khác làm”. Đề xuất này rất lạ lùng vì:

1) Đại biểu Quốc hội do dân bầu lên theo Hiến Pháp và luật pháp về bầu cử Quốc hội nê không thể có việc hễ có một Đại biểu Quốc hội nào đó từ nhiệm là có người khác vào làm Đại biểu Quốc hội thay thế.

2) Lãnh đạo các cơ quan trọng yếu của nhà nước hoặc do Chính Phủ bổ nhiệm (được Quốc hội chuẩn y) hoặc do Ủy Ban Nhân Dân bổ nhiệm (được Hội đồng Nhân dân chuẩn y) theo hiến định và pháp định, nên càng không thể có việc hễ có một vị Đại biểu Quốc hội từ bỏ chức vụ trong hệ thống hành chính công quyền (để tập trung cho công việc Đại biểu Quốc hội dù thuộc diện không chuyên trách) là có người nào đó từ ngoài vào làm chức sắc hành chính công quyền thay thế.

3) Khi trăn trở về số lượng đại biểu chuyên trách quá ít, Ông Trương Trọng Nghĩa dễ gây hiểu lầm rằng đại đa số Đại biểu Quốc hội toàn là kiêm nhiệm nên khó thể làm tròn trách nhiệm đại biểu dân cử trong Quốc hội. Việc gia tăng số lượng đại biểu chuyên trách là việc rất bình thường và tất yếu vì để đáp ứng yêu cầu cao của đất nước Việt Nam ngày càng phát triển cao. Chưa kể thực tế là Quốc Hội khóa nào cũng có các đại biểu chuyên trách và các ủy ban chuyên môn, song kết quả công việc không khả quan đồng bộ y như nhau, thí dụ như an ninh quốc phòng thì hiệu quả, tài chính ngân hàng thì tiến chậm, còn giáo dục thì thất bại, v.v., nghĩa là nhất thiết phải có lộ trình để gia tăng dần dần số lượng đại biểu chuyên trách do chưa thể đáp ứng đầy đủ nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc hiệu quả cao cho hình thái lý tưởng của 100% chuyên trách, chưa kể cái gọi là “nguồn nhân lực” ấy có uy tín cá nhân về đạo đức, thành quả, và hiệu suất công tác cao để được người dân bầu vào cơ quan quyền lực nhất nước này để trở thành đại biểu chuyên trách hay không. Ngoài ra, ngân sách Nhà Nước Việt Nam chưa thể “trả lương” cho các Đại biểu Quốc hội khi 100% các vị này là “chuyên trách”.

4) Khi dùng từ “vai” trong “gánh nhiều vai”, Ông Trương Trọng Nghĩa đã thiếu cẩn trọng trong sử dụng ngôn từ vì vai trò rất khác với vai diễn. Trong hoàn cảnh thù trong, giặc ngoài rình rập đánh phá bằng vũ khí truyền thông thì sự bất cẩn trong từ ngữ dùng để nói về những điều trọng đại mang tính quốc gia và quốc thể sẽ nhanh chóng được lợi dụng bởi các kẻ thù của chế độ.

5) Và cuối cùng Ông Trương Trọng Nghĩa đã dùng chữ “lương tâm” trong khi không thể vạch mặt chỉ tên ai hoặc những ai đang không làm được việc do “gánh nhiều vai” để người dân biết ai là Đại biểu Quốc hội không có lương tâm nên từ nhiệm.

Ở Mỹ, khi đắc cử nghị sĩ, các vị đại gia tư bản từ chức vì (a) hiến định, (b) lương nghị sĩ rất cao, (c) phục vụ lợi ích nhóm hiệu quả hơn, (d) được bố trí làm lãnh đạo cấp cao của tập đoàn nếu phải từ chức lúc đương nhiệm do “nhận trách nhiệm trước một sự cố” hoặc do “bãi nhiệm” vì bị phát hiện tích cực phục vụ lợi ích nhóm. Trò chơi chính trị ở đây là: thí dụ như Đảng của Ông Obama muốn thân mật với Việt Nam, tất dẫn đến các sự việc tuần tự trước sau như sau:

- Đảng phải chiếm nhiều ghế tại Hạ Viện hay Thượng Viện – cả hai viện càng tuyệt – để dễ dàng ủng hộ thông qua tất cả các quyết sách của Obama.

- Các ứng cử viên Quốc Hội của Đảng thi nhau lấy lòng cử tri, chẳng hạn nữ nghị sĩ X muốn thu nhiều phiếu của cộng đồng người Việt ở California sẽ luôn mồm hô hào chống Cộng sản Việt Nam, luôn miệng sủa Việt Nam vi phạm nhân quyền; còn nam nghị sĩ Y muốn thu nhiều phiếu của người Mỹ gốc Mễ sẽ đến diễn thuyết kêu gào rằng y sẽ đòi Chính Phủ Liên Bang không được trục xuất người Mễ vượt biên vào đất Mỹ.

- Các ứng cử viên của Đảng đắc cử nên phải làm hài lòng cử tri: Nữ nghị sĩ X qua Việt Nam, chẳng cần đi đến vùng sâu vùng xa làm gì mà ở hotel ngắm phố phường Hà Nội rồi về Cali tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền.

- Việt Nam phản ứng chiếu lệ vì Việt Nam biết trò chơi chính trị rằng phải ủng hộ Đảng của Obama, nên phải lên tiếng phàn nàn để các cử tri chống Cộng đã dồn phiếu cho Bà Nghị sĩ X hả hê khi thấy bà ấy làm được việc khiến Việt Nam mất mặt phải phát ngôn này nọ than phiền.

- Bà Nghị sĩ X trở thành người sẽ biểu quyết ủng hộ tất cả các kế sách của Obama, kể cả kế sách tiến gần hữu hảo với Việt Nam hay viện trợ này nọ cho Việt Nam, v.v.

Đó là cái zigzag của trò chơi chính trị ở Mỹ của các nghị sĩ chỉ gánh một vai.

Ở Việt Nam, điểm đặc biệt là các nghị sĩ – đa số là kiêm nhiệm tức không hưởng lương của Quốc Hội – phải vừa thực sự phục vụ nhân dân trực tiếp qua các gánh vác trách nhiệm công quyền (trừ vài vị nghị sĩ thường dân tự ứng cử), vừa gián tiếp phục vụ nhân dân qua các kỳ họp Quốc hội, tại những Ủy ban mà họ là thành viên, và ở những khoản thời gian hiến định mà họ dành cho công tác người đại biểu dân cử.
******
Báo Tuổi Trẻ đăng ý kiến của Ông Trương Trọng Nghĩa mà không quan tâm đến những nội hàm tế nhị từ nội dung phát biểu của Ông Trương Trọng Nghĩa. Cái khó của báo chí là hầu như không thể kiểm tra chi li tất cả những nội dung trước khi lên khuôn, nhất là khi nội dung ấy của những vị có tiếng tăm thường hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Đó là lý do gần đây trên Báo Tuổi Trẻ có những sai sót thí dụ như:

1) Số Tuổi Trẻ Cuối Tuần cận Tết ra ngày 19-01-2014 tại trang 11 có bài mang tựa đề Nhảy Với Sói của tác giả có cái tên Lê Nguyễn Minh, nói về cái gọi là “lợi thế ẩm thực Việt Nam” và ghi rằng Giáo sư Michael E. Porter lúc đến Việt Nam năm 2008 dự hội nghị về “cạnh tranh toàn cầu và thế mạnh Việt Nam” đã “gợi ý Việt Nam nên là bếp ăn của thế giới”. Đây là điều sai hoàn toàn vì nội dung “bếp ăn của thế giới” là ở sự kiện tháng 8 năm 2007 mà diễn giả là Giáo sư Philip Kotler.

2) Ngoài ra, cách chọn từ ngữ của Tuổi Trẻ rất không đúng khi thay vì dùng Người Việt Gốc Hoa lại dùng từ “Người Hoa”.



Những nhân vật được nói đến trong các bài báo trên của Tuổi Trẻ đều là Người Việt Nam, và họ được chính phủ giúp đỡ vì họ là Người Việt Nam, và tất nhiên họ thuộc một trong những dân tộc hoặc đa số hoặc thiểu số hoặc mới nhập tịch ở Việt Nam, mà ngôn ngữ chính thức gọi là Người Việt Gốc Hoa, Người Việt Gốc Khmer, Người Việt Gốc Pháp, Người Việt Gốc Hoa Kỳ, v.v. Trong khi Chính phủ Việt Nam ra sức yêu cầu Chính Phủ Campuchia có các biện pháp hành chính đúng đắn đối với những “người Campuchia gốc Việt” đã sống có khi đến cả đời hay nửa thế kỷ ở Campuchia không còn liên hệ huyết thống gia tộc gì với bất kỳ ai ở Việt Nam và không có bất cứ giấy tờ tùy thân hay tài liệu nào chứng minh họ trước đây là dân Việt Nam vậy mà vẫn không được Campuchia công nhận, không bao giờ được cấp giấy tờ, giấy hôn thú, giấy khai sinh, không được đi làm, không được đi học, không được hưởng bất kỳ phúc lợi nào từ đất nước Campuchia của họ, thậm chí bị đuổi xua và đối xử tàn tệ, v.v., thì báo chí viết bài giật tít “đồng bào”, “kiều bào ở Campuchia”, “người Việt ở Campuchia” , v.v. rất là tai hại.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

VỤ HUỲNH VĂN NÉN - VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG QUY TRÌNH TỐ TỤNG

Vi phạm nghiêm trọng trong quá trình tố tụng vụ án Huỳnh Văn Nén

Khi ông Huỳnh Văn Nén đã bị tù giam hơn 16 năm, ngày 24/10/2014 Viện trưởng VKSND Tối cao mới ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, nhận định có nhiều thiếu sót, vi phạm nghiêm trọng trong mọi khâu của quá trình điều tra, xét xử vụ án Huỳnh Văn Nén. 

Theo bản án hình sự sơ thẩm số 96/2000/HSST ngày 31/8/2000 của TAND tỉnh Bình Thuận, khoảng hơn 22 giờ ngày 23/4/1998 ông Huỳnh Văn Nén lẻn vào nhà bà Lê Thị Bông ở thôn 2, xã Tân Minh (nay là khu phố 2, thị trấn Tân Minh, Hàm Tân, Bình Thuận) qua cửa nhà dưới. Ông Nén lục tìm hai con dao để cắt lấy 2 đoạn dây dù buộc mô tơ bơm nước ở giếng nước, sau đó vứt bỏ đoạn dây ngắn hơn trong buồng tắm. Thấy bà Bông đang ngủ ở nhà dưới, ông Nén choàng dây qua cổ siết mạnh làm bà Bông ngã ngửa xuống đất rồi tiếp tục siết cho đến khi bà Bông không còn phản ứng. Sau đó, ông Nén lột chiếc nhẫn 1 chỉ vàng 24K ở ngón áp út bàn tay trái bà Bông, quấn sợi dây dù gây án vào bàn tay phải và cầm cả ổ khóa lẫn chìa khóa nhà bà Bông cho vào túi quần… Khi chạy khỏi nhà bà Bông, ông Nén vứt sợi dây dù trên đường chạy, vứt ổ khóa xuống suối Yên Ngựa rồi ngủ bên suối. Sáng hôm sau, ông Nén thấy chiếc nhẫn vàng đã mất.

TAND tỉnh Bình Thuận xử phạt ông Nén tù chung thân về tội “giết người”, 3 năm tù về tội “cướp tài sản của công dân”, 2 năm tù về tội “cố ý hủy hoại tài sản của công dân” (đốt nhà ông Trần Bồ và ông Trịnh Văn Thảo), tổng hợp hình phạt là tù chung thân.

Ông Nén (áo sọc) và người thân trong buổi giải lao tại phiên tòa xét xử phúc thẩm (lần 2) vụ án vườn điều, ngày 10/3/2005

Chưa đủ căn cứ kết tội 

Ngày 1/11, Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 30/QĐ-VKSTC-V3 ngày 24/10/2014 của Viện trưởng VKSND Tối cao đã được gửi tới địa chỉ nhà bà Huỳnh Kim Ngân, chị ruột ông Huỳnh Văn Nén tại thị trấn Tân Minh, bì thư ghi tên người nhận là Huỳnh Văn Nén. Theo quyết định này, vụ án Huỳnh Văn Nén là vụ án không quả tang, có rất nhiều thiếu sót, vi phạm trong quá trình điều tra, xét xử.

Cơ quan điều tra không thu giữ được sợi dây dù ông Nén khai dùng để siết cổ bà Bông, ổ khóa nhà bà Bông và chiếc nhẫn 1 chỉ vàng 24K, các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây gây án. Khám nghiệm hiện trường thu được hai loại dấu chân: Tại sân gần hiên nhà chính có dấu bàn chân phải dài 23cm, rộng 9cm, rộng gót 4,5cm; trên mặt ghế salon trong nhà có ba dấu chân kích thước dài 22cm, rộng bàn 8,5cm, rộng gót 4cm (dấu chân bên phải nằm giữa ba dấu chân). Ngày 12/5/2000, cơ quan điều tra đưa chiếc ghế salon ở nhà bà Bông đến trại giam để ông Nén đứng lên, đo được dấu chân ông Nén dài 22,5cm, rộng bàn 8,5cm, rộng gót 4cm. Tòa sơ thẩm không tiến hành xác định sự đồng nhất giữa dấu chân để lại hiện trường và dấu chân của ông Nén (so sánh khoảng cách và chiều dài các ngón chân, so sánh về diện tích, khoảng cách các mu bàn chân, so sánh về các vân trong lòng bàn chân…). Do vậy, việc xác định dấu chân ở hiện trường là của ông Nén với suy luận “do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch” là không có cơ sở khoa học.

Các lời khai nhận tội ban đầu của ông Nén không phù hợp với hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Phạm Thị Hồng (con gái bà Bông) và lời khai của một số nhân chứng. Ban đầu ông Nén khai dùng tay bóp cổ bà Bông, về sau ông Nén khai vòng dây từ phía sau siết cổ bà Bông, rồi lại có lời khai vòng dây qua cổ giật mạnh làm bà Bông ngã ngửa, sau đó mới dùng dây siết xuống cổ bà Bông. Theo biên bản khám nghiệm tử thi, ở dưới ngoài vú trái 13cm bà Bông còn có một vết bầm xuất huyết hình chữ V, cơ chế hình thành vết thương này chưa được làm rõ… Khoảng thời gian sau khi (bị cho là) giết bà Bông, ông Nén đi đâu, làm gì chưa được làm rõ.

Từ những tình tiết nêu trên, VKSND tối cao thấy rằng Tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén về tội “giết người” và tội “ cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ vững chắc.

Ngoài ra, đơn của anh Nguyễn Phúc Thành tố giác Nguyễn Thọ và Hồ Văn Việt giết bà Lê Thị Bông là nguồn tin tố giác tội phạm, nhưng chưa được điều tra làm rõ.

Viện trưởng VKSND Tối cao kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm số 96/2000/HSST của TAND tỉnh Bình Thuận, đề nghị Tòa Hình sự, TAND Tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “giết người”, “cướp tài sản” đối với ông Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.

VKSND tỉnh Bình Thuận đã thay thế cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 27/7/2000 bằng cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 16/8/2000, nhưng ngày 31/8/2000 TAND tỉnh Bình Thuận lại căn cứ vào cáo trạng số 84/KSĐT-TA ngày 27/7/2000 để xét xử, cáo trạng này không có trong hồ sơ. Việc xét xử như vậy là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Được đăng bởi thiemthu

VỤ TỐNG ĐẠI GIA VÀO VIỆN TÂM THẦN: BẮT CÓC NHƯ...XÃ HỘI ĐEN

Vụ “Tống đại gia vào viện tâm thần”: Bắt cóc như... xã hội đen

(LĐ) - Số 258 Đăng Hải - Hữu Danh

Tài sản của anh Võ Minh Tuấn trong cụm công nghiệp Hoàng Gia đã biến mất hoàn toàn.

Vụ anh Võ Minh Tuấn bị bắt giữ trái pháp luật rồi tống vào bệnh viện tâm thần, CA huyện Đức Hòa đã lấy lời khai của toàn bộ nhân chứng. Xác thực thông tin, chúng tôi không thể tin được vụ bắt cóc như phim xã hội đen lại được xem là quan hệ “dân sự”.

Nhân chứng nói gì?

Sau khi anh Võ Minh Tuấn (SN 1982, ngụ ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) có đơn gửi CA huyện Đức Hòa (Long An) tố cáo anh bị nhóm người gồm công an quận 5, công an quận 6 và một số dân phòng bắt trói anh ngay tại trụ sở Cty Hoàng Gia (huyện Đức Hòa) rồi đưa vào bệnh viện tâm thần, công an huyện đã tiến hành điều tra vụ việc. Tất cả các nhân chứng có mặt tại hiện trường đều có lời khai trùng khớp với đơn tố cáo của anh Tuấn.

Ông Mai Văn Cương - Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Đức Hòa (nay đã nghỉ hưu) - khai, ngày 22.4.2007 là chủ nhật, anh Tuấn mời ông tới trụ sở Cty Hoàng Gia dự tiệc. Khoảng 9h, ông Cương cùng các ông Đặng Tấn Lực (sĩ quan quân đội), Vũ Xuân Cử (sĩ quan quân đội) cùng một số người khác tới và ngồi uống trà với anh Tuấn. Một lúc sau, đại úy Võ Minh Hiền - công an phường 9 (quận 5), thượng sĩ Phan Minh Cử - CSGT Công an quận 6 và một nhóm thanh niên (dân phòng phường 9, quận 5) xông vào vật Tuấn.

Tuấn la lên “Bác Sáu ơi, cứu con” (Tuấn gọi ông Cương bằng bác Sáu). Lúc này, ông Cương và ông Cử chạy tới can ngăn nhưng ông Hiền nói “Đây là chuyện gia đình, để em xử lý. Hai anh đừng xen vào” (ông Hiền là em cùng mẹ khác cha với ông Võ Văn Châu - cha anh Tuấn). Nghe nói vậy nên ông Cương không dám can ngăn.

Ông Lê Văn Út - hiện là trợ lý cho bà Bùi Thị Kim Hoa - khai: “Thời điểm anh Tuấn bị bắt cóc, ông Út đang là cán bộ địa chính, được Tuấn mời tới dự tiệc. Sau khi nhóm người của ông Hiền trói Tuấn bằng dây điện thì khiêng ra xe chở đi.

Nhiều uẩn khúc chưa được làm rõ

Ông Hiền cùng một số người còn lại vào phòng làm việc của anh Tuấn cạy cửa và cạy tủ lấy giấy tờ và tài sản, nhưng không rõ lấy được những gì. Khoảng 30 phút sau, bà Bùi Thị Kim Hoa có mặt, không biết liên quan gì với ông Hiền”. Chúng tôi hỏi ông Út có sợ bà Hoa đuổi việc? Ông Út trả lời: “Tôi không thể khai khác sự thật. Còn nếu bị đuổi việc thì tôi chấp nhận”.

Nhân chứng Vũ Xuân Cử và Đặng Tấn Phát khai, họ nhìn thấy ông Hiền và đàn em cạy nhiều tủ trong phòng làm việc của anh Tuấn, quăng đồ đạc lung tung rồi lấy giấy tờ và tiền của anh Tuấn. Trong thời gian nhóm người này thực hiện hành vi, ông Hiền nhận điện thoại chỉ đạo của ai đó. Một lúc sau, bà Hoa xuất hiện, ông Hiền đưa giấy tờ của nạn nhân cho bà Hoa.

Tố tụng hời hợt

Như Lao Động đã thông tin, sau khi toàn bộ giấy tờ chủ quyền tài sản của anh Tuấn được nhóm ông Hiền chuyển cho bà Hoa, các tài sản này lần lượt chuyển sang tên bà Hoa. Điều lạ là, sau khi chứng minh được hồ sơ bị giả mạo chữ ký, Công an huyện Đức Hòa không khởi tố vụ án. 

Ngày 15.11.2013, thiếu tá Nguyễn Công Bằng – Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa - ký một văn bản không đánh số “chuyển đơn tố giác tội phạm giải quyết theo thẩm quyền” sang TAND huyện Đức Hòa để giải quyết dân sự. Ông Phạm Văn Vừa - Phó Viện trưởng Viện KSND huyện Đức Hòa - cho biết, chưa nói về nội dung, văn bản không đánh số là sai.

Cũng theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, biên bản ghi lời khai của điều tra viên Trần Văn Sơn với nhân chứng Đặng Tấn Phát và Lê Văn Út đều không ghi ngày, tháng, năm. Tương tự, ngày 13.11.2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đức Hòa cũng có một văn bản không đánh số, “xin ý kiến đường lối xử lý vụ án Bùi Thị Kim Hoa” gửi Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An. 

Văn bản này xét thấy bà Bùi Thị Kim Hoa và Nguyễn Văn Dành có dấu hiệu phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phần đất do Võ Minh Tuấn sở hữu, xin ý kiến xử lý. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ (tức vào ngày 15.11.2013), toàn bộ hồ sơ được chuyển hết sang tòa để “xử dân sự”.

Công an cũng lấy lời khai của luật sư Nguyễn Thị Diễm Phương - Phó Giám đốc Cty Hoàng Gia - về phần vốn của bà này tại Cty. Bà Phương khai, bà Bùi Thị Kim Hoa cho bà “đứng tên” cổ phần 5 tỉ đồng (4,5%) chỉ là danh nghĩa trên giấy để bà có pháp nhân điều hành Cty và quan hệ đối ngoại, thực tế bà không có phần vốn nào. Thế nhưng, việc khai khống này cũng chưa được công an làm rõ.

Trong ngày 3.11, ông Đinh Văn Sang - Viện trưởng Viện KSND tỉnh Long An - cũng đã đề nghị Ban Nội chính Tỉnh ủy xem xét hồ sơ và chủ trì một cuộc họp liên ngành. Theo đó, nếu xét thấy có dấu hiệu hình sự thì phải khởi tố vụ án ngay.

LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN KÍCH ĐỘNG KHIẾU KIỆN ĐÔNG NGƯỜI?

Vụ Chợ Cầu huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội: Luật sư Trần Đình Triển kích động dân khiếu kiện đông người?

Ngày 24/10/2014 phóng viên Báo Người cao tuổi làm việc với ông Nguyễn Văn Xuyên, Bí thư Huyện ủy Ứng Hòa (Hà Nội) về việc lãnh đạo huyện giải quyết đơn thư tố cáo của các hộ kinh doanh tại Chợ Cầu.

Ông Nguyễn Văn Xuyên, Bí thư Huyện ủy huyện Ứng Hòa.

Ông Nguyễn Văn Xuyên cho biết, ngày 22/10/2014 trong buổi tiếp dân, (ông là đại biểu HĐND thành phố Hà Nội), các hộ kinh doanh tại Chợ Cầu tụ tập đông người đến khiếu nại tại Phòng Tiếp dân của UBND huyện gây mất trật tự an ninh. Chúng tôi đã mời đại diện của bà con vào làm việc. Bà con, đề nghị tiếp tục được kinh doanh tại Chợ Cầu cũ. Chúng tôi trả lời Chợ Cầu cũ không nằm trong quy hoạch của thành phố, vị trí chợ ảnh hưởng đến giao thông, không đủ các điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn cháy nổ, UBND thành phố và huyện xây dựng chợ mới tại khu trung tâm. Ngoài việc giải thích, tôi còn động viên bà con chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước, hợp tác với Ban Giải phóng mặt bằng, kê khai đất, tài sản để nhận hỗ trợ di chuyển về chợ Trung tâm. Chợ mới được xây từ ngân sách nhà nước, không có chuyện chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Xây dựng Hòa Nam bỏ kinh phí xây dựng rồi bán ki-ốt giá đắt. Mức giá thuê ki-ốt, bà con có thể cùng Ban Quản lí chợ và UBND huyện bàn bạc thỏa đáng.

Sau cuộc họp ngày 28/12/2012 của UBND huyện, các ban ngành của huyện đối thoại với bà con kinh doanh Chợ Cầu và luật sư Trần Đình Triển, tình hình địa phương không còn khiếu kiện đông người, vượt cấp. Chính trong đơn ngày 10/10/2014 mới đây của ông Bùi Minh Lâm thay mặt 188 hộ kinh doanh ở Chợ Cầu gửi UBND huyện Ứng Hòa khẳng định “Cuộc họp thể hiện hết sức thẳng thắn ý kiến của các bên trong không khí thân thiện hợp tác”. Nhưng sau cuộc họp một số hộ kinh doanh vẫn bất hợp tác, gây khó khăn cho chính quyền trong việc giải phóng Chợ Cầu.

Cuộc đối thoại này, Báo Người cao tuổi phản ánh trung thực góp phần ổn định trật tự an ninh ở địa phương. Huyện ủy, UBND huyện Ứng Hòa đánh giá cao và có thư cảm ơn đến báo. Gần đây trên số 148 ngày 16/9/2014, Báo Người cao tuổi đăng bài “Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và nhiều cán bộ đảng viên huyện Ứng Hòa tố cáo luật sư Trần Đình Triển tung hỏa mù vu khống trắng trợn người khác”. Bài báo tố cáo những dấu hiệu sai phạm của luật sư Trần Đình Triển, không đề cập đến các hộ kinh doanh tại Chợ Cầu nhưng sau đó, chúng tôi nhận thấy có dấu hiệu luật sư Triển lại kích động bà con khiếu kiện đông người gây rối trật tự an ninh ở địa phương. Luật sư Triển gửi Công văn số 44/VPLSVD ngày 6/10/2014 cũng thể hiện rõ điều đó. Những việc làm này của Văn phòng Luật sư Vì Dân kích động hàng chục hộ kinh doanh ở Chợ Cầu tiếp tục khiếu kiện đông người ở Phòng Tiếp dân UBND huyện ngày 22/10/2014.

Tại buổi làm việc giữa phóng viên Báo Người cao tuổi với ông Bùi Minh Lâm (người viết đơn tố cáo), ông Lâm khẳng định bà con tự nguyện góp tiền chi phí cho người đi khiếu kiện và chi tiền cho luật sư Trần Đình Triển. Đây là sự việc hoàn toàn có thật chứ không còn là nghi vấn nữa.

Nhóm PVĐT

Vụ Dũng Lò Vôi: CHÍNH QUYỀN TỈNH ĐANG NHƯ MUỐN "BỨC TỬ" CÔNG TY ĐẠI NAM

Ông Huỳnh Uy Dũng trả lời phỏng vấn độc quyền của báo NTNN: Chính quyền tỉnh đang như muốn “bức tử” Cty Đại Nam


Ông Huỳnh Uy Dũng (chủ Khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương) vừa có một tuyên bố gây sốc sẽ đóng cửa Khu du lịch (KDL) Đại Nam nếu chính quyền tỉnh Bình Dương o ép Công ty cổ phần Đại Nam. Xung quanh lời tuyên bố này, ngày 3.11 phóng viên NTNN đã có cuộc trò chuyện với ông Huỳnh Uy Dũng.

Thưa ông, dư luận cho rằng ông vừa tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam không kinh doanh nữa, chỉ là một lời tuyên bố mang tính… dọa thôi, ông nghĩ sao?

- Những gì mà cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang làm đối với KDL Đại Nam khiến cho hàng ngàn cán bộ, nhân viên của tôi thật sự rất hoang mang, không thể yên tâm để làm việc. Chính quyền đang o ép, như muốn “bức tử” Công ty cổ phần Đại Nam, khiến công ty gặp khó khăn đến con đường cùng. Sau khi Thanh tra Chính phủ có kết luận (ngày 4.7.2014) về vụ tôi tố cáo Chủ tịch tỉnh Bình Dương thì công ty tôi phải chịu đựng cách xử sự phải nói là “không giống ai” của chính quyền địa phương.

Ngày 8.9.2014, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương ra quyết định số 2173/QĐ-UBND, thu hồi thời hạn “lâu dài” đối với quyền sử dụng đất khu đất ở 61,4 ha của Công ty Đại Nam đã được cấp tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3.

Ngày 9.9.2014, Sở TNMT tỉnh Bình Dương ra văn bản yêu cầu Đại Nam nộp hồ sơ và giấy chứng nhận quyền sử dụng 61,4ha khu đất ở. Đến ngày 16.9.2014, Công an tỉnh Bình Dương đã ra giấy mời một số cán bộ, nhân viên Công ty Đại Nam xét hỏi về nội dung kinh doanh của Công ty Đại Nam liên quan đến khu đất trên… Trong khi đó, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo phúc tra lại nội dung liên quan đến đơn tố cáo của tôi mà Thanh tra Chính phủ kết luận, xem xét lại nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Cho nên tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam của tôi không phải là dọa. Nếu tỉnh Bình Dương vẫn không thay đổi cách cư xử như hiện nay, tôi sẽ quyết định đóng cửa KDL Đại Nam và dần dần sẽ là các hoạt động khác của Công ty Đại Nam, để chờ đợi chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ.

Nhưng KDL Đại Nam là những gì mà cả đời ông tâm huyết đổ vào đó. Ông cũng mong muốn có một nơi thờ tự linh thiêng về mặt tâm linh để mọi người dân có một nơi tìm về cội nguồn văn hóa dân tộc và tín ngưỡng?

- Thật sự cả đời tôi rất tâm huyết đầu tư vào KDL Đại Nam không chỉ để kinh doanh mà mong muốn có một nơi thờ tự thiêng liêng về mặt tâm linh cho con cháu đời sau có một nơi để tìm về. Từ lâu tôi đã tách khu đền thờ riêng để mở cửa miễn phí cho mọi người dân tìm đến dâng hương, lễ Phật. Còn khu kinh doanh của KDL tôi cũng đã chia sẻ hết phần lợi nhuận trong 16 năm tới để dành mổ tim cho trẻ em nghèo cả nước. Tôi không tìm kiếm lợi nhuận gì từ KDL Đại Nam cả. Việc đóng cửa Đại Nam có chăng chỉ ảnh hưởng đến việc hưởng lợi của trẻ em nghèo có trái tim cần chữa trị mà thôi. Tôi muốn buông tất cả, tôi may mắn đã kiếm đủ tiền để thực hiện những hoài bão lớn lao của đời mình và tôi đang thực hiện điều đó qua việc tài trợ rất nhiều ca mổ tim cho trẻ em nghèo.

Việc ông tố cáo chủ tịch tỉnh Bình Dương thì Thanh tra Chính phủ kết luận, rồi Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo phúc tra. Chuyện nào ra chuyện đó. Nếu đóng cửa KDL Đại Nam rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động văn hóa du lịch của tỉnh Bình Dương chứ?

- Nếu tỉnh Bình Dương tách bạch chuyện đó thì làm gì có chuyện tôi phải tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam? KDL Đại Nam đóng cửa rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến ngành du lịch nhưng chuyện đó là ngành du lịch quan tâm, còn tôi chỉ quan tâm đến hàng ngàn cán bộ công nhân viên gắn bó với tôi từ trước đến nay và hàng ngàn trẻ em nghèo cần chia sẻ tiền để mổ tim mà thôi.

Nếu buộc phải đóng cửa KDL Đại Nam thì dự kiến bao giờ ông sẽ tiến hành?

- Nếu họ không thay đổi cách cư xử với doanh nghiệp thì khoảng 10 ngày nữa tôi sẽ tiến hành thôi chứ làm để làm gì nữa. Trong thời buổi khó khăn này, doanh nghiệp trụ được đã quá mệt mỏi rồi mà còn chịu đựng thêm cách hành xử của chính quyền như thế nữa thì không thể tiếp tục làm được. Trước mắt, tôi sẽ cho cán bộ, nhân viên nghỉ vài tháng, vẫn hưởng lương 100% rồi tính tiếp.

Trước khi đóng cửa khu vực kinh doanh thì tôi sẽ có kế hoạch mở cửa miễn phí để tri ân khách hàng, không thu bất cứ phí gì cả. Tôi muốn làm để dâng hiến cho đời mà họ đã không muốn thì thôi tôi sẽ buông bỏ, không làm nữa.

Xin cảm ơn ông!

Tỉnh Bình Dương không muốn sự việc đi theo hướng tiêu cực 

Trao đổi với NTNN chiều 3.11 qua điện thoại, một lãnh đạo của tỉnh Bình Dương cho biết, việc ông Dũng tuyên bố đóng cửa KDL Đại Nam hay không đó là quyền của ông ấy. Tuy nhiên, tỉnh tin đó chỉ là lời hăm dọa của ông Dũng, khó có chuyện đã đổ vào đây hàng ngàn tỷ đồng nhưng chỉ vì những mắc mớ chưa rõ ràng đã đòi đóng cửa. Trong trường hợp đóng cửa thì phần thiệt hại chắc chắc chỉ có phía doanh nghiệp, còn tỉnh nếu có cũng chỉ ở khía cạnh thuế mà thôi. Tuy nhiên, tỉnh vẫn muốn giải quyết các vướng mắc (nếu có) theo đúng các quy định của pháp luật, chứ không muốn đi theo hướng tiêu cực như vậy. 

Nguyên Khôi

VÌ SAO LÊ CÔNG ĐỊNH TÔN VINH NGÔ ĐÌNH DIỆM?

Bài của Võ Khánh Linh: Vì sao Lê Công Định tôn vinh Ngô Đình Diệm?


Trước ngày giỗ của Ngô Đình Diệm, Lê Công Định viết cảm tưởng bài thể hiện sự ngưỡng mộ ông Diệm, cho ông Diệm có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” nếu không bị lật đổ, ví ông Diệm “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20” “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam”, cho Ngô Đình Nhu là “một nhà tư tưởng lớn hiếm hoi của Việt Nam”, ước nguyện “phục hoàn và tôn vinh tương xứng với sự nghiệp vĩ đại của ông”. Thông qua mượn hình ảnh người cha hối hận vì theo cộng sản và chia sẻ nguyện ước với nhóm bạn bè vớiLê Quốc QuânLê Công Định dành ngôn từ thành kính nhất bày tỏ sự cam kết sẽ đi theo “tấm gương” gia đình họ Ngô trước ngày giỗ Ngô Đình Diệm. Cùng với Lê Công Định trong nước, bên kia địa cầu, ông Hải Điếu Cày gọi cờ vàng là “lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ”, cờ đỏ sao vàng là lá cờ của độc tài đều làm nức lòng cộng đồng, con cháu VNCH với lượng fan khủng. Nếu như cầu trả lời xác lập vị trí đứng dưới ngọn cờ vàng của Hải Điếu Cày được cả hệ thống truyền thông chống cộng tôn vinh, ca ngợi nức nở thì bài viết suy tôn gia đình họ Ngô của Lê Công Định nhận được lượng like và share khủng toàn từ “giới đấu tranh dân chủ” trên khắp hệ thống facebook.

Lê Công Định sinh năm1968, tức đã 46 tuổi rồi, không thể nói rằng ông Định chưa phải là con người không có chính kiến riêng, nhưng cứ mỗi bận muốn ca ngợi chế độ VNCH hay phản đối chế độ hiện hành, xuyên tạc lịch sử chống Mỹ cứu nước đều mượn hình ảnh người cha, lời nói của cha mình và thể hiện bản thân là người con kính trọng cha mình như là cách để tránh sự bày tỏ chính kiến. Quả thật thế giới này ít có người con nào“ngoan ngoãn” và “ngưỡng vọng” từng lời dạy bảo của cha đẻ hơn Lê Công Định. Sự vâng lời cha mẹ là đức tính đáng quý của người Việt và không ai nỡ “phản bác” hay “lên án” người con ngoan như Định và xúc phạm đến một người đã khuất chỉ vì quan điểm trái ngược. Bởi vậy những lời bày tỏ ngưỡng vọng đối với chế độ VNCH hay gia đình họ Ngô cũng như quan điểm đánh giá về lịch sử Việt Nam của Định không bị ăn nhiều gạch đá trên mạng như nhiều anh chị “đấu tranh dân chủ” đã trưởng thành khác!!!

Cùng với việc thể hiện chính kiến là “người con ngoan ngoãn” ra, Lê Công Định thường tránh đề cập trực tiếp bản chất vấn đề, không sa đà vào dẫn chứng cụ thể để “bạch hóa” đúng sai vấn đề đó mà chỉ thể hiện sự ngưỡng vọng, niềm tin nội tâm của bản thân, nên thực sự dư luận xem ông ta như“con bệnh đáng thương” hơn là đối thủ cần lên án. Hình ảnh mà Lê Công Định đang tạo ra khiến người ta không thể không liên tưởng đến diễn viên yểu mệnh, bi lụy vì tình Lê Công Tuấn Anh đáng thương hơn đáng trách, khác hẳn với tâm thế dành cho một vị luật sư nổi danh trước khi đi tù với bài viết bày tỏ chính kiến mạnh mẽ (dù là ẩn danh).

Dù không nỡ phản bác lại niềm tin đáng thương, sự sùng bái thành tín của Lê Công Định với gia đình họ Ngô y như con chiên với đức chúa trời của mình, nhưng tôi không thể không dành vài đánh giá với ông Ngô Đình Diệm khi mà lịch sử về ông và gia đình họ Ngô đã được hàng trăm cuốn sách và bản án của CIA ghi rành rẽ, tức đen trắng đã rõ ràng mồm một để nói với cộng đồng “những người đấu tranh dân chủ” đã like, share, ca tụng ông Lê Công Định vì tôi biết rõ đa phần họ đã trưởng thành và không dại khờ bấu víu hay ẩn nấp vào “lời nói cha mình” để tránh né bày tỏ chính kiến trực tiếp như ông Định .

Trong bài viết Vài nét về cụ Diệm, ông Trần Chung Ngọc đã trích dẫn 20 cuốn sách của các học giả Mỹ, phương Tây khác nhau viết/đánh giá về ông Diệm và gia đình họ Ngô, cùng với thư mục wikipedia tập hợp đánh giá về ông Ngô Đình Diệm, cho thấy rõ ông Diệm được “Hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII trồng vào cái ghế tổng thống” vì “ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng”. Điểm chung thống nhất của các học giả Tây phương đánh giá về Diệm là “độc tài”, “gia đình trị”học thuyết Nhân vị, đảng Cần lao nhân vị mà Lê Công Định ca ngợi của Nhu được đánh giá như là “một pha trộn lộn xộn của những sắc lệnh của giáo hoàng và kinh tế mẫu giáo, tổ hợp với một sự nghi ngờ những tư nhân thương gia, một sự e ngại đầu tư ngoại quốc, và một quan niệm là không thể thành đạt được gì nhiều ở Việt Nam nếu không có sự kiểm soát của chính phủ”.

Để suy tôn bản thân, người dân miền đã Nam bị cưỡng bức phải ca bài“Toàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm”. Niềm tin vào Thánh giá của Diệm thể hiện qua việc phủi bỏ lời thề độc bảo vệ chế độ Bảo Đại trước khi được vua Bảo Đại cho chức Thủ tướng sau một năm nằm quyền bằng màn trưng cầu dân ý gian lận thô thiển (650 ngàn người dân Sài gòn bỏ phiếu ủng hộ Diệm trong khi chỉ có 450 ngàn người đăng ký bầu cử)!

Cách thức “đoàn kết dân tộc” của gia đình họ Ngô là đưa Công giáo với 7% dân số Việt Nam là quốc giáo và đàn áp tín ngưỡng của 80 % dân số là “kỳ thị Phật Giáo một cách có hệ thống”, tiêu biểu như việc không cho treo cờ Phật giáo nơi công cộng và phát ngôn kỳ thị vùng miền có một không hai kiểu như “Chỉ có dân miền Trung mới có khả năng lãnh đạo quốc gia. Dân miền Bắc hợp với buôn bán, còn dân miền Nam chỉ làm tướng võ biền”.[89]thể hiện rõ ràng bằng việc ưu ái chọn người Huế vào bộ máy cai trị.

Đối với “bất đồng quan điểm” thì cách hành xử của Diệm là “Hắn thích thú trong việc đàn áp những đối lập chính trị mà hắn đã bắt giữ lên tới 40000 người. Đầu năm 1959, Diệm hợp thức hóa sự tàn bạo của mình bằng sự thiết lập những tòa án quân sự để xử những đối lập chính trị và xử tử hình trong vòng ba ngày. Những tòa án này bắt giữ, điều tra, và tuyên án những kẻ phạm tội” tiêu biểu qua tuyên bố “thà giết nhầm hơn bỏ sót”,“Thấy cộng sản ở đâu là phải bắn bỏ ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay”.

Tư tưởng “độc lập dân tộc” của Diệm thể hiện trong bài diễn văn đáp từLyndon Johnson là “biên giới Hoa Kỳ không ngừng ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, mà kéo dài, ở Đông Nam Á, tới sông Bến Hải, ở vĩ tuyến 17 của Việt Nam, hình thành một biên giới của 'thế giới tự do', cái mà chúng ta đều trân trọng."

Đối với tự do báo chí trong chế độ Diệm được mô tả là “Diệm hăng say đóng cửa những nhà báo không ủng hộ hắn. Tệ hơn cả, hắn dẹp bỏ cấp lãnh đạo trong các làng mạc và thay thế họ bằng những người của Diệm. Hắn đã trở thành một nhà độc tài”(4)

Cuốn sách "The Indochine Story" by the Committee of Concerned Asian Scholars, A Bantam Book, New York 1970, pp. 32 & 34 ghi rõ: “Một nhân vật Mỹ ủng hộ Diệm lúc đầu kết luận: Lạm dụng quyền lực, độc tài, tham nhũng, coi thường cấp dưới, và không đếm xỉa gì đến nhu cầu của dân chúng một cách ác độc, đó là tấm gương mà gia đình họ Ngô để cho những bộ trưởng, nhà lập pháp, tướng lãnh, tỉnh trưởng, trưởng làng mà họ Ngô dùng như những quân cờ noi theo….75000 người hay hơn nữa bị giết trong chiến dịch này. Còn nhiều người hơn nữa bị tống giam bởi sắc lệnh số 6 của tổng thống, ký trong tháng 1/1956. Sắc lệnh nói: “Những cá nhân coi là nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh chung có thể bị bắt giam trong những trại tập trung do lệnh của cơ quan hành pháp.Tình trạng trong những trại tập trung của Diệm, chỉ bị phanh phui sau khi Diệm đổ, thật sự nhơ nhớp. Cố ý để cho chết đói, cố ý làm cho mù, cố ý hành hạ..., danh sách này thật là dài.” (7)

Báo cáo của cơ quan tình báo quốc gia CIA, soạn trong tháng 2, 1957, mô tả chế độ Diệm như sau: “Chế độ Diệm phản ánh ý nghĩ của Diệm. Một bộ mặt chính quyền đại diện cho dân được duy trì,nhưng thực chất chính quyền là độc tài. Quyền lập pháp của quốc hội bị hạn chế gắt gao; quyền tư pháp chưa phát triển và tùy thuộc quyền hành pháp; và những nhân viên trong ngành hành pháp không gì hơn là những tay sai của Diệm. Không có một tổ chức đối lập nào, dù trung thành hay không, được phép thành lập, và mọi chỉ trích chính quyền đều bị đàn áp...Quyền lực và trách nhiệm tập trung nơi Diệm và một nhóm nhỏ gồm có những thân nhân của Diệm, những người quan trọng nhất là Nhu và Cẩn.”

Chế độ độc tài của Diệm, dựa trên một mạng lưới mật vụ, tòa án quân sự, và công chức tham nhũng, tuyên bố không những chiến đấu chống Cộng mà cho tới năm 1957 Cộng sản vẫn chưa có hoạt động gì, mà còn chống bất cứ nhóm nào không chắc là trung thành với Diệm. Thật vậy, nhiều người không-Cộng-sản vào tù hơn là người Cộng sản.

...Sự chuyên chế của Diệm, sự thiên vị trơ trẽn của hắn đối với những người Công giáo tị nạn từ ngoài Bắc vào so với phần còn lại của dân chúng, và sự bạo hành của hắn đối với mọi người không đồng quan niệm chính trị với hắn đã tạo nên một sự liên kết chống hắn mà hắn rất sợ.” (9)

Ông Trần Chung Ngọc đã kết luận về “cụ Diệm” như sau:

“Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính. 

1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.

2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.

3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.” 

Hài hước nhất là Lê Công Định đưa ra tình tiết “đa số thầy cô dưới mái trường XHCN của tôi đều gọi là “thằng Diệm” và “thằng Thiệu” bị nhiều bạn đọc phản ứng bịa đặt, nhưng thực tế sách sử phương Tây ghi chép, Diệm gọi hầu hết tướng lĩnh quân đội già trẻ, lớn bé của mình bằng “Thằng” ráo

Với người từng học ở Mỹ nhiều năm, giỏi tiếng Anh, nghiên cứu và sùng bái về gia đình họ Ngô như Lê Công Định, những tư liệu này chắc chắn ông ta không thể không biết đến. Chỉ có thể lý giải là góc độ khác, ông ta muốn có sự hậu thuẫn từ lực lượng Cờ vàng như Hải Điếu Cày nên bày tỏ thành kính, trung thành với lý tưởng Cờ vàng. Còn nếu không phải, thì chỉ có thể giải thích, Lê Công Định và những kẻ nhân danh “đấu tranh dân chủ” tôn sùng gia đình họ Ngô chỉ vì họ muốn Việt Nam lặp lại, gặp lại hoặc ước mơ trở thành một kẻ độc tài, khát máu, tàn ác hơn cả Hitler như Ngô Đình Diệm ở Việt Nam để “đàn áp cộng sản”, “tắm máu dân tộc” như thần tượng của họ đã từng làm.

Võ Khánh Linh