Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

BÁO CHÍ KIỂU: CÁC MẸ BIẾT GÌ CHƯA...

Mấy nay, báo chí xôn xao về vụ Đề án gì đó. Nghe bảo có 1 nửa số nhà báo, tầm 5K chú thím ra (đứng) đường, bơm xe. Tất nhiên các chú này không thể bơm xe, các thím này không thể dựa gốc cây (vì cây bị chặt cmn rồi). Thế nên điều gì xảy ra thì chưa rõ.


Ở một động thái khác, phần đông độc giả (cái này em viết theo xì tai báo chí “cư dân mạng lên tiếng” rồi “hầu hết ý kiến của công chúng” chứ em biết đâu) tỏ ra vui mừng trước quyết định này.

Nguyễn Văn Cận, một độc giả trung thành của báo giấy cho hay: Tôi ủng hộ những quyết sách này. Báo mới chả chí. Dẹp mịa nó bớt đi. Lắm báo mà đọc chả có tin gì. Còn tức bỏ bố đi. Báo thì con dâu phục vụ bố chồng đủ “3 cuốc” một đêm; báo thì đánh dấu X lên 1 gốc cây, cán bộ Hà Nội ẵm 670K ngon lành… Xưa tin báo độ 30% giờ chỉ còn tin độ 1-2%.

“Đến tin buồn, chúng nó còn đánh sai”, chị Kim đang sửa móng tay chêm vào. Thậm chí có thằng chưa đẻ đã đi phạm tội rồi.

Vậy mà nói như thật. Ngồi ở Nội viết tận chuyện quê em. Dựng đứng dựng ngược lên í. Em mà gặp thằng nhà báo, em vạc mặt nó ra - Tư Điếc, lái xe ôm góp chuyện.

Ù ôi. Báo chí hiện nguyên hình là con ngáo ộp. Nếu sức mạnh của báo chí truyền thống là “thông tin” thì báo chí hiện đại (khảo sát ở xứ Lừa) lại mạnh hơn về những cơn “lên đồng” mang tính dập vùi thời gian gần đây.

Ở một diễn biến gần đây, “bộ phận không nhỏ” báo chí thời nay làm mình nhớ vô cùng thời “cải cách ruộng đất”. Với màn vu vạ và mách lẻo, báo chí hoàn thành xuất sắc vai trò của một con mụ lắm mồm, chuyên ngồi đầu làng mách lẻo: Này ông, hôm qua thằng Tung Sờn chửi ông đới. Mà nó chửi bậy lắm. Đào cả mả bố ông lên đới.

Này bà, bà biết gì chửa? Thằng Tung Sờn vừa chửi ông Trưởng đới. Thằng này láo thật, ông Trưởng gần 70, lẫn mẹ nó rồi thì thôi mà thằng Tung Sờn nó vẫn chửi. Láo thật í…

Này ông, ông biết gì chưa…?

Những câu chuyện đầy tính “Gia Cát Dự” nhẹ thì “đang băn khoăn xem nên rẽ trải hay rẽ phái thì chị X bị xe ben đâm chết tươi” đến chuyện một ca sĩ trẻ trâu “Ngông cuồng, láo xược”chỉ qua một cái clip. Báo chí đang đấu tranh quyết liệt với mạng xã hội về mặt phao tin...

Dự là sắp tới báo chí sẽ trở về làm báo theo mẫu: Các mẹ biết gì chưa…

Lại nhớ câu của con mẹ bán thịt đầu làng khi mình hỏi về con gái. Mụ giả nhời: Nó bị đuổi mấy chỗ vì ngu quá, nghe bảo cái văn bản đánh còn sai. Tôi phải cậy cục cho nó đi học cái bằng Mác tơ báo chí chú ạ. Mất non 200 triệu. Dưng mà lần này nó được làm báo trung ương hẳn hoi. Giờ nghề í dễ mần nhất. Tôi thật!

Nguồn: Dương Tiêu

HÃY ĐẶT LÒNG TỐT CỦA MÌNH VÀO ĐÂY

Khoai@


Đau lòng cảnh Mẹ già nhốt con gái vào lồng sắt, cháu ngoại sinh ra do bị hãm hiếp phải lẻ loi trong trại trẻ mồ côi

Dù đã chứng kiến nhiều mảnh đời bất hạnh nhưng hoàn cảnh của bà làm mình ko cầm được nước mắt. Thương cho bà cụ tuổi già sức yếu một đời cực khổ, còn gánh thêm cô con gái điên dại. Căm thù gã đàn ông nào xấu xa, đến người bị tâm thần còn ko tha. 

******************************

Chính tay nhốt đứa con gái điên dại trong lồng sắt. Đứa cháu ngoại sinh ra do bị hãm hiếp cũng đành phải gửi vào trại trẻ mồ côi nuôi dưỡng. Đau lòng lắm, nhưng bà cũng không còn sự lựa chọn nào khác, khi mà giờ đây, đến bản thân, bà cũng chẳng thể tự lo được nữa.

Vượt qua một đoạn đường ngoằn nghèo, bụi bặm, chúng tôi mới đến được một ngôi nhà nhỏ tuềnh toàng cũ kĩ. Vừa bước vào cổng thì bất ngờ trong nhà phát ra tiếng đập phá loảng xoảng và những tiếng gào thét man dại. Dù đã chuẩn bị tinh thần, nhưng tôi vẫn không khỏi giật mình kinh hãi.

Bà lão lưng còng rạp, tóc bạc trắng, nhễ nhại mồ hôi ôm rổ rau lang từ ngoài vườn đi vào, trấn an chúng tôi: “Em nó lại lên cơn, nhưng tôi đã khóa nó trong cũi rồi..”. Bà chua xót nói trong trong 2 hàng nước mắt.

Mời khách ngồi, rồi bà lão bùi ngùi kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời chìm nổi của 2 mẹ con bà. 29 tuổi bà mới sinh được mụn con gái, đặt tên là Hoàng Thị Huệ. Bất hạnh đến khi người chồng tự dưng đổ bệnh rồi đột ngột ra đi, bỏ lại bà với đứa con còn đỏ hỏn trên tay. Trải bao cực nhọc một mình nuôi con khôn lớn, ngắm con gái lớn lên từng ngày đẹp như hoa, bà trộm nghĩ, vậy là đã có chỗ để nương tựa tuổi già..

Nhưng số phận thật nghiệt ngã, cô con gái vốn ngoan ngoãn, đang tuổi xuân mơn mởn như hoa, tự dưng về nhà đập phá đồ đạc, chửi đánh mẹ rồi bỏ nhà đi lang thang. May mắn được họ hàng và bà con lối xóm tìm về, rồi cho bà vay tiền, đưa Huệ đi viện khám, một lần nữa trái tim người đàn bà bất hạnh tan nát, khi bác sĩ cho biết con gái bà mắc chứng tâm thần.

Vì không có tiền chữa trị thường xuyên, nên bệnh tình của Huệ ngày càng nặng, em thường nổi điên đập phá, tự xé quần áo, đánh đập mẹ già. Dù không bao giờ muốn thế, nhưng người mẹ già không còn cách nào khác là vay mượn bà con, đóng một cái lồng thép rồi đau xót nhốt con vào đấy. Hằng ngày bà nhìn ngắm đứa con gái yêu quý và chăm sóc nó qua song sắt.


Khó có lời nào có thể nói đủ tấn bi kịch của mẹ con bà, trong một lần cho Huệ ra ngoài tắm rửa, em vùng chạy đi mất. Rồi không biết tên đốn mạt nào hãm hiếp em đến mang thai, để rồi sinh ra cháu Hoàng Văn Tuân nay đã 4 tuổi. Một lần nữa bà lại làm “Mẹ” với đứa cháu ngoại đỏ hỏn trên tay. Biết bao đêm trắng bà nằm ôm cháu khóc, bà thương đứa cháu bất hạnh từ lúc sinh ra chẳng được uống sữa mẹ dù chỉ là 1 giọt, và càng không dám nghĩ đến mai sau cháu sẽ ra sao? Khi mà sức bà càng ngày càng yếu, còn mẹ cháu thì vẫn cứ cười nói vô hồn, gào thét trong cũi sắt...

Gần đây, căn bệnh thoái hóa cột sống khiến lưng bà còng rạp xuống và thường xuyên gây đau nhức, bà chẳng thể làm được việc gì nữa, đôi mắt cũng đã mờ đục không nhìn rõ. Không còn đủ sức lực để chăm con, nuôi cháu nên dù lòng đau như cắt, bà cũng đành phải gửi cháu vào Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Bắc Giang.

Nhắc đến đứa cháu, bà rớm nước mắt: “Tôi nhớ thằng cháu lắm, đã lâu rồi tôi chưa được xuống thăm nó…nếu mà tôi có tiền cho mẹ nó đi chữa khỏi bệnh rồi đón cháu về nuôi, thì bà cháu tôi không phải xa nhau nữa..”. Bà nói trong tiếng ho khù khụ, cái lưng còng càng như còng rạp xuống.

Suốt chặng đường gần 50 cây số đến Trung tâm bảo trợ xã hội, bà cứ bồn chồn, mong ngóng, lo lắng…Chúng tôi hiểu bà thương nhớ cháu đến nhường nào, và hiểu nỗi khổ tâm, day dứt mà bà đang phải gánh chịu.

Bà cháu gặp nhau mừng mừng tủi tủi, bé Tuân ôm lấy cổ bà òa khóc: “Cháu nhớ bà lắm, bà cho cháu về với bà …cho cháu về với bà…”. Người bà khốn khó chỉ biết ôm riết cháu vào lòng dỗ dành: “Cháu ngoan, ở đây với các cô….rồi mấy nữa bà sẽ đón cháu về ở với bà…”. Bà cháu cứ quấn quýt không rời, chúng tôi cũng không đành “chia cách” tình bà cháu nên cứ luấn quấn mãi. Cuối chiều thì cũng phải chia tay, thằng bé cứ khóc thét lên đòi về với bà ngoại, bà lão gạt nước mắt, lầm lũi lên xe như trốn chạy.

Nói về hoàn cảnh gia đình bà, anh Hoàng Văn Minh, chủ tịch hội chữ thập đỏ huyện Tân Yên ái ngại cho biết: “Gia đình bà Sự là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của huyện, chồng mất sớm, con bị bệnh tâm thần, cháu nhỏ dại, bản thân lại bệnh tật không lao động được. Hội chữ thập đỏ mỗi năm cũng chỉ hỗ trợ được chút ít cứu đói vì kinh phí của hội cũng hạn hẹp. Qua đây, tôi cũng xin nhờ quý báo cùng các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ gia đình qua cơn bĩ cực này.”

“Chỉ mong có chút tiền đưa con gái đi chữa bệnh và đón thằng bé về nuôi…”. Mơ ước nhỏ nhoi của bà lão bất hạnh, liệu có thành hiện thực? Khi mà đến 2 bữa cơm hằng ngày bà cũng chẳng lo nổi. Hình ảnh cái dáng bà còng rạp đưa ống tay áo lên quệt nước mắt, bùi ngùi để lại thằng cháu bé bỏng ở trại trẻ mồ côi trong cái nắng cuối chiều vàng vọt, và cái cảnh thằng bé Tuân cứ khóc giãy lên, cố đòi theo bà ngoại cho bằng được…Khiến ai cũng thấy xót xa!

Mọi người nếu giúp đỡ thì gửi về địa chỉ này nhé!

Bà Hoàng Thị Sự địa chỉ thôn Hàm Rồng, xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

Bạn đọc thông tin giúp đỡ qua chị Phạm Thị Mai chủ tịch hội chữ thập đỏ xã Ngọc Thiện. ĐT 0167 406 5169

THỰC CHẤT CÁI GỌI LÀ GIẢI THƯỞNG DÂN QUYỀN CIVIL RIGHTS DEFENDER

Thực chất cái gọi là giải thưởng Dân quyền Civil Rights Defender


Tổ chức Civil Rights Defenders (viết tắt là CRD) mới trao giải thưởng Người bảo vệ Dân quyền 2015 trị giá 50.000 Euros cho blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được Dân làm báo giới thiệu là “Được thành lập vào năm 1982, tổ chức Civil Rights Defenders (Những Người Bảo Vệ Dân Quyền) đã hoạt động trên 30 năm trong các vấn đề bảo vệ các quyền dân sự và chính trị. Một trong những nhiệm vụ chính của Civil Rights Defenders là hỗ trợ cho những người bảo vệ nhân quyền tại các xã hội áp bức trên toàn thế giới”. Thực chất tổ chức này là gì?

Tổ chức Civil Rights Defenders (trước đây gọi là “Ủy ban Helsinki Thụy Điển cho nhân quyền”) khởi nguồn là một thành viên của phong trào Helsinki hình thành sau Hiệp ước Helsinki năm 1975 như là một thỏa thuận tạo diễn đàn giải quyết bất đồng giữa các nước phương Đông và phương Tây ở Châu Âu trong Chiến tranh lạnh tổ chức tại Finlandia Hall của Helsinki, Phần Lan trong tháng 7/1975 với sự tham dự của 35 nước như Mỹ, Canada, Liên Xô và phần lớn các nước Châu Âu. Hiệp định này là kết quả sau gần 2 năm đàm phán nhằm “cải thiện và tăng cường các mối quan hệ của các chính phủ và góp phần vào hòa bình ở châu Âu, an ninh, công lý và sự hợp tác cũng như để cải thiện quan hệ với nhau và với các nước khác trên thế giới” (http://www.bghelsinki.org/en/about-us/history-of-the-helsinki-movement/ ).

Hiệp định này bị Chính phủ Mỹ xem như “một vở kịch khán đài bên trái”. Trong một cuộc trò chuyện tháng tám năm 1974 giữa Tổng thống Ford và Cố vấn An ninh Quốc gia của ông và Ngoại trưởng Henry Kissinger , Tiến sĩ Kissinger nhận xét ​​về Hội nghị Helsinki này là "chúng tôi không bao giờ muốn nó, nhưng chúng tôi đã đi cùng với những người châu Âu ... [i] t là meaningless- nó chỉ là một vở kịch khán đài bên trái. Chúng tôi đang đi cùng với nó".

Trong bài viết có tiêu đề “Quá trình Helsinki và cái chết của chủ nghĩa cộng sản” (nguyên văn “Helsinki process and the death ò communism”) phân tích rõ rằng, Hiệp ước Helsinki tạo ra một khe nứt trong áo giáp của "chủ nghĩa xã hội" (“ Helsinki Accords created a chink in the armour of “state socialism””) giúp “phát triển lý luận và ý tưởng là rất quan trọng để lật đổ chủ nghĩa cộng sản trên khắp châu lục này vào năm 1989” (nguyên văn “to develop arguments and advance ideas that were crucial to communism's overthrow across the continent in 1989”).

Phong trào Helsinki được xem như là sản phẩm của HIệp định Helsinki hình thành hàng loạt tổ chức phi Chính phủ ở Châu Âu giám sát các chính phủ nước họ kiểm soát xung đột và bảo vệ nhân quyền. Theo đó, mỗi nước đều lập ra các ủy ban Helsinki (http://en.wikipedia.org/wiki/Helsinki_Committee_for_Human_Rights ), có khoảng gần 40 tổ chức Helsinki như Thụy Điển ở mỗi nước. Chi tiết hơn về hệ quả từ Tuyến bố này cũng như sự ra đời của “Tổ chức An nunh và hợp tác Châu Âu” (Organization for Security and Co-operation in Europe – OSCE) các bạn có thể đọc thêm từ từ khóa này trên kiwipedia cũng như tố cáo của Nga kết tội nó gây ra các cuộc cách mạng màu hậu Xô Viết hay ở Ukcraina vừa qua.

Các Ủy ban Helsinki về Nhân quyền tồn tại ở nhiều nước Châu Âu, thực chất là các NGO về nhân quyền được đặt tên theo Hiệp ước Helsinki. Trước đây nó được tổ chức thành Liên đoàn Helsinki Quốc tế về Nhân quyền có trụ sở tại Vienna , mà bây giờ bị phá sản do gian lận tài chính nội bộ.

Xem phần giới thiệu về tổ chức Civil Rights Defenders (http://www.civilrightsdefenders.org/about-us/ ) cho biết nó được thành lập ở Stockholm, Thụy Điển vào năm 1982 với mục đích bảo vệ quyền con người, về quyền dân sự và chính trị. Tài trợ chính cho tổ chức này là SIDA (Sida, the Swedish International Development Cooperation Agency, is our main donor with regard to international activities), trực thuộc Bộ Ngoại giao Thụy Điển. Mặc dù trong phần nhiệm vụ (công việc) của tổ chức này là “hoạt động ở Thụy Điển đảm trách bảo vệ nhân quyền của đất nước này” (Civil Rights Defenders is also active in Sweden, taking responsibility for the protection of human rights at home). Tổ chức này xác định rõ giới hạn chỉ bảo vệ quyền dân sự và chính trị trong các quyền con người. Mặc dù xác định “địa bàn” hoạt động rất rõ là ở Thụy Điển nhưng nó lại gắn nhiệm vụ của nó hướng tới các quốc gia/vùng lãnh thổ hoàn toàn “xa xôi” và “xa lạ” như Albania | Azerbaijan | Belarus | Bosnia and Herzegovina | Burma | Cambodia | Cuba | Erithrea | Ethiopia| Kazakhstan | Kenya | Kosovo | Kyrgyzstan | Macedonia | Moldova | Montenegro | Russia | Serbia |South Sudan | Sweden | Thailand | Turkmenistan | Uganda | Ukraine | Uzbekistan |Venezuela | Vietnam

Bởi vậy vào trang web và facebook của tổ chức này, tiệt nhiên không hề thấy hình bóng “tình trạng nhân quyền của Thụy Điển” mà rặt toàn thông tin từ các cá nhân tổ chức “đấu tranh chống độc tài” ở các nước “giới hạn” trên quả địa cầu kia!!!

Cái được ca ngợi là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là 1 trong 3 người đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng này thực chất tổ chức này vừa có “sứ mệnh” mới là vinh danh các nhà đấu tranh lật đổ chính phủ các nước kể trên từ 3 năm nay, diễn ra tại Hội nghị Ngày của những nhà đấu tranh (Defenders’Day). Mỗi năm một người được trao giải!

Giải thưởng này là giải thưởng nhân quyền cao quý hàng đầu thế giới? Không, nó đơn giản là của một tổ chức nhân quyền “địa phương” như hàng trăm, hàng ngàn giải thưởng nhân quyền của các tổ chức giời ơi rải khắp thế giới. Cái cao quý nhất của nó là trị giá khủng mà bất cứ “nhà đấu tranh nhân quyền” nào cũng phải mơ ước là 50 ngàn Euros. So với mấy giải thưởng trị giá 500 USD của mấy tổ chức Quan sát nhân quyền thường dành cho 5-7 “nhà hoạt động” Việt Nam rùm beng lâu nay thì quả là quá khủng!

Ngày hội của tổ chức này quy tụ những nhà đấu tranh dân chủ hàng đầu thế giới? Không, nó được mời gọi công khai trên web, facebook mỗi khi sắp đến, bất cứ ai (phải chứng minh thành tích chống phá chính quyền và bị đàn áp) đều có cơ hội được mời gọi tham dự. Chẳng hạn năm nay diễn ra từ ngày 7-10/4/2015 có mặt 135 nhà đấu tranh từ 35 quốc gia (phần lớn nằm trong danh sách hướng tới cần phải thay đổi chính phủ nêu trên). Nói là ngày hội nhưng thực chất là “tham gia vào khóa đào tạo nhằm tăng cường khả năng hoạt động của các nhà hoạt động này” (to participate in a professional training programme aiming to strengthen their important work). Bởi vậy, ta chứng kiến hàng loạt “nhà đấu tranh dân chủ” Việt Nam từ Nguyễn Lân Thắng, Ngô Duy Quyền, Trương Văn Dũng…tham gia hàng loạt “hội thảo” tương tự khắp thế giới miễn là những người này chưa bị cấm xuất cảnh và dám nhận lời tham gia.

Để nhận được giải thưởng “cao quý” này, thông thường đại diện tổ chức này sẽ tham vấn quan chức ngoại giao, nhất là các tham tán chính trị, các tổ chức NGO về nhân quyền và cả các tổ chức “xã hội dân sự độc lập” ở hải ngoại mà quen biết với họ giới thiệu. Sau khi có một danh sách được giới thiệu, họ sẽ lấy ý kiến của những “lãnh đạo, nhà ngoại giao uy tín” của nước họ, các nhà tài trợ…để cho điểm những cá nhân được chấm chọn. Nên về bản chất, anh chị nào có bảo kê nặng ký, có bản CV hoành tráng, có quan hệ có tầm ảnh hưởng tới tổ chức trao giải là có cơ may nhận giải. Đó là lý do vì sao các “fan” của Nguyễn Lân Thắng mới cạnh khóe Nguyễn Ngọc Như QUỳnh tuy vô cùng thối nát,độc tài, mất uy tín với “phong trào dân chủ Việt Nam” nhưng giờ giỏi tiếng anh, chịu khó xu nịnh các đại sứ quán, chính khách Tây lông, tham gia bất cứ hội thảo hay cuộc gặp gỡ nào mà các ĐSQ này tổ chức …thì cơ hội nhận những giải thưởng nặng đô này là trong tầm tay. Bởi những chính khách salon phương Tây đâu am hiểu tiếng Việt, họ làm “nhiệm vụ chính trị” cho có, sức mệnh là phải cổ súy phong trào đối lập lẹt đẹt ở Việt Nam, ai ai vừa mắt họ là họ ủng hộ. Nhất là trong bối cảnh vàng thau lẫn lộn, trình độ tiếng anh cũng như kiến thức chính trị - xã hội ở mức thê thảm của các anh chị “đấu tranh dân chủ” phần lớn trưởng thành từ nghề “dân oan” thì Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vẫn là “hàng hiếm” trong mắt họ.

Nhìn lại quá trình “đấu tranh” của blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, ta thấy rõ chiến lược tiếp cận tổ chức này cũng như nguồn “dự án” của nó. Tôi sẽ tiếp tục phân tích, chứng minh trong những ngày tới đây.

Nguồn: Võ Khánh Linh

HẬN CỜ VÀNG

Ngày 30 tháng 4, 1975 không phải là kết thúc cuối cùng của CC mà họ đã phải chết thêm không biết bao nhiêu lần nữa vì cứ tiếp tục CC và tiếp tục ôm hận.

Sau 1975, VN bị Mỹ cấm vận trả thù, coi như tiếp tục chiến tranh kinh tế với VN, thì CC mừng rơn và mơ ngay một ngày chính quyền VN chống không nổi phải sụp đổ và mình sẽ được trở về xin ăn viện trợ Mỹ tiếp. CC nghĩ: 'Mình 'khôn' như thế, 'giàu' nhất châu Á như thế mà ngày xưa Mỹ chỉ cần cúp viện trợ thôi, không cần cấm vận, thì cũng đã phơi bụng rồi. Bây giờ CS đã ngu hơn mình còn chịu cấm vận kiểu này cộng thêm chiến tranh Tây Nam, biên giới phía Bắc thì chết là cái chắc'. Nhưng trời già cay nghiệt lại giúp CS trở mình dẹp yên Pol Pot, dạy lại cho Bắc Kinh bài học cũ ngàn năm và cuối cùng cay nhất lại cũng là 'đồng minh phản bội' dỡ bỏ cấm vận chơi lại với CSVN, mặc cho CC kêu gào chống đối, van xin nài nỉ, giận lẫy ăn vạ. Thế là lại tan nát tim gan, chết lịm linh hồn!

Nhưng rồi chẳng biết làm gi hơn, CC lại gượng dậy tiếp tục chống theo quán tính, chống theo bản năng loài chó săn đã được huấn luyện từ gần nửa thế kỷ trước để cắn xé một mục tiêu. Nhưng càng chống thì VN lại tiếp tục gia nhập hết tổ chức quốc tế này đến cơ quan nọ, lập quan hệ buôn bán bình thường thường xuyên với các nước trên TG trong đó có Mỹ. Kêu gào mãi Mỹ không nghe, CC lại quay sang vận động đồng hương bóp cổ VN 'không gởi tiền về nuôi CS'. Lạ cái là càng vận động thì kiều hối càng tăng theo năm tháng!

Lại một dịp kỷ niệm 'Quốc Hận' sắp đến. Lần này tròn chẵn 40 năm nên CC mơ làm một cái gì đó hoành tráng hơn để phô trương thanh thế thay vì cứ quanh quẩn cối xay ở một cái xóm CC tự sướng nội bộ với nhau. Đề nghị xin/cho được cắm cờ vàng ở Căn cứ Pendleton/San Diego của Thủy quân lục chiến Mỹ, viện cớ căn cứ này là trại tiếp nhận/tạm trú người Việt đến Mỹ đợt đầu sau khi 'mất nước', đã được đưa ra và bị người phát ngôn của căn cứ tạt cả xô nước lạnh vào mặt một cách phũ phàng:

'Luật Mỹ không cho phép treo cờ của một nước không được công nhận trên đất liên bang.'

http://www.latimes.com/local/lanow/la-me-ln-event-to-mark-40th-anniversary-of-fall-of-saigon--20150410-story.html

'Lá cờ đó không thể được treo ở cơ quan liên bang vì chính quyền Mỹ chỉ có thể công nhận chính quyền hiện tại ở VN.'

'Chúng tôi ở Căn cứ Pendleton hiểu rõ quan tâm của họ, nhưng trên hết chúng tôi phải dựa vào luật lệ.'

http://www.mercurynews.com/california/ci_27888602/vietnamese-move-commemoration-after-flag-barred-from-marine?source=infinite

Ban tổ chức CC đã nhận được 'chỉ đạo không thể thương lượng' từ Bộ quốc phòng và Bộ ngoại giao Mỹ. Thế là CC lại thêm một phen chết điếng trước một ngày 30 tháng 4. Cứ tưởng bở tự do luật rừng không cần xin/cho hay xin là phải cho! :v

Có mấy chuyện phải công nhận là CC rất giỏi, không ai bằng cả. Đó là dựa hơi, ăn vạ, hoang tưởng và mặt dày. :v

Vụ Hồ Duy Hải: VẬY LÀ HẾT CÁCH?

Khoai@


Tại phiên họp sáng 10/4 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Trương Hòa Bình đã nhắc đến vụ Hồ Duy Hải.

Hồ Duy Hải bị kết án về tội “Giết người” và “cướp tài sản”. Theo kết luận giám sát, vụ án có sự thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nên gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải, gây nên dư luận thời gian qua.

Chánh án Trương Hòa Bình cho biết: 
Đối với vụ án Hồ Duy Hải, Chánh án không kháng nghị, Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước bác đơn xin giảm án tử hình. Vì thận trọng Chủ tịch nước yêu cầu xem xét lại, và liên ngành xem lại cho đến bây giờ chưa thấy có căn cứ gì khác để phán xét. Theo quy định của pháp luật tới đây là hết rồi, không thể giải quyết gì khác, nếu giải quyết khác là trái pháp luật. 
"Đến bây giờ chưa thấy có căn cứ gì khác để phán xét", vậy là hết cách?

Câu hỏi tiếp theo: Có thiếu sót và có vi phạm thủ tục tố tụng thì bản án liệu có hiệu lực?

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

CHIẾC VÍ RƠI VÀ LÒNG TỐT

Thử rơi ví trên đường phố VN & kết quả bất ngờ

Ở Việt Nam rớt ví có được trả lại? 

Ăn mặc đàng hoàng chưa chắc đã "sạch"...Ăn mặc rách rưới chưa chắc đã "dỡ". 

Đây là đoạn video thử nghiệm phản ứng của xã hội của nhóm có tên 4TRY về lòng tốt và sự trung thực. Họ đã dựng lên tình huống đánh rơi đồ và quay lại phản ứng của mọi người xung quanh bằng những camera ẩn.

Để khách quan nhóm 4TRY đã nhờ sự giúp đỡ của bác Thành - người bị khiếm thị từ lúc 3 tuổi, vào vai người đánh rơi ví. Theo lời bác Thành tâm sự khi nhận việc này, “bác chỉ muốn biết được có tất cả bao nhiêu màu ở trên trái đất này. Bởi trước mắt bác bây giờ toàn màu đen”.

<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/cgv883Js-uM" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Trong đoạn video, ở 2 tình huống ban đầu, tuy thấy bác Thành làm rơi ví, nhưng những người đàn ông ăn mặc lịch sự đã nhặt cái bóp lên và bỏ đi mất. Tuy nhiên nhóm 4TRY đã không bỏ cuộc để giúp bác Thành cảm nhận được màu của tình người, màu của hạnh phúc. Ở những tình huống sau đó, những người nhặt được ví đều nhanh chóng trả lại cho bác Thành.

“Lòng tốt ở khắp mọi nơi miễn là ta tin vào nó” chính là thông điệp mà video này muốn gửi gắm

Án mạng thảm khốc: MỘT PHỤ NỮ BẤT NGỜ CHÉM CHẾT 3 BÀ CHÁU

Án mạng thảm khốc: Một phụ nữ bất ngờ chém chết 3 bà cháu

(TNO) Sáng 11.4, tại xóm 3, xã Hải Tân, huyện Hải Hậu, Nam Định đã xảy ra vụ án nghiêm trọng khi một phụ nữ sang nhà hàng xóm vung dao chém cả gia đình 5 người, làm chết tại chỗ 3 người và làm trọng thương 1 người.

Nhà anh Đỗ Văn Kiên, nơi xảy ra vụ án mạng thảm khốc - Ảnh: Văn Đông

Có mặt tại xóm 3, xã Hải Tân ngay sau khi xảy ra vụ việc, PV Thanh Niên Online thấy hiện trường vụ án vẫn được giữ nguyên để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an.

Hàng nghìn người dân đã đổ xô đến nơi xảy ra vụ án. Tất cả đều bàng hoàng trước vụ việc thảm khốc và bày tỏ sự thương tiếc trước cái chết của 3 bà cháu.

Chị Nguyễn Thị Thơm (30 tuổi), người có mẹ chồng và 2 con vừa chết thảm trong vụ trọng án vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại sự việc. Lúc 10 giờ sáng, Mai Thị Vóc (40 tuổi) là hàng xóm gần nhà, đồng thời là họ hàng với gia đình chị Thơm sang nhà hỏi con của mình là cháu Đỗ Văn Trưởng (7 tuổi) có chơi ở đây không.

Lúc này, cả nhà chị Thơm đều ở nhà. Ngoài chị Thơm đang dọn nhà và 2 con đang chơi với nhau, còn có chồng chị là anh Đỗ Văn Kiên (34 tuổi) và mẹ chồng là bà Đỗ Thị Ngọc (52 tuổi) đang ở buồng trong.

Rất đông người dân kéo đến xem vụ việc - Ảnh: Văn Đông

Khi được chị Thơm trả lời là con trai của Vóc không ở đây thì bất ngờ Vóc không nói gì mà lao vào nhà, lấy con dao phóng mũi dài 40 cm lchém tới tấp vào chị Thơm và hai con chị là cháu Đỗ Thành Đạt (8 tuổi) và Đỗ Công Minh (3 tuổi).

Nghe tiếng la hét, bà Ngọc và anh Kiên chạy ra bị Vóc vác dao đuổi chém.

Vụ việc chỉ diễn ra trong khoảng 10 phút. Trong 5 người bị chém, chỉ duy nhất chị Thơm không bị thương. Bà Ngọc và 2 cháu Đạt, Minh bị Vóc chém nhiều nhát vào người, tử vong tại chỗ.

Riêng anh Kiên bị chém vào đùi, mặt nhưng cố vùng dậy, chạy được ra cửa, hô hào hàng xóm đến cứu.

Sau đó, anh Phạm Quốc Việt, Đinh Văn Tư và Mai Văn Lực là hàng xóm bất chấp nguy hiểm, lao vào tước dao và bắt giữ được hung thủ Mai Thị Vóc.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc khoảng 30 phút, công an xã Hải Tân và công an huyện Hải Hậu đã có mặt tại hiện trường. Anh Kiên được đưa đến cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa huyện Hải Hậu.

Đến 13 giờ chiều nay, đội giám định pháp y của công an tỉnh Nam Định đã có mặt để khám nghiệm tử thi.

Tuy nhiên, đến cuối giờ chiều, đại diện công an huyện Hải Hậu cho biết chưa có kết luận gì về nguyên nhân, động cơ dẫn đến hành vi của Mai Thị Vóc dùng dao thảm sát cả gia đình trên.

Chị Nguyễn Thị Thơm, vợ anh Kiên cũng cho biết giữa gia đình chị và Mai Thị Vóc không có va chạm gì lớn.

Theo nhận xét của gia đình nạn nhân và những người dân ở xóm 3, xã Hải Tân thì từ khi mẹ chồng chết vào đầu tháng 2.2015, Mai Thị Vóc đã có những biểu hiện không bình thường như hay to tiếng, cáu gắt với chồng con và mọi người xung quanh.

Được biết, hung thủ Mai Thị Vóc có chồng và 4 con (2 trai, 2 gái) đều đang đi học. Cả 2 vợ chồng đều làm nông. Ngoài là hàng xóm, Vóc còn có họ hàng với gia đình chị Thơm, anh Kiên (mẹ anh Kiên là em của bố chồng Vóc).

Văn Đông